Cửu Vạn Phong

Chương 17: Danh kiếm, danh kiếm

Trước Sau
Cố Tích Triều đang ngồi trong Tương Tị Tháp nghĩ đường đi nước bước đối phó với Đường Môn.

Đường Môn, nơi sâu hiểm nhất, chỗ cư ngụ của toàn Đường Gia Bảo.

Vương Tiểu Thạch bị giam ở đây.

Phải cứu Vương Tiểu Thạch là tất nhiên, nhưng đau đầu là cứu thế nào.

Cố Tích Triều đang bàn tính kế hoạch cho chuyện này.

Hắn đang suy tư, hắn đã suy tư vài ngày.

Thích Thiếu Thương không ở Kim Phong Tế Vũ Lâu vài ngày nay.

Hôm nay Thích Thiếu Thương trở về.

Hắn mang theo một thanh kiếm quay về.

Hắn vào đến Tương Tị Tháp, liền thấy dáng điệu trầm tư của Cố Tích Triều.

Hắn nhẹ nhàng tiến tới, đặt tay lên vai Tích Triều, đưa kiếm cho người kia.

Thích Thiếu Thương luôn muốn tìm tặng Cố Tích Triều một thanh kiếm.

Trên đời này có rất nhiều hảo kiếm, danh kiếm, bảo kiếm.

Thượng cổ có Thừa Ảnh, Thuần Quân, Ngư Tràng, Thái A, còn có Thất Tinh Long Uyên, Hiên Viên Hạ Vũ.

Một hảo kiếm khách, tất nhiên phải có một thanh hảo kiếm.

Mạc quái lâm phong bội trù trướng, dục tương thư kiếm học tòng quân

(Chớ trách gió rừng gây phiền muộn, khát đem thư kiếm học tòng quân).

Năm đó văn tài võ lược tòng quân giúp nước làm cho con người rạo rực ý chí. Mà Cố Tích Triều, văn võ song toàn, có thể nào không có kiếm?

Kiếm là linh hồn của kiếm khách.

Ngay cả đương thời, cũng có rất nhiều danh kiếm.

Huyết Hà, Vãn Lưu, còn có Nghịch Thủy Hàn.

Thích Thiếu Thương suy tư thật lâu, Cố Tích Triều thích dùng loại kiếm như thế nào?

Giang Nam của Cố Tích Triều không phải chỉ có tuyết hoa phong nguyệt, nhi nữ tình trường. Giang Nam của Cố Tích Triều còn có kiếm khí anh hào, long ngâm trường thiên. (kiếm xứng với anh hùng, tráng trí của rồng xứng với trời cao rộng dài)

Thích Thiếu Thương nghe nói qua, ở Gia Hưng có vị Kiếm Sư lừng danh, luyện thành một thanh bảo kiếm lừng danh đương thời.



Thân kiếm màu xanh tựa liễu, hàn quang lạnh thấu xương, danh viết Cửu Vạn Phong.

Chỉ có điều vị Kiếm Sư này tính tình thập phần cổ quái. Dù có đem kim tiền hàng vạn đến, lão nói không bán là nhất quyết không bán.

Lão đặt ra hai điều kiện. Người muốn đoạt kiếm này cần phải làm tròn hai việc.

Đầu tiên, phải đấu tửu lượng với lão.

Sau khi uống rượu thắng lão và làm lão thấy vừa lòng, bảo kiếm có thể mang đi, không lấy một xu.

Nói cách khác, bảo kiếm chỉ tặng người hữu duyên.

Tam Nguyệt Túy của Gia Hưng, thuần khiết nồng đậm, mùi rượu bay ngàn dậm, rượu cực nặng.

Mà vị lão sư này thích uống nhất Nguyệt Tam Túy, mà tửu lượng cũng kinh hồn táng đảm.

Xưa nay không biết bao người vì bảo kiếm mà đến hầu rượu Kiếm Sư, nhưng người có thể trụ được với lão thì chẳng có mấy.

Mà những kẻ trụ được thì lại không hợp ý lão.

Kiếm tặng người hữu duyên, kiếm của Kiếm Sư nhiều năm như vậy lại không tìm được người nào hữu duyên cả

Thừa lúc Cửu Vạn Phong còn có thể lộng trời cao, cần hào khí của đại bàng, sự lợi hại của hùng ưng.

Kiếm Sư luôn luôn chờ đợi người này.

Đến khi Thích Thiếu Thương xuất hiện.

Hắn cùng với Kiếm Sư đấu rượu ba ngày hai đêm, rốt cục Kiếm Sư say mèm, quên cả kiếm trời kiếm đất.

Trong lúc hầu rượu, Kiếm Sư muốn Thích Thiếu Thương kể một điển tích cho nghe. Nếu kể hay thì kiếm có thể mang về, dở thì đừng hòng lấy đi.

Thích Thiếu Thương liền kể, mà còn giảng giải chân thực, tận tình.

Núi đó, dòng nước đó, biên quan đó.

Tri âm tri kỷ, long ngâm thanh phong, đối rượu đàn ca. (rồng là anh Thích, thanh phong là hình ảnh thanh sam ấn của anh Cố)

Đường ngàn dặm, gió ngàn dặm, đại hiệp cùng thư sinh đấu đến long trời lở đất, một trong hai kẻ không nhìn thấy bên kia chết, tuyệt không cam lòng.

Hiện giờ hối hận, hiện giờ dứt khoát, chẳng ai quên được người kia, vì thế ước định yêu nhau —— cùng chung một sinh mạng, đồng mệnh tương liên.

Tình mới còn chưa hưởng được lạc thú mà lòng đã canh cánh nỗi phụ bạc người xưa. (Chị Tức)

May mà cuộc đời này cùng dắt tay nhau, cả hai bên cùng là nguyện ý chung lòng.

Chuyện xưa kể xong thì mắt Kiếm Sư cũng đã đẫm lệ.

Vì thế Thích Thiếu Thương biết, mỗi người đều có một thời nông nổi trẻ dại.



Không ít anh hùng hiệp khách lừng danh giang hồ, kết cục cả danh lẫn mạng bị gió thổi bật đi, nhưng “Tình” một chữ lại vĩnh viễn không gió nào thổi tan, không thể tách rời được, không thể phá hủy nổi.

Nguyện làm kiếp đại bàng, nâng cánh vuốt trời cao.

Chí hướng vĩ đại ấy sẽ có ngày bay thẳng lên mây cao, bao trùm biển cả.

Cửu Vạn Phong thượng thanh thiên, phủ mây cao—— cũng muốn được cùng sóng vai, một bước không rời

Cuối cùng, Thích Thiếu Thương đã đoạt được Cửu Vạn Phong.

Cố Tích Triều nhìn chằm chằm thanh bảo kiếm. Thanh bảo kiếm mà Thích Thiếu Thương vì hắn đoạt lấy.

Cửu Vạn Phong.

Thích Thiếu Thương hiểu rõ Cố Tích Triều hơn chính Cố Tích Triều—— Cửu Vạn Phong mới là thần uy khí khái của hắn.

Nghịch thủy hành châu ý hưng hàn, vân hải lãng thâm cửu vạn phong.

(Hứng thú đi ngược dòng băng giá, lạc bước ngập biển chín tầng mây).

Hắn cầm lấy thanh kiếm ánh xanh, hàn khí bức người. Bọn họ giống như bằng hữu chí cốt lâu năm. Thanh kiếm này đúng là nên thuộc về hắn.

Cố Tích Triều cười khoái hoạt —— Thích Thiếu Thương luôn làm cho hắn thấy sảng khoái.

Ở bên cạnh hắn, là ấm áp.

Cố Tích Triều thiếu nhất, chính là hơi ấm.

Cho nên hắn sợ lạnh.

Ở bên Thích Thiếu Thương, trời giá rét đông lạnh cũng ấm áp tựa tiết xuân.

Kề môi bên tai hắn, Cố Tích Triều thì thào, giống như độc thoại, nhưng là nói cho hắn nghe.

“Ngươi ấm như vậy, làm sao ta dứt ra nổi?”

Vì thế Thích Thiếu Thương ôm lấy hắn, hôn lên lông mi Cố Tích Triều.

“Vậy vĩnh viễn không được rời xa ta, ta cho đệ hơi ấm cả đời này.”

Ngày đó, Cố Tích Triều lần đầu tiên biết, thân xác có thể cận kề hơn tâm, tâm so với thân thể lại có phần hòa quyện hơn. Tuy vậy, vĩnh viễn không thể viên mãn bằng hai người tâm xác hợp nhất.

Phải yêu một người nhiều đến thế nào thì mới cảm nhận được giữa mình và người đó không còn khoảng cách, không còn khe hở, dẫu là chỉ qua một cái ôm đơn thuần?

Cố Tích Triều chưa bao giờ cảm nhận được, đêm nay hắn đã biết.

Hắn cũng biết được, Thích Thiếu Thương là kiếp số của hắn, mà hắn, cũng là kiếp số của Thích Thiếu Thương.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất

Trước Sau