Chương 8
Edit: Dờ
Cố thiếu soái đánh thắng trận, điều này khiến không khí của cả Tứ Cửu Thành sôi nổi hẳn lên, đi trong khuôn viên trường, gần như tất cả mọi người đều thảo luận chuyện này, cũng bởi vậy mà Cố Kỵ trở thành tấm gương sáng trong lòng các sinh viên trẻ tuổi.
Hơn nữa Cố Kỵ rất là đẹp trai, đến nay vẫn độc thân.
Giữa bầu không khí đó, Lâm Nguyễn thi cuối kỳ xong, thu dọn đồ đạc chuẩn bị cho kỳ nghỉ đông. Mạnh Chân không nỡ xa Lâm Nguyễn, cậu đành phải hứa giữ liên lạc suốt kỳ nghỉ đông, hẹn Mạnh Chân ra ngoài chơi.
Giữa đám sinh viên bàn tán rôm rả về kỳ nghỉ đông, Lý Minh Văn có vẻ rất khác biệt, chỉ im lặng thu dọn sách vở.
Xe của Thế Ninh dừng ở trước cổng, anh nhìn theo đám sinh viên không rời mắt. Đám sinh viên xấp xỉ tuổi nhau này đều mặc đồng phục học sinh màu đen, lưng đeo cặp sách đựng đồ. Lâm Nguyễn cũng ở trong số đó, cậu khoác một chiếc bành tô bên ngoài đồng phục, đây là áo Trạm Hi mới làm cho Lâm Nguyễn, mặc lên khiến dáng người thêm cao ráo nhanh nhẹn.
Lâm Nguyễn ngồi lên xe, xe khởi động rồi từ từ xuyên qua đám đông.
Có một chiếc xe bò dừng ở ven đường cách cổng đại học một đoạn, người đàn ông đứng tuổi ngồi xổm bên cạnh. Lý Minh Văn xách túi lớn túi nhỏ đi ra, người đàn ông vội vã đón lấy. Lý Minh Văn không cho ông ấy xách túi, hắn ta sợ ông ấy làm bẩn đồ.
Người đàn ông ngượng ngập thu tay lại, vừa nhìn Lý Minh Văn vừa nói: "Chỉ có vài món đồ thế này thì để bố vác cho, cần gì phải thuê xe cho tốn tiền..."
Lý Minh Văn không muốn nhiều lời, hắn ta cảm thấy mỗi một người lui tới đều đang nhìn mình, thậm chí hắn không dám ngẩng đầu lên nhìn xem ánh mắt họ đang chứa điều gì, khinh thường hay ghét bỏ? Lý Minh Văn cảm thấy lưng như bị kim chích, hắn ta ngắt lời người đàn ông, "Được rồi bố, mau đi thôi."
Lúc Lâm Nguyễn về thì Trạm Hi xuống tầng, hắn mặc tây trang, chắc là định ra ngoài. Bộ tây trang cắt may vừa vặn tôn lên dáng người xuất sắc và vô cùng nổi bật của hắn.
Hắn nhìn Lâm Nguyễn, đôi mắt kia như chứa đựng cả trăm sông nghìn núi, lần nào Lâm Nguyễn cũng thất thần vì ánh mắt của hắn.
"Nghỉ rồi?" Trạm Hi hỏi.
Lâm Nguyễn gật đầu, Trạm Hi lấy một cái hộp nhung trong túi áo choàng ra, "Quà cho cậu."
Lâm Nguyễn nhận lấy nhưng không mở ra xem ngay, Trạm Hi lướt qua cậu rồi đi ra ngoài. Lâm Nguyễn quay lại, chỉ kịp nhìn thấy sườn mặt hắn khi lên xe.
Lâm Nguyễn quay về phòng, cậu mở cái hộp nhung kia ra, bên trong đựng một chiếc đồng hồ quả quýt. Nó làm bằng bạc, cầm trong tay có cảm giác nằng nặng, dây đồng hồ cũng là xích bạc mảnh, phản chiếu ánh sáng lấp lánh. Lâm Nguyễn ấn nút, đồng hồ bật mở, trên bề mặt được khảm mấy viên kim cương nhỏ, kim đồng hồ thì thuôn dài màu đen, kết hợp với nhau tạo ra cảm giác đẹp đẽ đầy độc đáo.
Sau lưng chiếc đồng hồ thì khắc một dòng chữ cách điệu, là chữ Latin.
An der Quelle sass der Knabe.
Đây là câu đầu tiên trong bài thơ "Der Jüngling am Bache" của Schiller. Lâm Nguyễn đọc đi đọc lại mấy lần, vẫn không hiểu hàm ý trong đó là gì. [1]
[1] Der Jüngling am Bache (Thiếu niên bên dòng suối) của Friedrich von Schiller, câu đầu là "Có một thiếu niên ngồi bên dòng suối".
Cậu nâng niu chiếc đồng hồ, cúi xuống ghé sát tai vào nghe, kim đồng hồ liên tục phát ra tiếng "lách cách, lách cách".
Lâm Nguyễn chăm chú nghe, cảm thấy từng giây lướt qua tai mình như thể thời gian đang trôi chậm lại.
Đến tháng Chạp, chuyện này chuyện kia nối đuôi nhau kéo tới. Mùng Một vương phủ tới mời một lần, mùng Tám tới đưa cháo lại mời lần nữa. Trạm Hi đều không nhận lời, hắn bận bịu việc hạch toán sổ sách cuối năm, còn phải lên kế hoạch kinh doanh cho mùa xuân năm sau.
So với hắn thì Lâm Nguyễn rảnh rỗi hơn nhiều, ngày nào cậu cũng chỉ cần quét tước phòng Trạm Hi. Trạm Hi ở nhà thì cậu đi theo hắn, Trạm Hi không ở nhà thì tùy cậu làm gì cũng được. Chỉ cần cậu không lượn lờ trước mặt bác Đông, ông ấy chẳng rảnh mà dạy bảo cậu.
Thoắt cái đã đến 23 tháng Chạp, sau ngày hôm nay là Trạm Hi không ra cửa nữa. Bởi vì sau hôm nay sẽ có rất nhiều người tới thăm hỏi hắn, có người làm ăn, có người quen cũ của lão vương gia, đều cần Trạm Hi ở nhà tiếp đãi.
Mẹ Tào đã nấu xong kẹo ông Táo [1] từ sớm, mùi hạt mè và mạch nha hòa quyện vào nhau. Mẹ Tào để mấy món kẹo ở bên ngoài cả đêm, đến sáng thì thành hình. Một mâm kẹo hình dài, mỗi thỏi nặng khoảng hai lạng được xếp chỉnh tề, còn một mâm kẹo hình dưa tròn. Mẹ Tào dọn lên xong thì còn rắc giấy đỏ, nhìn rất có không khí tết.
[2] 灶王糖:
Hôm qua A Nguyệt cũng làm đông một ít kẹo, không cầu kỳ cho lắm, hình thỏ hình cáo, hình gì cũng có, cắn vào rất xốp giòn và thơm phức.
A Nguyệt chia cho Lâm Nguyễn một ít, hai người đứng sang một bên cắn răng rắc.
Buổi tối lại càng thịnh soạn, mẹ Tào làm một mâm đồ ăn, Lâm Nguyễn giúp bày bát đũa lên bàn. Thế Ninh đem về mấy chai rượu ngon, có cả rượu nhẹ vị hoa quả.
Nam không cúng rằm, nữ không cúng Táo, cho nên lúc cúng ông Táo buổi tối thì A Nguyệt và mẹ Tào tạm lánh đi. Trạm Hi, bác Đông, Lâm Nguyễn và Thế Ninh cùng dâng hương cúng bái.
Bốn người thì có ba người không coi trọng, chỉ có bác Đông là năm nào cũng chuẩn bị tỉ mỉ. Một năm của bác Đông có rất nhiều ngày quan trọng. Tạm thời không nói tới những quy củ thường ngày, Lâm Nguyễn cảm thấy bác Đông là một người rất có cảm giác nghi thức, rất tôn trọng sinh hoạt.
Sau 23 tháng Chạp, có một vị khách viếng thăm Lan công quán.
Bác Đông dẫn khách vào, Lâm Nguyễn nhìn thì thấy một người trẻ tuổi dáng dấp gầy gò, mặt mày như mang bệnh nhưng cười lên lại rất ấm áp. Anh ta mặc trường sam, có rất nhiều người mặc trường sam, nhưng ít ai có cái khí chất đặc biệt như thế, khí chất ấy như mang Lâm Nguyễn về thời cổ đại. Người đó tựa như một quý công tử của ngày xưa, luôn toát ra vẻ ôn văn nho nhã và khí chất hoài cổ.
"Lâm Nguyễn," Bác Đông sai cậu, "Tạ công tử Tạ Thanh Minh tới, đi mời gia xuống."
"Vâng bác." Lâm Nguyễn thoáng nhìn Tạ công tử, người đó gật đầu chào cậu một cách rất khách sáo.
Lâm Nguyễn lên tầng tìm Trạm Hi, chốc lát sau Trạm Hi mang theo Lâm Nguyễn đi xuống.
Lâm Nguyễn dâng trà, Tạ Thanh Minh nhận lấy tách trà rồi nói cảm ơn, Lâm Nguyễn lùi lại đứng phía sau Trạm Hi.
Tạ Thanh Minh bưng trà nhưng không uống, chỉ đánh giá cái tách. Sứ Thanh Hoa men trắng, hoa văn tinh xảo, chất sứ mỏng như ngọc.
"Nhìn như đồ sứ Quan Diêu." [3]
[3] 官窑: gốm sứ được nung từ những lò nung chuyên dụng cho cung đình thời Tống Cao Tông đời Nam Tống.
Trạm Hi nhấp trà, Tạ Thanh Minh tiếp tục nói: "Xem niên đại chắc cũng chưa lâu, cùng lắm là từ đời Vạn Lịch." Tạ Thanh Minh nhìn Trạm Hi, "Tam gia đúng là giàu có, trà cụ cổ đời Minh mà cũng lấy ra dùng được."
"Đồ gì thì cũng để người dùng thôi." Trạm Hi buông tách trà xuống, thả lỏng tư thế, "Dạo này sức khỏe thế nào?"
"Vẫn thế." Tạ Thanh Minh khẽ ho mấy tiếng, "Không chết được, cũng không khỏi được."
Trạm Hi gật đầu, "Tôi mang về một ít thuốc mới ở nước ngoài, cậu dùng thử xem."
"Đa tạ." Tạ Thanh Minh lịch sự nói cảm ơn.
Cha của Tạ Thanh Minh là Hàn lâm học sĩ, cũng là thầy dạy vỡ lòng của Trạm Hi. Tạ Thanh Minh bị hen suyễn bẩm sinh, gần như không rời được thuốc. Anh ta không giao du gì nhiều với Trạm Hi, nhưng cũng tạm coi như bạn bè.
"Cậu tới tìm tôi có việc gì?"
"Nghe nói cậu trở về, cha bảo tôi đến thăm hỏi." Tạ Thanh Minh phất tay, gã đầy tớ phía sau dâng lễ vật lên, "Đây là quà biếu."
Trạm Hi hơi nhướng mày, Tạ Thanh Minh cười bảo: "Mở ra xem đi."
Lâm Nguyễn đi lên mở ra, thấy bên trong đặt ba món đồ, một trong số đó là một cái bát sứ hình lá sen màu tím pha xanh lá rất đẹp, nhìn như ngọc mà không phải ngọc, lại toả sáng như mã não.
Trạm Hi lấy ra nhìn, "Sứ Quân?" [4]
[4] 钧窑: Quân Diêu, một trong năm loại sứ nổi tiếng thời Bắc Tống.
Tạ Thanh Minh gật gù, "Bát lá sen sứ Quân men tím đinh hương của Bắc Tống."
Trạm Hi nhìn anh ta, "Sứ Quân của Bắc Tống, đúng là một món đồ quý giá."
Tạ Thanh Minh gật đầu, "Bây giờ không còn nhiều đồ sứ Quân nữa, tôi nhớ mang máng trong cung có mấy món, nhưng chưa thấy bát lá sen lần nào. Thứ này giờ chỉ có duy nhất một cái."
"Đáng tiếc lại là đồ giả." Trạm Hi bình thản nói.
Tạ Thanh Minh nhướng mày, mặt vẫn tươi cười như cũ, "Sao nhìn ra được?"
"Hoa văn giun bò trong bùn."
Hoa văn giun bò trong bùn là cách quan trọng nhất để phân biệt sứ Quân.
"Trên này có hoa văn giun bò trong bùn mà," Tạ Thanh Minh vuốt phẳng tà áo, "Hay là cậu không nhìn rõ?"
Trạm Hi thả món đồ xuống, "Hoa văn giun bò sinh ra là bởi sứ Quân có hai lớp tráng men, nung cho rạn lớp men đầu tiên rồi tráng tiếp lớp men thứ hai, tạo nên loại hoa văn này. Đồ của cậu tuy có hoa văn giun bò thật nhưng lại không lập thể, cũng không liền mạch, không có cảm giác ngẫu hứng tự nhiên như sứ Quân."
Tạ Thanh Minh nhíu mày, cầm bát lá sen lên ngắm nghía.
Trạm Hi ung dung bắt chéo chân, "Còn một nguyên nhân nữa, mười mấy năm trước tôi đã nhìn thấy cách làm giả này, là do thợ nhà tôi nung, bày trong phòng tôi rất nhiều năm rồi."
Tạ Thanh Minh kinh hãi, sau đó lập tức cười tươi, "Không sai, thứ này quả thực là hàng giả. Lần đầu tiên nhìn thấy tôi cũng giật mình, gọi cha tới xem, ngay cả ông ấy cũng không chắc cho nên mang tới để cậu nhìn thử."
Tạ Thanh Minh đánh giá chiếc bát lá sen, "Tuy là hàng giả nhưng làm rất thật, cũng coi như khéo léo tài tình." Tạ Thanh Minh nhìn Trạm Hi, "Hai món còn lại đều là đồ thật."
Hai món còn lại hình như là túi thơm bạc Hồng Nhạn đời Tống [5] và gương đồng đời Đường.
[5] 宋代鸿雁银香囊 (minh họa)
Ánh mắt của Lâm Nguyễn chỉ dán chặt vào cái bát lá sen, có thể trưng bày đồ giả trong phòng mình, xem ra Trạm Hi thực sự thích thứ này.
Trạm Hi nhìn Lâm Nguyễn, "Thích cái này sao?"
Lâm Nguyễn sực tỉnh, "Không phải vậy…"
Cậu ngại bảo là thích nhưng không dám nói dối Trạm Hi, cứ ngập ngừng mãi.
Trạm Hi thu lại tầm mắt, nhìn Tạ Thanh Minh.
Tạ Thanh Minh nhướng mày, "Tôi không cho cậu cái bát này được, tôi còn phải đem về nghiên cứu cách làm giả."
Trạm Hi cười khẩy. Tạ Thanh Minh nhận ra là Trạm Hi muốn có nó nên cố ý làm giá.
Trạm Hi quay ra gọi Lâm Nguyễn, cậu cúi xuống nghe hắn nói: "Tới thư phòng mang tập tài liệu trong ngăn kéo thứ nhất ra đây."
Lâm Nguyễn đi rồi, Trạm Hi lại gọi Thế Ninh tới dặn dò mấy câu. Thế Ninh đáp vâng, chẳng mấy chốc quay lại cùng một chiếc hộp, đặt lên bàn trà.
Tạ Thanh Minh chưa hiểu, mở hộp ra thì thấy chiếc bát lá sen sứ Quân tráng men tím đinh hương yên lặng nằm trong hộp.
Tạ Thanh Minh trợn mắt kinh hãi, "Hàng thật ở chỗ cậu?!"
"Lấy cái này đổi cái của cậu." Trạm Hi thờ ơ nói.
Tạ Thanh Minh không thể tin nổi nhìn Trạm Hi, động tác tay lại rất nhanh, ôm cái hộp vào lòng, "Thành giao!"
- -------------
Chương này có rất nhiều thứ để nói.
Thứ nhất là bài Der Jüngling am Bache (Thiếu niên bên dòng suối), tiên sinh tặng em bé chiếc đồng hồ có khắc câu thơ đầu, còn câu cuối của bài này là "Raum ist in der kleinsten Hütte, für ein glücklich liebend Paar", tạm dịch là "Giữ một góc nơi căn nhà tranh nhỏ, cho đôi tình nhân thắm thiết yêu nhau". Tiên sinh tỏ tình đấy Lâm Nguyễn ơi ༎ຶ‿༎ຶ
Thứ hai, bên bình luận của Trường Bội cãi nhau ỏm tỏi về việc tiên sinh dùng bát lá sen thật để đổi lấy hàng giả, bảo tiên sinh phá gia chi tử nọ kia =))))) Tôi kiểu buồn cười nhỉ ổng lại thiếu tiền quá cơ =)))) Tam gia cơ bản là không quan tâm thật hay giả (bằng chứng là ổng cho cái bát thật đóng bụi, còn bát giả thì trưng trong phòng), cũng không thích chơi đồ cổ, người thích đồ cổ hơn mạng là Tạ Thanh Minh. Ổng thích Lâm Nguyễn, cho nên khi thấy Lâm Nguyễn nhìn chằm chằm cái bát lá sen giả thì muốn đổi cho em bé, chiều vợ làm gì căng =))))))) Đồng thời cũng đưa đồ thật về với người chân chính yêu nó, đấy là tôn trọng văn vật. Còn Lâm Nguyễn, em bé thích cái bát giả kia là bởi tiên sinh cũng trưng một cái bát giả trong phòng bao nhiêu năm, em bé thích là thích những đồ vật bên cạnh tiên sinh.
Cơ mà nói thì thế, phận đỗ nghèo khỉ như tôi đọc mà xót thay =))))))) Tình thú của cái nhà này tốn tiền quá =)))))))))) ????
Cố thiếu soái đánh thắng trận, điều này khiến không khí của cả Tứ Cửu Thành sôi nổi hẳn lên, đi trong khuôn viên trường, gần như tất cả mọi người đều thảo luận chuyện này, cũng bởi vậy mà Cố Kỵ trở thành tấm gương sáng trong lòng các sinh viên trẻ tuổi.
Hơn nữa Cố Kỵ rất là đẹp trai, đến nay vẫn độc thân.
Giữa bầu không khí đó, Lâm Nguyễn thi cuối kỳ xong, thu dọn đồ đạc chuẩn bị cho kỳ nghỉ đông. Mạnh Chân không nỡ xa Lâm Nguyễn, cậu đành phải hứa giữ liên lạc suốt kỳ nghỉ đông, hẹn Mạnh Chân ra ngoài chơi.
Giữa đám sinh viên bàn tán rôm rả về kỳ nghỉ đông, Lý Minh Văn có vẻ rất khác biệt, chỉ im lặng thu dọn sách vở.
Xe của Thế Ninh dừng ở trước cổng, anh nhìn theo đám sinh viên không rời mắt. Đám sinh viên xấp xỉ tuổi nhau này đều mặc đồng phục học sinh màu đen, lưng đeo cặp sách đựng đồ. Lâm Nguyễn cũng ở trong số đó, cậu khoác một chiếc bành tô bên ngoài đồng phục, đây là áo Trạm Hi mới làm cho Lâm Nguyễn, mặc lên khiến dáng người thêm cao ráo nhanh nhẹn.
Lâm Nguyễn ngồi lên xe, xe khởi động rồi từ từ xuyên qua đám đông.
Có một chiếc xe bò dừng ở ven đường cách cổng đại học một đoạn, người đàn ông đứng tuổi ngồi xổm bên cạnh. Lý Minh Văn xách túi lớn túi nhỏ đi ra, người đàn ông vội vã đón lấy. Lý Minh Văn không cho ông ấy xách túi, hắn ta sợ ông ấy làm bẩn đồ.
Người đàn ông ngượng ngập thu tay lại, vừa nhìn Lý Minh Văn vừa nói: "Chỉ có vài món đồ thế này thì để bố vác cho, cần gì phải thuê xe cho tốn tiền..."
Lý Minh Văn không muốn nhiều lời, hắn ta cảm thấy mỗi một người lui tới đều đang nhìn mình, thậm chí hắn không dám ngẩng đầu lên nhìn xem ánh mắt họ đang chứa điều gì, khinh thường hay ghét bỏ? Lý Minh Văn cảm thấy lưng như bị kim chích, hắn ta ngắt lời người đàn ông, "Được rồi bố, mau đi thôi."
Lúc Lâm Nguyễn về thì Trạm Hi xuống tầng, hắn mặc tây trang, chắc là định ra ngoài. Bộ tây trang cắt may vừa vặn tôn lên dáng người xuất sắc và vô cùng nổi bật của hắn.
Hắn nhìn Lâm Nguyễn, đôi mắt kia như chứa đựng cả trăm sông nghìn núi, lần nào Lâm Nguyễn cũng thất thần vì ánh mắt của hắn.
"Nghỉ rồi?" Trạm Hi hỏi.
Lâm Nguyễn gật đầu, Trạm Hi lấy một cái hộp nhung trong túi áo choàng ra, "Quà cho cậu."
Lâm Nguyễn nhận lấy nhưng không mở ra xem ngay, Trạm Hi lướt qua cậu rồi đi ra ngoài. Lâm Nguyễn quay lại, chỉ kịp nhìn thấy sườn mặt hắn khi lên xe.
Lâm Nguyễn quay về phòng, cậu mở cái hộp nhung kia ra, bên trong đựng một chiếc đồng hồ quả quýt. Nó làm bằng bạc, cầm trong tay có cảm giác nằng nặng, dây đồng hồ cũng là xích bạc mảnh, phản chiếu ánh sáng lấp lánh. Lâm Nguyễn ấn nút, đồng hồ bật mở, trên bề mặt được khảm mấy viên kim cương nhỏ, kim đồng hồ thì thuôn dài màu đen, kết hợp với nhau tạo ra cảm giác đẹp đẽ đầy độc đáo.
Sau lưng chiếc đồng hồ thì khắc một dòng chữ cách điệu, là chữ Latin.
An der Quelle sass der Knabe.
Đây là câu đầu tiên trong bài thơ "Der Jüngling am Bache" của Schiller. Lâm Nguyễn đọc đi đọc lại mấy lần, vẫn không hiểu hàm ý trong đó là gì. [1]
[1] Der Jüngling am Bache (Thiếu niên bên dòng suối) của Friedrich von Schiller, câu đầu là "Có một thiếu niên ngồi bên dòng suối".
Cậu nâng niu chiếc đồng hồ, cúi xuống ghé sát tai vào nghe, kim đồng hồ liên tục phát ra tiếng "lách cách, lách cách".
Lâm Nguyễn chăm chú nghe, cảm thấy từng giây lướt qua tai mình như thể thời gian đang trôi chậm lại.
Đến tháng Chạp, chuyện này chuyện kia nối đuôi nhau kéo tới. Mùng Một vương phủ tới mời một lần, mùng Tám tới đưa cháo lại mời lần nữa. Trạm Hi đều không nhận lời, hắn bận bịu việc hạch toán sổ sách cuối năm, còn phải lên kế hoạch kinh doanh cho mùa xuân năm sau.
So với hắn thì Lâm Nguyễn rảnh rỗi hơn nhiều, ngày nào cậu cũng chỉ cần quét tước phòng Trạm Hi. Trạm Hi ở nhà thì cậu đi theo hắn, Trạm Hi không ở nhà thì tùy cậu làm gì cũng được. Chỉ cần cậu không lượn lờ trước mặt bác Đông, ông ấy chẳng rảnh mà dạy bảo cậu.
Thoắt cái đã đến 23 tháng Chạp, sau ngày hôm nay là Trạm Hi không ra cửa nữa. Bởi vì sau hôm nay sẽ có rất nhiều người tới thăm hỏi hắn, có người làm ăn, có người quen cũ của lão vương gia, đều cần Trạm Hi ở nhà tiếp đãi.
Mẹ Tào đã nấu xong kẹo ông Táo [1] từ sớm, mùi hạt mè và mạch nha hòa quyện vào nhau. Mẹ Tào để mấy món kẹo ở bên ngoài cả đêm, đến sáng thì thành hình. Một mâm kẹo hình dài, mỗi thỏi nặng khoảng hai lạng được xếp chỉnh tề, còn một mâm kẹo hình dưa tròn. Mẹ Tào dọn lên xong thì còn rắc giấy đỏ, nhìn rất có không khí tết.
[2] 灶王糖:
Hôm qua A Nguyệt cũng làm đông một ít kẹo, không cầu kỳ cho lắm, hình thỏ hình cáo, hình gì cũng có, cắn vào rất xốp giòn và thơm phức.
A Nguyệt chia cho Lâm Nguyễn một ít, hai người đứng sang một bên cắn răng rắc.
Buổi tối lại càng thịnh soạn, mẹ Tào làm một mâm đồ ăn, Lâm Nguyễn giúp bày bát đũa lên bàn. Thế Ninh đem về mấy chai rượu ngon, có cả rượu nhẹ vị hoa quả.
Nam không cúng rằm, nữ không cúng Táo, cho nên lúc cúng ông Táo buổi tối thì A Nguyệt và mẹ Tào tạm lánh đi. Trạm Hi, bác Đông, Lâm Nguyễn và Thế Ninh cùng dâng hương cúng bái.
Bốn người thì có ba người không coi trọng, chỉ có bác Đông là năm nào cũng chuẩn bị tỉ mỉ. Một năm của bác Đông có rất nhiều ngày quan trọng. Tạm thời không nói tới những quy củ thường ngày, Lâm Nguyễn cảm thấy bác Đông là một người rất có cảm giác nghi thức, rất tôn trọng sinh hoạt.
Sau 23 tháng Chạp, có một vị khách viếng thăm Lan công quán.
Bác Đông dẫn khách vào, Lâm Nguyễn nhìn thì thấy một người trẻ tuổi dáng dấp gầy gò, mặt mày như mang bệnh nhưng cười lên lại rất ấm áp. Anh ta mặc trường sam, có rất nhiều người mặc trường sam, nhưng ít ai có cái khí chất đặc biệt như thế, khí chất ấy như mang Lâm Nguyễn về thời cổ đại. Người đó tựa như một quý công tử của ngày xưa, luôn toát ra vẻ ôn văn nho nhã và khí chất hoài cổ.
"Lâm Nguyễn," Bác Đông sai cậu, "Tạ công tử Tạ Thanh Minh tới, đi mời gia xuống."
"Vâng bác." Lâm Nguyễn thoáng nhìn Tạ công tử, người đó gật đầu chào cậu một cách rất khách sáo.
Lâm Nguyễn lên tầng tìm Trạm Hi, chốc lát sau Trạm Hi mang theo Lâm Nguyễn đi xuống.
Lâm Nguyễn dâng trà, Tạ Thanh Minh nhận lấy tách trà rồi nói cảm ơn, Lâm Nguyễn lùi lại đứng phía sau Trạm Hi.
Tạ Thanh Minh bưng trà nhưng không uống, chỉ đánh giá cái tách. Sứ Thanh Hoa men trắng, hoa văn tinh xảo, chất sứ mỏng như ngọc.
"Nhìn như đồ sứ Quan Diêu." [3]
[3] 官窑: gốm sứ được nung từ những lò nung chuyên dụng cho cung đình thời Tống Cao Tông đời Nam Tống.
Trạm Hi nhấp trà, Tạ Thanh Minh tiếp tục nói: "Xem niên đại chắc cũng chưa lâu, cùng lắm là từ đời Vạn Lịch." Tạ Thanh Minh nhìn Trạm Hi, "Tam gia đúng là giàu có, trà cụ cổ đời Minh mà cũng lấy ra dùng được."
"Đồ gì thì cũng để người dùng thôi." Trạm Hi buông tách trà xuống, thả lỏng tư thế, "Dạo này sức khỏe thế nào?"
"Vẫn thế." Tạ Thanh Minh khẽ ho mấy tiếng, "Không chết được, cũng không khỏi được."
Trạm Hi gật đầu, "Tôi mang về một ít thuốc mới ở nước ngoài, cậu dùng thử xem."
"Đa tạ." Tạ Thanh Minh lịch sự nói cảm ơn.
Cha của Tạ Thanh Minh là Hàn lâm học sĩ, cũng là thầy dạy vỡ lòng của Trạm Hi. Tạ Thanh Minh bị hen suyễn bẩm sinh, gần như không rời được thuốc. Anh ta không giao du gì nhiều với Trạm Hi, nhưng cũng tạm coi như bạn bè.
"Cậu tới tìm tôi có việc gì?"
"Nghe nói cậu trở về, cha bảo tôi đến thăm hỏi." Tạ Thanh Minh phất tay, gã đầy tớ phía sau dâng lễ vật lên, "Đây là quà biếu."
Trạm Hi hơi nhướng mày, Tạ Thanh Minh cười bảo: "Mở ra xem đi."
Lâm Nguyễn đi lên mở ra, thấy bên trong đặt ba món đồ, một trong số đó là một cái bát sứ hình lá sen màu tím pha xanh lá rất đẹp, nhìn như ngọc mà không phải ngọc, lại toả sáng như mã não.
Trạm Hi lấy ra nhìn, "Sứ Quân?" [4]
[4] 钧窑: Quân Diêu, một trong năm loại sứ nổi tiếng thời Bắc Tống.
Tạ Thanh Minh gật gù, "Bát lá sen sứ Quân men tím đinh hương của Bắc Tống."
Trạm Hi nhìn anh ta, "Sứ Quân của Bắc Tống, đúng là một món đồ quý giá."
Tạ Thanh Minh gật đầu, "Bây giờ không còn nhiều đồ sứ Quân nữa, tôi nhớ mang máng trong cung có mấy món, nhưng chưa thấy bát lá sen lần nào. Thứ này giờ chỉ có duy nhất một cái."
"Đáng tiếc lại là đồ giả." Trạm Hi bình thản nói.
Tạ Thanh Minh nhướng mày, mặt vẫn tươi cười như cũ, "Sao nhìn ra được?"
"Hoa văn giun bò trong bùn."
Hoa văn giun bò trong bùn là cách quan trọng nhất để phân biệt sứ Quân.
"Trên này có hoa văn giun bò trong bùn mà," Tạ Thanh Minh vuốt phẳng tà áo, "Hay là cậu không nhìn rõ?"
Trạm Hi thả món đồ xuống, "Hoa văn giun bò sinh ra là bởi sứ Quân có hai lớp tráng men, nung cho rạn lớp men đầu tiên rồi tráng tiếp lớp men thứ hai, tạo nên loại hoa văn này. Đồ của cậu tuy có hoa văn giun bò thật nhưng lại không lập thể, cũng không liền mạch, không có cảm giác ngẫu hứng tự nhiên như sứ Quân."
Tạ Thanh Minh nhíu mày, cầm bát lá sen lên ngắm nghía.
Trạm Hi ung dung bắt chéo chân, "Còn một nguyên nhân nữa, mười mấy năm trước tôi đã nhìn thấy cách làm giả này, là do thợ nhà tôi nung, bày trong phòng tôi rất nhiều năm rồi."
Tạ Thanh Minh kinh hãi, sau đó lập tức cười tươi, "Không sai, thứ này quả thực là hàng giả. Lần đầu tiên nhìn thấy tôi cũng giật mình, gọi cha tới xem, ngay cả ông ấy cũng không chắc cho nên mang tới để cậu nhìn thử."
Tạ Thanh Minh đánh giá chiếc bát lá sen, "Tuy là hàng giả nhưng làm rất thật, cũng coi như khéo léo tài tình." Tạ Thanh Minh nhìn Trạm Hi, "Hai món còn lại đều là đồ thật."
Hai món còn lại hình như là túi thơm bạc Hồng Nhạn đời Tống [5] và gương đồng đời Đường.
[5] 宋代鸿雁银香囊 (minh họa)
Ánh mắt của Lâm Nguyễn chỉ dán chặt vào cái bát lá sen, có thể trưng bày đồ giả trong phòng mình, xem ra Trạm Hi thực sự thích thứ này.
Trạm Hi nhìn Lâm Nguyễn, "Thích cái này sao?"
Lâm Nguyễn sực tỉnh, "Không phải vậy…"
Cậu ngại bảo là thích nhưng không dám nói dối Trạm Hi, cứ ngập ngừng mãi.
Trạm Hi thu lại tầm mắt, nhìn Tạ Thanh Minh.
Tạ Thanh Minh nhướng mày, "Tôi không cho cậu cái bát này được, tôi còn phải đem về nghiên cứu cách làm giả."
Trạm Hi cười khẩy. Tạ Thanh Minh nhận ra là Trạm Hi muốn có nó nên cố ý làm giá.
Trạm Hi quay ra gọi Lâm Nguyễn, cậu cúi xuống nghe hắn nói: "Tới thư phòng mang tập tài liệu trong ngăn kéo thứ nhất ra đây."
Lâm Nguyễn đi rồi, Trạm Hi lại gọi Thế Ninh tới dặn dò mấy câu. Thế Ninh đáp vâng, chẳng mấy chốc quay lại cùng một chiếc hộp, đặt lên bàn trà.
Tạ Thanh Minh chưa hiểu, mở hộp ra thì thấy chiếc bát lá sen sứ Quân tráng men tím đinh hương yên lặng nằm trong hộp.
Tạ Thanh Minh trợn mắt kinh hãi, "Hàng thật ở chỗ cậu?!"
"Lấy cái này đổi cái của cậu." Trạm Hi thờ ơ nói.
Tạ Thanh Minh không thể tin nổi nhìn Trạm Hi, động tác tay lại rất nhanh, ôm cái hộp vào lòng, "Thành giao!"
- -------------
Chương này có rất nhiều thứ để nói.
Thứ nhất là bài Der Jüngling am Bache (Thiếu niên bên dòng suối), tiên sinh tặng em bé chiếc đồng hồ có khắc câu thơ đầu, còn câu cuối của bài này là "Raum ist in der kleinsten Hütte, für ein glücklich liebend Paar", tạm dịch là "Giữ một góc nơi căn nhà tranh nhỏ, cho đôi tình nhân thắm thiết yêu nhau". Tiên sinh tỏ tình đấy Lâm Nguyễn ơi ༎ຶ‿༎ຶ
Thứ hai, bên bình luận của Trường Bội cãi nhau ỏm tỏi về việc tiên sinh dùng bát lá sen thật để đổi lấy hàng giả, bảo tiên sinh phá gia chi tử nọ kia =))))) Tôi kiểu buồn cười nhỉ ổng lại thiếu tiền quá cơ =)))) Tam gia cơ bản là không quan tâm thật hay giả (bằng chứng là ổng cho cái bát thật đóng bụi, còn bát giả thì trưng trong phòng), cũng không thích chơi đồ cổ, người thích đồ cổ hơn mạng là Tạ Thanh Minh. Ổng thích Lâm Nguyễn, cho nên khi thấy Lâm Nguyễn nhìn chằm chằm cái bát lá sen giả thì muốn đổi cho em bé, chiều vợ làm gì căng =))))))) Đồng thời cũng đưa đồ thật về với người chân chính yêu nó, đấy là tôn trọng văn vật. Còn Lâm Nguyễn, em bé thích cái bát giả kia là bởi tiên sinh cũng trưng một cái bát giả trong phòng bao nhiêu năm, em bé thích là thích những đồ vật bên cạnh tiên sinh.
Cơ mà nói thì thế, phận đỗ nghèo khỉ như tôi đọc mà xót thay =))))))) Tình thú của cái nhà này tốn tiền quá =)))))))))) ????
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất