Quyển 17 Chương 8: FUNKE XUẤT HIỆN
Thứ sáu, 10 giờ 21 phút sáng.
Lydia Waberina vừa trang điểm xong. Bà ta hài lòng ngắm bộ mặt lòe loẹt của mình trong gương. Chậc chậc, bây giờ chỉ còn việc gắn thêm cặp lông mi giả là… nhất xứ!
Lydia Waberina thực hiện liền:
- Mình đẹp như… hoa hậu.
Bà ta trầm trồ tự hào một hồi rồi khoác chiếc áo phông màu da cam chói chang vào người.
Tiếng chuông cửa réo lên cắt đứt giấc mơ hồi xuân của bà ta một cách không thương tiếc. Thôi đành để dịp khác mơ mộng vậy. Bà chủ nhà trọ lại tiếp tục những bước chân lạch bạch quen thuộc của một con vịt bầu.
Ê, trước cửa là một gã đàn ông khổng lồ lù lù như hung thần đến đòi nợ. Cặp mắt xám lạnh tanh của gã cứ nhìn chằm chằm vào cái vẻ ngoài cổ quái của bà chủ.
Gã nói qua cặp môi mỏng:
- Chào bà, tôi mướn một phòng.
Coi, gã mướn phòng mà như ra lệnh. Dứt tiếng, gã xăm xăm bước sầm sập đến trước phòng số… 17 và đặt va-li xuống.
- Phòng này!
Lydia Waberina ú ớ:
- Được thôi. Tôi còn một phòng có buồng tắm nữa… thưa ông!
- Tôi là Funke, Edwin Funke hiểu chưa. Khi Funke cần thuê phòng số 17 là phòng đó đương nhiên thuộc về gã. Hay là có chuyện gì rồi?
Bà chủ cố khôi phục vẻ lãnh đạm:
- Không. Chẳng có chuyện gì. Nhưng phòng 17 đã có người thuê trước, chiều nay họ sẽ đến…
- Chiều nay thì tôi đã bốc hơi rồi.
- Tôi không cho mướn phòng theo giờ, thưa ông Funke!
- Mặc kệ bà, xê ra cho tôi “ngơi” một chút. Hừm!
Gã đàn ông nhe răng như sư tử và hô biến một cánh tay vào túi áo. Chứ sao. Funke lẹ làng rút ra 100 mark nhét chớp nhoáng vô khoảng hở của chiếc áo phông trên ngực bà Waberina.
- Lát nữa mình tâm sự nghe cưng!
Gã cười hềnh hệch và mở cửa tức khắc, đồng thời khoá chặt cửa bên trong bỏ lại bà chủ nhà trọ đứng chưng hửng như một con vịt bị cúm. Bà ta rủa thầm:
- Đồ… phàm phu tục tử!
Với 100 mark hậu hĩnh, bà Lydia rút về phòng riêng bắt đầu trình diễn màn tô móng tay. Nào, phải rót mừng một li rượu ngọt nữa chớ.
- Rầm… rầm…
Tiếng đạp cửa dồn dập làm Lydia giật thót người, li rượu mới đưa lên miệng sánh cả xuống chiếc quần màu cà-rốt. Bà ta phẫn nộ nhào ra mở cửa:
- Cái gì vậy?
Chà, Funke đứng dạng chân coi hùng hổ làm sao. Mặt gã đỏ như mặt trời.
- Bà không còn nhớ tôi hả? Cách đây ba năm tôi từng trọ ở đây với một thằng bạn. Chính trong buồng tắm phòng 17 này tụi tôi đã giấu một thứ cực kì đắt giá… hiểu chưa?
Hàng mi giả của Lydia muốn sút ra:
- Sao?
- Sao… con khỉ mốc. Và bây giờ vật quí giá đó đã biến mất.
Bà chủ cười khẩy:
- Mất hay còn làm sao tôi biết được. Trong ba năm vài chục khách đã vào trọ. Mà đó là thứ gì vậy?
Funke hầm hầm:
- Một... ờ... một “văn bản’ bọc trong giấy bóng kính giấu sau một viên gạch men phía dưới bồn rửa mặt.
- Sau một viên gạch men ư?
- Ừ, tôi chôn kín vào tường. Ê, đừng có hoảng hốt lên như vậy, tôi sẽ đền cho bà một viên gạch men vừa gỡ ra và “boa” thêm cho bà tiền dành cho luật im lặng. Bà hiểu chứ, bên trong trống rỗng nhưng thứ keo được dùng để gắn viên gạch thì còn dính nguyên. Xem này…
Gã đàn ông chìa ngón tay cái dính đầy vụn men gạch bị mẻ như những cái mụn cóc.
- Chó đẻ thật. Loại keo gì mà dính khủng khiếp. Mà thôi, mặc xác cái loại keo khốn nạn đó. Vấn đề tôi muốn biết lúc này là những kẻ đã ngủ ở phòng 17 thời gian gần đây nhất?
Bà Lydia bắt đầu hiểu sự quan trọng của vấn đề. Môi bà mấp máy:
- Thật là kinh khủng. Nhưng mấy ngày nay không có ai mướn phòng kia mà.
- Trước đó?
- Lần cuối cùng là một cô bé… à, để tôi nhớ kĩ xem nào.
Bà ta chợt hiểu ra:
- Thôi chết rồi, hèn chi con nhỏ đó chỉ ở lại đây có vài tiếng. Nó đi cùng một thằng nhóc đẹp trai để hành động… Ối chà, ông biết không, con bé đến đây lúc chập tối và đi khi chưa tới nửa đêm.
- Nói tiếp đi cưng?
- Nó bỏ luôn số tiền trả trước để thuê hai ngày. Lạ lùng.
- Nào, tên họ con nhỏ?
- Đợi tôi giở sổ một chút. Đây rồi. Nó tên là Inge Selbmann.
- Hả? Sao? Cái gì? Selb… Selbmann ư?
Bà Waberina gật đầu khiến Edwin Funke chết điếng. Selbmann à? Lạy quỉ sứ, đó chính là họ của lão nhà giàu mà gã và thằng bạn đã… “thổi” hai con tem. Thằng cha Hartmut A. Selbmann chứ ai, chẳng lẽ con oắt ranh đó là con gái của lão?
Một loạt câu hỏi xoay quanh Funke như chong chóng. Nhưng cách chi con Inge hạng bét kia biết được chỗ cất giấu, ai đã xì ra vậy kìa? Funke chợt ngớ người hãi hùng. Trời ạ, chắc là thằng bạn tù Herbert Palowski, chỉ có thằng này. Thằng đồng lõa của gã đã trả thù kiếp ngồi tù kinh niên bằng cách tuồn một lá thư ra ngoài. Palowski không muốn gã ôm trọn gói. Chó đẻ thật, nó đã bán đứng hai con tem để cho kẻ khác đến trước phỗng tay trên. Hà, nhưng… con nhỏ Inge Selbmann không thể là con gái của thằng cha Hartmut A. Selbmann. Thằng cha này chưa vợ, sống độc thân mà. Chẳng lẽ là một sự trùng họ đơn giản ư?
Funke nhếch mép:
- Bà có tả lại diện mạo con nhỏ đó được không?
Gã lại ấn vô ngực bà chủ hai tờ 100 mark khiến trí nhớ của Lydia phát triển tức thì. Chân dung Inge hiện ra khá rõ qua lời bà ta. Funke thoả mãn. Gã âu yếm vuốt cổ tay nhăn nheo của bà chủ nhà trọ một cái rồi xách va-li đi ra cửa.
- Cảm ơn. Tuy nhiên bà nên hiểu điều này, chỉ cần bà hé răng một câu là cái nhà trọ bị bốc cháy lãng xẹt. Hãy dán băng keo trên miệng tuyệt đối, nhớ chưa?
- Tôi biết…
Bà Waberina gật đầu.
*
Tại trạm bưu điện gần nhà trọ Waberina, trước mặt Funke là cuốn danh bạ điện thoại. Gã sửng sốt khi thấy tới hai người mang họ Selbmann trong cuốn danh bạ: một Hartmut A. nạn nhân của gã, và một Werner A. làm nghề xoa bóp, sống ở phố Charlotten nghèo mạt.
Chiếc xe dừng lại ở một khu chung cư. Funke hào hứng bước tới gần một chú nhóc chừng bảy tuổi đang ngồi ủ rũ trên vỉa hè với một ổ bánh mì không có thịt. Gã móc túi ra năm mark.
- Cho con trai của bác. Này con, bác muốn tìm một cô gái mang tên Inge Selbmann ở khu Charlotten buồn bã này. Bác sẽ tặng tiền cho cô gái đó giống như con vậy. Con biết cô ấy không?
Chú nhóc khoái chí:
- Bác tốt quá. Ở đây đúng là có chị Inge Selbmann.
- Tuyệt.
- Chị ấy mười sáu tuổi, cao, gầy, tóc sẫm để dài thường tết thành một bím, mắt như mắt mèo. Anh Erwin, anh ruột của cháu “mê” chị Inge lắm.
Funke giả vờ gãi đầu đúng điệu một con sói già thừa kinh nghiệm dù trong bụng mừng hết biết. Gã làm bộ:
- Đáng tiếc là cô Inge đó không giống với cô mà bác định tìm. Cô kia lùn, béo, tóc vàng hoe…
- Vậy hả! Ở đây cũng có một chị lùn tên là Gertrud Kalisch. Nhưng chị và gia đình dọn đi chỗ khác rồi.
- Vậy thì con được lời… năm mark, phải không nhóc? Hà hà…
Funke cười lớn và bỏ đi một mạch. Trong đầu gã, một kế hoạch ám muội hiện ra. Rõ ràng con bé Inge không thể hành động một mình, đằng sau nó chắc chắn có người lớn chỉ đạo. Ôkê, cũng có thể gia đình con bé đã bán tem rồi, nhưng không sao, bằng mọi giá gã phải đoạt lại hai con tem ma quái hoặc số tiền đã bán. Funke này đã nghĩ là làm!
Gã chui vô một trạm điện thoại nhấc máy sau khi quay số gia đình Selbmann. Tiếng bà mẹ Inge dịu dàng:
- Kathie Selbmann đây!
- Tôi là cảnh sát giao thông. Xin báo cho bà biết, con gái bà, Inge bị xe tông ngoài lộ… Inge Schelpmann.
- Ồ, đừng có đùa nhẫn tâm như vậy. Inge đang ngồi cạnh tôi. Họ của chúng tôi là Selbmann chứ không phải… Schelpmann.
- Vậy hả, xin lỗi đã gọi nhầm.
Funke cúp máy và cười ha hả. Dứt tràng cười, gã lại mở cuốn danh bạ ra mò mẫm một phút và quay số tiếp.
Phía bên kia đầu dây, một giọng nói lè nhè:
- Paulsen đây!
- Chào mày, thằng chết bầm. Mày nhớ tao không?
- Trời ơi, Edwin! Hả? Mày về hôm nào, vượt ngục hay được thả?
- Tao mà thèm vượt ngục à? Tao được tự do rồi! Ê, Fritz, tao đang cần mày hỗ trợ đây. Một phi vụ để đời. Hai thằng sẽ có trong tay 400.000 mark. Làm chứ?
- Mày biết đó, Edwin, lúc nào tao cũng sẵn sàng.
- Tốt. Chúng ta sẽ bắt cóc một con bé mười sáu tuổi.
Giọng Paulsen run run:
- Bắt cóc à? Tao không muốn ngồi tù lại đâu.
- Tù tội cái chó gì. Tao đã tính đâu vào đó. Cha mẹ con bé này thuộc loại… dưới đáy xã hội. Mình bắt cóc nó để đổi lấy một phong bì. Tao thề rằng cha mẹ nó sẽ xì ra trao đổi gấp.
Paulsen thất vọng:
- Chỉ có một phong bì thôi à. Ôi, đời mày xuống cấp rồi.
- Đồ ngu. Trên phong bì có hai con tem trị giá 400.000 mark.
- Lạy… ma quỉ. Tao không ngờ.
- Mày mà tinh khôn thì đâu có “ăn mảnh” để ngồi khám. Phải biết đánh lớn như tao mới khấm khá được. Hiểu rồi chứ Fritz, phải bắt cóc ngay con nhỏ Inge. Phần mày là… năm chục ngàn.
Paulsen hí hửng:
- Thêm cho tao mười ngàn cho chẵn… 60.000 mark. Tao đang cần tiền để cứu thằng con. Khỉ thật, thằng Ottmar đang gặp chuyện rắc rối. Nó ngu quá, để bị tóm trong một vụ lãng nhách.
*
Trưa thứ sáu.
Trong khi Tarzan đang sốt ruột vì chưa thương lượng được với lão Hartmut A. keo kiệt thì các bạn của hắn đã cùng Barbel vào bịnh viện thăm cô giáo Dettl trở về.
Gaby báo tin:
- Cô giáo đã khoẻ. Thứ hai sẽ rời nhà thương.
Tròn Vo có vẻ hài lòng:
- Hai thằng Toni Ehrlich và Ottmar Paulsen đã bị đuổi học. Dấu vân tay của tụi nó sờ sờ.
Máy Tính Điện Tử tiếp lời:
- Không phải chỉ có vậy. Bọn chúng sẽ còn phải trả lời trước tòa án thanh thiếu niên nữa. Chỉ có điều là bây giờ chúng vẫn được tại ngoại hầu tra. Thằng Ehrlich đã rời kí túc xá về nhà. Còn Paulsen thì tối ngày nhậu quắc cần câu với ông già đạo tắc của nó trong các quán rượu và chửi bới liên tục…
Tarzan lắc đầu ngao ngán. Sau buổi học, hắn gọi điện đến nhà Hartmut A. Y như rằng, vẫn là người quản gia giọng nghẹt mũi nhấc phôn lên.
- Tôi rất tiếc, thưa ông! Tôi cũng đang rất lo lắng! Ông chủ giờ này cũng chưa thấy về. Đáng lẽ ông ấy phải có mặt ở nhà đêm hôm qua mới đúng. Tôi sợ rằng có gì đó trục trặc, bởi ông chủ tôi bình thường rất coi trọng giờ giấc. Đối với ông, thời giờ là vàng bạc. Thế mà không hiểu sao máy điện thoại bên hồ Trimi cứ lặng thinh. Tôi đã tính chuyện gọi điện báo cảnh sát nhưng rồi lại e như thế là quá vội vàng, và ông chủ sẽ phật ý…
Tarzan ngạc nhiên:
- Ông ấy ở hồ Trimi sao? Cái hồ đó sát nách thành phố mà? Tôi cứ nghĩ ông ấy đi đâu xa lắm.
- Ông chủ có một nhà nghỉ tại đó.
Tarzan thở phào:
- Nếu vậy ông khỏi phiền tới cảnh sát. Chiều nay tôi sẽ tìm ông chủ giúp ông. Đằng nào thì tôi cũng có việc phải tới đó.
Người quản gia cảm thấy nhẹ nhõm:
- Ồ, cảm ơn… ông. Ông chủ tôi ở nhà số 11, đường Dạo Mát Bên Hồ.
- Tôi sẽ điện thoại cho ông khi có tin tức.
- Cảm ơn!
Tarzan gác máy. Hắn trầm ngâm nhìn các chiếu hữu rồi tuyên bố:
- Khởi hành đến hồ Trimi!
Tròn Vo nhớn nhác:
- Giữa cơn nóng khủng khiếp này mà đạp xe sao đại ca?
- Ừ, cái hồ gần xịt. Chỉ cách trường mình khoảng… năm cây số.
Mặc kệ thằng mập thè lưỡi kinh hoàng, đội ngũ Tứ quái vẫn nhổ neo. Lúc mồ hôi của Kloesen toát ra như tắm thì dinh cơ dành để ngả lưng của Hartmut A. Selbmann cũng hiện ra. Coi, ngôi nhà thơ mộng nằm biệt lập trên một khu đất rộng.
Quanh nhà là hàng rào sắt, sau hàng rào là bờ giậu mọc cao để ngăn ngừa những cặp mắt tò mò. Chỉ có qua lối cổng mới thấy được ngôi nhà. Đám trẻ dừng bước trước cánh cổng khóa trái.
Công Chúa lo ngại nhìn những ô cửa đóng kín từ tầng dưới tới tầng trên:
- Hình như ông ta đã rời khỏi đây.
Tarzan tỉnh táo hơn:
- Cửa gara xe hơi có kéo xuống nhưng không khoá chốt. Một con người cẩn thận và tỉ mỉ như ông ta khó hớ hênh như vậy.
Hắn nhảy phốc qua cửa phụ chạy một lèo tới gara. Một chiếc Mercedes màu mận chín nằm trong đó ngon lành. “Hartmut A. có nhà!” - Tarzan vừa ra dấu cho các bạn như vậy vừa chạy tiếp đến cửa vô ở đầu hồi. Hắn bấm chuông inh ỏi.
Chẳng nghe thấy gì cả. Điều gì đã xảy ra ở đây? Hắn tập trung hết thính giác nghe ngóng. Trời, hình như bên trong có ai đang bị bịt chặt miệng.
- Cưưứu… tôi…
Tiếng kêu cứu yếu ớt, phải gắng lắm mới nghe nổi.
- Có chuyện rồi các bạn ơi! Tôi phải vào nhà đây. Tôi vừa nghe tiếng kêu cứu.
Tarzan thúc khuỷu tay đập bể kính cửa và mở chốt. Hắn hồi hộp bước vào một căn phòng lớn choán gần hết tầng một. Cầu thang lên tầng trên ở phía sau.
- Cưứưu… tôi…
Tiếng kêu khẩn thiết lại vang lên mơ hồ nhưng rất gần. Vậy mà Tarzan chẳng trông thấy ai.
- Tôi… chêếêt… mất…
Trời hỡi, không lẽ tiếng kêu cứu phát ra từ trong tủ. Tarzan nhón chân về hướng đó và há hốc miệng bàng hoàng. Trước mặt hắn là một chiếc giường gấp. Đích thị là chiếc giường. Khi được xếp lại trông nó chẳng khác gì với những cái tủ chạm trổ cầu kỳ ở hai bên. Chỉ có điều chiếc giường không xếp lại được nguyên vẹn, nó bị vướng bởi một cái mền dày thò ra hai bên mép.
Tarzan hiểu ngay nội tình. Lạy Chúa, Hartmut A. chắc chắn bị kẹp dính trong đó. Hắn nắm lấy thanh giường dùng hết sức đẩy bật chiếc giường ra.
Coi nào, đối diện hắn là một người đàn ông nằm co quắp, đầu chúc xuống, thở như một con cá mắc cạn. Tròng con ngươi của ông ta sắp lồi hẳn ra ngoài.
Tarzan lên tiếng:
- Lạy Chúa! Ông bị kẹt trong chiếc giường từ đêm qua sao?
Hartmut A. thì thào:
- Từ… đêm kia. Tôi tưởng rằng không bao giờ còn được thấy… loài người nữa. Tôi… khát…
Ái chà, Hartmut A. Selbmann là thế này đây! Khuôn mặt lão từa tựa như ba của Inge nhưng gian hùng và tiều tụy hơn nhiều. Lúc này trông lão chắc chắn giống ông nội của Inge vào phút hấp hối.
Hắn xuống gian bếp nhỏ cạnh cầu thang rót cho Selbmann một li nước đầy ứ. Lão uống ừng ực và rên rỉ:
- Rượu! Hãy cho tôi rượu!
Được thôi, Tarzan làm một lượt hai chung cô-nhắc cho lão thử giọng. Bấy giờ Selbmann mới chịu ngồi dậy.
- Ông có cần gọi bác sĩ không?
- Không. Hãy rót cho tôi một miếng rượu nữa.
Lão ực sạch li cô-nhắc thứ ba khiến Tarzan ngao ngán. Hắn hơi kinh ngạc khi thấy Selbmann nhìn ra hàng hiên ngỡ ngàng.
Té ra ngoài đó là ba quái Gaby, Karl và Kloesen đang đứng nhìn vô. Tarzan giới thiệu:
- Họ là các bạn của cháu.
- Ồ, tôi cứ tưởng… Xin mời các cô cậu vào nhà.
Khi hai bên đã yên vị và biết lai lịch của nhau, Selbmann mới ngập ngừng:
- Chỉ tại cái giường mắc dịch này. Các cô cậu phải biết là tôi đã đặt hàng từ một tay thợ tài hoa số một… Ấy thế mà, nửa đêm kia tôi gặp tai họa. Không hiểu tôi lắc lư làm sao mà một nút cơ học bật ra… Ôi, khốn khổ… tôi đã bị giam ở đây suốt 38 tiếng đồng hồ. Như một thằng tù các cô cậu ạ…
Tarzan ráng nín cười:
- Nếu cháu là ông thì từ nay cháu sẽ không ngủ trên cái bẫy nguy hiểm đó nữa.
- Phải đó, cậu bé ân nhân cứu tử của tôi ạ.
Lão nhìn xuống đất ngậm ngùi:
- Lúc gần kề thế giới bên kia, tôi mới chợt nghĩ ra nhiều chuyện… À này cậu bé, tôi xin được đền ơn cứu mạng. Cậu muốn gì xin cứ nói. Tôi sẽ đáp ứng bằng được.
Tarzan nhún vai:
- Cháu chỉ thích có 400.000 mark. Đúng 400.000 mark nhưng không phải tiền tạ ơn hay quà tặng. Đó chỉ là giá trị tương xứng để đổi lấy hai con tem xưa như Trái Đất mà ông bị mất cách đây ba năm.
Selbmann như sắp bị chiếc giường kẹp dính lần nữa. Lão hổn hển:
- Sao? Cậu nói gì?
- Nói đến hai con tem Mauritius năm 1898 trên một chiếc phong bì. Ông đã bị bọn trộm “thổi” mất. Cháu biết người chủ hiện nay của hai con tem. Người này không dính dáng gì tới bọn trộm nhưng lại muốn ẩn danh. Ông ta nhờ cháu đến chào giá người chủ cũ của hai con tem. Ông nghĩ sao?
Selbmann như bị điện giật. Rồi thân thể còm nhom của lão rung lên vì… cười. Trời ạ, lão cười như điên như dại.
- Ha ha ha…
Rượu cô-nhắc từ li văng ra ướt nhẹp chiếc áo ngủ. Bất chấp, lão vẫn cười khiến Tarzan tái mặt. Chẳng lẽ lão bị chấn thương sọ não lãng xẹt bởi chiếc giường gấp?
Selbmann đã chấm dứt chuỗi cười. Lão ôm bụng ho rũ rượi:
- Thiên địa quỉ thần ơi, thật là khôi hài chưa từng thấy. Cậu bé biết không, hai con tem Mauritius bị mất ba năm trước chỉ là phiên bản, một bản sao y như thật có thể bày công khai cho thiên hạ chiêm ngưỡng. Thứ đó mất đáng gì, hai con tem thực đang nằm trong tay tôi. Và nó cũng là nguyên nhân khiến tôi đã không báo cho cảnh sát biết vụ trộm năm đó…
Tarzan mặt ỉu xìu. Hắn hoàn toàn mất hứng:
- Thật là một thất vọng lớn cho…
- Chẳng có gì thất vọng cả, tôi đang mắc nợ cậu chưa trả được kia mà. Trong chiếc két gắn trên tường nhà tôi toàn những tài sản vô giá trị, kể luôn hai con tem Mauritius giả. Tôi thừa hiểu bọn đạo chích thường chiếu nhãn quang vào các két sắt, chúng đâu biết rằng những thứ thật sự quí giá lại nằm sờ sờ quanh tôi, như hai con tem nguyên bản, khi đó kẹp trong một cuốn sách trên giá…
- Ông đề phòng thật tuyệt vời. Cháu cứ tưởng ông đã bị trời phạt… ồ, xin lỗi, ông đã bị trả giá đắt…
Selbmann tươi tỉnh:
- Đừng tiếc rẻ vai trò mua bán trung gian nữa, cậu bé. Cậu còn “lộc” của tôi. Cậu hãy nghĩ ra một yêu cầu nào đó đi. Mạng sống tôi đáng giá lắm.
- Cảm ơn ông. Sẽ có ngày cháu đưa ra một đề nghị thật bất ngờ đối với ông. Giờ thì xin tạm biệt ông.
Tarzan nháy mắt cùng các bạn. Tứ quái kéo nhau về trong tình trạng “trèo cao té nặng” chưa hề gặp trong nghề… mạo hiểm. Lão Selbmann tinh quái cực kì vậy là đã ghi một bàn thắng suốt ba năm, chứ sao nữa!
Lydia Waberina vừa trang điểm xong. Bà ta hài lòng ngắm bộ mặt lòe loẹt của mình trong gương. Chậc chậc, bây giờ chỉ còn việc gắn thêm cặp lông mi giả là… nhất xứ!
Lydia Waberina thực hiện liền:
- Mình đẹp như… hoa hậu.
Bà ta trầm trồ tự hào một hồi rồi khoác chiếc áo phông màu da cam chói chang vào người.
Tiếng chuông cửa réo lên cắt đứt giấc mơ hồi xuân của bà ta một cách không thương tiếc. Thôi đành để dịp khác mơ mộng vậy. Bà chủ nhà trọ lại tiếp tục những bước chân lạch bạch quen thuộc của một con vịt bầu.
Ê, trước cửa là một gã đàn ông khổng lồ lù lù như hung thần đến đòi nợ. Cặp mắt xám lạnh tanh của gã cứ nhìn chằm chằm vào cái vẻ ngoài cổ quái của bà chủ.
Gã nói qua cặp môi mỏng:
- Chào bà, tôi mướn một phòng.
Coi, gã mướn phòng mà như ra lệnh. Dứt tiếng, gã xăm xăm bước sầm sập đến trước phòng số… 17 và đặt va-li xuống.
- Phòng này!
Lydia Waberina ú ớ:
- Được thôi. Tôi còn một phòng có buồng tắm nữa… thưa ông!
- Tôi là Funke, Edwin Funke hiểu chưa. Khi Funke cần thuê phòng số 17 là phòng đó đương nhiên thuộc về gã. Hay là có chuyện gì rồi?
Bà chủ cố khôi phục vẻ lãnh đạm:
- Không. Chẳng có chuyện gì. Nhưng phòng 17 đã có người thuê trước, chiều nay họ sẽ đến…
- Chiều nay thì tôi đã bốc hơi rồi.
- Tôi không cho mướn phòng theo giờ, thưa ông Funke!
- Mặc kệ bà, xê ra cho tôi “ngơi” một chút. Hừm!
Gã đàn ông nhe răng như sư tử và hô biến một cánh tay vào túi áo. Chứ sao. Funke lẹ làng rút ra 100 mark nhét chớp nhoáng vô khoảng hở của chiếc áo phông trên ngực bà Waberina.
- Lát nữa mình tâm sự nghe cưng!
Gã cười hềnh hệch và mở cửa tức khắc, đồng thời khoá chặt cửa bên trong bỏ lại bà chủ nhà trọ đứng chưng hửng như một con vịt bị cúm. Bà ta rủa thầm:
- Đồ… phàm phu tục tử!
Với 100 mark hậu hĩnh, bà Lydia rút về phòng riêng bắt đầu trình diễn màn tô móng tay. Nào, phải rót mừng một li rượu ngọt nữa chớ.
- Rầm… rầm…
Tiếng đạp cửa dồn dập làm Lydia giật thót người, li rượu mới đưa lên miệng sánh cả xuống chiếc quần màu cà-rốt. Bà ta phẫn nộ nhào ra mở cửa:
- Cái gì vậy?
Chà, Funke đứng dạng chân coi hùng hổ làm sao. Mặt gã đỏ như mặt trời.
- Bà không còn nhớ tôi hả? Cách đây ba năm tôi từng trọ ở đây với một thằng bạn. Chính trong buồng tắm phòng 17 này tụi tôi đã giấu một thứ cực kì đắt giá… hiểu chưa?
Hàng mi giả của Lydia muốn sút ra:
- Sao?
- Sao… con khỉ mốc. Và bây giờ vật quí giá đó đã biến mất.
Bà chủ cười khẩy:
- Mất hay còn làm sao tôi biết được. Trong ba năm vài chục khách đã vào trọ. Mà đó là thứ gì vậy?
Funke hầm hầm:
- Một... ờ... một “văn bản’ bọc trong giấy bóng kính giấu sau một viên gạch men phía dưới bồn rửa mặt.
- Sau một viên gạch men ư?
- Ừ, tôi chôn kín vào tường. Ê, đừng có hoảng hốt lên như vậy, tôi sẽ đền cho bà một viên gạch men vừa gỡ ra và “boa” thêm cho bà tiền dành cho luật im lặng. Bà hiểu chứ, bên trong trống rỗng nhưng thứ keo được dùng để gắn viên gạch thì còn dính nguyên. Xem này…
Gã đàn ông chìa ngón tay cái dính đầy vụn men gạch bị mẻ như những cái mụn cóc.
- Chó đẻ thật. Loại keo gì mà dính khủng khiếp. Mà thôi, mặc xác cái loại keo khốn nạn đó. Vấn đề tôi muốn biết lúc này là những kẻ đã ngủ ở phòng 17 thời gian gần đây nhất?
Bà Lydia bắt đầu hiểu sự quan trọng của vấn đề. Môi bà mấp máy:
- Thật là kinh khủng. Nhưng mấy ngày nay không có ai mướn phòng kia mà.
- Trước đó?
- Lần cuối cùng là một cô bé… à, để tôi nhớ kĩ xem nào.
Bà ta chợt hiểu ra:
- Thôi chết rồi, hèn chi con nhỏ đó chỉ ở lại đây có vài tiếng. Nó đi cùng một thằng nhóc đẹp trai để hành động… Ối chà, ông biết không, con bé đến đây lúc chập tối và đi khi chưa tới nửa đêm.
- Nói tiếp đi cưng?
- Nó bỏ luôn số tiền trả trước để thuê hai ngày. Lạ lùng.
- Nào, tên họ con nhỏ?
- Đợi tôi giở sổ một chút. Đây rồi. Nó tên là Inge Selbmann.
- Hả? Sao? Cái gì? Selb… Selbmann ư?
Bà Waberina gật đầu khiến Edwin Funke chết điếng. Selbmann à? Lạy quỉ sứ, đó chính là họ của lão nhà giàu mà gã và thằng bạn đã… “thổi” hai con tem. Thằng cha Hartmut A. Selbmann chứ ai, chẳng lẽ con oắt ranh đó là con gái của lão?
Một loạt câu hỏi xoay quanh Funke như chong chóng. Nhưng cách chi con Inge hạng bét kia biết được chỗ cất giấu, ai đã xì ra vậy kìa? Funke chợt ngớ người hãi hùng. Trời ạ, chắc là thằng bạn tù Herbert Palowski, chỉ có thằng này. Thằng đồng lõa của gã đã trả thù kiếp ngồi tù kinh niên bằng cách tuồn một lá thư ra ngoài. Palowski không muốn gã ôm trọn gói. Chó đẻ thật, nó đã bán đứng hai con tem để cho kẻ khác đến trước phỗng tay trên. Hà, nhưng… con nhỏ Inge Selbmann không thể là con gái của thằng cha Hartmut A. Selbmann. Thằng cha này chưa vợ, sống độc thân mà. Chẳng lẽ là một sự trùng họ đơn giản ư?
Funke nhếch mép:
- Bà có tả lại diện mạo con nhỏ đó được không?
Gã lại ấn vô ngực bà chủ hai tờ 100 mark khiến trí nhớ của Lydia phát triển tức thì. Chân dung Inge hiện ra khá rõ qua lời bà ta. Funke thoả mãn. Gã âu yếm vuốt cổ tay nhăn nheo của bà chủ nhà trọ một cái rồi xách va-li đi ra cửa.
- Cảm ơn. Tuy nhiên bà nên hiểu điều này, chỉ cần bà hé răng một câu là cái nhà trọ bị bốc cháy lãng xẹt. Hãy dán băng keo trên miệng tuyệt đối, nhớ chưa?
- Tôi biết…
Bà Waberina gật đầu.
*
Tại trạm bưu điện gần nhà trọ Waberina, trước mặt Funke là cuốn danh bạ điện thoại. Gã sửng sốt khi thấy tới hai người mang họ Selbmann trong cuốn danh bạ: một Hartmut A. nạn nhân của gã, và một Werner A. làm nghề xoa bóp, sống ở phố Charlotten nghèo mạt.
Chiếc xe dừng lại ở một khu chung cư. Funke hào hứng bước tới gần một chú nhóc chừng bảy tuổi đang ngồi ủ rũ trên vỉa hè với một ổ bánh mì không có thịt. Gã móc túi ra năm mark.
- Cho con trai của bác. Này con, bác muốn tìm một cô gái mang tên Inge Selbmann ở khu Charlotten buồn bã này. Bác sẽ tặng tiền cho cô gái đó giống như con vậy. Con biết cô ấy không?
Chú nhóc khoái chí:
- Bác tốt quá. Ở đây đúng là có chị Inge Selbmann.
- Tuyệt.
- Chị ấy mười sáu tuổi, cao, gầy, tóc sẫm để dài thường tết thành một bím, mắt như mắt mèo. Anh Erwin, anh ruột của cháu “mê” chị Inge lắm.
Funke giả vờ gãi đầu đúng điệu một con sói già thừa kinh nghiệm dù trong bụng mừng hết biết. Gã làm bộ:
- Đáng tiếc là cô Inge đó không giống với cô mà bác định tìm. Cô kia lùn, béo, tóc vàng hoe…
- Vậy hả! Ở đây cũng có một chị lùn tên là Gertrud Kalisch. Nhưng chị và gia đình dọn đi chỗ khác rồi.
- Vậy thì con được lời… năm mark, phải không nhóc? Hà hà…
Funke cười lớn và bỏ đi một mạch. Trong đầu gã, một kế hoạch ám muội hiện ra. Rõ ràng con bé Inge không thể hành động một mình, đằng sau nó chắc chắn có người lớn chỉ đạo. Ôkê, cũng có thể gia đình con bé đã bán tem rồi, nhưng không sao, bằng mọi giá gã phải đoạt lại hai con tem ma quái hoặc số tiền đã bán. Funke này đã nghĩ là làm!
Gã chui vô một trạm điện thoại nhấc máy sau khi quay số gia đình Selbmann. Tiếng bà mẹ Inge dịu dàng:
- Kathie Selbmann đây!
- Tôi là cảnh sát giao thông. Xin báo cho bà biết, con gái bà, Inge bị xe tông ngoài lộ… Inge Schelpmann.
- Ồ, đừng có đùa nhẫn tâm như vậy. Inge đang ngồi cạnh tôi. Họ của chúng tôi là Selbmann chứ không phải… Schelpmann.
- Vậy hả, xin lỗi đã gọi nhầm.
Funke cúp máy và cười ha hả. Dứt tràng cười, gã lại mở cuốn danh bạ ra mò mẫm một phút và quay số tiếp.
Phía bên kia đầu dây, một giọng nói lè nhè:
- Paulsen đây!
- Chào mày, thằng chết bầm. Mày nhớ tao không?
- Trời ơi, Edwin! Hả? Mày về hôm nào, vượt ngục hay được thả?
- Tao mà thèm vượt ngục à? Tao được tự do rồi! Ê, Fritz, tao đang cần mày hỗ trợ đây. Một phi vụ để đời. Hai thằng sẽ có trong tay 400.000 mark. Làm chứ?
- Mày biết đó, Edwin, lúc nào tao cũng sẵn sàng.
- Tốt. Chúng ta sẽ bắt cóc một con bé mười sáu tuổi.
Giọng Paulsen run run:
- Bắt cóc à? Tao không muốn ngồi tù lại đâu.
- Tù tội cái chó gì. Tao đã tính đâu vào đó. Cha mẹ con bé này thuộc loại… dưới đáy xã hội. Mình bắt cóc nó để đổi lấy một phong bì. Tao thề rằng cha mẹ nó sẽ xì ra trao đổi gấp.
Paulsen thất vọng:
- Chỉ có một phong bì thôi à. Ôi, đời mày xuống cấp rồi.
- Đồ ngu. Trên phong bì có hai con tem trị giá 400.000 mark.
- Lạy… ma quỉ. Tao không ngờ.
- Mày mà tinh khôn thì đâu có “ăn mảnh” để ngồi khám. Phải biết đánh lớn như tao mới khấm khá được. Hiểu rồi chứ Fritz, phải bắt cóc ngay con nhỏ Inge. Phần mày là… năm chục ngàn.
Paulsen hí hửng:
- Thêm cho tao mười ngàn cho chẵn… 60.000 mark. Tao đang cần tiền để cứu thằng con. Khỉ thật, thằng Ottmar đang gặp chuyện rắc rối. Nó ngu quá, để bị tóm trong một vụ lãng nhách.
*
Trưa thứ sáu.
Trong khi Tarzan đang sốt ruột vì chưa thương lượng được với lão Hartmut A. keo kiệt thì các bạn của hắn đã cùng Barbel vào bịnh viện thăm cô giáo Dettl trở về.
Gaby báo tin:
- Cô giáo đã khoẻ. Thứ hai sẽ rời nhà thương.
Tròn Vo có vẻ hài lòng:
- Hai thằng Toni Ehrlich và Ottmar Paulsen đã bị đuổi học. Dấu vân tay của tụi nó sờ sờ.
Máy Tính Điện Tử tiếp lời:
- Không phải chỉ có vậy. Bọn chúng sẽ còn phải trả lời trước tòa án thanh thiếu niên nữa. Chỉ có điều là bây giờ chúng vẫn được tại ngoại hầu tra. Thằng Ehrlich đã rời kí túc xá về nhà. Còn Paulsen thì tối ngày nhậu quắc cần câu với ông già đạo tắc của nó trong các quán rượu và chửi bới liên tục…
Tarzan lắc đầu ngao ngán. Sau buổi học, hắn gọi điện đến nhà Hartmut A. Y như rằng, vẫn là người quản gia giọng nghẹt mũi nhấc phôn lên.
- Tôi rất tiếc, thưa ông! Tôi cũng đang rất lo lắng! Ông chủ giờ này cũng chưa thấy về. Đáng lẽ ông ấy phải có mặt ở nhà đêm hôm qua mới đúng. Tôi sợ rằng có gì đó trục trặc, bởi ông chủ tôi bình thường rất coi trọng giờ giấc. Đối với ông, thời giờ là vàng bạc. Thế mà không hiểu sao máy điện thoại bên hồ Trimi cứ lặng thinh. Tôi đã tính chuyện gọi điện báo cảnh sát nhưng rồi lại e như thế là quá vội vàng, và ông chủ sẽ phật ý…
Tarzan ngạc nhiên:
- Ông ấy ở hồ Trimi sao? Cái hồ đó sát nách thành phố mà? Tôi cứ nghĩ ông ấy đi đâu xa lắm.
- Ông chủ có một nhà nghỉ tại đó.
Tarzan thở phào:
- Nếu vậy ông khỏi phiền tới cảnh sát. Chiều nay tôi sẽ tìm ông chủ giúp ông. Đằng nào thì tôi cũng có việc phải tới đó.
Người quản gia cảm thấy nhẹ nhõm:
- Ồ, cảm ơn… ông. Ông chủ tôi ở nhà số 11, đường Dạo Mát Bên Hồ.
- Tôi sẽ điện thoại cho ông khi có tin tức.
- Cảm ơn!
Tarzan gác máy. Hắn trầm ngâm nhìn các chiếu hữu rồi tuyên bố:
- Khởi hành đến hồ Trimi!
Tròn Vo nhớn nhác:
- Giữa cơn nóng khủng khiếp này mà đạp xe sao đại ca?
- Ừ, cái hồ gần xịt. Chỉ cách trường mình khoảng… năm cây số.
Mặc kệ thằng mập thè lưỡi kinh hoàng, đội ngũ Tứ quái vẫn nhổ neo. Lúc mồ hôi của Kloesen toát ra như tắm thì dinh cơ dành để ngả lưng của Hartmut A. Selbmann cũng hiện ra. Coi, ngôi nhà thơ mộng nằm biệt lập trên một khu đất rộng.
Quanh nhà là hàng rào sắt, sau hàng rào là bờ giậu mọc cao để ngăn ngừa những cặp mắt tò mò. Chỉ có qua lối cổng mới thấy được ngôi nhà. Đám trẻ dừng bước trước cánh cổng khóa trái.
Công Chúa lo ngại nhìn những ô cửa đóng kín từ tầng dưới tới tầng trên:
- Hình như ông ta đã rời khỏi đây.
Tarzan tỉnh táo hơn:
- Cửa gara xe hơi có kéo xuống nhưng không khoá chốt. Một con người cẩn thận và tỉ mỉ như ông ta khó hớ hênh như vậy.
Hắn nhảy phốc qua cửa phụ chạy một lèo tới gara. Một chiếc Mercedes màu mận chín nằm trong đó ngon lành. “Hartmut A. có nhà!” - Tarzan vừa ra dấu cho các bạn như vậy vừa chạy tiếp đến cửa vô ở đầu hồi. Hắn bấm chuông inh ỏi.
Chẳng nghe thấy gì cả. Điều gì đã xảy ra ở đây? Hắn tập trung hết thính giác nghe ngóng. Trời, hình như bên trong có ai đang bị bịt chặt miệng.
- Cưưứu… tôi…
Tiếng kêu cứu yếu ớt, phải gắng lắm mới nghe nổi.
- Có chuyện rồi các bạn ơi! Tôi phải vào nhà đây. Tôi vừa nghe tiếng kêu cứu.
Tarzan thúc khuỷu tay đập bể kính cửa và mở chốt. Hắn hồi hộp bước vào một căn phòng lớn choán gần hết tầng một. Cầu thang lên tầng trên ở phía sau.
- Cưứưu… tôi…
Tiếng kêu khẩn thiết lại vang lên mơ hồ nhưng rất gần. Vậy mà Tarzan chẳng trông thấy ai.
- Tôi… chêếêt… mất…
Trời hỡi, không lẽ tiếng kêu cứu phát ra từ trong tủ. Tarzan nhón chân về hướng đó và há hốc miệng bàng hoàng. Trước mặt hắn là một chiếc giường gấp. Đích thị là chiếc giường. Khi được xếp lại trông nó chẳng khác gì với những cái tủ chạm trổ cầu kỳ ở hai bên. Chỉ có điều chiếc giường không xếp lại được nguyên vẹn, nó bị vướng bởi một cái mền dày thò ra hai bên mép.
Tarzan hiểu ngay nội tình. Lạy Chúa, Hartmut A. chắc chắn bị kẹp dính trong đó. Hắn nắm lấy thanh giường dùng hết sức đẩy bật chiếc giường ra.
Coi nào, đối diện hắn là một người đàn ông nằm co quắp, đầu chúc xuống, thở như một con cá mắc cạn. Tròng con ngươi của ông ta sắp lồi hẳn ra ngoài.
Tarzan lên tiếng:
- Lạy Chúa! Ông bị kẹt trong chiếc giường từ đêm qua sao?
Hartmut A. thì thào:
- Từ… đêm kia. Tôi tưởng rằng không bao giờ còn được thấy… loài người nữa. Tôi… khát…
Ái chà, Hartmut A. Selbmann là thế này đây! Khuôn mặt lão từa tựa như ba của Inge nhưng gian hùng và tiều tụy hơn nhiều. Lúc này trông lão chắc chắn giống ông nội của Inge vào phút hấp hối.
Hắn xuống gian bếp nhỏ cạnh cầu thang rót cho Selbmann một li nước đầy ứ. Lão uống ừng ực và rên rỉ:
- Rượu! Hãy cho tôi rượu!
Được thôi, Tarzan làm một lượt hai chung cô-nhắc cho lão thử giọng. Bấy giờ Selbmann mới chịu ngồi dậy.
- Ông có cần gọi bác sĩ không?
- Không. Hãy rót cho tôi một miếng rượu nữa.
Lão ực sạch li cô-nhắc thứ ba khiến Tarzan ngao ngán. Hắn hơi kinh ngạc khi thấy Selbmann nhìn ra hàng hiên ngỡ ngàng.
Té ra ngoài đó là ba quái Gaby, Karl và Kloesen đang đứng nhìn vô. Tarzan giới thiệu:
- Họ là các bạn của cháu.
- Ồ, tôi cứ tưởng… Xin mời các cô cậu vào nhà.
Khi hai bên đã yên vị và biết lai lịch của nhau, Selbmann mới ngập ngừng:
- Chỉ tại cái giường mắc dịch này. Các cô cậu phải biết là tôi đã đặt hàng từ một tay thợ tài hoa số một… Ấy thế mà, nửa đêm kia tôi gặp tai họa. Không hiểu tôi lắc lư làm sao mà một nút cơ học bật ra… Ôi, khốn khổ… tôi đã bị giam ở đây suốt 38 tiếng đồng hồ. Như một thằng tù các cô cậu ạ…
Tarzan ráng nín cười:
- Nếu cháu là ông thì từ nay cháu sẽ không ngủ trên cái bẫy nguy hiểm đó nữa.
- Phải đó, cậu bé ân nhân cứu tử của tôi ạ.
Lão nhìn xuống đất ngậm ngùi:
- Lúc gần kề thế giới bên kia, tôi mới chợt nghĩ ra nhiều chuyện… À này cậu bé, tôi xin được đền ơn cứu mạng. Cậu muốn gì xin cứ nói. Tôi sẽ đáp ứng bằng được.
Tarzan nhún vai:
- Cháu chỉ thích có 400.000 mark. Đúng 400.000 mark nhưng không phải tiền tạ ơn hay quà tặng. Đó chỉ là giá trị tương xứng để đổi lấy hai con tem xưa như Trái Đất mà ông bị mất cách đây ba năm.
Selbmann như sắp bị chiếc giường kẹp dính lần nữa. Lão hổn hển:
- Sao? Cậu nói gì?
- Nói đến hai con tem Mauritius năm 1898 trên một chiếc phong bì. Ông đã bị bọn trộm “thổi” mất. Cháu biết người chủ hiện nay của hai con tem. Người này không dính dáng gì tới bọn trộm nhưng lại muốn ẩn danh. Ông ta nhờ cháu đến chào giá người chủ cũ của hai con tem. Ông nghĩ sao?
Selbmann như bị điện giật. Rồi thân thể còm nhom của lão rung lên vì… cười. Trời ạ, lão cười như điên như dại.
- Ha ha ha…
Rượu cô-nhắc từ li văng ra ướt nhẹp chiếc áo ngủ. Bất chấp, lão vẫn cười khiến Tarzan tái mặt. Chẳng lẽ lão bị chấn thương sọ não lãng xẹt bởi chiếc giường gấp?
Selbmann đã chấm dứt chuỗi cười. Lão ôm bụng ho rũ rượi:
- Thiên địa quỉ thần ơi, thật là khôi hài chưa từng thấy. Cậu bé biết không, hai con tem Mauritius bị mất ba năm trước chỉ là phiên bản, một bản sao y như thật có thể bày công khai cho thiên hạ chiêm ngưỡng. Thứ đó mất đáng gì, hai con tem thực đang nằm trong tay tôi. Và nó cũng là nguyên nhân khiến tôi đã không báo cho cảnh sát biết vụ trộm năm đó…
Tarzan mặt ỉu xìu. Hắn hoàn toàn mất hứng:
- Thật là một thất vọng lớn cho…
- Chẳng có gì thất vọng cả, tôi đang mắc nợ cậu chưa trả được kia mà. Trong chiếc két gắn trên tường nhà tôi toàn những tài sản vô giá trị, kể luôn hai con tem Mauritius giả. Tôi thừa hiểu bọn đạo chích thường chiếu nhãn quang vào các két sắt, chúng đâu biết rằng những thứ thật sự quí giá lại nằm sờ sờ quanh tôi, như hai con tem nguyên bản, khi đó kẹp trong một cuốn sách trên giá…
- Ông đề phòng thật tuyệt vời. Cháu cứ tưởng ông đã bị trời phạt… ồ, xin lỗi, ông đã bị trả giá đắt…
Selbmann tươi tỉnh:
- Đừng tiếc rẻ vai trò mua bán trung gian nữa, cậu bé. Cậu còn “lộc” của tôi. Cậu hãy nghĩ ra một yêu cầu nào đó đi. Mạng sống tôi đáng giá lắm.
- Cảm ơn ông. Sẽ có ngày cháu đưa ra một đề nghị thật bất ngờ đối với ông. Giờ thì xin tạm biệt ông.
Tarzan nháy mắt cùng các bạn. Tứ quái kéo nhau về trong tình trạng “trèo cao té nặng” chưa hề gặp trong nghề… mạo hiểm. Lão Selbmann tinh quái cực kì vậy là đã ghi một bàn thắng suốt ba năm, chứ sao nữa!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất