Quyển 22 Chương 1: QUÀ DÀNH CHO NAPUR
Mới đó mà đã đến kì nghỉ hè hàng năm. Mặt trời tháng sáu rực rỡ. Tarzan cùng Tròn Vo đang trên đường đạp xe về gia trang Sauerlich mà thấy lòng nao nao. Công Chúa Gaby đã chia tay ba thằng từ mấy ngày trước để lên đường… cắm trại với một lô đám con gái rắc rối cùng câu lạc bộ bơi lội. Hắn bất giác thở dài, hỏi:
- Biết làm gì để đốt thời gian bây giờ hở mập?
Tròn Vo nhún vai nhét một thanh sôcôla vô miệng:
- Gặp quân sư Karl rồi hãy tính. Tụi mình đang làm chủ một giang sơn hùng vỉ cơ mà.
Đúng là tụi nó đang “làm chủ một giang sơn hùng vĩ” thực. Tòa lâu đài khổng lồ của gia đình Sauerlich là sào huyệt mới trong mùa hè của bọn chúng. Ông bà chủ hãng kẹo sôcôla đã đi du thuyền tại Địa Trung Hải. Đương nhiên là họ có đặt chỗ cho cậu quý tử Willi tự Tròn Vo. Song cậu con trai đã “tranh đấu” với bố mẹ mấy ngày ròng để được ở nhà. Rốt cuộc cậu được toại nguyện và được phép mời Tarzan cùng Karl đến ở chơi.
Coi, Kloesen đã dừng xe đạp trước ga-ra “mái nhà xưa” yêu dấu. Nó lôi cái va-li khỏi yên sau và cười khà khà:
- Vắng Gaby thì còn… chị bếp. Chị Dessart cũng là “phụ nữ” mà đại ca!
Tarzan trợn mắt:
- Mày bớt bép xép giùm tao được không? Tao đang sốt ruột chờ thằng Karl đây.
- Vậy ư? Còn tao thì… a lê hấp, chờ bà tiên Amalie Dessart bồi dưỡng tối đa sau những ngày thiếu thốn.
Tròn Vo bấm chuông. Ngay lập tức “bà tiên” nhiệm màu của nó ra mở cửa. Amalie Dessart là một người đàn bà béo tròn chỉ tìm thấy ý nghĩa cuộc đời trong chuyện bếp núc. Giọng của chị nghe hấp dẫn như thực đơn:
- Ồ, chào cậu chủ và Tarzan. Cậu chủ không theo hai ông bà chủ đi dụ lịch là phải. Tôi đã chờ đợi dịp này từ lâu.
Tròn Vo giả bộ ngây thơ:
- Để làm gì vậy hở chị Dessart?
Chị bếp trả lời vô tư cực kì:
- Để tẩm bổ cho cậu chủ chớ gì nữa. Cậu ở trường học “ăn chay” quanh năm thì mập sao nổi.
Tarzan nghe hai lỗ tai lùng bùng. Trời ạ, hắn chưa từng thấy “cặp bài trùng” nào ăn ý như Kloesen và chị Dessart. Hai nhân sự đều đồ sộ khủng khiếp mà lúc nào người này cũng tưởng người kia là chưa đủ trọng lượng để… làm người. Chị bếp hỏi Tarzan:
- Chị có cần sửa soạn phòng khách cho Gaby không?
- Gaby không đến ạ. Bạn ấy đi cắm trại với câu lạc bộ bơi lội.
Chị Amalie Dessart mỉm cười:
- Các em sẽ nhớ Gaby, hả?
Tròn Vo vô tư nói:
- Ồ, không vướng phụ nữ càng… - Bắt gặp ánh mắt của Tarzan, thằng mập vội lấp liếm - Tất nhiên tụi em sẽ thấy thiếu Công Chúa lắm.
Tarzan nói:
- Có thể tụi em sẽ đi thăm bạn ấy. Khu cắm trại ở chỗ Những Tảng Đá Hát.
Chị Amalie hào hứng thấy rõ:
- Tại sao lại gọi là “Những Tảng Đá Hát”?
- Bởi vì nó là một cụm tảng đá nằm giữa rừng bốn mùa rúc rích giữa gió và lá cây. Từ đây tới đó chỉ sơ sơ 25 cây số.
Tròn Vo rú lên. Nó có vẻ đã thấy trước tai họa. Vì con đường từ đây tới Những Tảng Đá Hát chỉ được phép đi xe đạp.
- Ê, bộ đại ca định đi thăm “nữ quái” sao hả? Hãy thương cặp giò ngắn ngủn của tao với chớ.
Tarzan tỉnh bơ:
- Tao hiểu sự đau khổ của mày trong việc gò lưng trên xe đạp mà. Cho nên chúng ta chưa xông đất Gaby liền đâu. Đợi quân sư đến rồi…
- Rồi sao nữa?
- Rồi chúng ta sẽ đi thăm gánh xiếc Zeisig. Gánh xiếc bị phá sản này đang đóng đô gần khu rừng Gaby dựng trại.
- Tao chưa hiểu…
- Thế này nhé, mày không đọc báo trong thư viện sáng nay à? Gánh xiếc của gia đình Zeisig lừng danh đã bị tan rã. Các diễn viên đều “gô” hết, chỉ còn hơn chục con thú ở lại. Hội bảo vệ thú vật của thành phố đã giúp họ tìm một cái chuồng còn tương đối dùng được trong thung lũng Heinrich ở ngoại ô…
Tròn Vo xoa bụng gật gù:
- Tao biết. Thung lũng gì mà dẹt như đồng xèng. Ở đó đầy dâu rừng, lũ thú vật làm sao xực dâu rừng được…
- Thế mới có vấn đề. Một mình Hội bảo vệ thú vật cách chi cung cấp nổi thịt cho những con thú đáng thương. Lỡ trong đám thú mà có sư tử lại càng khốn khổ. Nó ngoạm thịt vô tận như mày ngốn sôcôla vậy.
Tròn Vo gầm lên một tiếng hãi hùng như… sư tử đói rồi hắng giọng thông cảm:
tinh thần” cho chúng là phải.
- Tại sao lại úy lạo… tinh thần? Tao muốn nói chúng ta phải ủng hộ dạ dày chúa sơn lâm bằng một cái gì thật cụ thể…
- Tao sẵn sàng hi sinh sự nghỉ ngơi vì lũ sư tử đói. Tụi mình cho nó nửa kí thịt chăng?
- Nửa kí thịt thì bõ gì với một con sư tử đói chớ. Để một con sư tử lửng dạ thì… chà, với sức ăn của nó mày chưa là gì cả.
- Hay là…
Thằng mập chưa nói hết thì tiếng chuông cửa vang lên. Karl đến.
Ba quái họp nội bộ tức thì. Chuyến viếng thăm gánh xiếc của gia đình Zeisig được chị bếp Amalie nghe với thái độ cảm động. Giọng chị rưng rưng:
- Chị mới mua một con heo sữa cho mấy chị em. Hay là mình sẽ hi sinh món heo sữa quay bữa nay để quyên góp cho con sư tử nào đó. Tội nghiệp bầy thú quá.
Hai cánh tay giơ cao nhưng một cánh tay khác thì buông xuôi ảo não. Cánh tay mập ú của Kloesen chớ ai. Cu cậu không được vui lắm. Nó nuốt nước bọt hai lần. Chỉ nghĩ tới con heo sữa quay vàng là nó đã thèm rỏ dãi. Nó muốn chí ít cũng nên giữ lại một khoanh dày. Nhưng biết sao hơn?!!
- Thôi được. - Nó gật đầu – Đành bóp mồm bóp miệng vậy. May mà mình còn có sôcôla để cầm hơi.
*
Ba chiếc xe đạp chạy đã hơn nửa giờ đồng hồ. Thung lũng Heinrich đón ba thằng con trai có máu phiêu lưu mạo hiểm bằng một vệt rừng xanh tít tận chân trời. Có nhiều con đường dẫn đến cái gọi là Rừng Lớn. Khu rừng với mỗi cạnh dài trên sáu mươi cây số đã được quy hoạch một phần thành Công viên bảo vệ thiên nhiên, nơi mọi thứ đều nguyên thủy như cách đây nhiều thế kỉ.
… Và ở Những Tảng Đá Hát, là khu trại của bọn con gái, trong đó có Gaby. - Tarzan vừa guồng chân vừa nghĩ - Thế nào tụi mình cũng phải đến đó, dù có được chào mừng hay không. Tụi mình có thể giúp họ chẻ củi, dựng lều… Chỉ biết, nếu cả tuần không được gặp Gaby thì buồn lắm.
Như đọc được ý nghĩ của Tarzan, Karl bỗng hỏi to:
- Liệu tụi con gái có biết đường dựng lều cho tử tế không Tarzan?
Chết cha! Mình đã nói to ý nghĩ lên hay sao vậy cà?
Tròn Vo bỗng réo:
- Hình như các thầy cô giáo trường mình cũng du lịch trong rừng…
- Theo tao biết chỉ có một số các giáo viên trẻ.
Kloesen chu môi:
- Tất cả những vị “gõ đầu trẻ” đó tập trung ở nhà thầy Keup.
Tròn Vo đã nói đúng. Thấy Keup vốn được thừa kế một ngôi nhà nhỏ tuyệt đẹp trong khu rừng lớn. Bữa cuối tuần nào thầy giáo cũng tới đó. Nhân đợt nghỉ hè này, thầy Keup đã mời hơn chục đồng nghiệp trẻ tuổi độc thân đổi không khí trong rừng bằng những bữa tiệc thịt nướng và hít thở hương vị trong lành của trời đất. Đề nghị của thầy Keup được hưởng ứng nồng nhiệt. Các giáo viên đã chở theo một thùng bia vĩ đại để ăn mừng ngày thoát khỏi tiếng ồn ào đô thị.
Tarzan trầm ngâm:
- Tụi mình có thể thăm xã giao cả hai nơi: chỗ Gaby và chỗ các thầy cô.
Tròn Vo nhăn mặt. Năm kí cà-rốt đựng trong túi cột đằng sau xe nó trở nên nặng nề hơn cả con heo sữa quay mà Tarzan chịu trách nhiệm “vác” theo. Nó cảm thấy chuyến đi chưa chi đã bị lộ bí mật. Mà lộ bí mật cho nhiều người biết rõ ràng chẳng xứng danh thám tử chút nào.
Cuối cùng ba đứa cũng tới vùng đất nông trại bị bỏ hoang trong thung lũng Heinrich. Dãy chuồng súc vật nằm buồn bã chán chường. Giữa nhà ở và kho cỏ lù lù hai chiếc ô tô.
Mặt trời đầu buổi chiều nóng rực trên cao, không nghe một tiếng chim hót. Không khí có mùi gì nằng nặng. Bọn chúng đạp xe thong thả vào khu vực nông trại. Karl thở dài:
- Ma quái thật!
Tiếng của Tròn Vo:
- Hay là lũ thú đã rời khỏi đây rồi. Vậy thì con heo sữa sẽ lại được chui vào bao tử chúng ta…
- À à… uôôôm!
Một tiếng gầm giận dữ vang lên như phản đối sự ích kỉ của thằng mập. Tiếng gầm âm vang như vọng từ một thế giới khác khiến Kloesen suýt lộn cổ từ trên xe xuống. Nó la bài hải:
- Chúa ơi, con mãnh sư! Cầu trời nó bị nhốt trong cũi sắt.
Tarzan an ủi, dù không kém thất thần:
- Tao nghĩ đó không phải là sư tử. Chỉ có hổ mới gầm như thế.
- Hả? Cọp chứ không phải sư tử à?
Máy Tính Điện Tử gật đầu:
- Tiếng “à uôm” là độc quyền của loài hổ. Còn gọi là cọp, hùm, ông ba mươi hoặc chúa sơn lâm. Tiếng gầm y hệt như trong sở thú. Nhưng mày yên tâm đi Kloesen. Chắc chắn con hổ đói này đã bị nhốt trong chuồng.
Ba quái dừng lại bên kho cỏ.
Tarzan mới thò tay kiểm tra con heo sữa thì cánh cổng kho cỏ rít lên. Trời ạ, một bóng người từ trong bóng tối lảo đảo bước ra.
Coi, người đàn ông vừa xuất hiện đã… loạng choạng với cái đầu rũ rượi gục xuống và chai rượu vung vẩy trên tay. Tarzan nhập đề liền:
- Chào ông, hẳn ông là chủ gánh xiếc Zeisig?
- Cái… cái gì?
Người đàn ông lảm nhảm rồi dựa người vào cột cổng. Những bờm tóc đen phủ kín tai ông ta. Mặt ông ta đầy những nếp nhăn, cái mũi đỏ tía vì nghiện rượu. Cái cằm vuông được đóng khung bởi hàm râu đen như dân Mông Cổ. Cách ăn mặc của ông ta thật bê bối. Người nồng nặc mùi chuồng thú và hơi rượu.
Ông ta cao lớn, thời trai trẻ chắc đẹp trai ngời ngời. Còn bây giờ thì ông ta đã trở nên gầy gò, mệt mỏi, úa tàn.
Tarzan ngao ngán. Một chủ gánh xiếc bệ rạc cỡ đó thì chuyện phá sản là lẽ đương nhiên. Hắn cố gắng kiên trì:
- Ông có phải là ông Zeisig mà báo chí đã đưa tin không ạ?
- Không… Tôi không…
Tarzan mất… hứng. Trời ạ, nếu ông ta không phải bầu gánh mà là người coi dạy thú thì lại càng… chết dở. Biết đâu trong một cơn say xỉn ông ta hờ hững quên đóng cửa chuồng và…
- A, chào các cháu!
Nỗi lo lắng của tarzan chợt gián đoạn bởi một tiếng chào niềm nở. Tarzan giật mình quay lại. Hi vọng người vừa chào là ông Zeisig. Hắn quan sát người đàn ông mảnh khảnh từ trong nhà đi ra, đôi vai gầy guộc trĩu xuống. Chỉ nội chiếc lưng hơi gù và mái tóc muối tiêu cũng đủ thấy ông lớn tuổi hơn gã đán ông đang nốc rượu ừng ực kia. Ông nói lớn:
- Ta là chủ gánh xiếc Zeisig đây.
Đúng lúc đó gã say rượu nhổ toẹt một bãi nước bọt sau lưng Tarzan.
*
Cuộc hội ngộ già trẻ thân mật ngay từ phút đầu. Tarzan không hề giấu mục đích tốt đẹp của mình, hắn nói:
- Tụi cháu tình cờ đọc báo biết được hoàn cảnh của gánh xiếc. Dạ, tụi cháu là học sinh, chỉ có thể ủng hộ một con heo sữa và năm kí cà-rốt cho bầy thú ăn đỡ đói…
Ông Zeisig mỉm cười, bắt tay từng đứa:
- Các cháu thật tốt bụng. Tôi thay mặt con Napur cảm ơn các cháu. Này nhé, trong gánh xiếc của chúng tôi không có sư tử, chỉ có một con hổ chúa tên là Napur. Napur đang ở độ tuổi sung sức nhất. Đáng tiếc là sắp tới nó đành phải ẩn cư trong sở thú rồi.
Tarzan ngơ ngác:
- Tại sao lại phải vào sở thú hả ông?
Zeisig đảo mắt nhìn quanh căn phòng tồi tàn một cách bồn chồn. Chưa thật an lòng, ông hé cửa ngó gã nát rượu đang ngả nghiêng trong những lùm cây rậm rạp. Ông sợ gã đàn ông đã nhổ một bãi nước bọt chào đón mình chăng? Tarzan làm sao biết được. Hắn cầm li cô-ca mà ông Zeisig vừa rót mời uống một hớp nhỏ.
Zeisig cười gượng gạo:
- Ừ, tôi kể đây. Một lần nữa xin cảm ơn món quà heo sữa nặng tới mười lăm kí của các cháu.
Ngừng lại vài giây, ông tiếp tục:
- Gánh xiếc đã sập tiệm sau 26 năm tung hoành ngang dọc. Do hoàn cảnh khách quan thúc đẩy. Chúng tôi muốn tồn tại trong cuộc cạnh tranh thị trường khốc liệt này thì buộc phải có một số vốn thật lớn để xây dựng một rạp xiếc hiện đại với các tiết mục đặc sắc mới hằng mong thu hút được người xem. Và, như các cháu đã biết, chúng tôi… bó tay. Vào thời đại của truyền hình bây giờ chẳng khán giả nào còn tha thiết đến một gánh xiếc giang hồ rày đây mai đó như chúng tôi nữa. Không khán giả, không thu nhập. Vậy là chấm hết.
Tarzan thực sự cảm thông. Hắn nói:
- Chúng cháu lấy làm tiếc. Trên báo chỉ thấy đề cập rất chung chung về bầy thú của ông. Ông có bao nhiêu con ạ? Và rồi chúng sẽ ra sao?
- Chỉ còn sáu con ngựa nhỏ, bốn con vượn, một con lạc đà không bướu, một con lạc đà một bướu và mãnh hổ Napur. Nhờ trời, sở thú đã nhận nuôi dưỡng chúng và trả cho chúng tôi một số tiền. Các cháu ạ, ngày mai tôi đành phải từ biệt các con thú yêu dấu do chính tay mình nuôi dạy. Lòng tôi đau như cắt. Nhưng tôi không thể làm gì cho chúng được nữa.
Karl an ủi:
- Bầy thú của ông sẽ được chăm sóc chu đáo. Sở thú của thành phố này vốn nổi tiếng trên thế giới…
- Tôi biết. Đã đến lúc cần phải giải nghệ nếu không muốn sinh nghề tử nghiệp. Tôi còn một bà vợ và ba đứa con. Cho dù các con tôi đã trưởng thành nhưng tôi cũng phải tạo điều kiện để chúng có một chỗ ở cố định hầu sinh hoạt bình thường như mọi người.
Câu chuyện ngẫu nhiên được chuyển sang một đề tài khác. Ông già tâm sự:
- Hai thằng con lớn Robert và Nino vừa mới kiếm được công ăn việc làm. Một văn phòng công ti tư nhân cũng đã nhận vợ tôi vào làm tạp dịch. Tôi chỉ còn lo cho Leni, cô con út đang muốn làm một cô nuôi dạy trẻ. Riêng tôi thì…
Zeisig mỉm cười đau khổ:
- Thì trụ lại thêm một ngày để trông coi bầy thú, sau đó sẽ làm đại lí bán thức ăn cho chó và mèo. Các cháu thấy đó, cuộc đời tôi đến chết cũng không rời những con vật!
Tarzan không thể cười nổi. Hắn chỉ tay qua cửa sổ:
- Thế còn… ông say rượu kia ạ?
Mặt Zeisig sa sầm:
- Tên anh ta là Carlo Tomasino. Anh ta là tài tử dạy hổ. Trước kia Tomasino lừng lẫy bao nhiêu thì bây giờ rượu làm anh ta suy sụp bấy nhiêu. Cách đây ba năm, Tomasino đã đem con Napur về với gánh xiếc.
- Trời đất!
- Lúc này thì anh ta đã bị tước quyền định đoạt về số phận con hổ. Không một ai lại dám giao chúa sơn lâm cho một tay nát rượu.
- Cháu không ngờ.
- Hôm nay là ngày cuối cùng anh ta được tự do làm theo ý mình, ngày mai anh ta sẽ chấm dứt sự nghiệp trong một trại cai nghiện. Vì nếu anh ta cứ tiếp tục thế này, thì anh ta không chỉ tự hủy hoại mình mà còn là mối đe dọa cho xung quanh.
Tròn Vo co rúm lại:
- Gã Carlo Tomasino đó… điên ư?
- Gần như vậy. Rượu đã làm thần kinh anh ta hoang tưởng hoàn toàn. Anh ta hung dữ, vũ phu. Anh ta thù hận tất cả mọi người và chỉ muốn đốt sạch hoặc giết sạch. Anh ta cứ cho rằng mọi người đều chống lại anh ta.
Tiếng động cơ xe con vọng tới tai mọi người. Các nếp nhăn trên trán ông Zeisig giãn ra:
- Leni lái xe đến đấy. Có lẽ nó định chia tay với con ngựa nhỏ mà nó cưng nhất.
Ba quái không hẹn cùng đồng loạt nhìn qua cửa sổ, đáng tiếc là kho cỏ đã che mất tầm mắt của chúng. Giọng Kloesen háo hức:
- Cháu rất muốn xem con hổ Napur. Nó ở trong cũi chứ ạ?
Zeisig phì cười:
- Bao giờ nó chẳng ở trong cũi. Đáng lẽ giờ này chưa đến giờ ăn đâu, nhưng vì các cháu, tôi sẽ cho Napur ăn sớm lên vậy. Nào…
Bốn người nối đuôi nhau ra khỏi căn nhà lụp xụp. Tarzan vẫn còn thắc mắc về “nhận vật nguy hiểm”. Hắn hỏi:
- Anh chàng dạy thú Carlo kia có đồng ý đi cai nghiện không ạ?
- Không. Tiếc rằng không. Anh ta không chịu hiểu rằng đó là cách duy nhất có thể cứu vớt anh ta.
Trời ạ, nếu vậy thì tại sao gã không chịu bỏ trốn? Chả lẽ là vì con Napur chăng? Muốn ở lại với nó đến giây phút cuối cùng chăng? Thương thay, thương thay! Tarzan cảm thấy xót xa cho gã.
Tại chuồng ngựa và chuồn lạc đà, năm kí-lô cà-rốt Kloesen mang theo được những con thú đói xơi sạch sẽ.
Sau đó họ tới chuồng hổ. Lần đầu tiên thằng mập quên nỗi tiếc rẻ để há hốc miệng nhìn chằm chằm vào những chấn song to chắc nằm trong bóng tối. Nó hồi hộp biết rằng cặp mắt xanh lè bên trong đang chiếu tướng nó chăm chú. Con hổ vằn Napur dễ sợ chứ ai. Những bàn chân nanh vuốt của chúa sơn lâm không ngừng giậm thình thịch trên sàn gỗ lót rơm với cái đuôi dài quất loang loáng.
Ông Zeisig cảnh giác:
- Không được lại gần con hổ. Bàn chân nó có thể thò qua song sắt nhanh như chớp, vả vào người là chết được đấy.
Tarzan nói:
- Không có con cọp trong sở thú nào to như nó. Và tuyệt đẹp nữa chớ!
- Cháu nói đúng. Napur là một con hổ đặc biệt tốt mã.
Những cơ bắp cuồn cuộn như sóng lượn toàn thân Napur. Nó khịt khịt với vẻ hãnh diện. Không hãnh diện sao được, bộ cánh vàng hung sọc vằn đen của nó mượt mà hơn bất kì một con hổ nào khác. Chưa kể nó đang sung sức tuyệt vời. Ông Zeisig lột bỏ mớ giấy gói và dùng một cái xiên sắt dài cắm vô “món quà”.
- Bây giờ chúng ta cho nó ăn heo sữa.
Trước ánh mắt đầy vẻ thèm thuồng của con hổ, Zeisig hỏi:
- Cháu nào muốn cho hổ ăn nào?
Tròn Vo và Máy Tính Điện Tử… ngoảnh mặt đi chỗ khác cấp tốc. Tarzan nãy giờ có ý nhường, bèn cầm ngay lấy cái xiên.
Hắn thu hết can đảm cầm cái xiên đẩy con heo sữa vào lỗ hổng sát sàn cũi. Coi, ngay tức khắc mãnh hổ Napur tung mình nhảy tới mục tiêu, hai chân trước điên cuồng nện vô song sắt, há cái miệng kinh khủng toàn răng nanh lởm chởm cắn phập con mồi. Tarzan nổi da gà trước tiếng xương gãy răng rắc, rồi tiếng nhai nuốt. Trong nháy mắt, con heo sữa hết biến.
Tròn Vo thì thào:
- Ớn quá. Ông Tomasino to gan lớn mật đấy chớ.
Zeisig giải thích:
- Tomasino đã nuôi lớn nó bằng các bình sữa từ hồi nó chỉ bé như con mèo.
Ông vỗ vai đám nhóc:
- Đi với tôi, tôi sẽ giới thiệu Leni cho các cháu. Có lẽ nó đang ở trong kho cỏ để vét thức ăn cho bầy ngựa.
Họ lướt qua chiếc Mercedes của Tomasino và chiếc Chevrolet của Zeisig. Đúng lúc đó một âm thanh nghèn nghẹn từ trong kho cỏ vang lên:
- Cứu tôi với!... Lạy Chúa… gã…
- Leni!
Zeisig gào lên. Ông già lao về phía cổng kho. Tam quái theo bén gót.
Trời đất. Bên trong cánh cổng hé, gã nát rượu Tomasino đã nổi cơn điên loạn. Bộ mặt tàn bạo của gã đỏ như trái cà chua chín, hai cánh tay gân guốc ghì chặt một thiếu nữ chừng mười tám, mười chín tuổi có mái tóc đen xõa dài xuống vai. Thiếu nữ có khuôn mặt khả ái, lấm tấm tàn nhang và duyên như cỏ nội hoa đồng.
Tomasino đang gầm gừ định hôn cô gái cho bằng được. Nghe tiếng chân người, gã buông Leni ra và gạt phăng cú đấm của ông Zeisig vừa xuất thủ một cách nhanh nhẹn.
Liền đó gã quăng một cú thôi sơn dính giữa mặt ông chủ gánh xiếc khiến ông đổ người xuống đất. Trong cơn say máu, Tomasino toan đá Zeisig một cách thâm hiểm và thiếu quân tử thì Tarzan đã nhảy vào.
Tarzan thúc mạnh cùi chỏ vô bụng Tomasino. Ê, cặp mắt đen của gã lồi như hai trái bóng bàn. Mặt gã như muốn vỡ tung. Gã quỵ xuống, từ từ đổ vật ra đất và nằm rên ư ử.
Miệng Zeisig lúc này đầy máu, nhưng cái nhìn của ông vẫn tỉnh táo. Tiếng Leni run run:
- Gã… gã giả bộ giúp con lấy cỏ, rồi rồi…
Zeisig thở nặng nhọc. Ông đưa hai tay lên ôm đầu và nói với Tomasino:
- Tao với mày đến đây là dứt tình dứt nghĩa. Nếu ngày mai mày không vào trại cai nghiện thì hôm nay mày đã vô tù rồi. May cho mày.
Tomasino không cục cựa, mặt vàng ệch, tuy nhiên tia mắt của gã cực kì gian xảo. Tarzan hiểu rằng một người đàn ông đã bị rượu hủy diệt cỡ đó có thể biến thành quỷ dữ như chơi.
*
Ông Zeisig cầm tay cô con gái hãy còn run rẩy dắt ra ngoài. Tam quái theo sau.
Khỏi phải nói, Tròn Vo có vẻ thích Leni chết mê đi được. Khi cô giơ tay bắt, hai cái tai voi của nó đỏ dừ lên. Nó lén chiêm ngưỡng cô, chỉ hận một điều là không thể mời cô chỗ sôcôla đã chảy nhoét trong túi quần được.
Sau một hồi trò chuyện, họ thấy Tomasino lên ô tô của gã phóng đi. Tarzan thắc mắc:
- Gã say liên miên vậy mà vẫn được phép lái xe ạ?
Ông Zeisig nhún vai:
- Tôi chưa hề thấy ai nhậu triền miên như vậy. Có điều thằng Tomasino lái xe rất cừ.
Tarzan lôi trong túi áo ra một hộp quẹt màu đỏ:
- Hình như ông đánh rơi trong kho cỏ lúc bị té.
- Không phải của tôi. Chắc của thằng mất nết Tomasino.
Kloesen đương nhiên còn lâu mới quan tâm đến cái hộp quẹt của Tarzan, nó chỉ biết một mình Leni trước mắt. Nhưng hễ cô quay sang thì nó lại ngó xuống đất. Rõ ràng cu cậu phải thích cô bạn mới lắm nên mới sốt sắng:
- Mai tụi cháu đến để chia tay “bầy thú” được không ạ?
- Ồ, được chớ!
Leni nhìn ông Zeisig:
- Gò má của ba đang sưng lên kìa.
- Ừ, ba biết. Đêm nay nếu bị “hành” nhức nhối, ba sẽ uống một viên thuốc ngủ.
- Ồ, không được đâu ba. Thứ thuốc ấy mạnh đến nỗi ba sẽ ngủ li bì suốt hai mươi tiếng đồng hồ. Lỡ ra…
Zeisig mỉm cười:
- Con gái cứ yên tâm. Ba biết lo liệu mà.
Trời mỗi lúc một tối sẫm. Tròn Vo dù lưu luyến Leni cách mấy cũng đành phải cáo từ. Tarzan dặn:
- Ông và chị Leni nên cảnh giác gã điên khùng Tomasino trở lại.
Ông chủ gánh xiếc gật đầu:
- Tỉnh cơn xỉn, Tomasino rất lành, không có gì đáng sợ nữa. Hắn sẽ lại ngủ trong kho rơm.
Ba chiếc xe đạp lăn bánh. Tròn Vo lại một lần nữa cho thấy nó có một tấm lòng vàng:
- Sau này mình sẽ siêng thăm con Napur trong sở thú, đại ca đồng ý không? Mình sẽ mua quà cho nó. Vào dịp lễ hội, sẽ cho nó một con lợn sữa.
Tarzan và Karl khen:
- Sáng kiến hay đấy. Tụi tao sẽ góp tiền.
- Biết làm gì để đốt thời gian bây giờ hở mập?
Tròn Vo nhún vai nhét một thanh sôcôla vô miệng:
- Gặp quân sư Karl rồi hãy tính. Tụi mình đang làm chủ một giang sơn hùng vỉ cơ mà.
Đúng là tụi nó đang “làm chủ một giang sơn hùng vĩ” thực. Tòa lâu đài khổng lồ của gia đình Sauerlich là sào huyệt mới trong mùa hè của bọn chúng. Ông bà chủ hãng kẹo sôcôla đã đi du thuyền tại Địa Trung Hải. Đương nhiên là họ có đặt chỗ cho cậu quý tử Willi tự Tròn Vo. Song cậu con trai đã “tranh đấu” với bố mẹ mấy ngày ròng để được ở nhà. Rốt cuộc cậu được toại nguyện và được phép mời Tarzan cùng Karl đến ở chơi.
Coi, Kloesen đã dừng xe đạp trước ga-ra “mái nhà xưa” yêu dấu. Nó lôi cái va-li khỏi yên sau và cười khà khà:
- Vắng Gaby thì còn… chị bếp. Chị Dessart cũng là “phụ nữ” mà đại ca!
Tarzan trợn mắt:
- Mày bớt bép xép giùm tao được không? Tao đang sốt ruột chờ thằng Karl đây.
- Vậy ư? Còn tao thì… a lê hấp, chờ bà tiên Amalie Dessart bồi dưỡng tối đa sau những ngày thiếu thốn.
Tròn Vo bấm chuông. Ngay lập tức “bà tiên” nhiệm màu của nó ra mở cửa. Amalie Dessart là một người đàn bà béo tròn chỉ tìm thấy ý nghĩa cuộc đời trong chuyện bếp núc. Giọng của chị nghe hấp dẫn như thực đơn:
- Ồ, chào cậu chủ và Tarzan. Cậu chủ không theo hai ông bà chủ đi dụ lịch là phải. Tôi đã chờ đợi dịp này từ lâu.
Tròn Vo giả bộ ngây thơ:
- Để làm gì vậy hở chị Dessart?
Chị bếp trả lời vô tư cực kì:
- Để tẩm bổ cho cậu chủ chớ gì nữa. Cậu ở trường học “ăn chay” quanh năm thì mập sao nổi.
Tarzan nghe hai lỗ tai lùng bùng. Trời ạ, hắn chưa từng thấy “cặp bài trùng” nào ăn ý như Kloesen và chị Dessart. Hai nhân sự đều đồ sộ khủng khiếp mà lúc nào người này cũng tưởng người kia là chưa đủ trọng lượng để… làm người. Chị bếp hỏi Tarzan:
- Chị có cần sửa soạn phòng khách cho Gaby không?
- Gaby không đến ạ. Bạn ấy đi cắm trại với câu lạc bộ bơi lội.
Chị Amalie Dessart mỉm cười:
- Các em sẽ nhớ Gaby, hả?
Tròn Vo vô tư nói:
- Ồ, không vướng phụ nữ càng… - Bắt gặp ánh mắt của Tarzan, thằng mập vội lấp liếm - Tất nhiên tụi em sẽ thấy thiếu Công Chúa lắm.
Tarzan nói:
- Có thể tụi em sẽ đi thăm bạn ấy. Khu cắm trại ở chỗ Những Tảng Đá Hát.
Chị Amalie hào hứng thấy rõ:
- Tại sao lại gọi là “Những Tảng Đá Hát”?
- Bởi vì nó là một cụm tảng đá nằm giữa rừng bốn mùa rúc rích giữa gió và lá cây. Từ đây tới đó chỉ sơ sơ 25 cây số.
Tròn Vo rú lên. Nó có vẻ đã thấy trước tai họa. Vì con đường từ đây tới Những Tảng Đá Hát chỉ được phép đi xe đạp.
- Ê, bộ đại ca định đi thăm “nữ quái” sao hả? Hãy thương cặp giò ngắn ngủn của tao với chớ.
Tarzan tỉnh bơ:
- Tao hiểu sự đau khổ của mày trong việc gò lưng trên xe đạp mà. Cho nên chúng ta chưa xông đất Gaby liền đâu. Đợi quân sư đến rồi…
- Rồi sao nữa?
- Rồi chúng ta sẽ đi thăm gánh xiếc Zeisig. Gánh xiếc bị phá sản này đang đóng đô gần khu rừng Gaby dựng trại.
- Tao chưa hiểu…
- Thế này nhé, mày không đọc báo trong thư viện sáng nay à? Gánh xiếc của gia đình Zeisig lừng danh đã bị tan rã. Các diễn viên đều “gô” hết, chỉ còn hơn chục con thú ở lại. Hội bảo vệ thú vật của thành phố đã giúp họ tìm một cái chuồng còn tương đối dùng được trong thung lũng Heinrich ở ngoại ô…
Tròn Vo xoa bụng gật gù:
- Tao biết. Thung lũng gì mà dẹt như đồng xèng. Ở đó đầy dâu rừng, lũ thú vật làm sao xực dâu rừng được…
- Thế mới có vấn đề. Một mình Hội bảo vệ thú vật cách chi cung cấp nổi thịt cho những con thú đáng thương. Lỡ trong đám thú mà có sư tử lại càng khốn khổ. Nó ngoạm thịt vô tận như mày ngốn sôcôla vậy.
Tròn Vo gầm lên một tiếng hãi hùng như… sư tử đói rồi hắng giọng thông cảm:
tinh thần” cho chúng là phải.
- Tại sao lại úy lạo… tinh thần? Tao muốn nói chúng ta phải ủng hộ dạ dày chúa sơn lâm bằng một cái gì thật cụ thể…
- Tao sẵn sàng hi sinh sự nghỉ ngơi vì lũ sư tử đói. Tụi mình cho nó nửa kí thịt chăng?
- Nửa kí thịt thì bõ gì với một con sư tử đói chớ. Để một con sư tử lửng dạ thì… chà, với sức ăn của nó mày chưa là gì cả.
- Hay là…
Thằng mập chưa nói hết thì tiếng chuông cửa vang lên. Karl đến.
Ba quái họp nội bộ tức thì. Chuyến viếng thăm gánh xiếc của gia đình Zeisig được chị bếp Amalie nghe với thái độ cảm động. Giọng chị rưng rưng:
- Chị mới mua một con heo sữa cho mấy chị em. Hay là mình sẽ hi sinh món heo sữa quay bữa nay để quyên góp cho con sư tử nào đó. Tội nghiệp bầy thú quá.
Hai cánh tay giơ cao nhưng một cánh tay khác thì buông xuôi ảo não. Cánh tay mập ú của Kloesen chớ ai. Cu cậu không được vui lắm. Nó nuốt nước bọt hai lần. Chỉ nghĩ tới con heo sữa quay vàng là nó đã thèm rỏ dãi. Nó muốn chí ít cũng nên giữ lại một khoanh dày. Nhưng biết sao hơn?!!
- Thôi được. - Nó gật đầu – Đành bóp mồm bóp miệng vậy. May mà mình còn có sôcôla để cầm hơi.
*
Ba chiếc xe đạp chạy đã hơn nửa giờ đồng hồ. Thung lũng Heinrich đón ba thằng con trai có máu phiêu lưu mạo hiểm bằng một vệt rừng xanh tít tận chân trời. Có nhiều con đường dẫn đến cái gọi là Rừng Lớn. Khu rừng với mỗi cạnh dài trên sáu mươi cây số đã được quy hoạch một phần thành Công viên bảo vệ thiên nhiên, nơi mọi thứ đều nguyên thủy như cách đây nhiều thế kỉ.
… Và ở Những Tảng Đá Hát, là khu trại của bọn con gái, trong đó có Gaby. - Tarzan vừa guồng chân vừa nghĩ - Thế nào tụi mình cũng phải đến đó, dù có được chào mừng hay không. Tụi mình có thể giúp họ chẻ củi, dựng lều… Chỉ biết, nếu cả tuần không được gặp Gaby thì buồn lắm.
Như đọc được ý nghĩ của Tarzan, Karl bỗng hỏi to:
- Liệu tụi con gái có biết đường dựng lều cho tử tế không Tarzan?
Chết cha! Mình đã nói to ý nghĩ lên hay sao vậy cà?
Tròn Vo bỗng réo:
- Hình như các thầy cô giáo trường mình cũng du lịch trong rừng…
- Theo tao biết chỉ có một số các giáo viên trẻ.
Kloesen chu môi:
- Tất cả những vị “gõ đầu trẻ” đó tập trung ở nhà thầy Keup.
Tròn Vo đã nói đúng. Thấy Keup vốn được thừa kế một ngôi nhà nhỏ tuyệt đẹp trong khu rừng lớn. Bữa cuối tuần nào thầy giáo cũng tới đó. Nhân đợt nghỉ hè này, thầy Keup đã mời hơn chục đồng nghiệp trẻ tuổi độc thân đổi không khí trong rừng bằng những bữa tiệc thịt nướng và hít thở hương vị trong lành của trời đất. Đề nghị của thầy Keup được hưởng ứng nồng nhiệt. Các giáo viên đã chở theo một thùng bia vĩ đại để ăn mừng ngày thoát khỏi tiếng ồn ào đô thị.
Tarzan trầm ngâm:
- Tụi mình có thể thăm xã giao cả hai nơi: chỗ Gaby và chỗ các thầy cô.
Tròn Vo nhăn mặt. Năm kí cà-rốt đựng trong túi cột đằng sau xe nó trở nên nặng nề hơn cả con heo sữa quay mà Tarzan chịu trách nhiệm “vác” theo. Nó cảm thấy chuyến đi chưa chi đã bị lộ bí mật. Mà lộ bí mật cho nhiều người biết rõ ràng chẳng xứng danh thám tử chút nào.
Cuối cùng ba đứa cũng tới vùng đất nông trại bị bỏ hoang trong thung lũng Heinrich. Dãy chuồng súc vật nằm buồn bã chán chường. Giữa nhà ở và kho cỏ lù lù hai chiếc ô tô.
Mặt trời đầu buổi chiều nóng rực trên cao, không nghe một tiếng chim hót. Không khí có mùi gì nằng nặng. Bọn chúng đạp xe thong thả vào khu vực nông trại. Karl thở dài:
- Ma quái thật!
Tiếng của Tròn Vo:
- Hay là lũ thú đã rời khỏi đây rồi. Vậy thì con heo sữa sẽ lại được chui vào bao tử chúng ta…
- À à… uôôôm!
Một tiếng gầm giận dữ vang lên như phản đối sự ích kỉ của thằng mập. Tiếng gầm âm vang như vọng từ một thế giới khác khiến Kloesen suýt lộn cổ từ trên xe xuống. Nó la bài hải:
- Chúa ơi, con mãnh sư! Cầu trời nó bị nhốt trong cũi sắt.
Tarzan an ủi, dù không kém thất thần:
- Tao nghĩ đó không phải là sư tử. Chỉ có hổ mới gầm như thế.
- Hả? Cọp chứ không phải sư tử à?
Máy Tính Điện Tử gật đầu:
- Tiếng “à uôm” là độc quyền của loài hổ. Còn gọi là cọp, hùm, ông ba mươi hoặc chúa sơn lâm. Tiếng gầm y hệt như trong sở thú. Nhưng mày yên tâm đi Kloesen. Chắc chắn con hổ đói này đã bị nhốt trong chuồng.
Ba quái dừng lại bên kho cỏ.
Tarzan mới thò tay kiểm tra con heo sữa thì cánh cổng kho cỏ rít lên. Trời ạ, một bóng người từ trong bóng tối lảo đảo bước ra.
Coi, người đàn ông vừa xuất hiện đã… loạng choạng với cái đầu rũ rượi gục xuống và chai rượu vung vẩy trên tay. Tarzan nhập đề liền:
- Chào ông, hẳn ông là chủ gánh xiếc Zeisig?
- Cái… cái gì?
Người đàn ông lảm nhảm rồi dựa người vào cột cổng. Những bờm tóc đen phủ kín tai ông ta. Mặt ông ta đầy những nếp nhăn, cái mũi đỏ tía vì nghiện rượu. Cái cằm vuông được đóng khung bởi hàm râu đen như dân Mông Cổ. Cách ăn mặc của ông ta thật bê bối. Người nồng nặc mùi chuồng thú và hơi rượu.
Ông ta cao lớn, thời trai trẻ chắc đẹp trai ngời ngời. Còn bây giờ thì ông ta đã trở nên gầy gò, mệt mỏi, úa tàn.
Tarzan ngao ngán. Một chủ gánh xiếc bệ rạc cỡ đó thì chuyện phá sản là lẽ đương nhiên. Hắn cố gắng kiên trì:
- Ông có phải là ông Zeisig mà báo chí đã đưa tin không ạ?
- Không… Tôi không…
Tarzan mất… hứng. Trời ạ, nếu ông ta không phải bầu gánh mà là người coi dạy thú thì lại càng… chết dở. Biết đâu trong một cơn say xỉn ông ta hờ hững quên đóng cửa chuồng và…
- A, chào các cháu!
Nỗi lo lắng của tarzan chợt gián đoạn bởi một tiếng chào niềm nở. Tarzan giật mình quay lại. Hi vọng người vừa chào là ông Zeisig. Hắn quan sát người đàn ông mảnh khảnh từ trong nhà đi ra, đôi vai gầy guộc trĩu xuống. Chỉ nội chiếc lưng hơi gù và mái tóc muối tiêu cũng đủ thấy ông lớn tuổi hơn gã đán ông đang nốc rượu ừng ực kia. Ông nói lớn:
- Ta là chủ gánh xiếc Zeisig đây.
Đúng lúc đó gã say rượu nhổ toẹt một bãi nước bọt sau lưng Tarzan.
*
Cuộc hội ngộ già trẻ thân mật ngay từ phút đầu. Tarzan không hề giấu mục đích tốt đẹp của mình, hắn nói:
- Tụi cháu tình cờ đọc báo biết được hoàn cảnh của gánh xiếc. Dạ, tụi cháu là học sinh, chỉ có thể ủng hộ một con heo sữa và năm kí cà-rốt cho bầy thú ăn đỡ đói…
Ông Zeisig mỉm cười, bắt tay từng đứa:
- Các cháu thật tốt bụng. Tôi thay mặt con Napur cảm ơn các cháu. Này nhé, trong gánh xiếc của chúng tôi không có sư tử, chỉ có một con hổ chúa tên là Napur. Napur đang ở độ tuổi sung sức nhất. Đáng tiếc là sắp tới nó đành phải ẩn cư trong sở thú rồi.
Tarzan ngơ ngác:
- Tại sao lại phải vào sở thú hả ông?
Zeisig đảo mắt nhìn quanh căn phòng tồi tàn một cách bồn chồn. Chưa thật an lòng, ông hé cửa ngó gã nát rượu đang ngả nghiêng trong những lùm cây rậm rạp. Ông sợ gã đàn ông đã nhổ một bãi nước bọt chào đón mình chăng? Tarzan làm sao biết được. Hắn cầm li cô-ca mà ông Zeisig vừa rót mời uống một hớp nhỏ.
Zeisig cười gượng gạo:
- Ừ, tôi kể đây. Một lần nữa xin cảm ơn món quà heo sữa nặng tới mười lăm kí của các cháu.
Ngừng lại vài giây, ông tiếp tục:
- Gánh xiếc đã sập tiệm sau 26 năm tung hoành ngang dọc. Do hoàn cảnh khách quan thúc đẩy. Chúng tôi muốn tồn tại trong cuộc cạnh tranh thị trường khốc liệt này thì buộc phải có một số vốn thật lớn để xây dựng một rạp xiếc hiện đại với các tiết mục đặc sắc mới hằng mong thu hút được người xem. Và, như các cháu đã biết, chúng tôi… bó tay. Vào thời đại của truyền hình bây giờ chẳng khán giả nào còn tha thiết đến một gánh xiếc giang hồ rày đây mai đó như chúng tôi nữa. Không khán giả, không thu nhập. Vậy là chấm hết.
Tarzan thực sự cảm thông. Hắn nói:
- Chúng cháu lấy làm tiếc. Trên báo chỉ thấy đề cập rất chung chung về bầy thú của ông. Ông có bao nhiêu con ạ? Và rồi chúng sẽ ra sao?
- Chỉ còn sáu con ngựa nhỏ, bốn con vượn, một con lạc đà không bướu, một con lạc đà một bướu và mãnh hổ Napur. Nhờ trời, sở thú đã nhận nuôi dưỡng chúng và trả cho chúng tôi một số tiền. Các cháu ạ, ngày mai tôi đành phải từ biệt các con thú yêu dấu do chính tay mình nuôi dạy. Lòng tôi đau như cắt. Nhưng tôi không thể làm gì cho chúng được nữa.
Karl an ủi:
- Bầy thú của ông sẽ được chăm sóc chu đáo. Sở thú của thành phố này vốn nổi tiếng trên thế giới…
- Tôi biết. Đã đến lúc cần phải giải nghệ nếu không muốn sinh nghề tử nghiệp. Tôi còn một bà vợ và ba đứa con. Cho dù các con tôi đã trưởng thành nhưng tôi cũng phải tạo điều kiện để chúng có một chỗ ở cố định hầu sinh hoạt bình thường như mọi người.
Câu chuyện ngẫu nhiên được chuyển sang một đề tài khác. Ông già tâm sự:
- Hai thằng con lớn Robert và Nino vừa mới kiếm được công ăn việc làm. Một văn phòng công ti tư nhân cũng đã nhận vợ tôi vào làm tạp dịch. Tôi chỉ còn lo cho Leni, cô con út đang muốn làm một cô nuôi dạy trẻ. Riêng tôi thì…
Zeisig mỉm cười đau khổ:
- Thì trụ lại thêm một ngày để trông coi bầy thú, sau đó sẽ làm đại lí bán thức ăn cho chó và mèo. Các cháu thấy đó, cuộc đời tôi đến chết cũng không rời những con vật!
Tarzan không thể cười nổi. Hắn chỉ tay qua cửa sổ:
- Thế còn… ông say rượu kia ạ?
Mặt Zeisig sa sầm:
- Tên anh ta là Carlo Tomasino. Anh ta là tài tử dạy hổ. Trước kia Tomasino lừng lẫy bao nhiêu thì bây giờ rượu làm anh ta suy sụp bấy nhiêu. Cách đây ba năm, Tomasino đã đem con Napur về với gánh xiếc.
- Trời đất!
- Lúc này thì anh ta đã bị tước quyền định đoạt về số phận con hổ. Không một ai lại dám giao chúa sơn lâm cho một tay nát rượu.
- Cháu không ngờ.
- Hôm nay là ngày cuối cùng anh ta được tự do làm theo ý mình, ngày mai anh ta sẽ chấm dứt sự nghiệp trong một trại cai nghiện. Vì nếu anh ta cứ tiếp tục thế này, thì anh ta không chỉ tự hủy hoại mình mà còn là mối đe dọa cho xung quanh.
Tròn Vo co rúm lại:
- Gã Carlo Tomasino đó… điên ư?
- Gần như vậy. Rượu đã làm thần kinh anh ta hoang tưởng hoàn toàn. Anh ta hung dữ, vũ phu. Anh ta thù hận tất cả mọi người và chỉ muốn đốt sạch hoặc giết sạch. Anh ta cứ cho rằng mọi người đều chống lại anh ta.
Tiếng động cơ xe con vọng tới tai mọi người. Các nếp nhăn trên trán ông Zeisig giãn ra:
- Leni lái xe đến đấy. Có lẽ nó định chia tay với con ngựa nhỏ mà nó cưng nhất.
Ba quái không hẹn cùng đồng loạt nhìn qua cửa sổ, đáng tiếc là kho cỏ đã che mất tầm mắt của chúng. Giọng Kloesen háo hức:
- Cháu rất muốn xem con hổ Napur. Nó ở trong cũi chứ ạ?
Zeisig phì cười:
- Bao giờ nó chẳng ở trong cũi. Đáng lẽ giờ này chưa đến giờ ăn đâu, nhưng vì các cháu, tôi sẽ cho Napur ăn sớm lên vậy. Nào…
Bốn người nối đuôi nhau ra khỏi căn nhà lụp xụp. Tarzan vẫn còn thắc mắc về “nhận vật nguy hiểm”. Hắn hỏi:
- Anh chàng dạy thú Carlo kia có đồng ý đi cai nghiện không ạ?
- Không. Tiếc rằng không. Anh ta không chịu hiểu rằng đó là cách duy nhất có thể cứu vớt anh ta.
Trời ạ, nếu vậy thì tại sao gã không chịu bỏ trốn? Chả lẽ là vì con Napur chăng? Muốn ở lại với nó đến giây phút cuối cùng chăng? Thương thay, thương thay! Tarzan cảm thấy xót xa cho gã.
Tại chuồng ngựa và chuồn lạc đà, năm kí-lô cà-rốt Kloesen mang theo được những con thú đói xơi sạch sẽ.
Sau đó họ tới chuồng hổ. Lần đầu tiên thằng mập quên nỗi tiếc rẻ để há hốc miệng nhìn chằm chằm vào những chấn song to chắc nằm trong bóng tối. Nó hồi hộp biết rằng cặp mắt xanh lè bên trong đang chiếu tướng nó chăm chú. Con hổ vằn Napur dễ sợ chứ ai. Những bàn chân nanh vuốt của chúa sơn lâm không ngừng giậm thình thịch trên sàn gỗ lót rơm với cái đuôi dài quất loang loáng.
Ông Zeisig cảnh giác:
- Không được lại gần con hổ. Bàn chân nó có thể thò qua song sắt nhanh như chớp, vả vào người là chết được đấy.
Tarzan nói:
- Không có con cọp trong sở thú nào to như nó. Và tuyệt đẹp nữa chớ!
- Cháu nói đúng. Napur là một con hổ đặc biệt tốt mã.
Những cơ bắp cuồn cuộn như sóng lượn toàn thân Napur. Nó khịt khịt với vẻ hãnh diện. Không hãnh diện sao được, bộ cánh vàng hung sọc vằn đen của nó mượt mà hơn bất kì một con hổ nào khác. Chưa kể nó đang sung sức tuyệt vời. Ông Zeisig lột bỏ mớ giấy gói và dùng một cái xiên sắt dài cắm vô “món quà”.
- Bây giờ chúng ta cho nó ăn heo sữa.
Trước ánh mắt đầy vẻ thèm thuồng của con hổ, Zeisig hỏi:
- Cháu nào muốn cho hổ ăn nào?
Tròn Vo và Máy Tính Điện Tử… ngoảnh mặt đi chỗ khác cấp tốc. Tarzan nãy giờ có ý nhường, bèn cầm ngay lấy cái xiên.
Hắn thu hết can đảm cầm cái xiên đẩy con heo sữa vào lỗ hổng sát sàn cũi. Coi, ngay tức khắc mãnh hổ Napur tung mình nhảy tới mục tiêu, hai chân trước điên cuồng nện vô song sắt, há cái miệng kinh khủng toàn răng nanh lởm chởm cắn phập con mồi. Tarzan nổi da gà trước tiếng xương gãy răng rắc, rồi tiếng nhai nuốt. Trong nháy mắt, con heo sữa hết biến.
Tròn Vo thì thào:
- Ớn quá. Ông Tomasino to gan lớn mật đấy chớ.
Zeisig giải thích:
- Tomasino đã nuôi lớn nó bằng các bình sữa từ hồi nó chỉ bé như con mèo.
Ông vỗ vai đám nhóc:
- Đi với tôi, tôi sẽ giới thiệu Leni cho các cháu. Có lẽ nó đang ở trong kho cỏ để vét thức ăn cho bầy ngựa.
Họ lướt qua chiếc Mercedes của Tomasino và chiếc Chevrolet của Zeisig. Đúng lúc đó một âm thanh nghèn nghẹn từ trong kho cỏ vang lên:
- Cứu tôi với!... Lạy Chúa… gã…
- Leni!
Zeisig gào lên. Ông già lao về phía cổng kho. Tam quái theo bén gót.
Trời đất. Bên trong cánh cổng hé, gã nát rượu Tomasino đã nổi cơn điên loạn. Bộ mặt tàn bạo của gã đỏ như trái cà chua chín, hai cánh tay gân guốc ghì chặt một thiếu nữ chừng mười tám, mười chín tuổi có mái tóc đen xõa dài xuống vai. Thiếu nữ có khuôn mặt khả ái, lấm tấm tàn nhang và duyên như cỏ nội hoa đồng.
Tomasino đang gầm gừ định hôn cô gái cho bằng được. Nghe tiếng chân người, gã buông Leni ra và gạt phăng cú đấm của ông Zeisig vừa xuất thủ một cách nhanh nhẹn.
Liền đó gã quăng một cú thôi sơn dính giữa mặt ông chủ gánh xiếc khiến ông đổ người xuống đất. Trong cơn say máu, Tomasino toan đá Zeisig một cách thâm hiểm và thiếu quân tử thì Tarzan đã nhảy vào.
Tarzan thúc mạnh cùi chỏ vô bụng Tomasino. Ê, cặp mắt đen của gã lồi như hai trái bóng bàn. Mặt gã như muốn vỡ tung. Gã quỵ xuống, từ từ đổ vật ra đất và nằm rên ư ử.
Miệng Zeisig lúc này đầy máu, nhưng cái nhìn của ông vẫn tỉnh táo. Tiếng Leni run run:
- Gã… gã giả bộ giúp con lấy cỏ, rồi rồi…
Zeisig thở nặng nhọc. Ông đưa hai tay lên ôm đầu và nói với Tomasino:
- Tao với mày đến đây là dứt tình dứt nghĩa. Nếu ngày mai mày không vào trại cai nghiện thì hôm nay mày đã vô tù rồi. May cho mày.
Tomasino không cục cựa, mặt vàng ệch, tuy nhiên tia mắt của gã cực kì gian xảo. Tarzan hiểu rằng một người đàn ông đã bị rượu hủy diệt cỡ đó có thể biến thành quỷ dữ như chơi.
*
Ông Zeisig cầm tay cô con gái hãy còn run rẩy dắt ra ngoài. Tam quái theo sau.
Khỏi phải nói, Tròn Vo có vẻ thích Leni chết mê đi được. Khi cô giơ tay bắt, hai cái tai voi của nó đỏ dừ lên. Nó lén chiêm ngưỡng cô, chỉ hận một điều là không thể mời cô chỗ sôcôla đã chảy nhoét trong túi quần được.
Sau một hồi trò chuyện, họ thấy Tomasino lên ô tô của gã phóng đi. Tarzan thắc mắc:
- Gã say liên miên vậy mà vẫn được phép lái xe ạ?
Ông Zeisig nhún vai:
- Tôi chưa hề thấy ai nhậu triền miên như vậy. Có điều thằng Tomasino lái xe rất cừ.
Tarzan lôi trong túi áo ra một hộp quẹt màu đỏ:
- Hình như ông đánh rơi trong kho cỏ lúc bị té.
- Không phải của tôi. Chắc của thằng mất nết Tomasino.
Kloesen đương nhiên còn lâu mới quan tâm đến cái hộp quẹt của Tarzan, nó chỉ biết một mình Leni trước mắt. Nhưng hễ cô quay sang thì nó lại ngó xuống đất. Rõ ràng cu cậu phải thích cô bạn mới lắm nên mới sốt sắng:
- Mai tụi cháu đến để chia tay “bầy thú” được không ạ?
- Ồ, được chớ!
Leni nhìn ông Zeisig:
- Gò má của ba đang sưng lên kìa.
- Ừ, ba biết. Đêm nay nếu bị “hành” nhức nhối, ba sẽ uống một viên thuốc ngủ.
- Ồ, không được đâu ba. Thứ thuốc ấy mạnh đến nỗi ba sẽ ngủ li bì suốt hai mươi tiếng đồng hồ. Lỡ ra…
Zeisig mỉm cười:
- Con gái cứ yên tâm. Ba biết lo liệu mà.
Trời mỗi lúc một tối sẫm. Tròn Vo dù lưu luyến Leni cách mấy cũng đành phải cáo từ. Tarzan dặn:
- Ông và chị Leni nên cảnh giác gã điên khùng Tomasino trở lại.
Ông chủ gánh xiếc gật đầu:
- Tỉnh cơn xỉn, Tomasino rất lành, không có gì đáng sợ nữa. Hắn sẽ lại ngủ trong kho rơm.
Ba chiếc xe đạp lăn bánh. Tròn Vo lại một lần nữa cho thấy nó có một tấm lòng vàng:
- Sau này mình sẽ siêng thăm con Napur trong sở thú, đại ca đồng ý không? Mình sẽ mua quà cho nó. Vào dịp lễ hội, sẽ cho nó một con lợn sữa.
Tarzan và Karl khen:
- Sáng kiến hay đấy. Tụi tao sẽ góp tiền.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất