Quyển 26 Chương 3: NGƯỜI CHẾT SỐNG LẠI
Gia đình thanh tra Glockner khoản đãi Tứ quái một bữa cơm thân mật trước khi bốn đứa khởi hành. Câu chuyện giữa người lớn và trẻ con đang đến hồi rôm rả nhất thì Tarzan khều nhẹ… bố già:
- Chú Glockner này, hồi nãy chú có nhắc tới những vị khách Đức sẽ trọ ở khách sạn Palast. Chú có định ám chỉ ai đó không ạ?
Ông Glockner hơi bị khựng trước câu hỏi khá bất ngờ này:
- Cháu quả là biết đọc ý nghĩ của người khác. Theo chú biết, trên chuyến bay sang Marbella có thể có một người phụ nữ cùng tới khách sạn đó với các cháu. Đương nhiên là cô ta sẽ định cư luôn ở Tây Ban Nha khi căn nhà của cô ta được xây xong.
Gaby nhanh nhảu:
- Ba nói “cô ta”, có nghĩa là…
- Nghĩa là cô ta mới 29 tuổi.
Bà Glockner xen vào:
- Anh biết cô ta à?
- Ừ, cô ta nằm trong hồ sơ của cảnh sát. Thanh tra Kolbert lo vụ này, nhưng ông ấy bịnh đột ngột nên anh phải thay. Đáng tiếc là hầu như không làm được gì nữa. Vụ này danh chính ngôn thuận coi như xong. Nhưng anh rất khó chịu khi phải xếp hồ sơ…
Tarzan bỏ dở ngay bữa ăn:
- Chú hé màn một chút cho tụi cháu được không ạ?
Bố già Glockner mỉm cười:
- Thực ra trên báo đã đăng rồi. Câu chuyện như sau: một người tên là Erik Prachold, giám đốc sản xuất của một hãng lớn trong thành phố đã biển thủ 520.000 mark và đem tiền sang Tây Ban Nha xây một ngôi biệt thự. Ngày 14 tháng 5, trong khi trở lại Tây Ban Nha, mà cụ thể là vùng Marbella, để đôn đốc xây nhà, ông ta đã chết vì một tai nạn trên biển. Người ta phỏng đoán như thế qua tấm ván lướt, còn xác ông ta thì không thấy dạt vào bờ. Prachold được ghi nhận là đã chết. Và như thế, bà vợ trẻ Luise của ông ta đương nhiên được lãnh một triệu rưởi mark tiền bảo hiểm. Cô ta giàu đột ngột đến mức chẳng hề áy náy khi phải trả lại cho hãng 520.000 mark biển thủ. Ngoài ra, cơ nghiệp của Prachold tại thành phố này có bán rẻ cũng thừa sức trả nợ hãng mà không cần phải động đến tiền bảo hiểm…
Máy Tính Điện Tử gãi đầu:
- Ghê thiệt. Chú đoán đây là vụ lừa đảo để lấy tiền bảo hiểm chăng?
Glockner gật gù:
- Chú cũng đang lẩn quẩn với ý nghĩ này. Với cái chết giả, Prachold vừa khỏi ở tù vừa ôm được một mớ tiền đền sinh mạng khổng lồ.
Tarzan nhún vai:
- Tại sao trên đời lại có một hãng bảo hiểm khờ đến thế?
- Họ không khờ đâu Tarzan. Ngoài yêu cầu việc cảnh sát Tây Ban Nha giúp sức, bản thân hãng bảo hiểm cũng tung thám tử của mình vô cuộc điều tra ở vùng Marbella. Tuy nhiên, nếu Prachold đã chủ mưu lừa đảo thì còn lâu họ mới thấy gã. Gã thừa sức thay hình đổi dạng và thủ sẵn giấy tờ giả dán ảnh mới chụp của mình.
Tròn Vo ngáp dài, rủa:
- Đồ chó chết!
Trời đất! Đúng là một vụ dành cho TKKG rồi! - Tarzan thầm kêu lên. Và hắn miên man nghĩ tới mọi chuyện.
Ông Glockner đánh thức hắn:
- Tarzan! Cháu không để chú phải ân hận vì đã quá cởi mở đấy chứ?
- Chú bảo gì ạ?
- À, chú cũng hơi đọc được ý nghĩ của người khác mà. Chỉ cần nhìn mặt cháu, chú cũng đoán được cháu đang tính làm gì.
- Ồ, thật ra cho tới lúc này, đã có gì đâu, thưa chú.
Bà Glockner đứng lên:
- Để tôi dọn món này, đem món trứng lên. Gaby, con giúp má một tay nghe.
Trong khi hai mẹ con Gaby xuống bếp, ông thanh tra trở lại vấn đề:
- Tarzan này, dù cho Prachold còn sống, các con cũng không thể nào tìm ra gã đâu.
Tarzan reo lên:
- Tại sao chúng ta quên mất bà vợ Erik trong khách sạn Palast, thưa chú? Tên giả chết trước sau cũng phải tiếp xúc với vợ gã.
- Con làm chú muốn điên đầu, Tarzan à. Thôi được, chú đành cung cấp thông tin cho các con vậy. Gã Prachold 44 tuổi, cao 1 mét 72, ốm nhách và đeo kính. Gã có cặp mắt nâu, tóc vàng, nói rành tiếng Tây Ban Nha, từng đoạt giải lướt sóng quốc tế. Ngoại hình gã không có gì đặc biệt trừ… mười sáu chiếc răng bịt vàng.
- Mười sáu chiếc?
- Ừ!
Tarzan lim dim mắt, ghi nhớ đặc điểm này. Hắn gật gù:
- Vậy chỉ còn bộ răng là đặc điểm nhận diện duy nhất. Cháu dám cá độ rằng giờ đây gã đã được trang bị một khuôn mặt khác lạ hoắc nhờ mấy lão bác sĩ phẩu thuật thẩm mĩ.
Karl gặng thêm:
- Thưa chú Glockner, điều chú nghi ngờ chỉ là cảm tính, hay có cơ sở nào không ạ?
- Chà, cháu đúng là một bộ óc điện tử. Thế này, bắt đầu từ sự xin thôi việc nửa chừng của một nhân vật tên là Rudiger Schleich hành nghề thám tử cho hãng bảo hiểm. Nhiệm vụ của anh ta là điều tra về thân chủ Erik Prachold. Anh ta vốn lai Tây Ban Nha do nguồn gốc cha Đức, mẹ Tây Ban Nha nên khi sang xứ người điều tra chắc chắn là dễ dàng hơn chúng ta nhiều. Có điều không hiểu sao từ Tây Ban Nha trở về, anh ta lại làm đơn xin nghỉ việc ở hãng bảo hiểm. Các con thấy có lạ không chớ?
Tarzan mắt sáng rực:
- Cực kì lạ. Và chú đoán việc này liên quan tới vụ Prachold phải không ạ?
- Ừ… ừm, rất có thể trong quá trình điều tra, Rudiger Schleich đã phát hiện được tung tích Prachold. Và anh ta bỏ công việc của hãng để bắt đầu một vụ làm ăn đồ sộ hơn nhiều.
Tarzan hỏi:
- Vậy Schleich ngó giống người Đức hay người Tây Ban Nha ạ?
- Anh ta đặc sệt Tây Ban Nha. Người cao lớn, mặt nhiều nếp nhăn. Nhưng thôi, giờ chú cháu mình nên dành tâm trạng cho bữa ăn, nếu không muốn thưởng thức cơn thịnh nộ của hai người phụ nữ nội trợ.
*
Gã mừng húm khi nhận được cú phôn của vợ… hiền Luise. Trời đất, chỉ còn chịu đựng thêm một ngày nữa, người đẹp của gã sẽ lại ở bên gã.
Lúc này Fuengirola đang vào ban đêm. Đi dạo một mình trên bãi cát Fuengirola, cách Marbella 28 cây số, Erik Prachold cảm thấy gã giống như một vĩ nhân… đại bịp. Coi, ông vua lừa đảo mặc tình thả ngập mắt cá chân trên cát, hài lòng với sóng biển Tây Ban Nha dịu dàng.
- Hãy gọi là Heribert Steiner!
Prachold cười khùng khục trong cổ họng. Gã thuê ở đây một ngôi nhà nhỏ để ở tới cuối tháng. Ban ngày gã phải ru rú trong tổ chờ cho các vết thẹo trên mặt bình thường lại, khỏi sợ ai dòm ngó. Nhưng giờ thì gã đã có thể yên tâm hoàn toàn. Tay bác sĩ xã hội đen tay nghề thuộc loại thượng thừa, y đã phù phép tuyệt diệu đến nỗi cặp mắt vốn mở to của gã nay đã trở thành mắt lươn chánh hiệu. Y còn kiến tạo cho gã hai mép trễ xuống, cái mũi gồ lên khoằm khoằm như mỏ diều hâu.
Mình không đẹp hơn, nhưng gây ấn tượng hơn, và nhất là, đã trở thành một người khác - Prachold lầm bầm. Từ ngày mai, con người “mới” của gã có quyền ung dung qua lại giữa đám khách du lịch.
Prachold đi một mạch tới bãi xe, lên ngồi sau tay lái. Đúng lúc gã định nổ máy thì một bóng đàn ông hiện ra sau cây dẻ. Tự nhiên Prachold chột dạ. Dưới ánh trăng, thằng khốn khiếp nhìn gã chằm chằm.
Trời đất, thằng đó là ai chớ? Prachold tháo mồ hôi hột. Mẹ kiếp, mình đã gặp nó ở đâu kìa? Ma quỷ thật, gã cựu giám đốc lừa đảo có tật giật mình tới mức chiếc xe hơi của gã vừa khởi động đã lao vô một cái gì đó. Rầm! Prachold đạp thắng. Đầu gã giật về phía sau. Chó đẻ thiệt, mũi xe của gã tông vô bên hông một chiếc ô tô nhỏ màu đỏ rẻ tiền. Trời ạ, bảng số chiếc ô tô chứng tỏ nó là loại xe địa phương. Cửa xe bị móp trông đến thảm.
Gã hoảng hồ định ca bài tẩu mã thì nghe tiếng huýt sáo. Mẹ kiếp, thằng khốn nạn đã lòi ra khỏi cây dẻ để “nghía” gã trừng trừng. Thế là hỏng bét rồi, với một nhân chứng láu cá như thằng đó, lại ở vào hoàn cảnh cắc cớ của gã, họa có phát rồ mới chạy trốn.
Prachold cắn răng kêu khổ. Gã xuống xe và xé một tờ giấy khỏi cuốn lịch tay của mình, ghi vài chữ bằng tiếng Tây Ban Nha: “Tôi sơ ý làm hỏng xe quý vị. Sẽ bồi thường. Xin gọi cho tôi qua số máy…”.
Gã cố tình không đề tên, chỉ ghi số điện thoại căn biệt thự đang trọ và gài mảnh giấy vào sau cần gạt nước của chiếc ô tô đỏ.
“Xong rồi đó, thằng rình mò. Mày chịu tha tao chưa?” Prachold nguyền rủa không ra tiếng. Gã lẳng lặng lên xe vù một hơi về nhà.
Tại biệt thự gã thuê, Prachold rót một li lớn rượu Brandy mà tay vẫn chưa hết run. Trời ơi, đêm nay là đêm gì mà xúi quẩy vậy kìa? Rõ ràng là khi bày đặt vụ chết đuối, gã đã không lường hết nỗi sợ hãi này: nỗi sợ hãi bị người khác phát hiện tung tích.
*
Linh tính của con thú mạt lộ quả chẳng sai bao giờ. Nửa tiếng đồng hồ sau, chuông điện thoại trong ngôi nhà gã thuê reo lên inh ỏi.
Prachold giật thót người, chạy ra nhấc máy:
- Tôi nghe!
Một giọng đàn ông nói tiếng Tây Ban Nha khàn khàn:
- Tôi, chủ chiếc xe màu đỏ đã tìm thấy mảnh giấy gài lại. Tôi sẽ phải thuê làm cửa xe mới.
- Ôi chao, tôi rất tiếc. Tôi xin hứa sẽ chịu mọi phí tổn.
- Tôi chỉ muốn tiền mặt bồi thường. Tôi đến chỗ ông được chớ?
Prachold dụ dự. Coi, chẳng lẽ vì một trục trặc nhỏ mà gã khinh suất rước cọp về ổ sao. Nhưng lỡ thằng chủ xe lên cơn khùng đi báo cảnh sát…
Gã ấp úng:
- Cũng được… vào ngày… mai…
- Tôi muốn ngay bây giờ.
- Lạy Chúa, giờ này… Ông biết mấy giờ rồi không?
- Đúng 2 giờ 15 phút sáng. Nhưng ông còn thức đó thôi, và mờ sáng tôi đã phải đi Algeciras.
Prachold đau khổ phun địa chỉ. Gã Tây Ban Nha cười hềnh hệch trong máy:
- Tôi tên là Pedro Ramirez. Nhớ đấy, hề hề…
Chưa đầy mười lăm phút sau, Prachold lại nghe chuông cửa reo. Gã ba chân bốn cẳng mở lẹ.
- Hả?
Nụ cười xã giao của Prachold đờ ra. Quỷ thần ơi, đâu phải chủ xe nào, người đàn ông đứng lù lù ngó gã như thôi miên chính là thằng cha đã huýt sáo sau cây dẻ như đe dọa gã. Gã đã “cõng rắn cắn thịt mình” tới nơi rồi. Kia kìa, thằng Tây Ban Nha cỡ chừng 40 tuổi mặt góc cạnh, mắt đen nhánh này đang nhe răng khiến vết thẹo trên mép lồi lõm ngó phát tởm.
Gã nói cộc lốc:
- Tôi là Pedro Ramirez.
Prachold há hốc miệng hãi hùng, Khuôn mặt tàn bạo của thằng du đãng anh chị làm gã bất ngờ hết xiết. Hình như gã đã gặp thằng lưu manh này ở đâu. Nhưng mà… ở đâu, ở đâu hả? Và rõ ràng đây không phải là loại người nên mời vào nhà.
Nhưng gã vẫn đành phải mời Ramirez vào nhà.
Ramirez tỉnh bơ ngồi phịch xuống chiếc ghế bành không cần chủ nhân mời. Gã xòe tay cười lạnh:
- Ông định chi tiền đền tôi, hả?
Prachold cố giữ bình tĩnh:
- Theo ông là bao nhiêu đây?
- 500.000 mark!
Prachold mếu máo như sắp khóc:
- Cái gì? 500 ngàn mark? Hẳn ông nhận ra tôi là người Đức. Nhưng với nửa triệu mark, ông có thể mua tới một trăm chiếc xe hơi loại như của ông.
- Tôi nhắc lại: Đúng 500.000 mark!
- Hả?
- Hãy đưa số tiền đó cho tôi. Sau đó ông sẽ không bao giờ gặp tôi nữa. Hiểu luật “im lặng” chớ, Erik Prachold?
Khỏi cần luật, Prachold “im lặng” hoàn toàn. Dưới chân gã hình như đang xảy ra động đất. Tuy nhiên Ramirez đâu dễ gì buông tha, thằng tống tiền nhấn mạnh từng tiếng:
- Biết sợ rồi phải không Erik? Tôi đã bám ông như đỉa kể từ khi ông rời bịnh viện tư của lão bác sĩ Chapahonda cơ - lão bác sĩ giang hồ sẵn sàng câm mõm để thu tiền bá tánh. Ông vẫn chưa nhận ra tôi hả Prachold?
Prachold ngớ người:
- Ông là… là…
- Hà hà, tôi là thằng sai vặt trong bệnh viện tư của lão Chapahonda đây. Công việc chán ngấy, đến mức tôi phải chôm chỉa đồ nữ trang của một mụ mệnh phụ đi bơm ngực và bị lão bác sĩ tống cổ. Tống cổ trong im lặng bởi vì hai bên đều gờm nhau, lão ta đâu dám báo cảnh sát bởi tôi biết quá nhiều các dịch vụ đen lão chữa cho những bịnh nhân trong giới tội phạm. Ông là một thí dụ cụ thể, ngài Prachold ạ. Đám bằng hữu vỉa hè của tôi đã tình cờ kháo nhau rằng có một thám tử người Đức xâm nhập làng giang hồ để truy tìm tung tích một tay giám đốc giả chết nhằm hốt hụi tiền bảo hiểm. Chà chà, diện mạo mà gã tả y hệt ông. Thế là tôi “nhập nha” ngay phòng ông trong bịnh viện để kiếm chác. Hà hà, giấy tờ trong đống đồ của ông đã chứng tỏ ông chính là giám đốc Erik Prachold chớ không ai khác.
Prachold choáng váng:
- Ông… điên rồi. Tôi… tôi tên Steiner.
- Thôi đừng giả ngây ngô nữa, Prachold! Đưa tiền đây.
Đột nhiên mọi chuyện xảy ra trong tích tắc. Giữa cơn nguy biến chết người, Prachold không hiểu ma đưa lối quỷ dẫn đường làm sao mà chụp ngay được cây sắt cời lò sưởi. Nhanh như chớp, gã đại bịp giáng mạnh.
Bôộôp… Ramirez bật ngửa trên tấm thảm. Máu từ trán gã tống tiền tuôn như suối. Prachold không ngờ là gã lại có thể ra tay nhanh như thế, một cách vô thức do quá bị kích động.
- Mày… mày gục rồi ư?
Hai bàn tay run rẩy nắm chặt que cời lò sưởi, Prachold lải nhải một câu hãi hùng. Gã trân trân ngắm nghía thằng lưu manh bất tỉnh một lúc lâu rồi mới hoàn hồn phóng xuống bếp lấy cuộn thừng trói nghiến Ramirez lại.
Nào, bây giờ thì phải tìm cách tống thằng chó đẻ đi cho khuất mắt và bản thân gã cũng phải cuốn xéo khỏi đây. Nơi trú ẩn này vậy là lộ rồi.
Prachold mò ra ngoài ngó dáo dác chiếc xe đỏ của Ramirez. Chẳng thấy chiếc ô tô nào. Mẹ kiếp, làm gì một thằng cô hồn các đảng như nó mà tậu nổi một chiếc xe, dù là rẻ tiền ấy. Rõ ràng Ramirez đã lợi dụng cái cớ chiếc xe của thiên hạ để dẫn xác tới đây.
- Nó biết số phôn của mình nhờ mảnh giấy, sơ hở thiệt.
Prachold chạy ngược vào nhà vác thằng ma đầu ra lối cửa hậu. Gã nhét cái bị thịt mềm nhũn vô băng sau xe hơi. Năm phút sau gã lái xe về hướng Mijas. Những vách đá trơ trụi dựng đứng hai bên đường, chỗ này khô héo đến mức chỉ những cây xương rồng mới có thể trụ nổi.
Ramirez rên rỉ nhưng còn lâu mới mở mắt được. Mặc xác mày. Prachold cắt dây trói cho nạn nhân của mình và lôi xềnh xệch gã quăng vào các bụi cây khẳng khiu.
- Vĩnh biệt hay tạm biệt tùy… sức khỏe của mày.
Prachold quành vô-lăng lại ngôi biệt thự thuê trọ. Suy tính một hồi rồi gã quyết định: mình phải xâm nhập hang cọp. Sẽ chẳng có thằng cớm nào ngờ một tên tội phạm dám chui vào ở đó.
Gã nhấc điện thoại lên, quay số.
- Khách sạn Palast ở Marbella phải không?
Tiếng người trực đêm líu ríu:
- Thưa vâng…
- Tôi là một du khách chỉ định đi qua vùng này, nhưng rồi chợt muốn ở lại đây chừng hai hoặc ba tuần. Tôi muốn tìm một phòng trong khách sạn. Ông có còn phòng đơn nào trống không ạ?
- Xin quý ngài chờ một phút.
Chưa đến sáu mươi giây, Prachold đã nghe đầu dây kia trả lời:
- Tôi đã kiểm tra sổ xong. Có phòng trống cho ngài. Xin ngài cho biết quý danh?
- Heribert Steiner. Tôi đang ở Fuengirola. Chừng 45 phút nữa tôi sẽ tới.
Prachold gác máy cái rụp. Gã soạn va-li, khóa cửa biệt thự, bỏ lại chiếc xe trong ga-ra và liệng chìa khóa vô thùng thư của gia chủ cạnh nhà. Gã không còn nợ nần chi chủ nhân căn nhà. Tiền thuê gã đã thanh toán trước.
Prachold xách va-li đến bến ta-xi mới có thể thở phào. Gã hất hàm nói với người tài xế:
- Tới Marbella, khách sạn Palast.
*
Đúng bốn giờ chiều thứ hai, Tứ quái đã có mặt tại sân bay chờ lên đường. Ông Sauerlich đưa vé máy bay cho mọi người:
- Gửi đồ đi các con. Đồ đạc của hai bác gửi xong rồi. Các con ngán đi máy bay không?
Tròn Vo trề môi:
- Xin lỗi ba, tụi con đã từng “chơi” một đặc vụ ở hải ngoại và đã đi máy bay rồi.
Nó nhón nhẹ nhàng một thanh sôcôla trong túi đưa lên miệng nhóp nhép coi dễ ghét.
Tarzan mỉm cười. Hắn hình dung lại cuộc chiến đấu chống bọn “tu sĩ dỏm” ở Tuy-ni-di ngày nào. Ái chà, đợt thăng thiên sang xứ đạo Hồi lần đó đến giờ này vẫn còn lung linh cảm giác.
Bốn quái tung tăng đi về nơi gởi hành lí cho chuyến bay tới Malaga. Chừng ba mươi người xếp hàng ở đây, nhưng tất nhiên là không phải ai cũng gõ cửa khách sạn Palast.
Tròn Vo hoan hỉ:
- Các bạn đã ghi nhớ được phải làm những gì ở đây chưa hả? Không có tôi hướng dẫn, lạng quạng sao đó con chim sắt tụi mình leo lên sẽ bay lộn đến Bắc Kinh như chơi. Hãy mừng là Tứ quái đã có quái mập này nghen.
Công Chúa cười vang:
- Phải, tụi mình mừng… hết biết, thưa ngài Sauerlich!
Máy Tính Điện Tử cũng phụ họa:
- Không có mày thì coi như chuyến bay sẽ thiếu hụt nhiên liệu, vì người ta sẽ dồn tụi tao lên một phi cơ nhỏ xíu. Và nó sẽ hạ cánh xuống Thái Bình Dương là cái chắc.
Tròn Vo gật gù, lại lỏm thêm một miếng sôcôla nữa. Chưa bao giờ nó hả hê với bản thân mình bằng lúc này.
Hàng người xếp để chờ cân hành lí đang nhích dần lên từ từ. Mặc kệ các chiến hữu vui đùa, con mắt ra-đa của Tarzan đảo một vòng để tìm kiếm mục tiêu cần thiết. Người đàn bà có tên Luise tóc dài đen nhánh có khuôn mặt hấp dẫn ấy đâu nhỉ? Thật thú vị khi chuyến du lịch nước ngoài lần này của TKKG lại có tới… một công hai việc.
Thế rồi chuyện lộn xộn xảy ra. Coi, không hiểu thằng quân sư lau kính cận lúng túng thế nào mà để tuột “con mắt thần” khỏi tay, nó hoảng hồn bay tới chụp thì đụng phải Gaby. Cô bé chới với lùi lại đằng sau một bước nào ngờ bàn chân giẫm ngay phải chân một người nào đó. Cô bé vội quay lại:
- Xin lỗi…
Gaby vừa mở miệng lí nhí thì…
- Đồ ranh con có mắt như mù. Mới chừng ấy tuổi đã bày đặt xí xọn.
Người đàn bà đứng sau lưng Gaby thật bất lịch sự. Ả vừa giận dữ nguyền rủa qua kẽ răng vừa cúi xuống đôi ủng mùa hè trắng lốp. Trên mũi ủng bên phải lúc này có một vệt đen do gót giày của Gaby xéo vào.
Gaby cố giữ bình tĩnh:
- Xin lỗi bà. Tôi chỉ sơ ý. Và hi vọng sự xúc phạm vừa rồi của bà cũng không phải cố ý, thưa bà.
Ả kia lại rít lên:
- Vậy là tiêu mất đôi ủng. Tao sẽ phải liệng nó đi, chỉ vì mày đó, con nhỏ ngu ngốc.
Tarzan can thiệp:
- Bà thử dùng xi đánh xem. Xi trắng ấy. Chớ dùng xi đen, thưa bà.
Người đàn bà bỗng đứng thẳng lên:
- Đừng có mất dạy.
Đó là một người đàn bà trẻ, tóc vàng uốn quăn và xõa xuống vai. Gương mặt ẩn sau cặp kính mát to bự. Bộ váy áo điệp màu với đôi ủng. Thứ nào cũng đắt tiền và sang trọng. Bọn cướp máy bay mà trông thấy mớ nữ trang ả đeo chắc chắn thèm rỏ dãi.
Một con bò cái ngu ngốc giàu có - Tarzan nghĩ và nhe răng cười với ả. Hắn đâu thèm chấp nhặt kẻ đồng loại đáng ghét như vậy chớ. Đúng lúc đó, một tiếng gầm khả ố vang lên:
- Mày chớ có trêu vào bà đây, thằng nhóc!
Tiếng gầm lạc quẻ đó phát ra từ cổ họng một gã đàn ông lực lưỡng đang đứng sau ả chừng ba hàng. Tarzan cảm thấy hết kiên nhẫn:
- Xin ông ăn nói cẩn thận cho. Đâu có ai trêu chọc bà ấy. Cũng chỉ tại đôi ủng làm ra không phải để đi, mà là để đóng khung treo tường này. Bà đây đâu phải ngừng chuyến du lịch chỉ vì vết bẩn nhỏ mọn. Thêm nữa, bạn tôi đã xin lỗi mà vẫn bị gọi là con ranh ngu ngốc.
Gã đàn ông cao gần hai mét liếc qua ả đàn bà:
- Bà có muốn bắt chúng bồi thường không?
Cô ả lắc đầu. Gã quắc mắt nhìn Tarzan:
- Tụi mày lại gặp may đó, lũ nhóc hỗn xược.
Gã hài lòng lui hai bước về chỗ để va-li của mình. Tuy nhiên còn lâu Tròn Vo mới để yên cho gã nói lời cuối cùng như vậy. Nó xì xầm chọc quê gã bằng cách cố tình để ai nấy xung quanh đều nghe thấy:
- Đúng là loại người óc bã đậu. Bắt nạt con nít để lấy le.
Gã đàn ông hộ pháp định giơ tay bạt tai Tròn Vo nhưng đành buông thõng xuống. Gã đã kịp nhận thấy thiên hạ xung quanh đang nhìn mình không một chút cảm tình. Gã đứng xớ rớ cười gượng một cách nham hiểm.
Tarzan chán nản chưa từng thấy. Mới đứng xếp hàng ở sân bay đã bị xúi quẩy rồi, không biết lát nữa bay sang Marbella còn gặp những phiền phức gì nữa. Trời ạ, chỉ còn thiếu nước hạng nhà giàu mới nổi như gã đàn ông đeo sợi dây chuyền vàng khoe của và ả đàn bà đi ủng kia sẽ ở cùng khách sạn Palast với bốn đứa nữa thôi. Chớ sao, chúng thừa tiền để thuê những căn phòng bảnh chọe thuộc loại “Vip” - cái lũ người bên ngoài dát toàn vàng, bên trong rỗng tuếch, và thay vì nhân cách, chúng chỉ có bóp tiền dày cộp.
Mình sẽ không quên thằng cha cao lớn này - Tarzan bụng bảo dạ như vậy.
- Chú Glockner này, hồi nãy chú có nhắc tới những vị khách Đức sẽ trọ ở khách sạn Palast. Chú có định ám chỉ ai đó không ạ?
Ông Glockner hơi bị khựng trước câu hỏi khá bất ngờ này:
- Cháu quả là biết đọc ý nghĩ của người khác. Theo chú biết, trên chuyến bay sang Marbella có thể có một người phụ nữ cùng tới khách sạn đó với các cháu. Đương nhiên là cô ta sẽ định cư luôn ở Tây Ban Nha khi căn nhà của cô ta được xây xong.
Gaby nhanh nhảu:
- Ba nói “cô ta”, có nghĩa là…
- Nghĩa là cô ta mới 29 tuổi.
Bà Glockner xen vào:
- Anh biết cô ta à?
- Ừ, cô ta nằm trong hồ sơ của cảnh sát. Thanh tra Kolbert lo vụ này, nhưng ông ấy bịnh đột ngột nên anh phải thay. Đáng tiếc là hầu như không làm được gì nữa. Vụ này danh chính ngôn thuận coi như xong. Nhưng anh rất khó chịu khi phải xếp hồ sơ…
Tarzan bỏ dở ngay bữa ăn:
- Chú hé màn một chút cho tụi cháu được không ạ?
Bố già Glockner mỉm cười:
- Thực ra trên báo đã đăng rồi. Câu chuyện như sau: một người tên là Erik Prachold, giám đốc sản xuất của một hãng lớn trong thành phố đã biển thủ 520.000 mark và đem tiền sang Tây Ban Nha xây một ngôi biệt thự. Ngày 14 tháng 5, trong khi trở lại Tây Ban Nha, mà cụ thể là vùng Marbella, để đôn đốc xây nhà, ông ta đã chết vì một tai nạn trên biển. Người ta phỏng đoán như thế qua tấm ván lướt, còn xác ông ta thì không thấy dạt vào bờ. Prachold được ghi nhận là đã chết. Và như thế, bà vợ trẻ Luise của ông ta đương nhiên được lãnh một triệu rưởi mark tiền bảo hiểm. Cô ta giàu đột ngột đến mức chẳng hề áy náy khi phải trả lại cho hãng 520.000 mark biển thủ. Ngoài ra, cơ nghiệp của Prachold tại thành phố này có bán rẻ cũng thừa sức trả nợ hãng mà không cần phải động đến tiền bảo hiểm…
Máy Tính Điện Tử gãi đầu:
- Ghê thiệt. Chú đoán đây là vụ lừa đảo để lấy tiền bảo hiểm chăng?
Glockner gật gù:
- Chú cũng đang lẩn quẩn với ý nghĩ này. Với cái chết giả, Prachold vừa khỏi ở tù vừa ôm được một mớ tiền đền sinh mạng khổng lồ.
Tarzan nhún vai:
- Tại sao trên đời lại có một hãng bảo hiểm khờ đến thế?
- Họ không khờ đâu Tarzan. Ngoài yêu cầu việc cảnh sát Tây Ban Nha giúp sức, bản thân hãng bảo hiểm cũng tung thám tử của mình vô cuộc điều tra ở vùng Marbella. Tuy nhiên, nếu Prachold đã chủ mưu lừa đảo thì còn lâu họ mới thấy gã. Gã thừa sức thay hình đổi dạng và thủ sẵn giấy tờ giả dán ảnh mới chụp của mình.
Tròn Vo ngáp dài, rủa:
- Đồ chó chết!
Trời đất! Đúng là một vụ dành cho TKKG rồi! - Tarzan thầm kêu lên. Và hắn miên man nghĩ tới mọi chuyện.
Ông Glockner đánh thức hắn:
- Tarzan! Cháu không để chú phải ân hận vì đã quá cởi mở đấy chứ?
- Chú bảo gì ạ?
- À, chú cũng hơi đọc được ý nghĩ của người khác mà. Chỉ cần nhìn mặt cháu, chú cũng đoán được cháu đang tính làm gì.
- Ồ, thật ra cho tới lúc này, đã có gì đâu, thưa chú.
Bà Glockner đứng lên:
- Để tôi dọn món này, đem món trứng lên. Gaby, con giúp má một tay nghe.
Trong khi hai mẹ con Gaby xuống bếp, ông thanh tra trở lại vấn đề:
- Tarzan này, dù cho Prachold còn sống, các con cũng không thể nào tìm ra gã đâu.
Tarzan reo lên:
- Tại sao chúng ta quên mất bà vợ Erik trong khách sạn Palast, thưa chú? Tên giả chết trước sau cũng phải tiếp xúc với vợ gã.
- Con làm chú muốn điên đầu, Tarzan à. Thôi được, chú đành cung cấp thông tin cho các con vậy. Gã Prachold 44 tuổi, cao 1 mét 72, ốm nhách và đeo kính. Gã có cặp mắt nâu, tóc vàng, nói rành tiếng Tây Ban Nha, từng đoạt giải lướt sóng quốc tế. Ngoại hình gã không có gì đặc biệt trừ… mười sáu chiếc răng bịt vàng.
- Mười sáu chiếc?
- Ừ!
Tarzan lim dim mắt, ghi nhớ đặc điểm này. Hắn gật gù:
- Vậy chỉ còn bộ răng là đặc điểm nhận diện duy nhất. Cháu dám cá độ rằng giờ đây gã đã được trang bị một khuôn mặt khác lạ hoắc nhờ mấy lão bác sĩ phẩu thuật thẩm mĩ.
Karl gặng thêm:
- Thưa chú Glockner, điều chú nghi ngờ chỉ là cảm tính, hay có cơ sở nào không ạ?
- Chà, cháu đúng là một bộ óc điện tử. Thế này, bắt đầu từ sự xin thôi việc nửa chừng của một nhân vật tên là Rudiger Schleich hành nghề thám tử cho hãng bảo hiểm. Nhiệm vụ của anh ta là điều tra về thân chủ Erik Prachold. Anh ta vốn lai Tây Ban Nha do nguồn gốc cha Đức, mẹ Tây Ban Nha nên khi sang xứ người điều tra chắc chắn là dễ dàng hơn chúng ta nhiều. Có điều không hiểu sao từ Tây Ban Nha trở về, anh ta lại làm đơn xin nghỉ việc ở hãng bảo hiểm. Các con thấy có lạ không chớ?
Tarzan mắt sáng rực:
- Cực kì lạ. Và chú đoán việc này liên quan tới vụ Prachold phải không ạ?
- Ừ… ừm, rất có thể trong quá trình điều tra, Rudiger Schleich đã phát hiện được tung tích Prachold. Và anh ta bỏ công việc của hãng để bắt đầu một vụ làm ăn đồ sộ hơn nhiều.
Tarzan hỏi:
- Vậy Schleich ngó giống người Đức hay người Tây Ban Nha ạ?
- Anh ta đặc sệt Tây Ban Nha. Người cao lớn, mặt nhiều nếp nhăn. Nhưng thôi, giờ chú cháu mình nên dành tâm trạng cho bữa ăn, nếu không muốn thưởng thức cơn thịnh nộ của hai người phụ nữ nội trợ.
*
Gã mừng húm khi nhận được cú phôn của vợ… hiền Luise. Trời đất, chỉ còn chịu đựng thêm một ngày nữa, người đẹp của gã sẽ lại ở bên gã.
Lúc này Fuengirola đang vào ban đêm. Đi dạo một mình trên bãi cát Fuengirola, cách Marbella 28 cây số, Erik Prachold cảm thấy gã giống như một vĩ nhân… đại bịp. Coi, ông vua lừa đảo mặc tình thả ngập mắt cá chân trên cát, hài lòng với sóng biển Tây Ban Nha dịu dàng.
- Hãy gọi là Heribert Steiner!
Prachold cười khùng khục trong cổ họng. Gã thuê ở đây một ngôi nhà nhỏ để ở tới cuối tháng. Ban ngày gã phải ru rú trong tổ chờ cho các vết thẹo trên mặt bình thường lại, khỏi sợ ai dòm ngó. Nhưng giờ thì gã đã có thể yên tâm hoàn toàn. Tay bác sĩ xã hội đen tay nghề thuộc loại thượng thừa, y đã phù phép tuyệt diệu đến nỗi cặp mắt vốn mở to của gã nay đã trở thành mắt lươn chánh hiệu. Y còn kiến tạo cho gã hai mép trễ xuống, cái mũi gồ lên khoằm khoằm như mỏ diều hâu.
Mình không đẹp hơn, nhưng gây ấn tượng hơn, và nhất là, đã trở thành một người khác - Prachold lầm bầm. Từ ngày mai, con người “mới” của gã có quyền ung dung qua lại giữa đám khách du lịch.
Prachold đi một mạch tới bãi xe, lên ngồi sau tay lái. Đúng lúc gã định nổ máy thì một bóng đàn ông hiện ra sau cây dẻ. Tự nhiên Prachold chột dạ. Dưới ánh trăng, thằng khốn khiếp nhìn gã chằm chằm.
Trời đất, thằng đó là ai chớ? Prachold tháo mồ hôi hột. Mẹ kiếp, mình đã gặp nó ở đâu kìa? Ma quỷ thật, gã cựu giám đốc lừa đảo có tật giật mình tới mức chiếc xe hơi của gã vừa khởi động đã lao vô một cái gì đó. Rầm! Prachold đạp thắng. Đầu gã giật về phía sau. Chó đẻ thiệt, mũi xe của gã tông vô bên hông một chiếc ô tô nhỏ màu đỏ rẻ tiền. Trời ạ, bảng số chiếc ô tô chứng tỏ nó là loại xe địa phương. Cửa xe bị móp trông đến thảm.
Gã hoảng hồ định ca bài tẩu mã thì nghe tiếng huýt sáo. Mẹ kiếp, thằng khốn nạn đã lòi ra khỏi cây dẻ để “nghía” gã trừng trừng. Thế là hỏng bét rồi, với một nhân chứng láu cá như thằng đó, lại ở vào hoàn cảnh cắc cớ của gã, họa có phát rồ mới chạy trốn.
Prachold cắn răng kêu khổ. Gã xuống xe và xé một tờ giấy khỏi cuốn lịch tay của mình, ghi vài chữ bằng tiếng Tây Ban Nha: “Tôi sơ ý làm hỏng xe quý vị. Sẽ bồi thường. Xin gọi cho tôi qua số máy…”.
Gã cố tình không đề tên, chỉ ghi số điện thoại căn biệt thự đang trọ và gài mảnh giấy vào sau cần gạt nước của chiếc ô tô đỏ.
“Xong rồi đó, thằng rình mò. Mày chịu tha tao chưa?” Prachold nguyền rủa không ra tiếng. Gã lẳng lặng lên xe vù một hơi về nhà.
Tại biệt thự gã thuê, Prachold rót một li lớn rượu Brandy mà tay vẫn chưa hết run. Trời ơi, đêm nay là đêm gì mà xúi quẩy vậy kìa? Rõ ràng là khi bày đặt vụ chết đuối, gã đã không lường hết nỗi sợ hãi này: nỗi sợ hãi bị người khác phát hiện tung tích.
*
Linh tính của con thú mạt lộ quả chẳng sai bao giờ. Nửa tiếng đồng hồ sau, chuông điện thoại trong ngôi nhà gã thuê reo lên inh ỏi.
Prachold giật thót người, chạy ra nhấc máy:
- Tôi nghe!
Một giọng đàn ông nói tiếng Tây Ban Nha khàn khàn:
- Tôi, chủ chiếc xe màu đỏ đã tìm thấy mảnh giấy gài lại. Tôi sẽ phải thuê làm cửa xe mới.
- Ôi chao, tôi rất tiếc. Tôi xin hứa sẽ chịu mọi phí tổn.
- Tôi chỉ muốn tiền mặt bồi thường. Tôi đến chỗ ông được chớ?
Prachold dụ dự. Coi, chẳng lẽ vì một trục trặc nhỏ mà gã khinh suất rước cọp về ổ sao. Nhưng lỡ thằng chủ xe lên cơn khùng đi báo cảnh sát…
Gã ấp úng:
- Cũng được… vào ngày… mai…
- Tôi muốn ngay bây giờ.
- Lạy Chúa, giờ này… Ông biết mấy giờ rồi không?
- Đúng 2 giờ 15 phút sáng. Nhưng ông còn thức đó thôi, và mờ sáng tôi đã phải đi Algeciras.
Prachold đau khổ phun địa chỉ. Gã Tây Ban Nha cười hềnh hệch trong máy:
- Tôi tên là Pedro Ramirez. Nhớ đấy, hề hề…
Chưa đầy mười lăm phút sau, Prachold lại nghe chuông cửa reo. Gã ba chân bốn cẳng mở lẹ.
- Hả?
Nụ cười xã giao của Prachold đờ ra. Quỷ thần ơi, đâu phải chủ xe nào, người đàn ông đứng lù lù ngó gã như thôi miên chính là thằng cha đã huýt sáo sau cây dẻ như đe dọa gã. Gã đã “cõng rắn cắn thịt mình” tới nơi rồi. Kia kìa, thằng Tây Ban Nha cỡ chừng 40 tuổi mặt góc cạnh, mắt đen nhánh này đang nhe răng khiến vết thẹo trên mép lồi lõm ngó phát tởm.
Gã nói cộc lốc:
- Tôi là Pedro Ramirez.
Prachold há hốc miệng hãi hùng, Khuôn mặt tàn bạo của thằng du đãng anh chị làm gã bất ngờ hết xiết. Hình như gã đã gặp thằng lưu manh này ở đâu. Nhưng mà… ở đâu, ở đâu hả? Và rõ ràng đây không phải là loại người nên mời vào nhà.
Nhưng gã vẫn đành phải mời Ramirez vào nhà.
Ramirez tỉnh bơ ngồi phịch xuống chiếc ghế bành không cần chủ nhân mời. Gã xòe tay cười lạnh:
- Ông định chi tiền đền tôi, hả?
Prachold cố giữ bình tĩnh:
- Theo ông là bao nhiêu đây?
- 500.000 mark!
Prachold mếu máo như sắp khóc:
- Cái gì? 500 ngàn mark? Hẳn ông nhận ra tôi là người Đức. Nhưng với nửa triệu mark, ông có thể mua tới một trăm chiếc xe hơi loại như của ông.
- Tôi nhắc lại: Đúng 500.000 mark!
- Hả?
- Hãy đưa số tiền đó cho tôi. Sau đó ông sẽ không bao giờ gặp tôi nữa. Hiểu luật “im lặng” chớ, Erik Prachold?
Khỏi cần luật, Prachold “im lặng” hoàn toàn. Dưới chân gã hình như đang xảy ra động đất. Tuy nhiên Ramirez đâu dễ gì buông tha, thằng tống tiền nhấn mạnh từng tiếng:
- Biết sợ rồi phải không Erik? Tôi đã bám ông như đỉa kể từ khi ông rời bịnh viện tư của lão bác sĩ Chapahonda cơ - lão bác sĩ giang hồ sẵn sàng câm mõm để thu tiền bá tánh. Ông vẫn chưa nhận ra tôi hả Prachold?
Prachold ngớ người:
- Ông là… là…
- Hà hà, tôi là thằng sai vặt trong bệnh viện tư của lão Chapahonda đây. Công việc chán ngấy, đến mức tôi phải chôm chỉa đồ nữ trang của một mụ mệnh phụ đi bơm ngực và bị lão bác sĩ tống cổ. Tống cổ trong im lặng bởi vì hai bên đều gờm nhau, lão ta đâu dám báo cảnh sát bởi tôi biết quá nhiều các dịch vụ đen lão chữa cho những bịnh nhân trong giới tội phạm. Ông là một thí dụ cụ thể, ngài Prachold ạ. Đám bằng hữu vỉa hè của tôi đã tình cờ kháo nhau rằng có một thám tử người Đức xâm nhập làng giang hồ để truy tìm tung tích một tay giám đốc giả chết nhằm hốt hụi tiền bảo hiểm. Chà chà, diện mạo mà gã tả y hệt ông. Thế là tôi “nhập nha” ngay phòng ông trong bịnh viện để kiếm chác. Hà hà, giấy tờ trong đống đồ của ông đã chứng tỏ ông chính là giám đốc Erik Prachold chớ không ai khác.
Prachold choáng váng:
- Ông… điên rồi. Tôi… tôi tên Steiner.
- Thôi đừng giả ngây ngô nữa, Prachold! Đưa tiền đây.
Đột nhiên mọi chuyện xảy ra trong tích tắc. Giữa cơn nguy biến chết người, Prachold không hiểu ma đưa lối quỷ dẫn đường làm sao mà chụp ngay được cây sắt cời lò sưởi. Nhanh như chớp, gã đại bịp giáng mạnh.
Bôộôp… Ramirez bật ngửa trên tấm thảm. Máu từ trán gã tống tiền tuôn như suối. Prachold không ngờ là gã lại có thể ra tay nhanh như thế, một cách vô thức do quá bị kích động.
- Mày… mày gục rồi ư?
Hai bàn tay run rẩy nắm chặt que cời lò sưởi, Prachold lải nhải một câu hãi hùng. Gã trân trân ngắm nghía thằng lưu manh bất tỉnh một lúc lâu rồi mới hoàn hồn phóng xuống bếp lấy cuộn thừng trói nghiến Ramirez lại.
Nào, bây giờ thì phải tìm cách tống thằng chó đẻ đi cho khuất mắt và bản thân gã cũng phải cuốn xéo khỏi đây. Nơi trú ẩn này vậy là lộ rồi.
Prachold mò ra ngoài ngó dáo dác chiếc xe đỏ của Ramirez. Chẳng thấy chiếc ô tô nào. Mẹ kiếp, làm gì một thằng cô hồn các đảng như nó mà tậu nổi một chiếc xe, dù là rẻ tiền ấy. Rõ ràng Ramirez đã lợi dụng cái cớ chiếc xe của thiên hạ để dẫn xác tới đây.
- Nó biết số phôn của mình nhờ mảnh giấy, sơ hở thiệt.
Prachold chạy ngược vào nhà vác thằng ma đầu ra lối cửa hậu. Gã nhét cái bị thịt mềm nhũn vô băng sau xe hơi. Năm phút sau gã lái xe về hướng Mijas. Những vách đá trơ trụi dựng đứng hai bên đường, chỗ này khô héo đến mức chỉ những cây xương rồng mới có thể trụ nổi.
Ramirez rên rỉ nhưng còn lâu mới mở mắt được. Mặc xác mày. Prachold cắt dây trói cho nạn nhân của mình và lôi xềnh xệch gã quăng vào các bụi cây khẳng khiu.
- Vĩnh biệt hay tạm biệt tùy… sức khỏe của mày.
Prachold quành vô-lăng lại ngôi biệt thự thuê trọ. Suy tính một hồi rồi gã quyết định: mình phải xâm nhập hang cọp. Sẽ chẳng có thằng cớm nào ngờ một tên tội phạm dám chui vào ở đó.
Gã nhấc điện thoại lên, quay số.
- Khách sạn Palast ở Marbella phải không?
Tiếng người trực đêm líu ríu:
- Thưa vâng…
- Tôi là một du khách chỉ định đi qua vùng này, nhưng rồi chợt muốn ở lại đây chừng hai hoặc ba tuần. Tôi muốn tìm một phòng trong khách sạn. Ông có còn phòng đơn nào trống không ạ?
- Xin quý ngài chờ một phút.
Chưa đến sáu mươi giây, Prachold đã nghe đầu dây kia trả lời:
- Tôi đã kiểm tra sổ xong. Có phòng trống cho ngài. Xin ngài cho biết quý danh?
- Heribert Steiner. Tôi đang ở Fuengirola. Chừng 45 phút nữa tôi sẽ tới.
Prachold gác máy cái rụp. Gã soạn va-li, khóa cửa biệt thự, bỏ lại chiếc xe trong ga-ra và liệng chìa khóa vô thùng thư của gia chủ cạnh nhà. Gã không còn nợ nần chi chủ nhân căn nhà. Tiền thuê gã đã thanh toán trước.
Prachold xách va-li đến bến ta-xi mới có thể thở phào. Gã hất hàm nói với người tài xế:
- Tới Marbella, khách sạn Palast.
*
Đúng bốn giờ chiều thứ hai, Tứ quái đã có mặt tại sân bay chờ lên đường. Ông Sauerlich đưa vé máy bay cho mọi người:
- Gửi đồ đi các con. Đồ đạc của hai bác gửi xong rồi. Các con ngán đi máy bay không?
Tròn Vo trề môi:
- Xin lỗi ba, tụi con đã từng “chơi” một đặc vụ ở hải ngoại và đã đi máy bay rồi.
Nó nhón nhẹ nhàng một thanh sôcôla trong túi đưa lên miệng nhóp nhép coi dễ ghét.
Tarzan mỉm cười. Hắn hình dung lại cuộc chiến đấu chống bọn “tu sĩ dỏm” ở Tuy-ni-di ngày nào. Ái chà, đợt thăng thiên sang xứ đạo Hồi lần đó đến giờ này vẫn còn lung linh cảm giác.
Bốn quái tung tăng đi về nơi gởi hành lí cho chuyến bay tới Malaga. Chừng ba mươi người xếp hàng ở đây, nhưng tất nhiên là không phải ai cũng gõ cửa khách sạn Palast.
Tròn Vo hoan hỉ:
- Các bạn đã ghi nhớ được phải làm những gì ở đây chưa hả? Không có tôi hướng dẫn, lạng quạng sao đó con chim sắt tụi mình leo lên sẽ bay lộn đến Bắc Kinh như chơi. Hãy mừng là Tứ quái đã có quái mập này nghen.
Công Chúa cười vang:
- Phải, tụi mình mừng… hết biết, thưa ngài Sauerlich!
Máy Tính Điện Tử cũng phụ họa:
- Không có mày thì coi như chuyến bay sẽ thiếu hụt nhiên liệu, vì người ta sẽ dồn tụi tao lên một phi cơ nhỏ xíu. Và nó sẽ hạ cánh xuống Thái Bình Dương là cái chắc.
Tròn Vo gật gù, lại lỏm thêm một miếng sôcôla nữa. Chưa bao giờ nó hả hê với bản thân mình bằng lúc này.
Hàng người xếp để chờ cân hành lí đang nhích dần lên từ từ. Mặc kệ các chiến hữu vui đùa, con mắt ra-đa của Tarzan đảo một vòng để tìm kiếm mục tiêu cần thiết. Người đàn bà có tên Luise tóc dài đen nhánh có khuôn mặt hấp dẫn ấy đâu nhỉ? Thật thú vị khi chuyến du lịch nước ngoài lần này của TKKG lại có tới… một công hai việc.
Thế rồi chuyện lộn xộn xảy ra. Coi, không hiểu thằng quân sư lau kính cận lúng túng thế nào mà để tuột “con mắt thần” khỏi tay, nó hoảng hồn bay tới chụp thì đụng phải Gaby. Cô bé chới với lùi lại đằng sau một bước nào ngờ bàn chân giẫm ngay phải chân một người nào đó. Cô bé vội quay lại:
- Xin lỗi…
Gaby vừa mở miệng lí nhí thì…
- Đồ ranh con có mắt như mù. Mới chừng ấy tuổi đã bày đặt xí xọn.
Người đàn bà đứng sau lưng Gaby thật bất lịch sự. Ả vừa giận dữ nguyền rủa qua kẽ răng vừa cúi xuống đôi ủng mùa hè trắng lốp. Trên mũi ủng bên phải lúc này có một vệt đen do gót giày của Gaby xéo vào.
Gaby cố giữ bình tĩnh:
- Xin lỗi bà. Tôi chỉ sơ ý. Và hi vọng sự xúc phạm vừa rồi của bà cũng không phải cố ý, thưa bà.
Ả kia lại rít lên:
- Vậy là tiêu mất đôi ủng. Tao sẽ phải liệng nó đi, chỉ vì mày đó, con nhỏ ngu ngốc.
Tarzan can thiệp:
- Bà thử dùng xi đánh xem. Xi trắng ấy. Chớ dùng xi đen, thưa bà.
Người đàn bà bỗng đứng thẳng lên:
- Đừng có mất dạy.
Đó là một người đàn bà trẻ, tóc vàng uốn quăn và xõa xuống vai. Gương mặt ẩn sau cặp kính mát to bự. Bộ váy áo điệp màu với đôi ủng. Thứ nào cũng đắt tiền và sang trọng. Bọn cướp máy bay mà trông thấy mớ nữ trang ả đeo chắc chắn thèm rỏ dãi.
Một con bò cái ngu ngốc giàu có - Tarzan nghĩ và nhe răng cười với ả. Hắn đâu thèm chấp nhặt kẻ đồng loại đáng ghét như vậy chớ. Đúng lúc đó, một tiếng gầm khả ố vang lên:
- Mày chớ có trêu vào bà đây, thằng nhóc!
Tiếng gầm lạc quẻ đó phát ra từ cổ họng một gã đàn ông lực lưỡng đang đứng sau ả chừng ba hàng. Tarzan cảm thấy hết kiên nhẫn:
- Xin ông ăn nói cẩn thận cho. Đâu có ai trêu chọc bà ấy. Cũng chỉ tại đôi ủng làm ra không phải để đi, mà là để đóng khung treo tường này. Bà đây đâu phải ngừng chuyến du lịch chỉ vì vết bẩn nhỏ mọn. Thêm nữa, bạn tôi đã xin lỗi mà vẫn bị gọi là con ranh ngu ngốc.
Gã đàn ông cao gần hai mét liếc qua ả đàn bà:
- Bà có muốn bắt chúng bồi thường không?
Cô ả lắc đầu. Gã quắc mắt nhìn Tarzan:
- Tụi mày lại gặp may đó, lũ nhóc hỗn xược.
Gã hài lòng lui hai bước về chỗ để va-li của mình. Tuy nhiên còn lâu Tròn Vo mới để yên cho gã nói lời cuối cùng như vậy. Nó xì xầm chọc quê gã bằng cách cố tình để ai nấy xung quanh đều nghe thấy:
- Đúng là loại người óc bã đậu. Bắt nạt con nít để lấy le.
Gã đàn ông hộ pháp định giơ tay bạt tai Tròn Vo nhưng đành buông thõng xuống. Gã đã kịp nhận thấy thiên hạ xung quanh đang nhìn mình không một chút cảm tình. Gã đứng xớ rớ cười gượng một cách nham hiểm.
Tarzan chán nản chưa từng thấy. Mới đứng xếp hàng ở sân bay đã bị xúi quẩy rồi, không biết lát nữa bay sang Marbella còn gặp những phiền phức gì nữa. Trời ạ, chỉ còn thiếu nước hạng nhà giàu mới nổi như gã đàn ông đeo sợi dây chuyền vàng khoe của và ả đàn bà đi ủng kia sẽ ở cùng khách sạn Palast với bốn đứa nữa thôi. Chớ sao, chúng thừa tiền để thuê những căn phòng bảnh chọe thuộc loại “Vip” - cái lũ người bên ngoài dát toàn vàng, bên trong rỗng tuếch, và thay vì nhân cách, chúng chỉ có bóp tiền dày cộp.
Mình sẽ không quên thằng cha cao lớn này - Tarzan bụng bảo dạ như vậy.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất