Quyển 26 Chương 5: BĂNG CƯỚP QUỐC TẾ
Tarzan nín thở một lúc, choáng ngợp trước cảnh đẹp đang trải ra trước mắt.
Dưới chân hắn là công viên. Những tàu cọ đung đưa trong gió đêm. Ba bể bơi hình tròn sáng lên xanh biếc. Từ dưới đáy nước hắt lên bóng những ngọn đèn pha gắn ở thành bể. Nước biển đã được hâm ấm lóng lánh như ngọc.
Trăng chiếu lên mọi vật. Trên sân gôn có những chiếc dù che nắng đã gập lại và các ghế tựa dài. Cuối công viên đã là biển ì ầm sóng vỗ.
Gaby cũng vừa ló ra ở ban công liền đó, nhoẻn cười:
- Biết ngay là đại ca ở đây mà. Đẹp khủng khiếp, phải không Tarzan. Đêm nay có lẽ mình sẽ nhìn ra biển suốt đêm mất.
Phía sau Gaby, mẹ Tarzan cũng ló ra:
- Có lẽ má cũng sẽ không ngủ được, Peter ạ. Cảnh ở đây tuyệt vời quá.
Karl và Tròn Vo cũng mò ra đứng kế bên Tarzan. Bên ban công phòng 210, tiếng của ông Sauerlich nghe như sấm:
- Chào các vị du khách. Bất cứ ai muốn ăn đều có thể gọi thức ăn lên phòng…
Tròn Vo đáp ứng lời hiệu triệu của đấng thân sinh tức khắc:
- Con sẽ dàn chào hai suất, thưa ba!
- Nói nhỏ nhỏ thôi con, kẻo mẹ mày nghe được thì khốn.
Gaby bụm miệng cười khúc khích. Cô bé quay sang khều tay Tarzan:
- Ba cái hồ bơi có vẻ hấp dẫn quá đại ca!
- Ôkê! Mình cũng đang tính đi bơi đây. Tụi mình cùng đi đi.
- Đợi mình mặc áo bơi đã.
Ra tới bể bơi, hai đứa ném áo choàng lên một cái ghế. Chiếc áo bơi của Gaby xanh hệt như màu thành bể. Bơi một lát, Gaby chợt kêu lên:
- Có đường ngầm kìa, đại ca!
Trazan vuốt nước lên mặt:
- Ờ. Tụi mình bơi qua đường ngầm đi Gaby! Hình như nước ở bể bơi bên kia còn thích hơn ở đây.
Cô bé cười như nắc nẻ:
- Ừ thì sang. Tụi mình bơi thi nhé, Tarzan…
- Suỵt. Có người đến đó, Gaby ơi.
Tarzan đưa một ngón tay trỏ lên môi trong khi con mắt vẫn nhìn về phía khách sạn. Một bóng trắng thước tha đang lướt qua hàng cọ lại gần. Cái bóng đung đưa yểu điệu của… Luise Prachold.
- Đúng là mụ Prachold. Chui vô đường ngầm, nhanh lên.
Hai quái bơi nhẹ nhàng như rái cá, chỉ vài sải tay là đã ẩn mình dưới tấm bê-tông. Nước ở đây đen như mực vì không có ánh sáng hắt vào.
Tiếng Gaby:
- Ả không định bơi thì phải. Đi bơi đâu ai mặc nguyên váy áo.
Ả đàn bà lại gần chỗ nhị quái nấp hơn.
Tarzan thì thào:
- Nhìn phía sau ả kìa. Luschner ra đấy.
Coi, gã Luschner dáo dác ngó quanh trước khi tới bên Luise:
- Ôi, em yêu! Cuối cùng chúng ta cũng gặp được nhau. Ở ngay gần em mà không được tỏ ra quen biết, thật là cực hình.
Luise thỏ thẻ:
- Ngày mai anh sẽ chính thức làm quen với em tại bể bơi này Waldi à. Bây giờ thì… thôi đi, anh làm hư son môi của em bây giờ. Mà này, anh thật quá ngu ngốc khi can thiệp vào chuyện con nhỏ cà trớn đạp giày lên chân em đó nghe.
- Sao? Đâu có ai để ý gì, ngoài cái thằng ranh bạn của con nhỏ.
- Anh tự tin không đúng chỗ chút nào. Tụi nhãi bốn đứa đó đáng gờm đấy.
- Hừ, đối với anh chỉ có sự theo dõi của gã Tây Ban Nha là quan trọng.
- Này Waldi, dù không có gã Tây Ban Nha, anh cũng cần phải cảnh giác tối đa cho tới khi chấm dứt trò chơi này.
- Ờ ờ, em nói chí phải, em yêu!
Chúng im lặng một lát, tay trong tay, nhìn qua bể bơi và những cây cọ, hướng ra biển.
- Bao giờ em gọi điện cho lão?
- Mai, cưng ạ. Em về phòng đi nằm đây. Gặp nhau như thế đủ rồi.
Ả Prachold rút trước. Vài phút sau mới đến phiên Luschner. Gã đốt một điếu thuốc đứng ngoài trời tuôn khói trước khi vào quầy rượu làm một li…
Lúc mọi thứ trở lại yên lặng, Gaby cười thích thú:
- Waldi. Gã có tên tắt là chàng Waldi. Giờ thì tụi mình biết chắc chúng là một cặp rồi.
- Ờ, ngày mai chúng sẽ làm quen nhau. Và TKKG thả sức chứng kiến.
Gaby lại hỏi:
- Đại ca này, cái phần sáng láng trong đầu bạn đang nghĩ gì vậy hả?
- Trong đầu mình, phần nào không sáng láng chớ. Mình đang nghĩ có lẽ Prachold chết thật rồi. Bằng chứng là vợ lão đã có ngay một thằng cha khác.
- Suy luận của bạn không lấy gì làm lô-gich. Trời, lần này thì cái phần đầu sáng láng của đại ca ngủ mất rồi.
- Vì sao vậy?
- Vì một số đàn bà, trong đó có ả Prachold, có thể cùng lúc có hai người đàn ông. Một kẻ vì tình, tên là Waldi. Còn kẻ kia đem lại tiền bạc, cái kẻ giả chết để kiếm cho ả số tiền bảo hiểm một triệu rưỡi mark ấy.
Tarzan gật đầu:
- Nghe có lí đó, Công Chúa! Có nghĩa là trong “trò chơi” mà chúng bàn bạc có tới… ba mạng. Thứ nhất, lão giả chết, thứ hai thằng Waldi, thứ ba một gã Tây Ban Nha hành nghề thám tử tên Rudiger Schleich, đúng chưa?
- Chưa chính xác lắm. Bọn chúng đang e dè gã Tây Ban Nha thì có thể gã này chưa gia nhập băng chúng.
- Vậy thì mình sẽ khai thác ả Prachold để tìm hiểu thêm. Ả sát nách phòng mình. Mình sẽ tỏ ra vui vẻ thân mật với ả.
Công Chúa không mấy hưởng ứng:
- Mụ lại vừa gọi mình là con nhỏ cà trớn đó đại ca.
- Chà, cái thói ghen tị của đàn bà, để ý làm gì Gaby. Loại như ả dám ghen với cả những cô bé mười lăm tuổi đã có… nhan sắc chim sa cá lặn… Ái…
Gaby cho Tarzan liền một cú đấm vào sườn. Hắn luồn qua cô bé bơi một mạch khiến Gaby phải trổ tài nghệ của đương kim vô địch bơi ngửa toàn trường đuổi theo.
*
Pedro Ramirez tỉnh dậy trong căn nhà của mình. Sáng thứ ba hôm nay đầy nắng mà trong lòng gã cảm thấy âm u như đêm ba mươi. Trời hỡi, vết thương do cây sắt cời lò sưởi giáng xuống đỉnh đầu mỗi lúc mỗi thêm đau nhức. Sau một cơn xỉu triền miên giữa vùng núi Mijas đầy cây xương rồng, gã đã vẫy một chiếc xe tải, rồi kể cho người lái xe nghe một câu chuyện “cổ tích” để quá giang.
Lúc này đầu Ramizer đang bị băng kín mít. Tên lưu manh tống tiền cảm thấy buồn bực bởi tay nghề hạng bét của mình trong vụ tống tiền vừa rồi. Gã mò xuống bếp pha cà phê mà cổ họng đắng nghét.
Li cà phê chưa pha xong, gã đã nghe tiếng dộng cửa rầm rầm. Rồi một giọng rè rè:
- Tụi tao đây mà Pedro!
Ramirez mở cửa. Hai thằng cốt đột tràn vào.
- Chào tụi bay, Carlo, Heiko!
Carlo Morganzini nhìn gã ái ngại:
- Sao, đỡ không?
- Ừ… ừm, tao đang lo bị chấn thương sọ não đây.
Heiko Mohlen cười sằng sặc:
- Đâu có gì đáng kể. Tao thấy mày còn tỉnh táo lắm mà.
Heiko Mohlen vốn là dân Đức, béo nung núc, da đỏ au, mặt tàn nhang, tóc nửa đỏ nửa vàng. Gã là trùm băng “thổi xế hộp” chuyên môn ăn cắp những chiếc xe hơi sang trọng. Gã cư ngụ tại vùng này. Không chuyện gì không đến tai gã, không vụ nào gã không nhúng tay vô.
Carlo Morganzini quốc tịch Italia, tóc đen như lông quạ, mặt như mặt ngựa, da vàng bủng. Gã là vua làm bạc giả ở Mailand bên cố quốc nhưng xưởng in tiền bị “bể” nên gã phải cao chạy xa bay. Cảnh sát Italia đã tóm cổ sạch đồng bọn của Morganzini, trừ gã. Bởi gã đã khôn khéo đội lốt một cái tên giả là Silvio Pontizzi để đăng kí xưởng in và không để lòi ra tấm ảnh nhận diện nào. Cảnh sát Italia đành bế tắc trong việc truy tìm ông vua bạc giả và thế là giờ đây gã có thể yên tâm sống ở nơi này.
Morganzini quay qua Ramirez ồm ồm:
- Tụi tao sắp trả thù được cho mày rồi, Pedro!
- Sao? Tìm được lão rồi hả?
- Thì cũng coi như đã tìm được. Lão trốn ở chỗ nào tao đã biết. Tao đã xin danh sách của đám bồi phòng vài trăm khách sạn trong vùng và mất tới một ngày nghiên cứu mới biết lão đã chuyển đến Marbella.
- Chà, ngay gần đây thôi.
- Tên lão bây giờ là Heribert Steiner chớ không phải Erick Prachold nữa nhé. Lão ngụ tại khách sạn Palast.
Ramoe rít qua kẽ răng:
- Dám chọn Palast nghĩa là túi lão bộn tiền đó.
Mohlen xen vào:
- Chớ gì nữa. Nhưng lão ngồi trên tiền không lâu nữa đâu. Lão già giả chết đó chỉ là một thằng lưu manh cấp thấp so với vai vế chúng ta. Chúng ta sẽ ngồi trên đống tiền của lão. Này, lẽ ra mày phải xơi tái lão mới phải, Pedro ạ. Lão ngó vậy cũng bảnh đó chớ.
- Ờ tao cũng không ngờ lão lại có thể đánh tao sống dở chết dở. Quá bất ngờ. Và tao đã không thể…
Mohlen đứng dậy:
- Thôi, khỏi trình bày. Chuyện đã qua không bàn tới nữa. Bây giờ để tụi tao lo vụ này. Mày được hưởng mười phần trăm. Nhưng lão Prachold đừng hòng thoát khỏi chúng ta nếu chỉ nhả ra 500.000 mark. Tao đã nghe thằng Piteau báo cáo lại rằng một thằng thám tử tên là Schleich có nói đến một khoản tiền bảo hiểm tính mạng rất lớn của lão. Đâu tới một triệu mark. Thậm chí hai triệu chưa biết chừng…
- Tại sao thằng Jules Piteau biết?
- Cái thằng người Pháp ấy thứ gì không biết. Nó vừa là vua “nhập nha” ăn trộm vừa săn tin lẹ như cáo.
Ramizer tiu nghỉu:
- Cuối cùng chỉ có mình tao là bết nhất.
Mohlen cười ha hả. Gã vỗ vai Ramizer làm tên này đau lộng óc:
- Chào mày, thằng phế binh ạ.
Gã vẫy tay ngoắc Morganzini. Hai thằng nện giày thình thịch khỏi nhà để một mình Ramirez ở lại tiếc hùi hụi. Trời ạ, gã không tiếc sao được, “băng cướp quốc tế” gồm bốn thằng đủ quốc tịch: từ Đức, Italia, Tây Ban Nha tới Pháp. Vậy mà bây giờ ba thằng kia chia nhau phần tiền lớn còn gã chỉ được hưởng có mười phần trăm. Trăm sự chỉ tại cái lão Prachold. Mẹ kiếp!
*
Phía bên ngoài, Jules Piteau đợi sẵn hai chiến hữu. Gã bỏ màn gặm móng tay dở dang để nổ máy liền. Suốt dọc đường chẳng thằng nào hé răng lấy một câu.
Khoảng mười giờ sáng, chúng rẽ vào khách sạn Palast. Coi, chúng vừa tấp thì một chiếc ta-xi cũng dừng trước cửa khách sạn. Giọng Piteau rền rền:
- Tụi bay ngó thằng đang bước xuống xe kìa. Hắn đó.
Mohlen ngơ ngác:
- Ai? Lão Prachold hả?
- Tao chưa biết mặt lão Prachold. Nhưng thằng kia đích thị là Rudiger Schleich. Cái thằng thám tử ngu như bò đó đã thuê tao đi tìm lão Prachold và bị tao nắm tẩy.
- Hả? Vậy mày làm ơn né qua một bên để nó không thấy mày.
Bọn cướp đợi Schleich biến vô trong khách sạn rồi mới vọt lên xe. Mohlen nói như ra lệnh:
- Chạy xe tiếp đi. Chúng tao xuống xe. Còn mày vù khỏi đây là vừa. Tên Schleich không biết chúng tao.
Mohlen thả bộ đến quầy đón khách. Bộ mặt cô hồn của gã đủ sức làm khiếp vía những bồi phòng yếu tim mặc dù bữa nay gã ăn mặc khá bảnh bao. Thằng hung thần thứ hai Morganzini có vẻ lép vế hơn. Gã chưa tỏ vẻ xứng đáng với biệt danh Người Sáng Tạo mà giới giang hồ đặt.
lên mặt quầy và bập bẹ:
- Xin hỏi một câu nữa: bà Prachold đã tới đây chưa?
- Cảm ơn. Vâng, thưa ngài. Tối qua bà ấy đã tới.
- Tôi muốn gọi phôn sang phòng bà ấy…
- Phòng số 206, thưa ngài.
Schleich cười thỏa mãn và đi vô thang máy.
Người thường trực quay sang Mohlen:
- Hai ngài cần gì?
Vài phút sau, hai tên cướp rúc vào hai phòng đơn kề nhau ở tầng ba.
Mohlen chẳng thèm liếc nửa con mắt đến căn phòng. Gã tập trung trí tuệ vào ba chai Uytski nhỏ trong tủ lạnh. Nhanh như chớp, gã dốc hết ba chai rượu vô một cái li lớn và cười hềnh hệch:
- Uống mừng mánh lớn, chiến hữu. Giờ thì tao rõ cả rồi.
Thằng Morganzini vốn khoái rượi cô-nhắc hơn. Gã cũng dốc ba chai cô-nhắc mini vào một cái li và giơ cao:
- Hê hê, chúng ta đã hiểu được các ngóc ngách bịp bợm của chúng. Tao cho rằng mụ Prachold sang đây với mớ tiền bảo hiểm của lão chồng sang ngân hàng Tây Ban Nha. Có nghĩa là chúng ta có hai con mồi để làm thịt: lão Prachold và vợ lão.
Mohlen uống một hơi… nửa li:
- Nhưng tao hơi bực mình về thằng người lạ Schleich. Hoặc là nó đã biết rõ hết. Hoặc chỉ linh cảm thấy mọi chuyện. Chỉ biết là nó đang bám lấy mụ đàn bà.
- Để từ mụ lần ra Prachold chăng?
Khuôn mặt Mohlen sa sầm:
- Bàn tay ngắn ngủn của nó không bao giờ với đến Prachold được. Hừm, lão già là “con mồi” của tụi mình. Đứa nào rớ đến quyền lợi của băng cướp quốc tế đều bị mò tôm đáy biển.
- Đồng ý. Có điều tao vẫn thắc mắc về sự xuất hiện của thằng thám tử Schleich vớ vẩn đó. Tại sao nó lại không báo cho bọn cớm hoặc ông chủ hãng bảo hiểm của nó về vụ lão già còn sống, mà nó cứ câm miệng cho đến khi mụ vợ lãnh tiền bảo hiểm rồi hẹn hò với chồng ở khách sạn này?
Mohlen uống cạn nửa li Uytsky còn lại. Gã liếm mép:
- Khỏi phải bàn, rõ ràng thằng Schleich đến đây với tư cách cá nhân. Nó cho hãng bảo hiểm “de” ra rìa, để chơi sô-lô nhằm ôm trọn gói. Ôi trời đất, có lẽ nó cũng cùng mục đích như tụi mình…
- Hả? mày tính nó sẽ tống tiền lão Prachold ư?
- Chớ sao.
Morganzini dốc hết men cô-nhắc vào họng:
- Tội nghiệp vợ chồng lão già. Nếu đúng như mày nói thì số kiếp lão như cá nằm trên thớt. Và hiện đang có không dưới năm mạng tính xâu xé con mồi.
- Hê hê, rồi sẽ còn có thằng dây vô nữa. Nhưng đứa nào mà dám đòi chia phần với băng cướp quốc tế vậy, mày nói thử coi Morganzini, hề hề?
Gã chụp ống điện thoại như chụp cổ… gã Schleich tưởng tượng:
- Trước hết tao phải biết rõ về nguồn gốc thằng Schleich đã. Người đại diện của tao ở Đức lo chuyện này dễ như trở bàn tay. Sau đó chúng ta sẽ có lời khuyến cáo thằng thám tử xoàng xĩnh đó nếu nó không muốn ngắm cuộc đời từ dưới huyệt.
Mohlen quay số và lập tức nói chuyện được với tên liên lạc tại Đức. Bộ mặt cô hồn của gã lúc này hăm hở cực kì.
Dưới chân hắn là công viên. Những tàu cọ đung đưa trong gió đêm. Ba bể bơi hình tròn sáng lên xanh biếc. Từ dưới đáy nước hắt lên bóng những ngọn đèn pha gắn ở thành bể. Nước biển đã được hâm ấm lóng lánh như ngọc.
Trăng chiếu lên mọi vật. Trên sân gôn có những chiếc dù che nắng đã gập lại và các ghế tựa dài. Cuối công viên đã là biển ì ầm sóng vỗ.
Gaby cũng vừa ló ra ở ban công liền đó, nhoẻn cười:
- Biết ngay là đại ca ở đây mà. Đẹp khủng khiếp, phải không Tarzan. Đêm nay có lẽ mình sẽ nhìn ra biển suốt đêm mất.
Phía sau Gaby, mẹ Tarzan cũng ló ra:
- Có lẽ má cũng sẽ không ngủ được, Peter ạ. Cảnh ở đây tuyệt vời quá.
Karl và Tròn Vo cũng mò ra đứng kế bên Tarzan. Bên ban công phòng 210, tiếng của ông Sauerlich nghe như sấm:
- Chào các vị du khách. Bất cứ ai muốn ăn đều có thể gọi thức ăn lên phòng…
Tròn Vo đáp ứng lời hiệu triệu của đấng thân sinh tức khắc:
- Con sẽ dàn chào hai suất, thưa ba!
- Nói nhỏ nhỏ thôi con, kẻo mẹ mày nghe được thì khốn.
Gaby bụm miệng cười khúc khích. Cô bé quay sang khều tay Tarzan:
- Ba cái hồ bơi có vẻ hấp dẫn quá đại ca!
- Ôkê! Mình cũng đang tính đi bơi đây. Tụi mình cùng đi đi.
- Đợi mình mặc áo bơi đã.
Ra tới bể bơi, hai đứa ném áo choàng lên một cái ghế. Chiếc áo bơi của Gaby xanh hệt như màu thành bể. Bơi một lát, Gaby chợt kêu lên:
- Có đường ngầm kìa, đại ca!
Trazan vuốt nước lên mặt:
- Ờ. Tụi mình bơi qua đường ngầm đi Gaby! Hình như nước ở bể bơi bên kia còn thích hơn ở đây.
Cô bé cười như nắc nẻ:
- Ừ thì sang. Tụi mình bơi thi nhé, Tarzan…
- Suỵt. Có người đến đó, Gaby ơi.
Tarzan đưa một ngón tay trỏ lên môi trong khi con mắt vẫn nhìn về phía khách sạn. Một bóng trắng thước tha đang lướt qua hàng cọ lại gần. Cái bóng đung đưa yểu điệu của… Luise Prachold.
- Đúng là mụ Prachold. Chui vô đường ngầm, nhanh lên.
Hai quái bơi nhẹ nhàng như rái cá, chỉ vài sải tay là đã ẩn mình dưới tấm bê-tông. Nước ở đây đen như mực vì không có ánh sáng hắt vào.
Tiếng Gaby:
- Ả không định bơi thì phải. Đi bơi đâu ai mặc nguyên váy áo.
Ả đàn bà lại gần chỗ nhị quái nấp hơn.
Tarzan thì thào:
- Nhìn phía sau ả kìa. Luschner ra đấy.
Coi, gã Luschner dáo dác ngó quanh trước khi tới bên Luise:
- Ôi, em yêu! Cuối cùng chúng ta cũng gặp được nhau. Ở ngay gần em mà không được tỏ ra quen biết, thật là cực hình.
Luise thỏ thẻ:
- Ngày mai anh sẽ chính thức làm quen với em tại bể bơi này Waldi à. Bây giờ thì… thôi đi, anh làm hư son môi của em bây giờ. Mà này, anh thật quá ngu ngốc khi can thiệp vào chuyện con nhỏ cà trớn đạp giày lên chân em đó nghe.
- Sao? Đâu có ai để ý gì, ngoài cái thằng ranh bạn của con nhỏ.
- Anh tự tin không đúng chỗ chút nào. Tụi nhãi bốn đứa đó đáng gờm đấy.
- Hừ, đối với anh chỉ có sự theo dõi của gã Tây Ban Nha là quan trọng.
- Này Waldi, dù không có gã Tây Ban Nha, anh cũng cần phải cảnh giác tối đa cho tới khi chấm dứt trò chơi này.
- Ờ ờ, em nói chí phải, em yêu!
Chúng im lặng một lát, tay trong tay, nhìn qua bể bơi và những cây cọ, hướng ra biển.
- Bao giờ em gọi điện cho lão?
- Mai, cưng ạ. Em về phòng đi nằm đây. Gặp nhau như thế đủ rồi.
Ả Prachold rút trước. Vài phút sau mới đến phiên Luschner. Gã đốt một điếu thuốc đứng ngoài trời tuôn khói trước khi vào quầy rượu làm một li…
Lúc mọi thứ trở lại yên lặng, Gaby cười thích thú:
- Waldi. Gã có tên tắt là chàng Waldi. Giờ thì tụi mình biết chắc chúng là một cặp rồi.
- Ờ, ngày mai chúng sẽ làm quen nhau. Và TKKG thả sức chứng kiến.
Gaby lại hỏi:
- Đại ca này, cái phần sáng láng trong đầu bạn đang nghĩ gì vậy hả?
- Trong đầu mình, phần nào không sáng láng chớ. Mình đang nghĩ có lẽ Prachold chết thật rồi. Bằng chứng là vợ lão đã có ngay một thằng cha khác.
- Suy luận của bạn không lấy gì làm lô-gich. Trời, lần này thì cái phần đầu sáng láng của đại ca ngủ mất rồi.
- Vì sao vậy?
- Vì một số đàn bà, trong đó có ả Prachold, có thể cùng lúc có hai người đàn ông. Một kẻ vì tình, tên là Waldi. Còn kẻ kia đem lại tiền bạc, cái kẻ giả chết để kiếm cho ả số tiền bảo hiểm một triệu rưỡi mark ấy.
Tarzan gật đầu:
- Nghe có lí đó, Công Chúa! Có nghĩa là trong “trò chơi” mà chúng bàn bạc có tới… ba mạng. Thứ nhất, lão giả chết, thứ hai thằng Waldi, thứ ba một gã Tây Ban Nha hành nghề thám tử tên Rudiger Schleich, đúng chưa?
- Chưa chính xác lắm. Bọn chúng đang e dè gã Tây Ban Nha thì có thể gã này chưa gia nhập băng chúng.
- Vậy thì mình sẽ khai thác ả Prachold để tìm hiểu thêm. Ả sát nách phòng mình. Mình sẽ tỏ ra vui vẻ thân mật với ả.
Công Chúa không mấy hưởng ứng:
- Mụ lại vừa gọi mình là con nhỏ cà trớn đó đại ca.
- Chà, cái thói ghen tị của đàn bà, để ý làm gì Gaby. Loại như ả dám ghen với cả những cô bé mười lăm tuổi đã có… nhan sắc chim sa cá lặn… Ái…
Gaby cho Tarzan liền một cú đấm vào sườn. Hắn luồn qua cô bé bơi một mạch khiến Gaby phải trổ tài nghệ của đương kim vô địch bơi ngửa toàn trường đuổi theo.
*
Pedro Ramirez tỉnh dậy trong căn nhà của mình. Sáng thứ ba hôm nay đầy nắng mà trong lòng gã cảm thấy âm u như đêm ba mươi. Trời hỡi, vết thương do cây sắt cời lò sưởi giáng xuống đỉnh đầu mỗi lúc mỗi thêm đau nhức. Sau một cơn xỉu triền miên giữa vùng núi Mijas đầy cây xương rồng, gã đã vẫy một chiếc xe tải, rồi kể cho người lái xe nghe một câu chuyện “cổ tích” để quá giang.
Lúc này đầu Ramizer đang bị băng kín mít. Tên lưu manh tống tiền cảm thấy buồn bực bởi tay nghề hạng bét của mình trong vụ tống tiền vừa rồi. Gã mò xuống bếp pha cà phê mà cổ họng đắng nghét.
Li cà phê chưa pha xong, gã đã nghe tiếng dộng cửa rầm rầm. Rồi một giọng rè rè:
- Tụi tao đây mà Pedro!
Ramirez mở cửa. Hai thằng cốt đột tràn vào.
- Chào tụi bay, Carlo, Heiko!
Carlo Morganzini nhìn gã ái ngại:
- Sao, đỡ không?
- Ừ… ừm, tao đang lo bị chấn thương sọ não đây.
Heiko Mohlen cười sằng sặc:
- Đâu có gì đáng kể. Tao thấy mày còn tỉnh táo lắm mà.
Heiko Mohlen vốn là dân Đức, béo nung núc, da đỏ au, mặt tàn nhang, tóc nửa đỏ nửa vàng. Gã là trùm băng “thổi xế hộp” chuyên môn ăn cắp những chiếc xe hơi sang trọng. Gã cư ngụ tại vùng này. Không chuyện gì không đến tai gã, không vụ nào gã không nhúng tay vô.
Carlo Morganzini quốc tịch Italia, tóc đen như lông quạ, mặt như mặt ngựa, da vàng bủng. Gã là vua làm bạc giả ở Mailand bên cố quốc nhưng xưởng in tiền bị “bể” nên gã phải cao chạy xa bay. Cảnh sát Italia đã tóm cổ sạch đồng bọn của Morganzini, trừ gã. Bởi gã đã khôn khéo đội lốt một cái tên giả là Silvio Pontizzi để đăng kí xưởng in và không để lòi ra tấm ảnh nhận diện nào. Cảnh sát Italia đành bế tắc trong việc truy tìm ông vua bạc giả và thế là giờ đây gã có thể yên tâm sống ở nơi này.
Morganzini quay qua Ramirez ồm ồm:
- Tụi tao sắp trả thù được cho mày rồi, Pedro!
- Sao? Tìm được lão rồi hả?
- Thì cũng coi như đã tìm được. Lão trốn ở chỗ nào tao đã biết. Tao đã xin danh sách của đám bồi phòng vài trăm khách sạn trong vùng và mất tới một ngày nghiên cứu mới biết lão đã chuyển đến Marbella.
- Chà, ngay gần đây thôi.
- Tên lão bây giờ là Heribert Steiner chớ không phải Erick Prachold nữa nhé. Lão ngụ tại khách sạn Palast.
Ramoe rít qua kẽ răng:
- Dám chọn Palast nghĩa là túi lão bộn tiền đó.
Mohlen xen vào:
- Chớ gì nữa. Nhưng lão ngồi trên tiền không lâu nữa đâu. Lão già giả chết đó chỉ là một thằng lưu manh cấp thấp so với vai vế chúng ta. Chúng ta sẽ ngồi trên đống tiền của lão. Này, lẽ ra mày phải xơi tái lão mới phải, Pedro ạ. Lão ngó vậy cũng bảnh đó chớ.
- Ờ tao cũng không ngờ lão lại có thể đánh tao sống dở chết dở. Quá bất ngờ. Và tao đã không thể…
Mohlen đứng dậy:
- Thôi, khỏi trình bày. Chuyện đã qua không bàn tới nữa. Bây giờ để tụi tao lo vụ này. Mày được hưởng mười phần trăm. Nhưng lão Prachold đừng hòng thoát khỏi chúng ta nếu chỉ nhả ra 500.000 mark. Tao đã nghe thằng Piteau báo cáo lại rằng một thằng thám tử tên là Schleich có nói đến một khoản tiền bảo hiểm tính mạng rất lớn của lão. Đâu tới một triệu mark. Thậm chí hai triệu chưa biết chừng…
- Tại sao thằng Jules Piteau biết?
- Cái thằng người Pháp ấy thứ gì không biết. Nó vừa là vua “nhập nha” ăn trộm vừa săn tin lẹ như cáo.
Ramizer tiu nghỉu:
- Cuối cùng chỉ có mình tao là bết nhất.
Mohlen cười ha hả. Gã vỗ vai Ramizer làm tên này đau lộng óc:
- Chào mày, thằng phế binh ạ.
Gã vẫy tay ngoắc Morganzini. Hai thằng nện giày thình thịch khỏi nhà để một mình Ramirez ở lại tiếc hùi hụi. Trời ạ, gã không tiếc sao được, “băng cướp quốc tế” gồm bốn thằng đủ quốc tịch: từ Đức, Italia, Tây Ban Nha tới Pháp. Vậy mà bây giờ ba thằng kia chia nhau phần tiền lớn còn gã chỉ được hưởng có mười phần trăm. Trăm sự chỉ tại cái lão Prachold. Mẹ kiếp!
*
Phía bên ngoài, Jules Piteau đợi sẵn hai chiến hữu. Gã bỏ màn gặm móng tay dở dang để nổ máy liền. Suốt dọc đường chẳng thằng nào hé răng lấy một câu.
Khoảng mười giờ sáng, chúng rẽ vào khách sạn Palast. Coi, chúng vừa tấp thì một chiếc ta-xi cũng dừng trước cửa khách sạn. Giọng Piteau rền rền:
- Tụi bay ngó thằng đang bước xuống xe kìa. Hắn đó.
Mohlen ngơ ngác:
- Ai? Lão Prachold hả?
- Tao chưa biết mặt lão Prachold. Nhưng thằng kia đích thị là Rudiger Schleich. Cái thằng thám tử ngu như bò đó đã thuê tao đi tìm lão Prachold và bị tao nắm tẩy.
- Hả? Vậy mày làm ơn né qua một bên để nó không thấy mày.
Bọn cướp đợi Schleich biến vô trong khách sạn rồi mới vọt lên xe. Mohlen nói như ra lệnh:
- Chạy xe tiếp đi. Chúng tao xuống xe. Còn mày vù khỏi đây là vừa. Tên Schleich không biết chúng tao.
Mohlen thả bộ đến quầy đón khách. Bộ mặt cô hồn của gã đủ sức làm khiếp vía những bồi phòng yếu tim mặc dù bữa nay gã ăn mặc khá bảnh bao. Thằng hung thần thứ hai Morganzini có vẻ lép vế hơn. Gã chưa tỏ vẻ xứng đáng với biệt danh Người Sáng Tạo mà giới giang hồ đặt.
lên mặt quầy và bập bẹ:
- Xin hỏi một câu nữa: bà Prachold đã tới đây chưa?
- Cảm ơn. Vâng, thưa ngài. Tối qua bà ấy đã tới.
- Tôi muốn gọi phôn sang phòng bà ấy…
- Phòng số 206, thưa ngài.
Schleich cười thỏa mãn và đi vô thang máy.
Người thường trực quay sang Mohlen:
- Hai ngài cần gì?
Vài phút sau, hai tên cướp rúc vào hai phòng đơn kề nhau ở tầng ba.
Mohlen chẳng thèm liếc nửa con mắt đến căn phòng. Gã tập trung trí tuệ vào ba chai Uytski nhỏ trong tủ lạnh. Nhanh như chớp, gã dốc hết ba chai rượu vô một cái li lớn và cười hềnh hệch:
- Uống mừng mánh lớn, chiến hữu. Giờ thì tao rõ cả rồi.
Thằng Morganzini vốn khoái rượi cô-nhắc hơn. Gã cũng dốc ba chai cô-nhắc mini vào một cái li và giơ cao:
- Hê hê, chúng ta đã hiểu được các ngóc ngách bịp bợm của chúng. Tao cho rằng mụ Prachold sang đây với mớ tiền bảo hiểm của lão chồng sang ngân hàng Tây Ban Nha. Có nghĩa là chúng ta có hai con mồi để làm thịt: lão Prachold và vợ lão.
Mohlen uống một hơi… nửa li:
- Nhưng tao hơi bực mình về thằng người lạ Schleich. Hoặc là nó đã biết rõ hết. Hoặc chỉ linh cảm thấy mọi chuyện. Chỉ biết là nó đang bám lấy mụ đàn bà.
- Để từ mụ lần ra Prachold chăng?
Khuôn mặt Mohlen sa sầm:
- Bàn tay ngắn ngủn của nó không bao giờ với đến Prachold được. Hừm, lão già là “con mồi” của tụi mình. Đứa nào rớ đến quyền lợi của băng cướp quốc tế đều bị mò tôm đáy biển.
- Đồng ý. Có điều tao vẫn thắc mắc về sự xuất hiện của thằng thám tử Schleich vớ vẩn đó. Tại sao nó lại không báo cho bọn cớm hoặc ông chủ hãng bảo hiểm của nó về vụ lão già còn sống, mà nó cứ câm miệng cho đến khi mụ vợ lãnh tiền bảo hiểm rồi hẹn hò với chồng ở khách sạn này?
Mohlen uống cạn nửa li Uytsky còn lại. Gã liếm mép:
- Khỏi phải bàn, rõ ràng thằng Schleich đến đây với tư cách cá nhân. Nó cho hãng bảo hiểm “de” ra rìa, để chơi sô-lô nhằm ôm trọn gói. Ôi trời đất, có lẽ nó cũng cùng mục đích như tụi mình…
- Hả? mày tính nó sẽ tống tiền lão Prachold ư?
- Chớ sao.
Morganzini dốc hết men cô-nhắc vào họng:
- Tội nghiệp vợ chồng lão già. Nếu đúng như mày nói thì số kiếp lão như cá nằm trên thớt. Và hiện đang có không dưới năm mạng tính xâu xé con mồi.
- Hê hê, rồi sẽ còn có thằng dây vô nữa. Nhưng đứa nào mà dám đòi chia phần với băng cướp quốc tế vậy, mày nói thử coi Morganzini, hề hề?
Gã chụp ống điện thoại như chụp cổ… gã Schleich tưởng tượng:
- Trước hết tao phải biết rõ về nguồn gốc thằng Schleich đã. Người đại diện của tao ở Đức lo chuyện này dễ như trở bàn tay. Sau đó chúng ta sẽ có lời khuyến cáo thằng thám tử xoàng xĩnh đó nếu nó không muốn ngắm cuộc đời từ dưới huyệt.
Mohlen quay số và lập tức nói chuyện được với tên liên lạc tại Đức. Bộ mặt cô hồn của gã lúc này hăm hở cực kì.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất