Quyển 34 Chương 6: TRÒN VO GẶP MAY
Trong khi ấy phía bên ngoài “Hiệu ảnh Rawitzky”, con Oskar sau khi đã “giải quyết nỗi buồn” xong bỗng gầm gừ trong cổ họng. Gaby lo ngại:
- Bạn trinh sát thử coi Kloesen. Dám có một con miu hoặc một con cẩu kình địch của Oskar lắm.
Thằng mập nhấc giò tức khắc. Thực ra nó đâu buồn để ý đến ba cái tiếng gầm gừ lãng xẹt của con chó. Nó sục sạo vô bóng tối vì một nhu cầu khẩn cấp không kém Oskar chút nào. Ê, hai quái vừa mới thấy cái bóng tròn trịa của chiến hữu biến mất chưa được năm giây thì có tiếng kim loại va mạnh. Một vật gì đổ mạnh. Rồi tiếng Tròn Vo tru tréo:
- Ối ối, cái ống đồng của tôi!
Máy Tính Điện Tử lẫn Công Chúa kinh hoàng. Tròn Vo giật lùi khỏi bóng tối với cái chân trái cà nhắc như một con tôm mắc cạn búng từng chặp trên mặt đất.
- Lạy Chúa, kẻ mất dạy nào đó đã dựng mô-tô chình ình giữa đường vậy không biết.
Thằng mập phát ngôn xong mới cảm thấy mình… ngu hết biết. Nó tự giác bịt miệng mình và thều thào:
- Các vị ạ, ở đằng kia có một thằng đang đứng như cột đèn. Tôi suýt nữa là húc đầu vô gã.
Karl Máy Tính cười ngất:
- Tao đoán gã cũng đang làm cái việc mày tính làm thôi. Thông cảm đi mà, mập.
- Vậy hả?
Tròn Vo ngớ người. Tự nhiên nó tội nghiệp cái xe máy bị đổ của kẻ đồng loại xa lạ kinh khủng. Trời đánh cũng phải tránh lúc… vệ sinh chớ. Cu cậu hối hận la lên:
- Này, anh gì ơi, tôi không có ý làm mô-tô của anh bị “té” đâu nhé. Hi vọng nó không việc gì.
Tiếng gào của nó lanh lảnh chói tai là vậy mà kẻ kia vẫn không một lời hồi âm. Chỉ nghe con Oskar lồng lộn sủa:
- Gấu, gấu, gấu…
Đến lúc này ba quái mới giật thót mình. Gaby nói nhỏ:
- Có thể là một tên trộm chăng? Đợi mình lấy đèn pin bỏ trong xe hơi.
Đúng lúc cô bé vừa định chạy đi thì trong bóng tối bỗng vang lên tiếng cười khùng khục.
Ba quái nghe tiếng chiếc xe máy đổ được dựng lên. Rồi một bóng người dắt xe tiến đến mỗi lúc một gần. Giọng gã nghe thật quen:
- Gabriele xinh đẹp ơi, tôi đâu phải là thằng ăn trộm hả. Tôi chỉ ghé vào đây… cụng như Willi thôi mà.
Trời đất, té ra là Erich Jasper ở lớp 12A.
Gã uể oải vẫy tay:
- Chào các bạn cùng trường. Vẫn lang thang ngoài đường à? Tôi lấy làm lạ đó. Tuổi của các cô cậu, giờ này lẽ ra phải lên giường rồi mới đúng chớ. Phải ngủ đẫy giấc thì mắt mới khỏi thâm quầng.
Gaby độp lại:
- Có phải ai cũng đẹp bảnh bao được như anh đâu.
Quả thật đối với một cô gái lành mạnh như Gaby thì Erich là một tên khó ưa. Khi nào cũng cười thơn thớt. Trơn như lươn. Luôn xun xoe mở cửa cho các thầy giáo, chùi giày cẩn thận trước khi vào nhà…
Cách đây chưa đầy nửa năm Erich đã dám gửi thư tỏ tình qua một thằng nhóc lớp 10 cho Gaby. Lại còn cả gan hẹn hò với cô trong thư nữa chớ. Thật tởm.
Erich cười hềnh hệch xoa đầu con Oskar khiến lông quái cẩu dựng ngược.
- Con chó kháu quá! Của em hả?
- Phải.
- À mà anh chàng của em đâu rồi? Cho nó “đi tàu suốt” rồi sao?
Tròn Vo không nín được, cười vang phố vắng. Karl vừa lau kính vào ống tay áo, vừa dụi mắt, cũng vì cười.
Gaby tỉnh queo:
- Anh chàng của tôi, Tarzan ấy, sẽ đến đây liền à. Tiếc rằng bữa nay bạn ấy không được vui cho lắm, và đang sẵn sàng đánh lộn, chỉ muốn trút giận lên một kẻ nào đấy thôi.
Erich ngó dáo dác về phía cuối phố, mặt mày xanh như tàu lá. Gã chu môi hôn gió Gaby:
- Cho gởi lời chào võ sĩ Judo của em nhé! Tôi… có hẹn. Chúc tất cả một đêm tốt lành.
Tên công tử phóng lên yên mô-tô. Hên cho gã là xe dễ nổ. Gã bốc hơi nhanh chóng.
Tròn Vo phun một bãi nước bọt:
- Sau này có kế nghiệp ông già làm chủ hãng sô-cô-la Sauerlich, mình sẽ không dại gì gửi tiền vào nhà băng của Jesper. Gửi tiền cho nó chẳng khác chi gửi trứng cho ác.
Gaby lẩm bẩm:
- Chỉ tội nghiệp cho cô gái nào sau này gửi… trái tim cho gã. Người đâu mà chai mặt lì lợm.
Cả bọn quay trở lại chiếc BMW. Tất nhiên trên đường đi Tròn Vo đã tranh thủ vô một bụi rậm chớ còn phải hỏi.
Và, trong khi giải quyết nhu cầu riêng, thằng mập ngẫu nhiên ngó về phía sau. Trời hỡi, dưới ánh sáng vàng vọt của ngọn đèn đường yếu xìu, nó cảm thấy có một kẻ nào đó đang cố nấp vào bóng tối. Thằng Erich chăng? Kloesen lầm bầm. Mà gã hay ai thì cũng đâu có mệnh hệ gì đến… cái việc nó đang làm chớ.
*
Khi mọi người đã tề tựu đông đủ trong chiếc BMW, Tarzan thông báo với các bạn:
- Chẳng thu hoạch được gì, chỉ trừ việc được chiêm ngưỡng con mèo Khổng Lồ, một “gã trai” cực kì nguy hiểm.
Gaby tiếc rẻ:
- Vậy là mình chẳng được thấy tận mặt “người đẹp nhiếp ảnh” để xem chị ta tân kì đến đâu. Ba ơi, giờ ba về hay đến ga chính ạ? Ba còn định hỏi chuyện cái ông Muller gì đó mà? Mình tới đó luôn chứ ba?
- Nhưng Tarzan và Willi sẽ bị phạt nếu về kí túc xá muộn đấy
Tarzan cười:
- Đằng nào thì cũng muộn rồi, thưa chú. Thêm nữa, thầy giám thị Grausippe không đến nỗi khắt khe đâu ạ.
- Thôi được, chốc nữa chú sẽ chở hai đứa về và nói thêm với ông ấy.
Khi phái đoàn hùng hậu tiến vào sảnh ga, bất ngờ một gã có mái tóc đỏ dựng xù như chôm chôm không hiểu xớn xa xớn xác thế nào mà suýt ủi sầm vô thanh tra Glockner mới chết dở.
- Đi đâu mà mắt nhắm mắt mở thế đại bàng con?
Gã thứ hai béo phục phịch níu tay thằng chiến hữu tóc chôm chôm lại, hốt hoảng:
- Mày cứ lo nói chuyện không, Jo à. Ông thanh tra đó. Xin chào ông thanh tra!
Ông Glockner gật đầu. Hai thằng du đãng khúm núm tránh xa ông. Chúng nhanh chóng luồn như hai con lươn vô màn đêm tối om. Đợi cặp bài trùng nhà ga biến mất, ông Glockner mới giải thích với Tứ quái:
- Hai tên đó là Kolbe và Peix, dân móc túi chuyên nghiệp đang dự tính… hoàn lương. Ít ra thì chúng cũng đã hứa với tôi như thế. Thằng Kolbe tóc đỏ có biệt hiệu “Jo Tám Ngón” vì bị cụt hai ngón tay, thằng Ferdinand Peix béo ụ thì mang ngoại danh Mê Cà Vạt.
Tarzan nghĩ thầm: ngó điệu bộ lấc xấc như ăn trộm của chúng thì khó mà hi vọng hai tên bợm này hoàn lương. Tuy nhiên hắn không nói ra điều ấy.
Người sếp ga hướng dẫn ông thanh tra, đám trẻ và quái cẩu Oskar vào văn phòng. Ông ta thích thú xoa mớ lông bá phát của Oskar.
- Con chó này ngó bộ có năng khiếu nghiệp vụ đây.
Ông Glockner rút sổ tay ra:
- Giờ ta nói đến tên tống tiền, thưa ông Muller. Hắn có cố ý đổi giọng khi nói không?
- Không, ngài thanh tra ạ. Giọng gã trầm và khàn. Khỏe như một thanh niên, pha tạp những thổ âm địa phương.
- Điều này quan trọng đây. Địa phương nào vậy?
- Hừm, tôi chịu. Chỉ biết gã nửa ngọng nửa cà lăm.
Mắt Tarzan sáng lên:
- Xin ông hãy cố nhớ kĩ xem, thưa ông Muller. Ông nhận thấy chất địa phương ở những từ nào ạ?
Ông Muller trễ cái môi dày, ngẩn người trước yêu cầu này:
- Để tôi tập trung đầu óc xem sao. Này nhé, gã bập bẹ các nguyên âm nghe kì lắm. Nhưng chữ “tống tiền” thì gã nói “tốống tềng”, tiền chuộc thì lại hô “tềng chộộc”, tấn công thành… “tấấng côông”.
Tarzan reo lên:
- Gã đó không ngậm đầy mứt dâu trong mồm đâu, thưa ông. Ở thành phố quê cháu, một số người vẫn thích nói như thế. Đó không phải là tiếng địa phương. Mà nửa như tiếng lóng nửa như pha trò. Hiện nay ở thành phố của cháu có ít nhất năm mươi người là am tường loại phát âm này, nhưng trong khu định cư của họ không có ai là tội phạm.
Muller gật đầu:
- Cảm ơn cháu đã phân tích. Nhưng sợi chỉ mỏng manh ấy chẳng giúp ích được gì cho chúng tôi. Nghành đường sắt sau khi họp khẩn cấp đã đi đến một quyết định nội bộ: trả cho thủ phạm một triệu mark để đổi lấy sự yên lành. Xin lỗi ngài thanh tra, đằng nào thì chúng tôi cũng đã thua lỗ, có hụt thêm một triệu đồng nữa cũng chẳng sao. Chúng tôi sắp tăng giá vé và dứt khoát không để xảy ra những vụ tấn công, trật bánh, đâm tàu.
Thanh tra Glockner nhẫn nại:
- Chậm nhất là đến thời điểm giao tiền, chúng tôi sẽ tóm được thủ phạm. Nhưng tôi rất muốn biết hắn định tổ chức việc này ra sao.
Muller gượng gạo. Ông ta có vẻ không tin tưởng lắm. Đôi mắt ông ta đã trải qua một đêm mất ngủ nên giờ sâu hoắm, mệt mỏi. Ông lẩm bẩm:
- Điều này thì mai hắn mới cho biết. Chúc ngài thành công, ngài thanh tra.
Họ chia tay với con người bất hạnh.
*
Đêm đen hơn. Phố Giáo Sư Rutzl dường như không còn sự sống tồn tại.
Gertrud Rawitzky tắt đèn và ra khỏi nhà. Tay cô ta cầm một phong bì khổ lớn, chiếc áo choàng mùa hè vẫn chưa cài khuy. Trong nháy mắt, người đẹp đã leo lên chiếc xe hơi con màu đỏ, vọt mất.
Đến lúc này “sự sống” mới hiện ra. Erich chớ ai. Lòng kiên trì của gã cuối cùng đã được đền bù, gã lom khom phóng vô trong và đập bể ổ kính ngang tầm cao của nắm cửa.
Chẳng có gì khó khăn cả. Kính vỡ loảng xoảng mặc kệ, hàng xóm ở cách xa, không thể nghe thấy được.
Erich vặn nắm cửa luồn qua tấm rèm. Không có chủ nhà thì gã tha hồ vọc niêu tôm chớ còn phải hỏi. Gã bật chiếc đèn pin thủ sẵn, tia sáng chỉ bằng thân bút chì xuyên qua phòng. Ê, trong phòng nồng nặc mùi nước hoa. Người đẹp… tân kì có khác. Trưng diện toàn đồ xịn nhưng khá lộn xộn. Không thấy ảnh đâu cả.
Erich mở cánh cửa tiếp theo. Ha ha, phòng khách. Tối om như đáy mồ. Nhưng ánh đèn pin của gã rọi ra sảnh, chiếu vào phòng ảnh.
- Mình sẽ tìm ra những tấm ảnh ở đó.
Erich nghĩ thầm. Sau hai bước chân bỗng gã nín thở. Ôi, mẹ kiếp, trong bóng đêm có cặp mắt nào đáng sợ đến thế kia. Cặp mắt long lanh như… ma làm gã lạnh buốt người. Lạy Chúa, nhà cô ả chứa ma xó chắc?
Cặp mắt lân tinh từ từ động đậy tiến về phía gã. Lạy Chúa, mắt ác thú! Trong đó ánh lên màu tàn sát.
Tiếng gừ như tiếng con cọp hồi nhỏ gã vẫn nghe vọng ra từ cũi sắt của rạp xiếc.
Rồi con vật nhảy xổ vào gã.
Đầu tiên Erich cảm thấy một cú đánh vào ngực. Rồi tiếp theo những móng vuốt xuyên qua áo pull găm vô vai gã. Tiếp đến là mười ngọn dao dính ngập mặt. Mọi diễn biến xảy ra nhanh như chớp, gã đau đớn cùng cực gào rú điên cuồng.
Trong cơn thập tử nhất sinh, Erich quơ tay chân loạn xà ngầu. Phước đức nhà gã, một tay chụp được mớ lông con vật, gã tóm lấy nó, liệng mạnh ra xa.
Nào, bây giờ thì… làm ơn chạy. Chạy sưng đầu u trán cũng mặc. Chiếc đèn pin mini lăn dưới chân, Erich vừa chạy vừa chửi rủa cho đến khi gã húc phải một cánh cửa.
Gã giật mạnh cánh cửa, lao vào bóng tối và kịp sập cửa lại sau lưng. Con vật hung bạo không ngừng lồng lộn cào xé ở phía ngoài.
Thoát rồi! Mắt gã gần như mù. Máu đầy mặt…
Erich lảm nhảm như một thằng điên, run rẩy mò công tắc đèn. Lúc đèn sáng gã mới chưng hửng rằng mình đã tị nạn đúng ngay chóc phòng tối. Trời ạ, hãy nhìn những thứ máy móc nhà nghề lỉnh kỉnh kia thì rõ…
- Nghĩa là mình vẫn chưa mù.
Erich sờ lên mặt. Da rách tả tơi. Môi và má sưng bầm những cục máu ứ. Thở hổn hển, gã dựa vào tường. Con mẹ chó đẻ đó nuôi beo? Chắc chắn là beo. Beo hay chó sói, hay là mèo rừng. Trời ơi, một thứ “Beo-Mèo-Sói” tổng hợp chăng?
Erich dòm qua lỗ khóa. Gã lại càng đu đớn thêm khi thấy con “Beo-Mèo-Sói” đang hả hê liếm vết máu của gã dính trên người nó. Hừ hừ, phải làm gì bây giờ đây? Gã đã sập bẫy hẳn rồi!
Erich ngẫu nhiên ngước lên một cái giá để ảnh. Đúng rồi, những tấm ảnh! Chớ sao nữa, mục đích đến đây của gã là những tấm ảnh chết người này kia mà. Gã nghiến răng nén đau lôi xấp ảnh xuống.
Gã vơ sạch chỗ ảnh nguy hiểm và kiểm tra cẩn thận để biết chắc không còn sót tấm nào rồi mới yên tâm nhét luôn mớ phim vô túi. Ê, bây giờ thì rõ ràng phải có một khẩu súng săn, xông ra cửa và hạ con ác thú. Con vật đang nằm phía ngoài chờ gã, chỉ thoáng nghe tiếng động đã hung dữ gừ lên. Không có khẩu súng là… coi như tự ở tù chờ chủ nhân tóm cổ chứ sao.
- Lửa!
Mắt Erich sáng lên khi ngó thấy bao diêm. Chà chà, mình có học dốt đến đâu cũng biết lũ mèo cực kì sợ lửa.
Ngay lập tức Erich gom giấy ảnh và bọc ni-lông bóng cuộn thành một bó đuốc. Gã kéo rốc tấm thảm nhỏ dưới sàn trùm lên đầu và cuốn quanh người rồi châm lửa vào bó đuốc tự chế.
Một, hai… ba!
Gã đá tung cửa hất ngọn đuốc phừng phừng về phía trước và a lê vọt. Gã vọt tứ tung hết phòng này đến phòng kia, cuối cùng đâm sầm vô một cửa chó chết. Coi, con mèo Khổng Lồ đâu để sót con mồi, nó hung hãn nhảy xổ lên tấm thảm trùm đầu của gã, nhe răng cố xé rách chướng ngại vật. Ha ha! Con vật ngu ngốc! Vô ích thôi con ạ! Làm sao mày cào rách nổi tấm thảm Iran này?
Erich mở cánh cửa lảo đảo bước ra bao lơn và tự đập mạnh lưng vô tường hòng ép chết Khổng Lồ. Gã lầm. Con mèo khôn ngoan đã nhảy xuống chừa cho gã một bên bả vai muốn nát nhừ do va chạm.
Ra đến ngoài đường Erich mới dám nhấc tấm thảm xuống. Mẹ kiếp, không còn tiếng gừ kinh hoàng. Erich không mảy may nghĩ tới bó đuốc gã đã ném bừa ra nhà. Gã chỉ bận tâm: giải thích sao đây với ông bà già về cái mặt bị cào tơi tả?
Gã dừng xe máy dưới một ngọn đèn đường và soi gương. Trời đất! Ngó gã chẳng khác gì Quỷ Hút Máu Người.
*
Thanh tra Glockner vừa lái xe, vừa bật phần tin của cảnh sát lên nghe:
“Cháy tại một hiệu ảnh ở đường Giáo Sư Rutzl. Đội cứu hỏa đã nhận được thông báo…”
Gaby kêu lên:
- Quành xe lại đi ba. Có thể nhà cô Rawitzky đấy!
Ông Glockner quay xe, gọi về trung tâm:
- City 21! Xe của thanh tra Glockner đây! Đang trên đường tới phố Giáo sư Rutzl. Số nhà bao nhiêu?
Lập tức ông được trả lời:
- Số nhà 17, thưa ông thanh tra.
Khỏi cần phải hỏi thêm, chiếc BMW lao đi với một tốc độ chống mặt. Coi, trước cửa hiệu ảnh Rawitzky, ngọn lửa đã được dập tắt và một xe cứu hỏa đậu lù lù.
Ông đội trưởng cứu hỏa thò đầu vô cửa xe của thanh tra Glockner:
- Chúng tôi đã đến kịp thời trước khi căn nhà ra tro nhờ một người đi dạo gọi điện báo. Con chó của ông ta cứ chõ vào ngôi nhà mà sủa nên ông ta phát hiện được đám cháy. Hiện đồ đạc trong hai phòng bị cháy sạch sẽ. Ngoài ra không có một ai trong nhà.
- Trời đất, gia chủ đi đâu đêm hôm vậy kìa?
Ông đội trưởng cứu hỏa báo cáo thêm:
- Ông thanh tra đến thật đúng lúc đó. Trong khi chữa cháy, chúng tôi đã phát hiện một vụ đột nhập. Cửa kính đã bị ai đó đập vỡ từ trước. Rất có thể tên trộm đã gây ra hỏa hoạn.
Lúc này mọi người đã lục tục xuống xe, ông Glockner chợt nhớ đến Khổng Lồ:
- Ông có thấy một con mèo lớn trong nhà không?
- Ồ, tôi không thấy.
Tarzan cau mày:
- Có lẽ tụi cháu đi tìm trong vườn thử, chú Glockner ạ.
- Hãy cẩn thận đừng xóa dấu vết nhé, Tarzan.
Bốn đứa trẻ tỏa ra như bốn con sóc lùng sục khắp vườn. Thật đáng buồn cho bọn chúng, con Khổng Lồ biến mất như có phép lạ vậy.
Khi đội cứu hỏa rời khỏi khu phố, Tứ quái mới họp mặt lại quanh chiếc BMW của thanh tra Glockner. Thằng mập Kloesen lệt bệt tới sau cùng. Bàn tay phải cầm một vật gì đó, nó tiến sát đến ô-tô, thò vật đó vào ánh đèn trong xe. Cu cậu lẩm bẩm:
- Lấm lem hết rồi.
Tarzan xáp lại tò mò:
- Mày có cái gì vậy?
- Một tấm ảnh bẩn thỉu. Tao lượm được sau bao lơn. Hình như có kẻ đã đạp giày lên.
- Chúa ơi, thế mà nãy giờ cứ câm như hến.
Tarzan giật lấy tấm ảnh đưa vào chỗ sáng và nghẹn lời. Trời ạ, trong hình rành rành cửa Đường Hầm Quỷ Sứ. Một tảng đá được lăn trên đường ray dính liền theo cánh tay và cái cẳng xoạc ra của thủ phạm. Phần đầu và thân tên khủng bố không thể nhận diện được bởi một gót giày cứu hỏa đã xéo lên. Tarzan la lớn:
- Chú Glockner ơi, có tang chứng rồi. Rawitzky đã qua mặt chúng ta. Cô ta rõ ràng đã chứng kiến mọi hành động tội ác của hung thủ qua ống kính tê-lê. Với bức hình này, cô ta có chạy đằng trời…
- Bạn trinh sát thử coi Kloesen. Dám có một con miu hoặc một con cẩu kình địch của Oskar lắm.
Thằng mập nhấc giò tức khắc. Thực ra nó đâu buồn để ý đến ba cái tiếng gầm gừ lãng xẹt của con chó. Nó sục sạo vô bóng tối vì một nhu cầu khẩn cấp không kém Oskar chút nào. Ê, hai quái vừa mới thấy cái bóng tròn trịa của chiến hữu biến mất chưa được năm giây thì có tiếng kim loại va mạnh. Một vật gì đổ mạnh. Rồi tiếng Tròn Vo tru tréo:
- Ối ối, cái ống đồng của tôi!
Máy Tính Điện Tử lẫn Công Chúa kinh hoàng. Tròn Vo giật lùi khỏi bóng tối với cái chân trái cà nhắc như một con tôm mắc cạn búng từng chặp trên mặt đất.
- Lạy Chúa, kẻ mất dạy nào đó đã dựng mô-tô chình ình giữa đường vậy không biết.
Thằng mập phát ngôn xong mới cảm thấy mình… ngu hết biết. Nó tự giác bịt miệng mình và thều thào:
- Các vị ạ, ở đằng kia có một thằng đang đứng như cột đèn. Tôi suýt nữa là húc đầu vô gã.
Karl Máy Tính cười ngất:
- Tao đoán gã cũng đang làm cái việc mày tính làm thôi. Thông cảm đi mà, mập.
- Vậy hả?
Tròn Vo ngớ người. Tự nhiên nó tội nghiệp cái xe máy bị đổ của kẻ đồng loại xa lạ kinh khủng. Trời đánh cũng phải tránh lúc… vệ sinh chớ. Cu cậu hối hận la lên:
- Này, anh gì ơi, tôi không có ý làm mô-tô của anh bị “té” đâu nhé. Hi vọng nó không việc gì.
Tiếng gào của nó lanh lảnh chói tai là vậy mà kẻ kia vẫn không một lời hồi âm. Chỉ nghe con Oskar lồng lộn sủa:
- Gấu, gấu, gấu…
Đến lúc này ba quái mới giật thót mình. Gaby nói nhỏ:
- Có thể là một tên trộm chăng? Đợi mình lấy đèn pin bỏ trong xe hơi.
Đúng lúc cô bé vừa định chạy đi thì trong bóng tối bỗng vang lên tiếng cười khùng khục.
Ba quái nghe tiếng chiếc xe máy đổ được dựng lên. Rồi một bóng người dắt xe tiến đến mỗi lúc một gần. Giọng gã nghe thật quen:
- Gabriele xinh đẹp ơi, tôi đâu phải là thằng ăn trộm hả. Tôi chỉ ghé vào đây… cụng như Willi thôi mà.
Trời đất, té ra là Erich Jasper ở lớp 12A.
Gã uể oải vẫy tay:
- Chào các bạn cùng trường. Vẫn lang thang ngoài đường à? Tôi lấy làm lạ đó. Tuổi của các cô cậu, giờ này lẽ ra phải lên giường rồi mới đúng chớ. Phải ngủ đẫy giấc thì mắt mới khỏi thâm quầng.
Gaby độp lại:
- Có phải ai cũng đẹp bảnh bao được như anh đâu.
Quả thật đối với một cô gái lành mạnh như Gaby thì Erich là một tên khó ưa. Khi nào cũng cười thơn thớt. Trơn như lươn. Luôn xun xoe mở cửa cho các thầy giáo, chùi giày cẩn thận trước khi vào nhà…
Cách đây chưa đầy nửa năm Erich đã dám gửi thư tỏ tình qua một thằng nhóc lớp 10 cho Gaby. Lại còn cả gan hẹn hò với cô trong thư nữa chớ. Thật tởm.
Erich cười hềnh hệch xoa đầu con Oskar khiến lông quái cẩu dựng ngược.
- Con chó kháu quá! Của em hả?
- Phải.
- À mà anh chàng của em đâu rồi? Cho nó “đi tàu suốt” rồi sao?
Tròn Vo không nín được, cười vang phố vắng. Karl vừa lau kính vào ống tay áo, vừa dụi mắt, cũng vì cười.
Gaby tỉnh queo:
- Anh chàng của tôi, Tarzan ấy, sẽ đến đây liền à. Tiếc rằng bữa nay bạn ấy không được vui cho lắm, và đang sẵn sàng đánh lộn, chỉ muốn trút giận lên một kẻ nào đấy thôi.
Erich ngó dáo dác về phía cuối phố, mặt mày xanh như tàu lá. Gã chu môi hôn gió Gaby:
- Cho gởi lời chào võ sĩ Judo của em nhé! Tôi… có hẹn. Chúc tất cả một đêm tốt lành.
Tên công tử phóng lên yên mô-tô. Hên cho gã là xe dễ nổ. Gã bốc hơi nhanh chóng.
Tròn Vo phun một bãi nước bọt:
- Sau này có kế nghiệp ông già làm chủ hãng sô-cô-la Sauerlich, mình sẽ không dại gì gửi tiền vào nhà băng của Jesper. Gửi tiền cho nó chẳng khác chi gửi trứng cho ác.
Gaby lẩm bẩm:
- Chỉ tội nghiệp cho cô gái nào sau này gửi… trái tim cho gã. Người đâu mà chai mặt lì lợm.
Cả bọn quay trở lại chiếc BMW. Tất nhiên trên đường đi Tròn Vo đã tranh thủ vô một bụi rậm chớ còn phải hỏi.
Và, trong khi giải quyết nhu cầu riêng, thằng mập ngẫu nhiên ngó về phía sau. Trời hỡi, dưới ánh sáng vàng vọt của ngọn đèn đường yếu xìu, nó cảm thấy có một kẻ nào đó đang cố nấp vào bóng tối. Thằng Erich chăng? Kloesen lầm bầm. Mà gã hay ai thì cũng đâu có mệnh hệ gì đến… cái việc nó đang làm chớ.
*
Khi mọi người đã tề tựu đông đủ trong chiếc BMW, Tarzan thông báo với các bạn:
- Chẳng thu hoạch được gì, chỉ trừ việc được chiêm ngưỡng con mèo Khổng Lồ, một “gã trai” cực kì nguy hiểm.
Gaby tiếc rẻ:
- Vậy là mình chẳng được thấy tận mặt “người đẹp nhiếp ảnh” để xem chị ta tân kì đến đâu. Ba ơi, giờ ba về hay đến ga chính ạ? Ba còn định hỏi chuyện cái ông Muller gì đó mà? Mình tới đó luôn chứ ba?
- Nhưng Tarzan và Willi sẽ bị phạt nếu về kí túc xá muộn đấy
Tarzan cười:
- Đằng nào thì cũng muộn rồi, thưa chú. Thêm nữa, thầy giám thị Grausippe không đến nỗi khắt khe đâu ạ.
- Thôi được, chốc nữa chú sẽ chở hai đứa về và nói thêm với ông ấy.
Khi phái đoàn hùng hậu tiến vào sảnh ga, bất ngờ một gã có mái tóc đỏ dựng xù như chôm chôm không hiểu xớn xa xớn xác thế nào mà suýt ủi sầm vô thanh tra Glockner mới chết dở.
- Đi đâu mà mắt nhắm mắt mở thế đại bàng con?
Gã thứ hai béo phục phịch níu tay thằng chiến hữu tóc chôm chôm lại, hốt hoảng:
- Mày cứ lo nói chuyện không, Jo à. Ông thanh tra đó. Xin chào ông thanh tra!
Ông Glockner gật đầu. Hai thằng du đãng khúm núm tránh xa ông. Chúng nhanh chóng luồn như hai con lươn vô màn đêm tối om. Đợi cặp bài trùng nhà ga biến mất, ông Glockner mới giải thích với Tứ quái:
- Hai tên đó là Kolbe và Peix, dân móc túi chuyên nghiệp đang dự tính… hoàn lương. Ít ra thì chúng cũng đã hứa với tôi như thế. Thằng Kolbe tóc đỏ có biệt hiệu “Jo Tám Ngón” vì bị cụt hai ngón tay, thằng Ferdinand Peix béo ụ thì mang ngoại danh Mê Cà Vạt.
Tarzan nghĩ thầm: ngó điệu bộ lấc xấc như ăn trộm của chúng thì khó mà hi vọng hai tên bợm này hoàn lương. Tuy nhiên hắn không nói ra điều ấy.
Người sếp ga hướng dẫn ông thanh tra, đám trẻ và quái cẩu Oskar vào văn phòng. Ông ta thích thú xoa mớ lông bá phát của Oskar.
- Con chó này ngó bộ có năng khiếu nghiệp vụ đây.
Ông Glockner rút sổ tay ra:
- Giờ ta nói đến tên tống tiền, thưa ông Muller. Hắn có cố ý đổi giọng khi nói không?
- Không, ngài thanh tra ạ. Giọng gã trầm và khàn. Khỏe như một thanh niên, pha tạp những thổ âm địa phương.
- Điều này quan trọng đây. Địa phương nào vậy?
- Hừm, tôi chịu. Chỉ biết gã nửa ngọng nửa cà lăm.
Mắt Tarzan sáng lên:
- Xin ông hãy cố nhớ kĩ xem, thưa ông Muller. Ông nhận thấy chất địa phương ở những từ nào ạ?
Ông Muller trễ cái môi dày, ngẩn người trước yêu cầu này:
- Để tôi tập trung đầu óc xem sao. Này nhé, gã bập bẹ các nguyên âm nghe kì lắm. Nhưng chữ “tống tiền” thì gã nói “tốống tềng”, tiền chuộc thì lại hô “tềng chộộc”, tấn công thành… “tấấng côông”.
Tarzan reo lên:
- Gã đó không ngậm đầy mứt dâu trong mồm đâu, thưa ông. Ở thành phố quê cháu, một số người vẫn thích nói như thế. Đó không phải là tiếng địa phương. Mà nửa như tiếng lóng nửa như pha trò. Hiện nay ở thành phố của cháu có ít nhất năm mươi người là am tường loại phát âm này, nhưng trong khu định cư của họ không có ai là tội phạm.
Muller gật đầu:
- Cảm ơn cháu đã phân tích. Nhưng sợi chỉ mỏng manh ấy chẳng giúp ích được gì cho chúng tôi. Nghành đường sắt sau khi họp khẩn cấp đã đi đến một quyết định nội bộ: trả cho thủ phạm một triệu mark để đổi lấy sự yên lành. Xin lỗi ngài thanh tra, đằng nào thì chúng tôi cũng đã thua lỗ, có hụt thêm một triệu đồng nữa cũng chẳng sao. Chúng tôi sắp tăng giá vé và dứt khoát không để xảy ra những vụ tấn công, trật bánh, đâm tàu.
Thanh tra Glockner nhẫn nại:
- Chậm nhất là đến thời điểm giao tiền, chúng tôi sẽ tóm được thủ phạm. Nhưng tôi rất muốn biết hắn định tổ chức việc này ra sao.
Muller gượng gạo. Ông ta có vẻ không tin tưởng lắm. Đôi mắt ông ta đã trải qua một đêm mất ngủ nên giờ sâu hoắm, mệt mỏi. Ông lẩm bẩm:
- Điều này thì mai hắn mới cho biết. Chúc ngài thành công, ngài thanh tra.
Họ chia tay với con người bất hạnh.
*
Đêm đen hơn. Phố Giáo Sư Rutzl dường như không còn sự sống tồn tại.
Gertrud Rawitzky tắt đèn và ra khỏi nhà. Tay cô ta cầm một phong bì khổ lớn, chiếc áo choàng mùa hè vẫn chưa cài khuy. Trong nháy mắt, người đẹp đã leo lên chiếc xe hơi con màu đỏ, vọt mất.
Đến lúc này “sự sống” mới hiện ra. Erich chớ ai. Lòng kiên trì của gã cuối cùng đã được đền bù, gã lom khom phóng vô trong và đập bể ổ kính ngang tầm cao của nắm cửa.
Chẳng có gì khó khăn cả. Kính vỡ loảng xoảng mặc kệ, hàng xóm ở cách xa, không thể nghe thấy được.
Erich vặn nắm cửa luồn qua tấm rèm. Không có chủ nhà thì gã tha hồ vọc niêu tôm chớ còn phải hỏi. Gã bật chiếc đèn pin thủ sẵn, tia sáng chỉ bằng thân bút chì xuyên qua phòng. Ê, trong phòng nồng nặc mùi nước hoa. Người đẹp… tân kì có khác. Trưng diện toàn đồ xịn nhưng khá lộn xộn. Không thấy ảnh đâu cả.
Erich mở cánh cửa tiếp theo. Ha ha, phòng khách. Tối om như đáy mồ. Nhưng ánh đèn pin của gã rọi ra sảnh, chiếu vào phòng ảnh.
- Mình sẽ tìm ra những tấm ảnh ở đó.
Erich nghĩ thầm. Sau hai bước chân bỗng gã nín thở. Ôi, mẹ kiếp, trong bóng đêm có cặp mắt nào đáng sợ đến thế kia. Cặp mắt long lanh như… ma làm gã lạnh buốt người. Lạy Chúa, nhà cô ả chứa ma xó chắc?
Cặp mắt lân tinh từ từ động đậy tiến về phía gã. Lạy Chúa, mắt ác thú! Trong đó ánh lên màu tàn sát.
Tiếng gừ như tiếng con cọp hồi nhỏ gã vẫn nghe vọng ra từ cũi sắt của rạp xiếc.
Rồi con vật nhảy xổ vào gã.
Đầu tiên Erich cảm thấy một cú đánh vào ngực. Rồi tiếp theo những móng vuốt xuyên qua áo pull găm vô vai gã. Tiếp đến là mười ngọn dao dính ngập mặt. Mọi diễn biến xảy ra nhanh như chớp, gã đau đớn cùng cực gào rú điên cuồng.
Trong cơn thập tử nhất sinh, Erich quơ tay chân loạn xà ngầu. Phước đức nhà gã, một tay chụp được mớ lông con vật, gã tóm lấy nó, liệng mạnh ra xa.
Nào, bây giờ thì… làm ơn chạy. Chạy sưng đầu u trán cũng mặc. Chiếc đèn pin mini lăn dưới chân, Erich vừa chạy vừa chửi rủa cho đến khi gã húc phải một cánh cửa.
Gã giật mạnh cánh cửa, lao vào bóng tối và kịp sập cửa lại sau lưng. Con vật hung bạo không ngừng lồng lộn cào xé ở phía ngoài.
Thoát rồi! Mắt gã gần như mù. Máu đầy mặt…
Erich lảm nhảm như một thằng điên, run rẩy mò công tắc đèn. Lúc đèn sáng gã mới chưng hửng rằng mình đã tị nạn đúng ngay chóc phòng tối. Trời ạ, hãy nhìn những thứ máy móc nhà nghề lỉnh kỉnh kia thì rõ…
- Nghĩa là mình vẫn chưa mù.
Erich sờ lên mặt. Da rách tả tơi. Môi và má sưng bầm những cục máu ứ. Thở hổn hển, gã dựa vào tường. Con mẹ chó đẻ đó nuôi beo? Chắc chắn là beo. Beo hay chó sói, hay là mèo rừng. Trời ơi, một thứ “Beo-Mèo-Sói” tổng hợp chăng?
Erich dòm qua lỗ khóa. Gã lại càng đu đớn thêm khi thấy con “Beo-Mèo-Sói” đang hả hê liếm vết máu của gã dính trên người nó. Hừ hừ, phải làm gì bây giờ đây? Gã đã sập bẫy hẳn rồi!
Erich ngẫu nhiên ngước lên một cái giá để ảnh. Đúng rồi, những tấm ảnh! Chớ sao nữa, mục đích đến đây của gã là những tấm ảnh chết người này kia mà. Gã nghiến răng nén đau lôi xấp ảnh xuống.
Gã vơ sạch chỗ ảnh nguy hiểm và kiểm tra cẩn thận để biết chắc không còn sót tấm nào rồi mới yên tâm nhét luôn mớ phim vô túi. Ê, bây giờ thì rõ ràng phải có một khẩu súng săn, xông ra cửa và hạ con ác thú. Con vật đang nằm phía ngoài chờ gã, chỉ thoáng nghe tiếng động đã hung dữ gừ lên. Không có khẩu súng là… coi như tự ở tù chờ chủ nhân tóm cổ chứ sao.
- Lửa!
Mắt Erich sáng lên khi ngó thấy bao diêm. Chà chà, mình có học dốt đến đâu cũng biết lũ mèo cực kì sợ lửa.
Ngay lập tức Erich gom giấy ảnh và bọc ni-lông bóng cuộn thành một bó đuốc. Gã kéo rốc tấm thảm nhỏ dưới sàn trùm lên đầu và cuốn quanh người rồi châm lửa vào bó đuốc tự chế.
Một, hai… ba!
Gã đá tung cửa hất ngọn đuốc phừng phừng về phía trước và a lê vọt. Gã vọt tứ tung hết phòng này đến phòng kia, cuối cùng đâm sầm vô một cửa chó chết. Coi, con mèo Khổng Lồ đâu để sót con mồi, nó hung hãn nhảy xổ lên tấm thảm trùm đầu của gã, nhe răng cố xé rách chướng ngại vật. Ha ha! Con vật ngu ngốc! Vô ích thôi con ạ! Làm sao mày cào rách nổi tấm thảm Iran này?
Erich mở cánh cửa lảo đảo bước ra bao lơn và tự đập mạnh lưng vô tường hòng ép chết Khổng Lồ. Gã lầm. Con mèo khôn ngoan đã nhảy xuống chừa cho gã một bên bả vai muốn nát nhừ do va chạm.
Ra đến ngoài đường Erich mới dám nhấc tấm thảm xuống. Mẹ kiếp, không còn tiếng gừ kinh hoàng. Erich không mảy may nghĩ tới bó đuốc gã đã ném bừa ra nhà. Gã chỉ bận tâm: giải thích sao đây với ông bà già về cái mặt bị cào tơi tả?
Gã dừng xe máy dưới một ngọn đèn đường và soi gương. Trời đất! Ngó gã chẳng khác gì Quỷ Hút Máu Người.
*
Thanh tra Glockner vừa lái xe, vừa bật phần tin của cảnh sát lên nghe:
“Cháy tại một hiệu ảnh ở đường Giáo Sư Rutzl. Đội cứu hỏa đã nhận được thông báo…”
Gaby kêu lên:
- Quành xe lại đi ba. Có thể nhà cô Rawitzky đấy!
Ông Glockner quay xe, gọi về trung tâm:
- City 21! Xe của thanh tra Glockner đây! Đang trên đường tới phố Giáo sư Rutzl. Số nhà bao nhiêu?
Lập tức ông được trả lời:
- Số nhà 17, thưa ông thanh tra.
Khỏi cần phải hỏi thêm, chiếc BMW lao đi với một tốc độ chống mặt. Coi, trước cửa hiệu ảnh Rawitzky, ngọn lửa đã được dập tắt và một xe cứu hỏa đậu lù lù.
Ông đội trưởng cứu hỏa thò đầu vô cửa xe của thanh tra Glockner:
- Chúng tôi đã đến kịp thời trước khi căn nhà ra tro nhờ một người đi dạo gọi điện báo. Con chó của ông ta cứ chõ vào ngôi nhà mà sủa nên ông ta phát hiện được đám cháy. Hiện đồ đạc trong hai phòng bị cháy sạch sẽ. Ngoài ra không có một ai trong nhà.
- Trời đất, gia chủ đi đâu đêm hôm vậy kìa?
Ông đội trưởng cứu hỏa báo cáo thêm:
- Ông thanh tra đến thật đúng lúc đó. Trong khi chữa cháy, chúng tôi đã phát hiện một vụ đột nhập. Cửa kính đã bị ai đó đập vỡ từ trước. Rất có thể tên trộm đã gây ra hỏa hoạn.
Lúc này mọi người đã lục tục xuống xe, ông Glockner chợt nhớ đến Khổng Lồ:
- Ông có thấy một con mèo lớn trong nhà không?
- Ồ, tôi không thấy.
Tarzan cau mày:
- Có lẽ tụi cháu đi tìm trong vườn thử, chú Glockner ạ.
- Hãy cẩn thận đừng xóa dấu vết nhé, Tarzan.
Bốn đứa trẻ tỏa ra như bốn con sóc lùng sục khắp vườn. Thật đáng buồn cho bọn chúng, con Khổng Lồ biến mất như có phép lạ vậy.
Khi đội cứu hỏa rời khỏi khu phố, Tứ quái mới họp mặt lại quanh chiếc BMW của thanh tra Glockner. Thằng mập Kloesen lệt bệt tới sau cùng. Bàn tay phải cầm một vật gì đó, nó tiến sát đến ô-tô, thò vật đó vào ánh đèn trong xe. Cu cậu lẩm bẩm:
- Lấm lem hết rồi.
Tarzan xáp lại tò mò:
- Mày có cái gì vậy?
- Một tấm ảnh bẩn thỉu. Tao lượm được sau bao lơn. Hình như có kẻ đã đạp giày lên.
- Chúa ơi, thế mà nãy giờ cứ câm như hến.
Tarzan giật lấy tấm ảnh đưa vào chỗ sáng và nghẹn lời. Trời ạ, trong hình rành rành cửa Đường Hầm Quỷ Sứ. Một tảng đá được lăn trên đường ray dính liền theo cánh tay và cái cẳng xoạc ra của thủ phạm. Phần đầu và thân tên khủng bố không thể nhận diện được bởi một gót giày cứu hỏa đã xéo lên. Tarzan la lớn:
- Chú Glockner ơi, có tang chứng rồi. Rawitzky đã qua mặt chúng ta. Cô ta rõ ràng đã chứng kiến mọi hành động tội ác của hung thủ qua ống kính tê-lê. Với bức hình này, cô ta có chạy đằng trời…
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất