Quyển 45 Chương 5: TÂM SỰ KẺ GIANG HỒ
Tarzan chạy như cơn lốc nên phát hiện cái bóng khá muộn màng. Lúc cái bóng lạ nháng lên trước mặt hắn, hắn mới phản xạ bằng cách tung cả hai tay vô đối thủ.
Một người đàn ông văng xuống rãnh còn chiếc xe đạp của gã bắn sang một bên. Tarzan cũng cảm thấy đau nhói ở ống chân khi va mạnh vào tay lái xe đạp, hắn nhào một vòng qua tay lái, đúng theo bài bản của võ Judo và rớt xuống trong tư thế ngồi.
Tròn Vo lao tới chụp ngực áo hắn:
- Ngồi yên… ủa, đại ca hả? Nó đâu rồi?
Có tiếng người nói từ vệ đường:
- Sao, tôi đây, các người trấn lột hả?
Máy Tính nói:
- Thôi đi, ông định làm gì với cái xe? Tụi này đến đây để bảo vệ nó đấy.
Tarzan xoa xoa chỗ đau ở chân. Không biết chiếc đèn pin trên tay hắn văng đi đằng nào. Hắn vừa rà tay tìm cái đèn pin vừa hỏi:
- Té ra chúng ta đều ngộ nhận cả thôi. Ông có bị sao không hả?
Tiếng người đàn ông nói trong bóng tối:
- Các cậu nguy hiểm thật. Tôi… không sao, nhưng chiếc xe đạp đua của tôi đâu rồi?
Đúng lúc ấy bàn tay Tarzan sờ soạng trúng chiếc đèn pin. Hắn quét ánh sáng loang loáng về hướng chiếc “xế điếc” nằm chỏng gọng.
- Nó kìa!
- Ờ, tôi thấy rồi. Chà, cậu như một con tê giác vậy. Tối nào tôi cũng phóng mấy vòng quanh thung lũng, đó là một môn thể thao có ích. Các cậu nên bắt chước tôi còn hơn là chìm trong khói thuốc hoặc chích choác linh tinh.
Người đàn ông cúi xuống nhấc chiếc xe thể thao trong ánh sáng đèn pin. Khuôn mặt anh ta gân guốc, sạm nắng cỡ chừng 30 tuổi. Anh ta mặc quần sort ngắn sặc sỡ, một chiếc áo thun cùng kiểu và đội mũ bảo hiểm da. Quả là mô hình mẫu mực của một vận động viên đua xe đạp đường trường. Tarzan áy náy thấy rõ:
- Tụi em xin lỗi.
- Không sao. Nhưng các cậu hãy nói cho tôi hay các cậu là ai? Chiếc ô-tô con này là của bà Pauline chớ đâu phải của các cậu.
- Đúng vậy. Bà ấy tránh một con thỏ rừng và lạc tay lái rớt xuống rãnh. Hồi nãy bạn gái em cùng ngồi trong xe này và hai bà cháu đã về nhà trước. Tụi em là khách của ông bác sĩ Holmann. Được bà Pauline báo tin nên có mặt ở đây.
Người đàn ông kinh ngạc:
- Thì ra thế. Các cậu là trường hợp ngoại lệ đấy, theo tôi biết ông Holmann không bao giờ chứa ai qua đêm đâu. Còn việc tôi lảng vảng quanh chiếc xe hơi là do nó nằm chình ình sát đường suýt nữa xe đạp tôi ủi phải.
Tarzan cười:
- Vậy… anh thông cảm nghe. Xin giới thiệu em là Peter Carsten còn gọi là Tarzan, hai bạn em là Karl Vierstein và Willi Sauerlich.
Người đàn ông kinh ngạc:
- Cái gì? Sauerlich? Vậy cậu có họ với ông Hermann Sauerlich à, Willi?
Tròn Vo ưỡn ngực:
- Dạ, cũng hơi hơi có họ ạ. Ông ấy là bố em.
- Trời đất. Vậy anh chính là Andreas Holmann đây. Anh đâu ngờ gặp họ hàng trong hoàn cảnh này. Nè Willi, hai dòng họ Sauerlich và Holmann từ thời xa xưa đã là hai chi nhánh trong họ tộc. Có điều chi nhánh Holmann giờ chỉ còn lại hai người: bác Holmann và anh. Willi ạ, anh biết ba em qua lời kể của bà Pauline. Bà ấy chẳng bao giờ cho bác Holmann biết cả.
Tarzan tủm tỉm:
- Dượng Holmann chớ?
- Ồ, ông ấy cũng nhiễu các em về việc ấy à? Thực ra dượng Holmann là một người dễ chịu, một bác sĩ giỏi, rất trung thực và không hề chịu khuất phục. Từ ngày anh tiếp quản cơ sở điều trị của dượng để lại, hai người gần như cãi nhau mỗi lần chạm mặt. Dễ đến nửa năm nay dượng không thèm nói chuyện với anh. Nhưng anh hi vọng cụ sẽ nguôi dần.
- Thế thì anh thua bà cụ Pauline rồi. Bà già đã tìm ra phương pháp trị ông cụ. Ơ, mà anh biết Willi đến đây vì lí do nào chứ?
- Anh biết. Dượng đang tìm người thừa kế chính. Như thế là phải thôi.
Andreas Holmann vỗ vai Kloesen thân mật:
- Anh cũng có phần rồi, quyền thừa kế đối với anh chỉ cần cơ sở điều trị là đã quá đủ. Em ráng ăn ở cho xứng đáng để có thể kế thừa trang trại, mấy chiếc ô-tô cổ và vô số tiền mặt. Em hãy cố gắng thể hiện tính cách tốt của mình.
Tarzan cười:
- Tụi em là những học sinh sống lành mạnh, yêu thể thao. Nếu như anh trông vào những bệnh nhân như tụi em thì bảo đảm chỉ có chết đói.
- Tuyệt lắm, các em hãy tiếp tục sống như vậy. Anh có họ với Willi, vậy chúng ta có thể đối xử với nhau như người thân trong gia đình, được không?
Tròn Vo đáp:
- Em còn ở lại đây đến thứ tư. Anh nhớ dắt chị ấy đến thăm tụi em ở nhà dượng nhé. Hi vọng bà chị sẽ là một đầu bếp giỏi.
- Trật lất rồi Willi. Anh chưa lập gia đình mà mới có một cô bạn gái tuyệt vời nhưng chỉ mê du lịch thôi. Cô ta không thích nấu nướng. Anh sẽ rất vui nếu được các em tới thăm.
Bốn anh em đẩy chiếc ô-tô lên vệ đường không khó khăn gì lắm. Andreas ngồi vào buồng lái nổ máy.
- Chia tay nghe các em. Anh sẽ cho xe tới nhà bà Pauline rồi trở lại đây lấy xe đạp. Không mất đâu. Hệ thống đường sá ở đây chỉ chạy tới bốn hộ trong thung lũng, vì thế ít có ai qua lại, tha hồ cho chúng ta phóng xe thoải mái dẫu trời tối.
Ba quái vẫy tay. Viên bác sĩ trẻ tuổi dòng họ Holmann cho xe chạy thẳng.
Tròn Vo lẩm bẩm:
- Thế là tự nhiên tao lại có thêm một người bà con nữa, anh Andreas khá đấy chớ. Chỉ hơi tiếc là người yêu của anh ấy quá kém. Tao sẽ không bao giờ lấy một người vợ không thích nấu nướng.
Karl nhăn mặt:
- Mày mà kể điều đó với dượng Holmann, mày sẽ bị loại khỏi vòng đua tức khắc.
- Tao cóc cần quan tâm đến việc có được quyền thừa kế hay không. Cái điều tao thực sự quan tâm chính là cái sự kiện đã và đang xảy ra ở đây: vụ tấn công đánh trọng thương ông lái buôn pho-mat, cú điện thoại dọa làm thịt dượng Holmann và vụ mất trộm châu báu của bà Pauline.
Tarzan cau mày:
- Bà cụ gọi là “kho tàng băng giá”. Ái chà, cái tên nghe kêu đấy. Ngày mai thằng Otvan ra tù rồi, mụ phù thủy đẻ ra gã cũng đang sống tại đây. Tao nghĩ rằng trước khi tới thăm anh Andreas, chúng ta sẽ phải đảo qua nhà mụ một chút.
Karl gật đầu:
- Nếu đúng Otvan là thủ phạm chôm chỉa và bí mật giấu kho báu ở một chỗ nào đó thì chưa chắc cảnh sát buông gã dễ dàng đâu.
- Ừa. Nhưng tao chỉ sợ thời gian chôn vùi lên tất cả. Năm năm rồi còn gì. Thằng Otvan đã chịu trận được năm năm thì gã cũng thừa sức gồng mình thêm vài tuần nữa. Tao dám cá gã chẳng cần chi phải vội vàng khui kho báu lên mà sẽ giả vờ như một công dân lương thiện đã. Nhưng dù sao tụi mình cũng phải để mắt đến việc này.
Tròn Vo thảy thanh sô-cô-la vô họng để tăng cường sinh lực… đi bộ. Coi, trong khi ba đứa đang sải chân thì Ông Địa Kloesen la lên:
- Ê ê, phía đằng kia có ánh đèn…
Tarzan và quân sư đồng loạt ngó theo cánh tay thằng mập. Rõ ràng ánh sáng phát ra từ một trang trại ở hướng Bắc. Karl nói:
- Nằm sát với thị trấn Fasslift kiểu này chắc là trang trại của chị Susi. Lạ thật. Hồi nãy ở đó tối om sao bây giờ lại có điện. Chẳng lẽ bà chị phóng viên mới về hay sao?
Tròn Vo dài mồm:
- Người mù không thấy đường hèn chi về trễ là phải. Tao đoán bà chị mới từ đồn cảnh sát về xong. Phải công nhận chị Susi khá là can đảm khi dám tố cáo tên cướp trên mặt báo.
- Người ta gọi đó là lương tâm nghề báo, có điều chưa chắc đám kí giả nam nhi đủ dũng khí như Susi. Chị ấy sẵn sàng gánh chịu mọi rủi ro do dám nhận diện tên cướp.
- Vậy mình phải làm gì để hỗ trợ Susi chớ đại ca?
- Ừ, về nhà rồi tính mà.
Tròn Vo bỗng nổi hứng… tâm sự:
- Sau này lỡ tao may mắn được thừa kế sản nghiệp của ông dượng, tao sẽ chia đều cho anh Andreas, ngoài ra còn thêm một cái ô-tô cổ, cái nào để mai tao còn nghĩ đã, và chiếc xe đạp cũ nữa.
Máy Tính cười ầm:
- Sự rộng rãi của mày còn vượt xa cả thói phàm ăn đấy Willi. Anh Andreas hẳn vui sướng phát điên.
Khi ba quái về đến trang trại thì thấy các rèm cửa đã khép kín. Các tấm rèm đều màu đỏ. Cổng và cửa ra vào đều khóa trái. Chúng bấm chuông, bác sĩ Holmann mở cửa ra mặt đỏ bừng vì giận dữ:
- Nó dọa ta phải cao tường, kín cổng bằng không nó sẽ bắn bỏ.
Tarzan hiểu ngay chuyện gì đã xảy ra, hắn hỏi ngay:
- Có phải y vừa gọi điện hăm he không hả bác?
- Ừ. Nó nói rằng ta là kẻ thù không đội trời chung. Nó thề sẽ gặp ta như hồi xưa ta đã từng gặp nó.
- Trời đất. Thế là sao ạ?
- Ta không biết, cháu ạ, ta thề danh dự đó.
*
Rudigo Klavim vẫn nhắm mắt, lưng, bả vai và gáy của gã đau nhức kinh khủng. Dù sao thì trời cũng sắp sáng. Phiến đá dùng để làm giường nằm qua một đêm hứng sương giờ lạnh như băng. Gã rét run.
Rudigo hấp háy mắt. Những tia sáng bạc đầu tiên đã ló ra và chim chóc đua nhau hót trên những cây bồ đề cao vút mọc xung quanh nghĩa trang. Tên trộm vặt trong các khách sạn châu Âu buồn bã. Gã rờ rẫm má và phát giác râu mọc lởm chởm.
Ôi, tiếng chim hót mới hay làm sao! Những giọt sương sớm long lanh trên các nhành hoa. Những đám mây mù mỏng tang phủ lên nghĩa trang một lớp voan mỏng dính. Rudigo cảm thấy đói cồn cào. Giờ này có lẽ cũng cỡ năm giờ thì phải.
Thị xã vẫn chìm trong giấc ngủ say trừ những người hốt rác, đám đưa báo sớm, những nhân viên trực ca lác đác trên đường. Rudigo bật dậy như lò xo vươn vai răng rắc. Gã dự định sẽ chiêu một cốc cà phê nóng hổi ở quán nhà ga, ăn thật nhanh bữa điểm tâm và đón chuyến tàu đầu tiên qua biên giới.
Tên trộm khách sạn lên đường. Đường vắng hoe không một bóng người. Khi đi qua ngôi nhà đầu tiên, Rudigo bất chợt giật bắn mình trước tờ nhật báo buổi sáng của vùng Fasslift gài nơi cánh cổng. Linh tính của một con thú bị săn đuổi khiến gã nhích bước chân gần lại.
Lạ thật, mọi khi gã không hề thấy lương tâm cắn rứt khi vét sạch các phòng ở khách sạn, nhưng lần này, lần đầu tiên gã cảm thấy mình là một tên ăn cắp. Gã đi như chạy, tờ báo kẹp dưới nách. Gã “đua” một mạch cho tới khi cảm thấy không có ai theo dõi liền mở trang tin địa phương ra.
Ngay tức khắc, cái nhìn của gã dính cứng vào một cái tít in chữ đậm, đóng khung, dài ba cột báo: “CƯỚP TRÊN TÀU TỐC HÀNH ALPEN”.
Bên cạnh đó là tấm hình truy nã hung thủ. Đó là ảnh gã!
Tên họa sĩ nào đó đã vẽ mặt mũi gã y như tạc, chỉ hơi xấu trai hơn một chút. Gã tuyệt vọng.
Đáng lẽ không cần đọc hết bài phóng sự điều tra của Susi, gã cũng biết cô gái viết gì, tuy nhiên gã vẫn đọc. Bằng một giọng hết sức phẫn nộ, cô phóng viên viết về sự tàn bạo của hung thủ, kẻ đã giáng xuống đầu một ông già tuổi tác một thứ hung khí rắn từ phía sau. Nạn nhân không chết nhưng thủ phạm đáng bị dư luận nguyền rủa suốt đời.
Mắt Rudigo nổ đom đón vì sợ.
Tình ngay lí gian. Rudigo tự an ủi mình bằng một câu thành ngữ. Khốn nạn quá, khi đã bình chân như vại ở nuớc ngoài, gã sẽ phôn về cho cô phóng viên biết về bí mật của vụ này. Rằng gã quả có “ăn ké” đồ đạc cá nhân của ông già đấy, tuy nhiên ăn ké chiến lợi phẩm đâu phải là tên cướp tàn bạo như cô ta tung tin.
Rudigo vừa dợm cất bước bất chợt lạnh toát người. Mồ hôi gã rớt thành hột dù trời không có nắng.
- Thôi chết rồi. Biết đâu bức họa chân dung mình cũng đã được gửi tới các đồn biên phòng rồi. Hic, nếu thế thì có mọc cánh cũng đếch thoát được.
Gã có cảm tưởng đang động đất dưới chân. Trái tim muốn văng khỏi lồng ngực. Gã thấy ớn lạnh đến tận xương sống.
Nghĩ tới đồn cảnh sát biên phòng, gã sực nhớ tới hộ chiếu.
Rudigo thọc tay vào túi sờ soạng. Hả, tấm hộ chiếu đâu rồi? Muốn qua đồn biên phòng mà không có hộ chiếu thì làm sao lọt ải đây? Hình như trong lúc vội vã, gã đã bỏ quên hộ chiếu tại khách sạn Kur rồi. Xui tận mạng.
Rudigo càng ngẫm nghĩ càng run. Trăm sự cũng tại mình. Thay vì hồi sức hoặc cấp cứu ông già, mình lại lột sạch của cải của lão. Đứng là làm ác gặp… ác.
Làm sao có thể giải thích được rằng gã không dùng bạo lực, gã không phải là một tên ăn cướp hung hãn, gã chỉ là một tên trộm vặt.
Đến khai thật với cảnh sát ư? Họ sẽ cười vào mũi gã ấy chớ.
Chỉ còn một cách duy nhất…
Gã phải biến phương pháp duy nhất này thành hiện thực.
Gã chạy hộc tốc đến trạm đện thoại gần nhất. Những ngón tay run rẩy bắt đầu lật vội cuốn danh bạ điện thoại. Cái nhìn của gã muốn rách toạc cuốn danh bạ.
- A, địa chỉ con nhỏ đây rồi: Susi Welmhoff, điện thoại số 7108, Mittelriss-Einoed Nr-3. Tại sao con nhỏ phóng viên lại ở địa chỉ này mà không ở ngay gần tòa soạn nhỉ?
Rudigo rời buồng điện thoại ra nhà ga. Gã biết ở ga có tấm bản đồ khu vực trong phòng hướng dẫn.
Phố xá vẫn vắng tanh. Vài căn nhà vén rèm cửa. Một con chó hoang chạy theo đường tàu vào một ngõ hẻm suýt nữa thì va phải gã.
Đồng hồ nhà thờ điểm năm giờ ba muơi. Rudigo nuốt nước bọt khi đi qua một cửa hàng bán thực phẩm đặc sản. Lạ thật, hình như ngủ ngoài trời làm người ta đói hơn thì phải.
Gã dừng bước ở trung tâm thông tin nhà ga mà không gặp ai. Gã ngước lên bản đồ chăm chú tìm kiếm.
Mittelriss Tal ở chỗ này đây. Có bốn trang trại nằm rải rác cách xa nhau. Số 3 nằm đây. Sau 90 phút nữa, gã sẽ tới nơi.
*
Đối với Tarzan, một ngày mới bắt đầu vào lúc sáu giờ ruỡi. Dù tối hôm trước đi ngủ lúc mấy giờ không cần biết, chỉ hiểu rằng ngày hôm sau hắn thức dậy lúc 6 giờ 30.
Căn phòng ngủ vách tường bằng gỗ ghép thoang thoảng mùi thơm trầm dễ làm người khác ngáy say sưa, chẳng hạn… Karl, nó vẫn ngủ mê mệt.
Ánh sáng mặt trời vừa hắt tia đầu tiên trên trán Tarzan là hắn đã nhảy phóc xuống giường. Tarzan hít thở và làm vài động tác thể dục căn bản rồi đóng bộ đồ thể thao lững thững dạo quanh trang trại. Buồng của ông Holmann nằm ở phía tây cuối hành lang và chia đôi tầng trên.
Sau khi làm một tách trà thơm Ấn Độ, hắn bắt đầu chuẩn bị vào cuộc chạy tinh sương của mình. Tuy nhiên Tarzan vẫn nhớ đến địch thủ vô hình đe dọa mạng sống ông Holmann. Hung thủ có thực là gã đàn ông tóc rẽ ngôi giữa hay không? Đáng tiếc là cú phôn tử thần thứ hai, hắn không nghe được. Nếu nghe và đối chiếu một lần nữa, may ra hắn sẽ có một kết luận rõ ràng. Có lẽ hắn phải ghé quán TRÁI NHO để hỏi thăm ông chủ quán thôi.
Ông chủ quán là người có thể tin cậy được, may ra Tarzan sẽ có một khái niệm cụ thể về tên tuổi lẫn tung tích của vị khách tóc rẽ ngôi giữa đó.
Taran đi vô hành lang, hắn khóa cửa rồi vất chùm chìa khóa qua cửa sổ nhỏ vô nhà.
Một con bướm chấp chới cánh rồi bỗng sà xuống vai hắn. Chắc tại chiếc áo thể thao của hắn có màu sặc sỡ chăng?
Tarzan chạy quanh ngôi nhà kiểm tra các cửa nẻo. Hắn quẹo vào ga-ra nơi để mấy chiếc ô-tô cổ. Mọi thứ không thấy có dấu hiệu gì đáng nghi ngờ. Nào, bây giờ thì chạy. Hắn chạy về phía con đường mà hôm qua đã đi.
Ban ngày trông con đường đẹp hơn nhiều.
Tarzan lướt qua hoa và cỏ. Mùa hè đầy màu sắc dưới chân hắn. Mặt trời lên cao, hắn lao về hướng trang trại bà Pauline mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Khu nhà vẫn chìm trong im lặng. Tarzan ngước nhìn lên cửa sổ buồng ngủ Gaby.
Tại sao không hái một bó hoa dại cho hai bà cháu bất ngờ chớ?
Hắn lựa những cành hoa đẹp nhất và đặt trên ngưỡng cửa nhà bà Pauline. Hắn liếc nhìn chiếc xe con đã được Andreas đem về để trong sân. Cánh cửa bên phải có một vết lõm. Ơn Chúa, quả là một kỉ niệm suýt… chết người.
Tarzan vọt về phía trang trại của cô Susi Welmhoff. Chắc Susi ở nhà một mình. Báo hôm nay hẳn sẽ đưa tin về vụ cướp ngày hôm qua. Cũng phải để mắt xem bên ấy có vấn đề gì không.
*
Đêm qua Susi bị mất ngủ. Tiếc rằng ông thanh tra Wondraschenk đã nói đúng. Ban đêm ở nhà một mình trong ngôi nhà trống vắng xa cách chòm xóm, cô cảm thấy rờn rợn. Lần đầu tiên, cô phóng viên biết sợ không khí u tịch của căn nhà. Trước kia chốn này thanh tịnh như một liều thuốc an thần, nhưng bây giờ sao ảm đạm, nặng nề đến vậy.
Gần sáng, Susi mới thiếp ngủ Cô tự trách mình ngớ ngẩn. Làm sao tên cướp biết được người chứng kiến vụ ăn cưóp của gã hoàn toàn không mù? Lúc nào thì người ta đọc báo? Phần lớn là buổi sáng.
Trong cơn mơ màng Susi thấy hiện ra hai người đàn ông. Một người là Bernd, bạn đời của cô. Người thứ hai là tên hung thủ. Cô thấy Bernd cầm chiếc máy quay phim đuổi theo hung thủ la hét đòi chụp ảnh vì bức ảnh trong báo chưa chính xác.
Susi dậy lúc 6 giờ 45, mồ hôi ướt đẫm. Cô khát cháy cổ. Cô khoác chiếc áo choàng xanh đi ra ngoài rồi xuống cầu thang vô bếp để uống một chai nước khoáng cho tỉnh táo.
Cạnh nhà bếp có một căn buồng rộng vừa để tiếp khách. Tên trộm khách sạn ngồi trong căn phòng này. Lạy Chúa, chính là gã. Tên cướp ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế bành vốn là chỗ ngồi của Bernd. Nhưng gã hoàn toàn không có vẻ thô bạo côn đồ, thậm chí gã còn mỉm cười.
Cô như khuỵu xuống. Không còn gì nữa để nghi ngờ, gã sẽ thủ tiêu cô, người chứng duy nhất biết mặt gã. Tại sao cô lại đề tên họ mình trên báo nhỉ? Nhưng giờ đây có lẽ muộn mất rồi.
Rudigo nói:
- Tôi rất lấy làm tiếc đã để cô sợ hãi, nhưng tôi không còn cách nào khác.
Susi lí nhí:
- Ông nói sao?
- Tôi đã tìm thấy địa chỉ cuả cô trong danh bạ điện thoại. Trong nhà có một mình cô vậy sao?
- Anh Bernd… đi mua bánh mì. Anh ấy… sắp… sắp về rồi.
Rudigo lắc đầu:
- Không có ai đã rời khỏi nơi này. Tôi đã tới đây khá lâu và đã tuần tiễu tất cả các buồng, kể cả buồng của cô nữa. Cô đang ngủ ngon nên tôi không nỡ làm cô thức giấc. Cô nhìn thấy đó, tôi chưa làm hỏng bất cứ vật gì ở nhà cô. Đồ đạc vẫn còn y nguyên.
Gã đứng lên và đi về phía Susi một cách nhã nhặn. Trời ạ, gã lại còn chìa tay nâng cô lên. Susi nghe hai hàm răng mình va lập cập vào nhau. Chắc chắn gã sẽ lôi cô xềnh xệch xuống dưới hầm và “bùm” một phát gọn ghẽ.
Nhưng… Rudigo chỉ lôi rất dịu dàng cô gái đặt trên ghế sa-lông. Gã khoanh tay đi đi lại lại:
- Thưa cô, tôi buộc phải đến đây để chứng minh với cô rằng tôi không phải là thủ phạm tấn công ông già trên tàu tốc hành.
Rudigo kéo tờ báo ngày ra khỏi túi áo và thảy lên bàn. Giọng gã cực kì bình tĩnh:
- Hôm qua tôi ngồi trong nhà hàng của khách sạn thị xã. Cô cũng đã tới và trò chuyện khá lâu với bạn gái Tanja của cô. Tôi tình cờ nghe được cuộc đối thoại giữa hai cô. Tôi cũng nghe nói rằng hôm nay sẽ có bài của cô trên báo. Tôi không ngờ cô đã giả vờ bị khiếm thị. Nhưng cô đã không đúng. Tất cả là một sự nhầm lẫn. Tôi là thợ khóa nên biết cách đột nhập vào nhà người khác. Nhưng tôi không phải là hung thủ. Tôi rất hiền lành.
Susi nói rất khẽ:
- Thật thế sao?
- Thưa cô, chuyện như sau: Tôi vừa bước vào toa tàu đó, say mèm. Tôi thấy có ông già đang ngủ gà gật và tôi nghĩ mình phải xoáy cái gì đó. Nghề tôi nó thế. Tôi sẽ sàng rút cái ví, lúc đó tôi thấy gáy ông lão đỏ lòm. Tôi hơi giật mình nhưng vì đã say thì còn biết sợ cái gì nữa? Tôi lột thêm hai cái nhẫn, cái đồng hồ vàng và lúc đó tôi mới thấy sợ. Sau đó tôi trượt chân rồi chạy thẳng.
- Sao ông không gặp cảnh sát.
Rudigo cười đau khổ:
- Làm sao tôi có quan hệ tốt với những nhà bảo vệ luật pháp được? Tôi xin trao lại cho cô, từ hôm qua, tỉnh rượu rồi thì những thứ này như đốt cháy lòng tôi.
Gã lôi trong túi ra cái bóp, cái đồng hồ vàng và hai cái nhẫn đặt lên trên tờ báo.
Gã lôi trong bụng ra một con dao cùn cắt bánh mì:
- Đây là con dao của cô mà hồi nãy tôi lấy trong bếp. Nếu tôi là thủ phạm thì tôi đã thủ tiêu cô. Nhưng tôi chỉ tìm cách chứng minh cho cô biết là tôi vô tội.
Ở ngoài nhìn vào thì dễ có cảm tưởng là gã định lao con dao vào Susi.
Một bóng người đã ập đến bên mé cửa. Susi quay mặt ra nên thấy rất rõ. Cô la lên kinh hoàng:
- Không… đừng… lầm rồi…
Một người đàn ông văng xuống rãnh còn chiếc xe đạp của gã bắn sang một bên. Tarzan cũng cảm thấy đau nhói ở ống chân khi va mạnh vào tay lái xe đạp, hắn nhào một vòng qua tay lái, đúng theo bài bản của võ Judo và rớt xuống trong tư thế ngồi.
Tròn Vo lao tới chụp ngực áo hắn:
- Ngồi yên… ủa, đại ca hả? Nó đâu rồi?
Có tiếng người nói từ vệ đường:
- Sao, tôi đây, các người trấn lột hả?
Máy Tính nói:
- Thôi đi, ông định làm gì với cái xe? Tụi này đến đây để bảo vệ nó đấy.
Tarzan xoa xoa chỗ đau ở chân. Không biết chiếc đèn pin trên tay hắn văng đi đằng nào. Hắn vừa rà tay tìm cái đèn pin vừa hỏi:
- Té ra chúng ta đều ngộ nhận cả thôi. Ông có bị sao không hả?
Tiếng người đàn ông nói trong bóng tối:
- Các cậu nguy hiểm thật. Tôi… không sao, nhưng chiếc xe đạp đua của tôi đâu rồi?
Đúng lúc ấy bàn tay Tarzan sờ soạng trúng chiếc đèn pin. Hắn quét ánh sáng loang loáng về hướng chiếc “xế điếc” nằm chỏng gọng.
- Nó kìa!
- Ờ, tôi thấy rồi. Chà, cậu như một con tê giác vậy. Tối nào tôi cũng phóng mấy vòng quanh thung lũng, đó là một môn thể thao có ích. Các cậu nên bắt chước tôi còn hơn là chìm trong khói thuốc hoặc chích choác linh tinh.
Người đàn ông cúi xuống nhấc chiếc xe thể thao trong ánh sáng đèn pin. Khuôn mặt anh ta gân guốc, sạm nắng cỡ chừng 30 tuổi. Anh ta mặc quần sort ngắn sặc sỡ, một chiếc áo thun cùng kiểu và đội mũ bảo hiểm da. Quả là mô hình mẫu mực của một vận động viên đua xe đạp đường trường. Tarzan áy náy thấy rõ:
- Tụi em xin lỗi.
- Không sao. Nhưng các cậu hãy nói cho tôi hay các cậu là ai? Chiếc ô-tô con này là của bà Pauline chớ đâu phải của các cậu.
- Đúng vậy. Bà ấy tránh một con thỏ rừng và lạc tay lái rớt xuống rãnh. Hồi nãy bạn gái em cùng ngồi trong xe này và hai bà cháu đã về nhà trước. Tụi em là khách của ông bác sĩ Holmann. Được bà Pauline báo tin nên có mặt ở đây.
Người đàn ông kinh ngạc:
- Thì ra thế. Các cậu là trường hợp ngoại lệ đấy, theo tôi biết ông Holmann không bao giờ chứa ai qua đêm đâu. Còn việc tôi lảng vảng quanh chiếc xe hơi là do nó nằm chình ình sát đường suýt nữa xe đạp tôi ủi phải.
Tarzan cười:
- Vậy… anh thông cảm nghe. Xin giới thiệu em là Peter Carsten còn gọi là Tarzan, hai bạn em là Karl Vierstein và Willi Sauerlich.
Người đàn ông kinh ngạc:
- Cái gì? Sauerlich? Vậy cậu có họ với ông Hermann Sauerlich à, Willi?
Tròn Vo ưỡn ngực:
- Dạ, cũng hơi hơi có họ ạ. Ông ấy là bố em.
- Trời đất. Vậy anh chính là Andreas Holmann đây. Anh đâu ngờ gặp họ hàng trong hoàn cảnh này. Nè Willi, hai dòng họ Sauerlich và Holmann từ thời xa xưa đã là hai chi nhánh trong họ tộc. Có điều chi nhánh Holmann giờ chỉ còn lại hai người: bác Holmann và anh. Willi ạ, anh biết ba em qua lời kể của bà Pauline. Bà ấy chẳng bao giờ cho bác Holmann biết cả.
Tarzan tủm tỉm:
- Dượng Holmann chớ?
- Ồ, ông ấy cũng nhiễu các em về việc ấy à? Thực ra dượng Holmann là một người dễ chịu, một bác sĩ giỏi, rất trung thực và không hề chịu khuất phục. Từ ngày anh tiếp quản cơ sở điều trị của dượng để lại, hai người gần như cãi nhau mỗi lần chạm mặt. Dễ đến nửa năm nay dượng không thèm nói chuyện với anh. Nhưng anh hi vọng cụ sẽ nguôi dần.
- Thế thì anh thua bà cụ Pauline rồi. Bà già đã tìm ra phương pháp trị ông cụ. Ơ, mà anh biết Willi đến đây vì lí do nào chứ?
- Anh biết. Dượng đang tìm người thừa kế chính. Như thế là phải thôi.
Andreas Holmann vỗ vai Kloesen thân mật:
- Anh cũng có phần rồi, quyền thừa kế đối với anh chỉ cần cơ sở điều trị là đã quá đủ. Em ráng ăn ở cho xứng đáng để có thể kế thừa trang trại, mấy chiếc ô-tô cổ và vô số tiền mặt. Em hãy cố gắng thể hiện tính cách tốt của mình.
Tarzan cười:
- Tụi em là những học sinh sống lành mạnh, yêu thể thao. Nếu như anh trông vào những bệnh nhân như tụi em thì bảo đảm chỉ có chết đói.
- Tuyệt lắm, các em hãy tiếp tục sống như vậy. Anh có họ với Willi, vậy chúng ta có thể đối xử với nhau như người thân trong gia đình, được không?
Tròn Vo đáp:
- Em còn ở lại đây đến thứ tư. Anh nhớ dắt chị ấy đến thăm tụi em ở nhà dượng nhé. Hi vọng bà chị sẽ là một đầu bếp giỏi.
- Trật lất rồi Willi. Anh chưa lập gia đình mà mới có một cô bạn gái tuyệt vời nhưng chỉ mê du lịch thôi. Cô ta không thích nấu nướng. Anh sẽ rất vui nếu được các em tới thăm.
Bốn anh em đẩy chiếc ô-tô lên vệ đường không khó khăn gì lắm. Andreas ngồi vào buồng lái nổ máy.
- Chia tay nghe các em. Anh sẽ cho xe tới nhà bà Pauline rồi trở lại đây lấy xe đạp. Không mất đâu. Hệ thống đường sá ở đây chỉ chạy tới bốn hộ trong thung lũng, vì thế ít có ai qua lại, tha hồ cho chúng ta phóng xe thoải mái dẫu trời tối.
Ba quái vẫy tay. Viên bác sĩ trẻ tuổi dòng họ Holmann cho xe chạy thẳng.
Tròn Vo lẩm bẩm:
- Thế là tự nhiên tao lại có thêm một người bà con nữa, anh Andreas khá đấy chớ. Chỉ hơi tiếc là người yêu của anh ấy quá kém. Tao sẽ không bao giờ lấy một người vợ không thích nấu nướng.
Karl nhăn mặt:
- Mày mà kể điều đó với dượng Holmann, mày sẽ bị loại khỏi vòng đua tức khắc.
- Tao cóc cần quan tâm đến việc có được quyền thừa kế hay không. Cái điều tao thực sự quan tâm chính là cái sự kiện đã và đang xảy ra ở đây: vụ tấn công đánh trọng thương ông lái buôn pho-mat, cú điện thoại dọa làm thịt dượng Holmann và vụ mất trộm châu báu của bà Pauline.
Tarzan cau mày:
- Bà cụ gọi là “kho tàng băng giá”. Ái chà, cái tên nghe kêu đấy. Ngày mai thằng Otvan ra tù rồi, mụ phù thủy đẻ ra gã cũng đang sống tại đây. Tao nghĩ rằng trước khi tới thăm anh Andreas, chúng ta sẽ phải đảo qua nhà mụ một chút.
Karl gật đầu:
- Nếu đúng Otvan là thủ phạm chôm chỉa và bí mật giấu kho báu ở một chỗ nào đó thì chưa chắc cảnh sát buông gã dễ dàng đâu.
- Ừa. Nhưng tao chỉ sợ thời gian chôn vùi lên tất cả. Năm năm rồi còn gì. Thằng Otvan đã chịu trận được năm năm thì gã cũng thừa sức gồng mình thêm vài tuần nữa. Tao dám cá gã chẳng cần chi phải vội vàng khui kho báu lên mà sẽ giả vờ như một công dân lương thiện đã. Nhưng dù sao tụi mình cũng phải để mắt đến việc này.
Tròn Vo thảy thanh sô-cô-la vô họng để tăng cường sinh lực… đi bộ. Coi, trong khi ba đứa đang sải chân thì Ông Địa Kloesen la lên:
- Ê ê, phía đằng kia có ánh đèn…
Tarzan và quân sư đồng loạt ngó theo cánh tay thằng mập. Rõ ràng ánh sáng phát ra từ một trang trại ở hướng Bắc. Karl nói:
- Nằm sát với thị trấn Fasslift kiểu này chắc là trang trại của chị Susi. Lạ thật. Hồi nãy ở đó tối om sao bây giờ lại có điện. Chẳng lẽ bà chị phóng viên mới về hay sao?
Tròn Vo dài mồm:
- Người mù không thấy đường hèn chi về trễ là phải. Tao đoán bà chị mới từ đồn cảnh sát về xong. Phải công nhận chị Susi khá là can đảm khi dám tố cáo tên cướp trên mặt báo.
- Người ta gọi đó là lương tâm nghề báo, có điều chưa chắc đám kí giả nam nhi đủ dũng khí như Susi. Chị ấy sẵn sàng gánh chịu mọi rủi ro do dám nhận diện tên cướp.
- Vậy mình phải làm gì để hỗ trợ Susi chớ đại ca?
- Ừ, về nhà rồi tính mà.
Tròn Vo bỗng nổi hứng… tâm sự:
- Sau này lỡ tao may mắn được thừa kế sản nghiệp của ông dượng, tao sẽ chia đều cho anh Andreas, ngoài ra còn thêm một cái ô-tô cổ, cái nào để mai tao còn nghĩ đã, và chiếc xe đạp cũ nữa.
Máy Tính cười ầm:
- Sự rộng rãi của mày còn vượt xa cả thói phàm ăn đấy Willi. Anh Andreas hẳn vui sướng phát điên.
Khi ba quái về đến trang trại thì thấy các rèm cửa đã khép kín. Các tấm rèm đều màu đỏ. Cổng và cửa ra vào đều khóa trái. Chúng bấm chuông, bác sĩ Holmann mở cửa ra mặt đỏ bừng vì giận dữ:
- Nó dọa ta phải cao tường, kín cổng bằng không nó sẽ bắn bỏ.
Tarzan hiểu ngay chuyện gì đã xảy ra, hắn hỏi ngay:
- Có phải y vừa gọi điện hăm he không hả bác?
- Ừ. Nó nói rằng ta là kẻ thù không đội trời chung. Nó thề sẽ gặp ta như hồi xưa ta đã từng gặp nó.
- Trời đất. Thế là sao ạ?
- Ta không biết, cháu ạ, ta thề danh dự đó.
*
Rudigo Klavim vẫn nhắm mắt, lưng, bả vai và gáy của gã đau nhức kinh khủng. Dù sao thì trời cũng sắp sáng. Phiến đá dùng để làm giường nằm qua một đêm hứng sương giờ lạnh như băng. Gã rét run.
Rudigo hấp háy mắt. Những tia sáng bạc đầu tiên đã ló ra và chim chóc đua nhau hót trên những cây bồ đề cao vút mọc xung quanh nghĩa trang. Tên trộm vặt trong các khách sạn châu Âu buồn bã. Gã rờ rẫm má và phát giác râu mọc lởm chởm.
Ôi, tiếng chim hót mới hay làm sao! Những giọt sương sớm long lanh trên các nhành hoa. Những đám mây mù mỏng tang phủ lên nghĩa trang một lớp voan mỏng dính. Rudigo cảm thấy đói cồn cào. Giờ này có lẽ cũng cỡ năm giờ thì phải.
Thị xã vẫn chìm trong giấc ngủ say trừ những người hốt rác, đám đưa báo sớm, những nhân viên trực ca lác đác trên đường. Rudigo bật dậy như lò xo vươn vai răng rắc. Gã dự định sẽ chiêu một cốc cà phê nóng hổi ở quán nhà ga, ăn thật nhanh bữa điểm tâm và đón chuyến tàu đầu tiên qua biên giới.
Tên trộm khách sạn lên đường. Đường vắng hoe không một bóng người. Khi đi qua ngôi nhà đầu tiên, Rudigo bất chợt giật bắn mình trước tờ nhật báo buổi sáng của vùng Fasslift gài nơi cánh cổng. Linh tính của một con thú bị săn đuổi khiến gã nhích bước chân gần lại.
Lạ thật, mọi khi gã không hề thấy lương tâm cắn rứt khi vét sạch các phòng ở khách sạn, nhưng lần này, lần đầu tiên gã cảm thấy mình là một tên ăn cắp. Gã đi như chạy, tờ báo kẹp dưới nách. Gã “đua” một mạch cho tới khi cảm thấy không có ai theo dõi liền mở trang tin địa phương ra.
Ngay tức khắc, cái nhìn của gã dính cứng vào một cái tít in chữ đậm, đóng khung, dài ba cột báo: “CƯỚP TRÊN TÀU TỐC HÀNH ALPEN”.
Bên cạnh đó là tấm hình truy nã hung thủ. Đó là ảnh gã!
Tên họa sĩ nào đó đã vẽ mặt mũi gã y như tạc, chỉ hơi xấu trai hơn một chút. Gã tuyệt vọng.
Đáng lẽ không cần đọc hết bài phóng sự điều tra của Susi, gã cũng biết cô gái viết gì, tuy nhiên gã vẫn đọc. Bằng một giọng hết sức phẫn nộ, cô phóng viên viết về sự tàn bạo của hung thủ, kẻ đã giáng xuống đầu một ông già tuổi tác một thứ hung khí rắn từ phía sau. Nạn nhân không chết nhưng thủ phạm đáng bị dư luận nguyền rủa suốt đời.
Mắt Rudigo nổ đom đón vì sợ.
Tình ngay lí gian. Rudigo tự an ủi mình bằng một câu thành ngữ. Khốn nạn quá, khi đã bình chân như vại ở nuớc ngoài, gã sẽ phôn về cho cô phóng viên biết về bí mật của vụ này. Rằng gã quả có “ăn ké” đồ đạc cá nhân của ông già đấy, tuy nhiên ăn ké chiến lợi phẩm đâu phải là tên cướp tàn bạo như cô ta tung tin.
Rudigo vừa dợm cất bước bất chợt lạnh toát người. Mồ hôi gã rớt thành hột dù trời không có nắng.
- Thôi chết rồi. Biết đâu bức họa chân dung mình cũng đã được gửi tới các đồn biên phòng rồi. Hic, nếu thế thì có mọc cánh cũng đếch thoát được.
Gã có cảm tưởng đang động đất dưới chân. Trái tim muốn văng khỏi lồng ngực. Gã thấy ớn lạnh đến tận xương sống.
Nghĩ tới đồn cảnh sát biên phòng, gã sực nhớ tới hộ chiếu.
Rudigo thọc tay vào túi sờ soạng. Hả, tấm hộ chiếu đâu rồi? Muốn qua đồn biên phòng mà không có hộ chiếu thì làm sao lọt ải đây? Hình như trong lúc vội vã, gã đã bỏ quên hộ chiếu tại khách sạn Kur rồi. Xui tận mạng.
Rudigo càng ngẫm nghĩ càng run. Trăm sự cũng tại mình. Thay vì hồi sức hoặc cấp cứu ông già, mình lại lột sạch của cải của lão. Đứng là làm ác gặp… ác.
Làm sao có thể giải thích được rằng gã không dùng bạo lực, gã không phải là một tên ăn cướp hung hãn, gã chỉ là một tên trộm vặt.
Đến khai thật với cảnh sát ư? Họ sẽ cười vào mũi gã ấy chớ.
Chỉ còn một cách duy nhất…
Gã phải biến phương pháp duy nhất này thành hiện thực.
Gã chạy hộc tốc đến trạm đện thoại gần nhất. Những ngón tay run rẩy bắt đầu lật vội cuốn danh bạ điện thoại. Cái nhìn của gã muốn rách toạc cuốn danh bạ.
- A, địa chỉ con nhỏ đây rồi: Susi Welmhoff, điện thoại số 7108, Mittelriss-Einoed Nr-3. Tại sao con nhỏ phóng viên lại ở địa chỉ này mà không ở ngay gần tòa soạn nhỉ?
Rudigo rời buồng điện thoại ra nhà ga. Gã biết ở ga có tấm bản đồ khu vực trong phòng hướng dẫn.
Phố xá vẫn vắng tanh. Vài căn nhà vén rèm cửa. Một con chó hoang chạy theo đường tàu vào một ngõ hẻm suýt nữa thì va phải gã.
Đồng hồ nhà thờ điểm năm giờ ba muơi. Rudigo nuốt nước bọt khi đi qua một cửa hàng bán thực phẩm đặc sản. Lạ thật, hình như ngủ ngoài trời làm người ta đói hơn thì phải.
Gã dừng bước ở trung tâm thông tin nhà ga mà không gặp ai. Gã ngước lên bản đồ chăm chú tìm kiếm.
Mittelriss Tal ở chỗ này đây. Có bốn trang trại nằm rải rác cách xa nhau. Số 3 nằm đây. Sau 90 phút nữa, gã sẽ tới nơi.
*
Đối với Tarzan, một ngày mới bắt đầu vào lúc sáu giờ ruỡi. Dù tối hôm trước đi ngủ lúc mấy giờ không cần biết, chỉ hiểu rằng ngày hôm sau hắn thức dậy lúc 6 giờ 30.
Căn phòng ngủ vách tường bằng gỗ ghép thoang thoảng mùi thơm trầm dễ làm người khác ngáy say sưa, chẳng hạn… Karl, nó vẫn ngủ mê mệt.
Ánh sáng mặt trời vừa hắt tia đầu tiên trên trán Tarzan là hắn đã nhảy phóc xuống giường. Tarzan hít thở và làm vài động tác thể dục căn bản rồi đóng bộ đồ thể thao lững thững dạo quanh trang trại. Buồng của ông Holmann nằm ở phía tây cuối hành lang và chia đôi tầng trên.
Sau khi làm một tách trà thơm Ấn Độ, hắn bắt đầu chuẩn bị vào cuộc chạy tinh sương của mình. Tuy nhiên Tarzan vẫn nhớ đến địch thủ vô hình đe dọa mạng sống ông Holmann. Hung thủ có thực là gã đàn ông tóc rẽ ngôi giữa hay không? Đáng tiếc là cú phôn tử thần thứ hai, hắn không nghe được. Nếu nghe và đối chiếu một lần nữa, may ra hắn sẽ có một kết luận rõ ràng. Có lẽ hắn phải ghé quán TRÁI NHO để hỏi thăm ông chủ quán thôi.
Ông chủ quán là người có thể tin cậy được, may ra Tarzan sẽ có một khái niệm cụ thể về tên tuổi lẫn tung tích của vị khách tóc rẽ ngôi giữa đó.
Taran đi vô hành lang, hắn khóa cửa rồi vất chùm chìa khóa qua cửa sổ nhỏ vô nhà.
Một con bướm chấp chới cánh rồi bỗng sà xuống vai hắn. Chắc tại chiếc áo thể thao của hắn có màu sặc sỡ chăng?
Tarzan chạy quanh ngôi nhà kiểm tra các cửa nẻo. Hắn quẹo vào ga-ra nơi để mấy chiếc ô-tô cổ. Mọi thứ không thấy có dấu hiệu gì đáng nghi ngờ. Nào, bây giờ thì chạy. Hắn chạy về phía con đường mà hôm qua đã đi.
Ban ngày trông con đường đẹp hơn nhiều.
Tarzan lướt qua hoa và cỏ. Mùa hè đầy màu sắc dưới chân hắn. Mặt trời lên cao, hắn lao về hướng trang trại bà Pauline mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Khu nhà vẫn chìm trong im lặng. Tarzan ngước nhìn lên cửa sổ buồng ngủ Gaby.
Tại sao không hái một bó hoa dại cho hai bà cháu bất ngờ chớ?
Hắn lựa những cành hoa đẹp nhất và đặt trên ngưỡng cửa nhà bà Pauline. Hắn liếc nhìn chiếc xe con đã được Andreas đem về để trong sân. Cánh cửa bên phải có một vết lõm. Ơn Chúa, quả là một kỉ niệm suýt… chết người.
Tarzan vọt về phía trang trại của cô Susi Welmhoff. Chắc Susi ở nhà một mình. Báo hôm nay hẳn sẽ đưa tin về vụ cướp ngày hôm qua. Cũng phải để mắt xem bên ấy có vấn đề gì không.
*
Đêm qua Susi bị mất ngủ. Tiếc rằng ông thanh tra Wondraschenk đã nói đúng. Ban đêm ở nhà một mình trong ngôi nhà trống vắng xa cách chòm xóm, cô cảm thấy rờn rợn. Lần đầu tiên, cô phóng viên biết sợ không khí u tịch của căn nhà. Trước kia chốn này thanh tịnh như một liều thuốc an thần, nhưng bây giờ sao ảm đạm, nặng nề đến vậy.
Gần sáng, Susi mới thiếp ngủ Cô tự trách mình ngớ ngẩn. Làm sao tên cướp biết được người chứng kiến vụ ăn cưóp của gã hoàn toàn không mù? Lúc nào thì người ta đọc báo? Phần lớn là buổi sáng.
Trong cơn mơ màng Susi thấy hiện ra hai người đàn ông. Một người là Bernd, bạn đời của cô. Người thứ hai là tên hung thủ. Cô thấy Bernd cầm chiếc máy quay phim đuổi theo hung thủ la hét đòi chụp ảnh vì bức ảnh trong báo chưa chính xác.
Susi dậy lúc 6 giờ 45, mồ hôi ướt đẫm. Cô khát cháy cổ. Cô khoác chiếc áo choàng xanh đi ra ngoài rồi xuống cầu thang vô bếp để uống một chai nước khoáng cho tỉnh táo.
Cạnh nhà bếp có một căn buồng rộng vừa để tiếp khách. Tên trộm khách sạn ngồi trong căn phòng này. Lạy Chúa, chính là gã. Tên cướp ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế bành vốn là chỗ ngồi của Bernd. Nhưng gã hoàn toàn không có vẻ thô bạo côn đồ, thậm chí gã còn mỉm cười.
Cô như khuỵu xuống. Không còn gì nữa để nghi ngờ, gã sẽ thủ tiêu cô, người chứng duy nhất biết mặt gã. Tại sao cô lại đề tên họ mình trên báo nhỉ? Nhưng giờ đây có lẽ muộn mất rồi.
Rudigo nói:
- Tôi rất lấy làm tiếc đã để cô sợ hãi, nhưng tôi không còn cách nào khác.
Susi lí nhí:
- Ông nói sao?
- Tôi đã tìm thấy địa chỉ cuả cô trong danh bạ điện thoại. Trong nhà có một mình cô vậy sao?
- Anh Bernd… đi mua bánh mì. Anh ấy… sắp… sắp về rồi.
Rudigo lắc đầu:
- Không có ai đã rời khỏi nơi này. Tôi đã tới đây khá lâu và đã tuần tiễu tất cả các buồng, kể cả buồng của cô nữa. Cô đang ngủ ngon nên tôi không nỡ làm cô thức giấc. Cô nhìn thấy đó, tôi chưa làm hỏng bất cứ vật gì ở nhà cô. Đồ đạc vẫn còn y nguyên.
Gã đứng lên và đi về phía Susi một cách nhã nhặn. Trời ạ, gã lại còn chìa tay nâng cô lên. Susi nghe hai hàm răng mình va lập cập vào nhau. Chắc chắn gã sẽ lôi cô xềnh xệch xuống dưới hầm và “bùm” một phát gọn ghẽ.
Nhưng… Rudigo chỉ lôi rất dịu dàng cô gái đặt trên ghế sa-lông. Gã khoanh tay đi đi lại lại:
- Thưa cô, tôi buộc phải đến đây để chứng minh với cô rằng tôi không phải là thủ phạm tấn công ông già trên tàu tốc hành.
Rudigo kéo tờ báo ngày ra khỏi túi áo và thảy lên bàn. Giọng gã cực kì bình tĩnh:
- Hôm qua tôi ngồi trong nhà hàng của khách sạn thị xã. Cô cũng đã tới và trò chuyện khá lâu với bạn gái Tanja của cô. Tôi tình cờ nghe được cuộc đối thoại giữa hai cô. Tôi cũng nghe nói rằng hôm nay sẽ có bài của cô trên báo. Tôi không ngờ cô đã giả vờ bị khiếm thị. Nhưng cô đã không đúng. Tất cả là một sự nhầm lẫn. Tôi là thợ khóa nên biết cách đột nhập vào nhà người khác. Nhưng tôi không phải là hung thủ. Tôi rất hiền lành.
Susi nói rất khẽ:
- Thật thế sao?
- Thưa cô, chuyện như sau: Tôi vừa bước vào toa tàu đó, say mèm. Tôi thấy có ông già đang ngủ gà gật và tôi nghĩ mình phải xoáy cái gì đó. Nghề tôi nó thế. Tôi sẽ sàng rút cái ví, lúc đó tôi thấy gáy ông lão đỏ lòm. Tôi hơi giật mình nhưng vì đã say thì còn biết sợ cái gì nữa? Tôi lột thêm hai cái nhẫn, cái đồng hồ vàng và lúc đó tôi mới thấy sợ. Sau đó tôi trượt chân rồi chạy thẳng.
- Sao ông không gặp cảnh sát.
Rudigo cười đau khổ:
- Làm sao tôi có quan hệ tốt với những nhà bảo vệ luật pháp được? Tôi xin trao lại cho cô, từ hôm qua, tỉnh rượu rồi thì những thứ này như đốt cháy lòng tôi.
Gã lôi trong túi ra cái bóp, cái đồng hồ vàng và hai cái nhẫn đặt lên trên tờ báo.
Gã lôi trong bụng ra một con dao cùn cắt bánh mì:
- Đây là con dao của cô mà hồi nãy tôi lấy trong bếp. Nếu tôi là thủ phạm thì tôi đã thủ tiêu cô. Nhưng tôi chỉ tìm cách chứng minh cho cô biết là tôi vô tội.
Ở ngoài nhìn vào thì dễ có cảm tưởng là gã định lao con dao vào Susi.
Một bóng người đã ập đến bên mé cửa. Susi quay mặt ra nên thấy rất rõ. Cô la lên kinh hoàng:
- Không… đừng… lầm rồi…
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất