Quyển 47 Chương 4: CƯỚP VÀ KHỦNG BỐ
Chiếc xe đạp của Tarzan mà không thắng gấp thì đã đâm sầm vào xe cảnh sát chắn ngang đường. Tuy nhiên đâu phải chỉ có xe tuần tra, kia kìa, hai bên lộ cả một rừng cảnh sát đứng lố nhố phục kích.
Lúc này Karl cũng đã ập đến. Nó thì thào:
- Không hiểu sao cuối con hẻm cũng giăng một hàng rào điện. Chuyện gì xảy ra vậy cà?
- Một con kiến cũng đố bò qua, đại ca ạ.
- Tao không tin Tổng nha cảnh sát huy động lực lượng hùng hậu như thế để bắt Knobel.
Đúng lúc ấy giọng Công Chúa vang lên:
- Con chào ba!
Ba ư? Ba thằng quái tái mặt. Thì thanh tra Glockner đứng sau chiếc xe chắn ngang chớ còn ai vô. Ông tiến tới “sắp nhỏ” với khuôn mặt chẳng hứa hẹn điềm lành. Ông đanh giọng:
- Hừ, các con làm gì ở đây hả?
Gaby xuống nước:
- Kìa ba. Tụi con cũng làm cái việc mà ba và các chú làm thôi. Tụi con rình thằng khốn kiếp nãy giờ ai dè cuối cùng gã đã đến trước và trốn thoát sau khi đột nhập nhà ông bác sĩ.
Ông thanh tra và những người đứng quanh tròn mắt ngạc nhiên:
- Cái gì?
- Con lảm nhảm gì vậy, tên khủng bố Franzis Wremmbachl đã đột nhập tư gia người khác ư? Các con phải biết đó là một tên khủng bố chuyên thực hiện những phi vụ thủ tiêu các quan chức chính phủ, làm rối loạn xã hội. Interpol xác định đây là tên tội phạm cực kì nguy hiểm.
Gaby rối rít:
- Không, không phải tên này, mà tụi con lại ngỡ ba vây bắt gã Detlef Knobel, tên có lệnh truy nã dán đầy đường đó mà.
- Hả? Tên cướp ấy cũng có mặt ở khu này à?
- Dạ…
Tarzan chưa kịp giải thích lời nào thì một tiếng hô vang lên:
- Đứng lại. Bỏ chạy sẽ bắn bỏ.
Tiếng hô phát ra từ chỗ ngõ cụt, nơi Máy Tính phát hiện một hàng rào thép gai bùng nhùng có cắm điện. Sau tiếng cảnh cáo là một loạt tiếng súng và cuối cùng là một tiếng thét rùng rợn xé toang màn đêm.
Một bóng cảnh sát ào lại thanh tra Glockner như cơn lốc:
- Chúng tôi buộc phải bắn bởi tên khủng bố định vọt qua vòng vây.
- Rọi đèn pha!
Từ bốn phía, ánh sáng tập trung chói chang vào chỗ bóng đen vừa đổ ụp xuống đất. Giọng bố già lạnh như nước đá:
- Các con đứng nguyên ở đây.
Glockner vừa cất bước là Tròn Vo thở dài:
- Mình muốn xem tên khủng bố bị sa bẫy quá.
Tarzan lo ngại:
- Còn tên Knobel thì tính sao đây?
Một lát sau thanh tra Glockner quay lại:
- Đích thị thằng Franzis Wremmbachl nó định lọt qua vòng vây nhưng một cảnh sát đã bắn gục.
Gaby nhẹ người:
- Bên mình có ai sao không ba?
- Không con ạ, cũng đáng mừng. Việc Wremmbachl xuất hiện ở đây là nhờ sự chỉ điểm của quần chúng. Một công tác viên của cảnh sát đã báo tin y đang có mặt trong một ngôi nhà mà chủ nhân đóng cửa đi nghỉ mát ở nước ngoài.
Ông thanh tra vẫy xe cứu thương lùi vào rồi quay lại với Tứ quái:
- Nói lại vụ Knobel tôi nghe nào.
Tarzan kể lại đầu đuôi cớ sự. Hắn rụt rè:
- Chúng cháu phát hiện dấu vết vội bám sát nên chưa kịp báo cáo chú.
- Tất nhiên rồi.
Ông thanh tra buông một câu khô khốc làm Tứ quái cụp hết cả tóc gáy.
*
Sau những âm thanh chát chúa, đèn đuốc trong những ngôi nhà lẻ loi tại khu xóm vắng vẻ sáng bừng lên như ban ngày. Có người thò hẳn đầu ra ngoài cửa sổ để quan sát.
Bà Beater te tái chạy sang nhà bà Neumeier kháo chuyện:
- Kinh khủng quá, cảnh sát phục kích bắt một tên khủng bố. Nghe đâu tám cảnh sát bị thương, cuối cùng phải nổ súng mới bắt được nó. Nghe đâu đạn lạc còn làm bị thương hai con bò, sắp phải đưa đi lò mổ.
Bà Neumeier lắc đầu quầy quậy:
- Thật là khủng khiếp, cách đây 31 năm, khi chúng tôi chuyển đến đây, mọi chuyện còn êm ả lắm kia mà.
Bà Beater nói tiếp:
- Không biết đã yên chưa đây? Hay hết thằng khủng bố này lại có một thằng khác.
Bà Neumeier tỏ vẻ thông thạo:
- Hết thế nào được, nghe đâu công an vẫn còn lùng sục tiếp. Một vụ trộm ở nhà bác sĩ Heilmann. Ông thầy thuốc ấy điều trị bịnh thấp khớp hay lắm.
- Xin chào bà, tôi phải về đây. Trời ạ, đến non nước này mà ông Harry nhà tôi ốm nằm viện mới chết dở.
Bà Beater hấp tấp bước ra cửa. Ông chồng Harry của bà, dù đã 80 tuổi vẫn thường xuyên vắng nhà để điều hành một hãng xe điện và tham gia câu lạc bộ đua xe mô-tô. Mười chín năm trước tự nhiên ông lão đổ bịnh thập tử nhất sinh, trong cơn hấp hối, ông Harry đã đặt sẵn một cỗ quan tài bằng gỗ sồi xẻ dày cực xịn. Ai ngờ lúc quan tài đặt trước mặt thì ông lão… khỏe re. Từ đó để kỉ niệm sự may mắn, ông giữ lại luôn cỗ quan tài trong phòng làm việc như giữ lá bùa hộ mệnh.
Lúc đầu bà cụ Beater rất sợ mỗi khi vào phòng làm việc của chồng. Cỗ quan tài sờ sờ trong nhà nhìn riết thành quen đến bây giờ bà không còn cảm giác đứng tim nữa. Chẳng hạn như lúc này khi bước vào phòng làm việc của ông, bà hít một hơi dài và rót một li nước lạnh để chiêu mấy viên thuốc an thần. Gì thế kia? Bà không tin vào mắt mình nữa. Ôi trời, lẽ nào cái nắp quan tài đang xê xịch. Bà cụ giụi cặp mắt kèm nhèm cố gắng nhìn cho rõ.
Tiếng kêu của bà tắc nghẹn cùng lúc với li trà rớt xuống thảm bắn nước tung tóe. Cùng lúc đó, nắp quan tài bật rơi xuống nền nhà và một hình người trong quan tài nhổm dậy.
- Bà già! Cấm kêu! Nếu không sẽ được chui vào đây nằm vĩnh viễn đó.
Bà Beater nấc lên:
- Khôôông… tôi không…
- Được. Bọn cớm còn ngoài kia không hả?
Bà cụ sau giây phút xém… xỉu đã hoàn hồn. Bà lắp bắp:
- Họ… đang truy tìm… ông đó… ông Knobel… ạ.
- Tôi đúng là Knobel đây. Bà vừa chạy ra là tôi lẻn vào ngay. Dù sao tôi cũng cảm ơn cái quan tài này đã giúp tôi thoát khỏi sự bủa vây của bọn cớm.
Bà lão líu cả lưỡi:
- Ông… ông là kẻ giết người? Trông mặt ông cũng đủ biết.
- Im đi, đồ dở hơi. Tôi chưa giết ai cả nhưng biết khóa lưỡi kẻ nào bép xép đó. Giờ thì bà nghe cho rõ., tôi sẽ tống bà xuống tầng hầm khóa cửa chặt cho bà chết khô nếu không nghe lời tôi.
- Ông… ông không được làm thế.
- Im ngay. Ta sẽ làm được tất cả.
Bà Beater im thin thít. Bà nhìn thấy trên bàn có hai hộp các-tông nhỏ. Một hộp các-tông đựng các vỉ thuốc viên và một hộp được ràng rịt dây cẩn thận như một gói bưu phẩm. Mà đúng là bưu phẩm thật, những con tem dính đầy trên bao bì. Một góc bao bì bị xé lộ ra phần kim loại của một hộp thiếc.
Knobel liếc thấy bà lão lom lom ngó hai cái hộp. Y cầm gói bưu phẩm lên và nói:
- Bà già xem đây, đây là gói đồ gửi từ Ấn Độ cho lão bác sĩ Heilmann. Ta thó xong mới biết rằng trong đó không phải cô-ca-in mà là chứa loại vi trùng truyền nhiễm bịnh dịch hạch đen. Ta chỉ cần mở nắp hộp này ra là cả nhân loại châu Âu đi đứt. Ta mở nhé…
Knobel giả vờ như định mở hộp ra.
Bà Beater run lẩy bẩy:
- Đừng, đừng…
- Ha ha ha, hô hô hô, hi hi hi… ai ngu mà mở, lỡ ta bị nhiễm bịnh thì sao chớ. Cho mụ biết, cái hộp vi trùng này nguy hiểm ngang một trái bom nguyên tử.
- Ông… ông định tống tiền bác sĩ Heilmann?
- Mụ cũng nhanh ý đó. Rất tiếc lão vắng nhà, nhưng biết đâu bây giờ lão đã trở về. Nhà mụ có điện thoại không hả?
Bà lão buột miệng:
- Hừm, nhà ông chủ hãng xe điện mà không có điện thoại sao được.
- Thế cỗ quan tài thì dành cho ai vậy?
- Của ông nhà tôi.
- Thế lão chưa ngỏm à? Lão đi đâu vậy?
- Ổng đau bụng phải đi viện.
Knobel cười:
- Thôi được, bây giờ mụ kiếm cho tôi cái gì ăn đã. Mụ chắc nấu nướng giỏi lắm.
Bà Beater giận dữ:
- Tôi không mời ông đến đây.
- Thôi đi, dọn cho ta ăn nhanh lên, xách lên cả chai bia nữa.
Bà lão lủi thủi xuống bếp. Knobel bật đứng dậy đi theo. Y mở tủ lạnh ra.
- A, có nhiều thức ăn được đây. Tuyệt cú mèo, có cả thịt vịt hầm nữa này, mụ nấu từ bao giờ vậy?
Bà Beater miễn cưỡng làm theo. Đây là món ông Harry thích ăn nhất. Bà đã nấu cho ông ăn bữa trưa hôm qua. Chiều chẳng may ông đi viện. Chỗ còn lại bà vẫn để phần chờ ông về.
*
Thật là một tai họa cho cái xóm vắng này, khi vẫn chưa lần ra dấu vết Knobel mặc dù biết chắc y đang lẩn quất đâu đó.
Đại ca Tứ quái mặt đỏ bừng khi năn nỉ thanh tra Glockner tiếp tục triển khai việc lùng sục.
Ông thanh tra giọng dứt khoát:
- Không thể khác được. Toàn bộ cảnh sát đã được huy động đến sân vận động để bảo vệ trận đấu giữa hai đội tuyển quốc gia Đức – Hà Lan. Riêng cổ động viên Hà Lan đã vào Đức đến 20.000 người. Chuyện ẩu đả xảy ra trên sân bóng bây giờ như cơm bữa.
Ông quay sang đội trưởng đội cơ động Christopher:
- Anh ở lại với tôi thêm lát nữa. Chúng ta cùng qua nhà bác sĩ Heilmann để thị sát hiện trường.
Tarzan nhìn lại vào những lùm cây đen ngòm trước khi ngồi lên yên xe dẫn đầu phái đoàn đến nhà bác sĩ Heilmann.
Thế là y thoát, Tarzan thất vọng nhủ thầm.
Nhà bác sĩ Heilmann im lìm trong bóng tối. Tarzan trèo qua cửa sổ bị phá vỡ đi vào hành lang, mở cửa vô gian kho rồi vòng ra lối cửa ngách đón mọi người vào nhà. Hắn nói rõ:
- Knobel đã lùng sục gian kho này và đụng cháu trong bóng tối.
Phòng này mọi thứ vẫn còn y nguyên. Mọi người kéo nhau qua phòng khám.
Tại phòng điều trị, điều đầu tiên đập vô mắt mọi người là cái tủ sắt đã bị nạy tung cánh cửa, ngoài tủ có đề ba chữ: “TỦ ĐỘC DƯỢC”. Ông thanh tra ra lệnh:
- Christopher, lấy dấu vân tay ngay.
Đội trưởng cơ động Christopher nhanh chóng tiến hành thủ tục nghề nghiệp. Anh ta báo cáo:
- Thưa sếp, thủ phạm đeo găng tay da nên đành chịu…
- Nguy rồi, theo cháu biết thì ông Heilmann có dặn vợ cất gói bưu phẩm cực độc từ Ấn Độ gửi sang vô tủ sắt này. Lạy Chúa, bên trong rõ ràng chẳng thấy gói hàng ấy đâu cả.
Đến bây giờ thanh tra Glockner mới giật mình. Ông quay sang Tarzan:
- Này, cháu nói gói bưu phẩm cực độc nào thế?
Tarzan cố trấn tĩnh:
- Vâng… một gói hàng nguy hiểm tương đương với sự rò rỉ của một nhà máy điện hạt nhân. Ông Heilmann nói trong lúc khám bịnh cho cháu. Gói hàng do một Viện nghiên cứu dịch tễ Ấn Độ gửi, ông bác sĩ định cất tạm trong TỦ ĐỘC DƯỢC trước khi đưa sang Viện vi trùng…
- Nói mạch lạc hơn đi, Tarzan.
- Cháu nói đây: gói bưu phẩm chứa toàn vi trùng sống gây bịnh dịch đen.
- Chúa ơi!
Glockner rên lên một tiếng và lao như tên bắn đến máy điện thoại. Gaby mặt tái mét:
- Nếu Knobel mang đi và mở nó ra thì…
- Đúng vậy. Quốc nạn sẽ xảy ra.
Karl phỏng đoán:
- Chưa biết chừng tên trộm lại tiêm luôn vào người vì tưởng đó là cô-ca-in.
Tròn Vo le lưỡi:
- Phù, có khi nhờ thế mà lớp chúng ta được nghỉ học. Trường đóng cửa vì sợ lây bịnh còn tụi mình tha hồ đặc vụ búa xua.
Cả đám im bặt hướng về máy điện thoại nghe thanh tra đang nói:
- Bác sĩ Heilmann đó hả… tôi nghe Peter Carsten nói ông nhận được gói bưu phẩm từ Ấn Độ… vi trùng dịch bịnh đang sống ư… mời ông về ngay… chúng tôi đợi ở nhà ông… một tên trộm đã lấy gói bưu phẩm tử thần đó… khủng khiếp lắm hả… chào ông…
Glockner buông máy xuống rồi quay lại:
- Giờ thì chúng ta sẽ về kí túc xá hỏi cô phụ bếp Claudia. Chỉ có cô ta mới biết nơi ẩn náu của Detlef Knobel.
Lúc này Karl cũng đã ập đến. Nó thì thào:
- Không hiểu sao cuối con hẻm cũng giăng một hàng rào điện. Chuyện gì xảy ra vậy cà?
- Một con kiến cũng đố bò qua, đại ca ạ.
- Tao không tin Tổng nha cảnh sát huy động lực lượng hùng hậu như thế để bắt Knobel.
Đúng lúc ấy giọng Công Chúa vang lên:
- Con chào ba!
Ba ư? Ba thằng quái tái mặt. Thì thanh tra Glockner đứng sau chiếc xe chắn ngang chớ còn ai vô. Ông tiến tới “sắp nhỏ” với khuôn mặt chẳng hứa hẹn điềm lành. Ông đanh giọng:
- Hừ, các con làm gì ở đây hả?
Gaby xuống nước:
- Kìa ba. Tụi con cũng làm cái việc mà ba và các chú làm thôi. Tụi con rình thằng khốn kiếp nãy giờ ai dè cuối cùng gã đã đến trước và trốn thoát sau khi đột nhập nhà ông bác sĩ.
Ông thanh tra và những người đứng quanh tròn mắt ngạc nhiên:
- Cái gì?
- Con lảm nhảm gì vậy, tên khủng bố Franzis Wremmbachl đã đột nhập tư gia người khác ư? Các con phải biết đó là một tên khủng bố chuyên thực hiện những phi vụ thủ tiêu các quan chức chính phủ, làm rối loạn xã hội. Interpol xác định đây là tên tội phạm cực kì nguy hiểm.
Gaby rối rít:
- Không, không phải tên này, mà tụi con lại ngỡ ba vây bắt gã Detlef Knobel, tên có lệnh truy nã dán đầy đường đó mà.
- Hả? Tên cướp ấy cũng có mặt ở khu này à?
- Dạ…
Tarzan chưa kịp giải thích lời nào thì một tiếng hô vang lên:
- Đứng lại. Bỏ chạy sẽ bắn bỏ.
Tiếng hô phát ra từ chỗ ngõ cụt, nơi Máy Tính phát hiện một hàng rào thép gai bùng nhùng có cắm điện. Sau tiếng cảnh cáo là một loạt tiếng súng và cuối cùng là một tiếng thét rùng rợn xé toang màn đêm.
Một bóng cảnh sát ào lại thanh tra Glockner như cơn lốc:
- Chúng tôi buộc phải bắn bởi tên khủng bố định vọt qua vòng vây.
- Rọi đèn pha!
Từ bốn phía, ánh sáng tập trung chói chang vào chỗ bóng đen vừa đổ ụp xuống đất. Giọng bố già lạnh như nước đá:
- Các con đứng nguyên ở đây.
Glockner vừa cất bước là Tròn Vo thở dài:
- Mình muốn xem tên khủng bố bị sa bẫy quá.
Tarzan lo ngại:
- Còn tên Knobel thì tính sao đây?
Một lát sau thanh tra Glockner quay lại:
- Đích thị thằng Franzis Wremmbachl nó định lọt qua vòng vây nhưng một cảnh sát đã bắn gục.
Gaby nhẹ người:
- Bên mình có ai sao không ba?
- Không con ạ, cũng đáng mừng. Việc Wremmbachl xuất hiện ở đây là nhờ sự chỉ điểm của quần chúng. Một công tác viên của cảnh sát đã báo tin y đang có mặt trong một ngôi nhà mà chủ nhân đóng cửa đi nghỉ mát ở nước ngoài.
Ông thanh tra vẫy xe cứu thương lùi vào rồi quay lại với Tứ quái:
- Nói lại vụ Knobel tôi nghe nào.
Tarzan kể lại đầu đuôi cớ sự. Hắn rụt rè:
- Chúng cháu phát hiện dấu vết vội bám sát nên chưa kịp báo cáo chú.
- Tất nhiên rồi.
Ông thanh tra buông một câu khô khốc làm Tứ quái cụp hết cả tóc gáy.
*
Sau những âm thanh chát chúa, đèn đuốc trong những ngôi nhà lẻ loi tại khu xóm vắng vẻ sáng bừng lên như ban ngày. Có người thò hẳn đầu ra ngoài cửa sổ để quan sát.
Bà Beater te tái chạy sang nhà bà Neumeier kháo chuyện:
- Kinh khủng quá, cảnh sát phục kích bắt một tên khủng bố. Nghe đâu tám cảnh sát bị thương, cuối cùng phải nổ súng mới bắt được nó. Nghe đâu đạn lạc còn làm bị thương hai con bò, sắp phải đưa đi lò mổ.
Bà Neumeier lắc đầu quầy quậy:
- Thật là khủng khiếp, cách đây 31 năm, khi chúng tôi chuyển đến đây, mọi chuyện còn êm ả lắm kia mà.
Bà Beater nói tiếp:
- Không biết đã yên chưa đây? Hay hết thằng khủng bố này lại có một thằng khác.
Bà Neumeier tỏ vẻ thông thạo:
- Hết thế nào được, nghe đâu công an vẫn còn lùng sục tiếp. Một vụ trộm ở nhà bác sĩ Heilmann. Ông thầy thuốc ấy điều trị bịnh thấp khớp hay lắm.
- Xin chào bà, tôi phải về đây. Trời ạ, đến non nước này mà ông Harry nhà tôi ốm nằm viện mới chết dở.
Bà Beater hấp tấp bước ra cửa. Ông chồng Harry của bà, dù đã 80 tuổi vẫn thường xuyên vắng nhà để điều hành một hãng xe điện và tham gia câu lạc bộ đua xe mô-tô. Mười chín năm trước tự nhiên ông lão đổ bịnh thập tử nhất sinh, trong cơn hấp hối, ông Harry đã đặt sẵn một cỗ quan tài bằng gỗ sồi xẻ dày cực xịn. Ai ngờ lúc quan tài đặt trước mặt thì ông lão… khỏe re. Từ đó để kỉ niệm sự may mắn, ông giữ lại luôn cỗ quan tài trong phòng làm việc như giữ lá bùa hộ mệnh.
Lúc đầu bà cụ Beater rất sợ mỗi khi vào phòng làm việc của chồng. Cỗ quan tài sờ sờ trong nhà nhìn riết thành quen đến bây giờ bà không còn cảm giác đứng tim nữa. Chẳng hạn như lúc này khi bước vào phòng làm việc của ông, bà hít một hơi dài và rót một li nước lạnh để chiêu mấy viên thuốc an thần. Gì thế kia? Bà không tin vào mắt mình nữa. Ôi trời, lẽ nào cái nắp quan tài đang xê xịch. Bà cụ giụi cặp mắt kèm nhèm cố gắng nhìn cho rõ.
Tiếng kêu của bà tắc nghẹn cùng lúc với li trà rớt xuống thảm bắn nước tung tóe. Cùng lúc đó, nắp quan tài bật rơi xuống nền nhà và một hình người trong quan tài nhổm dậy.
- Bà già! Cấm kêu! Nếu không sẽ được chui vào đây nằm vĩnh viễn đó.
Bà Beater nấc lên:
- Khôôông… tôi không…
- Được. Bọn cớm còn ngoài kia không hả?
Bà cụ sau giây phút xém… xỉu đã hoàn hồn. Bà lắp bắp:
- Họ… đang truy tìm… ông đó… ông Knobel… ạ.
- Tôi đúng là Knobel đây. Bà vừa chạy ra là tôi lẻn vào ngay. Dù sao tôi cũng cảm ơn cái quan tài này đã giúp tôi thoát khỏi sự bủa vây của bọn cớm.
Bà lão líu cả lưỡi:
- Ông… ông là kẻ giết người? Trông mặt ông cũng đủ biết.
- Im đi, đồ dở hơi. Tôi chưa giết ai cả nhưng biết khóa lưỡi kẻ nào bép xép đó. Giờ thì bà nghe cho rõ., tôi sẽ tống bà xuống tầng hầm khóa cửa chặt cho bà chết khô nếu không nghe lời tôi.
- Ông… ông không được làm thế.
- Im ngay. Ta sẽ làm được tất cả.
Bà Beater im thin thít. Bà nhìn thấy trên bàn có hai hộp các-tông nhỏ. Một hộp các-tông đựng các vỉ thuốc viên và một hộp được ràng rịt dây cẩn thận như một gói bưu phẩm. Mà đúng là bưu phẩm thật, những con tem dính đầy trên bao bì. Một góc bao bì bị xé lộ ra phần kim loại của một hộp thiếc.
Knobel liếc thấy bà lão lom lom ngó hai cái hộp. Y cầm gói bưu phẩm lên và nói:
- Bà già xem đây, đây là gói đồ gửi từ Ấn Độ cho lão bác sĩ Heilmann. Ta thó xong mới biết rằng trong đó không phải cô-ca-in mà là chứa loại vi trùng truyền nhiễm bịnh dịch hạch đen. Ta chỉ cần mở nắp hộp này ra là cả nhân loại châu Âu đi đứt. Ta mở nhé…
Knobel giả vờ như định mở hộp ra.
Bà Beater run lẩy bẩy:
- Đừng, đừng…
- Ha ha ha, hô hô hô, hi hi hi… ai ngu mà mở, lỡ ta bị nhiễm bịnh thì sao chớ. Cho mụ biết, cái hộp vi trùng này nguy hiểm ngang một trái bom nguyên tử.
- Ông… ông định tống tiền bác sĩ Heilmann?
- Mụ cũng nhanh ý đó. Rất tiếc lão vắng nhà, nhưng biết đâu bây giờ lão đã trở về. Nhà mụ có điện thoại không hả?
Bà lão buột miệng:
- Hừm, nhà ông chủ hãng xe điện mà không có điện thoại sao được.
- Thế cỗ quan tài thì dành cho ai vậy?
- Của ông nhà tôi.
- Thế lão chưa ngỏm à? Lão đi đâu vậy?
- Ổng đau bụng phải đi viện.
Knobel cười:
- Thôi được, bây giờ mụ kiếm cho tôi cái gì ăn đã. Mụ chắc nấu nướng giỏi lắm.
Bà Beater giận dữ:
- Tôi không mời ông đến đây.
- Thôi đi, dọn cho ta ăn nhanh lên, xách lên cả chai bia nữa.
Bà lão lủi thủi xuống bếp. Knobel bật đứng dậy đi theo. Y mở tủ lạnh ra.
- A, có nhiều thức ăn được đây. Tuyệt cú mèo, có cả thịt vịt hầm nữa này, mụ nấu từ bao giờ vậy?
Bà Beater miễn cưỡng làm theo. Đây là món ông Harry thích ăn nhất. Bà đã nấu cho ông ăn bữa trưa hôm qua. Chiều chẳng may ông đi viện. Chỗ còn lại bà vẫn để phần chờ ông về.
*
Thật là một tai họa cho cái xóm vắng này, khi vẫn chưa lần ra dấu vết Knobel mặc dù biết chắc y đang lẩn quất đâu đó.
Đại ca Tứ quái mặt đỏ bừng khi năn nỉ thanh tra Glockner tiếp tục triển khai việc lùng sục.
Ông thanh tra giọng dứt khoát:
- Không thể khác được. Toàn bộ cảnh sát đã được huy động đến sân vận động để bảo vệ trận đấu giữa hai đội tuyển quốc gia Đức – Hà Lan. Riêng cổ động viên Hà Lan đã vào Đức đến 20.000 người. Chuyện ẩu đả xảy ra trên sân bóng bây giờ như cơm bữa.
Ông quay sang đội trưởng đội cơ động Christopher:
- Anh ở lại với tôi thêm lát nữa. Chúng ta cùng qua nhà bác sĩ Heilmann để thị sát hiện trường.
Tarzan nhìn lại vào những lùm cây đen ngòm trước khi ngồi lên yên xe dẫn đầu phái đoàn đến nhà bác sĩ Heilmann.
Thế là y thoát, Tarzan thất vọng nhủ thầm.
Nhà bác sĩ Heilmann im lìm trong bóng tối. Tarzan trèo qua cửa sổ bị phá vỡ đi vào hành lang, mở cửa vô gian kho rồi vòng ra lối cửa ngách đón mọi người vào nhà. Hắn nói rõ:
- Knobel đã lùng sục gian kho này và đụng cháu trong bóng tối.
Phòng này mọi thứ vẫn còn y nguyên. Mọi người kéo nhau qua phòng khám.
Tại phòng điều trị, điều đầu tiên đập vô mắt mọi người là cái tủ sắt đã bị nạy tung cánh cửa, ngoài tủ có đề ba chữ: “TỦ ĐỘC DƯỢC”. Ông thanh tra ra lệnh:
- Christopher, lấy dấu vân tay ngay.
Đội trưởng cơ động Christopher nhanh chóng tiến hành thủ tục nghề nghiệp. Anh ta báo cáo:
- Thưa sếp, thủ phạm đeo găng tay da nên đành chịu…
- Nguy rồi, theo cháu biết thì ông Heilmann có dặn vợ cất gói bưu phẩm cực độc từ Ấn Độ gửi sang vô tủ sắt này. Lạy Chúa, bên trong rõ ràng chẳng thấy gói hàng ấy đâu cả.
Đến bây giờ thanh tra Glockner mới giật mình. Ông quay sang Tarzan:
- Này, cháu nói gói bưu phẩm cực độc nào thế?
Tarzan cố trấn tĩnh:
- Vâng… một gói hàng nguy hiểm tương đương với sự rò rỉ của một nhà máy điện hạt nhân. Ông Heilmann nói trong lúc khám bịnh cho cháu. Gói hàng do một Viện nghiên cứu dịch tễ Ấn Độ gửi, ông bác sĩ định cất tạm trong TỦ ĐỘC DƯỢC trước khi đưa sang Viện vi trùng…
- Nói mạch lạc hơn đi, Tarzan.
- Cháu nói đây: gói bưu phẩm chứa toàn vi trùng sống gây bịnh dịch đen.
- Chúa ơi!
Glockner rên lên một tiếng và lao như tên bắn đến máy điện thoại. Gaby mặt tái mét:
- Nếu Knobel mang đi và mở nó ra thì…
- Đúng vậy. Quốc nạn sẽ xảy ra.
Karl phỏng đoán:
- Chưa biết chừng tên trộm lại tiêm luôn vào người vì tưởng đó là cô-ca-in.
Tròn Vo le lưỡi:
- Phù, có khi nhờ thế mà lớp chúng ta được nghỉ học. Trường đóng cửa vì sợ lây bịnh còn tụi mình tha hồ đặc vụ búa xua.
Cả đám im bặt hướng về máy điện thoại nghe thanh tra đang nói:
- Bác sĩ Heilmann đó hả… tôi nghe Peter Carsten nói ông nhận được gói bưu phẩm từ Ấn Độ… vi trùng dịch bịnh đang sống ư… mời ông về ngay… chúng tôi đợi ở nhà ông… một tên trộm đã lấy gói bưu phẩm tử thần đó… khủng khiếp lắm hả… chào ông…
Glockner buông máy xuống rồi quay lại:
- Giờ thì chúng ta sẽ về kí túc xá hỏi cô phụ bếp Claudia. Chỉ có cô ta mới biết nơi ẩn náu của Detlef Knobel.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất