Hủ Mộc Sung Đống Lương

Quyển 62 Chương 2: ÔNG WILHEIM LÁU LỈNH

Trước Sau
Tarzan và Tròn Vo ghé vào một trạm bưu điện tra địa chỉ phòng khám của bà bác sĩ AnneroseMilzwinkel. Trên đường đến đó, Tarzan kể lại những gì mà Markus đã “xưng tội” với hắn.

- Willi, tụi mình đã quen với việc Markus tuần nào cũng nghỉ một buổi học. Các thầy cô giáo lấy làm ái ngại cho nó. Mày đừng lộ chuyện với ai nghe, nhưng bệnh hen suyễn của Markus chỉ là bịa đặt thôi. Markus hô hấp tốt như tất cả tụi mình. Nhưng nó thích trốn học, lang thang trong thành phố và dính chặt vào những máy chơi tự động.

- Vậy hả? - Tròn Vo sửng sốt. - Nhưng lần nào Markus cũng có giấy chứng nhận của bác sĩ mà.

- Giả mạo đấy. Nó đã thó của bà bác sĩ Annerose cả một tập đơn in sẵn với đầy đủ con dấu. Hàng ngày ở nhà Markus vẫn có một bà đến giúp việc theo giờ. Nó nhờ bà này viết hộ, vì viết lấy thì sợ lộ. Bà giúp việc tên là Pritaklinkel. Bà ấy viết nguệch ngoạc đến nỗi các thầy giáo chẳng đọc được nổi chỉ nghĩ đó là chữ ký Milzwinkel. Xét cho cùng, đó chẳng phải chữ ký giả mạo, mà là một chữ ký có ý gây hiểu lầm.

- Hết sẩy!

- Tao chỉ cho nó đó là tội hình sự. Tao đã bảo Markus thế. Nhưng nó nói rằng chuyện này chẳng hại cho ai ngoài chính bản thân nó.

- Đôi khi Markus vẫn nói năng nhăng cuội như vậy đó.

- Rất thiếu suy nghĩ! Và ngu ngốc. Markus có xu hướng kỳ quái là tự hủy hoại mình. Vì vậy cần có những người như tụi mình để giúp nó. Chẳng trông mong gì ở ông bố dượng đâu.

- Bây giờ nếu rẽ trái, tụi mình sẽ đến giếng Quappen. Không hiểu Karl và Gaby đã đến đó đợi chưa nhỉ?

Tarzan sửng sốt tự thú với bản thân rằng từ lúc gặp Brochmann, hắn đã quên khuấy mất Gaby. Từ những gần 40 phút trở lại đây! Sao lại thế được hả trời?

Gaby ngồi trên thành giếng, hai chân đung đưa, tay đút cho con Oskar những miếng bánh nhỏ.

Karl cầm chiếc máy ảnh nhỏ bấm lia lịa cảnh công chúa cho chó ăn.

Tarzan hôn phớt lên má bạn gái:

- Xin lỗi nhé! Hai người chờ lâu chưa?

Karl nhét máy ảnh vào cái túi đeo ở thắt lưng.

- Tai nghe mới tậu của mày đâu? – Quân sư hỏi TrònVo.

- Chả biết rồi tao có sắm nổi tai nghe và máy Walkman không, - Tròn Vo thở dài não nuột. - Không có chỉ dẫn về kĩ thuật thì tao chẳng biết đường nào mà lần nữa. CònMarkus thì hình như chết rồi, bị ông bố dượng giết.

- Saaao? - Cặp mắt xanh của công chúa tròn xoe ra.

- Đừng nghe Willi, - Tarzan nói. – Nó chỉ tài tào lao thôi. Tụi mình đang lo và nghi ngờ, nhưng chưa có cơ sở gì hết.

- Các bạn có thể kể trên đường cả bọn đạp đến cửa hiệu của bà IrmiEbrmann, - Gaby vội nói. - Mình phải tới đó mua vở và lấy chiếc máy chủ cho ba.

Bà IrmiEbrmann đã già, có một cửa hiệu nhỏ bán văn phòng phẩm. Xưa nay những người trong gia đình Glockner vẫn đến đó mua vở và bút chì. Ba “hiệp sĩ” của Gaby cũng đã là khách quen của bà Irmi.

Tarzan lắc đầu:

- Việc đó phải tạm gác lại đã Gaby à. Đầu tiên phải hỏi chuyện bà bác sĩ AnneroseMilzwinkel đã.

* *

Có thể nói những tờ 100 đã thu được kết quả. Tuy không được như PaulBehnke mong muốn. Những cha người Italiaấy - Luciano Pestili, biệt danh “Mắt sáng”, và Vittorio Melfioso còn gọi là “Giết bọ cạp” - những ngón tay bẩn thỉu của chúng nhúng vào mọi vụ làm ăn đen tối. Đó là những kẻ cực kỳ tồi bại.

Chúng đã dùng loại máy photocopy màu tối tân nhất để làm bạc giả. Nhưng loại giấy thì chẳng ra gì. Sờ như giấy in thực đơn trong những tiệm ăn của bọn nhà giàu. Màu sắc cũng không đạt.

Behnke - tức Mũi diều hâu, kẻ đang ngồi trên xe taxi – đã mua những tờ bạc này của Luciano và Vittorio. Mỗi tờ giá 25 mark thứ thiệt.

Behnke định cùng SigiHuber tiêu thụ chúng tại thành phố này. Dĩ nhiên không lộ liễu. Như vậy sẽ lãi mỗi tờ 75 mark. Nếu thành công thì cũng đủ sống.

Sigi – tên đầu tròn, mặt đỏ – lái taxi suốt ngày. Bản thân gã cũng có kinh nghiệm trong kinh doanh bạc giả, và thấy những tờ bạc này không được mỹ mãn.

- Đừng hòng tiêu thụ được ở những nhà hàng, hay ở phần lớn những cửa hàng, cửa hiệu.

- Tụi mình sẽ làm như lần vừa rồi, - chúng thống nhất với nhau. - Người già mắt kém. Họ chẳng phân biệt được tiền giả, tiền thật. Họ chính là khách hàng của mình. Cũng hơi vất vả đấy, nhưng thiếu gì các cụ “khốt”, và chỉ sau vài tuần là trút được hết số tiền rởm thôi.

Ấy vậy mà ban nãy chúng bị dội một thùng nước lạnh. Mà bởi ai? Không phải bởi các ông bà lão, ngược lại: bởi hai thằng nhỏ, một béo lùn, một cao lớn, tóc quăn.

…lại còn khuyên đến Tổng nha cảnh sát chứ!

Behnke rít qua kẽ răng, trong khi Sigi lái taxi chạy qua trung tâm thành phố.

- Liệu chúng có hỏi lại tay thanh tra đó không nhỉ?

- Làm sao tao biết được?

- Nếu tên cớm nghe kể về mày, nhưng lại không thấy mày đến, hắn sẽ sinh nghi.

- Mày tưởng tao sẽ nộp hết số bạc giả, khai báo về bản thân, và để chúng tống giam ngay chắc? Không, Sigi ơi! Đâu có! Chỉ còn một cách: khẩn trương lên! Tụi mình tuôn hết tiền giả cho thiên hạ, và mất hút.

- Tùy mày. Tao chỉ chở mày thôi. Tao không biết tí gì về tiền giả cả.

Lúc này chiếc taxi lăn bánh qua phố Waldheimer. Bên phải đường đi cùng chiều, là một bà lão.

Bà mặc áo măng-tô mùa hè. Chiếc xắc tay quặp chặt vào người, đề phòng cướp giật.

Sigi đổ xe sát hè phố. Vẫn để máy nổ. Behnke xuống xe. Bộ mặt Diều hâu lộ vẻ bực bội. Tay gã cầm vẫn tờ 100 ban nãy, phẩy phẩy.

- Tại sao ông không thể trả lại chứ? – Behnke kêu lên. – Không lẽ ông muốn tôi đếm sẵn tiền trả taxi để trong túi hay sao

- Ông là hành khách đầu tiên của tôi hôm nay. – Sigi đứng bên xe đáp. – Nào tôi đã thu được tiền của ai đâu. Giá ông đưa 20 mark thì tôi đủ tiền trả lại. Đằng này giúi ngay tờ 100! Tôi là quỹ tiết kiệm chắc?!

- Cái mẽ ông còn chưa được là một con lợn đất kìa!

Mỉm một nụ cười ngọt lịm, Behnke quay theo bà lão.

Gã giật thót người. Mẹ kiếp, vẫn con mụ ngốc người Leipzig, cái mụ điếc lòi đến thăm cô cháu… Không! Không phải! Chỉ giông giống thôi.

Gã lập tức gắn lại nụ cười trên môi.

- Xin lỗi cụ! Cụ có thể đổi giùm tôi 100 mark không ạ? Ông tài xế không có tiền lẻ.

- Để tôi xem đã.

- Bà lão ngót nghét 80 mở xắc tay ra.

Trong ví còn có 97 mark. Behnke bằng lòng chịu thiệt 3 mark. Bà lão cảm ơn rối rít.

Không dưng được tặng 3 mark! Với đồng lương hưu còm cõi, 3 mark cũng quí lắm chứ. Giờ đây bà cho phép mình mua một hộp trà loại đắt tiền, chứ không tìm thứ hạ giá như mọi lần nữa. Ôi, phải chi gặp được thường xuyên hơn những người tử tế như ông ta!

*

Chúng đợi bà lão rẽ vào con đường tiếp đó, rồi mới lên xe đi tiếp.

Behnke đã đút túi 50 tờ bạc giả. Và hôm nay gã đổi được 7 tờ.

Lúc này gã lại xuống khỏi xe của Sigi ở chổ hai phố ChungThủy và Oshari giao nhau, mồm lão quàng quạc.

- Tại sao ông lại không thể…

Ngay góc phố là một cửa hiệu nhỏ văn phòng phẩm, để tên “LEHRMANN”.

Nạn nhân của Behnke đang đến gần. ÔngWilheimPachowski vừa kỷ niệm sinh nhật lần thứ 76 ngày hôm qua, đầu vẫn còn cảm thấy chuếch choáng hơi men, bụng ấm ách, nói chung là không được vui vẻ cho lắm.

Hai mắt kính dày như đít chai che kín đôi mắt, chiếc mũ nan trên đầu đã cũ, ông Wilheim chống gậy thong thả đi trên đường.

Gió lật vành mũ của ông, để lộ mớ tóc hoa râm. ÔngWilheim chống người trên gậy, dừng bước.

- Cái gì? Tôi có đổi tiền cho ông được không ạ?

- Vâng, nhờ ông! Người tài xế không có tiền lẻ trả lại.

Ông Wilheim nheo mắt cúi người ra trước, nhanh tay giật lấy tờ giấy bạc.

- Cái gì thế này? Tờ 20 mark hả?

- Tờ 100 mark. Ông không nhìn thấy sao?

- Tôi chẳng thấy gì cả, tôi gần như lòa ấy mà. Ra là 100 mark? Sao sờ cứ như tờ 50. Ông định lừa tôi à?

- Lạy chúa! Đó là tờ 100.

Behnke chột dạ. Hãy bình tĩnh nào! – Gã tự nhủ. Thế nào lão già cũng phải đổi.

- Để rồi… rồi tôi bị lừa, hả? – Wilhmeim nói, đoạn sực nhớ - Khoan đã! Để tôi cho bà IrmiEbrmann xem. Nếu bà ấy bảo đây là tờ 100, thì đúng là 100 thật. Chờ cho một giây thôi!



Ông vội vã bước. Tay trái chống gậy, tay phải cầm tờ giấy bạc.

Behnke sững sờ nhìn ông già biến vào cửa hiệu. Cửa sập lại. Mặt sau của những quầy kính bày hàng che khuất phần trong cửa hiệu.

- Mẹ kiếp, Paul! – Sigi rít lên. – Lão khọm ngu ngốc ấy định bày trò gì vậy?

- Mày nghe rồi còn hỏi.

- Thế nhỡ mụ k thấy điều gì thì sao?

- Vậy thì tụi mình sẽ điên tiết lắm chứ sao. Nhưng phải tập mà chịu đựng thôi. Chắc còn gặp nhiều phen bực mình. Số bạc giả này chẳng ra chó gì, nhưng tao đã ôm vào thì phải cố tiêu thụ cho hết.

Trong khi đó, ông Wilheim đang cười phô hàm răng giả đều tăm tắp.

Có mỗi bà IrmiEbrmann trong cửa hiệu. Bà ít hơn ông Wilheim 3 tuổi, và khá thân với ông.

- Này bà Irmi! – ông Wilheim vẫy vẫy tờ giấy bạc. – Đưa ngay cho tôi tờ 100 giả mà gần đây có kẻ đã lừa bà. Bà còn giữ nó đấy chứ? Nào, nhanh lên! Hãy cầm lấy tờ 100 này, thay vì tờ giấy lộn đó. Đừng ngại, bà Irmi! Tôi chịu trách nhiệm về việc này.

Người đàn bà giật lùi:

- Kìa ông Wilheim! Việc này bị cấm cơ mà.

- Vớ vẩn! Đưa đây tôi!

Từ khi hai người quen nhau, ông đã luôn là người có tiếng nói quyết định. BàIrmi biết cãi lại ông lão ương gàn này chỉ vô ích.

* *

hòng khám của bà bác sĩ AnneroseMilzwinkel nằm trong một toà nhà mới, phía trên một siêu thị.

Karl, Tròn Vo và con Oskar trông xe đạp. Gaby tháp tùng Tarzan lên gặp bà bác sĩ.

Hai đứa ngồi đợi ngoài phòng chờ một lát, đợi bà bác sĩ tiếp chúng.

Bà bác sĩ chừng gần 40 tuổi. Mái tóc vàng, hớt ngắn kiểu đàn ông, cặp mắt nâu đôn hậu, thân hình như nữ lực sĩ đẩy tạ. Chiếc nhẫn cưới của bà to gấp ba nhẫn cưới bình thường.

- Có ai nhắn tôi điều gì chăng? – bà hỏi sau khi hai quái đã tự giới thiệu.

- Không hẳn ạ, - Tarzan mỉm cười thân thiện. - Thật ra chúng cháu chỉ muốn hỏi bà xem MarkusWagner, con riêng của vợ ông Brochmann, đã được đưa vào bệnh viện nào ạ?

Bà bác sĩ nhíu lông mày, nét mặt lộ vẻ cực kỳ sửng sốt.

- MarkusWagner ư? Cậu ta ốm à?

- ÔngBrochmann nói là bệnh lây ạ. Vì thế ông ta không cho chúng cháu vào gặp Markus. Nhưng chúng cháu là những người bạn tốt nhất của Markus, và muốn ít nhất cũng tìm sách cho cậu ta đọc trong khi phải nằm dưỡng bệnh.

- Tôi không biết gì chuyện

- Nhưng bà là bác sĩ của gia đình Brochmann phải không ạ?

- Cho tới hôm kia tôi vẫn là bác sĩ của họ mà. Hôm kia tôi còn kê đơn cho ông Brochmann…- bà tự ngừng lời. - Chẳng thấy ông ta đá động gì đến Markus cả. Cậu ta ốm từ khi nào vậy?

- Theo cháu thì: HẳnMarkus đã đột nhiên mắc bệnh trong khoảng thời gian từ 13 đến 13 giờ 45 phút. Dịch hạch, đậu mùa, hay thổ tả gì đó.

- Liệu có nhầm lẫn gì không?

- Chúng cháu cũng đang tự hỏi như bà. – Tarzan gật đầu. - Rất cảm ơn bà, thưa bà bác sĩ.

Trở xuống dưới phố, Tarzan thuật lại cho các bạn, đoạn nói:

- Vậy là Brochmann nói dối. Bây giờ tụi mình càng có lý do để nghi ngờ.

- Ôi! Markus đáng thương! – Tròn Vo dài mồm tán. – Cái chết của nó sẽ gây nhiều hàng tít lớn trên báo chí. Phần lớn những đứa con bị bố mẹ chúng đánh đến chết đều là nhưng đứa trẻ còn bú sữa. MàMarkus thì đâu còn ở tuổi chập chững nữa, nó…

- Mình thấy đâu có gì đáng cười. – Gaby quạu. – Không ai đùa tếu trước những chuyện thương tâm như vậy cả, Willi.

- Thì mình nói thế để che dấu sự lo lắng thôi m

Tròn Vo lẩm bẩm, rồi cắn kẹo sôcôla.

Karl hỏi:

- Tụi mình báo ngay cho ba Gaby, hay tự tìm hiểu đã? Bằng cách đặt cho Brochmann những câu hỏi khó chịu chẳng hạn. Có thể ông ta sẽ nói ra sự thật, và sự thật đó biết đâu lại không đến nỗi tệ hại như mình tưởng.

- Sự thật hiếm khi không tệ hại. – Tròn Vo nói giọng u ám. – Bao giờ người ta chẳng cầu mong mọi sự sẽ ổn cả. Nhưng thử hỏi có cái gì ổn đâu chứ! – Cu cậu ngắm nghía thanh sôcôla trên tay – Thanh kẹo này giờ cũng đâu còn được như trước. Chà, vì mãi cạnh tranh đấy. Ba mình sẽ không bao giờ cho xuất xưởng cái loại hạng bét này. Quá nhạt nhẽo.

- Thôi, đến chỗ Brochmann nào! – Tarzan quyết định. – Có thể ông ta đã dối bác sĩ, tuy mình không tin khả năng này lắm. Nhất định tụi mình không để ông ta nói dối lần nữa.

Cảnh vật ở nhà Brochmann chẳng có gì thay đổi. ChiếcMercedes vẫn đậu ở trong gara.

Sau khi Tarzan bấm chuông, cũng lại Brochmann thân chinh ra mở cửa.

Ông ta không mặc áo vét, cổ sơ mi mở phanh, nút cà vạt trễ tận ngực. MặtBrochmann đỏ hơn trước. Hoặc ông ta vừa tập thể dục, hoặc mới nốc bia. Tarzan đoán là tại bia thôi.

Cặp mắt lạnh lùng sau đôi mắt kính.

- Lại chúng tôi đây ạ, - Tarzan nói. – Chúng tôi đã đến hỏi bà bác sĩ của gia đình ông, bà AnneroseMilzwinkel. Tôi có cần nói thêm nữa không?

- Sao? Có chuyện gì?

- Dù sao thì Markus cũng không hề nằm trên giường. Tôi đã dòm qua cửa ban công phòng cậu ấy. Markus cũng không bị ốm. Ít nhất là bác sĩ Milzwinkel cũng chẳng biết chuyện ấy. Thưa ông Brochmann, chúng tôi muốn nói chuyện với Markus. Chúng tôi sẽ không ra về trước khi gặp được cậu ấy đâu!

Brochmann trân trối nhìn những gương mặt non trẻ. Ánh mắt ông ta chuyển xuống con Oskar, rồi lại chĩa vào Tarzan.

- Các cậu…đã hỏi bà bác sĩ hả? Mẹ kiếp! Tại sao?

- Vì chúng tôi không tin là Markus ốm. Chuyện gì đã xảy ra với cậu ấy vậy?

- Nó… - Brochmann nghiến răng như cắn phải miếng xúc xích rắn. - Chuyện đó không liên quan gì đến các cậu.

- Ông có thấy cô bạn gái này của tôi không? Đây là Gaby Glockner, con gái thanh tra Glockner, thuộc cảnh sát hình sự thành phố. Nếu ông không giải thích cho chúng tôi tại sao ông bày ra trò ú tim này, thì chúng tôi sẽ báo cho thanh tra Glockner.

- Cậu thật quá… - Brochmann không nói hết câu. Mặt ông ta đang phừng phừng đỏ vì tức giận, lúc này bỗng tái đi. – Các cậu cư xử thật vô liêm sỉ. Nhúng mũi vào việc riêng của người khác. Các cậu… Quỷ tha ma bắt các cậu đi

- Chuyện đó thì còn lâu mới xảy ra kìa. – Tarzan nói - Cuộc đời trước mặt chúng tôi còn dài. Markus đâu?

- Tôi không biết.

- Ông bảo sao?

- Tôi không biết. Nó không nói nó đang ở đâu.

- Ông làm ơn giải thích được chứ?

Brochmann thở dài, dựa lưng vào khung cửa.

- Tôi nghĩ sau khi tan học nó đã không hề trở về nhà nữa, vì…

- Có đấy! – Tarzan cướp lời ông ta. - Thậm chí hoàn toàn chắc chắn. Chả là cậu ta đã đạp xe đến trường, và giờ đây xe đạp của cậu ta đang để trong gara đó thôi.

- Thật hả? Thế mà tôi không nhận thấy đấy. – Brochmann gật đầu khó hiểu. – Tôi cũng quá luống cuống. Giờ vẫn chưa bình tĩnh được. Là vì… Markus có gọi điện đến văn phòng của tôi. Nó nói rằng nó… Phải… chúng tôi không hòa hợp với nhau. Luôn luôn có xích mích, cãi cọ. Vậy là Markus nói rằng nó sẽ không chịu ở lâu hơn dưới mái nhà của tôi, mà sẽ bỏ đi – nó bảo như vậy đấy - bỏ đi bụi đời, lang thang. Nó muốn vứt bỏ tất cả - trước hết là rời xa khỏi tôi.

- Cậu ta đã nói như thế với ông trong điện thoại sao? – Tarzan sửng sốt hỏi.

- Đúng vậy. Nhưng nó có hẹn một điều, suýt nữa tôi đã phá lên cười nếu toàn bộ câu đáng buồn đến như vậy. Chả là Markus không chắc quyết định của nó đến mai có còn giá trị không.

- Ông nói vậy nghĩa là sao?

- Cố nhiên tôi đã bắt Markus bỏ cái ý định ngu ngốc ấy đi. Nhưng Markus đã đề nghị, và chúng tôi đã thỏa thuận với nhau. Nó xin thời gian suy nghĩ đến tối chủ nhật. Cho tới khi đó, tôi không được báo chuyện nó mất tích, không nhờ đến cảnh sát. Tối chủ nhật, nó sẽ cho tôi biết quyết định dứt khoát của nó. HoặcMarkus quay về, hoặc nó sẽ dấn thân vào “đám bụi đời ChâuÂu”, như cách gọi của nó. Cái kiểu tự do kỳ quái đó có nhiều ý nghĩa đối với nó.

- Thế tối chủ nhật Markus sẽ gọi điện lại ư?

- Nó đã hứa như vậy, 9 giờ tối chủ nhật tôi phải quanh quẩn gần máy điện thoại. Tôi sẽ làm như vậy.

Cả bọn đến sửng sờ. Karl trầm tư lau kính vào ống tay áo: chứng tỏ nó đang xúc động mạnh.

Markus, mày điên ư? Tarzan nghĩ. Mày nghĩ ra trò gì quái lạ vậy. Còn tụi mình, khốn nạn, tụi mình chẳng nhận thấy Markus đã khổ tâm đến mức nào mới quẫn trí như thế. Tệ, tệ quá!

- Còn hỏi gì không? – Brochmann lại u ám nhìn như ban đầu.

- Và ông đã đồng ý? – Gaby hỏi.

- Tôi biết làm sao được? Mắng chửi nó ư? Để nó không thèm gọi về cho tôi chăng



- ông tính giữ lời: không khai báo việc cậu ta mất tích cho tới tối chủ nhật?

- Tôi giữ lời. Và tôi cũng đề nghị các cậu không hở ra chuyện này.

Tarzan nhún vai:

- Chúng tôi không thể hứa được. Dẫu sao bây giờ chúng tôi cũng đã hiểu ra vấn đề. Xin chào ông.

* *

Cửa nhà sập sau lưng Tứ quái.

Một chiếc Volvo xám, cùng đời với chiếc Mercedes của Brochmann mang biển số thành phố này, dừng lại. Người đàn ông vừa xuống xe cao lớn. Cái đầu tròn thung lủng, mái tóc bàn chải. Hai má chảy xệ.

Má ChảyXệ mỉm cười với Tứ quái. Nhưng lũ trẻ chẳng còn bụng dạ nào mà cười.

Mỗi Karl lên tiếng:

- Chào ông Corneli.

- Chào cậu. Chúng ta biết nhau

- Không, nhưng tôi biết ông là ai. Markus đã có lần kể.

- Chà, thế đấy, thế đấy, - MáChảyXệ nói và vắt chiếc áo vét lên vai.

Khi ông ta đến trước nhà, cửa lập tức mở ra.

- ChàoDiethelm! – Brochmann vui vẻ nói.

Corneli nói gì đó không nghe rõ, rồi biến vào trong. Brochmann lập tức đóng kín cửa.

- Corneli à? – Tarzan quay hỏi Karl - bạn góp vốn của Brochmann hà?

- Hãng của họ tên là “Brochmann và Corneli”, - Karl gật đầu. - Cả hai chung phần ngang nhau. Markus kể với mình vậy.

- Thật điên rồ, nếu những điều Brochmann nói với tụi mình là đúng, - Tarzan tóm tắt ấn tượng chung của cả bọn.

- Bạn nghi ngờ à? – Gaby hỏi.

- Mình thấy không thích hợp với tính khí của Markus. Nó có phần chua chát, u sầu thật, nhưng không phải loại bỗng nổi loạn lên như vậy. Sáng nay ở trường. Markus vẫn hoàn toàn bình thường.

- Vậy thì mình cũng chẳng đến nỗi sai, - Tròn Vo vội xen, - trong mối ngờ ghê ghớm của mình. Biết đâu… kìa, Gaby, đừng nhìn mình như thế… hóa ra đúng là một tội ác thVàBrochmann đang chuẩn bị đào tẩu. Lão tìm cách hoãn binh, mới bày trò hẹn hò tới tận tối chủ nhật, hả? Bốn ngày chứ ít đâu! Ôi trời! Thời buổi này chừng ấy thời gian thì thừa sức lẩn đến tận cùng thế giới.

Karl gật đầu đồng tình với chàng mập.

Tarzan suy tính.

- Một mình tụi mình không thể kham nổi vụ này đâu…

- Mình cũng nghĩ thế, - Gaby tán thành. – Tụi mình phải cho ba mình biết chuyện này. Nhưng có lẽ trước đó mình phải đến cửa hiệu của bà IrmiEbrmann đã…

- Để sau! – Tarzan ngắt lời bạn gái - Tổng nha cảnh sát nằm ngay trên đường tụi mình qua. Tụi mình thông tin cho ba bạn rồi cả bọn tháp tùng bạn đến bà Irmi.

Bốn đứa lên xe đạp.

* *

Quả nhiên ông già quay ra ngay, cười cười:

- Đúng là tờ 100 thật.

- Bây giờ thì ông còn nghĩ là tôi định lừa ông nữa thôi? –

- Nghĩ, nghĩ…nghĩ là thế nào hả? Phải tự mình biết chắc, anh bạn trẻ ạ.

- Vậy bây giờ thì sao? Ông có thể đổi hay không? Người tài xế đang đợi, mà đồng hồ tính tiền vẫn đang chạy. Ông làm ơn nhòm vào cái ví của ông giùm tôi tí!

Ông WilheimPachowski đưa mắt về phía cửa hiệu của bà Irmi. Nhưng bà bạn già của ông không ló ra.

Chắc chắn bà ấy đang sợ hãi và buồn rầu lắm đây, bà bạn tốt bụng của tôi.

- Nào, ta thử xem, - ông Wilheim thoải mái tuyên bố và bắt đầu trò chơi nhỏ của mình.

Với tờ bạc trong tay, chiếc gậy treo trên cánh tay, ông bắt đầu vỗ vỗ các túi áo, túi quần.

- Nó đâu rồi nhỉ? Đâu rồi nhỉ? Trời ạ, tôi không mang theo cái ví rồi. Sao hay quên thế không biết! Rõ là tuổi già.

Behnke không kiềm chế nổi nữa. Gã giật phắt lấy tờ bạc, mặt đầy hằn học.

- Già và vô dụng hả? Nhìn thấy ngay, cố nội ạ.

- Sao? Ông nói gì?

- Ồ, lão hãy nằm vào quan tài và để người ta đậy nắp đóng đinh lại được r

- A… ông xúc phạm tôi! – ÔngWilheim vung gậy lên.

Ông già 76 tuổi chắc định vụt cho Behnke một vụt, nhưng gã đã tót lên chiếc taxi, bụng căm uất. VàSigi cho xe chạy.

Ông Wilheim bỏ kính ra.

Mọi vật ở ngoài khoảng cách 95m ông đều ông rõ mồn một – rõ như 69 năm trước, khi người ta gọi ông là “Mắt Đại bàng” trong trò chơi “Thổ dân da đỏ”.

Ông Wilheim nhìn biển số xe.

Những chữ cái của thành phố này. Aha! Rõ đến VH 131.

- Cái thằng láo lếu! Được, nó sẽ biết tay ta.

Ông Wilheim hậm hực quay vào cửa hiệu.

Bà IrmiEbrmann đước một giá bày hàng rụt rè hỏi:

- Anh ta có nhận thấy gì không, ông Wilheim? Anh ta có…

- Vớ vẩn! Chẳng nhận thấy gì hết. Nhưng hắn xúc phạm tôi. Hắn sẽ được một bài học nhớ đời.

Dứt lời, ông Wilheim xăm xăm đi vào văn phòng của bà Irmi, tra danh bạ điện thoại, rồi bấm số máy Tổng nha cảnh sát.

- Lạy chúa! Ông định làm gì thế? – BàIrmi hỏi.

Ông phác một cử chỉ khiến bà im thít.

- Cho tôi nói chuyện với ban điều tra bạc giả! – ông yêu cầu, khi đầu dây bên kia có người nhấc máy.

- Họ…khoan đã! Tôi sẽ nối máy để ông nói chuyện với thanh tra Glockner.

Ông Wilheim bịt tay vào ống nói, quay bảo bà bạn:

- Anh ta cho tôi nói chuyện với một ông thanh tra tên là Glockner.

- Ôi, lạy chúa! Lạy chúa tôi!

- Suỵt!

- Glockner đây! – Ba Gaby nói.

- Thưa ông thanh tra! Vừa có một kẻ toan lừa tôi với một tờ 100 mark. Hắn mu tôi đổi tiền lẻ cho hắn, haha! Nhưng tôi đâu có phải người thời xưa. Tôi làm như quên mang ví theo. Thưa ông, hắn ngồi trên một chiếc taxi. Số xe của thành phố này, với đuôi là VH 131. Hắn chạy về hướng quảng trường Schieferspiel. Tôi nghĩ tên này là kẻ làm bạc giả. Chính thế! Làm bạc giả. Nếu ông nhanh lên, ông sẽ còn kịp tóm hắn, phải không ạ?

- Xin ông cho biết quí danh! – ÔngGlockner yêu cầu.

- WilheimPochowski! Tôi đang ở trong cửa hiệu của bà IrmiEbrmann. Đó là…

- Tôi biết, - ông Glockner đáp – Ông hãy ở nguyên đó. Tôi sẽ phái một xe tuần tra đến ngay.

Ông Wilheim gác máy:

- Ông ấy phái xe tuần tra đến đây.

- Ông vừa bảo là thanh tra Glockner phải không? – bà Irmi hỏi – Tôi có biết ông ấy. Từ lâu, gia đình Glockner vẫn là khách quen của tôi. Thật ra hôm nay con bé Gaby định đến lấy chiếc máy chữ.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất

Trước Sau