Chương 18
Đêm qua ngủ không ổn lắm. Sáng dậy thấy cổ với lưng tôi nổi đầy mẩn, ngứa quá. Tôi rời giường, chui vào nhà vệ sinh xối nước lạnh, rồi mặc lại bộ quần áo hôm qua đã mặc.
Sau khi ra khỏi hẻm, tôi ghé một tiệm bán đồ ăn sáng, mua ly sữa đậu nành với hai cái bánh bao chay. Chợt thấy cột điện kế bên dán đầy tờ rơi, nào là "tuyển nhân viên", nào là "phú bà tìm trai", còn có thông tin của một nhà chuyên làm giấy tờ nữa.
Tôi thầm ghi nhớ số điện thoại của nhà chuyên làm giấy tờ nọ.
Sau khi tôi tới công viên, tôi lại chui vào trong bộ đồ dê của ngày hôm qua, tiếp tục phát bóng bay cho các em nhỏ.
Mặt trời lên cao tít, chiếu nắng như đổ lửa, nóng quá - toát mồ hôi, nóng đến mức nổi mẩn, tôi vẫn chịu được hết. Chỉ là đến chiều, tôi bắt đầu thấy đau chân. Phải rồi, tôi mới tháo bột mấy hôm trước, bác sĩ còn dặn đừng dồn nhiều lực xuống chân mà.
Cả ngày hôm qua tôi đi đường, cả ngày hôm nay tôi đứng phát phóng, mà chân tôi mới lành có chút. Tôi không thể không thương lấy cái chân mình.
Mấy giờ cuối, tôi cố dồn lực lên chân trái, bớt đi lại lung tung.
Lúc bảy giờ tối, tôi tan làm. Sau khi nhận lương, tôi báo với bác quản lý:
- Mai cháu không tới nữa ạ.
Bác tôi thán:
- Đúng là giới trẻ, chịu khổ không nổi.
Kế đó, tôi đi siêu thị. Bảng đề "siêu thị đồ cũ" nhưng thật ra nó chỉ là tạp hóa nhỏ bán đồ linh tinh thôi. Tôi mua ít đồ dùng cá nhân. Lúc tính tiền thì tôi xin dùng điện thoại công cộng. Tôi bấm số điện thoại của nhà chuyên làm giấy tờ mà hồi sáng tôi nhớ.
- Alo? – Giọng bên kia hơi khàn.
- Chào anh, tôi muốn làm giấy tờ.
- Giấy tờ gì?
- Chứng minh thư giả.
- Được. 800 tệ.
800 tệ với tôi lúc này là một con số không hề nhỏ, tôi do dự rồi đáp:
- Vậy, tôi cân nhắc lại, cần thì lại gọi anh ha.
Sau khi tôi cúp máy, bác chủ tiệm tính tiền:
- 26 tệ, thêm 1 tệ tiền điện thoại, 27 cả thảy.
Tôi chỉ vào đống thuốc lá được xếp ngay ngắn, nói với bác ấy:
- Cho cháu một hộp Song Hỷ ạ.
- Loại 8 tệ, 8 tệ rưỡi hay 10 tệ?
- 8 tệ. Với lại cho cháu lấy thêm một cái bật lửa.
- Tổng là 36 tệ.
Tôi mua đồ xong thì về lại căn khách sạn hôm qua, vẫn thuê gác mái.
Nay tôi xin thêm ít nước nóng đặng pha mì gói.
Gác mái nóng quá. Vừa vào phòng là tôi bỏ đồ và mì gói xuống, cởi hết quần jean với áo trên người ra.
Sau khi quen với cái nóng này, tôi rút một điếu, châm lửa, hút. Vì là lần đầu, tôi vừa rít một hơi thì sặc khói quá trời.
Chờ họng dịu lại, tôi thử rít hơi thứ hai. Lần này không sặc nữa.
Song Hỷ, Song Hỷ, Song Hỷ Lâm Môn
Lúc tôi gọi điện thoại đã thấy Song Hỷ qua kiếng rồi. Đầu tôi bật ra câu trên nên tôi không ngần ngại mà mua một hộp.
Tôi tự giễu, nhìn đằng trước, bật cười.
Nực cười thật?
Trẻ trâu thật.
Có lúc, con người ta gửi gắn những hy vọng đẹp đẽ vào đồ vật. Chẳng hạn như thấy sao băng thì sẽ ước theo quán tính. Chẳng hạn như mùng một, mùng rằm đi chùa, thắp nén nhang, cầu bình an.
Tôi nằm trên giường, nhìn trần nhà xi măng trên đầu, hút hết điếu thuốc kia.
Hôm sau tôi lại đi kiếm việc. Lần này may hơn lần trước nhiều, tôi tìm được một xưởng sản xuất theo dây chuyền. Bình thường xưởng đó không có nhiều nhân công lắm. Thi thoảng đến thời thì cần gấp nhiều nhân công chui để đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Nay đang thời cần nhân công chui làm gấp trong mười lăm ngày, làm xong trả lương.
Mười lăm ngày bao ăn bao ở, mỗi ngày làm bốn tiếng.
Sau một ngày làm việc, vai tôi mỏi nhừ. May mà lần này tôi chỉ ngồi làm thôi, không nhọc chân.
Chỗ bao ở là ký túc xá, tá người một phòng, không khí lắm mùi: mùi khói, mùi mồ hôi và mùi hôi chân.
Tôi ghé lại "siêu thị đồ cũ" hôm qua, mua gói dầu gội với gói sữa tắm loại một tệ một bao, quần lót mới. Rồi về tắm.
Ký túc xá không có điều hòa, nhưng có quạt treo bốn góc tường. Sau khi tắm xong, tôi lên giường nằm, nghe người khác nói chuyện, tôi nhắm mắt tính toán: mười lăm ngày sau được trả tiền thì rời khỏi nơi này trước cái đã.
Dẫu chưa biết đi đâu, cũng chẳng còn nơi nào đặc biệt muốn đến nữa, ít nhất là phải rời khỏi đây.
Chỉ cần rời khỏi đây, đi đâu cũng được.
Mười hai giờ khuya, ký túc xá tắt đèn, có mấy nhân công ngủ, ngáy vang trời động đất.
Giữa tiếng gáy thay nhau vọng lại, không gian tối đen như mực, tôi xòe tay năm ngón ra song không thấy ngón nào cả, tôi bỗng nhớ Thạch Vô Mẫn và Ân Thượng.
Tôi bắt đầu nghĩ về những chuyện xảy ra trong mấy tháng nay, không biết XV khờ hay tôi dại nữa. Tôi nói thật với XV, cậu ấy không tin. Ân Thượng vẫn luôn gạt tôi, tôi lại tin gã.
Chẳng rõ ai ngu hơn ai nữa.
Tôi đứng dậy, ra ban công, châm điếu thuốc, nhìn lên trời, thấy đầy sao, cười tự giễu:
- Nghĩ mấy chuyện đó làm gì chứ? Qua cả rồi.
Tác giả có lời muốn nói:
Chương sau cho Ân Thượng một phiên ngoại nhé.
Sau khi ra khỏi hẻm, tôi ghé một tiệm bán đồ ăn sáng, mua ly sữa đậu nành với hai cái bánh bao chay. Chợt thấy cột điện kế bên dán đầy tờ rơi, nào là "tuyển nhân viên", nào là "phú bà tìm trai", còn có thông tin của một nhà chuyên làm giấy tờ nữa.
Tôi thầm ghi nhớ số điện thoại của nhà chuyên làm giấy tờ nọ.
Sau khi tôi tới công viên, tôi lại chui vào trong bộ đồ dê của ngày hôm qua, tiếp tục phát bóng bay cho các em nhỏ.
Mặt trời lên cao tít, chiếu nắng như đổ lửa, nóng quá - toát mồ hôi, nóng đến mức nổi mẩn, tôi vẫn chịu được hết. Chỉ là đến chiều, tôi bắt đầu thấy đau chân. Phải rồi, tôi mới tháo bột mấy hôm trước, bác sĩ còn dặn đừng dồn nhiều lực xuống chân mà.
Cả ngày hôm qua tôi đi đường, cả ngày hôm nay tôi đứng phát phóng, mà chân tôi mới lành có chút. Tôi không thể không thương lấy cái chân mình.
Mấy giờ cuối, tôi cố dồn lực lên chân trái, bớt đi lại lung tung.
Lúc bảy giờ tối, tôi tan làm. Sau khi nhận lương, tôi báo với bác quản lý:
- Mai cháu không tới nữa ạ.
Bác tôi thán:
- Đúng là giới trẻ, chịu khổ không nổi.
Kế đó, tôi đi siêu thị. Bảng đề "siêu thị đồ cũ" nhưng thật ra nó chỉ là tạp hóa nhỏ bán đồ linh tinh thôi. Tôi mua ít đồ dùng cá nhân. Lúc tính tiền thì tôi xin dùng điện thoại công cộng. Tôi bấm số điện thoại của nhà chuyên làm giấy tờ mà hồi sáng tôi nhớ.
- Alo? – Giọng bên kia hơi khàn.
- Chào anh, tôi muốn làm giấy tờ.
- Giấy tờ gì?
- Chứng minh thư giả.
- Được. 800 tệ.
800 tệ với tôi lúc này là một con số không hề nhỏ, tôi do dự rồi đáp:
- Vậy, tôi cân nhắc lại, cần thì lại gọi anh ha.
Sau khi tôi cúp máy, bác chủ tiệm tính tiền:
- 26 tệ, thêm 1 tệ tiền điện thoại, 27 cả thảy.
Tôi chỉ vào đống thuốc lá được xếp ngay ngắn, nói với bác ấy:
- Cho cháu một hộp Song Hỷ ạ.
- Loại 8 tệ, 8 tệ rưỡi hay 10 tệ?
- 8 tệ. Với lại cho cháu lấy thêm một cái bật lửa.
- Tổng là 36 tệ.
Tôi mua đồ xong thì về lại căn khách sạn hôm qua, vẫn thuê gác mái.
Nay tôi xin thêm ít nước nóng đặng pha mì gói.
Gác mái nóng quá. Vừa vào phòng là tôi bỏ đồ và mì gói xuống, cởi hết quần jean với áo trên người ra.
Sau khi quen với cái nóng này, tôi rút một điếu, châm lửa, hút. Vì là lần đầu, tôi vừa rít một hơi thì sặc khói quá trời.
Chờ họng dịu lại, tôi thử rít hơi thứ hai. Lần này không sặc nữa.
Song Hỷ, Song Hỷ, Song Hỷ Lâm Môn
Lúc tôi gọi điện thoại đã thấy Song Hỷ qua kiếng rồi. Đầu tôi bật ra câu trên nên tôi không ngần ngại mà mua một hộp.
Tôi tự giễu, nhìn đằng trước, bật cười.
Nực cười thật?
Trẻ trâu thật.
Có lúc, con người ta gửi gắn những hy vọng đẹp đẽ vào đồ vật. Chẳng hạn như thấy sao băng thì sẽ ước theo quán tính. Chẳng hạn như mùng một, mùng rằm đi chùa, thắp nén nhang, cầu bình an.
Tôi nằm trên giường, nhìn trần nhà xi măng trên đầu, hút hết điếu thuốc kia.
Hôm sau tôi lại đi kiếm việc. Lần này may hơn lần trước nhiều, tôi tìm được một xưởng sản xuất theo dây chuyền. Bình thường xưởng đó không có nhiều nhân công lắm. Thi thoảng đến thời thì cần gấp nhiều nhân công chui để đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Nay đang thời cần nhân công chui làm gấp trong mười lăm ngày, làm xong trả lương.
Mười lăm ngày bao ăn bao ở, mỗi ngày làm bốn tiếng.
Sau một ngày làm việc, vai tôi mỏi nhừ. May mà lần này tôi chỉ ngồi làm thôi, không nhọc chân.
Chỗ bao ở là ký túc xá, tá người một phòng, không khí lắm mùi: mùi khói, mùi mồ hôi và mùi hôi chân.
Tôi ghé lại "siêu thị đồ cũ" hôm qua, mua gói dầu gội với gói sữa tắm loại một tệ một bao, quần lót mới. Rồi về tắm.
Ký túc xá không có điều hòa, nhưng có quạt treo bốn góc tường. Sau khi tắm xong, tôi lên giường nằm, nghe người khác nói chuyện, tôi nhắm mắt tính toán: mười lăm ngày sau được trả tiền thì rời khỏi nơi này trước cái đã.
Dẫu chưa biết đi đâu, cũng chẳng còn nơi nào đặc biệt muốn đến nữa, ít nhất là phải rời khỏi đây.
Chỉ cần rời khỏi đây, đi đâu cũng được.
Mười hai giờ khuya, ký túc xá tắt đèn, có mấy nhân công ngủ, ngáy vang trời động đất.
Giữa tiếng gáy thay nhau vọng lại, không gian tối đen như mực, tôi xòe tay năm ngón ra song không thấy ngón nào cả, tôi bỗng nhớ Thạch Vô Mẫn và Ân Thượng.
Tôi bắt đầu nghĩ về những chuyện xảy ra trong mấy tháng nay, không biết XV khờ hay tôi dại nữa. Tôi nói thật với XV, cậu ấy không tin. Ân Thượng vẫn luôn gạt tôi, tôi lại tin gã.
Chẳng rõ ai ngu hơn ai nữa.
Tôi đứng dậy, ra ban công, châm điếu thuốc, nhìn lên trời, thấy đầy sao, cười tự giễu:
- Nghĩ mấy chuyện đó làm gì chứ? Qua cả rồi.
Tác giả có lời muốn nói:
Chương sau cho Ân Thượng một phiên ngoại nhé.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất