Chương 11
Tôi tự biết anh xem tôi như con ruột của mình, không có gì khác hơn và cũng biết nếu anh không yêu mẹ, anh đã không cưới bà làm gì. Tôi chỉ vì không chịu nổi khi phải nghe từ miệng anh nói thứ sự thật phũ phàng đó, chỉ xin anh đừng thẳng thắn quá, đừng quá lý trí để biết được tôi muốn gì và anh phải làm gì với đúng cương vị và bổn phận của một người trưởng thành đối với một đứa trẻ cứng đầu.
Anh nói:
- Nếu muốn học ngành y thì học, sau này ra trường rồi về làm cùng bệnh viện với chú. Chú cũng có để dành một số tiền kha khá, nếu con muốn làm ăn hay kinh doanh gì khác thì cứ nói, chú chưa hề nghĩ tính toán với con cái gì cả. Đình, chú chỉ có nguyện vọng, muốn con có một con đường xán lạn để đi, ra trường, có việc là rồi thì tranh thủ quen một cô gái tốt.
Tôi đáp nổi nguyện vọng cao thượng đó của anh không?
Tôi không biết!
Tôi đắng chát nói:
- Hôm nay chú nói hơi nhiều hơn thường ngày...
- Đỗ Vân Đình!
Anh nhìn tôi, anh chỉ giỏi gọi tên dọa nạt tôi thôi. Nếu tôi không yêu anh, có lẽ sẽ vì gương mặt đột nhiên nghiêm túc của anh mà dọa sợ, nhưng đáng tiếc.
Tôi thẳng thừng nhìn anh nói:
- Con nói rồi, con nhắc lại lần nữa, con không có bệnh hoạn gì đâu mà cần tới chỗ bác sĩ tâm lý! Có chết con cũng không đi!
Anh nghe tôi nói xong thì tự nhiên cáu gắt lên:
- Hở mở miệng ra là chết với chóc, lần sau cấm con nói kiểu này nữa! Chuyện tới phòng khám của cô Hà chú muốn con chủ nhật này đi, con mà cãi lời thì từ nay về sau đừng nói chuyện với chú!
Tôi bậm môi nhìn anh, có hờn dỗi, có quẫn bách, có không cam, nhưng anh hiểu rõ đối với tôi thì chuyện "từ nay về sau đừng nói chuyện với chú" là cái giá đắt như thế nào, tôi sẽ chịu thua trước mất, tôi không thể chịu nổi nếu như một ngày nào đó anh cũng như mẹ lạnh nhạt và không muốn nói chuyện với mình nữa. Tôi quay người nằm xuống giường rồi trùm chăn kín mít đầu đuôi, anh thở dài, anh ngồi bên cạnh giường nhìn tôi một lúc mới đi qua thu dọn mấy bộ quần áo dơ mà tôi quăng vung vãi khắp sàn nhà, đem chúng ra ngoài chuẩn bị giặc.
- Mệt thì ngủ sớm!
Tiếng cửa phòng đóng lại, gõ lên ngực tôi một tiếng thật đau.
Cũng đêm đó, tôi nghe tiếng của anh ở bên ngoài trách mẹ vì ra tay đánh tôi mạnh như vậy, rồi anh còn gọi điện mắng bác sĩ Vinh, nói "mắng" thì có hơi nặng vì anh vốn là "con bọ Hercules nhã nhặn", anh là thế, lúc nào cũng dịu dàng nhất có thể, và suy cho cùng thì anh với bác sĩ Vinh cũng là đồng nghiệp, cũng chạm mặt nhau hằng ngày thôi. Dù cho anh và bác sĩ Vinh đối với mẹ là "người trước", "người sau" gì thì hai người cũng luôn giữ hòa khí, thỉnh thoảng cũng ra ngoài uống vài ly anh em vui vẻ, vậy mà hôm đó tôi nghe anh gọi điện thoại nói nặng lời với ba. Đại ý anh trách ba bỏ tôi ở trạm xe buýt, khiến tôi bị cướp, khiến tôi phải lội bộ mấy cây số về nhà, khiến cho anh xót đến thắt ruột thắt gan, cũng hên là chưa tái bệnh suyễn mà xỉu giữa đường.
Bác sĩ Vinh cũng sừng sỗ nói gì lại nhưng trong điện thoại nhỏ quá tôi không nghe quá rõ, sau đó, tôi nghe anh nói:
- Tôi không phủ nhận! Anh Vinh, anh là cha nó, anh là cha ruột nó nhưng anh nghĩ mình thương nó bao nhiêu? Có nhiều như hồi anh chưa có gia đình mới hay không? Một tay tôi nuôi nó bảy năm qua, lúc nó bệnh đau, lúc nó buồn, lúc nó không có ai bên cạnh, anh ở đâu mà bây giờ anh lại nói tôi không có tư cách quản chuyện cha con anh?
Anh đã nói nhiều như thế, nhưng tôi chỉ có ấn tượng ở đoạn: "Một tay tôi nuôi nó...", anh cũng biết rằng bảy năm qua chỉ có một tay anh nuôi tôi thôi, không hề có một dấu vết nào của mẹ, vậy mà có lúc anh còn nói mẹ cũng thương tôi và kêu tôi đừng suy nghĩ vu vơ. Tôi chỉ muốn bật cười, nhưng đồng thời cũng thấy đắng chát như nếm mật.
Bảy năm qua quả thật anh hệt như cha ruột tôi, mà thậm chí bác sĩ Vinh cũng không hề tinh tế và chu đáo như anh vì anh lúc nào cũng chính tay nấu cơm, giặc giày, giặc vớ cho tôi mà chưa từng nửa câu than thở.
Hình như mẹ có đi tới xoa dịu anh một chút để cuộc nói chuyện bớt đi phần căng thẳng, rồi cuối cùng cuộc đối thoại giữa hai người kết thúc bằng câu nói rất quyết liệt của anh:
"Với lại chuyện học hành của nó, trường đại học, phòng trọ nhà ở hay cả có du học hay không thì cũng do tôi lo, tôi quyết định, anh nên quan tâm gia đình chính của mình thì tốt hơn!"
Đó là sự kiện mở đầu cho chiến tranh lạnh giữa anh và bác sĩ Vinh, rồi kể từ ngày đó mỗi khi gặp mặt lại nhau, không ai thèm nhìn mặt hay nói chuyện với ai câu nào.
Tôi nằm trên giường nghe rõ từng câu nói, giật mình bất chợt mới nhận ra trên gối mình ươn ướt.
Sau này, sau này và sau này nữa, có cho tôi thêm vài lần để nghĩ ngợi, tôi cũng không đắn đo muốn nhắc lại với anh rằng:
- Con không có bệnh gì hết, con không cần bác sĩ tâm lý gì hết, con chỉ yêu chú thôi!
.
.
.
Anh và mẹ làm hòa. Sáng sớm tinh mơ mẹ dậy rất sớm và tôi còn nghe bà hát. Bà ngoại lệ vào bếp sắm vai một người phụ nữ đảm đang yêu chồng thương con, tự động nấu đồ ăn sáng rồi pha cà phê, nhưng có điều thức ăn bà nấu lúc nào cũng khó ăn gần chết. Mà lạ đời thay, cà phê mà bà pha cho Bách Tiệp lại thơm ngon, cứ như vì bà đã đem hết tình yêu của mình để pha vào tách cafe đó cho anh nên mới khiến vị của nó trở nên đặc biệt và thơm ngon thần kỳ. Nhớ hồi xưa, tôi chưa bao giờ thấy bà vì bác sĩ Vinh mà làm được như thế, mặc dù hai người chồng của bà đều có thói quen uống một ly cafe vào mỗi buổi sáng.
Bách Tiệp ngồi trước bàn ăn trầm ngâm đọc báo, ánh nắng mon men tiến vào từ cửa sổ, khoác lên người ảnh vẻ nhã nhặn mà nghiêm trang đến lạ. Mẹ hiếm khi trang điểm, bà là loại phụ nữ không chú trọng quá về ngoại hình bởi vì tạo hóa đã ban cho bà cái hình thức không thể chê vào đâu, mặc dù đã ngoài bốn mươi nhưng trông bà vẫn trẻ trung, vẫn đẹp, hai người đứng cạnh nhau luôn toát ra loại ánh sáng nhàn nhạt dịu dàng, hài hòa, không khoa trương nhưng cũng đủ khiến người ta nhìn vào nổ mắt vì ganh tỵ. Hai vợ chồng ngồi đối diện tôi hú hí to nhỏ gì đó, mẹ ghé vào tai anh xù xì cười, anh khẽ chau mày lại rồi lắc đầu nhưng trong ánh mắt vẫn ngập tràn vẻ chiều chuộng, còn tôi...tôi ăn cơm.
Nhưng ăn đến chưa được ba muỗng thì thấy dở quá nên không ăn nổi nữa, anh lúc này mới hạ tờ báo xuống, nhìn tôi hỏi:
- Sao ăn ít vậy?
Mẹ cũng nhìn tôi, nói:
- Bữa cơm này là mẹ đặc biệt làm cho con trai ăn đó, con phải ăn no rồi mới có sức học chứ?
Bà đi qua chỗ tôi, định đưa tay xoa đầu nhưng bị tôi né tránh. Một bữa cơm để bù đắp cho cái bạt tai hôm qua, đối với một kẻ đang chết đói thì họa may là đền bù hậu hĩnh nhưng đối với tôi thì không, tôi chưa chết đói và tôi cũng không phải người ăn phàm. Tôi cầm cặp da đứng dậy trước thái độ không biết làm sao của mẹ.
Anh nói:
- Hay chú vào bếp chiên cái trứng cho con? Không ăn thì sao mà đi học nổi?
Mẹ cũng nghiêm mặt nhìn tôi, có lẽ vì bà thấy tự ái nên nói:
- Kén ăn kén uống quá trời, sau này lấy vợ rồi thì ai mà hầu hạ con cho nổi? Thôi, ăn xíu đi, đồ ăn mẹ làm hôm nay cũng đâu có khó ăn nỗi nào đâu!
Tôi quay lại nhìn hai người họ bằng một ánh mắt thờ ơ, nói:
- Thưa chú, thưa mẹ con đi học!
Trường học đối với tôi là một thứ nhạt nhẽo và bạn học cũng là lũ nhạt nhẽo không kém. Thành phần "con ngoan trò giỏi" thường là mấy đứa thích ngồi đầu bàn, gồm một tên lớp trưởng béo múp, mắt đeo kính cận lúc nào cũng lù lù đi theo chơi chung với đám con gái hay bàn về mấy anh chàng soái ca ngôn tình hay ca sĩ diễn viên Hàn Quốc đẹp trai, một con nhỏ lớp phó học tập tối ngày chỉ biết cắm mặt vào bài vở và cũng là fan cuồng của thơ Nguyễn Bính, là đứa sống ngược với thời đại hay thường tỏ ra lập dị, và còn những nhân vật cả ngày học dính đít trên ghế ngồi của mình, ít chơi đùa mà chỉ xem cuộc đời chúng nó không có gì khác ngoài hai chữ bài vở. Tôi thì thuộc thành phần thứ hai, thành phần "tới đâu thì tới", thuận gió thì đẩy thuyền, bình thường vừa học vừa chơi nhưng chơi lúc nào cũng nhiều hơn học, nhưng tôi thì khác bọn học sinh đó một chút vì tôi được gọi là "dị nhân", từng nghĩ cái biệt danh này chẳng có gì đặc sắc, chúng nó chỉ đặt cho tôi như thế kể từ sự kiện tôi ngồi trong lớp ngủ gật rồi bị cô dạy văn gọi đứng lên đọc lại hai đoạn văn mẫu mà cô vừa đọc cho lớp nghe, hai đoạn văn tổng cộng chỉ hơn bảy trăm từ thôi, nếu là người bình thường thì chuyện này bất khả thi vì trí nhớ họ có hạn vả lại đoạn văn đó lạ hoặc, nhưng đối với tôi là chuyện bình thường vì tôi tự hào khi nói rằng mình có một bộ não khá chất lượng. Ngủ lơ mơ, chỉ nắm được đại ý mà diễn giải, đọc xong, một đám thòi lòi xung quanh trố con mắt nhìn tôi không chớp, cô dạy văn vuốt mồ hôi trên trán rồi gật đầu, phất tay cho phép tôi ngồi xuống. Có lần lớp trưởng hỏi tôi vì sao có thể nhớ được hay như thế, tôi nhún vai trả lời nó rằng:
"Vì mẹ tao thông minh!"
Gene di truyền là thứ gì đó thật thần kỳ, tôi vốn không phải là một đứa siêng năng chịu học bài, kể từ năm lên lớp mười thì chữ "học" đối với tôi chỉ là thứ xa vời vì tôi bắt đầu mắc chứng bệnh "lười" vô phương cứu chữa, nhưng điểm số lúc nào cũng miễn cưỡng đứng trong top mười của lớp, thế nên có lần thầy Khải mắt tròn mắt dẹt nhìn tôi hỏi rằng: "Con được điểm như vậy nhưng có lần nào thấy xấu hổ chưa thẳng quỷ?"
Nhưng lên lớp mười hai rồi, tôi càng mông lung với chuyện học hành nên thành tích ngày càng xuống dốc, ở trong lớp bây giờ chỉ đứng hàng trung bình nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn là nhân tố thình lình khiến cả lớp sôi động hô một tiếng "đúng là dị nhân". Quả thật đa phần bạn học trong lớp đều coi tôi là dị nhân vì tôi thỉnh thoảng có thể làm được những thứ mà cho dù gã lớp trưởng học giỏi nhất lớp cũng không làm được, những đứa học giỏi cũng coi trọng tôi, muốn kết bạn với tôi nhưng lần nào cũng bị thái độ thờ ơ và cách ăn nói khá thẳng thắn thậm chí "phũ" của tôi làm cho tự ái, thế nên ở trong lớp, đôi khi nghĩ tôi lại giống thành phần thứ ba nhiều hơn, thành phần "bất cần đời", không bạn bè, không giao tiếp và cũng không học hành tử tế. Đương nhiên cái kẻ đứng đầu thành phần thứ ba là Angry bird.
Anh nói:
- Nếu muốn học ngành y thì học, sau này ra trường rồi về làm cùng bệnh viện với chú. Chú cũng có để dành một số tiền kha khá, nếu con muốn làm ăn hay kinh doanh gì khác thì cứ nói, chú chưa hề nghĩ tính toán với con cái gì cả. Đình, chú chỉ có nguyện vọng, muốn con có một con đường xán lạn để đi, ra trường, có việc là rồi thì tranh thủ quen một cô gái tốt.
Tôi đáp nổi nguyện vọng cao thượng đó của anh không?
Tôi không biết!
Tôi đắng chát nói:
- Hôm nay chú nói hơi nhiều hơn thường ngày...
- Đỗ Vân Đình!
Anh nhìn tôi, anh chỉ giỏi gọi tên dọa nạt tôi thôi. Nếu tôi không yêu anh, có lẽ sẽ vì gương mặt đột nhiên nghiêm túc của anh mà dọa sợ, nhưng đáng tiếc.
Tôi thẳng thừng nhìn anh nói:
- Con nói rồi, con nhắc lại lần nữa, con không có bệnh hoạn gì đâu mà cần tới chỗ bác sĩ tâm lý! Có chết con cũng không đi!
Anh nghe tôi nói xong thì tự nhiên cáu gắt lên:
- Hở mở miệng ra là chết với chóc, lần sau cấm con nói kiểu này nữa! Chuyện tới phòng khám của cô Hà chú muốn con chủ nhật này đi, con mà cãi lời thì từ nay về sau đừng nói chuyện với chú!
Tôi bậm môi nhìn anh, có hờn dỗi, có quẫn bách, có không cam, nhưng anh hiểu rõ đối với tôi thì chuyện "từ nay về sau đừng nói chuyện với chú" là cái giá đắt như thế nào, tôi sẽ chịu thua trước mất, tôi không thể chịu nổi nếu như một ngày nào đó anh cũng như mẹ lạnh nhạt và không muốn nói chuyện với mình nữa. Tôi quay người nằm xuống giường rồi trùm chăn kín mít đầu đuôi, anh thở dài, anh ngồi bên cạnh giường nhìn tôi một lúc mới đi qua thu dọn mấy bộ quần áo dơ mà tôi quăng vung vãi khắp sàn nhà, đem chúng ra ngoài chuẩn bị giặc.
- Mệt thì ngủ sớm!
Tiếng cửa phòng đóng lại, gõ lên ngực tôi một tiếng thật đau.
Cũng đêm đó, tôi nghe tiếng của anh ở bên ngoài trách mẹ vì ra tay đánh tôi mạnh như vậy, rồi anh còn gọi điện mắng bác sĩ Vinh, nói "mắng" thì có hơi nặng vì anh vốn là "con bọ Hercules nhã nhặn", anh là thế, lúc nào cũng dịu dàng nhất có thể, và suy cho cùng thì anh với bác sĩ Vinh cũng là đồng nghiệp, cũng chạm mặt nhau hằng ngày thôi. Dù cho anh và bác sĩ Vinh đối với mẹ là "người trước", "người sau" gì thì hai người cũng luôn giữ hòa khí, thỉnh thoảng cũng ra ngoài uống vài ly anh em vui vẻ, vậy mà hôm đó tôi nghe anh gọi điện thoại nói nặng lời với ba. Đại ý anh trách ba bỏ tôi ở trạm xe buýt, khiến tôi bị cướp, khiến tôi phải lội bộ mấy cây số về nhà, khiến cho anh xót đến thắt ruột thắt gan, cũng hên là chưa tái bệnh suyễn mà xỉu giữa đường.
Bác sĩ Vinh cũng sừng sỗ nói gì lại nhưng trong điện thoại nhỏ quá tôi không nghe quá rõ, sau đó, tôi nghe anh nói:
- Tôi không phủ nhận! Anh Vinh, anh là cha nó, anh là cha ruột nó nhưng anh nghĩ mình thương nó bao nhiêu? Có nhiều như hồi anh chưa có gia đình mới hay không? Một tay tôi nuôi nó bảy năm qua, lúc nó bệnh đau, lúc nó buồn, lúc nó không có ai bên cạnh, anh ở đâu mà bây giờ anh lại nói tôi không có tư cách quản chuyện cha con anh?
Anh đã nói nhiều như thế, nhưng tôi chỉ có ấn tượng ở đoạn: "Một tay tôi nuôi nó...", anh cũng biết rằng bảy năm qua chỉ có một tay anh nuôi tôi thôi, không hề có một dấu vết nào của mẹ, vậy mà có lúc anh còn nói mẹ cũng thương tôi và kêu tôi đừng suy nghĩ vu vơ. Tôi chỉ muốn bật cười, nhưng đồng thời cũng thấy đắng chát như nếm mật.
Bảy năm qua quả thật anh hệt như cha ruột tôi, mà thậm chí bác sĩ Vinh cũng không hề tinh tế và chu đáo như anh vì anh lúc nào cũng chính tay nấu cơm, giặc giày, giặc vớ cho tôi mà chưa từng nửa câu than thở.
Hình như mẹ có đi tới xoa dịu anh một chút để cuộc nói chuyện bớt đi phần căng thẳng, rồi cuối cùng cuộc đối thoại giữa hai người kết thúc bằng câu nói rất quyết liệt của anh:
"Với lại chuyện học hành của nó, trường đại học, phòng trọ nhà ở hay cả có du học hay không thì cũng do tôi lo, tôi quyết định, anh nên quan tâm gia đình chính của mình thì tốt hơn!"
Đó là sự kiện mở đầu cho chiến tranh lạnh giữa anh và bác sĩ Vinh, rồi kể từ ngày đó mỗi khi gặp mặt lại nhau, không ai thèm nhìn mặt hay nói chuyện với ai câu nào.
Tôi nằm trên giường nghe rõ từng câu nói, giật mình bất chợt mới nhận ra trên gối mình ươn ướt.
Sau này, sau này và sau này nữa, có cho tôi thêm vài lần để nghĩ ngợi, tôi cũng không đắn đo muốn nhắc lại với anh rằng:
- Con không có bệnh gì hết, con không cần bác sĩ tâm lý gì hết, con chỉ yêu chú thôi!
.
.
.
Anh và mẹ làm hòa. Sáng sớm tinh mơ mẹ dậy rất sớm và tôi còn nghe bà hát. Bà ngoại lệ vào bếp sắm vai một người phụ nữ đảm đang yêu chồng thương con, tự động nấu đồ ăn sáng rồi pha cà phê, nhưng có điều thức ăn bà nấu lúc nào cũng khó ăn gần chết. Mà lạ đời thay, cà phê mà bà pha cho Bách Tiệp lại thơm ngon, cứ như vì bà đã đem hết tình yêu của mình để pha vào tách cafe đó cho anh nên mới khiến vị của nó trở nên đặc biệt và thơm ngon thần kỳ. Nhớ hồi xưa, tôi chưa bao giờ thấy bà vì bác sĩ Vinh mà làm được như thế, mặc dù hai người chồng của bà đều có thói quen uống một ly cafe vào mỗi buổi sáng.
Bách Tiệp ngồi trước bàn ăn trầm ngâm đọc báo, ánh nắng mon men tiến vào từ cửa sổ, khoác lên người ảnh vẻ nhã nhặn mà nghiêm trang đến lạ. Mẹ hiếm khi trang điểm, bà là loại phụ nữ không chú trọng quá về ngoại hình bởi vì tạo hóa đã ban cho bà cái hình thức không thể chê vào đâu, mặc dù đã ngoài bốn mươi nhưng trông bà vẫn trẻ trung, vẫn đẹp, hai người đứng cạnh nhau luôn toát ra loại ánh sáng nhàn nhạt dịu dàng, hài hòa, không khoa trương nhưng cũng đủ khiến người ta nhìn vào nổ mắt vì ganh tỵ. Hai vợ chồng ngồi đối diện tôi hú hí to nhỏ gì đó, mẹ ghé vào tai anh xù xì cười, anh khẽ chau mày lại rồi lắc đầu nhưng trong ánh mắt vẫn ngập tràn vẻ chiều chuộng, còn tôi...tôi ăn cơm.
Nhưng ăn đến chưa được ba muỗng thì thấy dở quá nên không ăn nổi nữa, anh lúc này mới hạ tờ báo xuống, nhìn tôi hỏi:
- Sao ăn ít vậy?
Mẹ cũng nhìn tôi, nói:
- Bữa cơm này là mẹ đặc biệt làm cho con trai ăn đó, con phải ăn no rồi mới có sức học chứ?
Bà đi qua chỗ tôi, định đưa tay xoa đầu nhưng bị tôi né tránh. Một bữa cơm để bù đắp cho cái bạt tai hôm qua, đối với một kẻ đang chết đói thì họa may là đền bù hậu hĩnh nhưng đối với tôi thì không, tôi chưa chết đói và tôi cũng không phải người ăn phàm. Tôi cầm cặp da đứng dậy trước thái độ không biết làm sao của mẹ.
Anh nói:
- Hay chú vào bếp chiên cái trứng cho con? Không ăn thì sao mà đi học nổi?
Mẹ cũng nghiêm mặt nhìn tôi, có lẽ vì bà thấy tự ái nên nói:
- Kén ăn kén uống quá trời, sau này lấy vợ rồi thì ai mà hầu hạ con cho nổi? Thôi, ăn xíu đi, đồ ăn mẹ làm hôm nay cũng đâu có khó ăn nỗi nào đâu!
Tôi quay lại nhìn hai người họ bằng một ánh mắt thờ ơ, nói:
- Thưa chú, thưa mẹ con đi học!
Trường học đối với tôi là một thứ nhạt nhẽo và bạn học cũng là lũ nhạt nhẽo không kém. Thành phần "con ngoan trò giỏi" thường là mấy đứa thích ngồi đầu bàn, gồm một tên lớp trưởng béo múp, mắt đeo kính cận lúc nào cũng lù lù đi theo chơi chung với đám con gái hay bàn về mấy anh chàng soái ca ngôn tình hay ca sĩ diễn viên Hàn Quốc đẹp trai, một con nhỏ lớp phó học tập tối ngày chỉ biết cắm mặt vào bài vở và cũng là fan cuồng của thơ Nguyễn Bính, là đứa sống ngược với thời đại hay thường tỏ ra lập dị, và còn những nhân vật cả ngày học dính đít trên ghế ngồi của mình, ít chơi đùa mà chỉ xem cuộc đời chúng nó không có gì khác ngoài hai chữ bài vở. Tôi thì thuộc thành phần thứ hai, thành phần "tới đâu thì tới", thuận gió thì đẩy thuyền, bình thường vừa học vừa chơi nhưng chơi lúc nào cũng nhiều hơn học, nhưng tôi thì khác bọn học sinh đó một chút vì tôi được gọi là "dị nhân", từng nghĩ cái biệt danh này chẳng có gì đặc sắc, chúng nó chỉ đặt cho tôi như thế kể từ sự kiện tôi ngồi trong lớp ngủ gật rồi bị cô dạy văn gọi đứng lên đọc lại hai đoạn văn mẫu mà cô vừa đọc cho lớp nghe, hai đoạn văn tổng cộng chỉ hơn bảy trăm từ thôi, nếu là người bình thường thì chuyện này bất khả thi vì trí nhớ họ có hạn vả lại đoạn văn đó lạ hoặc, nhưng đối với tôi là chuyện bình thường vì tôi tự hào khi nói rằng mình có một bộ não khá chất lượng. Ngủ lơ mơ, chỉ nắm được đại ý mà diễn giải, đọc xong, một đám thòi lòi xung quanh trố con mắt nhìn tôi không chớp, cô dạy văn vuốt mồ hôi trên trán rồi gật đầu, phất tay cho phép tôi ngồi xuống. Có lần lớp trưởng hỏi tôi vì sao có thể nhớ được hay như thế, tôi nhún vai trả lời nó rằng:
"Vì mẹ tao thông minh!"
Gene di truyền là thứ gì đó thật thần kỳ, tôi vốn không phải là một đứa siêng năng chịu học bài, kể từ năm lên lớp mười thì chữ "học" đối với tôi chỉ là thứ xa vời vì tôi bắt đầu mắc chứng bệnh "lười" vô phương cứu chữa, nhưng điểm số lúc nào cũng miễn cưỡng đứng trong top mười của lớp, thế nên có lần thầy Khải mắt tròn mắt dẹt nhìn tôi hỏi rằng: "Con được điểm như vậy nhưng có lần nào thấy xấu hổ chưa thẳng quỷ?"
Nhưng lên lớp mười hai rồi, tôi càng mông lung với chuyện học hành nên thành tích ngày càng xuống dốc, ở trong lớp bây giờ chỉ đứng hàng trung bình nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn là nhân tố thình lình khiến cả lớp sôi động hô một tiếng "đúng là dị nhân". Quả thật đa phần bạn học trong lớp đều coi tôi là dị nhân vì tôi thỉnh thoảng có thể làm được những thứ mà cho dù gã lớp trưởng học giỏi nhất lớp cũng không làm được, những đứa học giỏi cũng coi trọng tôi, muốn kết bạn với tôi nhưng lần nào cũng bị thái độ thờ ơ và cách ăn nói khá thẳng thắn thậm chí "phũ" của tôi làm cho tự ái, thế nên ở trong lớp, đôi khi nghĩ tôi lại giống thành phần thứ ba nhiều hơn, thành phần "bất cần đời", không bạn bè, không giao tiếp và cũng không học hành tử tế. Đương nhiên cái kẻ đứng đầu thành phần thứ ba là Angry bird.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất