Chương 15
Buổi nói chuyện hôm đó kết thúc vào giữa tối, chúng tôi không nói chủ đề cũ mà thay vào đó là chuyện đời thường của tôi và cả cô. Hai cô cháu nói chuyện rất hợp, nên vì lý do rất hợp gu đó mà cô Hà cười chê tôi là "ông cụ non", suy nghĩ lúc nào cũng già hơn tuổi. Trước khi rời khỏi quán, cô Hà có nghiêm túc nhìn tôi, nói rằng ở lập trường của một người lớn mà còn là thân quen của gia đình tôi, khuyên tôi kể từ nay...nên quên người đàn ông đã có vợ kia đi.
Tôi chỉ cười, không có đáp lại cô.
Và cô còn nói cuộc nói chuyện ngày hôm nay Bách Tiệp đã dặn cô phải bưng bít, không để cho mẹ tôi hay ai khác ngoài hai người biết được.
Anh đứng bên ngoài quán café chờ tôi, gió đêm thổi qua một thân sơ mi ổn trọng ngồi trên chiếc xe Piaggio nâu đất, anh khiến tim tôi lại nhói lên vì chứng kiến vẻ mặt vừa hút thuốc vừa đăm chiêu của mình, không biết anh đang nghĩ gì mà trông anh như kẻ thất thần chỉ biết hít hà cái vị thuốc vừa hôi khô lại vừa hại phổi đó. Anh mới hút được hơn phân nửa điếu thuốc nhưng thấy tôi đi tới nên vội vàng dập điếu thuốc dưới đế giày, phất tay đuổi làn khói mang mùi thuốc lá hăng hăng cuốn đi theo cơn gió chợt đến, rồi nhìn chúng tôi cười rạng rỡ.
Tôi khen anh diễn tốt, chỉ trong một giây mà anh đã giấu nhẹm đi cái dáng vẻ thất thần kia đâu mất rồi. Anh ôn hòa, anh điềm đạm, anh chui vào cái vỏ của một "con bọ Hercules nhã nhặn" nhìn cô Hà, hỏi:
- Hai cô cháu nói chuyện vui vẻ chứ?
Cô Hà nghe anh hỏi, cũng cười cười đưa tay xoa lên vai tôi, nói:
- Cái này là lương duyên trời định rồi. Quý tử của anh với em hợp gu quá trời luôn! Xin sẵn số điện thoại, mai mốt có gì rảnh cô cháu ra "tám" tiếp!
- Vậy là tốt! Thằng Đình nó suốt ngày cứ lầm lì, lủi thủi chỉ có một mình nên anh cứ sợ nó không mở lòng với em được...Cô cháu nói chuyện hợp là được rồi! À, bây giờ em đi bằng gì về nhà?
- Em bắt taxi. Hai chú cháu cứ về trước đi, chắc chị nhà đang ở nhà đợi cơm tối phải không?
Anh dối lòng "Ừ!" cho qua một tiếng, chứ chúng tôi đều biết hôm nay mẹ lại về trễ vả lại bà cũng không phải là loại phụ nữ có khái niệm "đợi trên bàn ăn tối".
Tôi lấy mũ bảo hiểm đội vào, lên xe ngồi phía sau anh. Anh vẫn nhìn cô Hà bằng ánh mắt tràn ngập biết ơn, nói:
- Cảm ơn em nhiều lắm. Có dịp nào rảnh rỗi, để anh mời em đi ăn?
Cô Hà chậc một tiếng, đáp:
- Khách sáo với em làm chi. Ăn ở ngoài lại tốn kém, để khi nào rảnh em ghé qua nhà, hai vợ chồng nấu món gì đãi em ăn là được rồi!
- Ừ, vậy...khi nào rảnh thì cứ gọi cho anh! Dạo này Tất Phương có gọi điện cho em không?
- Thôi, thôi đừng nhắc tới cha nội đó nữa. Em mặc xác hắn lâu rồi, cứ đột phát là chơi trò mất tích, khóa điện thoại, khóa sim, chẳng để ai biết ổng chết hay chưa để còn đi đám ma nữa!
- Lúc trước nó bị trầm cảm, u uất một thời gian vì áp lực gia đình. Gần đây anh cũng không liên lạc được với nó nên thấy hơi lo...
- Anh lo làm gì cho mệt, tự ổng muốn vậy chứ có ai ép đâu!
- Biết tính nó vậy thì lấy làm gì. Khi nào liên lạc được với nó thì báo cho anh một tiếng.
- Ùm. Mà cũng trễ rồi, hai chú cháu về đi!
Tôi gật đầu chào cô Hà trước khi chiếc xe rồ máy phóng đi giữa đêm Sài Gòn hanh lạnh đã lên đèn. Ngồi phía sau, tôi dựa mặt vào tấm lưng trông vững chãi, chạm tới xương bả vai gồ lên của anh. Thần thoại nói xương bả vai là thoái hóa từ đôi cánh, ai có xương bả vai càng nhô ra thì người đó từng là một thiên thần có đôi cánh sảy rộng đầy quyền năng, tôi nghĩ chắc anh cũng từng là một thiên thần như thế và cả kiếp này đối với tôi anh vẫn là một thiên thần mỹ mạo.
Suốt một chặng đường anh không nói gì, tôi thì vẫn ngồi tựa mặt vào lưng anh, vì gió hiu hịu cứ đập vào mặt nên lim dim buồn ngủ, gục gà gục gật mấy lần mới nghe anh đột nhiên mạnh giọng nhắc:
- Ngồi đàng hoàng, té bây giờ!
Tôi ngáp một tiếng, vòng tay siết qua eo anh chặt thêm một chút, sợ lúc ngủ gật mà rơi xuống đường thì khổ.
Trong lòng không ngạc nhiên vì anh chẳng để cập chút nào về cuộc nói chuyện với cô Hà có kết quả hay không? Hoặc tôi và cô Hà đã nói gì? Anh vẫn im lặng, im lặng mãi như thể anh biết một cuộc gặp mặt không thể làm ít đi tình yêu ngoan cố mà tôi dành cho anh, nhưng về lâu dài chắc chắn sẽ có hiệu quả và tôi sẽ từ từ hết "bệnh", lại trở thành đứa con trai nhỏ ngoan ngoãn.
...
Nhưng tôi thì không tin mấy vào cái giả thuyết đó.
Xe chạy vào một đoạn đường vắng vẻ, anh đột nhiên hỏi tôi:
- Hè này con định qua Tân Bình ở hả?
Anh từng đọc tin nhắn của tôi và bác sĩ Vinh nên tôi không bất ngờ khi anh biết chuyện ba khuyên tôi qua căn nhà bỏ trống của ông ở Tân Bình để tiện chuyện luyện thi đi đi về về bên trung tâm Nguyễn Thượng Hiền. Từ nhà tôi tới Tân Bình cũng khá xa, mà điều đáng nói là đường xá bên đó như mê cung khó đi gần chết, một con đường mà cả chục cái hẻm chằng chịt xuyên chồng qua nhau, nhìn mấy cái nhà tử thần trên biển trước cửa có một đống số và suyệt tôi đã dần bỏ cái ý định tập lái xe máy rồi tự đi tự về. Nhưng điểm cốt yếu vẫn là tôi muốn rời khỏi nhà, càng nhanh càng tốt như cái lời khuyên của mẹ.
Tôi không cần gì phải giấu anh, nên nói:
- Con tính vậy. Bác sĩ Vinh nói nhà bên đó chủ thuê vừa đi nước ngoài rồi, ba không định cho ai thuê nữa vì để cho con dọn qua đó ở một thời gian tới thi đại học luôn. Sẵn tiện học tự lập một chút!
- Còn nhỏ, tự lập sớm quá làm gì! Từ đó tới giờ có khi nào con ở một mình đâu? Rồi ăn uống thì làm sao? Cứ ở nhà đi, chuyện đi lại cứ để chú đưa đón.
- Nhưng con muốn ở riêng!
Có lẽ anh không ngờ tôi quyết liệt như vậy nên mới im lặng một lúc không biết nói gì thêm. Bầu không khí giữa chúng tôi chỉ còn tiếng động cơ xe rồ rồ cùng tiếng gió thổi lất phất mang theo khí lạnh của áp thấp nhiệt đới vừa tràn về thành phố. Tôi nới lỏng vòng tay đang ôm siết lấy anh, lạ thay cái lạnh ngấm từ ngoài vào trong và bắt đầu lộng hành làm tim gan tôi cũng buốt theo, giọng nói cũng nhuốm hơi lạnh mà trở nên gay gắt, tôi nói:
- Cô Hà khuyên con không nên yêu một người đã có vợ, cô khuyên con nên bỏ tình cảm này đi!
Anh im lặng.
Tôi nói tiếp:
- Nhưng chú biết chuyện này không thể mà?! Chú biết con không phải "thẳng", con quen con gái vì chỉ muốn bớt nhàm chán thôi. Cô Hà cũng nói đồng tính không phải là bệnh, nó chỉ là xu hướng giới tính của con, nên chú đừng đối xử với con như người bệnh nữa!
- Chú không coi con là người bệnh, Đình...chú chỉ muốn con chọn con đường đúng đắn nhất để đi.
- Thế nào là đúng? Thế nào là sai? Con nói chú biết...đời này chú hay mẹ muốn ẵm cháu cũng không có cơ hội đâu, con còn chẳng tưởng tượng được mình có thể làm gì nếu có vợ!
- Đừng có nói mấy lời đó với chú.
Tôi mỉa mai nhìn trời trăng mây gió, hít một hơi thật sâu trước khi thẳng thắn nói với anh thêm:
- Chú dừng cái suy nghĩ "con đường thẳng đúng đắn nhất" đó lại dùm con đi, đừng đặt kỳ vọng vào một thằng như con, con không đáp ứng nổi đâu. - Tôi ngừng một chút lại nói: - Nếu con buông được tình cảm với chú, con cũng không lấy vợ, con sẽ ở với một thằng đàn ông khác! Thế nên...
Anh thình lình phanh kétt xe giữa lòng đường, quán tính khiến mặt tôi đập lên tấm lưng rộng. Cũng may đoạn đường này ít xe lớn và cũng không có cảnh sát giao thông, nếu không, nghĩ chúng tôi đã bị ăn mắng mệt nghỉ.
Dừng xe, nhưng anh không quay đầu lại nhìn tôi mà phải đợi một lúc lâu sau những nhịp thở bất ổn tôi nghe anh lạnh ngắt nói:
- Con thử đi!
Thử? Anh muốn tôi thử cái gì?
Tôi nghĩ ý của anh chính xác nên diễn giải ra là: "Con thử ở với một thằng đàn ông nào đó đi rồi thấy cái cảnh với chú!"
Ý tứ cảnh cáo rõ ràng, nhưng đáng tiếc "con bọ Hercules nhã nhặn", anh không bao giờ hù được tôi vì bảy năm qua anh đã để cho tôi nắm "tẩy" của mình, rằng anh thương tôi. Thương cái kiểu quái quỷ gì mà có lúc tôi còn chẳng hiểu nổi, sao anh phải thương một thằng nhóc ương bướng, có lúc lầm lì, xấu xa và thấy ghét như tôi? Sao anh phải xem tôi như con ruột của mình và đôi khi còn dung túng tôi hơn thế? Vì anh như thế nên chả có lý do gì khiến tôi phải sợ một người rất thương và chiều chuộng mình cả!
Chợt nhớ tới khi xưa. Lúc gia đình tôi vẫn còn nguyên vẹn, hồi anh vẫn còn là một người bạn của bác sĩ Vinh và mẹ hay ghé nhà chơi vào dịp cuối tuần. Anh trông trẻ trung, đẹp trai và còn tỏa ra loại ấm áp khiến người ta nghiện đến gần. Tôi mười tuổi, chưa biết yêu đương là gì nhưng tôi thì thích anh, tôi hay nép bên người anh để hưởng chút ấm áp kì diệu mà không ai trong nhà có thể cho mình. Anh hay xoa đầu tôi, nhìn tôi với đôi mắt hạnh nhân dịu dàng mà mị hoặc, nói với tôi rằng: "Ước gì chú cũng có đứa con dễ thương như con!".
Sau đó một năm, quả thật anh cầu được ước thấy.
Anh biết và tôi cũng quán triệt một điều rằng bảy năm qua tôi chịu ơn anh nuôi nấng, thương yêu và cung phụng mình. Thế nên tôi sẽ không bao giờ có thể làm trái ý anh, mặc dù tôi ương bướng, miệng tôi hay nói những thứ gai góc khó nghe nhưng trong thâm tâm tôi không bao giờ muốn làm anh buồn. Anh biết đến thế nên anh an tâm, chẳng có gì phải lo ngại rằng một ngày nào đó tôi cũng giống như gã thanh niên không ra gì, lớn lên rồi thì như con chim tung cánh bay đi, phủ bỏ hoàn toàn công ơn của bậc giáo dưỡng. Tôi không sợ lời cảnh cáo của anh, nhưng tôi cũng không muốn làm anh thất vọng, và nếu như anh không cho tôi sống thật với con người mình, tôi cũng không có khả năng từ chối yêu cầu đó, vì anh là tất cả, là đấng tối cao ngự trị trong lòng mình. Mối quan hệ giữa tôi và anh từ lâu đã rối như mớ bòng bong, đã không thể phân định rõ ràng là rốt cuộc ai mới là người cung phụng cho ai nữa
Tôi chỉ cười, không có đáp lại cô.
Và cô còn nói cuộc nói chuyện ngày hôm nay Bách Tiệp đã dặn cô phải bưng bít, không để cho mẹ tôi hay ai khác ngoài hai người biết được.
Anh đứng bên ngoài quán café chờ tôi, gió đêm thổi qua một thân sơ mi ổn trọng ngồi trên chiếc xe Piaggio nâu đất, anh khiến tim tôi lại nhói lên vì chứng kiến vẻ mặt vừa hút thuốc vừa đăm chiêu của mình, không biết anh đang nghĩ gì mà trông anh như kẻ thất thần chỉ biết hít hà cái vị thuốc vừa hôi khô lại vừa hại phổi đó. Anh mới hút được hơn phân nửa điếu thuốc nhưng thấy tôi đi tới nên vội vàng dập điếu thuốc dưới đế giày, phất tay đuổi làn khói mang mùi thuốc lá hăng hăng cuốn đi theo cơn gió chợt đến, rồi nhìn chúng tôi cười rạng rỡ.
Tôi khen anh diễn tốt, chỉ trong một giây mà anh đã giấu nhẹm đi cái dáng vẻ thất thần kia đâu mất rồi. Anh ôn hòa, anh điềm đạm, anh chui vào cái vỏ của một "con bọ Hercules nhã nhặn" nhìn cô Hà, hỏi:
- Hai cô cháu nói chuyện vui vẻ chứ?
Cô Hà nghe anh hỏi, cũng cười cười đưa tay xoa lên vai tôi, nói:
- Cái này là lương duyên trời định rồi. Quý tử của anh với em hợp gu quá trời luôn! Xin sẵn số điện thoại, mai mốt có gì rảnh cô cháu ra "tám" tiếp!
- Vậy là tốt! Thằng Đình nó suốt ngày cứ lầm lì, lủi thủi chỉ có một mình nên anh cứ sợ nó không mở lòng với em được...Cô cháu nói chuyện hợp là được rồi! À, bây giờ em đi bằng gì về nhà?
- Em bắt taxi. Hai chú cháu cứ về trước đi, chắc chị nhà đang ở nhà đợi cơm tối phải không?
Anh dối lòng "Ừ!" cho qua một tiếng, chứ chúng tôi đều biết hôm nay mẹ lại về trễ vả lại bà cũng không phải là loại phụ nữ có khái niệm "đợi trên bàn ăn tối".
Tôi lấy mũ bảo hiểm đội vào, lên xe ngồi phía sau anh. Anh vẫn nhìn cô Hà bằng ánh mắt tràn ngập biết ơn, nói:
- Cảm ơn em nhiều lắm. Có dịp nào rảnh rỗi, để anh mời em đi ăn?
Cô Hà chậc một tiếng, đáp:
- Khách sáo với em làm chi. Ăn ở ngoài lại tốn kém, để khi nào rảnh em ghé qua nhà, hai vợ chồng nấu món gì đãi em ăn là được rồi!
- Ừ, vậy...khi nào rảnh thì cứ gọi cho anh! Dạo này Tất Phương có gọi điện cho em không?
- Thôi, thôi đừng nhắc tới cha nội đó nữa. Em mặc xác hắn lâu rồi, cứ đột phát là chơi trò mất tích, khóa điện thoại, khóa sim, chẳng để ai biết ổng chết hay chưa để còn đi đám ma nữa!
- Lúc trước nó bị trầm cảm, u uất một thời gian vì áp lực gia đình. Gần đây anh cũng không liên lạc được với nó nên thấy hơi lo...
- Anh lo làm gì cho mệt, tự ổng muốn vậy chứ có ai ép đâu!
- Biết tính nó vậy thì lấy làm gì. Khi nào liên lạc được với nó thì báo cho anh một tiếng.
- Ùm. Mà cũng trễ rồi, hai chú cháu về đi!
Tôi gật đầu chào cô Hà trước khi chiếc xe rồ máy phóng đi giữa đêm Sài Gòn hanh lạnh đã lên đèn. Ngồi phía sau, tôi dựa mặt vào tấm lưng trông vững chãi, chạm tới xương bả vai gồ lên của anh. Thần thoại nói xương bả vai là thoái hóa từ đôi cánh, ai có xương bả vai càng nhô ra thì người đó từng là một thiên thần có đôi cánh sảy rộng đầy quyền năng, tôi nghĩ chắc anh cũng từng là một thiên thần như thế và cả kiếp này đối với tôi anh vẫn là một thiên thần mỹ mạo.
Suốt một chặng đường anh không nói gì, tôi thì vẫn ngồi tựa mặt vào lưng anh, vì gió hiu hịu cứ đập vào mặt nên lim dim buồn ngủ, gục gà gục gật mấy lần mới nghe anh đột nhiên mạnh giọng nhắc:
- Ngồi đàng hoàng, té bây giờ!
Tôi ngáp một tiếng, vòng tay siết qua eo anh chặt thêm một chút, sợ lúc ngủ gật mà rơi xuống đường thì khổ.
Trong lòng không ngạc nhiên vì anh chẳng để cập chút nào về cuộc nói chuyện với cô Hà có kết quả hay không? Hoặc tôi và cô Hà đã nói gì? Anh vẫn im lặng, im lặng mãi như thể anh biết một cuộc gặp mặt không thể làm ít đi tình yêu ngoan cố mà tôi dành cho anh, nhưng về lâu dài chắc chắn sẽ có hiệu quả và tôi sẽ từ từ hết "bệnh", lại trở thành đứa con trai nhỏ ngoan ngoãn.
...
Nhưng tôi thì không tin mấy vào cái giả thuyết đó.
Xe chạy vào một đoạn đường vắng vẻ, anh đột nhiên hỏi tôi:
- Hè này con định qua Tân Bình ở hả?
Anh từng đọc tin nhắn của tôi và bác sĩ Vinh nên tôi không bất ngờ khi anh biết chuyện ba khuyên tôi qua căn nhà bỏ trống của ông ở Tân Bình để tiện chuyện luyện thi đi đi về về bên trung tâm Nguyễn Thượng Hiền. Từ nhà tôi tới Tân Bình cũng khá xa, mà điều đáng nói là đường xá bên đó như mê cung khó đi gần chết, một con đường mà cả chục cái hẻm chằng chịt xuyên chồng qua nhau, nhìn mấy cái nhà tử thần trên biển trước cửa có một đống số và suyệt tôi đã dần bỏ cái ý định tập lái xe máy rồi tự đi tự về. Nhưng điểm cốt yếu vẫn là tôi muốn rời khỏi nhà, càng nhanh càng tốt như cái lời khuyên của mẹ.
Tôi không cần gì phải giấu anh, nên nói:
- Con tính vậy. Bác sĩ Vinh nói nhà bên đó chủ thuê vừa đi nước ngoài rồi, ba không định cho ai thuê nữa vì để cho con dọn qua đó ở một thời gian tới thi đại học luôn. Sẵn tiện học tự lập một chút!
- Còn nhỏ, tự lập sớm quá làm gì! Từ đó tới giờ có khi nào con ở một mình đâu? Rồi ăn uống thì làm sao? Cứ ở nhà đi, chuyện đi lại cứ để chú đưa đón.
- Nhưng con muốn ở riêng!
Có lẽ anh không ngờ tôi quyết liệt như vậy nên mới im lặng một lúc không biết nói gì thêm. Bầu không khí giữa chúng tôi chỉ còn tiếng động cơ xe rồ rồ cùng tiếng gió thổi lất phất mang theo khí lạnh của áp thấp nhiệt đới vừa tràn về thành phố. Tôi nới lỏng vòng tay đang ôm siết lấy anh, lạ thay cái lạnh ngấm từ ngoài vào trong và bắt đầu lộng hành làm tim gan tôi cũng buốt theo, giọng nói cũng nhuốm hơi lạnh mà trở nên gay gắt, tôi nói:
- Cô Hà khuyên con không nên yêu một người đã có vợ, cô khuyên con nên bỏ tình cảm này đi!
Anh im lặng.
Tôi nói tiếp:
- Nhưng chú biết chuyện này không thể mà?! Chú biết con không phải "thẳng", con quen con gái vì chỉ muốn bớt nhàm chán thôi. Cô Hà cũng nói đồng tính không phải là bệnh, nó chỉ là xu hướng giới tính của con, nên chú đừng đối xử với con như người bệnh nữa!
- Chú không coi con là người bệnh, Đình...chú chỉ muốn con chọn con đường đúng đắn nhất để đi.
- Thế nào là đúng? Thế nào là sai? Con nói chú biết...đời này chú hay mẹ muốn ẵm cháu cũng không có cơ hội đâu, con còn chẳng tưởng tượng được mình có thể làm gì nếu có vợ!
- Đừng có nói mấy lời đó với chú.
Tôi mỉa mai nhìn trời trăng mây gió, hít một hơi thật sâu trước khi thẳng thắn nói với anh thêm:
- Chú dừng cái suy nghĩ "con đường thẳng đúng đắn nhất" đó lại dùm con đi, đừng đặt kỳ vọng vào một thằng như con, con không đáp ứng nổi đâu. - Tôi ngừng một chút lại nói: - Nếu con buông được tình cảm với chú, con cũng không lấy vợ, con sẽ ở với một thằng đàn ông khác! Thế nên...
Anh thình lình phanh kétt xe giữa lòng đường, quán tính khiến mặt tôi đập lên tấm lưng rộng. Cũng may đoạn đường này ít xe lớn và cũng không có cảnh sát giao thông, nếu không, nghĩ chúng tôi đã bị ăn mắng mệt nghỉ.
Dừng xe, nhưng anh không quay đầu lại nhìn tôi mà phải đợi một lúc lâu sau những nhịp thở bất ổn tôi nghe anh lạnh ngắt nói:
- Con thử đi!
Thử? Anh muốn tôi thử cái gì?
Tôi nghĩ ý của anh chính xác nên diễn giải ra là: "Con thử ở với một thằng đàn ông nào đó đi rồi thấy cái cảnh với chú!"
Ý tứ cảnh cáo rõ ràng, nhưng đáng tiếc "con bọ Hercules nhã nhặn", anh không bao giờ hù được tôi vì bảy năm qua anh đã để cho tôi nắm "tẩy" của mình, rằng anh thương tôi. Thương cái kiểu quái quỷ gì mà có lúc tôi còn chẳng hiểu nổi, sao anh phải thương một thằng nhóc ương bướng, có lúc lầm lì, xấu xa và thấy ghét như tôi? Sao anh phải xem tôi như con ruột của mình và đôi khi còn dung túng tôi hơn thế? Vì anh như thế nên chả có lý do gì khiến tôi phải sợ một người rất thương và chiều chuộng mình cả!
Chợt nhớ tới khi xưa. Lúc gia đình tôi vẫn còn nguyên vẹn, hồi anh vẫn còn là một người bạn của bác sĩ Vinh và mẹ hay ghé nhà chơi vào dịp cuối tuần. Anh trông trẻ trung, đẹp trai và còn tỏa ra loại ấm áp khiến người ta nghiện đến gần. Tôi mười tuổi, chưa biết yêu đương là gì nhưng tôi thì thích anh, tôi hay nép bên người anh để hưởng chút ấm áp kì diệu mà không ai trong nhà có thể cho mình. Anh hay xoa đầu tôi, nhìn tôi với đôi mắt hạnh nhân dịu dàng mà mị hoặc, nói với tôi rằng: "Ước gì chú cũng có đứa con dễ thương như con!".
Sau đó một năm, quả thật anh cầu được ước thấy.
Anh biết và tôi cũng quán triệt một điều rằng bảy năm qua tôi chịu ơn anh nuôi nấng, thương yêu và cung phụng mình. Thế nên tôi sẽ không bao giờ có thể làm trái ý anh, mặc dù tôi ương bướng, miệng tôi hay nói những thứ gai góc khó nghe nhưng trong thâm tâm tôi không bao giờ muốn làm anh buồn. Anh biết đến thế nên anh an tâm, chẳng có gì phải lo ngại rằng một ngày nào đó tôi cũng giống như gã thanh niên không ra gì, lớn lên rồi thì như con chim tung cánh bay đi, phủ bỏ hoàn toàn công ơn của bậc giáo dưỡng. Tôi không sợ lời cảnh cáo của anh, nhưng tôi cũng không muốn làm anh thất vọng, và nếu như anh không cho tôi sống thật với con người mình, tôi cũng không có khả năng từ chối yêu cầu đó, vì anh là tất cả, là đấng tối cao ngự trị trong lòng mình. Mối quan hệ giữa tôi và anh từ lâu đã rối như mớ bòng bong, đã không thể phân định rõ ràng là rốt cuộc ai mới là người cung phụng cho ai nữa
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất