Tiệm Trà Sữa Của Tôi Toàn Là Dân Nằm Vùng Hệ Liệt
Chương 129: Hồi Mười Bảy: Lạc mất mùa Xuân* (a)
Vườn thanh long thơm đến độ cả đám phải bịt mũi vì ngạt thở. Những quả thanh long vỏ đỏ trông xa như những chiếc lồng đèn giấy treo trong đêm hội trăng rằm, trái nào trái nấy nằm gọn trong lòng bàn tay của nam giới, ước khoảng gần được một gang. Có lẽ đây là thanh long chuyên dành để đóng gói xuất khẩu, nên mới có kích cỡ tương đồng nhau về phẩm chất và kích cỡ đến mức độ này.
Sẵn có con dao bấm, Trần Bảo Sơn bèn cắt mấy trái đã chín muồi xuống rồi xẻ ra mời mỗi người. Thao tác sử dụng dao của anh ta bị từng người trong nhóm điều tra viên để ý kỹ đến từng li từng tí.
Tuy đã nhiều lần nếm các loại đồ uống chế biến từ loại trái cây nhiệt đới này, nhưng đây là lần đầu tiên mà Tào Việt Bân được ăn trực tiếp. Vị ngọt thanh xen lẫn chút thơm mát đọng lại nơi đầu lưỡi, khiến cơn khát và cái mệt do nắng gắt miền nhiệt đới gây ra bỗng tiêu tan mất từ lúc nào không hay.
"Rè..."
- Anh nghĩ sao về tấm ảnh này? - Mạnh Cường đưa tấm ảnh lưu trong điện thoại cho Trần Bảo Sơn xem, trong lúc anh ta đang xối nước rửa lưỡi dao bấm.
- Họ lạy thầy của họ thì sao lại cho rằng đó là hình ảnh phản cảm? - Nụ cười trên môi Trần Bảo Sơn nhạt nhòa đến mức tất cả đều hiểu rằng anh ta đang không vui. - Đảnh lễ với trưởng bối, với người cưu mang mình, với đấng sinh thành, với Đức Thầy, với các bậc Chư Thiên và các bậc Giác Ngộ là một chuyện hết sức bình thường đối với Phật giáo. Việc lấy tấm hình này để vu vạ rằng người này muốn tự xưng mình là Bồ-Tát sống thì thật là lầm lạc. Sở dĩ con người mãi đau khổ là vì thích đi bới lông tìm vết và "chụp mũ" kẻ mình không ưa, hơn là thay đổi nết xấu trong thân tâm mình. Dần dà, người mà họ thân cận không phải là Đấng Thế Tôn, mà là Đề Bà Đạt Đa.
Con dao bấm được gấp lại, rồi bỏ trong túi áo len giữ ấm mà Trần Bảo Sơn đang mặc. Dáng vẻ hiền từ của anh ta lập tức quay trở lại, khiến họ liên tưởng đến câu "Buông hạ đồ đao, lập địa thành Phật".
- Kinh điển mà Đấng Thế Tôn để lại chưa chắc gì đã nguyên vẹn như hồi trước. Một số kẻ đội lốt tu hành đã chỉnh sửa lại kinh điển với mục đích trục lợi cho bản thân, nên bây giờ.... - Trần Bảo Sơn nhắm nghiền mắt, quán tưởng lại tuệ giác để không khiến bản thân rơi vào bẫy sân hận của Ma Ba Tuần. - Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.
- Tôi hiểu ý của anh mà. - Mạnh Cường nhớ những bài thuyết giảng "trật đường rày xe tăng" của một số vị chức sắc bên đạo. Hắn thực sự không hiểu họ có biết câu "Vẽ rắn thêm chân thêm rắc rối" không? Và những gì mà họ nói hoàn toàn đi ngược lại với tinh thần và di ngôn của Đấng Thế Tôn.
- Hồi tôn giả Ananda khoảng một trăm hai mươi tuổi, trong một ngày nhàn rỗi, ông ấy đã thực hiện một chuyến du sơn ngoạn thủy bằng cách tản bộ. Đi đến một nơi, ông thấy hai vị Tỳ Kheo là đồ đệ của mình đang giảng giải kinh sách cho nhau nghe, một trong hai người nói sai một bài kệ, thấy thế ông mới bước tới mà chỉnh lại và thuyết giảng thêm cho họ hiểu. Không những không mang ơn, sau khi ông vừa quay lưng rời đi chưa được mấy mươi bước, người Tỳ Kheo được góp ý đã nói với đạo hữu là ông già quá nên lẩm cẩm thành thử nhớ nhầm, chứ bản thân không hề sai. Than ôi! Thời Bậc Giác Ngộ còn tại thế mà họ còn vì cái Ngã Mạn mà nảy sinh lòng dèm pha và công kích thầy mình, thì thời Mạt Pháp này còn khủng khiếp thế nào nữa?
- Còn có chuyện gì khiến anh nhọc lòng nữa không? - Viên Thùy chợt xen vào. Và giọng nói của anh mang âm hưởng của cái rét nàng Bân.
- Nếu họ đi kiếm tiền để trang trải cuộc sống thì chê họ tu sao mà còn "Tham - Sân - Si", còn nếu họ được Mạnh Thường Quân và Phật Tử giúp đỡ về mặt vật chất và tài chính thì lại nói là họ lười lao động, ăn bám xã hội và tìm cách trốn nghĩa vụ. Một khi họ đã không thích anh, lẫn không tin kính vào tôn giáo mà anh ngưỡng vọng, họ luôn có cách để nói xấu anh theo chiều hướng có lợi nhất cho họ... Này, hái mấy trái về ăn lấy thảo đi các anh. - Trần Bảo Sơn chỉ tay vào một bụi thanh long trái đeo đầy cành.
- Thanh long bây giờ mọc quanh năm hỷ? - Mạnh Cường muốn đem một ít thứ trái cây miền nhiệt đới ngọt lành về tặng bác Hai. Bác trai nhà hắn vẫn còn đương nằm liệt giường trong phòng bệnh, không biết cái Tết năm nay ông liệu có thể gượng dậy mà làm vài ve với họ hàng, hay là... lại đi theo đứa con trai chết yểu?
- Ừ, nhờ thế mà cuộc sống của bọn tôi cũng không tới nổi quá vất vả và thiếu thốn. - Rồi đi xăm xăm tới cuối con đường, nơi đó có một nhà kho để nông cụ, diện tích chắc chừng mười mét vuông.
- Không phiền nếu để bọn tôi xem xét một chút chứ? - Viên Thùy chạy tới níu áo Trần Bảo Sơn. Thân nhiệt của anh ta ở mức bình thường.
- Tôi phát hiện bị mất một số nông cụ... À, hóa ra là cậu Bình đã sử dụng nó cho mục đích giết người sao? - Trần Bảo Sơn nhớ tới việc anh và các bạn đồng môn đã in logo của vườn trái cây và đánh số thứ tự lên các nông cụ để phòng tránh trường hợp bị lấy cắp mà không hay biết.
- Ping go! - Kha Ngạn vỗ tay khen ngợi thật lòng. Lòng vòng mãi rồi cũng về được tới đích.
Trần Bảo Sơn bị Mạnh Cường đưa đi chỗ khác để thẩm vấn. Địa điểm là khu vườn trồng xoài cát Hòa Lộc, chỉ cách đây ước chừng vài trăm bước. Có vài người làm công đang bón phân cho cây con và tỉa những cành nhánh dễ gãy của cây già; vừa làm họ vừa trò chuyện rôm rả, như thể muốn quên đi nỗi cơ cực của kiếp bán sức nuôi thân vậy. Cũng còn may cho họ là nhóm người Trần Bảo Sơn không thúc ép hay cằn nhằn cử nhử, chỉ xin họ làm sao để bảo đảm an toàn cho đám trẻ mồ côi lúc chúng chạy nhảy dưới những tán cây này.
Trần Bảo Sơn xin phép được mở khúc ca "Chú Đại Bi" trước khi thẩm vấn. Mạnh Cường hiểu là anh ta đang muốn khống chế ngọn lửa Hỷ-Nộ trong lòng mình.
- "Cứu vật, vật trả ơn. Cứu nhân, nhân trả oán." Anh...
- Tôi đồ rằng, anh cũng là một người Phật Tử như tôi... - Trần Bảo Sơn thấy cái gật đầu rất khẽ của Mạnh Cường, mới đi sâu vào câu chuyện của mình. - Chúng ta đều tin vào Luân Hồi - Quả Báo và hai chữ Duyên - Nghiệp.
- Thì sao?
- Vào thời Đức Phật còn tại thế, có một vị tôn giả được mệnh danh là "Thần thông đệ Nhất", mang tên Mục Kiền Liên. Hôm ấy do một cơ sự mà ông ấy có mặt tại một ngôi làng có nếp sống rất yên vui và hạnh phúc. Thật không may, ông ấy đã thấy được rằng họ sẽ bị quân binh nước láng giềng thảm sát sau mấy tiếng nữa. Nên ông ấy mới biến nhỏ tất cả người dân trong làng lại, rồi đem họ "để" vào trong y bát và bay đến nơi an toàn...*
Chuyện này Mạnh Cường chưa từng nghe qua nên hết sức tò mò với những diễn biến tiếp theo.
- Đến khi tới nơi ấy, tôn giả Mục Kiền Liên bèn mở y bát ra. Nhưng bên trong chỉ toàn là máu tươi tanh tưởi! Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giải thích rằng, đấy là vì nghiệp ác kiếp trước của họ quá năng, ngay cả thần thông của một bậc A La Hán là Mục Kiền Liên đây cũng không thể che chở cho họ thoát khỏi kiếp nạn lần này. Và chuyện lần đó, dẫu đã khai ngộ cho tôn giả hiểu thêm về quy luật Luân Hồi - Quả Báo, nhưng cũng đã khiến ông ấy rất buồn vì thần thông của mình vẫn không thể nào cứu lấy con người thoát khỏi quả báo bởi việc ác mà họ gây ra. Nói ngắn gọn dễ hiểu, giống như việc anh thích ăn đồ ngọt nhưng lại lười đánh răng vậy, trước hay sau, sớm hay muộn thì sâu răng cũng sẽ tới thôi, chẳng có Trời Phật nào cứu được cái hàm răng của anh hết, bởi anh đã gieo cái nhân "Lười", thì phải gặt cái quả "Sún" thôi.
Mạnh Cường nhìn người thanh niên có đôi mắt phượng u buồn như mặt biển ngày mưa ấy, chợt liên tưởng đến một loài chim biển thường nương mình nơi vách đá cheo leo lánh đời.
- Câu chuyện thứ Hai: Có một ngôi làng rất ghét Phật giáo nên hễ ai tới khất thực đều bị cả làng xúm lại đánh đập và mắng nhiếc tàn nhẫn, ngay cả lời nói của Đấng Thế Tôn cũng không làm suy chuyển được tâm tính hung hãn của họ. Nhưng riêng tôn giả Mục Kiền Liên thì lại vô cùng dễ dàng. Hóa ra là bởi kiếp trước dân làng là bầy ong, nên khi được chuyển sinh làm người vẫn mang tâm tính thích đâm chọt, hung tợn, nhưng lại rất mực đoàn kết và yêu thương nhau. Còn tôn giả ở kiếp trước là một người qua đường không hề quản đến khó khăn và nguy hiểm mà lội xuống dòng nước đang chảy xiết để vớt tổ ong lên, cứu thoát chúng khỏi cái chết trong gang tấc. Chính nhờ cái ơn cứu mạng ấy mà kiếp này vừa trông thấy ông, họ liền niềm nở và hoan hỷ như được gặp lại người thân thất lạc, lời của ông nói ra họ đều nhất nhất nghe theo, và không có ai nỡ cự lại khi ông trách cứ họ một cách thẳng thừng. Xin nói thêm, trái ngược với tâm tính mềm mỏng và không thích làm người khác đau lòng của tôn giả Ananda, tôn giả Mục Kiền Liên hết sức thẳng tính, sai đâu nói đó, không màu mè hoa lá hẹ, cũng không hề sợ đối phương ghét bỏ rồi dẫn tới chuyện nảy sinh tư thù.
Không cần Trần Bảo Sơn nói thêm nữa, Mạnh Cường cũng đã hiểu được tâm tư của anh ta. Hai người trầm mặc lắng nghe tiếng hót véo von trên những nhành cây xoài cát Hòa Lộc của loài chào mào đầu đỏ. Vua Trần Nhân Tông đã từng vịnh ra rất nhiều bài thơ có chủ đề liên quan đến chim chóc, cảnh xuân, hoa cỏ, Phật Giáo và Pháp Thiền; tiếc rằng số tác phẩm còn lưu trữ lại không nhiều, nên hậu bối muốn tìm thêm để đọc cũng không có cách nào.
Trở lại với nhóm của bộ ba kia, quả nhiên logo in trên cái liềm mà họ tìm thấy trong chiếc xe bán tải của Mắt Quắc trùng khớp với các nông cụ đương cất ở đây.
- Có phát hiện vết máu nào ở trên trần nhà không? - Viên Thùy cất tiếng hỏi Kha Ngạn. Mắt của anh không còn tốt như hồi xưa, nên nhìn gì cũng thấy không rõ ràng.
- Toàn là mạng nhện, thằn lằn và bụi bặm... - Kha Ngạn nhăn mặt. - Kết quả cũng chẳng khác lần khám xét trong phòng Bành Dinh là bao.
- Tự dưng rước quỷ vào chùa... - Viên Thùy nhếch miệng cười. Nét cười đầy chán chường của anh ta khiến hai người cảm thấy vô cùng ảm đạm.
- Phật hay quỷ gì thì không biết, theo thiển ý của tôi thì nên đưa nhóm người Trần Bảo Sơn lên sở thẩm vấn, chứ đừng vì tấm áo tu mà lơ là đi công tác điều tra và phá án. - Trên tay Tào Việt Bân là một túi nylon đựng gần hai ký thanh long chín mềm, nhìn sơ qua cũng đủ biết ăn vào sẽ rất ngọt và ngon miệng.
- Chỉ cần kiểm tra dấu vân tay và làm một vài bài xét nghiệm thông thường là có thể chứng minh họ trong sạch hay đồng lõa với những kẻ thủ ác. Ừ, cứ như vậy đi.
- Ê! Chơi kỳ nghen cha! Bọn tôi còn sống mà? - Kha Ngạn méo mặt cự lại Viên Thùy. Cậu điều tra viên xứ Đại Hàn không lên tiếng chi sất, ắt hẳn là đã ngầm tán thành với ý kiến của anh bạn đồng nghiệp mới rời nhà thương không bao lâu.
- A!
- Anh đã hiểu lý do tại sao công tố viên họ Huỳnh lại có mặt ở đó rồi à? - Kha Ngạn quay sang hỏi Tào Việt Bân, sau khi nghe thấy tiếng kêu của cậu ta.
- Hóa ra là người mua thận của Bành Dinh. Anh ta sợ mình sẽ bị khởi tố về tội tiếp tay cho băng nhóm buôn lậu nội tạng nên đã tìm cách thương lượng với tay Bình. Nhưng... Vế sau chỉ là ý kiến riêng của tôi thôi, tôi không dám nói bừa khi trong tay không có một mảnh bằng chứng. - Tào Việt Bân phát biểu một cách cẩn trọng và dè chừng. Song không cần cậu nói tiếp, hai người kia đều đã nắm được suy nghĩ của cậu.
Mãi đến hơn nửa tiếng sau, cả nhóm mới thấy Mạnh Cường trở ra cùng Trần Bảo Sơn. Hai người hệt như đang hoạt cảnh lại cho ca khúc "Chưa chiều nào buồn bằng chiều nay", đám điều tra viên bản xứ còn có thể nghe văng vẳng giọng hát sầu bi của đôi song ca Anh Khoa - Thanh Lan quanh quẩn nơi đây.
Tiễn nhóm người do bên điều tra phái xuống tới tận cổng chính, Trần Bảo Sơn mới quay vào trong. Dáng hình anh ta bị bóng râm của những tán cây bồ đề làm nhòe đi. Tiếng bước chân của anh ta hòa lẫn vào làn gió xuân mát rười rượi. Và ở một góc khuất tầm nhìn của họ, tiếng cười giòn tan của đàn con mọn do nhóm người Trần Bảo Sơn nuôi dưỡng vang lên như những nốt nhạc dương cầm được đánh ngẫu hứng.
Đến một ngã tư thưa người, Mạnh Cường bỗng hạ kính xe xuống, để nhìn cho rõ những người đương chờ xe buýt ở trạm. Tổng cộng có năm người, một cặp mẹ con, một cụ già chống baton và hai thanh, thiếu niên trạc tuổi, nhưng hình như hai người không có vẻ quen biết với nhau.
- Muốn ăn kem không? Trời nóng quá đi mất. - Nhìn khuôn mặt trắng như bông sữa của Tào Việt Bân lấm tấm mồ hôi, Mạnh Cường thương tình hỏi thăm.
- Gì? Bật điều hòa mà còn nóng à? - Kha Ngạn liếc nhìn hai người thông qua chiếc kính chiếu hậu.
- Có thể là bị trúng gió nên cảm nắng rồi. - Viên Thùy tội nghiệp cậu trai hàn đới không chịu được khí hậu của miền nhiệt đới cận xích đạo nên hay bị ốm vặt.
- Tôi không sao hết...
Kha Ngạn chợt tắp chiếc xe Ford đương chở họ vào lề đường. Sau khi quan sát cẩn thận, Mạnh Cường mở cửa xe bước xuống, rồi sải bước đến một quán cóc ven đường gần đó, đặng ghé mua mấy bịch nước mía vắt chanh thanh mát cho cả bọn uống giải nhiệt. Hắn còn mua cho mỗi người một phần bánh dày kẹp giò chả ăn lót dạ, vì quãng đường sắp tới hãy còn xa xôi lắm.
Nước mía ngọt thanh giúp tinh thần Tào Việt Bân trở nên tốt hơn một chút. Cậu dè dặt cắn từng miếng bánh dày kẹp giò chả, rồi hút thêm một ngụm nước mía. Sau đó uống đỡ một viên thuốc cảm do Viên Thùy đưa để đỡ mệt.
- Để tôi báo với người gác cổng một tiếng... - Vọng vào bên tai Mạnh Cường là nhạc phẩm "Dù hoa lạc lối" do cố nghệ sĩ Hùng Cường trình bày. Lại thêm một thằng mác-tăng-xít nữa...
- Tôi có được đi chung với các anh không? - Quân khu là những nơi mà người địa phương còn khó lọt vào, huống hồ chi cậu lại là người ngoại quốc, và mang trong mình nghề nghiệp có liên quan đến an ninh Đại Hàn.
- Tôi hỏi rồi, chuẩn tướng biểu được. - Kha Ngạn nói đoạn, há miệng lủm nốt miếng bánh dày kẹp giò chả ngon tuyệt.
Chiếc xe Ford chở bọn họ băng qua một cánh rừng cao su trăm tuổi. Từng tốp công nhân đang cạo mủ cao su, logo in trên lưng áo họ là một hãng sản xuất vỏ xe quốc doanh nổi tiếng trong và ngoài nước ở phân khúc bình dân.
Đến đây thì phải cuốc bộ tới trạm kiểm lâm để chờ người của quân khu chở đi, chứ không được sử dụng xe cá nhân, vì nhằm ngăn chặn trường hợp cài bom khủng bố. Người gác rừng là mấy cậu sĩ quan Lục quân trẻ măng cao trên mét bảy, da dẻ đen nhẻm như hòn than, thân hình cường tráng đầy mạnh mẽ. Gặp mặt nhóm họ, ai nấy đều tay bắt mặt mừng, cười nói rộn ràng. Hỏi tới quê quán từng người mới hay có hai người là đồng hương với Viên Thùy, một người ở cùng miệt với Kha Ngạn và Mạnh Cường. Mạnh Cường gửi biếu mấy cậu sĩ quan vài túi bánh dày kẹp giò chả ăn lấy thảo; cả bọn mừng rỡ cảm ơn rối rít.
"Ting... Ting... Ting..."
Chiếc xe Jeep quân sự đưa bộ tứ đến một quân khu của đám Lục quân do một ông già hồi xuân cầm đầu. Tuy tuổi đời đã quá ngũ tuần, nhưng ông hãy còn phong độ lắm. Chửi lộn thì không ai sánh bằng. Nhưng nhờ tánh khí khùng khùng vậy nên đám con cháu lính lác dưới trướng mới dễ sống.
Đám lính trẻ đương nghêu ngao hát nhạc phẩm "Thư xuân trên rừng cao" do nhóm nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân sáng tác và người trình bày hay nhất là bác Duy Khánh:
"Mời anh, mời chị mùa xuân lên đây thăm tôi
Nơi xa xôi khuất nẻo thưa người
Núi rừng mịt mờ sương
Mời em một lần
Rời xa nơi đang yên vui
Lên đây thăm lính ở trên rừng
Để cùng ngọt bùi sớt chia..."
- Ê tụi bây... Có nhỏ nào ăn mặc như tomboy đến thăm mình kìa? - Cậu trai đeo kính viễn mừng rỡ réo đồng bọn.
- Mẹ! Mày ăn nhầm cú có gai thì sưng...
Tào Việt Bân cứ ngỡ bầy khỉ ở Thủy Liêm động đã chuyển địa bàn xuống đây hết rồi.
- Tụi nó không phải linh trưởng đâu. Con người đó cậu. Tại đóng quân trên rừng riết nên nhìn hơi "dị dạng" chút. - Viên tướng điểm mặt từng thằng mà giới thiệu. Mỗi người một tiếng nói đặc sệt âm hưởng nơi chôn nhau cắt rốn, Tào Việt Bân nghe không quen nên đôi lúc nhíu mày suy nghĩ, khiến họ hiểu lầm là cậu phật lòng, vì vậy có người cuống quít lên giải thích, nhưng càng nói nhanh thì càng nhịu, rốt cuộc mớ âm thanh lọt vào tai cậu là một tràng "chít cha chít chi".
Càng nhìn càng thấy không giống con người, thiên về loài linh trưởng nhiều hơn!
- Mấy cậu đây đang cần thêm tin tức về Bành Dinh.
Để tránh mất thì giờ, nhóm người Vân Lãng đề nghị hai bên xưng hô như những người bạn bè đồng trang lứa. Toán lính đồng ý ngay tắp lự.
Dưới bóng mát của cây bồ đề, cả đám quây quần bên nhau kể lại những mẩu chuyện vụn vặt về Bành Dinh. Cũng không có gì gọi là tin giật gân hay đủ đặc sắc để hiểu thêm động cơ gây án của hắn, quãng thời gian mà hắn trải qua ở đây tương đối êm đềm và thư thái; đôi khi tuổi trẻ hăng máu nên có xảy ra vài trận xô xát với trung đội khác, nhưng chỉ chưa đầy mấy ngày là đâu lại vào đó. Duy có một điều là bà ngoại của hắn chưa từng bắt xe đò để lên thăm hắn, cũng không thấy gửi quà tới, nên mỗi khi quân khu tổ chức các chương trình gặp mặt gia đình dưới xuôi, hắn lại bỏ về phòng trùm chăn ngủ giết thì giờ. Sau vài đợt như thế, chỉ huy trưởng biết được nên thương tình dúi cho hắn vài trăm đồng ra ngoài tìm quán ngồi nhậu. Cái dáng đi lầm lũi của đứa con hoang không được một ai trong gia đình máu mủ thương yêu hay đoái hoài tới khiến cả đám bị ấn tượng hoài, như thể sợ một mai khi mình già yếu đi, hình ảnh ấy sẽ lặp lại nơi thân vậy.
Lâu rồi mới được nếm lại cái vị của món bánh dày kẹp giò chả, đám lính không giấu được sự thích thú và ngon miệng. Nhìn từng khuôn mặt trai trẻ đượm màu nắng cháy do những tháng ngày dầm sương dãi gió tích tụ lại, bất giác cả nhóm thấy họ thân thương và tồi tội.
Nhạc sĩ Khánh Băng trở về quê cũ với niềm hy vọng nối lại mối duyên xưa với người yêu năm cũ. Nhưng chưa kịp bước vào ngưỡng cửa nhà nàng, đã nghe vọng ra tiếng ru hời dỗ con ngọt đến buốt tim. Đứng ngay lưng chừng ngạch cửa, không vô thì cũng kỳ, thôi thì vào chào hỏi vài câu rồi đi ra vậy. Bác và cô người yêu năm cũ trò chuyện được vài câu, bỗng từ trong phòng ngủ, một người đàn ông mặc quân phục Biệt Động quân bước ra nhìn chằm chằm bác. Ông ta cất giọng chào xã giao, rồi đưa mắt nhìn người vợ trẻ đang bồng con, đoạn quay gót đi thẳng xuống nhà sau. Trước khi đi, ông đá nhẹ vào cái nôi, ra ý "Tiễn khách". Mặc cho cơn mưa ngày càng lớn, nhạc sĩ dầm mưa chạy xe về thẳng nhà. Rồi nội trong tối hôm đó, bác đã viết xong ca khúc "Tiếng mưa rơi" để cảm thán về mối tình tan vỡ của mình. Về sau, bác còn viết thêm nhạc phẩm "Sầu đông" và một số bản nhạc khác có hình bóng của cô người yêu năm cũ. Và ông chồng của cô người yêu năm cũ nghe đồn rằng vẫn còn ghen dài dài mỗi bận thấy tên của ông, vì ông ta biết được nàng thơ trong bài hát của cha già mắc dịch kia là ai!
Ngồi tỉ tê tâm sự với họ gần một tiếng đồng hồ, sắc mặt của Tào Việt Bân càng lúc càng xanh mét, trên trán và hai bàn tay cậu đẫm mồ hôi, người thì lạnh ngắt, còn môi thì tím tái đi.
Tào Việt Bân được đưa vào trong Quân Y viện để khám bệnh. Chỉ là cảm nắng xoàng thôi, nhưng vẫn cần phải điều trị đúng cách, có thế căn bệnh mới không cù nhây với mình.
- Sợ bị bắt đi quân dịch lần hai hay sao mà đứa nào cũng đòi về sớm vậy hả? - Chuẩn tướng buồn bực hỏi. Trung đội mà họ nói chuyện chiều nay muốn mời cả đám ở lại dùng cơm chung để trả lễ mấy phần bánh dày kẹp giò chả.
Biết ông già đầu bạc này lại bắt đầu lên cơn, nên cả đám quyết định ở lại dùng cơm trước khi về. Riêng Tào Việt Bân thì viện cớ buồn ngủ để cho qua bữa cơm với phẩm chất thức ăn ngon như đồ nấu sẵn trên máy bay.
...
- Anh bảo vệ lý tưởng của anh bằng cách sỉ nhục lý tưởng của đối phương bằng những lời lẽ tục tĩu thì người ngoài nhìn vào không cần biết bên nào Đúng - Sai, họ chỉ thấy cả anh và cái lý tưởng đó đều thiếu giáo dục và mất nhân tính. Nếu muốn tranh luận để người khác tâm phục khẩu phục, thì không được phép đụng đến bất kỳ từ ngữ thô tục nào. Nói tục không phải là cá tính, nó thể hiện trình độ văn chương lẫn tri thức của anh chẳng có một mống nên phải cậy đến sự hung tợn nhằm áp đảo tinh thần đối phương để giành phần thắng cho mình. Anh thấy giữa Lý Quỳ và Gia Cát Khổng Minh không? Anh thích bản thân giống bên nào hơn? - Viên sĩ quan U50 nhếch miệng cười, tay vẫn chắp sau lưng, đôi mắt ông đương hướng về một rẻo mây báo mưa xám xịt đằng Bắc. - Tôi ở bên Cục Tâm lý chiến, và cũng đã tốt nghiệp bằng cử nhân Luật khoa, anh nghĩ bản thân có thể cãi lại tôi không?
- Cái chết của Mộ Khuynh Chiêu và Phương Hạo Nhiên đã khiến tướng lĩnh ở hàng ngũ hai bên xảy ra một sự dao động tâm lý không hề... - Trung úy đầu bạc châm thuốc lá. Nụ cười trên môi ông bàng bạc như sắc mây.
Viên sĩ quan liếc nhìn tay trung úy đầu bạc. Vẫn còn một bên bị hại nữa mà từ trước tới nay không ai hay biết, một phần là do gia đình nạn nhân đã được phe cánh Bàng tổng thống giúp mai danh ẩn tích, còn một phần thì...
oOo
Cô giáo đang dạy học sinh hát bài "Tình ca tiếng nước tôi" do nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác, và người hát hay nhất theo ý kiến của đa số là em vợ của bác, ca sĩ Thái Thanh:
"... Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời."
Giọng hát của ca sĩ Thái Thanh không dễ nghe, bởi vì thanh âm của bà cao vút và lảnh lót như loài chim rừng nơi sơn cước hoang vu. Người thích thì hết mực ngợi khen là giọng hát vừa diễn cảm hay, vừa khó bắt chước. Người không mê thì nói tiếng hát sao giống con mèo kêu giữa đêm không trăng, nghe "lạnh" và "ghê" quá!
- Cô giáo ơi... - Chàng lính Lục quân nhoẻn miệng cười thật tươi.
- Dạ, có chuyện chi hôn anh? - Tà áo dài phớt hồng như cánh hoa sen e ấp nở trong buổi bình minh còn mờ hơi sương, nụ cười của nàng rất đỗi dịu hiền và thùy mị.
- Tôi... tôi muốn mời cô đi ăn hủ tíu...
Nàng giáo che miệng cười. Rồi bẽn lẽn thưa rằng mình đang trong giờ dạy học, mong anh lính Lục quân cảm phiền đợi thêm một tiết nữa. Đám học trò của cô len lén đưa mắt nhìn nhau cười chàng lính si tình.
Chàng ngồi trên chiếc xe Vespa đợi người thương dạy xong tiết học để chở đi ăn hủ tíu. Bóng mát của cây phượng vỹ không đủ làm vơi đi cái oi bức của tiết trời đương vào hạ. Chiếc bi-đông nước gắn bó với chàng trong những năm chinh chiến cứ thế cạn dần, cạn dần... nhưng cơn khát hãy còn y nguyên.
- Ô, cô dạy xong rồi à?
- Dạ, tôi dạy xong rồi... - Nàng giáo khoan thai ngồi lên yên xe của chàng Lục quân. Ánh mắt hai người vô tình chạm vào nhau, khiến cho khổ chủ của mỗi bên ngây ngẩn mãi.
Chàng lính Lục quân cao hứng nghêu ngao hát một đoạn trong tình khúc Trần Thiện Thanh, có tựa đề là "Người yêu của lính":
"Nếu em không là người yêu của lính
Ai đem cánh hoa rừng về tặng em?"
- Bài này tôi hay nghe của cô Hoàng Anh hát. Nghe mùi dữ lắm đó anh. - Nàng giáo nhỏ chợt nhỏ nhẹ thưa.
- Tôi hát cô giáo có nghe mùi không?
Nàng giáo không đáp, chỉ che miệng cười tủm tỉm. Mùi mẫn đâu không thấy, chứ cái mùi quân phục thấm đẫm mồ hôi và bụi đường ấy thì ngửi rõ rành rành. Rồi nàng ngượng ngùng hát:
"Hỡi người trai lính em yêu ơi
Hỡi người anh chốn xa xôi
Áo xanh thơm mùi nắng..."
Những tia nắng ban trưa nóng bức là thế, nhưng hai người dường như không cảm nhận được sự oi nồng, trong tim mỗi người đang họa lên khung cảnh một nếp nhà và bầy trẻ nhỏ, cùng một khoảnh vườn trồng cây ăn trái sum sê và yên ả.
...
Nàng giáo năm nào đã trở thành một bà cụ bị bệnh Alzheimer. Nhưng bên cạnh bà vẫn còn chàng lính Lục quân oai hùng năm đó, ngày qua ngày chăm bẵm bà không một phút cộc tính hay gắt gỏng.
- Nay sắp nhỏ nấu cho mình một nồi thịt kho tiêu quéo với tô canh chua cá hú thiệt ngon nè mình. - Cầm lấy bàn tay của người thương, ông cẩn thận cắt lại từng cái móng tay mọc dài quá mức, rồi ngồi giũa lại từng cái một. Độ rày vợ ông hay có tật tự cào cấu mình khi bị ngứa ngáy, nên ông phải học làm móng để giúp vợ mình thoát khỏi những trận trầy xước đến rướm máu tươi do bà tự gây ra.
- Dạ, em nghe rồi...
- Mình! Mình nhớ ra tôi rồi sao? - Đôi tay của ông siết lấy bờ vai gầy của vợ mình. Những giọt nước mắt không biết tự bao giờ đã rơi lã chã trên khuôn mặt già nua. Và những tiếng nấc nghẹn vang lên nơi cổ họng ông.
oOo
Thanh Nguyệt cùng sắp nhỏ ngồi ăn súp bò viên nhồi nhân cỡ lớn. Vợ chồng Vân Lãng gửi anh ta cho vợ chồng Kỳ Minh "nuôi" vài hôm, chính phủ sẽ đưa tiền trợ cấp để giúp anh ta khỏi lụy đến hầu bao của hai người quá nhiều. Anh ta thuộc dạng dễ nuôi, cho gì ăn nấy, nên cũng không xảy ra mấy chuyện xích mích vặt vãnh.
- Chiều nay tôi sẽ đưa mấy đứa nhỏ đi mall chơi. Anh có muốn đi chung không?
Thanh Nguyệt gật đầu thật khẽ. Rồi đưa mắt nhìn nồi súp đang đặt trên bếp điện từ.
- Muốn ăn thêm à? - An Kỳ hỏi mà không ngẩng mặt lên. Anh đang ôn lại môn Toán cấp cao để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Ba mươi mấy tuổi rồi mà phải ngồi giải toán số thật là trần ai lai khổ, mặc dầu sức học của anh không hề tệ, nhưng vì bài vở nhiều quá nên đâm ra mệt bở hơi tai.
Vệ Minh múc cho Thanh Nguyệt một tô súp bò viên nhồi nhân cá hồi. Cậu gắp thêm cho anh ta mấy cục xí quách và cà-rốt tỉa hoa. Rồi đi chiên chả cua cho cả nhà ăn tráng miệng.
"Xèo..."
Thanh Nguyệt ngửi thấy mùi thơm tỏa ra từ chảo mỡ đương kêu "xèo", "xèo", nên giương mắt nhìn bóng lưng Vệ Minh chằm chằm. An Kỳ không tỏ thái độ gì, bởi mớ bài tập đã chiếm hết tâm trí của anh.
"Phịch."
- Ây... Đau lưng quá đi mất! - An Kỳ vừa đấm lưng thùm thụp, vừa cất giọng tỉ tê với vợ cưng. Nhưng vợ cưng của anh làm lơ coi như chưa nghe, chưa thấy gì; đôi tay của cậu hiện đương thoăn thoắt rửa chén, chà xoong nồi dơ với sự giúp đỡ của Thanh Nguyệt.
- Dạ, chú Kỳ bịnh rồi hả chú Kỳ? - Vệ Khương đang ăn chả cua chiên, nghe thế bèn bước tới hỏi thăm An Kỳ.
- Ừm, chú "xi-ba-chao" rồi con. - An Kỳ xoa đầu cục mỡ di động. Anh không hề hay biết rằng ánh nhìn của mình dành cho bé con trìu mến đến độ khiến người thương phải cảm động.
- Vậy để con đấm bóp cho chú nghen?
- Được hôn đó?
Vệ Khương không đáp, chỉ cười khoe hàm răng còn chưa mọc đủ chiếc. Rồi leo lên ghế sô-pha để đứng làm thợ massage cho chú Kỳ. Dáng hình tròn quay của bé con xoay tới xoay lui như cái bông vụ khiến mọi người phải bật cười.
Thanh Nguyệt chà xong cái xoong cuối cùng, gã rửa tay với xà phòng thật sạch sẽ, rồi tự soạn một dĩa chả cua chiên và nước chấm, sau đó đi tới đảo bếp kéo ghế ngồi xuống dùng bữa.
- Anh bạn thân Duy Quang là người đã dìu dắt và khuyến khích cô Ngọc Lan đi hát khi cô bộc bạch là, "Em không đủ sức khoẻ để đứng hát lâu trên sân khấu. Với lại hơi em yếu và mỏng, sợ rằng không theo nghề được đâu." Cái chết của người chị gái ruột thịt và căn bệnh đa xơ cứng quái ác đã đẩy cô Ngọc Lan tới bước đường cùng trong lúc giai đoạn sự nghiệp của cô đã đạt đỉnh hoàng kim. Những bài hát thu âm trong giai đoạn ấy khiến cho một số người nghe sau này tưởng là người đăng video muốn câu khách nên mạo danh cô Ngọc Lan, nhưng thật ra, đấy chính là giọng hát của cô Ngọc Lan; điển hình như "Mùa hoa anh đào", "Tình yêu biển xanh",... Cô Ngọc Lan chắc cũng không hay biết rằng, bác Trần Thiện Thanh đã buồn đến thế nào sau khi cô qua đời. Bài hát "Huyền thoại Ngọc Lan" đã được ra đời trong hoàn cảnh ấy.
Vệ Minh rửa nốt cái chén, rồi tới ngồi xuống cạnh chồng và con trai. Thanh Nguyệt vẫn còn miệt mài ăn, như thể vừa chui dưới mồ lên vậy.
- Trong nhạc phẩm "Biển mặn", bác Trần Thiện Thanh đứng ở trên sân khấu hát mà mắt loang loáng nước. Nhưng hễ nhạc ngân lên là bác lại cố nhoẻn miệng cười thật tươi với khán giả. Vì bài hát này là bác viết để dành tặng hương hồn người bạn thân, nên trong lời nhạc có nhắc nhiều đến kỷ niệm giữa hai người, do đó bác đã rất xúc động mỗi bận hát đến đoạn đó. Rồi khi nhạc dạo vang lên, micro hạ xuống, bác lại trở về với nét mặt đau thương và buồn bã. Với những người đi hát chỉ để tô đẹp cái lý lịch của mình, họ chẳng bao giờ hiểu được các nghệ sĩ chân chính đã nhỏ bao nhiêu tình thương và niềm yêu nghề lên từng nốt nhạc, điệu rung đâu...
An Kỳ ra hiệu cho Vệ Minh gối đầu trên đùi mình, khi cậu làm xong tư thế ấy, anh lấy những ngón tay làm lược chải lại mái tóc rối bời của cậu. Boo mỡ thấy baba ngả lưng trên đùi chú Kỳ, nên thôi không đấm bóp cho anh nữa, mà dồn sức massage cho baba gầy còm. Hai đứa con trai của anh đang tập dượt cho trận túc cầu do các trường trong thành phố tổ chức sắp tới nên giờ này vẫn chưa về nhà, lát nữa Uông Trác sẽ thay vợ chồng anh đi đón tụi nó.
- Bác Anh Khoa là một ca sĩ nghèo trong nhóm nhạc cũng toàn người nghèo mang tên "Ong biển", nhạc cụ phải đi mượn, nhạc công lẫn ca sĩ đều phải bươn chải kiếm sống nên không cạnh tranh nổi với các nhóm nhạc đương thời, do đó mà chẳng bao lâu sau, nhóm nhạc buộc phải tan rã. Dẫu đã từng đoạt giải Nhất cuộc thi hát trên toàn quốc, nhưng bác vẫn không được một ai nhớ tới, nên thường phải đi hát ở các phòng trà nhỏ hoặc hát thay cho các ca sĩ nổi tiếng bận việc tới trễ để câu giờ giúp ban tổ chức chương trình. Rồi người có lòng thì Trời sẽ không bao giờ phụ. Sau khi nghe bác hát xong, cả khán phòng đã nhiệt liệt đề nghị bác phải hát thêm vài bản nữa rồi mới cho xuống. Trong số khán giả ở đấy có nhạc sĩ Vũ Thành An, cụ đã mời bác hát thử các bài "Không tên" của mình cho khán giả nghe, nên tôi mới nói bác là người gần như duy nhất hát đúng lời các nhạc phẩm của cụ, vì cụ đã đưa trực tiếp tấm sheet nhạc thì sao mà còn sai được? Sau thành công của đêm hát thay bất đắc dĩ, tên tuổi của bác vụt sáng đến nỗi tất cả các hãng đĩa và phòng trà đều liên lạc với bác, và đưa ra những mức cát-xê đủ sức để bác lo cho đại gia đình dưới Phan Thiết của mình dư ăn dư mặc.
Nói đoạn, Vệ Minh bật ca khúc "Kiếp ve sầu" do ca sĩ Anh Khoa trình bày lên cho Thanh Nguyệt nghe thử, người sáng tác là nhạc sĩ tài hoa Lam Phương.
"... Trong đêm mưa gió
Tiếc thương cho một kiếp người
Mang kiếp cầm ca lạc loài
Từ biệt thế gian bao điêu linh
Sang chốn lãng quên của thế nhân..."
- Người đồng tính luyến ái và con ve sầu cũng chẳng khác nhau là bao. Khi mặt mũi vẫn còn dễ coi, sức khỏe cường tráng, tiền vẫn sẽ đều đặn chảy vào túi nếu chịu làm việc chăm chỉ và thật tâm, bạn tình kiếm được cũng rất dễ dàng. Nhưng sau cái tuổi tứ tuần, lúc tất cả bắt đầu đình lại và chỉ cần một lần sảy chân, hết thảy sẽ mất sạch. Nó nhanh đến mức mà họ đã quên đi luôn rằng nó đã từng thực sự tồn tại trong quá khứ. Thứ còn quẩn quanh bên cạnh họ là tuổi già và những thành kiến của người đời, chưa kể đến là cách hành xử của đấng sinh thành và người thân khiến họ tưởng mình không phải là con người, mà là thứ nghiệt súc gì đó gớm ghiếc lắm. Người nào cũng biện minh, "Tôi chỉ muốn tốt cho nó thôi mà. Chứ đâu có ngờ..." Tới chừng họ chọn cái chết để được giải thoát khỏi số kiếp bơ vơ giữa dòng đời muôn trùng ngã rẽ, thì những người đó lại sụt sùi, "Sao không chịu ngồi xuống tâm sự với tôi cho nhẹ lòng. Làm gì mà hành động dại dột thế chứ? Người ta bị mắc bệnh nan y còn cố gắng sống, đằng này lại tự hủy hoại bản thân vì chuyện không đáng..." Cái miệng thiên hạ, gió chiều nào ngã nghiêng theo chiều nấy, nhất là những bận họ biết được mình đã gián tiếp gây ra sự khốn cùng cho người khác, nên phải chữa lời để trốn tránh trách nhiệm và hậu quả do những lần để cái miệng "đi chơi xa".
- Nếu cậu muốn tìm hiểu về một người đàn ông đồng tính bản lĩnh, có thể tra cứu từ khóa "Nhà thiết kế thời trang Calvin Trần". Anh ta cũng hay viết truyện về đề tài những người đồng tính, và lấy bút hiệu là Lê Thị để giải khuây sau những giờ phút được ánh đèn hào nhoáng nơi sàn catwalk phủ bóng. - Thanh Nguyệt đưa mắt nhìn An Kỳ, rồi vòng lại trên khuôn mặt của Vệ Minh. - Tôi không còn nhớ ra cái gì nữa đâu. Hai người làm ơn đừng nhìn tôi bằng ánh mắt mong đợi dữ dội như thế này nữa! By the way, cậu nấu ăn ngon lắm, thưa cậu chủ nhà.
Phòng ngủ của Thanh Nguyệt có cửa sổ hướng ra đài phun nước kiểu Tân Cổ điển, ôm lấy từng bậc thang của đài phun nước là những luống hoa cẩm tú cầu tuyệt đẹp, tiếc là mùa có, mùa không, nên không thể thưởng lãm quanh năm được. Ban công phòng ngủ của gã có đặt một vài chậu cây cảnh và rau sạch ăn được để làm kiểng, nơi đó còn đặt một bộ ghế đôi và một bàn xếp nhỏ bằng gỗ rất đẹp. Gã không thích nằm nệm nên Vệ Minh thay bằng bộ sạp gỗ giả cổ. Trong phòng còn có tủ lạnh và lò vi sóng nên gã không cần phải xuống dưới nhà bếp mỗi bận đói bụng hoặc khát nước nửa đêm. Nhìn chung cậu chủ nhà sửa soạn và cắt đặt chỗ cư trú cho gã tốt lắm, không thiếu thứ chi sất.
oOo
Vệ Thanh cùng Cấp Trên đi hát karaoke trên đường Lý Chiêu Hoàng. Mấy tay cận vệ của Cấp Trên đứng gác ở ngoài cửa, không một ai phản đối hay tỏ thái độ khi nghe gã cắt đặt như thế. Nhiều lúc hắn cứ ngỡ đám người này là rô-bốt được lập trình, chứ không phải là nhân loại, nên bao nhiêu Hỷ-Nộ-Ái-Ố của cõi Ta Bà không làm suy chuyển được tâm trạng họ.
Gọi mấy chai rượu đắt tiền và ít món mồi nhắm sang cả xong, Cấp Trên giành quyền hát trước. Bài hát mà gã chọn mang tên "Hãy ngước mặt nhìn đời" do nhạc sĩ Lê Hựu Hà sáng tác, người hát chính là ca sĩ Elvis Phương, ban nhạc mà bác góp giọng mang tên Phượng Hoàng band.
"... Cười lên đi em ơi
Cười để giấu những dòng lệ rơi
Hãy ngước mặt nhìn đời . Cop qua cop lại, ????????ở lại ????????a????g chí????h ﹢ ????????uⅿ ????????uye????.VN ﹢
Nhìn đổi thay ta vang tiếng cười..."
Giọng hát của Cấp Trên tràn ngập sự chua chát và đắng cay, có lẽ bài hát đã nói lên con người thật của gã. Cười chẳng giải quyết khó khăn gì được sất, chỉ có tiền và quyền lực mà thôi. Mà để có được hai thứ đó, gã phải thế chấp bằng mạng sống của người khác.
"... Ta chỉ cần một người cùng với ta đợi chết mỗi ngày
Rồi hóa thân trong loài hoa dại
Để muôn đời không biết đớn đau..."
- Nhạc sĩ Lê Hựu Hà chỉ sáng tác trên dưới năm mươi bài, nhưng bài nào cũng là một tuyệt tác. Có người sáng tác cả vạn bài, nhưng rác vẫn hoàn rác. - Vệ Thanh gắp một đũa gỏi sứa chua cay lên ăn. Rồi xuýt xoa mấy tiếng vì độ cay của nó cao hơn mình tưởng. Nhưng vị thì miễn chê.
- Nhạc ca tụng theo đơn đặt hàng thì không rác mới là lạ. - Cấp Trên rít một hơi xì-gà. - Có một ông nhạc sĩ mê cô gái tên Hà Tiên đến nỗi đã sáng tác ra ca khúc "Nàng Hà Tiên". Người đời sau lại lầm tưởng là ông ta viết về sự tích vùng đất Hà Tiên. Tới chừng đọc qua hoàn cảnh sáng tác mới biết không phải. Ca khúc này chỉ có mỗi ca sĩ Anh Khoa góp lời, thật lạ là không thấy ai hát khác.
Cấp Trên có vẻ đã cởi bỏ được những gánh nặng mà bản thân hằng mang trên người bấy lâu, nên tâm trạng đã tốt hơn rất nhiều. Gã xé một miếng khô nai, rồi cho vào miệng nhai, nhai một cách ngon lành đến nỗi khiến cho người nhìn thấy phải thèm thuồng. Không hiểu sao, nhìn hình ảnh ấy, Vệ Thanh cảm thấy gã chỉ là một đứa trẻ cô độc khoác trên mình chiếc long bào quá khổ, một vị vua không ngai của chốn hoang tinh lạnh lẽo.
Nhạc dạo của ca khúc "Đã cho em biết yêu lần nữa" theo tông giọng của ca sĩ Thu Thủy vang lên, khiến cả hai đều rơi vào tư thế ngớ người nhìn nhau.
- Một cô ca sĩ thuộc thị trường nhạc teen trước đây... Để tôi đổi bài khác...
- Hát thử coi sao. Tên của ca khúc nghe hợp với đôi mình quá đấy. - Cấp Trên thoáng ngạc nhiên khi thấy Vệ Thanh không nổi xung như mọi khi. Hắn trầm mặc nhìn cái micro, rồi khe khẽ hát.
"Đã đến lúc hiểu được rằng... chuyện tình yêu của tôi
Phải làm sao để nói cho anh nghe?
Những gì làm em thao thức
Cứ khi chợp mắt lại nụ cười nồng nàn ngày nào hiện ra..."
Cấp Trên hơi khép mắt. Trong đầu gã chợt hiện lên một đoạn ký ức không rõ không-thời gian. Gã thấy mình đương túm ngực áo Vệ Thanh. Rồi ấn hắn xuống thành lan can hăng hăng mùi rỉ sét. Đoạn ấn đầu gối vào giữa hai chân hắn. Kế đấy...
"Đoàng."
- Loa có vấn đề... Anh ngủ rồi hả? - Vệ Thanh đang quỳ dưới sàn nhà xem xét chiếc loa thùng. Tiếng súng nổ ban nãy hóa ra là nhạc đệm trong một phân cảnh của MV ca nhạc. Khẩu súng giắt ở bên hông của gã lặng lẽ trở về chỗ cũ...
oOo
Hác Đăng Khánh chợt nhớ đến người bạn đã nhảy lầu tự tử năm mình mới trở về nước sau những ngày tháng du học bên xứ người dài đằng đẵng. Anh ta là một người đồng tính luyến ái, mắc bệnh trầm cảm từ khi mới mười bảy tuổi do bị khủng hoảng tinh thần.
Đứng tại nơi mà anh bạn thân đã giã biệt cõi đời đen bạc, Hác Đăng Khánh chợt nghe bên tai vang lên ca khúc "Hãy nhìn xuống chân" do nhạc sĩ Lê Hựu Hà sáng tác.
"... Hãy nhìn xuống chân biết bao nhiêu người ngã gục
Chết để chúng ta thêm lợi danh..."
Giọng ca Elvis Phương vẫn vang lên bên tai Hác Đăng Khánh. Chú bước gần hơn tới mép sân thượng, bên dưới là khu vực để bể nước sạch và hệ thống máy bơm. Rồi bất thình lình, chú ngồi thõng chân xuống, hai tay vịn vào gờ tường rêu phong làm điểm tựa. Trong ánh ban mai của một ngày xuân mới đến, chú ngồi ngắm nhìn các vì sao khuất dần dưới những tia sáng ấm áp của vầng thái dương rực rỡ. Lát nữa lại phải tiếp đón sứ đoàn ngoại quốc để thương thảo về các vấn đề an ninh Quốc gia nói riêng và an ninh trong khu vực nói chung, cùng với việc trao đổi về chuyện xuất-nhập khẩu các mặt hàng nông sản giữa hai nước.
"... Hãy nhìn xuống chân để thấy thua loài côn trùng
Suốt đời chẳng bon chen nhọc thân..."
- Tổng thống!
- Tôi không định nhảy xuống dưới luôn đâu...
Thư ký của Hác Đăng Khánh là một nàng Lesbian trầm mặc như cây bách, cây tùng trong rừng sâu. Dáng người chị dong dỏng cao, khuôn mặt góc cạnh, mái tóc tém đen nhánh và cánh môi dưới của khuôn miệng chẻ sâu như dao khắc; đó là những đặc điểm nổi bật và đáng nhớ nhất về chị. Chị thường chọn âu phục khi đến sở làm, phần lớn là những tông màu lạnh hoặc trầm như trắng, đen, ghi, xám, bạc; lạ một điều là chưa bao giờ chị thắt cà-vạt, có thể là chị không muốn vướng víu hoặc giả là chị không thích đeo nó.
- Cần người tâm sự không?
- Rất cần, miễn là Jacqueline* không cảm thấy phiền hà.
Jacqueline ngồi xuống với tư thế hệt như Hác Đăng Khánh. Hai người im lặng chờ vầng dương ló dạng sau lớp thảm bông xốp mềm, xam xám.
- Tiếc là tôi không thể mời chú một chút rượu cognac. Nếu công việc của đôi mình cho phép, ắt hẳn buổi trò chuyện sẽ thi vị hơn nhiều.
- Sau khi tôi rời khỏi cái ghế này, tôi sẽ mời Jacqueline đi nhậu một bữa nhé? - Hác Đăng Khánh vừa nhoẻn miệng cười, vừa ngỏ lời mời. Chợt cô thư ký phát hiện trên trán ông chú có thêm vài nếp nhăn thật mảnh.
- Rất sẵn lòng.
Hác Đăng Khánh vẽ lên không khí hình một con hươu cao cổ, rồi chầm chậm khai màn:
- Nếu như ta hâm mộ một người dựa trên sự truyền miệng từ đại chúng thì niềm tin ấy sẽ hết sức mong manh. Bởi ta chẳng có gì xác đáng trong tay là người ấy có sống đúng như những gì được lưu truyền không, hay đó chỉ là một sản phẩm của truyền thông được tạo ra nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi cho một nhóm người. Đức Phật đã từng nói rằng: "Con không được tin những gì mà thầy mình nói. Con không được tin những gì mà người con ngưỡng vọng hay có quyền uy trong xã hội nói. Con không được tin những gì do đa số hoặc thiểu sổ nói. Con không được tin những gì mà được ghi chép trong kinh điển hay sách vở. Con không được tin những gì đã và đang lưu truyền trong dân gian. Và con cũng không được tin những gì mà lập trường hay định kiến của nó phù hợp với tư tưởng của con. Con chỉ nên tin vào những gì con đã thực hành, chứng nghiệm, trải qua và đã thành công; có như thế con mới không bị lầm lạc mà đi theo ý muốn và sự dẫn dắt của bất cứ ai." Nếu Jacqueline muốn tìm hiểu thêm, có thể tìm đọc kinh Kalama Sutta trong Tăng chi bộ Kinh, những gì tôi nói chỉ dựa theo trí nhớ nên đôi chỗ không hề chính xác, đọc trực tiếp rồi tự nghiệm ra vẫn tốt hơn.
- Vậy thì Luân hồi và Quả-Báo thì sao?
- Bởi vì một số người đã chứng nghiệm, trải qua nên họ mới có niềm tin mãnh liệt vào Đấng Thế Tôn và Đức Chúa Trời. Còn về niềm tin đối với người nổi tiếng hoặc các chính trị gia, thôi để tôi tin đứa trẻ mới biết đi không biết ăn vụng và bỏ mứa còn hơn. - Hác Đăng Khánh mỉm miệng cười. - Quả-Báo là một thứ hiện tiền ngay trước mắt. Lấy một ví dụ rất đơn giản: Nếu Jack vứt đồ đạc lung tung thì khi cần sẽ phải lật cả căn nhà lên mới tìm thấy được.
Jacqueline là một con người vô thần. Đức tin với chị xa xôi như đường chân trời trên bờ biển mỗi độ hoàng hôn khỏa lấp không gian. Nó mỏng manh là vậy. Nó không thực là vậy. Nhưng chị tin, hầu hết ai cũng sẽ một lần trải qua cảm giác chứng nghiệm ấy, và khi ta kể ra, mọi người sẽ cười nhạo là ta điên rồi, ta tâm thần rồi. Song chị tin nó mầu nhiệm đến mức, ta chấp nhận bị gán cái danh "không bình thường" để một lần được chiêm ngưỡng sự huyền nhiệm của nó.
- Một con người sống không có lý tưởng, Yêu - Ghét ai toàn dựa trên nhận xét và quan điểm của người khác thì suốt cuộc đời họ cũng mãi là con rối mặc cho người khác điều khiển. Tôi không sợ những kẻ ghét, hay thậm chí là căm thù tôi ra mặt, tôi chỉ sợ những con người ba phải, gió chiều nào xuôi theo chiều nấy, những kẻ đó là những thành phần chuyên đâm sau lưng người khác và có thể phản trắc bất cứ lúc nào nhưng miệng vẫn luôn tơn hớt "Nhân danh Chính nghĩa". - Hác Đăng Khánh mến mộ Cấp Trên ở một điểm là ai nói xấu về mình đều bị gã phớt lờ sất, bởi gã cho rằng, nghe chó sủa làm chi cho bẩn lỗ tai!
Mặt trời đã thoát khỏi sự giam hãm của đám mây xám xịt. Ánh sáng của nó khiến đôi mắt của hai người bị lòa. Jacqueline và Hác Đăng Khánh vừa lấy tay che nắng, vừa quay sang nhìn nhau cười xòa. Đoạn ra hiệu cho nhau hãy trở về với hiện thực tàn khốc mà bản thân đang nếm trải, bằng cách rời khỏi nơi đây và quay trở lại dinh Đại Việt làm việc tiếp...
oOo
Đám nhóc nhà An Kỳ tham gia giải đá banh do các trường thuộc cấp Tiểu học trong thành phố tổ chức. Vệ Khương vì ngoại hình quá béo ú nên không được chọn, tuy thế bé con không hề buồn phiền, vì ngồi ăn bắp rang bơ và uống nước ngọt với chú Kỳ vẫn thích hơn là chạy suốt trên sân.
Bên ngoài con đường dẫn ra bãi đậu xe là một cái vỉa hè uốn lượn theo vòng cung của con lộ, nơi đấy là địa điểm bán hàng rong của nhiều gia đình tứ xứ; những quán hàng bình dân ấy luôn đông đúc khách hàng có cùng mức sống với họ, ăn một miếng, nói một tiếng, bao nhiêu thăng trầm của kiếp người chầm chậm được trút ra trên bàn ăn thông qua những câu nói rời rạc, có đầu mà chẳng có đuôi, ắt hẳn cái đoạn kết chỉ đến khi nào họ đã nhắm mắt lìa đời.
Cha con anh cũng không ngoại lệ. Sau khi ghé mua mấy ly nước sâm dứa sữa thơm ngọt, An Kỳ dắt sắp nhỏ tới một quầy thịt nướng mới mở đặng ăn lót dạ. Đội banh của hai con trai anh thua đậm, nhưng chúng không lấy gì làm buồn, anh cũng không hiểu sao nữa, chỉ biết thầm mừng vì sắp nhỏ không khóc nháo và gào thét ăn vạ như trong tưởng tượng. Có lẽ là sắp nhỏ cho rằng, đá banh chỉ là một môn thể thao giải trí thuần túy...
- Con nít không nên ăn nhiều đồ nướng. Mỗi đứa tối đa ba xâu thôi. - Ông bác bán hàng từ chối khi nghe An Kỳ nói mua cho mỗi đứa năm xâu.
Lâu thật lâu anh mới gặp được một người bán hàng lạ kỳ như thế. Nhưng nhờ có người này người kia mà cuộc sống mới muôn màu muôn vẻ. Dù rằng không phải lúc nào cũng vui.
Vệ Khương và hai anh em họ An tự giác đi lấy ghế ngồi; vừa làm vừa kể cho nhau nghe những tình tiết thú vị trong phim hoạt hình mà mỗi tối chúng hay xem sau giờ ăn cơm. Ông bác ngắm nghía đàn con thơ của người đàn ông trung niên xa lạ một đỗi, bỗng buột miệng nói:
- Cậu...
- Dạ?
- Giữ cho chắc đấy, đừng để vụt mất... - Ông ấy chợt bỏ ngang câu nói, đoạn bật ca khúc "Vì sao không nói" do ca sĩ Nguyễn Thắng trình bày để bày tỏ đoạn tâm tư đã bị mình cố gắng vùi chôn bấy lâu.
"... Mãi không quên được phút đầu khi thấy em bước trong chiều vắng
Mất em khi chiều nắng tàn
Tình đôi ta chỉ trong giấc mơ..."
Người thương của ông đã tự sát trong một chiều xuân lác đác mưa, sau khi có kẻ đùa ác gửi tấm hình chụp ông trong đám cưới của anh bạn thân cho em ấy xem. Hôm ấy ông làm phù rể, tuy không muốn nhưng cũng phải chụp vài pose riêng với cô dâu. Rồi vì cái sự hiểu lầm oan nghiệt ấy mà một con người đang bị trầm cảm nặng đã chọn cách tự sát để được sống mãi trong cơn mộng mị hạnh phúc của mình, một nơi không có sự kỳ thị hay áp lực từ phía người thân và những cái nhìn thông cảm đầy thương hại giả tạo của xã hội thời đó.
Đau đớn thay khi kẻ đùa ác ấy lại chính là em trai ông, do cậu ta không thể nào chịu đựng nổi khi chứng kiến ba mình lên cơn tăng xông mấy lần vì mối tình đồng giới của anh trai, nên đã dại dột bày kế chia loan sẻ thúy để bảo vệ mạng sống cho đấng sinh thành. Giữa bên Tình, bên Hiếu, ông chẳng thể nào vẹn toàn, để rồi thứ mà ông nhận lãnh sau những lần do dự là cái chết của người thương và nỗi ân hận khôn nguôi của em trai.
Hác Đăng Khánh đã ban hành các đạo luật bảo đảm quyền lợi hôn nhân và các vấn đề pháp lý liên quan đến con cái, tài sản, thừa kế,... cho các cặp vợ chồng đồng giới nhằm hỗ trợ đời sống của họ được tốt và minh bạch hơn. Nhiều người hay cho rằng xã hội không còn thành kiến và kỳ thị là may phúc lắm rồi, sao còn phải đòi hỏi luật này lệ kia? Nhưng chỉ khi họ rơi vào chính trường hợp đó, họ mới hiểu được sự cần thiết của các đạo luật về LBGT+. Con người vốn dĩ rất dễ phán xét những thứ mà họ không vừa mắt, nhưng chẳng bao giờ có thể tự đánh giá mình một cách chính xác, khách quan và công bằng.
Cho nên, tuy rằng hiện giờ số lượng người ghét Hác Đăng Khánh có thể nhiều bằng mật độ dân cư ở Singapore, nhưng vì sự nghĩa khí và biết trọng lời hứa với người đã khuất của anh ta, mà ông sẵn sàng đứng ra hỗ trợ về mặt tuyên truyền để bảo vệ chức vụ tổng thống của anh ta vào nhiệm kỳ tới.
Hàng ngày ông dọn hàng ra bán trên con đường mà thuở nhỏ hai người sánh vai nhau đi học. Hai hàng me bên đường đã cao thêm được gần chục mét, thân của mỗi cây phải cần đến hai vòng tay của người trưởng thành mới ôm xuể. Vật đổi sao dời. Người thương năm cũ giờ chỉ còn là những mẩu xương vụn, hoặc phôi pha hơn, là cát bụi.
"... Em đang nằm lặng im trong chiếc quan tài buồn như còn ngủ mê
Và em ơi trong tim anh đang còn xót xa
Lần sau cuối anh mong em hãy về đây!"
Giọng hát của Nguyễn Thắng đầy nét lãng tử và thi vị, góp phần làm cho ca khúc "Mãi không trở về" trở nên tang thương và sầu muộn hơn.
Ông bác kiểm lại mấy xâu thịt nướng trên bếp, rồi nhẩm tính thời gian bán hết. Chắc chừng trước bảy giờ tối là sẽ bán xong. Hôm nay bệnh già lại tái phát, khiến đôi chân già nua của ông cố gắng lắm mới đứng lên được. Đã có người từng hứa sẽ giúp ông bôi thuốc và đấm bóp khi tuổi Trời gần cạn, thế mà nay... "Tóc em chưa úa nắng hè", bài hát ấy ông thường nghe qua giọng ca của Anh Khoa.
Tóc em chưa úa nắng hè,
Mà sao lại nỡ bỏ rời tôi đi?
Tóc em nhuộm thắm nắng xuân
Hay màu huyết dụ đượm buồn tim tôi?
Gió xuân đưa tiễn em đi
Em về miên viễn hay là trời cao
Vĩnh hằng hay cõi Hư vô?
Chỗ nào thì cũng chia lìa đôi ta
Thôi đành xin hẹn kiếp sau
Tôi và em sẽ hóa thành hải âu
Rời xa đất bạc lòng người
Đến vùng biển rộng tràn đầy Tự Do.
Sống đời hạnh phúc vô lo
Mãi không ngăn trở, mãi không chia lìa
An Kỳ biết rất rõ một điều, người thương của anh rất khùng và cố chấp. Vì những dòng tán gẫu vu vơ trên website, cậu dám dùng cái chết để minh chứng cho tình yêu của mình là vĩnh hằng. Và cũng vì một khúc ca ngập ngụa hơi men mà anh gửi qua, cậu lại tự thắp lên một mồi lửa nhen lại chiếc lồng đèn trong tim đã tắt do cơn bạo bệnh tước đoạt đi.
Điện thoại của anh đổ chuông. Người thương của anh chắc thấy cha con anh đi lâu quá chưa về nên nóng ruột gọi điện hỏi thăm.
- Biết Boo mỡ ú lắm rồi không? Sao lại nỡ giấu tôi mua bắp rang bơ và nước ngọt có ga cho nó hả? - Tờ hóa đơn mà An Kỳ chưa kịp "phi tang" hiện đang nằm trong tay vợ cưng. - Rồi các người lén tôi đi ăn ở đâu nữa vậy? Sắp tới giờ cơm rồi mà...
Một loạt tiếng "Rồi" của Vệ Minh cứ thế nã thẳng vào màng nhĩ An Kỳ. Anh biết người thương chăm bẵm anh và sắp nhỏ vô cùng kỹ lưỡng, ̣đặc biệt là cậu sợ căn bệnh gout, tiểu đường, đái tháo đường đến mức nêm nếm thức ăn hết sức cẩn thận, các nguyên liệu được chọn lọc rất khắt khe và chu đáo. Nói tóm lại, cậu là một "người vợ" hoàn mỹ và hiếm có khó tìm. Chỉ có mỗi một điều là hễ mà giận lên thì sẽ nói như chưa bao giờ được nói.
- Hây... Bác lấy cho con thêm một chục xâu thịt nướng nữa đi.
- Cậu nhà giận lẫy hả?
- Dạ...
Ông dùng kẹp trở mấy xâu thịt nướng thơm phức. Tuy mùi thơm nức mũi, nhưng phần thịt bên trong vẫn chưa chín đều, phải nướng thêm một chút nữa mới ngon. Rồi ông phết thêm nước sốt cay đượm hương saté lên mấy xâu thịt nướng. Đoạn bảo:
- Cậu nhà bao nhiêu tuổi?
- Dạ, qua Tết là hai mươi chín.
- Vậy thì cậu còn phải chiều chuộng dài dài... Tuổi chín chắn nhất là ba mươi lăm. Trước đó... vẫn còn trẻ con lắm. Tính mua thịt nướng về dỗ à?
- Dạ...
- Mua thêm hoa đi cậu... Hoa hồng ấy. Cách đây chừng hai trăm mét đi về phía Bắc có một cửa hàng bán hoa tươi với giá rất phải chăng. Lại đó mua một bó hoa thật đẹp về dỗ dành là thượng sách. - Ông tủm tỉm cười, như thể đang hồi tưởng lại quãng thời gian tươi đẹp của mình và người thương khuất núi. An Kỳ dường như đã hiểu ra, nên nụ cười trên môi không còn rạng rỡ, anh sợ rằng một mai hai người cũng sẽ...
Ở trạm xe buýt bên kia đường, bóng dáng một người thanh niên mặc trang phục theo kiểu thập niên Chín mươi như ẩn như hiện...
oOo
Chú thích:
1/ Tên tựa chương này được đặt theo nhạc phẩm "Lạc mất mùa xuân" do nhạc sĩ Lữ Liên viết lời Việt từ ca khúc Pháp "Le géant de papier". Người trình bày hay nhất theo thiển ý của mình là ca sĩ Tuấn Ngọc và ca sĩ Anh Tú.
2/ Viết dựa theo ý trong sách "Sự tích Đức Phật Thích Ca" do nhà xuất bản Văn Học phát hành. Người chắp bút cho quyển sách là cư sĩ Minh Thiện - Trần Hữu Danh.
3/ Jacqueline có nghĩa là "Nữ tính".
Hồ mỗ có điều muốn nói:
Trên đời dưới thế có một ca khúc mà mỗi khi buồn mình thường hay nghe, đó là "Cây nữ tu" của nhóm Đại Lâm Linh. Đây là phần trình diễn rất đáng được xếp vào "Thảm họa Âm nhạc cấp Vũ trụ". Mặc dù bài thơ được một chị trong nhóm sáng tác rất hay, nhưng khi phổ nhạc thì...
Sẵn có con dao bấm, Trần Bảo Sơn bèn cắt mấy trái đã chín muồi xuống rồi xẻ ra mời mỗi người. Thao tác sử dụng dao của anh ta bị từng người trong nhóm điều tra viên để ý kỹ đến từng li từng tí.
Tuy đã nhiều lần nếm các loại đồ uống chế biến từ loại trái cây nhiệt đới này, nhưng đây là lần đầu tiên mà Tào Việt Bân được ăn trực tiếp. Vị ngọt thanh xen lẫn chút thơm mát đọng lại nơi đầu lưỡi, khiến cơn khát và cái mệt do nắng gắt miền nhiệt đới gây ra bỗng tiêu tan mất từ lúc nào không hay.
"Rè..."
- Anh nghĩ sao về tấm ảnh này? - Mạnh Cường đưa tấm ảnh lưu trong điện thoại cho Trần Bảo Sơn xem, trong lúc anh ta đang xối nước rửa lưỡi dao bấm.
- Họ lạy thầy của họ thì sao lại cho rằng đó là hình ảnh phản cảm? - Nụ cười trên môi Trần Bảo Sơn nhạt nhòa đến mức tất cả đều hiểu rằng anh ta đang không vui. - Đảnh lễ với trưởng bối, với người cưu mang mình, với đấng sinh thành, với Đức Thầy, với các bậc Chư Thiên và các bậc Giác Ngộ là một chuyện hết sức bình thường đối với Phật giáo. Việc lấy tấm hình này để vu vạ rằng người này muốn tự xưng mình là Bồ-Tát sống thì thật là lầm lạc. Sở dĩ con người mãi đau khổ là vì thích đi bới lông tìm vết và "chụp mũ" kẻ mình không ưa, hơn là thay đổi nết xấu trong thân tâm mình. Dần dà, người mà họ thân cận không phải là Đấng Thế Tôn, mà là Đề Bà Đạt Đa.
Con dao bấm được gấp lại, rồi bỏ trong túi áo len giữ ấm mà Trần Bảo Sơn đang mặc. Dáng vẻ hiền từ của anh ta lập tức quay trở lại, khiến họ liên tưởng đến câu "Buông hạ đồ đao, lập địa thành Phật".
- Kinh điển mà Đấng Thế Tôn để lại chưa chắc gì đã nguyên vẹn như hồi trước. Một số kẻ đội lốt tu hành đã chỉnh sửa lại kinh điển với mục đích trục lợi cho bản thân, nên bây giờ.... - Trần Bảo Sơn nhắm nghiền mắt, quán tưởng lại tuệ giác để không khiến bản thân rơi vào bẫy sân hận của Ma Ba Tuần. - Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.
- Tôi hiểu ý của anh mà. - Mạnh Cường nhớ những bài thuyết giảng "trật đường rày xe tăng" của một số vị chức sắc bên đạo. Hắn thực sự không hiểu họ có biết câu "Vẽ rắn thêm chân thêm rắc rối" không? Và những gì mà họ nói hoàn toàn đi ngược lại với tinh thần và di ngôn của Đấng Thế Tôn.
- Hồi tôn giả Ananda khoảng một trăm hai mươi tuổi, trong một ngày nhàn rỗi, ông ấy đã thực hiện một chuyến du sơn ngoạn thủy bằng cách tản bộ. Đi đến một nơi, ông thấy hai vị Tỳ Kheo là đồ đệ của mình đang giảng giải kinh sách cho nhau nghe, một trong hai người nói sai một bài kệ, thấy thế ông mới bước tới mà chỉnh lại và thuyết giảng thêm cho họ hiểu. Không những không mang ơn, sau khi ông vừa quay lưng rời đi chưa được mấy mươi bước, người Tỳ Kheo được góp ý đã nói với đạo hữu là ông già quá nên lẩm cẩm thành thử nhớ nhầm, chứ bản thân không hề sai. Than ôi! Thời Bậc Giác Ngộ còn tại thế mà họ còn vì cái Ngã Mạn mà nảy sinh lòng dèm pha và công kích thầy mình, thì thời Mạt Pháp này còn khủng khiếp thế nào nữa?
- Còn có chuyện gì khiến anh nhọc lòng nữa không? - Viên Thùy chợt xen vào. Và giọng nói của anh mang âm hưởng của cái rét nàng Bân.
- Nếu họ đi kiếm tiền để trang trải cuộc sống thì chê họ tu sao mà còn "Tham - Sân - Si", còn nếu họ được Mạnh Thường Quân và Phật Tử giúp đỡ về mặt vật chất và tài chính thì lại nói là họ lười lao động, ăn bám xã hội và tìm cách trốn nghĩa vụ. Một khi họ đã không thích anh, lẫn không tin kính vào tôn giáo mà anh ngưỡng vọng, họ luôn có cách để nói xấu anh theo chiều hướng có lợi nhất cho họ... Này, hái mấy trái về ăn lấy thảo đi các anh. - Trần Bảo Sơn chỉ tay vào một bụi thanh long trái đeo đầy cành.
- Thanh long bây giờ mọc quanh năm hỷ? - Mạnh Cường muốn đem một ít thứ trái cây miền nhiệt đới ngọt lành về tặng bác Hai. Bác trai nhà hắn vẫn còn đương nằm liệt giường trong phòng bệnh, không biết cái Tết năm nay ông liệu có thể gượng dậy mà làm vài ve với họ hàng, hay là... lại đi theo đứa con trai chết yểu?
- Ừ, nhờ thế mà cuộc sống của bọn tôi cũng không tới nổi quá vất vả và thiếu thốn. - Rồi đi xăm xăm tới cuối con đường, nơi đó có một nhà kho để nông cụ, diện tích chắc chừng mười mét vuông.
- Không phiền nếu để bọn tôi xem xét một chút chứ? - Viên Thùy chạy tới níu áo Trần Bảo Sơn. Thân nhiệt của anh ta ở mức bình thường.
- Tôi phát hiện bị mất một số nông cụ... À, hóa ra là cậu Bình đã sử dụng nó cho mục đích giết người sao? - Trần Bảo Sơn nhớ tới việc anh và các bạn đồng môn đã in logo của vườn trái cây và đánh số thứ tự lên các nông cụ để phòng tránh trường hợp bị lấy cắp mà không hay biết.
- Ping go! - Kha Ngạn vỗ tay khen ngợi thật lòng. Lòng vòng mãi rồi cũng về được tới đích.
Trần Bảo Sơn bị Mạnh Cường đưa đi chỗ khác để thẩm vấn. Địa điểm là khu vườn trồng xoài cát Hòa Lộc, chỉ cách đây ước chừng vài trăm bước. Có vài người làm công đang bón phân cho cây con và tỉa những cành nhánh dễ gãy của cây già; vừa làm họ vừa trò chuyện rôm rả, như thể muốn quên đi nỗi cơ cực của kiếp bán sức nuôi thân vậy. Cũng còn may cho họ là nhóm người Trần Bảo Sơn không thúc ép hay cằn nhằn cử nhử, chỉ xin họ làm sao để bảo đảm an toàn cho đám trẻ mồ côi lúc chúng chạy nhảy dưới những tán cây này.
Trần Bảo Sơn xin phép được mở khúc ca "Chú Đại Bi" trước khi thẩm vấn. Mạnh Cường hiểu là anh ta đang muốn khống chế ngọn lửa Hỷ-Nộ trong lòng mình.
- "Cứu vật, vật trả ơn. Cứu nhân, nhân trả oán." Anh...
- Tôi đồ rằng, anh cũng là một người Phật Tử như tôi... - Trần Bảo Sơn thấy cái gật đầu rất khẽ của Mạnh Cường, mới đi sâu vào câu chuyện của mình. - Chúng ta đều tin vào Luân Hồi - Quả Báo và hai chữ Duyên - Nghiệp.
- Thì sao?
- Vào thời Đức Phật còn tại thế, có một vị tôn giả được mệnh danh là "Thần thông đệ Nhất", mang tên Mục Kiền Liên. Hôm ấy do một cơ sự mà ông ấy có mặt tại một ngôi làng có nếp sống rất yên vui và hạnh phúc. Thật không may, ông ấy đã thấy được rằng họ sẽ bị quân binh nước láng giềng thảm sát sau mấy tiếng nữa. Nên ông ấy mới biến nhỏ tất cả người dân trong làng lại, rồi đem họ "để" vào trong y bát và bay đến nơi an toàn...*
Chuyện này Mạnh Cường chưa từng nghe qua nên hết sức tò mò với những diễn biến tiếp theo.
- Đến khi tới nơi ấy, tôn giả Mục Kiền Liên bèn mở y bát ra. Nhưng bên trong chỉ toàn là máu tươi tanh tưởi! Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giải thích rằng, đấy là vì nghiệp ác kiếp trước của họ quá năng, ngay cả thần thông của một bậc A La Hán là Mục Kiền Liên đây cũng không thể che chở cho họ thoát khỏi kiếp nạn lần này. Và chuyện lần đó, dẫu đã khai ngộ cho tôn giả hiểu thêm về quy luật Luân Hồi - Quả Báo, nhưng cũng đã khiến ông ấy rất buồn vì thần thông của mình vẫn không thể nào cứu lấy con người thoát khỏi quả báo bởi việc ác mà họ gây ra. Nói ngắn gọn dễ hiểu, giống như việc anh thích ăn đồ ngọt nhưng lại lười đánh răng vậy, trước hay sau, sớm hay muộn thì sâu răng cũng sẽ tới thôi, chẳng có Trời Phật nào cứu được cái hàm răng của anh hết, bởi anh đã gieo cái nhân "Lười", thì phải gặt cái quả "Sún" thôi.
Mạnh Cường nhìn người thanh niên có đôi mắt phượng u buồn như mặt biển ngày mưa ấy, chợt liên tưởng đến một loài chim biển thường nương mình nơi vách đá cheo leo lánh đời.
- Câu chuyện thứ Hai: Có một ngôi làng rất ghét Phật giáo nên hễ ai tới khất thực đều bị cả làng xúm lại đánh đập và mắng nhiếc tàn nhẫn, ngay cả lời nói của Đấng Thế Tôn cũng không làm suy chuyển được tâm tính hung hãn của họ. Nhưng riêng tôn giả Mục Kiền Liên thì lại vô cùng dễ dàng. Hóa ra là bởi kiếp trước dân làng là bầy ong, nên khi được chuyển sinh làm người vẫn mang tâm tính thích đâm chọt, hung tợn, nhưng lại rất mực đoàn kết và yêu thương nhau. Còn tôn giả ở kiếp trước là một người qua đường không hề quản đến khó khăn và nguy hiểm mà lội xuống dòng nước đang chảy xiết để vớt tổ ong lên, cứu thoát chúng khỏi cái chết trong gang tấc. Chính nhờ cái ơn cứu mạng ấy mà kiếp này vừa trông thấy ông, họ liền niềm nở và hoan hỷ như được gặp lại người thân thất lạc, lời của ông nói ra họ đều nhất nhất nghe theo, và không có ai nỡ cự lại khi ông trách cứ họ một cách thẳng thừng. Xin nói thêm, trái ngược với tâm tính mềm mỏng và không thích làm người khác đau lòng của tôn giả Ananda, tôn giả Mục Kiền Liên hết sức thẳng tính, sai đâu nói đó, không màu mè hoa lá hẹ, cũng không hề sợ đối phương ghét bỏ rồi dẫn tới chuyện nảy sinh tư thù.
Không cần Trần Bảo Sơn nói thêm nữa, Mạnh Cường cũng đã hiểu được tâm tư của anh ta. Hai người trầm mặc lắng nghe tiếng hót véo von trên những nhành cây xoài cát Hòa Lộc của loài chào mào đầu đỏ. Vua Trần Nhân Tông đã từng vịnh ra rất nhiều bài thơ có chủ đề liên quan đến chim chóc, cảnh xuân, hoa cỏ, Phật Giáo và Pháp Thiền; tiếc rằng số tác phẩm còn lưu trữ lại không nhiều, nên hậu bối muốn tìm thêm để đọc cũng không có cách nào.
Trở lại với nhóm của bộ ba kia, quả nhiên logo in trên cái liềm mà họ tìm thấy trong chiếc xe bán tải của Mắt Quắc trùng khớp với các nông cụ đương cất ở đây.
- Có phát hiện vết máu nào ở trên trần nhà không? - Viên Thùy cất tiếng hỏi Kha Ngạn. Mắt của anh không còn tốt như hồi xưa, nên nhìn gì cũng thấy không rõ ràng.
- Toàn là mạng nhện, thằn lằn và bụi bặm... - Kha Ngạn nhăn mặt. - Kết quả cũng chẳng khác lần khám xét trong phòng Bành Dinh là bao.
- Tự dưng rước quỷ vào chùa... - Viên Thùy nhếch miệng cười. Nét cười đầy chán chường của anh ta khiến hai người cảm thấy vô cùng ảm đạm.
- Phật hay quỷ gì thì không biết, theo thiển ý của tôi thì nên đưa nhóm người Trần Bảo Sơn lên sở thẩm vấn, chứ đừng vì tấm áo tu mà lơ là đi công tác điều tra và phá án. - Trên tay Tào Việt Bân là một túi nylon đựng gần hai ký thanh long chín mềm, nhìn sơ qua cũng đủ biết ăn vào sẽ rất ngọt và ngon miệng.
- Chỉ cần kiểm tra dấu vân tay và làm một vài bài xét nghiệm thông thường là có thể chứng minh họ trong sạch hay đồng lõa với những kẻ thủ ác. Ừ, cứ như vậy đi.
- Ê! Chơi kỳ nghen cha! Bọn tôi còn sống mà? - Kha Ngạn méo mặt cự lại Viên Thùy. Cậu điều tra viên xứ Đại Hàn không lên tiếng chi sất, ắt hẳn là đã ngầm tán thành với ý kiến của anh bạn đồng nghiệp mới rời nhà thương không bao lâu.
- A!
- Anh đã hiểu lý do tại sao công tố viên họ Huỳnh lại có mặt ở đó rồi à? - Kha Ngạn quay sang hỏi Tào Việt Bân, sau khi nghe thấy tiếng kêu của cậu ta.
- Hóa ra là người mua thận của Bành Dinh. Anh ta sợ mình sẽ bị khởi tố về tội tiếp tay cho băng nhóm buôn lậu nội tạng nên đã tìm cách thương lượng với tay Bình. Nhưng... Vế sau chỉ là ý kiến riêng của tôi thôi, tôi không dám nói bừa khi trong tay không có một mảnh bằng chứng. - Tào Việt Bân phát biểu một cách cẩn trọng và dè chừng. Song không cần cậu nói tiếp, hai người kia đều đã nắm được suy nghĩ của cậu.
Mãi đến hơn nửa tiếng sau, cả nhóm mới thấy Mạnh Cường trở ra cùng Trần Bảo Sơn. Hai người hệt như đang hoạt cảnh lại cho ca khúc "Chưa chiều nào buồn bằng chiều nay", đám điều tra viên bản xứ còn có thể nghe văng vẳng giọng hát sầu bi của đôi song ca Anh Khoa - Thanh Lan quanh quẩn nơi đây.
Tiễn nhóm người do bên điều tra phái xuống tới tận cổng chính, Trần Bảo Sơn mới quay vào trong. Dáng hình anh ta bị bóng râm của những tán cây bồ đề làm nhòe đi. Tiếng bước chân của anh ta hòa lẫn vào làn gió xuân mát rười rượi. Và ở một góc khuất tầm nhìn của họ, tiếng cười giòn tan của đàn con mọn do nhóm người Trần Bảo Sơn nuôi dưỡng vang lên như những nốt nhạc dương cầm được đánh ngẫu hứng.
Đến một ngã tư thưa người, Mạnh Cường bỗng hạ kính xe xuống, để nhìn cho rõ những người đương chờ xe buýt ở trạm. Tổng cộng có năm người, một cặp mẹ con, một cụ già chống baton và hai thanh, thiếu niên trạc tuổi, nhưng hình như hai người không có vẻ quen biết với nhau.
- Muốn ăn kem không? Trời nóng quá đi mất. - Nhìn khuôn mặt trắng như bông sữa của Tào Việt Bân lấm tấm mồ hôi, Mạnh Cường thương tình hỏi thăm.
- Gì? Bật điều hòa mà còn nóng à? - Kha Ngạn liếc nhìn hai người thông qua chiếc kính chiếu hậu.
- Có thể là bị trúng gió nên cảm nắng rồi. - Viên Thùy tội nghiệp cậu trai hàn đới không chịu được khí hậu của miền nhiệt đới cận xích đạo nên hay bị ốm vặt.
- Tôi không sao hết...
Kha Ngạn chợt tắp chiếc xe Ford đương chở họ vào lề đường. Sau khi quan sát cẩn thận, Mạnh Cường mở cửa xe bước xuống, rồi sải bước đến một quán cóc ven đường gần đó, đặng ghé mua mấy bịch nước mía vắt chanh thanh mát cho cả bọn uống giải nhiệt. Hắn còn mua cho mỗi người một phần bánh dày kẹp giò chả ăn lót dạ, vì quãng đường sắp tới hãy còn xa xôi lắm.
Nước mía ngọt thanh giúp tinh thần Tào Việt Bân trở nên tốt hơn một chút. Cậu dè dặt cắn từng miếng bánh dày kẹp giò chả, rồi hút thêm một ngụm nước mía. Sau đó uống đỡ một viên thuốc cảm do Viên Thùy đưa để đỡ mệt.
- Để tôi báo với người gác cổng một tiếng... - Vọng vào bên tai Mạnh Cường là nhạc phẩm "Dù hoa lạc lối" do cố nghệ sĩ Hùng Cường trình bày. Lại thêm một thằng mác-tăng-xít nữa...
- Tôi có được đi chung với các anh không? - Quân khu là những nơi mà người địa phương còn khó lọt vào, huống hồ chi cậu lại là người ngoại quốc, và mang trong mình nghề nghiệp có liên quan đến an ninh Đại Hàn.
- Tôi hỏi rồi, chuẩn tướng biểu được. - Kha Ngạn nói đoạn, há miệng lủm nốt miếng bánh dày kẹp giò chả ngon tuyệt.
Chiếc xe Ford chở bọn họ băng qua một cánh rừng cao su trăm tuổi. Từng tốp công nhân đang cạo mủ cao su, logo in trên lưng áo họ là một hãng sản xuất vỏ xe quốc doanh nổi tiếng trong và ngoài nước ở phân khúc bình dân.
Đến đây thì phải cuốc bộ tới trạm kiểm lâm để chờ người của quân khu chở đi, chứ không được sử dụng xe cá nhân, vì nhằm ngăn chặn trường hợp cài bom khủng bố. Người gác rừng là mấy cậu sĩ quan Lục quân trẻ măng cao trên mét bảy, da dẻ đen nhẻm như hòn than, thân hình cường tráng đầy mạnh mẽ. Gặp mặt nhóm họ, ai nấy đều tay bắt mặt mừng, cười nói rộn ràng. Hỏi tới quê quán từng người mới hay có hai người là đồng hương với Viên Thùy, một người ở cùng miệt với Kha Ngạn và Mạnh Cường. Mạnh Cường gửi biếu mấy cậu sĩ quan vài túi bánh dày kẹp giò chả ăn lấy thảo; cả bọn mừng rỡ cảm ơn rối rít.
"Ting... Ting... Ting..."
Chiếc xe Jeep quân sự đưa bộ tứ đến một quân khu của đám Lục quân do một ông già hồi xuân cầm đầu. Tuy tuổi đời đã quá ngũ tuần, nhưng ông hãy còn phong độ lắm. Chửi lộn thì không ai sánh bằng. Nhưng nhờ tánh khí khùng khùng vậy nên đám con cháu lính lác dưới trướng mới dễ sống.
Đám lính trẻ đương nghêu ngao hát nhạc phẩm "Thư xuân trên rừng cao" do nhóm nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân sáng tác và người trình bày hay nhất là bác Duy Khánh:
"Mời anh, mời chị mùa xuân lên đây thăm tôi
Nơi xa xôi khuất nẻo thưa người
Núi rừng mịt mờ sương
Mời em một lần
Rời xa nơi đang yên vui
Lên đây thăm lính ở trên rừng
Để cùng ngọt bùi sớt chia..."
- Ê tụi bây... Có nhỏ nào ăn mặc như tomboy đến thăm mình kìa? - Cậu trai đeo kính viễn mừng rỡ réo đồng bọn.
- Mẹ! Mày ăn nhầm cú có gai thì sưng...
Tào Việt Bân cứ ngỡ bầy khỉ ở Thủy Liêm động đã chuyển địa bàn xuống đây hết rồi.
- Tụi nó không phải linh trưởng đâu. Con người đó cậu. Tại đóng quân trên rừng riết nên nhìn hơi "dị dạng" chút. - Viên tướng điểm mặt từng thằng mà giới thiệu. Mỗi người một tiếng nói đặc sệt âm hưởng nơi chôn nhau cắt rốn, Tào Việt Bân nghe không quen nên đôi lúc nhíu mày suy nghĩ, khiến họ hiểu lầm là cậu phật lòng, vì vậy có người cuống quít lên giải thích, nhưng càng nói nhanh thì càng nhịu, rốt cuộc mớ âm thanh lọt vào tai cậu là một tràng "chít cha chít chi".
Càng nhìn càng thấy không giống con người, thiên về loài linh trưởng nhiều hơn!
- Mấy cậu đây đang cần thêm tin tức về Bành Dinh.
Để tránh mất thì giờ, nhóm người Vân Lãng đề nghị hai bên xưng hô như những người bạn bè đồng trang lứa. Toán lính đồng ý ngay tắp lự.
Dưới bóng mát của cây bồ đề, cả đám quây quần bên nhau kể lại những mẩu chuyện vụn vặt về Bành Dinh. Cũng không có gì gọi là tin giật gân hay đủ đặc sắc để hiểu thêm động cơ gây án của hắn, quãng thời gian mà hắn trải qua ở đây tương đối êm đềm và thư thái; đôi khi tuổi trẻ hăng máu nên có xảy ra vài trận xô xát với trung đội khác, nhưng chỉ chưa đầy mấy ngày là đâu lại vào đó. Duy có một điều là bà ngoại của hắn chưa từng bắt xe đò để lên thăm hắn, cũng không thấy gửi quà tới, nên mỗi khi quân khu tổ chức các chương trình gặp mặt gia đình dưới xuôi, hắn lại bỏ về phòng trùm chăn ngủ giết thì giờ. Sau vài đợt như thế, chỉ huy trưởng biết được nên thương tình dúi cho hắn vài trăm đồng ra ngoài tìm quán ngồi nhậu. Cái dáng đi lầm lũi của đứa con hoang không được một ai trong gia đình máu mủ thương yêu hay đoái hoài tới khiến cả đám bị ấn tượng hoài, như thể sợ một mai khi mình già yếu đi, hình ảnh ấy sẽ lặp lại nơi thân vậy.
Lâu rồi mới được nếm lại cái vị của món bánh dày kẹp giò chả, đám lính không giấu được sự thích thú và ngon miệng. Nhìn từng khuôn mặt trai trẻ đượm màu nắng cháy do những tháng ngày dầm sương dãi gió tích tụ lại, bất giác cả nhóm thấy họ thân thương và tồi tội.
Nhạc sĩ Khánh Băng trở về quê cũ với niềm hy vọng nối lại mối duyên xưa với người yêu năm cũ. Nhưng chưa kịp bước vào ngưỡng cửa nhà nàng, đã nghe vọng ra tiếng ru hời dỗ con ngọt đến buốt tim. Đứng ngay lưng chừng ngạch cửa, không vô thì cũng kỳ, thôi thì vào chào hỏi vài câu rồi đi ra vậy. Bác và cô người yêu năm cũ trò chuyện được vài câu, bỗng từ trong phòng ngủ, một người đàn ông mặc quân phục Biệt Động quân bước ra nhìn chằm chằm bác. Ông ta cất giọng chào xã giao, rồi đưa mắt nhìn người vợ trẻ đang bồng con, đoạn quay gót đi thẳng xuống nhà sau. Trước khi đi, ông đá nhẹ vào cái nôi, ra ý "Tiễn khách". Mặc cho cơn mưa ngày càng lớn, nhạc sĩ dầm mưa chạy xe về thẳng nhà. Rồi nội trong tối hôm đó, bác đã viết xong ca khúc "Tiếng mưa rơi" để cảm thán về mối tình tan vỡ của mình. Về sau, bác còn viết thêm nhạc phẩm "Sầu đông" và một số bản nhạc khác có hình bóng của cô người yêu năm cũ. Và ông chồng của cô người yêu năm cũ nghe đồn rằng vẫn còn ghen dài dài mỗi bận thấy tên của ông, vì ông ta biết được nàng thơ trong bài hát của cha già mắc dịch kia là ai!
Ngồi tỉ tê tâm sự với họ gần một tiếng đồng hồ, sắc mặt của Tào Việt Bân càng lúc càng xanh mét, trên trán và hai bàn tay cậu đẫm mồ hôi, người thì lạnh ngắt, còn môi thì tím tái đi.
Tào Việt Bân được đưa vào trong Quân Y viện để khám bệnh. Chỉ là cảm nắng xoàng thôi, nhưng vẫn cần phải điều trị đúng cách, có thế căn bệnh mới không cù nhây với mình.
- Sợ bị bắt đi quân dịch lần hai hay sao mà đứa nào cũng đòi về sớm vậy hả? - Chuẩn tướng buồn bực hỏi. Trung đội mà họ nói chuyện chiều nay muốn mời cả đám ở lại dùng cơm chung để trả lễ mấy phần bánh dày kẹp giò chả.
Biết ông già đầu bạc này lại bắt đầu lên cơn, nên cả đám quyết định ở lại dùng cơm trước khi về. Riêng Tào Việt Bân thì viện cớ buồn ngủ để cho qua bữa cơm với phẩm chất thức ăn ngon như đồ nấu sẵn trên máy bay.
...
- Anh bảo vệ lý tưởng của anh bằng cách sỉ nhục lý tưởng của đối phương bằng những lời lẽ tục tĩu thì người ngoài nhìn vào không cần biết bên nào Đúng - Sai, họ chỉ thấy cả anh và cái lý tưởng đó đều thiếu giáo dục và mất nhân tính. Nếu muốn tranh luận để người khác tâm phục khẩu phục, thì không được phép đụng đến bất kỳ từ ngữ thô tục nào. Nói tục không phải là cá tính, nó thể hiện trình độ văn chương lẫn tri thức của anh chẳng có một mống nên phải cậy đến sự hung tợn nhằm áp đảo tinh thần đối phương để giành phần thắng cho mình. Anh thấy giữa Lý Quỳ và Gia Cát Khổng Minh không? Anh thích bản thân giống bên nào hơn? - Viên sĩ quan U50 nhếch miệng cười, tay vẫn chắp sau lưng, đôi mắt ông đương hướng về một rẻo mây báo mưa xám xịt đằng Bắc. - Tôi ở bên Cục Tâm lý chiến, và cũng đã tốt nghiệp bằng cử nhân Luật khoa, anh nghĩ bản thân có thể cãi lại tôi không?
- Cái chết của Mộ Khuynh Chiêu và Phương Hạo Nhiên đã khiến tướng lĩnh ở hàng ngũ hai bên xảy ra một sự dao động tâm lý không hề... - Trung úy đầu bạc châm thuốc lá. Nụ cười trên môi ông bàng bạc như sắc mây.
Viên sĩ quan liếc nhìn tay trung úy đầu bạc. Vẫn còn một bên bị hại nữa mà từ trước tới nay không ai hay biết, một phần là do gia đình nạn nhân đã được phe cánh Bàng tổng thống giúp mai danh ẩn tích, còn một phần thì...
oOo
Cô giáo đang dạy học sinh hát bài "Tình ca tiếng nước tôi" do nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác, và người hát hay nhất theo ý kiến của đa số là em vợ của bác, ca sĩ Thái Thanh:
"... Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời."
Giọng hát của ca sĩ Thái Thanh không dễ nghe, bởi vì thanh âm của bà cao vút và lảnh lót như loài chim rừng nơi sơn cước hoang vu. Người thích thì hết mực ngợi khen là giọng hát vừa diễn cảm hay, vừa khó bắt chước. Người không mê thì nói tiếng hát sao giống con mèo kêu giữa đêm không trăng, nghe "lạnh" và "ghê" quá!
- Cô giáo ơi... - Chàng lính Lục quân nhoẻn miệng cười thật tươi.
- Dạ, có chuyện chi hôn anh? - Tà áo dài phớt hồng như cánh hoa sen e ấp nở trong buổi bình minh còn mờ hơi sương, nụ cười của nàng rất đỗi dịu hiền và thùy mị.
- Tôi... tôi muốn mời cô đi ăn hủ tíu...
Nàng giáo che miệng cười. Rồi bẽn lẽn thưa rằng mình đang trong giờ dạy học, mong anh lính Lục quân cảm phiền đợi thêm một tiết nữa. Đám học trò của cô len lén đưa mắt nhìn nhau cười chàng lính si tình.
Chàng ngồi trên chiếc xe Vespa đợi người thương dạy xong tiết học để chở đi ăn hủ tíu. Bóng mát của cây phượng vỹ không đủ làm vơi đi cái oi bức của tiết trời đương vào hạ. Chiếc bi-đông nước gắn bó với chàng trong những năm chinh chiến cứ thế cạn dần, cạn dần... nhưng cơn khát hãy còn y nguyên.
- Ô, cô dạy xong rồi à?
- Dạ, tôi dạy xong rồi... - Nàng giáo khoan thai ngồi lên yên xe của chàng Lục quân. Ánh mắt hai người vô tình chạm vào nhau, khiến cho khổ chủ của mỗi bên ngây ngẩn mãi.
Chàng lính Lục quân cao hứng nghêu ngao hát một đoạn trong tình khúc Trần Thiện Thanh, có tựa đề là "Người yêu của lính":
"Nếu em không là người yêu của lính
Ai đem cánh hoa rừng về tặng em?"
- Bài này tôi hay nghe của cô Hoàng Anh hát. Nghe mùi dữ lắm đó anh. - Nàng giáo nhỏ chợt nhỏ nhẹ thưa.
- Tôi hát cô giáo có nghe mùi không?
Nàng giáo không đáp, chỉ che miệng cười tủm tỉm. Mùi mẫn đâu không thấy, chứ cái mùi quân phục thấm đẫm mồ hôi và bụi đường ấy thì ngửi rõ rành rành. Rồi nàng ngượng ngùng hát:
"Hỡi người trai lính em yêu ơi
Hỡi người anh chốn xa xôi
Áo xanh thơm mùi nắng..."
Những tia nắng ban trưa nóng bức là thế, nhưng hai người dường như không cảm nhận được sự oi nồng, trong tim mỗi người đang họa lên khung cảnh một nếp nhà và bầy trẻ nhỏ, cùng một khoảnh vườn trồng cây ăn trái sum sê và yên ả.
...
Nàng giáo năm nào đã trở thành một bà cụ bị bệnh Alzheimer. Nhưng bên cạnh bà vẫn còn chàng lính Lục quân oai hùng năm đó, ngày qua ngày chăm bẵm bà không một phút cộc tính hay gắt gỏng.
- Nay sắp nhỏ nấu cho mình một nồi thịt kho tiêu quéo với tô canh chua cá hú thiệt ngon nè mình. - Cầm lấy bàn tay của người thương, ông cẩn thận cắt lại từng cái móng tay mọc dài quá mức, rồi ngồi giũa lại từng cái một. Độ rày vợ ông hay có tật tự cào cấu mình khi bị ngứa ngáy, nên ông phải học làm móng để giúp vợ mình thoát khỏi những trận trầy xước đến rướm máu tươi do bà tự gây ra.
- Dạ, em nghe rồi...
- Mình! Mình nhớ ra tôi rồi sao? - Đôi tay của ông siết lấy bờ vai gầy của vợ mình. Những giọt nước mắt không biết tự bao giờ đã rơi lã chã trên khuôn mặt già nua. Và những tiếng nấc nghẹn vang lên nơi cổ họng ông.
oOo
Thanh Nguyệt cùng sắp nhỏ ngồi ăn súp bò viên nhồi nhân cỡ lớn. Vợ chồng Vân Lãng gửi anh ta cho vợ chồng Kỳ Minh "nuôi" vài hôm, chính phủ sẽ đưa tiền trợ cấp để giúp anh ta khỏi lụy đến hầu bao của hai người quá nhiều. Anh ta thuộc dạng dễ nuôi, cho gì ăn nấy, nên cũng không xảy ra mấy chuyện xích mích vặt vãnh.
- Chiều nay tôi sẽ đưa mấy đứa nhỏ đi mall chơi. Anh có muốn đi chung không?
Thanh Nguyệt gật đầu thật khẽ. Rồi đưa mắt nhìn nồi súp đang đặt trên bếp điện từ.
- Muốn ăn thêm à? - An Kỳ hỏi mà không ngẩng mặt lên. Anh đang ôn lại môn Toán cấp cao để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Ba mươi mấy tuổi rồi mà phải ngồi giải toán số thật là trần ai lai khổ, mặc dầu sức học của anh không hề tệ, nhưng vì bài vở nhiều quá nên đâm ra mệt bở hơi tai.
Vệ Minh múc cho Thanh Nguyệt một tô súp bò viên nhồi nhân cá hồi. Cậu gắp thêm cho anh ta mấy cục xí quách và cà-rốt tỉa hoa. Rồi đi chiên chả cua cho cả nhà ăn tráng miệng.
"Xèo..."
Thanh Nguyệt ngửi thấy mùi thơm tỏa ra từ chảo mỡ đương kêu "xèo", "xèo", nên giương mắt nhìn bóng lưng Vệ Minh chằm chằm. An Kỳ không tỏ thái độ gì, bởi mớ bài tập đã chiếm hết tâm trí của anh.
"Phịch."
- Ây... Đau lưng quá đi mất! - An Kỳ vừa đấm lưng thùm thụp, vừa cất giọng tỉ tê với vợ cưng. Nhưng vợ cưng của anh làm lơ coi như chưa nghe, chưa thấy gì; đôi tay của cậu hiện đương thoăn thoắt rửa chén, chà xoong nồi dơ với sự giúp đỡ của Thanh Nguyệt.
- Dạ, chú Kỳ bịnh rồi hả chú Kỳ? - Vệ Khương đang ăn chả cua chiên, nghe thế bèn bước tới hỏi thăm An Kỳ.
- Ừm, chú "xi-ba-chao" rồi con. - An Kỳ xoa đầu cục mỡ di động. Anh không hề hay biết rằng ánh nhìn của mình dành cho bé con trìu mến đến độ khiến người thương phải cảm động.
- Vậy để con đấm bóp cho chú nghen?
- Được hôn đó?
Vệ Khương không đáp, chỉ cười khoe hàm răng còn chưa mọc đủ chiếc. Rồi leo lên ghế sô-pha để đứng làm thợ massage cho chú Kỳ. Dáng hình tròn quay của bé con xoay tới xoay lui như cái bông vụ khiến mọi người phải bật cười.
Thanh Nguyệt chà xong cái xoong cuối cùng, gã rửa tay với xà phòng thật sạch sẽ, rồi tự soạn một dĩa chả cua chiên và nước chấm, sau đó đi tới đảo bếp kéo ghế ngồi xuống dùng bữa.
- Anh bạn thân Duy Quang là người đã dìu dắt và khuyến khích cô Ngọc Lan đi hát khi cô bộc bạch là, "Em không đủ sức khoẻ để đứng hát lâu trên sân khấu. Với lại hơi em yếu và mỏng, sợ rằng không theo nghề được đâu." Cái chết của người chị gái ruột thịt và căn bệnh đa xơ cứng quái ác đã đẩy cô Ngọc Lan tới bước đường cùng trong lúc giai đoạn sự nghiệp của cô đã đạt đỉnh hoàng kim. Những bài hát thu âm trong giai đoạn ấy khiến cho một số người nghe sau này tưởng là người đăng video muốn câu khách nên mạo danh cô Ngọc Lan, nhưng thật ra, đấy chính là giọng hát của cô Ngọc Lan; điển hình như "Mùa hoa anh đào", "Tình yêu biển xanh",... Cô Ngọc Lan chắc cũng không hay biết rằng, bác Trần Thiện Thanh đã buồn đến thế nào sau khi cô qua đời. Bài hát "Huyền thoại Ngọc Lan" đã được ra đời trong hoàn cảnh ấy.
Vệ Minh rửa nốt cái chén, rồi tới ngồi xuống cạnh chồng và con trai. Thanh Nguyệt vẫn còn miệt mài ăn, như thể vừa chui dưới mồ lên vậy.
- Trong nhạc phẩm "Biển mặn", bác Trần Thiện Thanh đứng ở trên sân khấu hát mà mắt loang loáng nước. Nhưng hễ nhạc ngân lên là bác lại cố nhoẻn miệng cười thật tươi với khán giả. Vì bài hát này là bác viết để dành tặng hương hồn người bạn thân, nên trong lời nhạc có nhắc nhiều đến kỷ niệm giữa hai người, do đó bác đã rất xúc động mỗi bận hát đến đoạn đó. Rồi khi nhạc dạo vang lên, micro hạ xuống, bác lại trở về với nét mặt đau thương và buồn bã. Với những người đi hát chỉ để tô đẹp cái lý lịch của mình, họ chẳng bao giờ hiểu được các nghệ sĩ chân chính đã nhỏ bao nhiêu tình thương và niềm yêu nghề lên từng nốt nhạc, điệu rung đâu...
An Kỳ ra hiệu cho Vệ Minh gối đầu trên đùi mình, khi cậu làm xong tư thế ấy, anh lấy những ngón tay làm lược chải lại mái tóc rối bời của cậu. Boo mỡ thấy baba ngả lưng trên đùi chú Kỳ, nên thôi không đấm bóp cho anh nữa, mà dồn sức massage cho baba gầy còm. Hai đứa con trai của anh đang tập dượt cho trận túc cầu do các trường trong thành phố tổ chức sắp tới nên giờ này vẫn chưa về nhà, lát nữa Uông Trác sẽ thay vợ chồng anh đi đón tụi nó.
- Bác Anh Khoa là một ca sĩ nghèo trong nhóm nhạc cũng toàn người nghèo mang tên "Ong biển", nhạc cụ phải đi mượn, nhạc công lẫn ca sĩ đều phải bươn chải kiếm sống nên không cạnh tranh nổi với các nhóm nhạc đương thời, do đó mà chẳng bao lâu sau, nhóm nhạc buộc phải tan rã. Dẫu đã từng đoạt giải Nhất cuộc thi hát trên toàn quốc, nhưng bác vẫn không được một ai nhớ tới, nên thường phải đi hát ở các phòng trà nhỏ hoặc hát thay cho các ca sĩ nổi tiếng bận việc tới trễ để câu giờ giúp ban tổ chức chương trình. Rồi người có lòng thì Trời sẽ không bao giờ phụ. Sau khi nghe bác hát xong, cả khán phòng đã nhiệt liệt đề nghị bác phải hát thêm vài bản nữa rồi mới cho xuống. Trong số khán giả ở đấy có nhạc sĩ Vũ Thành An, cụ đã mời bác hát thử các bài "Không tên" của mình cho khán giả nghe, nên tôi mới nói bác là người gần như duy nhất hát đúng lời các nhạc phẩm của cụ, vì cụ đã đưa trực tiếp tấm sheet nhạc thì sao mà còn sai được? Sau thành công của đêm hát thay bất đắc dĩ, tên tuổi của bác vụt sáng đến nỗi tất cả các hãng đĩa và phòng trà đều liên lạc với bác, và đưa ra những mức cát-xê đủ sức để bác lo cho đại gia đình dưới Phan Thiết của mình dư ăn dư mặc.
Nói đoạn, Vệ Minh bật ca khúc "Kiếp ve sầu" do ca sĩ Anh Khoa trình bày lên cho Thanh Nguyệt nghe thử, người sáng tác là nhạc sĩ tài hoa Lam Phương.
"... Trong đêm mưa gió
Tiếc thương cho một kiếp người
Mang kiếp cầm ca lạc loài
Từ biệt thế gian bao điêu linh
Sang chốn lãng quên của thế nhân..."
- Người đồng tính luyến ái và con ve sầu cũng chẳng khác nhau là bao. Khi mặt mũi vẫn còn dễ coi, sức khỏe cường tráng, tiền vẫn sẽ đều đặn chảy vào túi nếu chịu làm việc chăm chỉ và thật tâm, bạn tình kiếm được cũng rất dễ dàng. Nhưng sau cái tuổi tứ tuần, lúc tất cả bắt đầu đình lại và chỉ cần một lần sảy chân, hết thảy sẽ mất sạch. Nó nhanh đến mức mà họ đã quên đi luôn rằng nó đã từng thực sự tồn tại trong quá khứ. Thứ còn quẩn quanh bên cạnh họ là tuổi già và những thành kiến của người đời, chưa kể đến là cách hành xử của đấng sinh thành và người thân khiến họ tưởng mình không phải là con người, mà là thứ nghiệt súc gì đó gớm ghiếc lắm. Người nào cũng biện minh, "Tôi chỉ muốn tốt cho nó thôi mà. Chứ đâu có ngờ..." Tới chừng họ chọn cái chết để được giải thoát khỏi số kiếp bơ vơ giữa dòng đời muôn trùng ngã rẽ, thì những người đó lại sụt sùi, "Sao không chịu ngồi xuống tâm sự với tôi cho nhẹ lòng. Làm gì mà hành động dại dột thế chứ? Người ta bị mắc bệnh nan y còn cố gắng sống, đằng này lại tự hủy hoại bản thân vì chuyện không đáng..." Cái miệng thiên hạ, gió chiều nào ngã nghiêng theo chiều nấy, nhất là những bận họ biết được mình đã gián tiếp gây ra sự khốn cùng cho người khác, nên phải chữa lời để trốn tránh trách nhiệm và hậu quả do những lần để cái miệng "đi chơi xa".
- Nếu cậu muốn tìm hiểu về một người đàn ông đồng tính bản lĩnh, có thể tra cứu từ khóa "Nhà thiết kế thời trang Calvin Trần". Anh ta cũng hay viết truyện về đề tài những người đồng tính, và lấy bút hiệu là Lê Thị để giải khuây sau những giờ phút được ánh đèn hào nhoáng nơi sàn catwalk phủ bóng. - Thanh Nguyệt đưa mắt nhìn An Kỳ, rồi vòng lại trên khuôn mặt của Vệ Minh. - Tôi không còn nhớ ra cái gì nữa đâu. Hai người làm ơn đừng nhìn tôi bằng ánh mắt mong đợi dữ dội như thế này nữa! By the way, cậu nấu ăn ngon lắm, thưa cậu chủ nhà.
Phòng ngủ của Thanh Nguyệt có cửa sổ hướng ra đài phun nước kiểu Tân Cổ điển, ôm lấy từng bậc thang của đài phun nước là những luống hoa cẩm tú cầu tuyệt đẹp, tiếc là mùa có, mùa không, nên không thể thưởng lãm quanh năm được. Ban công phòng ngủ của gã có đặt một vài chậu cây cảnh và rau sạch ăn được để làm kiểng, nơi đó còn đặt một bộ ghế đôi và một bàn xếp nhỏ bằng gỗ rất đẹp. Gã không thích nằm nệm nên Vệ Minh thay bằng bộ sạp gỗ giả cổ. Trong phòng còn có tủ lạnh và lò vi sóng nên gã không cần phải xuống dưới nhà bếp mỗi bận đói bụng hoặc khát nước nửa đêm. Nhìn chung cậu chủ nhà sửa soạn và cắt đặt chỗ cư trú cho gã tốt lắm, không thiếu thứ chi sất.
oOo
Vệ Thanh cùng Cấp Trên đi hát karaoke trên đường Lý Chiêu Hoàng. Mấy tay cận vệ của Cấp Trên đứng gác ở ngoài cửa, không một ai phản đối hay tỏ thái độ khi nghe gã cắt đặt như thế. Nhiều lúc hắn cứ ngỡ đám người này là rô-bốt được lập trình, chứ không phải là nhân loại, nên bao nhiêu Hỷ-Nộ-Ái-Ố của cõi Ta Bà không làm suy chuyển được tâm trạng họ.
Gọi mấy chai rượu đắt tiền và ít món mồi nhắm sang cả xong, Cấp Trên giành quyền hát trước. Bài hát mà gã chọn mang tên "Hãy ngước mặt nhìn đời" do nhạc sĩ Lê Hựu Hà sáng tác, người hát chính là ca sĩ Elvis Phương, ban nhạc mà bác góp giọng mang tên Phượng Hoàng band.
"... Cười lên đi em ơi
Cười để giấu những dòng lệ rơi
Hãy ngước mặt nhìn đời . Cop qua cop lại, ????????ở lại ????????a????g chí????h ﹢ ????????uⅿ ????????uye????.VN ﹢
Nhìn đổi thay ta vang tiếng cười..."
Giọng hát của Cấp Trên tràn ngập sự chua chát và đắng cay, có lẽ bài hát đã nói lên con người thật của gã. Cười chẳng giải quyết khó khăn gì được sất, chỉ có tiền và quyền lực mà thôi. Mà để có được hai thứ đó, gã phải thế chấp bằng mạng sống của người khác.
"... Ta chỉ cần một người cùng với ta đợi chết mỗi ngày
Rồi hóa thân trong loài hoa dại
Để muôn đời không biết đớn đau..."
- Nhạc sĩ Lê Hựu Hà chỉ sáng tác trên dưới năm mươi bài, nhưng bài nào cũng là một tuyệt tác. Có người sáng tác cả vạn bài, nhưng rác vẫn hoàn rác. - Vệ Thanh gắp một đũa gỏi sứa chua cay lên ăn. Rồi xuýt xoa mấy tiếng vì độ cay của nó cao hơn mình tưởng. Nhưng vị thì miễn chê.
- Nhạc ca tụng theo đơn đặt hàng thì không rác mới là lạ. - Cấp Trên rít một hơi xì-gà. - Có một ông nhạc sĩ mê cô gái tên Hà Tiên đến nỗi đã sáng tác ra ca khúc "Nàng Hà Tiên". Người đời sau lại lầm tưởng là ông ta viết về sự tích vùng đất Hà Tiên. Tới chừng đọc qua hoàn cảnh sáng tác mới biết không phải. Ca khúc này chỉ có mỗi ca sĩ Anh Khoa góp lời, thật lạ là không thấy ai hát khác.
Cấp Trên có vẻ đã cởi bỏ được những gánh nặng mà bản thân hằng mang trên người bấy lâu, nên tâm trạng đã tốt hơn rất nhiều. Gã xé một miếng khô nai, rồi cho vào miệng nhai, nhai một cách ngon lành đến nỗi khiến cho người nhìn thấy phải thèm thuồng. Không hiểu sao, nhìn hình ảnh ấy, Vệ Thanh cảm thấy gã chỉ là một đứa trẻ cô độc khoác trên mình chiếc long bào quá khổ, một vị vua không ngai của chốn hoang tinh lạnh lẽo.
Nhạc dạo của ca khúc "Đã cho em biết yêu lần nữa" theo tông giọng của ca sĩ Thu Thủy vang lên, khiến cả hai đều rơi vào tư thế ngớ người nhìn nhau.
- Một cô ca sĩ thuộc thị trường nhạc teen trước đây... Để tôi đổi bài khác...
- Hát thử coi sao. Tên của ca khúc nghe hợp với đôi mình quá đấy. - Cấp Trên thoáng ngạc nhiên khi thấy Vệ Thanh không nổi xung như mọi khi. Hắn trầm mặc nhìn cái micro, rồi khe khẽ hát.
"Đã đến lúc hiểu được rằng... chuyện tình yêu của tôi
Phải làm sao để nói cho anh nghe?
Những gì làm em thao thức
Cứ khi chợp mắt lại nụ cười nồng nàn ngày nào hiện ra..."
Cấp Trên hơi khép mắt. Trong đầu gã chợt hiện lên một đoạn ký ức không rõ không-thời gian. Gã thấy mình đương túm ngực áo Vệ Thanh. Rồi ấn hắn xuống thành lan can hăng hăng mùi rỉ sét. Đoạn ấn đầu gối vào giữa hai chân hắn. Kế đấy...
"Đoàng."
- Loa có vấn đề... Anh ngủ rồi hả? - Vệ Thanh đang quỳ dưới sàn nhà xem xét chiếc loa thùng. Tiếng súng nổ ban nãy hóa ra là nhạc đệm trong một phân cảnh của MV ca nhạc. Khẩu súng giắt ở bên hông của gã lặng lẽ trở về chỗ cũ...
oOo
Hác Đăng Khánh chợt nhớ đến người bạn đã nhảy lầu tự tử năm mình mới trở về nước sau những ngày tháng du học bên xứ người dài đằng đẵng. Anh ta là một người đồng tính luyến ái, mắc bệnh trầm cảm từ khi mới mười bảy tuổi do bị khủng hoảng tinh thần.
Đứng tại nơi mà anh bạn thân đã giã biệt cõi đời đen bạc, Hác Đăng Khánh chợt nghe bên tai vang lên ca khúc "Hãy nhìn xuống chân" do nhạc sĩ Lê Hựu Hà sáng tác.
"... Hãy nhìn xuống chân biết bao nhiêu người ngã gục
Chết để chúng ta thêm lợi danh..."
Giọng ca Elvis Phương vẫn vang lên bên tai Hác Đăng Khánh. Chú bước gần hơn tới mép sân thượng, bên dưới là khu vực để bể nước sạch và hệ thống máy bơm. Rồi bất thình lình, chú ngồi thõng chân xuống, hai tay vịn vào gờ tường rêu phong làm điểm tựa. Trong ánh ban mai của một ngày xuân mới đến, chú ngồi ngắm nhìn các vì sao khuất dần dưới những tia sáng ấm áp của vầng thái dương rực rỡ. Lát nữa lại phải tiếp đón sứ đoàn ngoại quốc để thương thảo về các vấn đề an ninh Quốc gia nói riêng và an ninh trong khu vực nói chung, cùng với việc trao đổi về chuyện xuất-nhập khẩu các mặt hàng nông sản giữa hai nước.
"... Hãy nhìn xuống chân để thấy thua loài côn trùng
Suốt đời chẳng bon chen nhọc thân..."
- Tổng thống!
- Tôi không định nhảy xuống dưới luôn đâu...
Thư ký của Hác Đăng Khánh là một nàng Lesbian trầm mặc như cây bách, cây tùng trong rừng sâu. Dáng người chị dong dỏng cao, khuôn mặt góc cạnh, mái tóc tém đen nhánh và cánh môi dưới của khuôn miệng chẻ sâu như dao khắc; đó là những đặc điểm nổi bật và đáng nhớ nhất về chị. Chị thường chọn âu phục khi đến sở làm, phần lớn là những tông màu lạnh hoặc trầm như trắng, đen, ghi, xám, bạc; lạ một điều là chưa bao giờ chị thắt cà-vạt, có thể là chị không muốn vướng víu hoặc giả là chị không thích đeo nó.
- Cần người tâm sự không?
- Rất cần, miễn là Jacqueline* không cảm thấy phiền hà.
Jacqueline ngồi xuống với tư thế hệt như Hác Đăng Khánh. Hai người im lặng chờ vầng dương ló dạng sau lớp thảm bông xốp mềm, xam xám.
- Tiếc là tôi không thể mời chú một chút rượu cognac. Nếu công việc của đôi mình cho phép, ắt hẳn buổi trò chuyện sẽ thi vị hơn nhiều.
- Sau khi tôi rời khỏi cái ghế này, tôi sẽ mời Jacqueline đi nhậu một bữa nhé? - Hác Đăng Khánh vừa nhoẻn miệng cười, vừa ngỏ lời mời. Chợt cô thư ký phát hiện trên trán ông chú có thêm vài nếp nhăn thật mảnh.
- Rất sẵn lòng.
Hác Đăng Khánh vẽ lên không khí hình một con hươu cao cổ, rồi chầm chậm khai màn:
- Nếu như ta hâm mộ một người dựa trên sự truyền miệng từ đại chúng thì niềm tin ấy sẽ hết sức mong manh. Bởi ta chẳng có gì xác đáng trong tay là người ấy có sống đúng như những gì được lưu truyền không, hay đó chỉ là một sản phẩm của truyền thông được tạo ra nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi cho một nhóm người. Đức Phật đã từng nói rằng: "Con không được tin những gì mà thầy mình nói. Con không được tin những gì mà người con ngưỡng vọng hay có quyền uy trong xã hội nói. Con không được tin những gì do đa số hoặc thiểu sổ nói. Con không được tin những gì mà được ghi chép trong kinh điển hay sách vở. Con không được tin những gì đã và đang lưu truyền trong dân gian. Và con cũng không được tin những gì mà lập trường hay định kiến của nó phù hợp với tư tưởng của con. Con chỉ nên tin vào những gì con đã thực hành, chứng nghiệm, trải qua và đã thành công; có như thế con mới không bị lầm lạc mà đi theo ý muốn và sự dẫn dắt của bất cứ ai." Nếu Jacqueline muốn tìm hiểu thêm, có thể tìm đọc kinh Kalama Sutta trong Tăng chi bộ Kinh, những gì tôi nói chỉ dựa theo trí nhớ nên đôi chỗ không hề chính xác, đọc trực tiếp rồi tự nghiệm ra vẫn tốt hơn.
- Vậy thì Luân hồi và Quả-Báo thì sao?
- Bởi vì một số người đã chứng nghiệm, trải qua nên họ mới có niềm tin mãnh liệt vào Đấng Thế Tôn và Đức Chúa Trời. Còn về niềm tin đối với người nổi tiếng hoặc các chính trị gia, thôi để tôi tin đứa trẻ mới biết đi không biết ăn vụng và bỏ mứa còn hơn. - Hác Đăng Khánh mỉm miệng cười. - Quả-Báo là một thứ hiện tiền ngay trước mắt. Lấy một ví dụ rất đơn giản: Nếu Jack vứt đồ đạc lung tung thì khi cần sẽ phải lật cả căn nhà lên mới tìm thấy được.
Jacqueline là một con người vô thần. Đức tin với chị xa xôi như đường chân trời trên bờ biển mỗi độ hoàng hôn khỏa lấp không gian. Nó mỏng manh là vậy. Nó không thực là vậy. Nhưng chị tin, hầu hết ai cũng sẽ một lần trải qua cảm giác chứng nghiệm ấy, và khi ta kể ra, mọi người sẽ cười nhạo là ta điên rồi, ta tâm thần rồi. Song chị tin nó mầu nhiệm đến mức, ta chấp nhận bị gán cái danh "không bình thường" để một lần được chiêm ngưỡng sự huyền nhiệm của nó.
- Một con người sống không có lý tưởng, Yêu - Ghét ai toàn dựa trên nhận xét và quan điểm của người khác thì suốt cuộc đời họ cũng mãi là con rối mặc cho người khác điều khiển. Tôi không sợ những kẻ ghét, hay thậm chí là căm thù tôi ra mặt, tôi chỉ sợ những con người ba phải, gió chiều nào xuôi theo chiều nấy, những kẻ đó là những thành phần chuyên đâm sau lưng người khác và có thể phản trắc bất cứ lúc nào nhưng miệng vẫn luôn tơn hớt "Nhân danh Chính nghĩa". - Hác Đăng Khánh mến mộ Cấp Trên ở một điểm là ai nói xấu về mình đều bị gã phớt lờ sất, bởi gã cho rằng, nghe chó sủa làm chi cho bẩn lỗ tai!
Mặt trời đã thoát khỏi sự giam hãm của đám mây xám xịt. Ánh sáng của nó khiến đôi mắt của hai người bị lòa. Jacqueline và Hác Đăng Khánh vừa lấy tay che nắng, vừa quay sang nhìn nhau cười xòa. Đoạn ra hiệu cho nhau hãy trở về với hiện thực tàn khốc mà bản thân đang nếm trải, bằng cách rời khỏi nơi đây và quay trở lại dinh Đại Việt làm việc tiếp...
oOo
Đám nhóc nhà An Kỳ tham gia giải đá banh do các trường thuộc cấp Tiểu học trong thành phố tổ chức. Vệ Khương vì ngoại hình quá béo ú nên không được chọn, tuy thế bé con không hề buồn phiền, vì ngồi ăn bắp rang bơ và uống nước ngọt với chú Kỳ vẫn thích hơn là chạy suốt trên sân.
Bên ngoài con đường dẫn ra bãi đậu xe là một cái vỉa hè uốn lượn theo vòng cung của con lộ, nơi đấy là địa điểm bán hàng rong của nhiều gia đình tứ xứ; những quán hàng bình dân ấy luôn đông đúc khách hàng có cùng mức sống với họ, ăn một miếng, nói một tiếng, bao nhiêu thăng trầm của kiếp người chầm chậm được trút ra trên bàn ăn thông qua những câu nói rời rạc, có đầu mà chẳng có đuôi, ắt hẳn cái đoạn kết chỉ đến khi nào họ đã nhắm mắt lìa đời.
Cha con anh cũng không ngoại lệ. Sau khi ghé mua mấy ly nước sâm dứa sữa thơm ngọt, An Kỳ dắt sắp nhỏ tới một quầy thịt nướng mới mở đặng ăn lót dạ. Đội banh của hai con trai anh thua đậm, nhưng chúng không lấy gì làm buồn, anh cũng không hiểu sao nữa, chỉ biết thầm mừng vì sắp nhỏ không khóc nháo và gào thét ăn vạ như trong tưởng tượng. Có lẽ là sắp nhỏ cho rằng, đá banh chỉ là một môn thể thao giải trí thuần túy...
- Con nít không nên ăn nhiều đồ nướng. Mỗi đứa tối đa ba xâu thôi. - Ông bác bán hàng từ chối khi nghe An Kỳ nói mua cho mỗi đứa năm xâu.
Lâu thật lâu anh mới gặp được một người bán hàng lạ kỳ như thế. Nhưng nhờ có người này người kia mà cuộc sống mới muôn màu muôn vẻ. Dù rằng không phải lúc nào cũng vui.
Vệ Khương và hai anh em họ An tự giác đi lấy ghế ngồi; vừa làm vừa kể cho nhau nghe những tình tiết thú vị trong phim hoạt hình mà mỗi tối chúng hay xem sau giờ ăn cơm. Ông bác ngắm nghía đàn con thơ của người đàn ông trung niên xa lạ một đỗi, bỗng buột miệng nói:
- Cậu...
- Dạ?
- Giữ cho chắc đấy, đừng để vụt mất... - Ông ấy chợt bỏ ngang câu nói, đoạn bật ca khúc "Vì sao không nói" do ca sĩ Nguyễn Thắng trình bày để bày tỏ đoạn tâm tư đã bị mình cố gắng vùi chôn bấy lâu.
"... Mãi không quên được phút đầu khi thấy em bước trong chiều vắng
Mất em khi chiều nắng tàn
Tình đôi ta chỉ trong giấc mơ..."
Người thương của ông đã tự sát trong một chiều xuân lác đác mưa, sau khi có kẻ đùa ác gửi tấm hình chụp ông trong đám cưới của anh bạn thân cho em ấy xem. Hôm ấy ông làm phù rể, tuy không muốn nhưng cũng phải chụp vài pose riêng với cô dâu. Rồi vì cái sự hiểu lầm oan nghiệt ấy mà một con người đang bị trầm cảm nặng đã chọn cách tự sát để được sống mãi trong cơn mộng mị hạnh phúc của mình, một nơi không có sự kỳ thị hay áp lực từ phía người thân và những cái nhìn thông cảm đầy thương hại giả tạo của xã hội thời đó.
Đau đớn thay khi kẻ đùa ác ấy lại chính là em trai ông, do cậu ta không thể nào chịu đựng nổi khi chứng kiến ba mình lên cơn tăng xông mấy lần vì mối tình đồng giới của anh trai, nên đã dại dột bày kế chia loan sẻ thúy để bảo vệ mạng sống cho đấng sinh thành. Giữa bên Tình, bên Hiếu, ông chẳng thể nào vẹn toàn, để rồi thứ mà ông nhận lãnh sau những lần do dự là cái chết của người thương và nỗi ân hận khôn nguôi của em trai.
Hác Đăng Khánh đã ban hành các đạo luật bảo đảm quyền lợi hôn nhân và các vấn đề pháp lý liên quan đến con cái, tài sản, thừa kế,... cho các cặp vợ chồng đồng giới nhằm hỗ trợ đời sống của họ được tốt và minh bạch hơn. Nhiều người hay cho rằng xã hội không còn thành kiến và kỳ thị là may phúc lắm rồi, sao còn phải đòi hỏi luật này lệ kia? Nhưng chỉ khi họ rơi vào chính trường hợp đó, họ mới hiểu được sự cần thiết của các đạo luật về LBGT+. Con người vốn dĩ rất dễ phán xét những thứ mà họ không vừa mắt, nhưng chẳng bao giờ có thể tự đánh giá mình một cách chính xác, khách quan và công bằng.
Cho nên, tuy rằng hiện giờ số lượng người ghét Hác Đăng Khánh có thể nhiều bằng mật độ dân cư ở Singapore, nhưng vì sự nghĩa khí và biết trọng lời hứa với người đã khuất của anh ta, mà ông sẵn sàng đứng ra hỗ trợ về mặt tuyên truyền để bảo vệ chức vụ tổng thống của anh ta vào nhiệm kỳ tới.
Hàng ngày ông dọn hàng ra bán trên con đường mà thuở nhỏ hai người sánh vai nhau đi học. Hai hàng me bên đường đã cao thêm được gần chục mét, thân của mỗi cây phải cần đến hai vòng tay của người trưởng thành mới ôm xuể. Vật đổi sao dời. Người thương năm cũ giờ chỉ còn là những mẩu xương vụn, hoặc phôi pha hơn, là cát bụi.
"... Em đang nằm lặng im trong chiếc quan tài buồn như còn ngủ mê
Và em ơi trong tim anh đang còn xót xa
Lần sau cuối anh mong em hãy về đây!"
Giọng hát của Nguyễn Thắng đầy nét lãng tử và thi vị, góp phần làm cho ca khúc "Mãi không trở về" trở nên tang thương và sầu muộn hơn.
Ông bác kiểm lại mấy xâu thịt nướng trên bếp, rồi nhẩm tính thời gian bán hết. Chắc chừng trước bảy giờ tối là sẽ bán xong. Hôm nay bệnh già lại tái phát, khiến đôi chân già nua của ông cố gắng lắm mới đứng lên được. Đã có người từng hứa sẽ giúp ông bôi thuốc và đấm bóp khi tuổi Trời gần cạn, thế mà nay... "Tóc em chưa úa nắng hè", bài hát ấy ông thường nghe qua giọng ca của Anh Khoa.
Tóc em chưa úa nắng hè,
Mà sao lại nỡ bỏ rời tôi đi?
Tóc em nhuộm thắm nắng xuân
Hay màu huyết dụ đượm buồn tim tôi?
Gió xuân đưa tiễn em đi
Em về miên viễn hay là trời cao
Vĩnh hằng hay cõi Hư vô?
Chỗ nào thì cũng chia lìa đôi ta
Thôi đành xin hẹn kiếp sau
Tôi và em sẽ hóa thành hải âu
Rời xa đất bạc lòng người
Đến vùng biển rộng tràn đầy Tự Do.
Sống đời hạnh phúc vô lo
Mãi không ngăn trở, mãi không chia lìa
An Kỳ biết rất rõ một điều, người thương của anh rất khùng và cố chấp. Vì những dòng tán gẫu vu vơ trên website, cậu dám dùng cái chết để minh chứng cho tình yêu của mình là vĩnh hằng. Và cũng vì một khúc ca ngập ngụa hơi men mà anh gửi qua, cậu lại tự thắp lên một mồi lửa nhen lại chiếc lồng đèn trong tim đã tắt do cơn bạo bệnh tước đoạt đi.
Điện thoại của anh đổ chuông. Người thương của anh chắc thấy cha con anh đi lâu quá chưa về nên nóng ruột gọi điện hỏi thăm.
- Biết Boo mỡ ú lắm rồi không? Sao lại nỡ giấu tôi mua bắp rang bơ và nước ngọt có ga cho nó hả? - Tờ hóa đơn mà An Kỳ chưa kịp "phi tang" hiện đang nằm trong tay vợ cưng. - Rồi các người lén tôi đi ăn ở đâu nữa vậy? Sắp tới giờ cơm rồi mà...
Một loạt tiếng "Rồi" của Vệ Minh cứ thế nã thẳng vào màng nhĩ An Kỳ. Anh biết người thương chăm bẵm anh và sắp nhỏ vô cùng kỹ lưỡng, ̣đặc biệt là cậu sợ căn bệnh gout, tiểu đường, đái tháo đường đến mức nêm nếm thức ăn hết sức cẩn thận, các nguyên liệu được chọn lọc rất khắt khe và chu đáo. Nói tóm lại, cậu là một "người vợ" hoàn mỹ và hiếm có khó tìm. Chỉ có mỗi một điều là hễ mà giận lên thì sẽ nói như chưa bao giờ được nói.
- Hây... Bác lấy cho con thêm một chục xâu thịt nướng nữa đi.
- Cậu nhà giận lẫy hả?
- Dạ...
Ông dùng kẹp trở mấy xâu thịt nướng thơm phức. Tuy mùi thơm nức mũi, nhưng phần thịt bên trong vẫn chưa chín đều, phải nướng thêm một chút nữa mới ngon. Rồi ông phết thêm nước sốt cay đượm hương saté lên mấy xâu thịt nướng. Đoạn bảo:
- Cậu nhà bao nhiêu tuổi?
- Dạ, qua Tết là hai mươi chín.
- Vậy thì cậu còn phải chiều chuộng dài dài... Tuổi chín chắn nhất là ba mươi lăm. Trước đó... vẫn còn trẻ con lắm. Tính mua thịt nướng về dỗ à?
- Dạ...
- Mua thêm hoa đi cậu... Hoa hồng ấy. Cách đây chừng hai trăm mét đi về phía Bắc có một cửa hàng bán hoa tươi với giá rất phải chăng. Lại đó mua một bó hoa thật đẹp về dỗ dành là thượng sách. - Ông tủm tỉm cười, như thể đang hồi tưởng lại quãng thời gian tươi đẹp của mình và người thương khuất núi. An Kỳ dường như đã hiểu ra, nên nụ cười trên môi không còn rạng rỡ, anh sợ rằng một mai hai người cũng sẽ...
Ở trạm xe buýt bên kia đường, bóng dáng một người thanh niên mặc trang phục theo kiểu thập niên Chín mươi như ẩn như hiện...
oOo
Chú thích:
1/ Tên tựa chương này được đặt theo nhạc phẩm "Lạc mất mùa xuân" do nhạc sĩ Lữ Liên viết lời Việt từ ca khúc Pháp "Le géant de papier". Người trình bày hay nhất theo thiển ý của mình là ca sĩ Tuấn Ngọc và ca sĩ Anh Tú.
2/ Viết dựa theo ý trong sách "Sự tích Đức Phật Thích Ca" do nhà xuất bản Văn Học phát hành. Người chắp bút cho quyển sách là cư sĩ Minh Thiện - Trần Hữu Danh.
3/ Jacqueline có nghĩa là "Nữ tính".
Hồ mỗ có điều muốn nói:
Trên đời dưới thế có một ca khúc mà mỗi khi buồn mình thường hay nghe, đó là "Cây nữ tu" của nhóm Đại Lâm Linh. Đây là phần trình diễn rất đáng được xếp vào "Thảm họa Âm nhạc cấp Vũ trụ". Mặc dù bài thơ được một chị trong nhóm sáng tác rất hay, nhưng khi phổ nhạc thì...
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất