Trở Về 80: Trở Thành Nữ Phụ Bán Con Đổi Lương Thực
Chương 33: Mua Bán
Lúc người phụ nữ này nói chuyện, trong mắt cô ta không hề che giấu sự hưng phấn và vui sướng, nhìn dáng vẻ này cũng có thể thấy cô ta rất hài lòng chuyện mình sắp kết hôn.
Nếu không có những lời châm chọc trước đó, Khương Chi còn cho rằng người phụ nữ này thật sự muốn mời cô đến tham dự tiệc kết hôn của cô ta.
Khương Chi không trả lời mà rời khỏi cung tiêu xã.
Người phụ nữ ở phía sau vẫn lớn tiếng nhắc nhở cô: “Cô nhất định phải đến nha! Nhà khách Lộc Nhất, đừng quên đó!”
Khương Chi ra khỏi cửa lớn thì lập tức quên ngay chuyện người phụ nữ vừa rồi.
Bây giờ cô rất buồn rầu vì mình không có phiếu, chỉ có mỗi ba mươi đồng này cô cũng không thể mua được gì.
Tất cả thương phẩm khắp nơi đều được chia thành ba loại phiếu lớn: Ăn, mặc, dùng, bao gồm phiếu tạp hóa, phiếu thịt heo, phiếu thịt gà, thịt vịt, phiếu cá, phiếu trứng, phiếu đường, phiếu vải, phiếu công nghiệp… Muốn mua thương phẩm gì thì phải có phiếu tương ứng, thiếu tiền hoặc phiếu thì không thể mua được hàng hóa.
Dân dĩ thực vi thiên*, dường như phiếu đã trở thành điểm chí mạng với người dân và cũng nghiêm chỉnh trở thành “loại tiền tệ thứ hai”.
*Dân dĩ thực vi thiên: Nằm trong câu quốc gia lấy dân làm gốc, dân lấy lương thực làm sinh mạng, người cai trị quốc gia phải chú ý giải quyết vấn đề lương thực thiết yếu cho dân chúng.
Tất nhiên, từ sau khi cải cách hệ thống giá cả, một số thành phố lớn đã bắt đầu hủy bỏ phiếu.
Đáng tiếc trấn Đại Danh này thuộc một khu vực xa xôi nên vẫn còn áp dụng mua đồ trình phiếu theo quy định cũ.
Theo trí nhớ mơ hồ của Khương Chi, mãi đến thập niên 90, Trung Quốc mới hoàn toàn chấm dứt hình thức kinh tế thế này.
Khương Chi vừa suy nghĩ, vừa đi đến xe đẩy bán kẹo hồ lô vừa rồi.
Cô ngượng ngùng nhìn bà cụ nói: “Bà, cháu không mang theo phiếu nên không mua được gì cả, thật sự ngại quá! Hôm khác cháu lại đến mua, cháu thật sự xin lỗi bà.”
Bà cụ bán hồ lô sững sờ, chợt mỉm cười, khoát tay nói: “Không sao cả, không sao cả.”
Khương Chi ngẫm nghĩ rồi đến gần bà cụ, thấp giọng hỏi: “Bà, không biết có nơi nào không cần phiếu mà vẫn mua được đồ không ạ? Trong nhà cháu đã không còn lương thực nữa, nếu bây giờ trở về nhà bằng tay không, cháu sợ đứa nhỏ ở nhà sẽ phải chịu đói.”
Nghe thấy lời này, bà cụ ngạc nhiên nhìn Khương Chi.
“Đồng chí, đầu đường này có mấy sạp hàng, cháu thương lượng một chút cũng có thể mua được hàng hóa mà không cần phiếu, tuy nhiên giá cả sẽ hơi cao hơn.”
Tuy bà cụ buồn bực Khương Chi không biết mấy chuyện đơn giản thế này nhưng bà ấy vẫn ôn hòa chỉ cách cho cô.
Khương Chi nghe xong, trên mặt khó nén được niềm vui, cô luôn miệng nói cảm ơn rồi chạy về phía bà cụ chỉ.
Cô đi đến một sạp hàng bán đồ dùng trong bếp trước tiên, người bán hàng là một cô gái cột tóc đuôi ngựa, trên cổ choàng khăn.
“Đồng chí, cô bán cái bát này thế nào?”
Cô gái ngẩng đầu lên hỏi: “Cô có phiếu không?”
“Không có”.
“Loại bát nhỏ thì một hào tám, loại lớn là hai hào năm, cô có muốn mua không?”
Khương Chi nói: “Tôi mua năm cái bát nhỏ, hai cái bát lớn và hai cái chậu tráng men.”
Cô gái này nhìn cô một lúc, không ngờ mình gặp được một khách hàng lớn.
Thế là cô ấy nhanh tay dùng giấy gói kỹ mấy cái bát, đề phòng đi đường bị vỡ, sau đó đặt vào cái chậu tráng men: “Bát nhỏ là chín hào, bát lớn là năm hào, chậu tráng men là bốn hào, tổng cộng là hai đồng hai”.
Nếu không có những lời châm chọc trước đó, Khương Chi còn cho rằng người phụ nữ này thật sự muốn mời cô đến tham dự tiệc kết hôn của cô ta.
Khương Chi không trả lời mà rời khỏi cung tiêu xã.
Người phụ nữ ở phía sau vẫn lớn tiếng nhắc nhở cô: “Cô nhất định phải đến nha! Nhà khách Lộc Nhất, đừng quên đó!”
Khương Chi ra khỏi cửa lớn thì lập tức quên ngay chuyện người phụ nữ vừa rồi.
Bây giờ cô rất buồn rầu vì mình không có phiếu, chỉ có mỗi ba mươi đồng này cô cũng không thể mua được gì.
Tất cả thương phẩm khắp nơi đều được chia thành ba loại phiếu lớn: Ăn, mặc, dùng, bao gồm phiếu tạp hóa, phiếu thịt heo, phiếu thịt gà, thịt vịt, phiếu cá, phiếu trứng, phiếu đường, phiếu vải, phiếu công nghiệp… Muốn mua thương phẩm gì thì phải có phiếu tương ứng, thiếu tiền hoặc phiếu thì không thể mua được hàng hóa.
Dân dĩ thực vi thiên*, dường như phiếu đã trở thành điểm chí mạng với người dân và cũng nghiêm chỉnh trở thành “loại tiền tệ thứ hai”.
*Dân dĩ thực vi thiên: Nằm trong câu quốc gia lấy dân làm gốc, dân lấy lương thực làm sinh mạng, người cai trị quốc gia phải chú ý giải quyết vấn đề lương thực thiết yếu cho dân chúng.
Tất nhiên, từ sau khi cải cách hệ thống giá cả, một số thành phố lớn đã bắt đầu hủy bỏ phiếu.
Đáng tiếc trấn Đại Danh này thuộc một khu vực xa xôi nên vẫn còn áp dụng mua đồ trình phiếu theo quy định cũ.
Theo trí nhớ mơ hồ của Khương Chi, mãi đến thập niên 90, Trung Quốc mới hoàn toàn chấm dứt hình thức kinh tế thế này.
Khương Chi vừa suy nghĩ, vừa đi đến xe đẩy bán kẹo hồ lô vừa rồi.
Cô ngượng ngùng nhìn bà cụ nói: “Bà, cháu không mang theo phiếu nên không mua được gì cả, thật sự ngại quá! Hôm khác cháu lại đến mua, cháu thật sự xin lỗi bà.”
Bà cụ bán hồ lô sững sờ, chợt mỉm cười, khoát tay nói: “Không sao cả, không sao cả.”
Khương Chi ngẫm nghĩ rồi đến gần bà cụ, thấp giọng hỏi: “Bà, không biết có nơi nào không cần phiếu mà vẫn mua được đồ không ạ? Trong nhà cháu đã không còn lương thực nữa, nếu bây giờ trở về nhà bằng tay không, cháu sợ đứa nhỏ ở nhà sẽ phải chịu đói.”
Nghe thấy lời này, bà cụ ngạc nhiên nhìn Khương Chi.
“Đồng chí, đầu đường này có mấy sạp hàng, cháu thương lượng một chút cũng có thể mua được hàng hóa mà không cần phiếu, tuy nhiên giá cả sẽ hơi cao hơn.”
Tuy bà cụ buồn bực Khương Chi không biết mấy chuyện đơn giản thế này nhưng bà ấy vẫn ôn hòa chỉ cách cho cô.
Khương Chi nghe xong, trên mặt khó nén được niềm vui, cô luôn miệng nói cảm ơn rồi chạy về phía bà cụ chỉ.
Cô đi đến một sạp hàng bán đồ dùng trong bếp trước tiên, người bán hàng là một cô gái cột tóc đuôi ngựa, trên cổ choàng khăn.
“Đồng chí, cô bán cái bát này thế nào?”
Cô gái ngẩng đầu lên hỏi: “Cô có phiếu không?”
“Không có”.
“Loại bát nhỏ thì một hào tám, loại lớn là hai hào năm, cô có muốn mua không?”
Khương Chi nói: “Tôi mua năm cái bát nhỏ, hai cái bát lớn và hai cái chậu tráng men.”
Cô gái này nhìn cô một lúc, không ngờ mình gặp được một khách hàng lớn.
Thế là cô ấy nhanh tay dùng giấy gói kỹ mấy cái bát, đề phòng đi đường bị vỡ, sau đó đặt vào cái chậu tráng men: “Bát nhỏ là chín hào, bát lớn là năm hào, chậu tráng men là bốn hào, tổng cộng là hai đồng hai”.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất