Chương 9
Lên đi, chị cõng em
*
Thời gian đốt một nén hương nói dài không dài, nói ngắn không ngắn. Ước chừng hai mươi phút, sau khi nhang cháy hết, Khương Dư Sanh và Bạc Tô thu dọn đồ tế lễ trước mộ, chuẩn bị xuống núi.
Mỗi người ôm một cái thúng, đang định đi xuống mộ, Bạc Tô bỗng quay người lại, nhìn về phía thân cây tươi tốt sau sườn mộ, hỏi: "Đây là cây xoài năm xưa sao?"
Năm đó, lăng mộ vừa được xây chưa bao lâu, Bạc Lâm nghe nói tương lai có thể triển khai hệ thống nghĩa trang, những nghĩa trang tư nhân này có thể bị dỡ bỏ. Lo ngại bị ảnh chụp từ vệ tinh chú ý, ông ta đã học theo cách làm của những người có liên quan khác trên đảo, trồng nhiều cây xanh xung quanh nhằm che khuất ngôi mộ.
Phần lớn đều trồng cây bách, cây xoài này vốn thấp và trơ trụi, tự nhiên mọc ở vùng đất này, giữa những cây bách xanh tươi có chút lạc lõng. Bạc Lâm vốn muốn nhờ người chặt đi, lại bị thuyết phục làm như vậy, nói rằng nó có phong thủy riêng, tốt nhất không nên phá hủy.
Vì vậy, vào năm thứ hai tảo mộ, Khương Dư Sanh và Bạc Tô đều nhận ra cây xoài này trong nháy mắt.
Khương Dư Sanh trả lời cô: "Đúng vậy."
Bạc Tô thở dài: "Đã cao như vậy rồi."
Đúng vậy, cũng đã hơn mười năm rồi. Khương Dư Sanh thầm trả lời.
Lần cuối cùng cả hai cùng nhau đến thăm mộ là cách đây 12 năm, vào dịp Tết Thanh Minh khi Bạc Tô 18 tuổi.
Dường như Bạc Tô nghĩ đến điều gì, thì thầm rất nhẹ: "Bối đăng hòa nguyệt tựu hoa âm, thập niên tung tích thập niên tâm*."
(*: Chao ôi những đã mười năm, mười năm thương nhớ khắc hoài trong tim – Trích Ngu Mỹ Nhân – Nạp Lan Tính Đức.)
Khương Dư Sanh vẫn không đáp lời.
Nàng không biết lòng Bạc Tô như thế nào, nhưng dạ nàng đã không còn như trước nữa.
Bảy năm là đủ để tế bào trong cơ thể con người được đổi mới một lần chứ đừng nói đến mười năm?
Nàng lách người, không dừng nghỉ chân, im lặng xuống núi.
Bạc Tô cũng theo sau.
Đường núi có chút dốc, còn có chút bùn sau mưa chưa khô hẳn, Khương Dư Danh không khỏi đi chậm lại một chút.
Bạc Tô đi phía sau nàng, luôn im lặng, khi gần đến chân núi, cô hỏi nàng: "Vài ngày tới, tổ chương trình sẽ quay hình ở Bành Đảo, chỗ ở là nhà nghỉ B&B của Truyền Vũ, địa điểm quay cũng là khu nhà cũ của Truyền Vũ. Chu Đạo có thể nhận giao bữa trưa và bữa tối trong những ngày này được không?". truyện ngôn tình
Khương Dư Sanh muốn từ chối theo bản năng, nhưng Bạc Tô lại nói thêm: "Nếu buổi ghi hình kết thúc sớm vào buổi tối, bọn chị sẽ trực tiếp đến ăn. Nếu không kịp thời gian, bọn chị sẽ kêu người đến lấy."
"Các cửa hàng khác trên đảo không tiện lắm."
Cô nói chuyện rất lịch sự, có phong cách kinh doanh, không hề tỏ ra thiên vị cá nhân chút nào.
Khương Dư Sanh do dự.
Thôi vậy, kinh doanh ai mà chẳng muốn làm? Khương Dư Sanh gật đầu đồng ý theo lý trí.
*
Hai ngày tiếp theo, mọi người trong đội của Bạc Tô đều đến lấy bữa ăn đúng giờ, vào một buổi tối, buổi quay phim trong ngày dự kiến sẽ kết thúc sớm, Bạc Tô còn nhờ trợ lý Quản Thanh đặt chỗ với Khương Dư Sanh trước, dành một phòng riêng tiếp đón họ.
Đến ngày thứ ba, trời đã khuya, bầu trời u ám cả ngày cuối cùng cũng thay đổi hoàn toàn, bắt đầu mưa to. Đây là trận mưa lớn nhất kể từ đầu mùa xuân.
Khương Dư Sanh hỏi Quản Thanh: "Bữa tối hôm nay giao đến hay mọi người đến ăn thế?"
Một lúc sau, Quản Thanh mới trả lời: "Chị Khương, chắc là giao cơm qua đi. Hôm nay có lẽ bọn em phải tăng ca rồi, muộn một chút mới qua lấy được."
Khương Dư Sanh cũng không phản đối. Nàng đoán bốn mùa non nước đều có phong cảnh riêng, có lẽ bức tranh sơn thủy trong mưa bất chợt này cũng là khung cảnh mà Bạc Tô muốn chụp.
Theo thời gian lấy bữa do Quản Thanh gửi, nàng ước tính tốc độ, nhờ nhà bếp chuẩn bị những bữa ăn do Bạc Tô và những người khác yêu cầu, đóng gói lại, đắp thêm một lớp túi chống nước rồi đặt trước quầy phục vụ chờ người đến lấy.
Nước mưa tích tụ trên mái hiên hành lang ngoài cửa hàng không chảy xuống nhanh như mưa mà gần như lăn xuống thành suối nước trong động. Trên đường phố, không còn bóng dáng của khách du lịch nào.
Đã hơn bảy giờ vài phút, người quản lý hiện trường của đội Bạc Tô đến lấy cơm theo thỏa thuận muộn.
Cả người gần như ướt sũng, vừa vào cửa đã xắn tay áo thở dài: "Trời mưa to quá đi mất."
Khương Dư Sanh không đưa túi giao hàng mà thay vào đó đưa khăn giấy cho anh ta: "Đúng vậy, sao không mặc áo mưa đến đây thế?"
Người quản lý hiện trường cảm ơn nàng, lau mặt rồi nói: "Không ngờ trời lại mưa to như vậy, buổi quay phim hôm nay đều diễn ra trong nhà nên tôi không chuẩn bị gì cả. Lúc ra cửa mới sực nhớ ra, nhưng cũng không biết mua ở đâu."
Khương Dư Sanh tỏ ra đã hiểu: "Tiếc quá, chắc anh không mặc được cái có sẵn trong cửa hàng của bọn tôi rồi."
Trong cửa hàng họ đều là phụ nữ, chiếc áo mưa cỡ lớn nhất họ mang theo cũng giống như chiếc áo mà chính Khương Dư Sanh mặc, chỉ có cỡ 170. Nhân viên hiện trường cao lớn, cường tráng, nhìn sơ qua chắc phải hơn 180.
Nhân viên vội vàng nói: "Không sao đâu không sao đâu, nhưng..." Anh ta hỏi: "Bà chủ, từ chỗ cô đến nhà nghỉ có đường nào khác không? Là không cần phải đi đường kia đấy... Ôi, con dốc dài bên kia đường Bình Thành hình như có chút ngập, lúc mới tới đây, nước nhỏ giọt buộc phải băng qua, không biết giày tôi giẫm phải thứ gì, suýt chút nữa té ngã rồi."
Khương Dư Sanh biết rõ nơi đó địa hình thấp, đường ống thoát nước đã cũ, mưa to thực sự rất dễ tích tụ nước.
Nàng chỉ đường: "Có, sau khi ra khỏi chỗ chúng tôi, cứ đi theo con đường thường đi, xuống dưới. Đến ngã ba, anh đừng rẽ trái như thường lệ, cứ đi theo con đường bên phải, đi thẳng về phía trước, sau đó có một con hẻm có dòng chữ Độn Nam anh rẽ vào rồi đi đến cuối đường, rẽ phải, đi thẳng đến về phía trước, đến Vường Bách Thảo rồi rẽ trái là có thể vòng qua đoạn đường Bình Thành ngập nước, trở lại nhà nghỉ rồi."
Khi còn nhỏ, nàng đã sống ở Bành Đảo bảy năm, đã đi đến mọi ngóc ngách của Bành Đảo, trong đầu luôn có bản đồ rõ ràng về Bành Đảo, nhưng người phụ trách thì không.
Anh ta nghe xong, có vẻ hơi bối rối, rõ ràng là không nhớ gì cả.
Khương Dư Sanh thấy cửa hàng không có khách, anh ta che ô mang theo hai túi cơm lớn cũng không tiện, lập tức nói: "Để tôi dẫn anh đến đó."
Người quản lý nói đầy lịch sự: "Chuyện này... phiền cô quá."
Khương Dư Sanh mỉm cười: "Không sao đâu." Nếu anh ta không cẩn thận té ngã, các nàng phải chuẩn bị nhiều bữa ăn như vậy nữa sẽ càng phiền hơn.
Nàng nói với Hàn Nhiễm đang đứng trước quầy phục vụ rồi xoay đi đến phòng khách nhỏ lấy áo mưa mặc vào, sau đó cùng nhân viên hiện trường dầm mưa ra ngoài.
Mưa vẫn không ngớt, ngôi nhà cũ nằm trên một khu đất cao, gần lưng chừng núi, sát biển, gió biển thổi mạnh, Khương Dư Sanh mặc áo mưa, cầm ô, nhưng lại bị thổi đến tóc tai lộn xộn, ống quần ướt đẫm.
So với mưa to gió lớn bên ngoài, ngôi nhà cổ đầy yên bình, cảnh quay cũng có trật tự, những nhân viên nhàn rỗi đang ngồi thành từng nhóm dưới những chiếc ghế dài ở hành lang ngoài trời, nhìn núi biển mù sương phía xa xa.
Bạc Tô và một người trông giống như nhiếp ảnh gia đang nói chuyện trước ống kính, Quản Thanh thấy bữa ăn đã đến, nhanh chóng chạy đến báo cho Bạc Tô.
Bạc Tô ngừng nói, chào một tiếng với nhiếp ảnh gia và đạo diễn rồi quay lại mời mọi người dùng bữa trước, nhưng không ngờ lại nhìn thấy bóng dáng của Khương Dư Sanh.
Khương Dư Sanh đứng trước bàn bày đồ lặt vặt, đang bình tĩnh giúp lấy hộp cơm từ túi giao hàng ra, trên mặt tóc còn dính đầy vết mưa. Nàng vốn đã mảnh mai, không biết có phải do ánh sáng không, nhưng gương mặt nàng lại tái nhợt đến mức gần như ốm yếu, đôi môi đỏ mọng toát lên vẻ đẹp mong manh lay động lòng người.
Trái tim Bạc Tô dường như bị thứ gì đó móc vào, chân mày nhíu lại.
Cô đặt kịch bản bình luận trong tay xuống, sải bước về phía Khương Dư Sanh, hỏi nàng: "Sao em lại đến đây?"
Giọng nói có chút lạnh lùng, mang theo khí chất nghiêm túc vẫn chưa hoàn toàn mất đi bởi tính chất công việc.
Khương Dư Sanh sửng sốt một chút, cho rằng người ngoài tiến vào địa điểm ghi hình không tiện, lập tức xin lỗi: "Xin lỗi, là do địa điểm ghi hình không cho phép người ngoài vào sao? Tôi không biết."
Người quản lý hiện trường cũng nhanh chóng giải thích: "Bà chủ Khương dẫn đường giúp em. Đoạn đường lúc đó em đi qua bị ngập."
Bạc Tô nhận ra giọng điệu của mình có lẽ quá gay gắt nên dịu dàng nói: "Không phải. Bên ngoài mưa lớn như vậy, phiền em rồi."
"Vương Hạo, cậu cũng vất vả rồi. Đi thay quần áo đi."
Người phụ trách tên Vương Hạo thở phào nhẹ nhõm, gật đầu liên tục rồi đi đến phòng nghỉ tạm thời tìm quần áo khô.
Bạc Tô lại cúi đầu, nhìn ống quần của Khương Dư Sanh, hỏi nàng: "Dính nước à?"
Giọng nói này nhẹ nhàng đến mức không giống cô chút nào.
Khương Dư Sanh bỗng dưng hiểu được cô đang quan tâm gì.
Khương Dư Sanh sinh ra ở đất liền, trước khi đến Bành Đảo, nàng chưa bao giờ chứng kiến một cơn bão thực sự nào. Sau khi đến Bành Đảo, lần đầu tiên nghe thấy câu "bão đang đến" từ các bạn cùng lớp và người lớn, nàng vô cùng tò mò.
Trẻ con không hiểu tai họa, cơn bão thực sự ập đến vào ban đêm, gió mưa quét qua thế giới, rung chuyển cửa ra vào và cửa sổ, nàng không ngủ được nhưng không sợ hãi, đứng trước cửa sổ đóng kín, ngắm cơn mưa lạ suốt đêm.
Ngày hôm sau, không có cảnh báo bão đỏ nên học sinh phải đến lớp như thường lệ.
Bạc Tô dửng dưng, nhưng Khương Dư Sanh lại rất tò mò, vui vẻ rời đi khi dòng nước còn chưa rút.
Kết quả là, buổi trưa hôm đó đi học về, Khương Dư Sanh lập tức cởi giày cởi vớ, nắm lấy quai cặp sách của Bạc Tô, khẽ nói: "Chị ơi, em hơi ngứa."
Bạc Tô cúi đầu nhìn thấy những vết mẩn đỏ lờ mờ trên bàn chân và bắp chân thanh tú của nàng, im lìm như những ngọn đồi nhỏ, cảm giác được nàng bị dị ứng.
Không biết nguyên nhân, cô ngập ngừng đi đến tủ thuốc tìm thuốc dị ứng cho nàng.
Uống thuốc dị ứng nửa giờ, cơn ngứa cũng đã giảm, lúc nàng đến trường vào buổi chiều, vết mẩn ngứa gần như đã giảm bớt nên Bạc Tô cũng không mấy để ý.
Không ngờ sau mùa thu lại có cơn bão lớn thứ hai, Khương Dư Sanh lại lội nước đến trường. Hôm đó về, nàng sốt cao, nổi mẩn khắp người.
Bà Bạc đang đóng cửa trong phòng xem TV, Bạc Tô không phiền bà, đi thẳng ra cửa, tìm bác sĩ truyền cho Khương Dư Sanh một ít nước.
Cô hỏi bác sĩ: "Em ấy bị sao vậy?"
Bác sĩ nói: "Chắc là bị dị ứng. Trước kia từng gặp phải tình trạng này chưa? Hai đứa nên chú ý hơn trong việc ăn uống nhé."
Bạc Tô gật đầu đồng ý, khi đưa bác sĩ ra ngoài, cô lại thắc mắc tại sao nàng lại bị dị ứng. Khi đó, Bành Đảo không có đủ nguồn lực y tế, việc cô và Khương Dư Sanh, hai học sinh tiểu học ra vào đảo là điều không hề dễ dàng. Bạc Tô không có cách nào đưa Khương Dư Sanh đến một bệnh viện lớn để kiểm tra chất gây dị ứng giống như thông tin trên Internet được, cô chỉ có thể mờ mịt đoán từng cái một bằng phương pháp loại bỏ trong lòng.
Cho đến khi Khương Dư Sanh nũng nịu nói với cô: "Chị ơi, ngày mai em không đi học được không? Em không muốn mang giày ướt đến lớp nữa, dính dính khó chịu lắm."
Bạc Tô bỗng hiểu ra.
Cô hỏi Khương Dư Sanh: "Em có bao giờ bị phát ban khi bước xuống nước vào ngày mưa không?"
Khương Dư Sanh mở to đôi mắt to có chút ươn ướt vì khó chịu, ngoan ngoãn nói: "Em không biết, trước đó em không ra ngoài nhiều vào những ngày mưa. Khi còn đi học, bà luôn bắt em phải mang ủng đi mưa. Ở thành phố núi chưa bao giờ mưa to như vậy, nước cũng không cao như thế. "
"Hơn nữa, bà ngoại không cho em vọc nước, em cũng chưa từng dẫm qua."
Bạc Tô im lặng.
Nhưng từ đó về sau, cô không cho Khương Dư Sanh giẫm nước vào ngày mưa nữa. Cô nhờ bà Bạc mua cho nàng một đôi ủng đi mưa, mỗi lần trời mưa đều bảo nàng mang ủng đi.
Chỉ là nhiều khi, những cơn bão dữ dội luôn ập đến khiến người dân không kịp chuẩn bị.
Năm sau, mùa bão lại đến, ủng đi mưa của Khương Dư Sanh quá nhỏ, không kịp mua ủng mới.
Lúc đó bà Bạc không còn nữa, khi cơn bão đầu tiên ập đến, bảo mẫu của các nàng thừa dịp cơn bão đầu mưa còn nhỏ, đưa ô cho các nàng rồi đi về.
Lúc tan học, trời đổ mưa to, những vũng nước sâu tích tụ trên con đường trũng cách cổng trường không xa nên tránh cũng không được.
Con đường đầy rẫy phụ huynh đến đón con, Trang Truyền Vũ và một người bạn khác của Khương Dư Sanh là Trần Thự cũng được gia đình đón, chỉ còn lại Khương Dư Sanh và Bạc Tô đứng ở cổng trường.
"Lên đi." Bạc Tô bỗng dưng nói.
Khương Dư Sanh chưa kịp phản ứng.
Bạc Tô cõng cặp sách về phía trước, ngồi xổm xuống, lại nói: "Lên đi, chị cõng em."
Khương Dư Sanh cảm giác như có thứ gì đó chợt sụp đổ trong lòng, mềm nhũn.
Nàng từ chối: "Không cần đâu chị, em đi bộ qua rồi về nhà uống thuốc là được rồi."
Nhưng Bạc Tô lại rất kiên nhẫn, thúc giục nàng: "Mau lên."
Khương Dư Sanh không lay chuyển được, do dự vài giây, nàng đành phải đóng ô của mình lại, cầm lấy ô của Bạc Tô, chậm rãi nằm xuống tấm lưng gầy gò của cô.
Bạc Tô đưa tay ra sau, đỡ đùi nàng rồi vững vàng đứng dậy.
Lúc đó cô đang học lớp 5, đã cao 1m6, nổi bật trong nhóm học sinh tiểu học, nhưng việc cõng Khương Dư Sanh, người đã cao hơn 1,4m không hề dễ dàng.
Nhưng mỗi bước đi của Bạc Tô đều rất vững vàng, khiến Khương Dư Sanh cảm thấy cực kỳ yên tâm.
Dù ngoài ô mưa gió cuồn cuộn đến cỡ nào, nhưng trong ô lại đầy yên bình. Khương Dư Sanh vòng tay qua cổ Bạc Tô, nói: "Chị, chị là người đầu tiên cõng em đấy."
Nàng đã viết và mơ mộng về việc được cõng và yêu thương nhiều lần trong nhật ký và sáng tác hàng tuần của mình, nhưng đây là lần đầu tiên có người thực sự cõng nàng trên lưng, che chở cho nàng khỏi tai họa, đau đớn, nâng đỡ nàng trong mưa gió.
Nàng cảm thấy cơ thể ấm áp, nhưng nước mắt lại làm ướt gáy Bạc Tô.
Bạc Tô thoáng khựng lại, im lặng, không nói gì, chỉ cõng nàng cao hơn, bước đi vững vàng hơn.
Quá khứ giống như mật hết hạn, bất ngờ ập vào cổ họng Khương Dư Sanh, làm nàng đau rát, ngạt thở.
Vẻ mặt nàng tối sầm lại.
Nàng trả lời Bạc Tô: "Không sao, chỉ bị nước mưa làm ướt thôi."
Nàng cầm ô nói: "Tôi đi trước."
Bạc Tô giữ nàng lại: "Đợi tạnh mưa rồi hẳn đi."
Cô thấy mưa vẫn nặng hạt.
Khương Dư Sanh lắc đầu.
Nhiều năm qua, nàng không chỉ cày qua những vũng nước mưa gió mà còn cả cống rãnh, mương bùn.
Năm đó Bắc Thành tuyết rơi lạnh buốt, cô không lo nàng không có nơi nào ở, hay chết cóng tha hương? Bây giờ lại lo lắng cho nàng, liệu có phải quá dư thừa và nực cười không?
Nàng chưa bao giờ là một bông hoa trong nhà kính, bây giờ cùng lắm chỉ là từ mưa gió đến, rồi trở về cùng gió mưa.
Khương Dư Sanh mở ô, quay người, không chút sợ hãi, bước vào mưa bụi triền miên.
- -
--------
Lời editor: Các bạn đọc xong vui lòng ủng hộ mình bằng nút VOTE, nếu có thể cho mình một LIKE một SHARE một FOLLOW luôn nha cả nhà ơi, xin chân thành cảm ơn các bạn rất nhiều.
*
Thời gian đốt một nén hương nói dài không dài, nói ngắn không ngắn. Ước chừng hai mươi phút, sau khi nhang cháy hết, Khương Dư Sanh và Bạc Tô thu dọn đồ tế lễ trước mộ, chuẩn bị xuống núi.
Mỗi người ôm một cái thúng, đang định đi xuống mộ, Bạc Tô bỗng quay người lại, nhìn về phía thân cây tươi tốt sau sườn mộ, hỏi: "Đây là cây xoài năm xưa sao?"
Năm đó, lăng mộ vừa được xây chưa bao lâu, Bạc Lâm nghe nói tương lai có thể triển khai hệ thống nghĩa trang, những nghĩa trang tư nhân này có thể bị dỡ bỏ. Lo ngại bị ảnh chụp từ vệ tinh chú ý, ông ta đã học theo cách làm của những người có liên quan khác trên đảo, trồng nhiều cây xanh xung quanh nhằm che khuất ngôi mộ.
Phần lớn đều trồng cây bách, cây xoài này vốn thấp và trơ trụi, tự nhiên mọc ở vùng đất này, giữa những cây bách xanh tươi có chút lạc lõng. Bạc Lâm vốn muốn nhờ người chặt đi, lại bị thuyết phục làm như vậy, nói rằng nó có phong thủy riêng, tốt nhất không nên phá hủy.
Vì vậy, vào năm thứ hai tảo mộ, Khương Dư Sanh và Bạc Tô đều nhận ra cây xoài này trong nháy mắt.
Khương Dư Sanh trả lời cô: "Đúng vậy."
Bạc Tô thở dài: "Đã cao như vậy rồi."
Đúng vậy, cũng đã hơn mười năm rồi. Khương Dư Sanh thầm trả lời.
Lần cuối cùng cả hai cùng nhau đến thăm mộ là cách đây 12 năm, vào dịp Tết Thanh Minh khi Bạc Tô 18 tuổi.
Dường như Bạc Tô nghĩ đến điều gì, thì thầm rất nhẹ: "Bối đăng hòa nguyệt tựu hoa âm, thập niên tung tích thập niên tâm*."
(*: Chao ôi những đã mười năm, mười năm thương nhớ khắc hoài trong tim – Trích Ngu Mỹ Nhân – Nạp Lan Tính Đức.)
Khương Dư Sanh vẫn không đáp lời.
Nàng không biết lòng Bạc Tô như thế nào, nhưng dạ nàng đã không còn như trước nữa.
Bảy năm là đủ để tế bào trong cơ thể con người được đổi mới một lần chứ đừng nói đến mười năm?
Nàng lách người, không dừng nghỉ chân, im lặng xuống núi.
Bạc Tô cũng theo sau.
Đường núi có chút dốc, còn có chút bùn sau mưa chưa khô hẳn, Khương Dư Danh không khỏi đi chậm lại một chút.
Bạc Tô đi phía sau nàng, luôn im lặng, khi gần đến chân núi, cô hỏi nàng: "Vài ngày tới, tổ chương trình sẽ quay hình ở Bành Đảo, chỗ ở là nhà nghỉ B&B của Truyền Vũ, địa điểm quay cũng là khu nhà cũ của Truyền Vũ. Chu Đạo có thể nhận giao bữa trưa và bữa tối trong những ngày này được không?". truyện ngôn tình
Khương Dư Sanh muốn từ chối theo bản năng, nhưng Bạc Tô lại nói thêm: "Nếu buổi ghi hình kết thúc sớm vào buổi tối, bọn chị sẽ trực tiếp đến ăn. Nếu không kịp thời gian, bọn chị sẽ kêu người đến lấy."
"Các cửa hàng khác trên đảo không tiện lắm."
Cô nói chuyện rất lịch sự, có phong cách kinh doanh, không hề tỏ ra thiên vị cá nhân chút nào.
Khương Dư Sanh do dự.
Thôi vậy, kinh doanh ai mà chẳng muốn làm? Khương Dư Sanh gật đầu đồng ý theo lý trí.
*
Hai ngày tiếp theo, mọi người trong đội của Bạc Tô đều đến lấy bữa ăn đúng giờ, vào một buổi tối, buổi quay phim trong ngày dự kiến sẽ kết thúc sớm, Bạc Tô còn nhờ trợ lý Quản Thanh đặt chỗ với Khương Dư Sanh trước, dành một phòng riêng tiếp đón họ.
Đến ngày thứ ba, trời đã khuya, bầu trời u ám cả ngày cuối cùng cũng thay đổi hoàn toàn, bắt đầu mưa to. Đây là trận mưa lớn nhất kể từ đầu mùa xuân.
Khương Dư Sanh hỏi Quản Thanh: "Bữa tối hôm nay giao đến hay mọi người đến ăn thế?"
Một lúc sau, Quản Thanh mới trả lời: "Chị Khương, chắc là giao cơm qua đi. Hôm nay có lẽ bọn em phải tăng ca rồi, muộn một chút mới qua lấy được."
Khương Dư Sanh cũng không phản đối. Nàng đoán bốn mùa non nước đều có phong cảnh riêng, có lẽ bức tranh sơn thủy trong mưa bất chợt này cũng là khung cảnh mà Bạc Tô muốn chụp.
Theo thời gian lấy bữa do Quản Thanh gửi, nàng ước tính tốc độ, nhờ nhà bếp chuẩn bị những bữa ăn do Bạc Tô và những người khác yêu cầu, đóng gói lại, đắp thêm một lớp túi chống nước rồi đặt trước quầy phục vụ chờ người đến lấy.
Nước mưa tích tụ trên mái hiên hành lang ngoài cửa hàng không chảy xuống nhanh như mưa mà gần như lăn xuống thành suối nước trong động. Trên đường phố, không còn bóng dáng của khách du lịch nào.
Đã hơn bảy giờ vài phút, người quản lý hiện trường của đội Bạc Tô đến lấy cơm theo thỏa thuận muộn.
Cả người gần như ướt sũng, vừa vào cửa đã xắn tay áo thở dài: "Trời mưa to quá đi mất."
Khương Dư Sanh không đưa túi giao hàng mà thay vào đó đưa khăn giấy cho anh ta: "Đúng vậy, sao không mặc áo mưa đến đây thế?"
Người quản lý hiện trường cảm ơn nàng, lau mặt rồi nói: "Không ngờ trời lại mưa to như vậy, buổi quay phim hôm nay đều diễn ra trong nhà nên tôi không chuẩn bị gì cả. Lúc ra cửa mới sực nhớ ra, nhưng cũng không biết mua ở đâu."
Khương Dư Sanh tỏ ra đã hiểu: "Tiếc quá, chắc anh không mặc được cái có sẵn trong cửa hàng của bọn tôi rồi."
Trong cửa hàng họ đều là phụ nữ, chiếc áo mưa cỡ lớn nhất họ mang theo cũng giống như chiếc áo mà chính Khương Dư Sanh mặc, chỉ có cỡ 170. Nhân viên hiện trường cao lớn, cường tráng, nhìn sơ qua chắc phải hơn 180.
Nhân viên vội vàng nói: "Không sao đâu không sao đâu, nhưng..." Anh ta hỏi: "Bà chủ, từ chỗ cô đến nhà nghỉ có đường nào khác không? Là không cần phải đi đường kia đấy... Ôi, con dốc dài bên kia đường Bình Thành hình như có chút ngập, lúc mới tới đây, nước nhỏ giọt buộc phải băng qua, không biết giày tôi giẫm phải thứ gì, suýt chút nữa té ngã rồi."
Khương Dư Sanh biết rõ nơi đó địa hình thấp, đường ống thoát nước đã cũ, mưa to thực sự rất dễ tích tụ nước.
Nàng chỉ đường: "Có, sau khi ra khỏi chỗ chúng tôi, cứ đi theo con đường thường đi, xuống dưới. Đến ngã ba, anh đừng rẽ trái như thường lệ, cứ đi theo con đường bên phải, đi thẳng về phía trước, sau đó có một con hẻm có dòng chữ Độn Nam anh rẽ vào rồi đi đến cuối đường, rẽ phải, đi thẳng đến về phía trước, đến Vường Bách Thảo rồi rẽ trái là có thể vòng qua đoạn đường Bình Thành ngập nước, trở lại nhà nghỉ rồi."
Khi còn nhỏ, nàng đã sống ở Bành Đảo bảy năm, đã đi đến mọi ngóc ngách của Bành Đảo, trong đầu luôn có bản đồ rõ ràng về Bành Đảo, nhưng người phụ trách thì không.
Anh ta nghe xong, có vẻ hơi bối rối, rõ ràng là không nhớ gì cả.
Khương Dư Sanh thấy cửa hàng không có khách, anh ta che ô mang theo hai túi cơm lớn cũng không tiện, lập tức nói: "Để tôi dẫn anh đến đó."
Người quản lý nói đầy lịch sự: "Chuyện này... phiền cô quá."
Khương Dư Sanh mỉm cười: "Không sao đâu." Nếu anh ta không cẩn thận té ngã, các nàng phải chuẩn bị nhiều bữa ăn như vậy nữa sẽ càng phiền hơn.
Nàng nói với Hàn Nhiễm đang đứng trước quầy phục vụ rồi xoay đi đến phòng khách nhỏ lấy áo mưa mặc vào, sau đó cùng nhân viên hiện trường dầm mưa ra ngoài.
Mưa vẫn không ngớt, ngôi nhà cũ nằm trên một khu đất cao, gần lưng chừng núi, sát biển, gió biển thổi mạnh, Khương Dư Sanh mặc áo mưa, cầm ô, nhưng lại bị thổi đến tóc tai lộn xộn, ống quần ướt đẫm.
So với mưa to gió lớn bên ngoài, ngôi nhà cổ đầy yên bình, cảnh quay cũng có trật tự, những nhân viên nhàn rỗi đang ngồi thành từng nhóm dưới những chiếc ghế dài ở hành lang ngoài trời, nhìn núi biển mù sương phía xa xa.
Bạc Tô và một người trông giống như nhiếp ảnh gia đang nói chuyện trước ống kính, Quản Thanh thấy bữa ăn đã đến, nhanh chóng chạy đến báo cho Bạc Tô.
Bạc Tô ngừng nói, chào một tiếng với nhiếp ảnh gia và đạo diễn rồi quay lại mời mọi người dùng bữa trước, nhưng không ngờ lại nhìn thấy bóng dáng của Khương Dư Sanh.
Khương Dư Sanh đứng trước bàn bày đồ lặt vặt, đang bình tĩnh giúp lấy hộp cơm từ túi giao hàng ra, trên mặt tóc còn dính đầy vết mưa. Nàng vốn đã mảnh mai, không biết có phải do ánh sáng không, nhưng gương mặt nàng lại tái nhợt đến mức gần như ốm yếu, đôi môi đỏ mọng toát lên vẻ đẹp mong manh lay động lòng người.
Trái tim Bạc Tô dường như bị thứ gì đó móc vào, chân mày nhíu lại.
Cô đặt kịch bản bình luận trong tay xuống, sải bước về phía Khương Dư Sanh, hỏi nàng: "Sao em lại đến đây?"
Giọng nói có chút lạnh lùng, mang theo khí chất nghiêm túc vẫn chưa hoàn toàn mất đi bởi tính chất công việc.
Khương Dư Sanh sửng sốt một chút, cho rằng người ngoài tiến vào địa điểm ghi hình không tiện, lập tức xin lỗi: "Xin lỗi, là do địa điểm ghi hình không cho phép người ngoài vào sao? Tôi không biết."
Người quản lý hiện trường cũng nhanh chóng giải thích: "Bà chủ Khương dẫn đường giúp em. Đoạn đường lúc đó em đi qua bị ngập."
Bạc Tô nhận ra giọng điệu của mình có lẽ quá gay gắt nên dịu dàng nói: "Không phải. Bên ngoài mưa lớn như vậy, phiền em rồi."
"Vương Hạo, cậu cũng vất vả rồi. Đi thay quần áo đi."
Người phụ trách tên Vương Hạo thở phào nhẹ nhõm, gật đầu liên tục rồi đi đến phòng nghỉ tạm thời tìm quần áo khô.
Bạc Tô lại cúi đầu, nhìn ống quần của Khương Dư Sanh, hỏi nàng: "Dính nước à?"
Giọng nói này nhẹ nhàng đến mức không giống cô chút nào.
Khương Dư Sanh bỗng dưng hiểu được cô đang quan tâm gì.
Khương Dư Sanh sinh ra ở đất liền, trước khi đến Bành Đảo, nàng chưa bao giờ chứng kiến một cơn bão thực sự nào. Sau khi đến Bành Đảo, lần đầu tiên nghe thấy câu "bão đang đến" từ các bạn cùng lớp và người lớn, nàng vô cùng tò mò.
Trẻ con không hiểu tai họa, cơn bão thực sự ập đến vào ban đêm, gió mưa quét qua thế giới, rung chuyển cửa ra vào và cửa sổ, nàng không ngủ được nhưng không sợ hãi, đứng trước cửa sổ đóng kín, ngắm cơn mưa lạ suốt đêm.
Ngày hôm sau, không có cảnh báo bão đỏ nên học sinh phải đến lớp như thường lệ.
Bạc Tô dửng dưng, nhưng Khương Dư Sanh lại rất tò mò, vui vẻ rời đi khi dòng nước còn chưa rút.
Kết quả là, buổi trưa hôm đó đi học về, Khương Dư Sanh lập tức cởi giày cởi vớ, nắm lấy quai cặp sách của Bạc Tô, khẽ nói: "Chị ơi, em hơi ngứa."
Bạc Tô cúi đầu nhìn thấy những vết mẩn đỏ lờ mờ trên bàn chân và bắp chân thanh tú của nàng, im lìm như những ngọn đồi nhỏ, cảm giác được nàng bị dị ứng.
Không biết nguyên nhân, cô ngập ngừng đi đến tủ thuốc tìm thuốc dị ứng cho nàng.
Uống thuốc dị ứng nửa giờ, cơn ngứa cũng đã giảm, lúc nàng đến trường vào buổi chiều, vết mẩn ngứa gần như đã giảm bớt nên Bạc Tô cũng không mấy để ý.
Không ngờ sau mùa thu lại có cơn bão lớn thứ hai, Khương Dư Sanh lại lội nước đến trường. Hôm đó về, nàng sốt cao, nổi mẩn khắp người.
Bà Bạc đang đóng cửa trong phòng xem TV, Bạc Tô không phiền bà, đi thẳng ra cửa, tìm bác sĩ truyền cho Khương Dư Sanh một ít nước.
Cô hỏi bác sĩ: "Em ấy bị sao vậy?"
Bác sĩ nói: "Chắc là bị dị ứng. Trước kia từng gặp phải tình trạng này chưa? Hai đứa nên chú ý hơn trong việc ăn uống nhé."
Bạc Tô gật đầu đồng ý, khi đưa bác sĩ ra ngoài, cô lại thắc mắc tại sao nàng lại bị dị ứng. Khi đó, Bành Đảo không có đủ nguồn lực y tế, việc cô và Khương Dư Sanh, hai học sinh tiểu học ra vào đảo là điều không hề dễ dàng. Bạc Tô không có cách nào đưa Khương Dư Sanh đến một bệnh viện lớn để kiểm tra chất gây dị ứng giống như thông tin trên Internet được, cô chỉ có thể mờ mịt đoán từng cái một bằng phương pháp loại bỏ trong lòng.
Cho đến khi Khương Dư Sanh nũng nịu nói với cô: "Chị ơi, ngày mai em không đi học được không? Em không muốn mang giày ướt đến lớp nữa, dính dính khó chịu lắm."
Bạc Tô bỗng hiểu ra.
Cô hỏi Khương Dư Sanh: "Em có bao giờ bị phát ban khi bước xuống nước vào ngày mưa không?"
Khương Dư Sanh mở to đôi mắt to có chút ươn ướt vì khó chịu, ngoan ngoãn nói: "Em không biết, trước đó em không ra ngoài nhiều vào những ngày mưa. Khi còn đi học, bà luôn bắt em phải mang ủng đi mưa. Ở thành phố núi chưa bao giờ mưa to như vậy, nước cũng không cao như thế. "
"Hơn nữa, bà ngoại không cho em vọc nước, em cũng chưa từng dẫm qua."
Bạc Tô im lặng.
Nhưng từ đó về sau, cô không cho Khương Dư Sanh giẫm nước vào ngày mưa nữa. Cô nhờ bà Bạc mua cho nàng một đôi ủng đi mưa, mỗi lần trời mưa đều bảo nàng mang ủng đi.
Chỉ là nhiều khi, những cơn bão dữ dội luôn ập đến khiến người dân không kịp chuẩn bị.
Năm sau, mùa bão lại đến, ủng đi mưa của Khương Dư Sanh quá nhỏ, không kịp mua ủng mới.
Lúc đó bà Bạc không còn nữa, khi cơn bão đầu tiên ập đến, bảo mẫu của các nàng thừa dịp cơn bão đầu mưa còn nhỏ, đưa ô cho các nàng rồi đi về.
Lúc tan học, trời đổ mưa to, những vũng nước sâu tích tụ trên con đường trũng cách cổng trường không xa nên tránh cũng không được.
Con đường đầy rẫy phụ huynh đến đón con, Trang Truyền Vũ và một người bạn khác của Khương Dư Sanh là Trần Thự cũng được gia đình đón, chỉ còn lại Khương Dư Sanh và Bạc Tô đứng ở cổng trường.
"Lên đi." Bạc Tô bỗng dưng nói.
Khương Dư Sanh chưa kịp phản ứng.
Bạc Tô cõng cặp sách về phía trước, ngồi xổm xuống, lại nói: "Lên đi, chị cõng em."
Khương Dư Sanh cảm giác như có thứ gì đó chợt sụp đổ trong lòng, mềm nhũn.
Nàng từ chối: "Không cần đâu chị, em đi bộ qua rồi về nhà uống thuốc là được rồi."
Nhưng Bạc Tô lại rất kiên nhẫn, thúc giục nàng: "Mau lên."
Khương Dư Sanh không lay chuyển được, do dự vài giây, nàng đành phải đóng ô của mình lại, cầm lấy ô của Bạc Tô, chậm rãi nằm xuống tấm lưng gầy gò của cô.
Bạc Tô đưa tay ra sau, đỡ đùi nàng rồi vững vàng đứng dậy.
Lúc đó cô đang học lớp 5, đã cao 1m6, nổi bật trong nhóm học sinh tiểu học, nhưng việc cõng Khương Dư Sanh, người đã cao hơn 1,4m không hề dễ dàng.
Nhưng mỗi bước đi của Bạc Tô đều rất vững vàng, khiến Khương Dư Sanh cảm thấy cực kỳ yên tâm.
Dù ngoài ô mưa gió cuồn cuộn đến cỡ nào, nhưng trong ô lại đầy yên bình. Khương Dư Sanh vòng tay qua cổ Bạc Tô, nói: "Chị, chị là người đầu tiên cõng em đấy."
Nàng đã viết và mơ mộng về việc được cõng và yêu thương nhiều lần trong nhật ký và sáng tác hàng tuần của mình, nhưng đây là lần đầu tiên có người thực sự cõng nàng trên lưng, che chở cho nàng khỏi tai họa, đau đớn, nâng đỡ nàng trong mưa gió.
Nàng cảm thấy cơ thể ấm áp, nhưng nước mắt lại làm ướt gáy Bạc Tô.
Bạc Tô thoáng khựng lại, im lặng, không nói gì, chỉ cõng nàng cao hơn, bước đi vững vàng hơn.
Quá khứ giống như mật hết hạn, bất ngờ ập vào cổ họng Khương Dư Sanh, làm nàng đau rát, ngạt thở.
Vẻ mặt nàng tối sầm lại.
Nàng trả lời Bạc Tô: "Không sao, chỉ bị nước mưa làm ướt thôi."
Nàng cầm ô nói: "Tôi đi trước."
Bạc Tô giữ nàng lại: "Đợi tạnh mưa rồi hẳn đi."
Cô thấy mưa vẫn nặng hạt.
Khương Dư Sanh lắc đầu.
Nhiều năm qua, nàng không chỉ cày qua những vũng nước mưa gió mà còn cả cống rãnh, mương bùn.
Năm đó Bắc Thành tuyết rơi lạnh buốt, cô không lo nàng không có nơi nào ở, hay chết cóng tha hương? Bây giờ lại lo lắng cho nàng, liệu có phải quá dư thừa và nực cười không?
Nàng chưa bao giờ là một bông hoa trong nhà kính, bây giờ cùng lắm chỉ là từ mưa gió đến, rồi trở về cùng gió mưa.
Khương Dư Sanh mở ô, quay người, không chút sợ hãi, bước vào mưa bụi triền miên.
- -
--------
Lời editor: Các bạn đọc xong vui lòng ủng hộ mình bằng nút VOTE, nếu có thể cho mình một LIKE một SHARE một FOLLOW luôn nha cả nhà ơi, xin chân thành cảm ơn các bạn rất nhiều.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất