Hệ Thống Thăng Cấp Cải Tạo Phú Nhị Đại
Chương 9: Một chủ ngoại một chủ nội
Edit: Tiểu Khê
Đường Dịch nhíu mày: "Chàng cái gì mà chàng, mau lại đây nào, chăn này lớn như thế đủ cho hai người đắp đấy. "
Ôn Ngôn: "..." Mặt nóng quá làm sao giờ!
Đương nhiên Đường Dịch biết Ôn Ngôn ngại cái gì, chỉ là vẻ ngại ngùng thầm vui trên gương mặt kia nên hắn cố ý trêu y.
"Nghĩ gì đấy? Mau lại đây, sẽ không làm gì em đâu!" Đường Dịch nói vậy càng khiến mặt Ôn Ngôn đỏ hơn.
Làm gì là làm gì chứ! Nghĩ rằng mấy suy nghĩ lung tung của mình bị nhìn ra nên Ôn Ngôn cảm thấy không còn mặt mũi nhìn người khác nữa, đang ngại ngùng thì cảm thấy cánh tay mình bị túm lấy, chưa kịp phản ứng đã bị lôi vào trong chăn ấm áp.
Đường Dịch ngáp một cái, như đang rất vô tội nói: "Mỗi người một bên, không xâm phạm lẫn nhau, mau ngủ đi nào, ngày mai ta còn phải lên trấn nữa." Nói xong liền trở mình ngủ.
Để lại mình Ôn Ngôn cứng ngắc tay chân nằm đó, toàn thân nóng bừng lên trừng mắt nhìn nóc nhà.
Sáng hôm sau, lúc Đường Dịch rời giường liền phát hiện Ôn Ngôn đã bận rộn nấu cơm trong bếp, chăn trên giường còn rất phẳng như lúc hai người đi ngủ vào tối hôm qua, mỗi người một bên, ở giữa còn có một lằn sâu.
Đường Dịch cười cười, cậu thiếu niên nhỏ này quá đơn thuần không hiểu chuyện tình ái, hắn không thể không phụ trách, dù cho từ trước đến giờ bên người hắn lúc nào cũng có người, qua đêm không hề do dự nhưng Đường Dịch luôn hiểu rõ, người nào có thể chơi được và người nào không thể chơi.
Ôn Ngôn chính là người không thể chơi đùa được, y không giống như những thiếu niên bên gối hồi trước có thể thoải mái chơi thoải mái đi, y là thiếu niên nhà nông đơn thuần giản dị, theo cả một đời bên chồng.
Cho nên trừ khi Đường Dịch xác định hai người đều thích nhau, tình ý sâu đậm, nếu không thì sẽ giữ vững trạng thái thuần khiết này, dù cho mình vẫn luôn nuôi Ôn Ngôn cũng không sao, không thể đề cho dục vọng nhất thời mà khiến y thương tâm.
Trông thấy Đường Dịch, mặt Ôn Ngôn hơi hồng lên, không biết do hơi nóng của cháo hun lên hay do nguyên nhân gì khác, y dùng bột tạp lương làm thành mì dẹt, sau đó múc đầy hai bát lớn, trong đó trên mặt cháo của một bát còn có một quả trứng chần.
Sau khi Đường Dịch rửa mặt xong xuôi, nhìn hai bát mì liền nhíu nhíu mày, không nói lời nào liền bưng lấy bát không có quả trứng chần kia. Ôn Ngôn ngăn hắn lại: "Chàng ăn bát này đi, em ở nhà không tốn sức gì nên không cần phải ăn trứng gà."
Tay Đường Dịch vẫn không ngừng lại, gắp một miếng vào trong miệng: "Đã nhiều ngày vậy rồi mà em vẫn còn khách khí với ta như vậy làm gì, ta đã nói sớm không cho phép em ăn ít rồi mà sao em vẫn khắt khe với mình thế."
Ôn Ngôn cọ cọ tay, này sao tính là khắt khe được, một bát mì lớn như vậy, trong thôn đâu phải ai cũng có thể ăn như vậy được. Nhưng y nhìn ra Đường Dịch thật sự hơi không vui nên vội vã rối rắm giải thích: "Trong nhà chỉ có hai quả trứng gà nên em mới tiết kiệm lại, nếu chàng không chịu vậy em luộc quả kia luôn nha."
Đường Dịch thấy đôi mắt to của thiếu niên trong suốt, còn mang theo chút hơi sợ, đột nhiên cảm thấy thương tiếc, thở dài nói: "Ôn Ngôn, em phải nhớ rằng, ta cố gắng kiếm tiền nuôi gia đình là để bất kể ta có nhà hay không thì chỉ cần em ở nhà, ta sẽ không để em thiếu đồ ăn nên em đừng tiếp tục khắt khe với mình như vậy, ta nuôi nổi, hiều không."
Trong đôi mắt to của Ôn Ngôn càng lộ vẻ hoảng sợ, có nhà hay không là có ý gì chứ, chẳng lẽ Đường Dịch chưa hề nghĩ đến sống với mình sao, chàng ấy, chàng ấy vẫn đang kiên trì với ước định một tháng kia sao... Vậy, vậy sao tối hôm qua, tại sao chàng ấy làm như vậy...
Đường Dịch không ngờ rằng cậu thiếu niên sẽ hiểu lầm ý của mình, hắn chỉ muốn nói dù cho em ấy có như thế nào hắn đều nuôi nổi, nên em ấy không cần phải tiết kiệm cắt bớt khẩu phần ăn của mình để lấy lòng mình mà thôi.
Hắn chỉ cho rằng thiếu niên đang ấm ức, đẩy bát mì có quả trứng chần lên phía trước: "Em ăn đi, ta phải lên trấn, có lẽ buổi trưa sẽ trở về."
Nói xong liền rời đi.
Đến tiệm sách Bác Quảng liền phát hiện thế mà chưởng quỹ lại đóng cửa rồi, Đường Dịch vội vãn chạy tới ngăn cản chưởng quỹ, hỏi: "Sao mà ban ngày đã đóng cửa mất rồi vậy?"
Chưởng quỹ cười đáp: "Dù sao cũng chẳng có khách nào, đóng cửa sớm một chút về nhà sửa mái, không mấy ngày nữa trời sẽ mưa rồi!"
Đường Dịch cười đáp: "Vậy ngài đừng vội, ta đây có hai bức tranh, ngài xem qua một chút rồi về sửa mái cũng không muộn."
Chưởng quỹ dừng công việc trong tay lại, cười híp mắt nói: "Được đó, dù sao cũng không vội, nào, vào đây."
Đợi đến lúc Đường Dịch lấy từ trong túi ra hai tấm vẽ mỹ nhân, chưởng quỹ nhìn qua liền không bình tĩnh nổi.
"Đây... Đây là phong cách vẽ gì?"
"Thật sinh động biết bao! Là ai vẽ nó?"
Đường Dịch mỉm cười, nói: "Của một vị tiên sinh già, ông ấy không muốn gặp người khác nên để ta mang nó đến, nếu như ngài muốn thì ông ấy sẽ vẽ một ít để bán ở đây, đều theo trình độ này."
Chưởng quỹ nhìn đi nhìn lại bức tranh một lúc, cất lời khen: "Vẽ đẹp lắm, nhất định có thể bán được, không biết bị tiên sinh này muốn bao nhiêu?"
Đường Dịch kéo chưởng quỹ ngồi xuống, nói: "Trước hết ta phải nói rõ với ngài chuyện này, tấm này là vẽ lại nhân vật trong thoại bản, chính là Quý Chi. Lão tiên sinh thích đọc thoại bản nên mỗi tháng đồng ý vẽ bốn tấm, còn khắc in bao nhiêu bản thì ông ấy sẽ không quản tới, có điều lão tiên sinh có nói rằng để vẽ tốt hơn cần màu sắc rực rỡ hơn, như vậy mới dễ bán được, cho nên còn phải mượn chưởng quỹ chút thuốc màu."
Chưởng quỹ sửng sốt, thâm thúy nhìn Đường Dịch: "Vị tiên sinh kia có tay nghề như vậy lại không mua nổi thuốc màu ư?"
Đường Dịch cũng thâm ý đáp lại: "Đúng thật là không có tiền."
Hai người nhìn nhau, chưởng quỹ đã rõ như gương, nào có vị tiên sinh già nào, rõ ràng là người trẻ tuổi này không muốn để ai biết. Có điều cũng chả sao cả, ông chỉ cần phụ trách bán lấy tiền là được, bí mật của người khác cũng chẳng hứng thú gì.
Chưởng quỹ đắn đo suy nghĩ một lúc, sau đó mới đưa ra quyết định nói: "Tranh này của cậu quả thực đặc biệt, ta đoán sẽ bán được không ít, có điều thật lòng mà nói, ta cũng không chắc có thể bán được bao nhiêu, nếu cậu thật lòng muốn hợp tác..."
Chưởng quỹ nói: "Chỗ ta còn một túi thuốc màu, cậu cầm về vẽ trước, còn bức tranh này để đây bán trước xem sao, chờ nhìn lượng tiêu thụ rồi mới quyết định giá cả hợp tác lâu dài, thế nào?"
Đường Dịch không có ý kiến, cười nói: "Chưởng quỹ quả nhiên là thành thật người."
Chưởng quỹ vuốt râu mép nói: "Lần này cậu muốn bao nhiêu giấy bút?"
"Bút muốn ba cây, giấy muốn hai mươi tờ."
"Nhiều vậy!" Chưởng quỹ than: "Chẳng lẽ cậu đều muốn miễn phí hả?"
Đường Dịch gãi đầu, ngại ngùng nói: "Quả thực không có tiền, trừ vào tiền bán tranh được không?"
Thấy chưởng quỹ còn muốn nói gì nữa, Đường Dịch giành nói trước: "Nhưng ta có thể thay vị tiên sinh ấy ký hiệp ước, về sau tranh của ông ấy chỉ bán ở đây thôi!"
Chưởng quỹ vuốt râu thầm tính toán, Đường Dịch lại đánh ra một chiêu lớn nữa: "Về sau ta đọc sách đều mua giấy bút từ chỗ ông luôn!"
Chưởng quỹ dừng tay lại, ngước mắt nhìn Đường Dịch, ánh mắt thâm trầm: "Cậu muốn đọc sách?"
"Đúng," Đường Dịch nói: "Chờ tích góp được của cải rồi bái một vị tiên sinh làm thấy, sau đó tham gia khoa cử trở thành tú tài rồi nhà ta không phải nộp thuế nữa."
Chưởng quỹ cười lắc đầu nói: "Cậu cũng lớn rồi, còn muốn cùng tụi nhỏ mười tuổi đi học nữa sao?"
Đường Dịch ưỡn ngực ngẩng đầu: "Vậy thì sao chứ, chỉ cần muốn học thì không bao giờ là muộn."
Chưởng quỹ ngơ ra, lúc sau mới nhận ra người trẻ tuổi này quả thực muốn đọc sách, không phải chỉ là lời nói suông, vì vậy cũng thu lại biểu tình, nói: "Cậu có chí hướng, rất tốt, giấy bút này cậu lấy về đi, ta biết cậu đang tích góp tiền đi học, yên tâm đi, nếu có người hỏi ta sẽ nói cậu làm việc ở chỗ ta, ta trả tiền công."
Lần này đến lượt Đường Dịch sừng sỡ, chưởng quỹ nhiệt tình vượt xa sự mong đợi của hắn, tuy rằng là người tốt nhưng cũng không đến mức ưu ái với tên nông thôn nghèo khổ mới gặp mặt hai lần này như vậy chứ?
Trong lòng hắn không tin nổi, liền trực tiếp hỏi thẳng. Không ngờ rằng chưởng quỹ chỉ lắc đầu thở dài, nói không cần lo lắng, ông không có ý xấu, chỉ muốn giúp đỡ thanh niên có chí mà thôi, trong lời nói lại lộ ra vẻ nặng nề, còn có chút tang thương. Bản năng Đường Dịch cảm thấy lòng chưởng quỹ có chuyện cũ, nhưng ông ấy không hỏi bí mật của hắn nên hắn cũng tôn trọng lại. Sau đó hành lễ và mang theo đồ vật rời đi.
Tiếp thụ lời nhắc nhở của chưởng quỹ, trên đường trở về Đường Dịch đi dạo quanh trấn một vòng, quả nhiên thấy có người bán mái ngói nhưng hôm nay hắn không mang tiền nên chỉ hỏi giá một chút rồi rời đi.
Sau bữa cơm trưa, Đường Dịch liền đến nói với Đường Thực rằng muốn sửa lại phòng. Nhà hắn là nhà cũ, tường đá vẫn còn chắc chắn nhưng mái nhà thì không ổn, hứng gió quanh năm suốt tháng còn phơi nắng nữa, hơn nữa chỉ là lợp từ cỏ lau và miếng gỗ chất chồng lên thôi, giờ đã rách tơi tả rồi, chỉ mưa một chút thôi mà đã lầy lội hết.
Đường Thực cũng đồng ý sửa lại mái nhà, có điều nói đến chuyện mái ngói thì Đường Thực kiến nghị không mua trên trấn, rất đắt, thôn cách vách có nơi nung ngói, giá rẻ hơn nhiều. Đường Dịch đương nhiên vui vẻ đồng ý, hẹn Đường Thực mấy ngày sau sẽ đến xem.
Mấy ngày sau Đường Dịch đều đóng cửa trong nhà không ra ngoài, chuyên tâm vẽ tranh. Lần này hắn có nhiều màu sắc hơn nên vẽ ra nhân vật càng thêm sinh động, hơn nữa giấy bút lần này chưởng quỹ tiệm sách Bác Quảng đưa có chất lượng không tệ, xem ra ông ấy thật sự coi trọng tác phẩm này.
Ôn Ngôn yên tĩnh ở bên cạnh ngắm nhìn, trong mắt đều là vẻ kinh diễm và ước ao, ánh mắt nhìn về phía Đường Dịch cũng càng ngày càng dịu dàng. Y cảm thấy dáng vẻ lúc chuyên tâm vẽ tranh của người này còn hơi nhíu mày, đều thể hiện vẻ đẹp tuấn mỹ nghiêm túc làm việc. Nghĩ đến người này vừa có tài, vừa dịu dàng thương người liền cảm thấy đây là người đàn ông tốt nhất thế giới.
Chỉ là y không dám nói, cũng không dám quấy rầy gì, rón rén ở bên cạnh tỉ mỉ may bộ đồ mới, đường kim tỉ mỉ chặt chẽ làm ra quần áo cũng rất đẹp.
Ba ngày sau Đường Dịch mới vẽ xong, tổng cộng 20 tấm, không lãng phí tờ giấy nào cả. Mỗi bức tranh đều không giống nhau, có người con gái xinh đẹp linh hoạt, cũng có thư sinh phong độ tuấn mỹ, bối cảnh xung quanh phồn hoa rực rỡ sắc màu càng khiến bức tranh thêm sinh động.
Phải đi đến Tiệm sách Bác Quảng trước, Ôn Ngôn lấy ra bộ đồ, giày mới để Đường Dịch thử. Đường Dịch nhận quần áo rồi mặc lên người, rất vừa người, hoàn toàn tự tay may quần áo nên không có hoa văn gì cả, hoàn toàn chỉ có vẻ ấm áp và mềm mại mà thôi, mặc lên người rất dễ chịu.
Còn giày vải mới làm nữa, hồi trước Đường Dịch xem ti vi luôn cảm thấy loại giày vải này mang vào sẽ không được thoải mái, ai ngờ thực sự đi rồi mới biết, đôi giày nữa hàm chứ biết bao tình cảm trân trọng mà không có máy móc nào có thể sánh được.
Ôn Ngôn thấy quần áo và giày đều vừa người, lòng thở phảo nhẹ nhõm. Dáng vẻ này khiến Đường Dịch cảm thấy rất ấm áp, rõ rầng chỉ là thứ đơn giản thôi nhưng lại khiến cho hắn có cảm giác yên bình tốt đẹp.
Đó là cảm giác của nhà và yêu, Đường Dịch nghĩ vậy.
Đường Dịch nhíu mày: "Chàng cái gì mà chàng, mau lại đây nào, chăn này lớn như thế đủ cho hai người đắp đấy. "
Ôn Ngôn: "..." Mặt nóng quá làm sao giờ!
Đương nhiên Đường Dịch biết Ôn Ngôn ngại cái gì, chỉ là vẻ ngại ngùng thầm vui trên gương mặt kia nên hắn cố ý trêu y.
"Nghĩ gì đấy? Mau lại đây, sẽ không làm gì em đâu!" Đường Dịch nói vậy càng khiến mặt Ôn Ngôn đỏ hơn.
Làm gì là làm gì chứ! Nghĩ rằng mấy suy nghĩ lung tung của mình bị nhìn ra nên Ôn Ngôn cảm thấy không còn mặt mũi nhìn người khác nữa, đang ngại ngùng thì cảm thấy cánh tay mình bị túm lấy, chưa kịp phản ứng đã bị lôi vào trong chăn ấm áp.
Đường Dịch ngáp một cái, như đang rất vô tội nói: "Mỗi người một bên, không xâm phạm lẫn nhau, mau ngủ đi nào, ngày mai ta còn phải lên trấn nữa." Nói xong liền trở mình ngủ.
Để lại mình Ôn Ngôn cứng ngắc tay chân nằm đó, toàn thân nóng bừng lên trừng mắt nhìn nóc nhà.
Sáng hôm sau, lúc Đường Dịch rời giường liền phát hiện Ôn Ngôn đã bận rộn nấu cơm trong bếp, chăn trên giường còn rất phẳng như lúc hai người đi ngủ vào tối hôm qua, mỗi người một bên, ở giữa còn có một lằn sâu.
Đường Dịch cười cười, cậu thiếu niên nhỏ này quá đơn thuần không hiểu chuyện tình ái, hắn không thể không phụ trách, dù cho từ trước đến giờ bên người hắn lúc nào cũng có người, qua đêm không hề do dự nhưng Đường Dịch luôn hiểu rõ, người nào có thể chơi được và người nào không thể chơi.
Ôn Ngôn chính là người không thể chơi đùa được, y không giống như những thiếu niên bên gối hồi trước có thể thoải mái chơi thoải mái đi, y là thiếu niên nhà nông đơn thuần giản dị, theo cả một đời bên chồng.
Cho nên trừ khi Đường Dịch xác định hai người đều thích nhau, tình ý sâu đậm, nếu không thì sẽ giữ vững trạng thái thuần khiết này, dù cho mình vẫn luôn nuôi Ôn Ngôn cũng không sao, không thể đề cho dục vọng nhất thời mà khiến y thương tâm.
Trông thấy Đường Dịch, mặt Ôn Ngôn hơi hồng lên, không biết do hơi nóng của cháo hun lên hay do nguyên nhân gì khác, y dùng bột tạp lương làm thành mì dẹt, sau đó múc đầy hai bát lớn, trong đó trên mặt cháo của một bát còn có một quả trứng chần.
Sau khi Đường Dịch rửa mặt xong xuôi, nhìn hai bát mì liền nhíu nhíu mày, không nói lời nào liền bưng lấy bát không có quả trứng chần kia. Ôn Ngôn ngăn hắn lại: "Chàng ăn bát này đi, em ở nhà không tốn sức gì nên không cần phải ăn trứng gà."
Tay Đường Dịch vẫn không ngừng lại, gắp một miếng vào trong miệng: "Đã nhiều ngày vậy rồi mà em vẫn còn khách khí với ta như vậy làm gì, ta đã nói sớm không cho phép em ăn ít rồi mà sao em vẫn khắt khe với mình thế."
Ôn Ngôn cọ cọ tay, này sao tính là khắt khe được, một bát mì lớn như vậy, trong thôn đâu phải ai cũng có thể ăn như vậy được. Nhưng y nhìn ra Đường Dịch thật sự hơi không vui nên vội vã rối rắm giải thích: "Trong nhà chỉ có hai quả trứng gà nên em mới tiết kiệm lại, nếu chàng không chịu vậy em luộc quả kia luôn nha."
Đường Dịch thấy đôi mắt to của thiếu niên trong suốt, còn mang theo chút hơi sợ, đột nhiên cảm thấy thương tiếc, thở dài nói: "Ôn Ngôn, em phải nhớ rằng, ta cố gắng kiếm tiền nuôi gia đình là để bất kể ta có nhà hay không thì chỉ cần em ở nhà, ta sẽ không để em thiếu đồ ăn nên em đừng tiếp tục khắt khe với mình như vậy, ta nuôi nổi, hiều không."
Trong đôi mắt to của Ôn Ngôn càng lộ vẻ hoảng sợ, có nhà hay không là có ý gì chứ, chẳng lẽ Đường Dịch chưa hề nghĩ đến sống với mình sao, chàng ấy, chàng ấy vẫn đang kiên trì với ước định một tháng kia sao... Vậy, vậy sao tối hôm qua, tại sao chàng ấy làm như vậy...
Đường Dịch không ngờ rằng cậu thiếu niên sẽ hiểu lầm ý của mình, hắn chỉ muốn nói dù cho em ấy có như thế nào hắn đều nuôi nổi, nên em ấy không cần phải tiết kiệm cắt bớt khẩu phần ăn của mình để lấy lòng mình mà thôi.
Hắn chỉ cho rằng thiếu niên đang ấm ức, đẩy bát mì có quả trứng chần lên phía trước: "Em ăn đi, ta phải lên trấn, có lẽ buổi trưa sẽ trở về."
Nói xong liền rời đi.
Đến tiệm sách Bác Quảng liền phát hiện thế mà chưởng quỹ lại đóng cửa rồi, Đường Dịch vội vãn chạy tới ngăn cản chưởng quỹ, hỏi: "Sao mà ban ngày đã đóng cửa mất rồi vậy?"
Chưởng quỹ cười đáp: "Dù sao cũng chẳng có khách nào, đóng cửa sớm một chút về nhà sửa mái, không mấy ngày nữa trời sẽ mưa rồi!"
Đường Dịch cười đáp: "Vậy ngài đừng vội, ta đây có hai bức tranh, ngài xem qua một chút rồi về sửa mái cũng không muộn."
Chưởng quỹ dừng công việc trong tay lại, cười híp mắt nói: "Được đó, dù sao cũng không vội, nào, vào đây."
Đợi đến lúc Đường Dịch lấy từ trong túi ra hai tấm vẽ mỹ nhân, chưởng quỹ nhìn qua liền không bình tĩnh nổi.
"Đây... Đây là phong cách vẽ gì?"
"Thật sinh động biết bao! Là ai vẽ nó?"
Đường Dịch mỉm cười, nói: "Của một vị tiên sinh già, ông ấy không muốn gặp người khác nên để ta mang nó đến, nếu như ngài muốn thì ông ấy sẽ vẽ một ít để bán ở đây, đều theo trình độ này."
Chưởng quỹ nhìn đi nhìn lại bức tranh một lúc, cất lời khen: "Vẽ đẹp lắm, nhất định có thể bán được, không biết bị tiên sinh này muốn bao nhiêu?"
Đường Dịch kéo chưởng quỹ ngồi xuống, nói: "Trước hết ta phải nói rõ với ngài chuyện này, tấm này là vẽ lại nhân vật trong thoại bản, chính là Quý Chi. Lão tiên sinh thích đọc thoại bản nên mỗi tháng đồng ý vẽ bốn tấm, còn khắc in bao nhiêu bản thì ông ấy sẽ không quản tới, có điều lão tiên sinh có nói rằng để vẽ tốt hơn cần màu sắc rực rỡ hơn, như vậy mới dễ bán được, cho nên còn phải mượn chưởng quỹ chút thuốc màu."
Chưởng quỹ sửng sốt, thâm thúy nhìn Đường Dịch: "Vị tiên sinh kia có tay nghề như vậy lại không mua nổi thuốc màu ư?"
Đường Dịch cũng thâm ý đáp lại: "Đúng thật là không có tiền."
Hai người nhìn nhau, chưởng quỹ đã rõ như gương, nào có vị tiên sinh già nào, rõ ràng là người trẻ tuổi này không muốn để ai biết. Có điều cũng chả sao cả, ông chỉ cần phụ trách bán lấy tiền là được, bí mật của người khác cũng chẳng hứng thú gì.
Chưởng quỹ đắn đo suy nghĩ một lúc, sau đó mới đưa ra quyết định nói: "Tranh này của cậu quả thực đặc biệt, ta đoán sẽ bán được không ít, có điều thật lòng mà nói, ta cũng không chắc có thể bán được bao nhiêu, nếu cậu thật lòng muốn hợp tác..."
Chưởng quỹ nói: "Chỗ ta còn một túi thuốc màu, cậu cầm về vẽ trước, còn bức tranh này để đây bán trước xem sao, chờ nhìn lượng tiêu thụ rồi mới quyết định giá cả hợp tác lâu dài, thế nào?"
Đường Dịch không có ý kiến, cười nói: "Chưởng quỹ quả nhiên là thành thật người."
Chưởng quỹ vuốt râu mép nói: "Lần này cậu muốn bao nhiêu giấy bút?"
"Bút muốn ba cây, giấy muốn hai mươi tờ."
"Nhiều vậy!" Chưởng quỹ than: "Chẳng lẽ cậu đều muốn miễn phí hả?"
Đường Dịch gãi đầu, ngại ngùng nói: "Quả thực không có tiền, trừ vào tiền bán tranh được không?"
Thấy chưởng quỹ còn muốn nói gì nữa, Đường Dịch giành nói trước: "Nhưng ta có thể thay vị tiên sinh ấy ký hiệp ước, về sau tranh của ông ấy chỉ bán ở đây thôi!"
Chưởng quỹ vuốt râu thầm tính toán, Đường Dịch lại đánh ra một chiêu lớn nữa: "Về sau ta đọc sách đều mua giấy bút từ chỗ ông luôn!"
Chưởng quỹ dừng tay lại, ngước mắt nhìn Đường Dịch, ánh mắt thâm trầm: "Cậu muốn đọc sách?"
"Đúng," Đường Dịch nói: "Chờ tích góp được của cải rồi bái một vị tiên sinh làm thấy, sau đó tham gia khoa cử trở thành tú tài rồi nhà ta không phải nộp thuế nữa."
Chưởng quỹ cười lắc đầu nói: "Cậu cũng lớn rồi, còn muốn cùng tụi nhỏ mười tuổi đi học nữa sao?"
Đường Dịch ưỡn ngực ngẩng đầu: "Vậy thì sao chứ, chỉ cần muốn học thì không bao giờ là muộn."
Chưởng quỹ ngơ ra, lúc sau mới nhận ra người trẻ tuổi này quả thực muốn đọc sách, không phải chỉ là lời nói suông, vì vậy cũng thu lại biểu tình, nói: "Cậu có chí hướng, rất tốt, giấy bút này cậu lấy về đi, ta biết cậu đang tích góp tiền đi học, yên tâm đi, nếu có người hỏi ta sẽ nói cậu làm việc ở chỗ ta, ta trả tiền công."
Lần này đến lượt Đường Dịch sừng sỡ, chưởng quỹ nhiệt tình vượt xa sự mong đợi của hắn, tuy rằng là người tốt nhưng cũng không đến mức ưu ái với tên nông thôn nghèo khổ mới gặp mặt hai lần này như vậy chứ?
Trong lòng hắn không tin nổi, liền trực tiếp hỏi thẳng. Không ngờ rằng chưởng quỹ chỉ lắc đầu thở dài, nói không cần lo lắng, ông không có ý xấu, chỉ muốn giúp đỡ thanh niên có chí mà thôi, trong lời nói lại lộ ra vẻ nặng nề, còn có chút tang thương. Bản năng Đường Dịch cảm thấy lòng chưởng quỹ có chuyện cũ, nhưng ông ấy không hỏi bí mật của hắn nên hắn cũng tôn trọng lại. Sau đó hành lễ và mang theo đồ vật rời đi.
Tiếp thụ lời nhắc nhở của chưởng quỹ, trên đường trở về Đường Dịch đi dạo quanh trấn một vòng, quả nhiên thấy có người bán mái ngói nhưng hôm nay hắn không mang tiền nên chỉ hỏi giá một chút rồi rời đi.
Sau bữa cơm trưa, Đường Dịch liền đến nói với Đường Thực rằng muốn sửa lại phòng. Nhà hắn là nhà cũ, tường đá vẫn còn chắc chắn nhưng mái nhà thì không ổn, hứng gió quanh năm suốt tháng còn phơi nắng nữa, hơn nữa chỉ là lợp từ cỏ lau và miếng gỗ chất chồng lên thôi, giờ đã rách tơi tả rồi, chỉ mưa một chút thôi mà đã lầy lội hết.
Đường Thực cũng đồng ý sửa lại mái nhà, có điều nói đến chuyện mái ngói thì Đường Thực kiến nghị không mua trên trấn, rất đắt, thôn cách vách có nơi nung ngói, giá rẻ hơn nhiều. Đường Dịch đương nhiên vui vẻ đồng ý, hẹn Đường Thực mấy ngày sau sẽ đến xem.
Mấy ngày sau Đường Dịch đều đóng cửa trong nhà không ra ngoài, chuyên tâm vẽ tranh. Lần này hắn có nhiều màu sắc hơn nên vẽ ra nhân vật càng thêm sinh động, hơn nữa giấy bút lần này chưởng quỹ tiệm sách Bác Quảng đưa có chất lượng không tệ, xem ra ông ấy thật sự coi trọng tác phẩm này.
Ôn Ngôn yên tĩnh ở bên cạnh ngắm nhìn, trong mắt đều là vẻ kinh diễm và ước ao, ánh mắt nhìn về phía Đường Dịch cũng càng ngày càng dịu dàng. Y cảm thấy dáng vẻ lúc chuyên tâm vẽ tranh của người này còn hơi nhíu mày, đều thể hiện vẻ đẹp tuấn mỹ nghiêm túc làm việc. Nghĩ đến người này vừa có tài, vừa dịu dàng thương người liền cảm thấy đây là người đàn ông tốt nhất thế giới.
Chỉ là y không dám nói, cũng không dám quấy rầy gì, rón rén ở bên cạnh tỉ mỉ may bộ đồ mới, đường kim tỉ mỉ chặt chẽ làm ra quần áo cũng rất đẹp.
Ba ngày sau Đường Dịch mới vẽ xong, tổng cộng 20 tấm, không lãng phí tờ giấy nào cả. Mỗi bức tranh đều không giống nhau, có người con gái xinh đẹp linh hoạt, cũng có thư sinh phong độ tuấn mỹ, bối cảnh xung quanh phồn hoa rực rỡ sắc màu càng khiến bức tranh thêm sinh động.
Phải đi đến Tiệm sách Bác Quảng trước, Ôn Ngôn lấy ra bộ đồ, giày mới để Đường Dịch thử. Đường Dịch nhận quần áo rồi mặc lên người, rất vừa người, hoàn toàn tự tay may quần áo nên không có hoa văn gì cả, hoàn toàn chỉ có vẻ ấm áp và mềm mại mà thôi, mặc lên người rất dễ chịu.
Còn giày vải mới làm nữa, hồi trước Đường Dịch xem ti vi luôn cảm thấy loại giày vải này mang vào sẽ không được thoải mái, ai ngờ thực sự đi rồi mới biết, đôi giày nữa hàm chứ biết bao tình cảm trân trọng mà không có máy móc nào có thể sánh được.
Ôn Ngôn thấy quần áo và giày đều vừa người, lòng thở phảo nhẹ nhõm. Dáng vẻ này khiến Đường Dịch cảm thấy rất ấm áp, rõ rầng chỉ là thứ đơn giản thôi nhưng lại khiến cho hắn có cảm giác yên bình tốt đẹp.
Đó là cảm giác của nhà và yêu, Đường Dịch nghĩ vậy.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất