Phán Quan – Mộc Tô Lí

Chương 9

Trước Sau
“Đứa bé đó còn nổi điên nữa không anh?” Hạ Tiều hỏi trong vẻ sợ hãi.

“Qua đêm nay thì sẽ ổn thôi.” Văn Thời nói.

“Dạ.” Hạ Tiều thở phào nhẹ nhõm.

Tạ Vấn bổ sung: “Ngày mai sẽ có một chuyện điên cuồng khác kích thích nó thôi đó mà.”

Hạ Tiều: “…”

Văn Thời đập lên khung gương một phát.

Bàn tay bằng bông đánh người trong kính, Tạ Vấn không buồn mà cười lại, nói: “Có phải ai đó quá hung dữ rồi không nhỉ?”

Ai đó giả chết không hé răng.

Buồng chứa đồ không có cửa sổ, ngây ngẩn trong này một lát sẽ lẫn lộn cả thời gian.

Hạ Tiều sợ tới mức không dám nhắm mắt, Văn Thời lại dựa lên tủ quầy bảo: “Tôi ngủ một lát.”

Để đề phòng Tạ Vấn đáng ghét rơi thành tám miếng, anh cố tìm một vị trí an toàn, vỗ lên khung gương mấy cái trước khi nhắm mắt, bảo: “Anh đàng hoàng chút đi.”

Tạ Vấn vui vẻ đáp ứng, sau một lúc thì bỗng nói: “Bụng cậu đang kêu kìa, có phải đói rồi không?”

Búp bê nói lạnh lùng: “Câm miệng.”

Tạ Vấn cười đáp: “Ok.”

Sau đó im thật luôn.

Không biết qua bao lâu, trời cuối cùng cũng sáng.

Buồng chứa đồ vẫn đen kịt, nhưng tiếng bước chân bên ngoài báo hiệu với họ rằng hai ông cháu kia đã thức dậy.

Văn Thời nghĩ về ngăn tủ bị khóa dưới lầu, muốn đi xem, nhưng anh sợ sẽ gặp phải nguy hiểm mới, nên không dẫn Hạ Tiều theo, để cậu chờ trong buồng chứa đồ.

Đúng ra anh cũng không muốn mang Tạ Vấn đi cùng chút nào, nhưng Tạ Vấn lại nói: “Tôi sẽ không chiếm chỗ, còn có thể canh gác nữa, thật sự không cân nhắc chút nào hả?”

Vì thế, Văn Thời suy nghĩ một chút… rồi nhét chiếc gương vào chỗ sâu nhất trong tủ quầy.

Tạ Vấn: “…”

“Ai kêu anh dễ vỡ? Nếu anh là búp bê, tôi đã dắt anh theo rồi.” Văn Thời nói một cách bình tĩnh rồi mở cửa ra ngoài.

Anh vẫn quen với việc tự làm những chuyện này hơn, bớt phải có thêm một điều để lo toang.

Dù nói ai trong lồng cũng là rỗng tướng, nhưng cũng từng có Phán Quan trừ sát không thành công, trái lại nộp mạng ở đây, số lượng cũng không ít.

Anh không muốn cầm chặt mạng của Hạ Tiều và Tạ Vấn theo, khiến cả hai gặp rủi ro.

Cửa sổ của căn nhà này là kiểu cũ, chuyên hứng ánh sáng. Bên ngoài luôn là bầu trời đầy mây, nên trong nhà cũng âm u theo.

Văn Thời trốn trong góc, thấy cụ già thong thả đi lên lầu.

Chiếc đèn treo bị đứt rơi tối hôm qua không còn thấy đâu, trên trần nhà lại có lỗ thủng tối om.

Đống tay chân cụt mất của bọn búp bê nằm rũ rượi trên hành lang lầu hai, đầu bị xé rách nằm tá lả trên đất, sợi bông lồi ra khỏi cổ.

Đôi mắt như hòn bi thủy tinh bị ai đó giật xuống, lăn lóc đầy sàn, vài cặp mở rất to, không chớp nháy trừng lên nóc nhà.

Cụ già móc từ trong túi ra một túi rác màu đen, giũ mở, chẳng ừ hử gì nhặt mấy cái đầu và tay chân đó lên.

Bé trai đứng trong bóng tối ngược sáng, không nhúc nhích nhìn ông.

Sau ít lâu, nó nói rất khẽ: “Con xin lỗi.”

Cụ già không hé môi.

Nó lặp lại: “Con xin lỗi.”

“Ông ơi, con xin lỗi.”

Cụ già khẽ thở dài, gian nan đứng thẳng người lên và hỏi nó: “Không phải đây là mấy con búp bê con thích à? Sao con lại phá hư rồi?”

Giọng điệu của bé trai vẫn không hề lên xuống: “Vì con sợ.”

Văn Thời: “…”

Mi lặp lại lần nữa cho ông nghe với?

Nếu Hạ Tiều nghe thấy lời này, có lẽ cậu sẽ sụp đổ mất.

Văn Thời nghĩ thầm.

Bé trai còn đang giải thích: “Chúng toàn nhìn con thôi, con sợ lắm.”

“Thế nên con lại giựt mắt của chúng xuống?” Cụ già hỏi.

“Dạ.”

Văn Thời nhớ tới mấy con rối kiểu Trung thiếu mắt trong tủ quầy, mới hiểu được chữ ‘lại’ cụ già nói có nghĩa là gì. Có lẽ bé trai đã làm vậy khá nhiều lần.

Cụ già thở dài, tiếng bay bổng, cả căn nhà dường như càng trở nên âm u.



Bé trai chợt nói: “Chúng sống được.”

Cụ già nhìn về phía nó.

Bé trai: “Chúng sẽ sống dậy đó ông.”

Cụ già: “Không đâu. Còn nhớ những gì ông dạy con trước đây không? Chỉ cần đâm sợi bông đó vào ngực, chúng sẽ không sống dậy.”

Bé trai nhặt tay chân búp bê bị cụt dưới đất lên, nói một cách nghiêm trang mà cũng đầy đáng sợ: “Dạ nhớ, bởi con mới xé rách mấy cái cúc áo và hoa cài ngực này của chúng nè, nhưng có vài con thì chưa.”

Cụ già không biết phải làm sao để nó hiểu, đành nói: “Búp bê loại này thì khác con à.”

Bé trai hỏi: “Khác chỗ nào vậy ông?”

Cụ già lắc đầu, quen tay hay việc bỏ tay chân bị cụt vào túi rác và hỏi: “Tại sao con lại cảm thấy búp bê sẽ sống dậy?”

Bé trai không nói gì.

Giọng của cụ già dịu xuống, dỗ nó mà như đang nói giỡn: “Dù sống thật, con có bạn nhỏ để chơi cùng cũng khá tốt mà.”

“Không tốt.” Bé trai lập tức lắc đầu.

“Tại sao?” Cụ già hỏi.

“Vậy thì ông sẽ không cần con nữa.”

“Không đâu, sao lại thế được.” Cụ già sửng sốt rất lâu, lúc này mới nói chầm chậm: “Ông sẽ không bao giờ không cần con đâu mà.”

Văn Thời nghe mà hơi nhíu mày.

Nhưng anh cũng không tốn thêm thời gian ở đây, thừa dịp cụ già đang quét sợi bông rơi đầy dưới đất, anh mượn túi rác làm vật chắn để đi xuống lầu.

“Cuối cùng cậu cũng xuống tới.” Giọng nói của Tạ Vấn đột ngột vang lên bên tai, Văn Thời hết hồn nhảy dựng lên.

Lúc này anh mới nhớ ra, ngoài cửa phòng ngủ của cụ già còn có một chiếc gương to, Tạ Vấn có thể dịch chuyển tự nhiên giữa các chiếc gương.

“Trên đó vui không?” Bóng người mơ hồ trong gương liếc nhẹ lên lầu, “Tôi còn tưởng cậu phải cầm tay hai ông cháu đó mới xuống lầu được nữa chứ.”

“Cút.” Văn Thời nói.

Nếu là trước đây, anh cũng lười giải thích bất cứ điều gì. Nhưng cũng có lẽ là giọng điệu trêu chọc của Tạ Vấn quá rõ rệt, chân anh cũng nhấc lên, nói bổ sung: “Tôi chỉ nghe thử xem tình huống ra sao thôi. Nếu đã vào lồng rồi thì cũng phải làm tới vậy chứ.”

Ai ngờ Tạ Vấn “à” một tiếng, bảo: “Đúng là tôi không nghe thấy nhiều thứ lắm.”

Hắn dừng chút rồi lại nói khẽ: “Nhưng tôi đã vào lồng được bao nhiêu lần bằng trình độ này đâu. Tôi chỉ thuận miệng chỉ điểm một câu thôi. Nhưng mà nghe nhiều khó tránh sẽ mềm lòng nương tay, tốt nhất là không thắc mắc gì cả.”

Nghe lời này như kiểu trưởng bối đang dạy dỗ hậu bối không bằng.

Văn Thời nhìn hắn với một vẻ mặt vô cảm, trả lời: “Ờ.”

Tạ Vấn tức cười vì giọng điệu của anh: “Sao thế?”

Văn Thời: “Không biết còn tưởng anh là Trần Bất Đáo nữa đấy.”

Búp bê bày ra nét mặt lạnh lùng, chân bước vào phòng ngủ, tay còn vòng ra sau để khép cửa lại.

Bóng người cao gầy trong gương dựa sát vào khung một lát, thầm nói trong vẻ cười nhạo: “Đại nghịch bất đạo.”

Phòng ngủ của cụ già gần như không khác gì đêm qua, chỉ là trên tủ đầu giường thiếu mất một chiếc gương. Theo lý thuyết, sự thay đổi này sẽ khiến chủ lồng trở nên cảnh giác, nhưng nhìn dáng vẻ vừa rồi của cụ già, dường như không có bất kỳ tính công kích nào.

Có lẽ là ông đã bị phân tâm bởi mớ hỗn độn trên lầu hai, tạm thời quên mất chiếc gương đó rồi.

Ngăn tủ trên bàn đọc sách vẫn bị khóa, vết tích bị cạy mở tối hôm qua đã biến mất, điều đó có nghĩa là ý nguyện bảo vệ chỗ này của chủ lồng rất mạnh mẽ.

Văn Thời thử thò một sợi dây ra và chọt vô ổ khóa.

Sợi bông như vừa sống dậy, vặn vang một tiếng két rất khẽ trong ổ khóa.

Anh nín thở đợi một lúc, bỗng thoáng cảm thấy có thứ gì đang ló lên khung cửa sổ, nhìn chòng chọc sang bên này.

Anh ngẩng đầu nhìn lên, khung cửa sổ đó rỗng tuếch, cũng không có thứ gì.

Văn Thời lại rủ mi xuống.

Chiều dài lông mi của búp bê không hề giống người, có phần che mất tầm nhìn, nên anh chỉ cần chớp mắt một cái thì đã cảm thấy hình như có dáng ai thoắt qua.

Khi ổ khóa vừa được mở ra, cảm giác bị ai đó nhìn chằm chằm này lại ùa tới.

Văn Thời ngẩng đầu lên lần nữa, chỗ khung cửa sổ vẫn trống không, chỉ có rèm cửa sổ đang nhẹ lung lay dưới làn gió đầu hạ.

Bị làm phiền trong lúc mở khóa là điều tất nhiên, đây cũng không phải lần đầu.

Anh chẳng thèm quan tâm tới khung cửa sổ nữa, giật mở ổ khóa, kéo mở ngăn tủ bằng tốc độ nhanh nhất và lấy túi văn kiện rất dày nằm trong đó ra.

Sau đó quay đầu đi ngay.

Người của búp bê bị nhồi toàn là bông, ôm thứ này thì chẳng còn thăng bằng, chạy cũng thấy vô cùng khó chịu.

Văn Thời chạy tới trước cửa, đang định mở cửa thì bỗng hơi ngước mắt lên.

Và thế là thấy ngay mặt búp bê của mình phản chiếu lên chốt cửa kim loại kiểu cũ, mà ở phía sau anh, một đầu người tóc dài búa xua đang thò thẳng cổ tới, môi cong lên một cách lạ lùng.



Văn Thời: “…”

Điều gì cần tới vẫn phải tới.

Anh từ bỏ ngay ý tưởng kéo mở cửa, lập tức nghiêng người một cái, ôm túi văn kiện chui ra ngoài từ kẹt cửa.

Khoảnh khắc nghiêng người đó, anh nhìn thấy bộ dáng của vài thứ phía sau.

Ngoài mặt người trắng tái đang duỗi chiếc cổ rất dài tới đây, còn có cả đống chân tay ngổn ngang dính chùm, tựa như một con nhện trăm chân đang trườn dài dưới đất.

Văn Thời không nói hai lời giơ chân đá một cú.

Cửa phòng ngủ bị anh đá ngược vô trong, ‘rầm’ một tiếng đập lên mặt kẻ đó, chặn giúp anh ‘người’ đang truy đuổi.

Không biết mặt của kẻ nọ làm bằng chất liệu gì, cửa còn đàn hồi hai lượt.

Văn Thời chạy thẳng lên lầu. Lúc đi lên cầu thang, anh nghe thấy tiếng rầm vang giòn giã, nghe tiếng cũng biết là Tạ Vấn đã khiến chiếc gương to đó đổ ập xuống, giúp anh cản kẻ nọ thêm một chút.

Trong tích tắc, cả căn nhà luôn yên ắng bỗng trở nên náo nhiệt, cửa kính khắp nơi đều vang lên tiếng ‘rầm rầm’, lộp cộp chấn động.

Văn Thời thoáng liếc xem, tất cả đều là mặt người đang đâm vô cửa sổ.

Thấy cửa sổ bằng kính phía bên cầu thang nứt ra, cổ tay của Văn Thời khẽ giật sợi dây một cái, siết chặt cổ mặt người như đang thắt dây thòng lọng ngay lúc nó sắp phá cửa vào.

“Anh Văn!” Hạ Tiều kêu lên một tiếng ở sau lưng, mở sẵn cửa buồng chứa đồ ra.

Văn Thời để tay sau lưng đẩy trượt túi văn kiện sang, sau đó xoay người ném mặt người đó ra ngoài.

Mặt người: “…”

Thứ đó nện xuống đất, vang lên tiếng ‘bập bập’ nặng nề. Văn Thời chẳng thèm liếc thêm cái nào, bản thân chạy ào vô buồng chứa đồ, sau đó đóng ầm cửa lại.

Anh lại kéo ra hai sợi dây khỏi người mình, song tóm lấy mấy sợi dây trên váy của Hạ Tiều, miệng thì mắng: “Cái tay hỏng này chẳng có đầu ngón tay gì hết, chặt mẹ luôn đi!”

Nhưng vẫn phất cổ tay, vòng sợi dây lên chốt cửa.

Đối với anh, tay búp bê như vầy đã đần dã man lắm rồi. Nhưng trong mắt của Hạ Tiều, nó vẫn linh hoạt ngoài dự đoán.

… chỉ hơi tiếu lâm thôi.

Cũng không biết Văn Thời vừa bày trận gì với sợi dây, nhưng dù cánh cửa này có bị đập suốt nửa ngày cũng không thể mở ra.

Tiếc nuối duy nhất là anh quên bứt đi sợi dây trên váy của Hạ Tiều, nên sau khi chuẩn bị trận kết xong, anh vừa kéo đầu kia một cái, Hạ Tiều đã bị treo ngược lên đầu này của khoá cửa, chân đạp đá lung tung trên trời.

“Anh ơi…” Đầu của Hạ Tiều chĩa thẳng xuống đất, trông cực kỳ tủi thân.

“Xin lỗi nhé.” Văn Thời căng mặt kéo cậu xuống.

Tạ Vấn trong gương cười suốt nửa buổi.

“Mấy thứ ngoài cửa là gì vậy anh?” Hạ Tiều bập một tiếng rơi xuống đất, vỗ đi bụi bặm trên váy, ngẫm lại mà còn thấy khinh khủng quá chừng.

Văn Thời nhớ lại cảnh vừa rồi, nói: “Mấy con búp bê bị đứa bé xé rách.”

“Hả? Nhưng em thấy đầu của chúng có máu nữa mà, có giống búp bê đâu anh? Chẳng lẽ chúng sống dậy thiệt hả?”

“Đồ vật trong lồng vốn có liên hệ với ý thức của chủ lồng.” Văn Thời vừa nói vừa gỡ ra cọng dây cột túi văn kiện, “Không thể nói theo lẽ thường tình.”

Mấy thứ bên ngoài còn đang đập chăm chỉ lắm, tiếng cánh cửa rung động làm lòng người hoảng sợ.

Văn Thời sờ soạng vách tường một phen, tìm ra công tắc trong buồng chứa đồ.

Bóng đèn kiểu cũ lâu rồi chưa xài bừng sáng, nhưng kết nối hơi kém, dây tóc toàn vụt lóe lên.

Văn Thời móc đồ trong túi văn kiện ra dưới ánh đèn lu câm này.

Đó là một quyển bút ký bằng da trâu dày cộm, có rất nhiều tờ giấy rời rạc và ảnh chụp bị kẹp ở trong, có lẽ vừa là nhật ký vừa là bút ký, lẫn chung với nhau.

Nhưng ảnh nào cũng mờ, không thấy rõ mặt người, chữ viết trên vở cũng bị nhòa, như bị nước và mực dính lên.

“Tại sao lại như vậy?” Hạ Tiều sửng sốt.

“Đây cũng là một cách bảo vệ đồ vật của chủ lồng.” Tạ Vấn nói một câu với chiếc gương bên cạnh.

“Thế còn xem được không?”

“Có thể xem chút xíu.” Đây không phải là lần đầu tiên Văn Thời gặp phải vụ này.

Anh rút tờ giấy đầu tiên bị kẹp trong vở ra, nheo mắt phân biệt chữ viết trên đó ——

“200… không biết năm mấy, nuôi bốn năm đứa bé… Đoạn sau không thấy rõ, chắc là bệnh chết.”

“Cuối hè năm này, tôi nhặt… được một vật nhỏ ở ngõ Ngân Hạnh.”

Tôi gọi nó là vật nhỏ vì nó không phải một đứa bé bình thường. Bộ đồ nó mặc không biết được may ở đâu, rách tung toé như một thằng nhóc ăn mày, trên ngực dường như có một con dấu tựa hình cái bớt.

Có vài ông thợ thủ công vừa nhìn đã biết ngay ý nghĩa của con dấu này.

Hồi trước có một câu châm ngôn, có lẽ bây giờ không còn tìm ra nữa —— nét vẽ con dấu cuối cùng sẽ biến thằng bé gỗ thành một con rối sống.

Vật nhỏ này là một con rối.

HẾT CHƯƠNG 9 („• ֊ •„)

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất

Trước Sau