Chương 2
= Edit: Tiểu Ma Bạc Hà =
Cảnh Hân và Đỗ Việt Bân vào tiểu học, bây giờ đang học lớp 1, quan hệ của hai người bắt đầu tốt lên từ năm bốn tuổi.
Có lẽ vì cao lên nên trông Cảnh Hân gầy hơn hồi bốn tuổi nhiều nhưng vẫn có da có thịt.
Còn Đỗ Việt Bân thì trổ mã như người lớn nhỏ, vẫn đẹp trai tới nỗi dù đứng trong đám đông nhưng chỉ cần liếc cái là thấy.
Trường tiểu học của hai người thường hay tổ chức hội thao vào ngày Quốc tế Thiếu nhi hoặc là trước đó một ngày.
Năm nay vẫn vậy.
Do thói quen nên Cảnh Hân vẫn không thích vận động nhưng thầy cô giáo trong trường yêu cầu ai cũng phải ghi danh tham gia hội thao, cậu bất đắc dĩ đành phải chọn môn chạy một trăm mét trong sự hãi hùng của bạn học.
Sân thể dục của trường rất nhỏ nên nhà trường đã thuê một ân thể dục gần đó.
Sân cách trường không xa và cũng chẳng gần, để học sinh đến nơi an toàn, các thầy cô cho họ xếp thành hàng rồi nắm tay cùng đi.
Lớp Cảnh Hân nhiều con trai, cậu cao nên được xếp xuống cuối, ghép thành một đôi với Đỗ Việt Bân.
Đỗ Việt Bân chủ động nắm tay Cảnh Hân, còn kể cậu nghe chuyện trong lớp học đàn dương cầm của mình nữa.
Thời gian trôi nhanh tới gần giữa trưa mười một giờ, đến phiên Cảnh Hân và Đỗ Việt Bân thi chạy bộ.
Trông học sinh nào trên đường chạy cũng ốm, chỉ có mỗi Cảnh Hân là tròn hơn người ta nên cậu tự ti cào mặt.
Đỗ Việt Bân đứng ở đường chạy bên cạnh vỗ vai cậu nói: “Đừng căng thẳng, cố lên!”
“Ừ, cố lên!” Cảnh Hân cắn môi gật đầu.
“Vào vị trí!”
“Chuẩn bị!”
“Chạy!”
Thầy vừa la xong, Đỗ Việt Bân lập tức lao đi làm gương, Cảnh Hân không phản ứng nhanh bằng cậu ấy nên bị tụt lại.
Cậu liều mạng chạy, đang chạy hăng hái, chẳng mấy chốc là tới đích thì cậu vấp phải hòn đá nhỏ.
Sau đó là “bịch”, ngã sấp mặt.
Cảnh Hân quỳ rạp trên đất cảm thấy người rất đau, nghe thấy tiếng cười vui vẻ xung quanh cậu có cảm giác họ đang cười mình nên càng không đứng dậy nổi.
Cậu cúi đầu ngồi đó.
Người thứ nhất chạm đích là Đỗ Việt Bân quay lại phát hiện Cảnh Hân đang ngồi dưới đất bèn vội vàng chạy về xem thử.
“Tiểu Hân!” Cậu ngồi bên cạnh Cảnh Hân, tay khoát lên vai Cảnh Hân: “Ngã không dậy nổi rồi hả?”
Cảnh Hân lắc đầu, hít mũi.
Đỗ Việt Bân biết cậu đang muốn khóc nên hớt hải bắt bước cha lúc dỗ mẹ ôm lấy cậu, vỗ lưng an ủi: “Không sao không sao, không ngã hỏng là được rồi.”
Cảnh Hân sững người nhưng không đẩy cậu ra, suy cho cùng thì tâm tính của trẻ con là luôn dựa dẫm vào người tài giỏi hơn mình.
Qua vài giây, Đỗ Việt Bân kéo Cảnh Hân lên, đỡ cậu lảo đảo nghiêng ngả vượt qua vạch đích rồi đi tìm cô y tế.
Cổ chân Cảnh Hân bị trật, sưng một cục to khiến cậu không thể tới trường mấy ngày tới.
Có lẽ là ấn tượng xấu luôn khắc sâu nên từ đó về sau Cảnh Hân càng ghét hội thao hơn, sau đó ghét luôn ngày “1 tháng 6”.
Đến nỗi bắt đầu từ lớp hai cứ mỗi lần tới 1 tháng 6 là cậu lại năn nỉ cha mẹ xin phép nghỉ.
Mẹ Cảnh mềm lòng không thể khuyên được bảo bối nhà mình nên lần nào cũng đồng ý.
Trẻ con dễ quên, thật ra bạn học Cảnh Hân đã quên mất cú ngã hồi hội thao đó từ lâu rồi nhưng cậu vẫn không bỏ được nỗi ám ảnh kia.
Dù sao “1 tháng 6” cũng là Quốc tế Thiếu nhi nên trường thường phát cho học sinh ít quà, thỉnh thoảng là văn phòng phẩm, đôi lúc lại đổi sang túi kẹo.
Cảnh Hân không muốn tham gia nên tất nhiên là không được nhận, nhưng lần nào Đỗ Việt Bân cũng xin thêm một phần để đưa cho cậu.
“1 tháng 6” năm lớp 6, Cảnh Hân đã lấy lại vóc dáng vẫn trốn trong nhà thảnh thơi cầm giấy vẽ tranh.
“Đing đoong——” Chuông cửa vang lên.
Cảnh Hân chạy ra hỏi: “Ai vậy?”
“Tớ, Đỗ Việt Bân đây.” Cậu bạn ngoài cửa nói.
Cảnh Hân vội mở ra đón Đỗ Việt Bân đã cao đến 167cm vào.
Hôm nay mẹ Cảnh không đi làm, thấy Đỗ Việt Bân đến thì tươi cười chào đón: “Việt Bân đến đấy à!”
Đỗ Việt Bân khẽ gật đầu, chân mày bằng phẳng, khóe miệng nhếch lên ngoan ngoãn ân cần thăm hỏi: “Chào dì, đến làm phiền nhà cháu ngại quá.”
“Có gì đâu, có gì đâu.” Mẹ Cảnh rất thích Đỗ Việt Bân. Bà cảm thấy mặt mũi, thành tích và sở thích của đứa nhỏ này rất xuất sắc, chuẩn “con nhà người ta” 100%. Con trai mình làm bạn với người như vậy, đúng lúc có tấm gương noi theo.
Cảnh Hân kéo tay Đỗ Việt Bân dẫn người vào phòng mình rồi cười hì hì hỏi: “Sao cậu lại tới đây?”
“Thầy bảo tớ đem bộ thước ba góc này đến cho cậu.” Đỗ Việt Bân lấy chiếc túi trong suốt trong túi ra đặt lên bàn.
Thật ra Cảnh Hân biết đây là quà Đỗ Việt Bân xin cho cậu, nhưng thấy người ta không nói nên cậu cũng im lặng cho qua, thoải mái cảm ơn rồi xuống bếp mở tủ lạnh lấy hai cái bánh đậu xanh ra.
Lúc về cậu thấy Đỗ Việt Bân đang lật “bức tranh” của mình xem với vẻ mặt rất tập trung khiến Cảnh Hân ngượng. Cậu vội vàng bước tới cầm về, lúng túng nói: “Trông buồn cười lắm nhỉ.”
Đỗ Việt Bân ngẩng đầu nhìn cậu, ý cười nơi đáy mắt, nói: “Tớ thấy đẹp lắm.”
Cảnh Hân nghĩ Đỗ Việt Bân đang dỗ cậu vui nên hầm hừ nhét tranh xuống đệm.
“Cậu chọn được trường cấp hai nào chưa?” Thấy phản ứng của cậu, Đỗ Việt Bân hiểu chuyện đổi chủ đề.
“Chắc là A Trung.” Mặt Cảnh Hân vẫn còn hồng.
Đỗ Việt Bân nhìn cậu một lát, nói: “Hay quá, vậy là chúng ta lại học chung rồi.”
Cảnh Hân và Đỗ Việt Bân vào tiểu học, bây giờ đang học lớp 1, quan hệ của hai người bắt đầu tốt lên từ năm bốn tuổi.
Có lẽ vì cao lên nên trông Cảnh Hân gầy hơn hồi bốn tuổi nhiều nhưng vẫn có da có thịt.
Còn Đỗ Việt Bân thì trổ mã như người lớn nhỏ, vẫn đẹp trai tới nỗi dù đứng trong đám đông nhưng chỉ cần liếc cái là thấy.
Trường tiểu học của hai người thường hay tổ chức hội thao vào ngày Quốc tế Thiếu nhi hoặc là trước đó một ngày.
Năm nay vẫn vậy.
Do thói quen nên Cảnh Hân vẫn không thích vận động nhưng thầy cô giáo trong trường yêu cầu ai cũng phải ghi danh tham gia hội thao, cậu bất đắc dĩ đành phải chọn môn chạy một trăm mét trong sự hãi hùng của bạn học.
Sân thể dục của trường rất nhỏ nên nhà trường đã thuê một ân thể dục gần đó.
Sân cách trường không xa và cũng chẳng gần, để học sinh đến nơi an toàn, các thầy cô cho họ xếp thành hàng rồi nắm tay cùng đi.
Lớp Cảnh Hân nhiều con trai, cậu cao nên được xếp xuống cuối, ghép thành một đôi với Đỗ Việt Bân.
Đỗ Việt Bân chủ động nắm tay Cảnh Hân, còn kể cậu nghe chuyện trong lớp học đàn dương cầm của mình nữa.
Thời gian trôi nhanh tới gần giữa trưa mười một giờ, đến phiên Cảnh Hân và Đỗ Việt Bân thi chạy bộ.
Trông học sinh nào trên đường chạy cũng ốm, chỉ có mỗi Cảnh Hân là tròn hơn người ta nên cậu tự ti cào mặt.
Đỗ Việt Bân đứng ở đường chạy bên cạnh vỗ vai cậu nói: “Đừng căng thẳng, cố lên!”
“Ừ, cố lên!” Cảnh Hân cắn môi gật đầu.
“Vào vị trí!”
“Chuẩn bị!”
“Chạy!”
Thầy vừa la xong, Đỗ Việt Bân lập tức lao đi làm gương, Cảnh Hân không phản ứng nhanh bằng cậu ấy nên bị tụt lại.
Cậu liều mạng chạy, đang chạy hăng hái, chẳng mấy chốc là tới đích thì cậu vấp phải hòn đá nhỏ.
Sau đó là “bịch”, ngã sấp mặt.
Cảnh Hân quỳ rạp trên đất cảm thấy người rất đau, nghe thấy tiếng cười vui vẻ xung quanh cậu có cảm giác họ đang cười mình nên càng không đứng dậy nổi.
Cậu cúi đầu ngồi đó.
Người thứ nhất chạm đích là Đỗ Việt Bân quay lại phát hiện Cảnh Hân đang ngồi dưới đất bèn vội vàng chạy về xem thử.
“Tiểu Hân!” Cậu ngồi bên cạnh Cảnh Hân, tay khoát lên vai Cảnh Hân: “Ngã không dậy nổi rồi hả?”
Cảnh Hân lắc đầu, hít mũi.
Đỗ Việt Bân biết cậu đang muốn khóc nên hớt hải bắt bước cha lúc dỗ mẹ ôm lấy cậu, vỗ lưng an ủi: “Không sao không sao, không ngã hỏng là được rồi.”
Cảnh Hân sững người nhưng không đẩy cậu ra, suy cho cùng thì tâm tính của trẻ con là luôn dựa dẫm vào người tài giỏi hơn mình.
Qua vài giây, Đỗ Việt Bân kéo Cảnh Hân lên, đỡ cậu lảo đảo nghiêng ngả vượt qua vạch đích rồi đi tìm cô y tế.
Cổ chân Cảnh Hân bị trật, sưng một cục to khiến cậu không thể tới trường mấy ngày tới.
Có lẽ là ấn tượng xấu luôn khắc sâu nên từ đó về sau Cảnh Hân càng ghét hội thao hơn, sau đó ghét luôn ngày “1 tháng 6”.
Đến nỗi bắt đầu từ lớp hai cứ mỗi lần tới 1 tháng 6 là cậu lại năn nỉ cha mẹ xin phép nghỉ.
Mẹ Cảnh mềm lòng không thể khuyên được bảo bối nhà mình nên lần nào cũng đồng ý.
Trẻ con dễ quên, thật ra bạn học Cảnh Hân đã quên mất cú ngã hồi hội thao đó từ lâu rồi nhưng cậu vẫn không bỏ được nỗi ám ảnh kia.
Dù sao “1 tháng 6” cũng là Quốc tế Thiếu nhi nên trường thường phát cho học sinh ít quà, thỉnh thoảng là văn phòng phẩm, đôi lúc lại đổi sang túi kẹo.
Cảnh Hân không muốn tham gia nên tất nhiên là không được nhận, nhưng lần nào Đỗ Việt Bân cũng xin thêm một phần để đưa cho cậu.
“1 tháng 6” năm lớp 6, Cảnh Hân đã lấy lại vóc dáng vẫn trốn trong nhà thảnh thơi cầm giấy vẽ tranh.
“Đing đoong——” Chuông cửa vang lên.
Cảnh Hân chạy ra hỏi: “Ai vậy?”
“Tớ, Đỗ Việt Bân đây.” Cậu bạn ngoài cửa nói.
Cảnh Hân vội mở ra đón Đỗ Việt Bân đã cao đến 167cm vào.
Hôm nay mẹ Cảnh không đi làm, thấy Đỗ Việt Bân đến thì tươi cười chào đón: “Việt Bân đến đấy à!”
Đỗ Việt Bân khẽ gật đầu, chân mày bằng phẳng, khóe miệng nhếch lên ngoan ngoãn ân cần thăm hỏi: “Chào dì, đến làm phiền nhà cháu ngại quá.”
“Có gì đâu, có gì đâu.” Mẹ Cảnh rất thích Đỗ Việt Bân. Bà cảm thấy mặt mũi, thành tích và sở thích của đứa nhỏ này rất xuất sắc, chuẩn “con nhà người ta” 100%. Con trai mình làm bạn với người như vậy, đúng lúc có tấm gương noi theo.
Cảnh Hân kéo tay Đỗ Việt Bân dẫn người vào phòng mình rồi cười hì hì hỏi: “Sao cậu lại tới đây?”
“Thầy bảo tớ đem bộ thước ba góc này đến cho cậu.” Đỗ Việt Bân lấy chiếc túi trong suốt trong túi ra đặt lên bàn.
Thật ra Cảnh Hân biết đây là quà Đỗ Việt Bân xin cho cậu, nhưng thấy người ta không nói nên cậu cũng im lặng cho qua, thoải mái cảm ơn rồi xuống bếp mở tủ lạnh lấy hai cái bánh đậu xanh ra.
Lúc về cậu thấy Đỗ Việt Bân đang lật “bức tranh” của mình xem với vẻ mặt rất tập trung khiến Cảnh Hân ngượng. Cậu vội vàng bước tới cầm về, lúng túng nói: “Trông buồn cười lắm nhỉ.”
Đỗ Việt Bân ngẩng đầu nhìn cậu, ý cười nơi đáy mắt, nói: “Tớ thấy đẹp lắm.”
Cảnh Hân nghĩ Đỗ Việt Bân đang dỗ cậu vui nên hầm hừ nhét tranh xuống đệm.
“Cậu chọn được trường cấp hai nào chưa?” Thấy phản ứng của cậu, Đỗ Việt Bân hiểu chuyện đổi chủ đề.
“Chắc là A Trung.” Mặt Cảnh Hân vẫn còn hồng.
Đỗ Việt Bân nhìn cậu một lát, nói: “Hay quá, vậy là chúng ta lại học chung rồi.”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất