Chương 26
Vào một hôm rằm tháng giêng, thời tiết đã có phần ấm áp hơn tháng chạp, hồng mai trong vườn nhà Ân Vô Thư nở rộ khắp sân, đôi ba đoá rụng trên mặt đất, thoáng toả ra hương thơm lành lạnh.
Lúc đó, không không biết có phải vì nhân quả từ việc Tạ Bạch dùng thể xác đã chết nhưng chưa chết hay không mà Âm khách đương nhiệm tình cờ được hưởng trăm năm tuổi thọ, thành thử nhiệm kỳ của Tạ Bạch cũng theo đó mà bị dời lại một trăm năm.
Thế nhưng, việc này không đồng nghĩa hắn có thể an nhàn không màng thế sự không mang gánh nặng trong một trăm năm. Từ rất lâu về trước lúc chỉ độ bảy tám tuổi, hắn đã bắt đầu học cách luyện hoá khí âm thi vào cơ thể dưới sự chỉ dạy của Ân Vô Thư, tính đến tháng giêng năm nọ đã được ròng rã mười lăm năm.
Việc luyện hoá khí âm thi của hắn bắt đầu có hiệu quả, hắn có thể điều khiển tuỳ ý, khi chúng tràn ra tựa một màn sương đen như nhỏ mực.
Hôm rằm ấy, Tạ Bạch còn đang luyện cách chuyển hoá sương đen thành thực thể hữu hình.
Ân Vô Thư luôn thích khoác áo bào tay rộng vạt dài, tiên khí phiêu diêu, Tạ Bạch thừa hưởng hoàn toàn khiếu thẩm mỹ như vậy, thế nên phong cách khoác áo bào của hắn cũng chẳng khác Ân Vô Thư là bao. Vào buổi chiều hôm đó, mỗi lần Tạ Bạch vung tay ném sương đen ra, ống tay áo rộng trắng như mây tuyết cũng theo gió phất lên, hai nếp gấp nhẹ nhàng xếp chồng lên nhau, để lộ cánh tay mảnh khảnh thấy rõ khớp xương và đường gân bên dưới.
Ân Vô Thư mỉm cười nhàn nhã, tình nguyện làm bia ngắm cho Tạ Bạch và cùng tập luyện với hắn suốt cả buổi chiều.
Đến khi ánh chiều tà nép mình nghỉ ngơi, Tạ Bạch thu sương đen về, ngoái nhìn y ngóng chờ đôi lời nhận xét, như là khi sương đen chạm đến lòng bàn tay y thì có cảm giác cụ thể gì hay không? Khi siết lại có đủ chặt hay chưa? Thế nhưng Ân Vô Thư chỉ mỉm cười chỉ vào ống tay áo hắn:
– Cậu múa đẹp lắm, làm thêm lần nữa đi nhé?
Tạ Bạch tức thì sầm mặt: …
Ân Vô Thư nhặt mấy quyển sách trải dài trên bàn đá rồi cười bước vào nhà, một bên tay không cầm gì đang buông thõng bên người, bị ống tay áo rộng che gần hết, chỉ thấy một đốt ngón tay trắng gầy lộ ra.
Khi bước ngang qua Tạ Bạch, y dừng chân một chút rồi đưa tay xoa đầu Tạ Bạch.
Bị xoa đầu làm Tạ Bạch ngẩn cả người, còn chưa kịp hoàn hồn thì Ân Vô Thư đã xoè tay ra trước mặt, trong lòng bàn tay y là đoá hồng mai không biết đã rơi trên đầu Tạ Bạch tự khi nào, y nói:
– Cài hoa mà múa, rất có hương vị luôn đấy.
Tạ Bạch: …
Độ này hắn đã hai mươi ba rồi, đâu còn tí ti dáng vẻ thiếu niên của thuở mười mấy nữa, mặt mũi lẫn chiều cao hắn đều phát triển mạnh mẽ, trông rất điển trai, và thần thái cũng trở nên lạnh lùng hơn. Thế nên có đôi khi Ân Vô Thư còn sẽ làm bộ hối hận, nói rằng lẽ ra không nên vì thấy tuyết mà đặt Tạ Bạch cái tên như thế, nếu gọi là “Tạ Hồng” hay “Tạ Hoả” thì biết đâu chừng sẽ không lạnh tanh như vậy.
Mỗi lần nghe mấy câu múa mép này, Tạ Bạch đều sẽ trơ mặt liếc y một cái, xong đột ngột nắm ngón tay lại rút thẳng giường trúc y đang tựa người ra từ xa.
Khốn nỗi hôm đó Ân Vô Thư không dựa trên giường trúc, Tạ Bạch cũng không có cái để rút đi.
Thế là hắn bèn nhìn sang đèn treo ngoài sân, đề nghị với Ân Vô Thư:
– Vào rằm tháng giêng theo lệ nên ăn bánh trôi nước. Để tôi đi làm cho ngài một chén.
Bánh trôi nước còn được gọi là bánh Nguyên tiêu, nhưng Ân Vô Thư luôn gọi nó theo cái tên dân gian lưu truyền lâu đời nhất, quen rồi nên sau này cũng không sửa, Tạ Bạch hiển nhiên cũng gọi theo như vậy. Khi đó hắn vẫn chưa ăn được thức ăn bình thường nên tất cả những kiến thức của hắn về bánh Nguyên tiêu vẫn là từ Ân Vô Thư, kể cả cách làm.
Trong những dịp tết Nguyên tiêu trước đó, Tạ Bạch cũng sẽ chủ động đi làm một chén, mỗi lần đều chọn một loại nhân, có lần là mứt táo tàu, có lần là táo tàu khô trộn với đường, có lần là hạt vừng.
Nhưng hôm nay Tạ Bạch đổi ý.
Đương lúc hắn trộn nhân nhào bột trong nhà, Ân Vô Thư tính bước vô xem mấy lần nhưng đều bị Tạ Bạch cản ở ngoài không cho vào. Cuối cùng hắn quyết định đóng thẳng cửa lại, nhốt luôn Ân Vô Thư ở bên ngoài cửa.
Trước giờ hắn làm gì cũng nhanh gọn, lần này cũng không mất nhiều thời gian đã nấu xong một chén bánh trôi nước đến cho Ân Vô Thư.
Sáu viên bánh trôi nước trắng bóc tròn trịa lượn lờ trong chén, chén chè nóng hổi bốc khói toả hương nếp thơm lừng độc đáo, hấp dẫn người ta nếm thử. Ân Vô Thư cầm muỗng khuấy nhẹ hai lần rồi múc một viên lên ăn.
Nhai được hai lần thì y cứng đơ mặt, kế đó nuốt nghẹn cái ực vào bụng rồi nói với Tạ Bạch:
– Thiếu niên à… cậu rốt cuộc… cho bao nhiêu thứ vào trong vậy?
Tạ Bạch chỉ đầu ngón tay đếm từng thứ một:
– Hạt sen, đại hồi, hoa mai khô, muối đá, đường, sâm rừng, cần tây đông y.
Ân Vô Thư nghe mà tái mặt: …
Có điều tái mặt rồi, y vẫn múc từng viên còn lại tiếp tục ăn. Y tự nhủ một câu như lấy đau đớn làm niềm vui:
– Ăn vào quen rồi cũng rất ngon.
Tiếp đó y sắn lớp bột trắng mềm bọc ngoài viên bánh trôi cuối cùng ra, ấn ấn vào lớp nhân đang sắp sửa chảy ra ngoài từ vết cắt.
Ân Vô Thư bất thình gọi một tiếng:
– Tiểu Bạch.
Tạ Bạch bất ngờ đáp “Hả?” trong vô thức.
Kết quả là khi hắn vừa há miệng ra đã bị Ân Vô Thư chấm muỗng lên đầu lưỡi với tốc độ siêu phàm, sau đó y cười và múc viên bánh trôi nước cuối cùng đã bị cắt vỡ cho vào miệng:
– Không ăn được cũng không sao, nếm được vị là được.
Tạ Bạch đang tê tái cả đầu lưỡi: …
Nói đúng ra, dù là Tạ Bạch trong giấc mơ hay Tạ Bạch của thuở trước thì đều có thể cảm nhận được Ân Vô Thư rất nuông chiều hắn, dù biết rõ bánh trôi nước bị vọc nhưng cuối cùng vẫn ăn bằng hết.
Ân Vô Thư dọn chén xong thì dẫn Tạ Bạch ra ngoài.
Trong nhân gian, hàng năm vào tết Nguyên tiêu có lễ hội đèn lồng vô cùng nhộn nhịp, Ân Vô Thư sợ Tạ Bạch không ra ngoài gặp gỡ nhiều người sẽ thấy chán nên cứ đến mấy dịp này y rất thích dẫn Tạ Bạch đi dạo phố phường xem lễ hội, đồng thời ngắm thả đèn.
Nơi họ ở tiếp giáp Giang Nam (1) với những con phố giao nhau chằng chịt theo chiều uốn lượn của dòng sông nên rất dễ lạc đường. Khi Ân Vô Thư dắt Tạ Bạch đến phía đông con phố đang tổ chức lễ hội đèn lồng, y trông thấy con đường tấp nập người đến người đi hối hả không ngừng, bèn tặc lưỡi thở dài.
(1) Giang Nam: Là khu vực phía nam của sông Dương Tử (Trường Giang) – con sông cắt ngang chia Trung Quốc ra thành hai nửa. Khu vực này sông ngòi chằng chịt và nằm gần cửa biển nên có kiến trúc đường phố xen lẫn sông rạch rất đặc trưng và rất đẹp.
Thấy y dừng chân, Tạ Bạch bước sau chỉ nửa bước chân cũng dừng lại, hỏi rằng:
– Sao không đi vào?
Ân Vô Thư liếc nhìn Tạ Bạch với ánh mắt u sầu, rồi lại nhìn về dòng người đông nghìn nghịt mà bảo:
– Đi vô mấy chỗ như này hai vòng là đảm bảo cậu lạc trôi luôn.
Tạ Bạch: …
Ân Vô Thư thấy hắn lại trơ mặt thì thở dài một tiếng, rồi làm bộ bất lực hết cách mà chìa một ngón út ra nói với Tạ Bạch:
– Thôi vầy đi, nguyên tắc cũ, cho cậu mượn ngón tay nắm này.
Tạ Bạch liệt mặt:
– Nguyên tắc cũ mèm mười lăm năm trước.
Ân Vô Thư tặc lưỡi một cái, chống chế:
– Mười lăm năm trước là thế nào? Từ hồi cậu năm tuổi đến tận tám tuổi nhá.
Tạ Bạch nhìn y với vẻ mặt “Ừ rồi, ngài mặt dày ngài là nhất”.
– Không tính cầm một cái luôn hửm?
Ân Vô Thư lay lay ngón út trước mắt Tạ Bạch, song thấy Tạ Bạch không có ý thay đổi quyết định bèn rút tay về với vẻ tiếc nuối.
Y tiếp tục bước về phía con phố, đèn đuốc sáng trưng rọi vào trong mắt y bừng bừng một mảnh.
Tạ Bạch bước theo chưa được mấy bước thì thấy Ân Vô Thư lại đưa tay sang, bàn tay y hướng lên trên, năm ngón tay thả lỏng mà không khép lại nên có khoảng cách giữa mỗi ngón tay. Chỉ là y vẫn tiếp bước không dừng lại, thậm chí cũng không nghiêng đầu ngoái nhìn Tạ Bạch, nét mặt y vẫn như thường, hết thảy hành động đều như một lời mời đầy hờ hững.
Điều này làm Tạ Bạch sững sờ, ngón tay trái vô thức nhúc nhích bên dưới tay áo dài rộng. Hắn ngẩng đầu thoáng nhìn mặt Ân Vô Thư rồi buông mắt nhìn tay phải y đang đưa sang, mím môi im lặng. Chần chờ một lúc, cuối cùng hắn cũng đưa tay trái lên đặt vào lòng bàn tay Ân Vô Thư.
Ân Vô Thư len năm ngón tay của mình vào giữa những ngón tay của Tạ Bạch một cách vô cùng tự nhiên, rồi dắt Tạ Bạch ra giữa phố trong tư thế đan xen ngón tay.
Đương khi tiếng người huyên náo còn chưa lọt vào tai, Tạ Bạch nghe thấy giọng nói mang chút bất lực kèm chút buồn cười của y vang lên:
– Thế này mà còn lạc nữa thì ta cũng hết cách với cậu luôn.
– Hết chương 26 –
Lúc đó, không không biết có phải vì nhân quả từ việc Tạ Bạch dùng thể xác đã chết nhưng chưa chết hay không mà Âm khách đương nhiệm tình cờ được hưởng trăm năm tuổi thọ, thành thử nhiệm kỳ của Tạ Bạch cũng theo đó mà bị dời lại một trăm năm.
Thế nhưng, việc này không đồng nghĩa hắn có thể an nhàn không màng thế sự không mang gánh nặng trong một trăm năm. Từ rất lâu về trước lúc chỉ độ bảy tám tuổi, hắn đã bắt đầu học cách luyện hoá khí âm thi vào cơ thể dưới sự chỉ dạy của Ân Vô Thư, tính đến tháng giêng năm nọ đã được ròng rã mười lăm năm.
Việc luyện hoá khí âm thi của hắn bắt đầu có hiệu quả, hắn có thể điều khiển tuỳ ý, khi chúng tràn ra tựa một màn sương đen như nhỏ mực.
Hôm rằm ấy, Tạ Bạch còn đang luyện cách chuyển hoá sương đen thành thực thể hữu hình.
Ân Vô Thư luôn thích khoác áo bào tay rộng vạt dài, tiên khí phiêu diêu, Tạ Bạch thừa hưởng hoàn toàn khiếu thẩm mỹ như vậy, thế nên phong cách khoác áo bào của hắn cũng chẳng khác Ân Vô Thư là bao. Vào buổi chiều hôm đó, mỗi lần Tạ Bạch vung tay ném sương đen ra, ống tay áo rộng trắng như mây tuyết cũng theo gió phất lên, hai nếp gấp nhẹ nhàng xếp chồng lên nhau, để lộ cánh tay mảnh khảnh thấy rõ khớp xương và đường gân bên dưới.
Ân Vô Thư mỉm cười nhàn nhã, tình nguyện làm bia ngắm cho Tạ Bạch và cùng tập luyện với hắn suốt cả buổi chiều.
Đến khi ánh chiều tà nép mình nghỉ ngơi, Tạ Bạch thu sương đen về, ngoái nhìn y ngóng chờ đôi lời nhận xét, như là khi sương đen chạm đến lòng bàn tay y thì có cảm giác cụ thể gì hay không? Khi siết lại có đủ chặt hay chưa? Thế nhưng Ân Vô Thư chỉ mỉm cười chỉ vào ống tay áo hắn:
– Cậu múa đẹp lắm, làm thêm lần nữa đi nhé?
Tạ Bạch tức thì sầm mặt: …
Ân Vô Thư nhặt mấy quyển sách trải dài trên bàn đá rồi cười bước vào nhà, một bên tay không cầm gì đang buông thõng bên người, bị ống tay áo rộng che gần hết, chỉ thấy một đốt ngón tay trắng gầy lộ ra.
Khi bước ngang qua Tạ Bạch, y dừng chân một chút rồi đưa tay xoa đầu Tạ Bạch.
Bị xoa đầu làm Tạ Bạch ngẩn cả người, còn chưa kịp hoàn hồn thì Ân Vô Thư đã xoè tay ra trước mặt, trong lòng bàn tay y là đoá hồng mai không biết đã rơi trên đầu Tạ Bạch tự khi nào, y nói:
– Cài hoa mà múa, rất có hương vị luôn đấy.
Tạ Bạch: …
Độ này hắn đã hai mươi ba rồi, đâu còn tí ti dáng vẻ thiếu niên của thuở mười mấy nữa, mặt mũi lẫn chiều cao hắn đều phát triển mạnh mẽ, trông rất điển trai, và thần thái cũng trở nên lạnh lùng hơn. Thế nên có đôi khi Ân Vô Thư còn sẽ làm bộ hối hận, nói rằng lẽ ra không nên vì thấy tuyết mà đặt Tạ Bạch cái tên như thế, nếu gọi là “Tạ Hồng” hay “Tạ Hoả” thì biết đâu chừng sẽ không lạnh tanh như vậy.
Mỗi lần nghe mấy câu múa mép này, Tạ Bạch đều sẽ trơ mặt liếc y một cái, xong đột ngột nắm ngón tay lại rút thẳng giường trúc y đang tựa người ra từ xa.
Khốn nỗi hôm đó Ân Vô Thư không dựa trên giường trúc, Tạ Bạch cũng không có cái để rút đi.
Thế là hắn bèn nhìn sang đèn treo ngoài sân, đề nghị với Ân Vô Thư:
– Vào rằm tháng giêng theo lệ nên ăn bánh trôi nước. Để tôi đi làm cho ngài một chén.
Bánh trôi nước còn được gọi là bánh Nguyên tiêu, nhưng Ân Vô Thư luôn gọi nó theo cái tên dân gian lưu truyền lâu đời nhất, quen rồi nên sau này cũng không sửa, Tạ Bạch hiển nhiên cũng gọi theo như vậy. Khi đó hắn vẫn chưa ăn được thức ăn bình thường nên tất cả những kiến thức của hắn về bánh Nguyên tiêu vẫn là từ Ân Vô Thư, kể cả cách làm.
Trong những dịp tết Nguyên tiêu trước đó, Tạ Bạch cũng sẽ chủ động đi làm một chén, mỗi lần đều chọn một loại nhân, có lần là mứt táo tàu, có lần là táo tàu khô trộn với đường, có lần là hạt vừng.
Nhưng hôm nay Tạ Bạch đổi ý.
Đương lúc hắn trộn nhân nhào bột trong nhà, Ân Vô Thư tính bước vô xem mấy lần nhưng đều bị Tạ Bạch cản ở ngoài không cho vào. Cuối cùng hắn quyết định đóng thẳng cửa lại, nhốt luôn Ân Vô Thư ở bên ngoài cửa.
Trước giờ hắn làm gì cũng nhanh gọn, lần này cũng không mất nhiều thời gian đã nấu xong một chén bánh trôi nước đến cho Ân Vô Thư.
Sáu viên bánh trôi nước trắng bóc tròn trịa lượn lờ trong chén, chén chè nóng hổi bốc khói toả hương nếp thơm lừng độc đáo, hấp dẫn người ta nếm thử. Ân Vô Thư cầm muỗng khuấy nhẹ hai lần rồi múc một viên lên ăn.
Nhai được hai lần thì y cứng đơ mặt, kế đó nuốt nghẹn cái ực vào bụng rồi nói với Tạ Bạch:
– Thiếu niên à… cậu rốt cuộc… cho bao nhiêu thứ vào trong vậy?
Tạ Bạch chỉ đầu ngón tay đếm từng thứ một:
– Hạt sen, đại hồi, hoa mai khô, muối đá, đường, sâm rừng, cần tây đông y.
Ân Vô Thư nghe mà tái mặt: …
Có điều tái mặt rồi, y vẫn múc từng viên còn lại tiếp tục ăn. Y tự nhủ một câu như lấy đau đớn làm niềm vui:
– Ăn vào quen rồi cũng rất ngon.
Tiếp đó y sắn lớp bột trắng mềm bọc ngoài viên bánh trôi cuối cùng ra, ấn ấn vào lớp nhân đang sắp sửa chảy ra ngoài từ vết cắt.
Ân Vô Thư bất thình gọi một tiếng:
– Tiểu Bạch.
Tạ Bạch bất ngờ đáp “Hả?” trong vô thức.
Kết quả là khi hắn vừa há miệng ra đã bị Ân Vô Thư chấm muỗng lên đầu lưỡi với tốc độ siêu phàm, sau đó y cười và múc viên bánh trôi nước cuối cùng đã bị cắt vỡ cho vào miệng:
– Không ăn được cũng không sao, nếm được vị là được.
Tạ Bạch đang tê tái cả đầu lưỡi: …
Nói đúng ra, dù là Tạ Bạch trong giấc mơ hay Tạ Bạch của thuở trước thì đều có thể cảm nhận được Ân Vô Thư rất nuông chiều hắn, dù biết rõ bánh trôi nước bị vọc nhưng cuối cùng vẫn ăn bằng hết.
Ân Vô Thư dọn chén xong thì dẫn Tạ Bạch ra ngoài.
Trong nhân gian, hàng năm vào tết Nguyên tiêu có lễ hội đèn lồng vô cùng nhộn nhịp, Ân Vô Thư sợ Tạ Bạch không ra ngoài gặp gỡ nhiều người sẽ thấy chán nên cứ đến mấy dịp này y rất thích dẫn Tạ Bạch đi dạo phố phường xem lễ hội, đồng thời ngắm thả đèn.
Nơi họ ở tiếp giáp Giang Nam (1) với những con phố giao nhau chằng chịt theo chiều uốn lượn của dòng sông nên rất dễ lạc đường. Khi Ân Vô Thư dắt Tạ Bạch đến phía đông con phố đang tổ chức lễ hội đèn lồng, y trông thấy con đường tấp nập người đến người đi hối hả không ngừng, bèn tặc lưỡi thở dài.
(1) Giang Nam: Là khu vực phía nam của sông Dương Tử (Trường Giang) – con sông cắt ngang chia Trung Quốc ra thành hai nửa. Khu vực này sông ngòi chằng chịt và nằm gần cửa biển nên có kiến trúc đường phố xen lẫn sông rạch rất đặc trưng và rất đẹp.
Thấy y dừng chân, Tạ Bạch bước sau chỉ nửa bước chân cũng dừng lại, hỏi rằng:
– Sao không đi vào?
Ân Vô Thư liếc nhìn Tạ Bạch với ánh mắt u sầu, rồi lại nhìn về dòng người đông nghìn nghịt mà bảo:
– Đi vô mấy chỗ như này hai vòng là đảm bảo cậu lạc trôi luôn.
Tạ Bạch: …
Ân Vô Thư thấy hắn lại trơ mặt thì thở dài một tiếng, rồi làm bộ bất lực hết cách mà chìa một ngón út ra nói với Tạ Bạch:
– Thôi vầy đi, nguyên tắc cũ, cho cậu mượn ngón tay nắm này.
Tạ Bạch liệt mặt:
– Nguyên tắc cũ mèm mười lăm năm trước.
Ân Vô Thư tặc lưỡi một cái, chống chế:
– Mười lăm năm trước là thế nào? Từ hồi cậu năm tuổi đến tận tám tuổi nhá.
Tạ Bạch nhìn y với vẻ mặt “Ừ rồi, ngài mặt dày ngài là nhất”.
– Không tính cầm một cái luôn hửm?
Ân Vô Thư lay lay ngón út trước mắt Tạ Bạch, song thấy Tạ Bạch không có ý thay đổi quyết định bèn rút tay về với vẻ tiếc nuối.
Y tiếp tục bước về phía con phố, đèn đuốc sáng trưng rọi vào trong mắt y bừng bừng một mảnh.
Tạ Bạch bước theo chưa được mấy bước thì thấy Ân Vô Thư lại đưa tay sang, bàn tay y hướng lên trên, năm ngón tay thả lỏng mà không khép lại nên có khoảng cách giữa mỗi ngón tay. Chỉ là y vẫn tiếp bước không dừng lại, thậm chí cũng không nghiêng đầu ngoái nhìn Tạ Bạch, nét mặt y vẫn như thường, hết thảy hành động đều như một lời mời đầy hờ hững.
Điều này làm Tạ Bạch sững sờ, ngón tay trái vô thức nhúc nhích bên dưới tay áo dài rộng. Hắn ngẩng đầu thoáng nhìn mặt Ân Vô Thư rồi buông mắt nhìn tay phải y đang đưa sang, mím môi im lặng. Chần chờ một lúc, cuối cùng hắn cũng đưa tay trái lên đặt vào lòng bàn tay Ân Vô Thư.
Ân Vô Thư len năm ngón tay của mình vào giữa những ngón tay của Tạ Bạch một cách vô cùng tự nhiên, rồi dắt Tạ Bạch ra giữa phố trong tư thế đan xen ngón tay.
Đương khi tiếng người huyên náo còn chưa lọt vào tai, Tạ Bạch nghe thấy giọng nói mang chút bất lực kèm chút buồn cười của y vang lên:
– Thế này mà còn lạc nữa thì ta cũng hết cách với cậu luôn.
– Hết chương 26 –
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất