Chương 1: Võ Giới
Đồi núi trùng trùng, cây xanh phủ bóng. Võ giới là một thế giới rộng lớn với lịch sử nhiều thăng trầm. Võ giới lục địa từng tồn tại hơn trăm quốc gia lớn nhỏ. Mấy trăm năm trước có một vị hoàng đế đem quân tiêu diệt phần lớn các quốc gia thành lập một đế chế rộng lớn. Nhưng quy luật của tạo hóa đã định sẵn, vương triều nào cũng có lúc thịnh lúc suy. Đế chế rộng lớn ấy tan vỡ, các thế lực cát cứ khắp nơi, đánh giết liên miên. Thời gian chiến tranh kéo dài khiến dân chúng lầm than, từ đó mà các anh hùng đứng lên kiến quốc. Sau thời gian dài thì đế chế đó hình thành ba quốc gia khác nhau là Đông Ngô, Tây Bắp, và Bắc Phật . Dù là ba quốc gia tạm thời hình thành từ một đế chế nhưng xét về diện tích và dân số thì cả ba quốc gia này đều chiếm ba vị trí đầu của võ giới. Hiện thời thì ba quốc gia này tạm thời án binh bất động, thế nhưng không biết khi nào binh đao lại bùng lên.
Võ giới đúng như tên gọi của nó, nơi này thực lực vi tôn, dùng đấu khí để phân định địa vị. Người ở giới này muốn cầu tiến đều phải luyện võ công với trọng điểm là tu luyện chân khí. Đẳng cấp đấu khí ở võ giới chia thành 10 cấp bậc.
1- võ sơ: đây là cảnh giới đầu tiên. Người đạt cảnh giới này yêu cầu phải điều khiển được nhuần nhuyễn chân khí của mình.
2- võ trung: đây là cảnh giới thứ hai của đấu khí. Người đột phá được cảnh giới này sẽ có thể điều khiển chân khí để tấn công và phòng ngự.
3- võ thượng: người đột phá cảnh giới này có thể dùng khinh công đạp trên cành cây tán lá mà lướt đi. Tính cơ động rất cao.
4- võ sư: cảnh giới võ sư cao thâm khó vươn tới. Người đột phá cảnh giới này thì chỉ cần một cành cây ngọn cỏ cũng có thể đứng trên . Tổ sư Đạt Ma đã từng đứng trên một cành cây nổi trên mặt nước mà qua sông, chính là cảnh giới này. Võ sư có nghĩa là bậc thầy võ thuật. Người ở cảnh giới này đã đủ sức để mở một võ đường, tông môn cấp 1.
5- võ vương : cảnh giới càng cao thì càng ít người đạt tới. Võ vương chính là một cảnh giới khỏi đầu ở cấp độ hiếm, có thể xưng hùng xưng bá một phương. Người đột phá cảnh giới này có thể đi trên mặt nước như đi trên đất liền, phiêu diêu tự tại. Một tông môn muốn vươn lên cấp 2 thì phải có ít nhất một võ vương.
6- võ hoàng: đây là một sự tồn tại hiếm có mà chỉ những võ đường tông môn cấp 3 mới sở hữu. Người ở cấp độ này có thể xuất đấu hồn hóa hình tấn công đối thủ. Trận chiến của những võ hoàng vì thế mà vô cùng hoa mỹ.
7 - võ tông: những võ tông cảnh giới chỉ có trong những võ đường tông môn cấp độ cao nhất: nhất đại tông môn. Những võ đường tông môn hay gia tộc ở cấp độ này đều có ảnh hưởng to lớn đến cả đất nước. Người đạt cấp độ này có thể sử dụng kiếm khí vô hình, không chỉ có thể truyền chân khí vào vũ khí tấn công mà còn có thể bắn kiếm khí ra ngoài. Những người đạt cấp độ này thậm chí còn có thể dùng một cành cây ngọn cỏ làm kiếm, chiến đấu ung dung như dùng kiếm thật.
8 - võ tôn: là cấp độ trên võ tông một bậc. Người ở cảnh giới này có thể dùng kiếm khí hóa hình. Đây là nâng cấp của kiếm khí vô hình, bắn ra kiếm khí hùng mạnh mang hình dáng của đấu hồn tấn công kẻ thù. Uy lực vô cùng lớn.
9- võ thánh: cấp độ này rất hiếm, người đạt cấp độ này có thể dùng ngự không thuật, bước đi trên không trung.
10- võ đế: đây là cảnh giới đứng trên tất cả cảnh giới võ thuật. Người đạt cảnh giới này có thể đằng vân, đạp trên đám mây ngọn gió mà bay đi. Có thể hiểu cảnh giới võ thánh là chập chững biết đi thì võ đế chính là biết chạy. Người đạt cảnh giới võ đế thì được xem ngang hàng với hoàng đế. Những người này gặp hoàng đế có thể trò chuyện ngang hàng như bằng hữu.
Ngoài 10 cảnh giới đó ra, võ giới vẫn còn tồn tại một hình thái đứng trên tất cả. Những người đạt hình thái này không còn gọi là người thường nữa mà người ta gọi là bán tiên. Hình thái này được gọi là "tiên nhân" . Những tiên nhân này khi hoàng đế gặp cũng phải cúi đầu cung kính thi lễ với họ. Là điểm đến không phải ai cũng dám mơ ước.
Ở Phương Nam của lục địa tồn tại một vùng đất trực thuộc Đông Ngô . Vùng đất này là một châu (hay một chỉ, tùy vào thời điểm) của Phương Bắc, còn gọi là Giao Châu (hoặc Giao Chỉ). Vùng đất Giao Chỉ này có một dân tộc riêng sống ở đó, hoàn toàn tách biệt với tộc người Hán ở phương Bắc, dân tộc này được gọi là dân tộc Kinh. Kinh tộc với vùng đất Giao Chỉ có một lịch sử lâu đời cùng nhiều biến cố. Vào thời điểm hiện tại , Kinh tộc đang ở trong một nốt trầm cực kỳ đen tối trong lịch sử hình thành của họ. Dân tộc Hán và dân tộc Kinh có một mối ân oán khá dài, mà phải nói chính xác là người Kinh có mối thù hằn rất lớn với người Hán . Tại sao lại nói như vậy ? Cần phải xét lại về thời quá khứ của thủa sơ khai lập quốc.
Thủa xa xưa, khi mà con người đang còn sống ở hình thái bộ tộc, bộ lạc nguyên thủy , chưa hình thành quốc gia. Thủa ấy có một bộ tộc sống ở lưu vực sông Hoàng Hà , sinh sống phát triển bằng nghề trồng lúa nước. Bộ tộc này nhanh chóng lớn mạnh , lớn đến mức đủ sức để hình thành quốc gia . Và khi quốc gia ở lưu vực sông Hoàng Hà ấy được thành lập, người dân nước ấy tự gọi mình là Trung Hoa. Hai chữ Trung Hoa hàm ý nói rằng họ là trung tâm tinh hoa của vũ trụ, là tinh hoa của đất trời cô đọng lại. Đất nước Hoa Hạ thủa sơ khai, sau khi thành lập thì liên tục bành trướng ra xung quanh, xâm chiếm và tiêu diệt các bộ lạc xung quanh ấy . Khi móng vuốt của người Hoa Hạ chém xuống phía Nam, cũng là lúc đánh vào vùng đất của những bộ tộc Bách Việt thời cổ. Những bộ tộc Bách Việt thời cổ tuy đông , nhưng lại rời rạc, liên tục bị người Hoa Hạ tiêu diệt và đồng hóa, dần dần biến mất. Trong thời kỳ đại nạn ấy , truyền thuyết của người Kinh kể lại rằng Kinh Dương Vương là con cháu thuộc dòng dõi của viêm đế Thần Nông, đã kéo quân chạy xuống phía Nam. Khi ngài tới động Đình Hồ thì gặp Long Nữ và đem lòng yêu thương. Mối tình của Kinh Dương Vương và Long Nữ đã sinh ra Sùng Lãm. Khi Sùng Lãm trưởng thành, Kinh Dương Vương yêu quý và nhường ngôi vua bộ lạc cho ngài ấy. Ngài lên ngôi làm vua của bộ Lạc Việt, tức là Lạc Long Quân. Trong một lần cơ duyên nào đó, Lạc Long Quân lại gặp được công chúa Âu Cơ của bộ tộc Âu Việt . Ngài đem lòng yêu thương, và từ mối tình ấy bọn họ đã kết hôn , đồng thời sát nhập hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt lại làm một, xây dựng cơ đồ lớn mạnh hơn. Khi hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt đã hợp nhất lại, thì lúc này cũng là lúc bàn đến chuyện xa hơn. Lạc Long Quân nhận thấy nanh vuốt của người phương Bắc vẫn luôn nhòm ngó tới phía Nam. Sợ rằng không đủ sức đương cự, ngài cùng vợ mình là Âu Cơ đã kéo toàn bộ người dân của mình di cư xuống phương nam để chạy trốn , mong tìm cho dân tộc mình một con đường sống. Cả hai cứ thế kéo con dân chạy dài xuống phía Nam, và khi cảm thấy đã đi đủ xa để thoát khỏi được nanh vuốt của tộc người Hoa Hạ, lúc này Lạc Long Quân và Âu Cơ mới bàn chuyện xây dựng nền móng để lập quốc. Ngài bàn với vợ mình, mỗi người đem một nửa bộ tộc để khai hoang mở cõi, chiếm đất cho con cháu đời sau sinh sống . Vợ ngài nghe vậy thì cho rằng đó là phải, thuận theo ý đó mà thi hành. Thế là Lạc Long Quân đem một nửa bộ tộc di chuyển về phía biển để khai hoang mở cõi, vùng đất ngài tới khai hoang là vùng đất Đại La. Ngài tới đó tiêu diệt ma quái, trấn thủ đất đai , lập làng xây ấp, giúp con dân có cuộc sống ấm no. Mẹ Âu Cơ dẫn một nửa bộ tộc lên non, vùng đất người tới là vùng đất Phong Châu để lập làng xây ấp. Con trai cả của Lạc Long Quân theo mẹ lên non, cùng mẹ xây dựng cơ đồ trên vùng đất Phong Châu ấy . Khi cảm thấy cơ đồ đã đủ , người con trai cả xin mẹ mình cho mình lập quốc làm vua. Sau khi được sự đồng ý của mẹ, người con trai cả đấy lại lặn lội xuống vùng đất Đại La gặp cha mình, và xin cha mình cho mình được lập quốc . Lạc Long Quân cũng đồng ý , và thế là người con trai cả ấy lên ngôi vua, thành lập quốc gia đầu tiên trong lịch sử Kinh tộc, tức là vua Hùng Vương thứ nhất. Dòng dõi vua Hùng truyền qua được 16 đời vua lập quốc. Khi vua Hùng lên ngôi thành lập quốc gia, thì lúc ấy Lạc Long Quân vẫn còn sống , cho nên vua Hùng không thể là Thái tổ được. Chính vì vậy mà con cháu đời sau tôn Lạc Long Quân lên làm Quốc tổ, hiệu là thái tổ Hùng Hiền Vương.
Thêm một điều nữa, khi vua Hùng lập quốc, lúc ấy Kinh Dương Vương vẫn còn tại thế . Vì vậy con cháu lại tôn phong Kinh Dương Vương lên làm thượng tổ, nâng số vị vua Hùng lên thành 18 vị . Và dân tộc ấy lại tự gọi mình là dân tộc Kinh, chữ Kinh trong "Kinh Dương Vương" , hàm ý nói mình là con của rồng ( tức Long Nữ), cháu của Tiên (cả Kinh Dương Vương lẫn Âu Cơ đều thuộc dòng dõi trực hệ của viêm đế Thần Nông) . Bản chất của dân tộc Kinh là bộ tộc Âu Việt và bộ tộc Lạc Việt hợp nhất lại, cho nên để nhớ đến cội nguồn bách Việt của mình, người Kinh vẫn tự gọi mình là người Việt.
Lịch sử kinh tộc như thế mà hình thành trải dài qua nhiều năm tháng, xuyên suốt 18 đời vua Hùng . Trong những năm tháng lập quốc ấy , giặc phương Bắc vẫn không ngừng thèm muốn nhòm ngó phía nam . Bọn chúng nhiều lần đem quân đi chinh phạt nhằm thỏa mãn lòng tham không đáy của mình. Nhưng những lần ấy , Phương Nam đều xuất thế những vị anh hùng vệ quốc vĩ đại . Họ đứng lên đánh đuối giặc xâm lược, và những vị anh hùng ấy đều đã trở thành bất tử trong lòng dân tộc.
Tưởng rằng mọi việc cứ thế trường tồn , nhưng lại xảy ra một biến cố lớn. Ở phương Bắc, đứa con hoang của Lã Bất Vi lên ngôi vua của nước tần, xua quân xâm lược những nước xung quanh , tiêu diệt nuốt chửng những nước ấy và trở thành vị vua quyền lực nhất. Tần vương lúc ấy tự ảo tưởng bản thân mình , cho rằng mình vĩ đại nhất thiên hạ . Hắn cảm thấy cái tên Tần Vương không còn xứng đáng với sự vĩ đại của hắn nữa, thế là hắn tự xưng mình là Thủy Hoàng đế, xem mình ngang hàng với Tam Hoàng Tứ Đế. Quyền lực cao vút, lãnh thổ rộng lớn , nhưng vẫn chưa đủ với Tần Thủy Hoàng . Hắn cho quân tràn xuống phía Nam, hòng nuốt chửng nước Nam của người Việt. Thế giặc của Tần Thủy Hoàng quá mạnh khiến cho vua Hùng choáng váng, khó lòng chống đỡ. Trong một trận chiến , quân của vua Hùng tan vỡ, phò mã Nguyễn Tuấn tử trận, vua Hùng đau xót tự sát, đất nước rơi vào cảnh không người dẫn dắt trở nên hỗn loạn. Vào những thời điểm nguy nan nhất thì sẽ xuất hiện những vị anh hùng vệ quốc vĩ đại. Thục Phán phất cờ khởi nghĩa, hiệu triệu quần hùng, thề rằng sẽ liều chết chiến đấu quyết không cúi đầu trước giặc. Đất nước đang lâm nguy, con dân đang lo lắng , thì vị anh hùng ấy đã đứng lên đúng vào thời điểm người dân cần nhất . Thế là toàn dân tộc theo người anh hùng Thục Phán đứng lên chống lại giặc xâm lược, chiến đấu chống lại binh đoàn của gã con hoang. Thục Phán đã dẫn toàn bộ dân nước Nam lẩn trốn vào rừng kháng chiến, khai sinh ra một loại chiến tranh mà sau này trở thành thương hiệu của người Việt, đó là chiến tranh du kích. Cuộc chiến tranh trường kỳ kháng chiến chống lại quân của gã con hoang ấy kéo dài 5 năm . Suốt 5 năm gian khổ ấy, cũng đến ngày hái quả ngọt. Trong một trận giao tranh, ông đã chém bay đầu tướng Đồ Thư tại trận, đánh tan 50 vạn quân Tần xâm lược, đuổi chúng ra khỏi biên cương bờ cõi, giữ vững độc lập tự chủ cho nước nhà. Với chiến tích oai hùng ấy , ông đường đường chính chính bước lên ngai vua. Ông chấm dứt triều đại 18 đời vua Hùng, mở ra triều đại mới, triều đại của An Dương Vương. Mặc dù triều đại của An Dương Vương rất ngắn ngủi , nhưng dân chúng yêu mến vị anh hùng vệ quốc , và luôn xem rằng đó là một triều đại chính thống trong lịch sử nước nhà.
Triều đại của An Dương Vương sụp đổ mở ra một triều đại mới, một triều đại mà gây ra tranh cãi lớn nhất trong lịch sử của nước nhà. Triệu Đà soán ngôi An Dương Vương theo một cái cách khốn nạn nhất , mà chỉ có những kẻ đê hèn nhất mới có thể làm được những chuyện như vậy , khiến cho hắn trở thành một mục tiêu bị công kích nguyền rủa. Hắn đã đẩy một vị anh hùng vệ quốc vào chỗ chết. Cướp ngôi của vị ấy là một đại tội, nhưng đại tội thứ hai của Triệu Đà còn lớn gấp trăm lần đại tội trước, đó chính là đại tội mất nước. Triệu Đà lên làm vua , ảo tưởng bản thân , cho rằng mình tài giỏi mà không coi phương Bắc ra gì . Hắn liên tục khiêu khích và chọc giận phương Bắc, đẩy dân tộc vào vòng nô lệ. Trong cuốn Đại Việt sử Ký, sử gia Ngô Sĩ Liên thuộc thời kỳ Lê sơ đã viết " Nếu không phải vì Triệu Đà quá bố láo mất dạy, thì Hán Vũ Đế đã không đến nỗi đem quân nuốt chửng Giao Chỉ, ngàn năm Bắc thuộc là từ tay Triệu Đà mà ra chứ đâu. "
Triệu Đà chính là kẻ đã đày dân tộc nước nam vào vòng Bắc thuộc, nhấn chìm người dân Phương Nam vào đêm trường nô lệ , trở thành trâu ngựa cho giặc phương Bắc đè đầu cưỡi cổ. Trong đêm trường nô lệ ấy, không phải là không có những vị quan tốt phương Bắc cử xuống để cai trị nước ta. Những vị quan tốt ấy cai trị cũng đem lại cơm lo áo ấm, đem lại bình yên cho Phương Nam . Nhưng những vị quan tốt ấy được bao nhiêu? Bởi bản chất của kẻ xâm lược vẫn là bản chất của kẻ cướp. Những tên tham quan vô lại cai trị nước Nam vô cùng tàn bạo. Bọn chúng vơ vét của cải, tàn bạo khát máu, đối xử với người nước Nam không khác gì súc vật. Có áp bức thì có đấu tranh, người dân Phương Nam bắt đầu nổi lên phản kháng đòi lại quyền làm người cho dân tộc mình. Những vị anh hùng phục quốc lần lượt khởi binh chống lại , mơ ước một ngày xây dựng lại quê hương của mình. Thế nhưng dân tộc phương Nam trong thời điểm đó lại quá nhỏ bé so với phương bắc hùng mạnh . Máu và nước mắt của những anh hùng đã liên tục đổ xuống, mong muốn thực hiện mơ ước cháy bỏng, khôi phục quê hương . Tuy cũng có vài lần đạt thành ước nguyện, nhưng nhanh chóng bị vùi dập và bị tắm trong biển máu. Máu xương rơi rớt thấm đỏ đất cha ông mà không thể đạt được thành tựu gì, càng khiến cho nước mắt của dân nước Nam thêm đau thương tang tóc, và cũng không kém phần hào hùng tráng lệ.
Trong những chuỗi ngày dài mất nước đã kéo dài suốt ngàn năm tăm tối , là ngàn năm cúi đầu của người Phương Nam trước ách đô hộ của người phương Bắc. Suốt ngàn năm mất nước, dân tộc phương nam chưa lần nào mà thôi khao khát đòi lại quyền tự chủ cho quê hương mình , chưa lần nào họ ngưng khao khát để xây dựng lại cơ nghiệp của vua Hùng từ thuở xa xưa. Cơn khát nước ấy càng lúc càng lớn , càng lúc càng thôi thúc dân tộc ấy vùng lên chiến đấu . Nhưng càng vùng lên chiến đấu , họ lại càng bị người phương Bắc siết chặt mũi dao đè xuống , thật đau xót biết bao nhiêu. 1000 năm trôi qua , 1000 năm làm kiếp nô lệ như thế đã quá đủ nhiều rồi . Người dân nước Nam dường như cảm thấy tuyệt vọng, đành ngửa cổ lên trời cầu xin Thiên thượng ban ơn. Họ cầu xin Thiên thượng hãy cho họ một vị anh hùng giáng thế , một vị anh hùng để dẫn dắt dân tộc qua vòng nô lệ , hướng con dân nước Việt về lại ánh sáng làm người.
Trong lòng những người con dân mất nước, cơn khát phục quốc của họ càng khiến họ căm hờn , càng khiến họ khao khát hơn. Bọn họ mơ đến một vị anh hùng mặc giáp sắt, tay cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt , vùng lên chiến đấu . Người anh hùng uy dũng đã đánh tan giặc phương Bắc xâm lược, mà ngày xưa kia thiên thượng đã từng ban cho họ.
Họ vẫn thường hay ngước lên trời cao cầu khẩn, mong rằng một đấng anh hùng sẽ giáng thế dẫn dắt con dân nước Việt bước qua vòng nô lệ, thoát khỏi đêm trường tăm tối. Người Việt cứ ngước lên trời cầu xin, chờ đợi trên trời xuất hiện một bóng hình. Bọn họ nào đâu biết bóng hình mà họ chờ đợi lại không xuất hiện từ bầu trời kia , mà lại là... từ dưới đất chui lên.
Người anh hùng ấy sẽ xuất hiện, sẽ đến với họ , sẽ dẫn dắt dân tộc bước qua chuỗi ngày nô lệ , mở ra một thời kỳ mới thịnh vượng cho đất nước phương nam. Người anh hùng ấy không xuất hiện từ bầu trời cao với ánh hào quang rực rỡ, mà xuất hiện trong một ngôi miếu hoang với thân thể tàn tạ hoang tàn.
Võ giới đúng như tên gọi của nó, nơi này thực lực vi tôn, dùng đấu khí để phân định địa vị. Người ở giới này muốn cầu tiến đều phải luyện võ công với trọng điểm là tu luyện chân khí. Đẳng cấp đấu khí ở võ giới chia thành 10 cấp bậc.
1- võ sơ: đây là cảnh giới đầu tiên. Người đạt cảnh giới này yêu cầu phải điều khiển được nhuần nhuyễn chân khí của mình.
2- võ trung: đây là cảnh giới thứ hai của đấu khí. Người đột phá được cảnh giới này sẽ có thể điều khiển chân khí để tấn công và phòng ngự.
3- võ thượng: người đột phá cảnh giới này có thể dùng khinh công đạp trên cành cây tán lá mà lướt đi. Tính cơ động rất cao.
4- võ sư: cảnh giới võ sư cao thâm khó vươn tới. Người đột phá cảnh giới này thì chỉ cần một cành cây ngọn cỏ cũng có thể đứng trên . Tổ sư Đạt Ma đã từng đứng trên một cành cây nổi trên mặt nước mà qua sông, chính là cảnh giới này. Võ sư có nghĩa là bậc thầy võ thuật. Người ở cảnh giới này đã đủ sức để mở một võ đường, tông môn cấp 1.
5- võ vương : cảnh giới càng cao thì càng ít người đạt tới. Võ vương chính là một cảnh giới khỏi đầu ở cấp độ hiếm, có thể xưng hùng xưng bá một phương. Người đột phá cảnh giới này có thể đi trên mặt nước như đi trên đất liền, phiêu diêu tự tại. Một tông môn muốn vươn lên cấp 2 thì phải có ít nhất một võ vương.
6- võ hoàng: đây là một sự tồn tại hiếm có mà chỉ những võ đường tông môn cấp 3 mới sở hữu. Người ở cấp độ này có thể xuất đấu hồn hóa hình tấn công đối thủ. Trận chiến của những võ hoàng vì thế mà vô cùng hoa mỹ.
7 - võ tông: những võ tông cảnh giới chỉ có trong những võ đường tông môn cấp độ cao nhất: nhất đại tông môn. Những võ đường tông môn hay gia tộc ở cấp độ này đều có ảnh hưởng to lớn đến cả đất nước. Người đạt cấp độ này có thể sử dụng kiếm khí vô hình, không chỉ có thể truyền chân khí vào vũ khí tấn công mà còn có thể bắn kiếm khí ra ngoài. Những người đạt cấp độ này thậm chí còn có thể dùng một cành cây ngọn cỏ làm kiếm, chiến đấu ung dung như dùng kiếm thật.
8 - võ tôn: là cấp độ trên võ tông một bậc. Người ở cảnh giới này có thể dùng kiếm khí hóa hình. Đây là nâng cấp của kiếm khí vô hình, bắn ra kiếm khí hùng mạnh mang hình dáng của đấu hồn tấn công kẻ thù. Uy lực vô cùng lớn.
9- võ thánh: cấp độ này rất hiếm, người đạt cấp độ này có thể dùng ngự không thuật, bước đi trên không trung.
10- võ đế: đây là cảnh giới đứng trên tất cả cảnh giới võ thuật. Người đạt cảnh giới này có thể đằng vân, đạp trên đám mây ngọn gió mà bay đi. Có thể hiểu cảnh giới võ thánh là chập chững biết đi thì võ đế chính là biết chạy. Người đạt cảnh giới võ đế thì được xem ngang hàng với hoàng đế. Những người này gặp hoàng đế có thể trò chuyện ngang hàng như bằng hữu.
Ngoài 10 cảnh giới đó ra, võ giới vẫn còn tồn tại một hình thái đứng trên tất cả. Những người đạt hình thái này không còn gọi là người thường nữa mà người ta gọi là bán tiên. Hình thái này được gọi là "tiên nhân" . Những tiên nhân này khi hoàng đế gặp cũng phải cúi đầu cung kính thi lễ với họ. Là điểm đến không phải ai cũng dám mơ ước.
Ở Phương Nam của lục địa tồn tại một vùng đất trực thuộc Đông Ngô . Vùng đất này là một châu (hay một chỉ, tùy vào thời điểm) của Phương Bắc, còn gọi là Giao Châu (hoặc Giao Chỉ). Vùng đất Giao Chỉ này có một dân tộc riêng sống ở đó, hoàn toàn tách biệt với tộc người Hán ở phương Bắc, dân tộc này được gọi là dân tộc Kinh. Kinh tộc với vùng đất Giao Chỉ có một lịch sử lâu đời cùng nhiều biến cố. Vào thời điểm hiện tại , Kinh tộc đang ở trong một nốt trầm cực kỳ đen tối trong lịch sử hình thành của họ. Dân tộc Hán và dân tộc Kinh có một mối ân oán khá dài, mà phải nói chính xác là người Kinh có mối thù hằn rất lớn với người Hán . Tại sao lại nói như vậy ? Cần phải xét lại về thời quá khứ của thủa sơ khai lập quốc.
Thủa xa xưa, khi mà con người đang còn sống ở hình thái bộ tộc, bộ lạc nguyên thủy , chưa hình thành quốc gia. Thủa ấy có một bộ tộc sống ở lưu vực sông Hoàng Hà , sinh sống phát triển bằng nghề trồng lúa nước. Bộ tộc này nhanh chóng lớn mạnh , lớn đến mức đủ sức để hình thành quốc gia . Và khi quốc gia ở lưu vực sông Hoàng Hà ấy được thành lập, người dân nước ấy tự gọi mình là Trung Hoa. Hai chữ Trung Hoa hàm ý nói rằng họ là trung tâm tinh hoa của vũ trụ, là tinh hoa của đất trời cô đọng lại. Đất nước Hoa Hạ thủa sơ khai, sau khi thành lập thì liên tục bành trướng ra xung quanh, xâm chiếm và tiêu diệt các bộ lạc xung quanh ấy . Khi móng vuốt của người Hoa Hạ chém xuống phía Nam, cũng là lúc đánh vào vùng đất của những bộ tộc Bách Việt thời cổ. Những bộ tộc Bách Việt thời cổ tuy đông , nhưng lại rời rạc, liên tục bị người Hoa Hạ tiêu diệt và đồng hóa, dần dần biến mất. Trong thời kỳ đại nạn ấy , truyền thuyết của người Kinh kể lại rằng Kinh Dương Vương là con cháu thuộc dòng dõi của viêm đế Thần Nông, đã kéo quân chạy xuống phía Nam. Khi ngài tới động Đình Hồ thì gặp Long Nữ và đem lòng yêu thương. Mối tình của Kinh Dương Vương và Long Nữ đã sinh ra Sùng Lãm. Khi Sùng Lãm trưởng thành, Kinh Dương Vương yêu quý và nhường ngôi vua bộ lạc cho ngài ấy. Ngài lên ngôi làm vua của bộ Lạc Việt, tức là Lạc Long Quân. Trong một lần cơ duyên nào đó, Lạc Long Quân lại gặp được công chúa Âu Cơ của bộ tộc Âu Việt . Ngài đem lòng yêu thương, và từ mối tình ấy bọn họ đã kết hôn , đồng thời sát nhập hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt lại làm một, xây dựng cơ đồ lớn mạnh hơn. Khi hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt đã hợp nhất lại, thì lúc này cũng là lúc bàn đến chuyện xa hơn. Lạc Long Quân nhận thấy nanh vuốt của người phương Bắc vẫn luôn nhòm ngó tới phía Nam. Sợ rằng không đủ sức đương cự, ngài cùng vợ mình là Âu Cơ đã kéo toàn bộ người dân của mình di cư xuống phương nam để chạy trốn , mong tìm cho dân tộc mình một con đường sống. Cả hai cứ thế kéo con dân chạy dài xuống phía Nam, và khi cảm thấy đã đi đủ xa để thoát khỏi được nanh vuốt của tộc người Hoa Hạ, lúc này Lạc Long Quân và Âu Cơ mới bàn chuyện xây dựng nền móng để lập quốc. Ngài bàn với vợ mình, mỗi người đem một nửa bộ tộc để khai hoang mở cõi, chiếm đất cho con cháu đời sau sinh sống . Vợ ngài nghe vậy thì cho rằng đó là phải, thuận theo ý đó mà thi hành. Thế là Lạc Long Quân đem một nửa bộ tộc di chuyển về phía biển để khai hoang mở cõi, vùng đất ngài tới khai hoang là vùng đất Đại La. Ngài tới đó tiêu diệt ma quái, trấn thủ đất đai , lập làng xây ấp, giúp con dân có cuộc sống ấm no. Mẹ Âu Cơ dẫn một nửa bộ tộc lên non, vùng đất người tới là vùng đất Phong Châu để lập làng xây ấp. Con trai cả của Lạc Long Quân theo mẹ lên non, cùng mẹ xây dựng cơ đồ trên vùng đất Phong Châu ấy . Khi cảm thấy cơ đồ đã đủ , người con trai cả xin mẹ mình cho mình lập quốc làm vua. Sau khi được sự đồng ý của mẹ, người con trai cả đấy lại lặn lội xuống vùng đất Đại La gặp cha mình, và xin cha mình cho mình được lập quốc . Lạc Long Quân cũng đồng ý , và thế là người con trai cả ấy lên ngôi vua, thành lập quốc gia đầu tiên trong lịch sử Kinh tộc, tức là vua Hùng Vương thứ nhất. Dòng dõi vua Hùng truyền qua được 16 đời vua lập quốc. Khi vua Hùng lên ngôi thành lập quốc gia, thì lúc ấy Lạc Long Quân vẫn còn sống , cho nên vua Hùng không thể là Thái tổ được. Chính vì vậy mà con cháu đời sau tôn Lạc Long Quân lên làm Quốc tổ, hiệu là thái tổ Hùng Hiền Vương.
Thêm một điều nữa, khi vua Hùng lập quốc, lúc ấy Kinh Dương Vương vẫn còn tại thế . Vì vậy con cháu lại tôn phong Kinh Dương Vương lên làm thượng tổ, nâng số vị vua Hùng lên thành 18 vị . Và dân tộc ấy lại tự gọi mình là dân tộc Kinh, chữ Kinh trong "Kinh Dương Vương" , hàm ý nói mình là con của rồng ( tức Long Nữ), cháu của Tiên (cả Kinh Dương Vương lẫn Âu Cơ đều thuộc dòng dõi trực hệ của viêm đế Thần Nông) . Bản chất của dân tộc Kinh là bộ tộc Âu Việt và bộ tộc Lạc Việt hợp nhất lại, cho nên để nhớ đến cội nguồn bách Việt của mình, người Kinh vẫn tự gọi mình là người Việt.
Lịch sử kinh tộc như thế mà hình thành trải dài qua nhiều năm tháng, xuyên suốt 18 đời vua Hùng . Trong những năm tháng lập quốc ấy , giặc phương Bắc vẫn không ngừng thèm muốn nhòm ngó phía nam . Bọn chúng nhiều lần đem quân đi chinh phạt nhằm thỏa mãn lòng tham không đáy của mình. Nhưng những lần ấy , Phương Nam đều xuất thế những vị anh hùng vệ quốc vĩ đại . Họ đứng lên đánh đuối giặc xâm lược, và những vị anh hùng ấy đều đã trở thành bất tử trong lòng dân tộc.
Tưởng rằng mọi việc cứ thế trường tồn , nhưng lại xảy ra một biến cố lớn. Ở phương Bắc, đứa con hoang của Lã Bất Vi lên ngôi vua của nước tần, xua quân xâm lược những nước xung quanh , tiêu diệt nuốt chửng những nước ấy và trở thành vị vua quyền lực nhất. Tần vương lúc ấy tự ảo tưởng bản thân mình , cho rằng mình vĩ đại nhất thiên hạ . Hắn cảm thấy cái tên Tần Vương không còn xứng đáng với sự vĩ đại của hắn nữa, thế là hắn tự xưng mình là Thủy Hoàng đế, xem mình ngang hàng với Tam Hoàng Tứ Đế. Quyền lực cao vút, lãnh thổ rộng lớn , nhưng vẫn chưa đủ với Tần Thủy Hoàng . Hắn cho quân tràn xuống phía Nam, hòng nuốt chửng nước Nam của người Việt. Thế giặc của Tần Thủy Hoàng quá mạnh khiến cho vua Hùng choáng váng, khó lòng chống đỡ. Trong một trận chiến , quân của vua Hùng tan vỡ, phò mã Nguyễn Tuấn tử trận, vua Hùng đau xót tự sát, đất nước rơi vào cảnh không người dẫn dắt trở nên hỗn loạn. Vào những thời điểm nguy nan nhất thì sẽ xuất hiện những vị anh hùng vệ quốc vĩ đại. Thục Phán phất cờ khởi nghĩa, hiệu triệu quần hùng, thề rằng sẽ liều chết chiến đấu quyết không cúi đầu trước giặc. Đất nước đang lâm nguy, con dân đang lo lắng , thì vị anh hùng ấy đã đứng lên đúng vào thời điểm người dân cần nhất . Thế là toàn dân tộc theo người anh hùng Thục Phán đứng lên chống lại giặc xâm lược, chiến đấu chống lại binh đoàn của gã con hoang. Thục Phán đã dẫn toàn bộ dân nước Nam lẩn trốn vào rừng kháng chiến, khai sinh ra một loại chiến tranh mà sau này trở thành thương hiệu của người Việt, đó là chiến tranh du kích. Cuộc chiến tranh trường kỳ kháng chiến chống lại quân của gã con hoang ấy kéo dài 5 năm . Suốt 5 năm gian khổ ấy, cũng đến ngày hái quả ngọt. Trong một trận giao tranh, ông đã chém bay đầu tướng Đồ Thư tại trận, đánh tan 50 vạn quân Tần xâm lược, đuổi chúng ra khỏi biên cương bờ cõi, giữ vững độc lập tự chủ cho nước nhà. Với chiến tích oai hùng ấy , ông đường đường chính chính bước lên ngai vua. Ông chấm dứt triều đại 18 đời vua Hùng, mở ra triều đại mới, triều đại của An Dương Vương. Mặc dù triều đại của An Dương Vương rất ngắn ngủi , nhưng dân chúng yêu mến vị anh hùng vệ quốc , và luôn xem rằng đó là một triều đại chính thống trong lịch sử nước nhà.
Triều đại của An Dương Vương sụp đổ mở ra một triều đại mới, một triều đại mà gây ra tranh cãi lớn nhất trong lịch sử của nước nhà. Triệu Đà soán ngôi An Dương Vương theo một cái cách khốn nạn nhất , mà chỉ có những kẻ đê hèn nhất mới có thể làm được những chuyện như vậy , khiến cho hắn trở thành một mục tiêu bị công kích nguyền rủa. Hắn đã đẩy một vị anh hùng vệ quốc vào chỗ chết. Cướp ngôi của vị ấy là một đại tội, nhưng đại tội thứ hai của Triệu Đà còn lớn gấp trăm lần đại tội trước, đó chính là đại tội mất nước. Triệu Đà lên làm vua , ảo tưởng bản thân , cho rằng mình tài giỏi mà không coi phương Bắc ra gì . Hắn liên tục khiêu khích và chọc giận phương Bắc, đẩy dân tộc vào vòng nô lệ. Trong cuốn Đại Việt sử Ký, sử gia Ngô Sĩ Liên thuộc thời kỳ Lê sơ đã viết " Nếu không phải vì Triệu Đà quá bố láo mất dạy, thì Hán Vũ Đế đã không đến nỗi đem quân nuốt chửng Giao Chỉ, ngàn năm Bắc thuộc là từ tay Triệu Đà mà ra chứ đâu. "
Triệu Đà chính là kẻ đã đày dân tộc nước nam vào vòng Bắc thuộc, nhấn chìm người dân Phương Nam vào đêm trường nô lệ , trở thành trâu ngựa cho giặc phương Bắc đè đầu cưỡi cổ. Trong đêm trường nô lệ ấy, không phải là không có những vị quan tốt phương Bắc cử xuống để cai trị nước ta. Những vị quan tốt ấy cai trị cũng đem lại cơm lo áo ấm, đem lại bình yên cho Phương Nam . Nhưng những vị quan tốt ấy được bao nhiêu? Bởi bản chất của kẻ xâm lược vẫn là bản chất của kẻ cướp. Những tên tham quan vô lại cai trị nước Nam vô cùng tàn bạo. Bọn chúng vơ vét của cải, tàn bạo khát máu, đối xử với người nước Nam không khác gì súc vật. Có áp bức thì có đấu tranh, người dân Phương Nam bắt đầu nổi lên phản kháng đòi lại quyền làm người cho dân tộc mình. Những vị anh hùng phục quốc lần lượt khởi binh chống lại , mơ ước một ngày xây dựng lại quê hương của mình. Thế nhưng dân tộc phương Nam trong thời điểm đó lại quá nhỏ bé so với phương bắc hùng mạnh . Máu và nước mắt của những anh hùng đã liên tục đổ xuống, mong muốn thực hiện mơ ước cháy bỏng, khôi phục quê hương . Tuy cũng có vài lần đạt thành ước nguyện, nhưng nhanh chóng bị vùi dập và bị tắm trong biển máu. Máu xương rơi rớt thấm đỏ đất cha ông mà không thể đạt được thành tựu gì, càng khiến cho nước mắt của dân nước Nam thêm đau thương tang tóc, và cũng không kém phần hào hùng tráng lệ.
Trong những chuỗi ngày dài mất nước đã kéo dài suốt ngàn năm tăm tối , là ngàn năm cúi đầu của người Phương Nam trước ách đô hộ của người phương Bắc. Suốt ngàn năm mất nước, dân tộc phương nam chưa lần nào mà thôi khao khát đòi lại quyền tự chủ cho quê hương mình , chưa lần nào họ ngưng khao khát để xây dựng lại cơ nghiệp của vua Hùng từ thuở xa xưa. Cơn khát nước ấy càng lúc càng lớn , càng lúc càng thôi thúc dân tộc ấy vùng lên chiến đấu . Nhưng càng vùng lên chiến đấu , họ lại càng bị người phương Bắc siết chặt mũi dao đè xuống , thật đau xót biết bao nhiêu. 1000 năm trôi qua , 1000 năm làm kiếp nô lệ như thế đã quá đủ nhiều rồi . Người dân nước Nam dường như cảm thấy tuyệt vọng, đành ngửa cổ lên trời cầu xin Thiên thượng ban ơn. Họ cầu xin Thiên thượng hãy cho họ một vị anh hùng giáng thế , một vị anh hùng để dẫn dắt dân tộc qua vòng nô lệ , hướng con dân nước Việt về lại ánh sáng làm người.
Trong lòng những người con dân mất nước, cơn khát phục quốc của họ càng khiến họ căm hờn , càng khiến họ khao khát hơn. Bọn họ mơ đến một vị anh hùng mặc giáp sắt, tay cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt , vùng lên chiến đấu . Người anh hùng uy dũng đã đánh tan giặc phương Bắc xâm lược, mà ngày xưa kia thiên thượng đã từng ban cho họ.
Họ vẫn thường hay ngước lên trời cao cầu khẩn, mong rằng một đấng anh hùng sẽ giáng thế dẫn dắt con dân nước Việt bước qua vòng nô lệ, thoát khỏi đêm trường tăm tối. Người Việt cứ ngước lên trời cầu xin, chờ đợi trên trời xuất hiện một bóng hình. Bọn họ nào đâu biết bóng hình mà họ chờ đợi lại không xuất hiện từ bầu trời kia , mà lại là... từ dưới đất chui lên.
Người anh hùng ấy sẽ xuất hiện, sẽ đến với họ , sẽ dẫn dắt dân tộc bước qua chuỗi ngày nô lệ , mở ra một thời kỳ mới thịnh vượng cho đất nước phương nam. Người anh hùng ấy không xuất hiện từ bầu trời cao với ánh hào quang rực rỡ, mà xuất hiện trong một ngôi miếu hoang với thân thể tàn tạ hoang tàn.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất