Bạn Cùng Bàn Nói Tôi Giống Chó Của Cậu Ấy
Chương 41: Bữa cơm thân mật
Bố mẹ Tuấn Anh rất tinh tế, không hề hỏi ba tôi đâu cả.
Nhà tôi không có nhà ăn sang trọng, toàn là bê mâm lên phòng khách rồi lấy bàn bán hàng với ghế nhựa ngồi ăn thôi. Vì ghế gỗ tiếp khách để xã giao uống nước, ngồi ăn uống thì phải với tay xa sẽ không thoải mái lắm.
Mới đầu Tuấn Anh đặt mâm trên bàn uống nước, tôi với mẹ nhìn xong đều bối rối, sợ mọi người ngồi không tự nhiên. Nhưng cậu ấy vừa về thì bê mâm ra giữa nhà, sai em tôi: "Bình, trải cái chiếu ra ngồi xuống đây ăn cho rộng!"
Tôi thở phào nhẹ nhõm, nhanh tay đi lấy chiếu.
Mẹ tôi hỏi: "Nhà cháu có ngồi chiếu được không? Hay cứ ngồi bàn cho thẳng lưng?"
Mẹ cậu ấy đáp: "Chị cứ tự nhiên như ăn bữa cơm nhà bình thường thôi mà. Nhà em mỗi lần dòng họ kéo tới ăn cũng toàn ngồi chiếu cho thoải mái, chứ ghế đâu mà ngồi cho hết được."
Bố Tuấn Anh thì cứ chọc ghẹo, hỏi những món nào do tôi nấu để chú ấy thử tay nghề, chứ nghe quảng cáo mãi mà chưa có dịp được thưởng thức.
Mẹ tôi bắt đầu ngồi cảm ơn gia đình chú ấy, cảm ơn Tuấn Anh lặn lội đường xa lên thăm nom, chăm sóc tôi.
Mẹ Tuấn Anh cười nói: "Đấy là trách nhiệm của nó mà. Chị đừng bận tâm quá! Con trẻ biết quan tâm bạn bè là tốt. Huống hồ bao nhiêu năm qua, có An nó kèm, Tuấn Anh mới chịu ngoan."
Lại nhìn tôi cười: "Cũng nhờ An mà thằng Tuấn Anh chịu chăm học đấy."
?
Tôi sửng sốt. Cô ấy có nhầm lẫn gì không? Cậu ấy vốn chăm học, à không, Tuấn Anh không chăm thật, suốt ngày đi chơi điện tử.
Vì cậu ấy học giỏi thật là giỏi rồi, không cần phải chăm chỉ miệt mài như tôi. Tuấn Anh là dạng thông minh siêu cấp, học ít hiểu nhiều.
Nhưng mà cô nói vẫn sai nha. Tôi xua tay: "Không phải đâu ạ! Toàn là Tuấn Anh kèm cháu học, cháu mới tốt lên."
Cô chú đều cười, khen tôi khiêm tốn.
"..."
Ủa? Tôi nói sự thật mà.
Tôi liếc sang Tuấn Anh, không biết ở nhà cậu ấy nói dối thế nào mà cô chú toàn nghĩ là cậu ấy tốt lên nhờ tôi thôi.
Tuấn Anh cười cười, múc canh xương vào tô nhỏ, nói: "Nhìn gì mà nhìn. Lo ăn đi kìa."
Tôi cầm bát lên, đã thấy trong chén mình thức ăn xếp thành núi. Thấy tôi ngơ ra mọi người lại bật cười.
Mẹ Tuấn Anh nói: "Thấy nó cưng ghê chưa! Thằng này nó mê em trai lắm! Hồi nhỏ toàn bắt em lên nhà chị xin An về nuôi."
Mẹ tôi buồn cười, thấy cậu ấy đang vớt hành ra khỏi tô canh nhỏ thì hỏi: "Tuấn Anh cũng không ăn được hành à?"
Bố cậu ấy vừa ăn vừa nói: "Nó ăn hành sống còn được ấy chứ. Hôm nay giở chứng à?"
Tuấn Anh cười cười, đáp: "Con bỏ ra cho An."
Tôi xấu hổ. Ho sặc sụa. Suýt nữa thì ho luôn cục xương văng ra ngoài.
Ánh Dương bật cười, cùng Tuấn Anh vỗ lưng cho tôi.
Mẹ tôi nói: "Tuấn Anh chu đáo thật! Ở nhà cô toàn để nó ăn đến đâu tự gạt ra đến đấy quen rồi."
Cậu ấy cười, vẫn kiên nhẫn bỏ không sót lại một miếng xanh lá nào rồi mới đặt trước mặt tôi.
Ánh Dương gắp miếng sườn xào chua ngọt cho tôi, nói: "Anh phải ăn nhiều như em nè."
Em trai tôi hỏi: "Sao mày không gắp cho tao?"
Ánh Dương bĩu môi: "Mày không có tay à?"
Mẹ tôi vỗ nhẹ vai An Bình, nhắc nhở: "Phải gọi là chị chứ sao lại mày tao?"
Mẹ Tuấn Anh cười, nói: "Nhìn mấy đứa thân thiết cứ như anh chị em một nhà ấy."
Bố cậu ấy cũng gật đầu, cười cười hất hàm phía Ánh Dương, nói: "Ăn chực cơm nhà người ta còn nhiều hơn nhà mình bảo sao không thân."
Ai cũng buồn cười.
Mẹ cậu ấy kể: "Mỗi lần trưa đến, kêu ăn cơm cũng bảo con no rồi. Hỏi ăn gì mà no, toàn là 'ăn nhà anh An, ăn trên anh An, anh An nấu rồi.' Chê cơm nhà không ngon, cơm anh An ngon nhất."
Tôi cũng không nhịn được cười. Con nít đứa nào cũng thấy cơm nhà hàng xóm ăn ngon hơn cơm nhà mình hết đó. Với lại bố mẹ Tuấn Anh bận lắm, toàn là bảo mẫu nấu ăn, có lẽ không hợp khẩu vị nên ngán đây mà.
Cô ấy tiếp tục: "Có hôm cả nhà tắm rửa chuẩn bị ăn tối hết rồi. Tuấn Anh nó sai lên đây lấy balo về, thế là con nhỏ đi một hơi cả tiếng đồng hồ. Cả nhà ngồi đợi, đói muốn xỉu. Mãi tối mịt nàng ta mới tung tăng chạy về, thản nhiên nói vừa ăn ở nhà anh An rồi. Coi tức không?"
Ai cũng phải đặt đũa xuống cười, cười đến no cả bụng.
Tôi hỏi: "Sao em không từ chối? Phải nói là ba mẹ đang đợi cơm chứ!"
Ánh Dương cũng tự cười bản thân mình, nói: "Em không nhớ. Lên đây mùi thức ăn hấp dẫn quá em quên luôn."
Bố Tuấn Anh cũng cười vui vẻ, nói: "Nó thích ăn cơm nhà cháu đấy. Chứ bình thường nhà họ hàng mời ở lại nó còn giãy lên bắt chú đưa về. Đúng là ăn chực quen miệng mà. Phải ăn lén lút như ăn trộm mới thấy ngon."
Ánh Dương cười nắc nẻ: "Nhưng hôm nào không có chú ở nhà cơ. Gặp chú con sợ lắm, không dám vào."
Em ấy còn nhỏ nên nghĩ gì nói đấy. May mắn là bố mẹ Tuấn Anh cũng tinh tế, không khí vui vẻ không bị sượng lại chút nào.
Mẹ cậu ấy nói: "Con gái thì đứa nào chả ngại các chú các bác."
Bố cậu ấy cười: "May là nó biết ngại đấy! Nó mà không ngại có khi chuyển lên đây ở thường trú luôn rồi."
Ai nấy lại bật cười.
Mẹ tôi cảm ơn bố Tuấn Anh vì sau Tết đã đứng ra bảo lãnh cho ba tôi, ông ấy bị bắt vì tội đá gà. Miệng tôi ngừng nhai, tay siết chặt đũa đến đỏ ửng, chuyện này tôi không hề biết. Sao đủ thứ mất mặt trên đời này đều hội tụ trên người cha ruột tôi vậy? Trộm cắp, cờ bạc, nhật nhẹt, gái gú... không thiếu thứ gì!
Phải đến khi cảm thấy có bàn tay nhẹ nhàng vuốt ve, xoa nhẹ sau lưng, tôi mới bình tĩnh lại được. Tôi quay sang nhìn Tuấn Anh, mỉm cười gượng ép một cái cho cậu ấy yên tâm.
Mẹ lại nói đùa, kể rằng, đặt tên con hình như bị ngược với cuộc đời chúng tôi mất tiêu rồi. "Đẻ ra thằng con trai đầu lòng chỉ mong nó cả đời Bình An, vậy mà từ nhỏ tới giờ kinh qua biết bao nhiêu là khổ sở. Đến thằng thứ hai đặt tên An Bình, mong cầu nó có cuộc sống bình yên, ngoan ngoãn bằng nửa anh nó cũng được rồi. Vậy mà nó quậy xám hồn, ngày nào cũng muốn lên tăng xông."
Cô chú động viên, nói con nít phải quậy một chút mới tốt, nếu sau này không học được trường công thì học bán công, không muốn đi đại học thì học nghề. Bây giờ bọn trẻ nhiều đứa lựa chọn ra làm nghề kiếm tiền sớm lắm. Quan trọng là biết bản thân thích gì.
Em trai tôi có một tài năng thiên bẩm là hễ ngồi vào bàn học là ngủ, ngủ say mê, ngủ không biết trời đất là gì. Nó với chữ là kẻ thù của nhau chính hiệu. Ngày nhỏ tôi kèm nó nhiều năm trời, cứ đến giờ học là nghe tiếng đánh chửi nhau gà bay chó sủa, hai anh em thương tích đầy mình là bình thường. Đỉnh điểm phải kể đến lần nó bắt hàng chục con sâu nhốt vào ngăn kéo bàn học của tôi, tôi không để ý còn chạm cả tay vào, sau đó ngất xỉu, lại đi cấp cứu.
Ông nội nghe tin thì đạp xe ra nhà tôi, là người tự khiêng bàn học ra sân giếng chà rửa rồi phơi nắng. Bàn của tôi không đẹp như Diệu Hiền nhưng nó là do tự tay ông đi mua gỗ Sưa về đóng. Ông nói, "Nhìn đơn giản vậy chứ có mười cái bàn của Hiền cũng không mua nổi bàn của cháu ông đâu." Tôi lúc nhỏ không hiểu về giá trị vật chất nhưng tôi liên tục đồng ý với quan điểm của ông. Không một cái bàn nào trên thế giới có thể so với bàn của ông đóng cho mình cả.
Lúc tôi tỉnh dậy, ông nói "Bàn đã được giặt sạch sẽ thơm tho rồi, cháu ông không phải sợ nữa."
An Bình khóc rống lên, "Em xin lỗi anh, lần sau em không dám nữa."
Mẹ tôi cũng thở dài, "Thôi, từ giờ nó lớn rồi phải tự có ý thức, học thì học, không học thì thôi. Nhồi nhét bao nhiêu năm cũng chẳng có gì vào đầu, toàn gây chuyện liên luỵ người khác."
Tôi đồng ý với ý kiến này.
Không phải tôi không muốn dạy em trai học, mà chính vì dạy nó học nhiều năm rồi tôi mới là người hiểu rõ nhất việc nó không thích học, không muốn học, cũng không có năng khiếu học. Chi bằng cứ tàn tàn đủ điểm lên lớp, đủ điểm tốt nghiệp, sau đi làm nghề là được.
An Bình học không tốt nhưng lại có thiên phú về kỹ thuật. Từ ngày bé con con đã tự tay sáng tạo, đục đẽo ra đủ món đồ chơi mới lạ. Năm lên lớp 4, tôi học môn kỹ thuật phải bắt buộc mua bộ mô hình lắp ghép, nó là người nhìn một cái liền sướng điên đến phát khóc. Ráp ra được đủ thứ xe cộ mới lạ, đẹp hơn hẳn trong tranh người ta hướng dẫn.
Suốt ngày mày mò nghiên cứu, ghét chữ nhưng được tôi mua sách kỹ thuật điện tử cho thì vui mừng chạy vòng vòng khắp nhà. Say mê đọc rồi trả ơn tôi bằng cách sáng tạo ra cái kích điện, chích tôi một cái tê tái nằm thẳng cẳng sải lai ra sàn. Đến khi bị mẹ đánh cho lại cãi, "Tại anh An yếu chứ con dùng điện chỉ như muỗi cắn thôi." Vâng! Muỗi khủng long từ thời tiền sử à? Suýt nữa thì nó tiễn tôi một vé đi đoàn tụ tổ tiên rồi.
Tới năm nó học lớp 5 là toàn bộ đường điện trong nhà hư ở đâu nó tự (lấy trộm tiền) mua đồ sửa ở đó. Tuy rằng đa số đều là không hư nhưng tự tay nó làm cho hỏng rồi kiếm cớ sửa. Vì sợ em trai bị điện giật nên tôi với mẹ cấm không cho nghịch, nhưng từ nói nhẹ nhàng đến bị ăn đòn mà nó vẫn không biết sợ. Tôi và mẹ nói mãi không được nên cũng kệ luôn. Nhưng nhiều lúc cảm động là có. Những việc mà nhà khác sẽ có người cha ra tay thì nhà tôi cũng có thằng nhóc choai choai vỗ ngực nói "Anh cứ để đấy em làm cho! Mẹ đừng đụng vào con tự làm được!"
Nhỏ hơn tôi gần ba tuổi nhưng luôn đứng ra che chắn cho tôi mỗi lần ba nhậu xỉn rồi kiếm chuyện. Tôi thì muốn trốn đi cho lành nhưng tính khí nó không sợ trời không sợ đất, lúc nào cũng sừng sững đối mặt. Để rồi cũng bị ăn đòn chung luôn.
Nhưng đấy là chuyện hồi nhỏ. Bây giờ nó học lớp 7 rồi, bước vào cái tuổi xốc nổi muốn thể hiện, lại còn có tướng tá cao lớn chống đỡ. Nên cứ hễ thấy ba tôi lè nhè gọi tên tôi là cu cậu cầm chổi bước ra hiên ngang nói: "Ba cần gì thì cứ sai con làm đi! Để yên cho anh con học bài!"
Không phải tự dưng đang yên đang lành mà nó phải cầm "vũ khí". Là do chúng tôi bị đánh đến quen như ăn ngày ba bữa luôn rồi nên nó mới phải tự vệ. Thực ra phần lớn là muốn đánh tôi, em ấy can ngăn nên mới bị đánh lây. Ba tôi thấy thế thì càng xông lên đánh, nhưng hồi nhỏ đánh được, bây giờ không đánh được.
An Bình đủ lớn để phản kháng rồi.
Ba tôi vừa đánh vừa hét tên tôi, gọi tôi là "Thằng mặt quỷ", nói rằng tôi đem đến xui xẻo cho ổng. Mẹ tôi và tôi ra can đều bị An Bình đỏ mắt quát quay về phòng. Tôi cố chấp thì Bình trừng tôi, lớn tiếng gầm lên: "Anh đi vào phòng cho em! Anh bước ra nửa bước, em sẽ đánh gãy chân ông ta!"
Em trai nhỏ hơn mấy tuổi nên mấy chuyện tôi từng bị bắt nạt ngày nhỏ xíu nó đều không biết. Nhưng nếu nó là anh trai, chắc cuộc đời tôi sẽ sung sướng mà lớn lên trong sự bảo bọc vô điều kiện này mất. Tuy rằng nó hay nghịch ngợm chọc ghẹo tôi, nhưng bất kì ai muốn đụng tới tôi, nó đều không cam chịu nhắm mắt làm ngơ.
Có đêm nó quỳ trước phòng mẹ, gào khóc van xin mẹ tôi ly hôn đi. Chuyện này mẹ tôi không làm được...
Tôi ra dỗ thì nó khản giọng níu lấy tôi mà lẩm bẩm, "Em không để ai đánh mẹ và anh đâu, ai cũng không được, nếu còn đánh anh em sẽ giết ông ta, còn chửi anh em sẽ cắt lưỡi ông ta..."
Tôi phải bịt miệng nó lại tránh để người cha ruột kia nghe thấy. "Đừng nói nữa. Mai ba hết men rượu sẽ quên ngay thôi. Em đừng để ý!"
Thực ra nhiều năm nay tôi nghe lời Tuấn Anh, học được cách trốn đi rồi, không thường bị đánh nữa. Chỉ là đôi lúc ba đi nhậu về sẽ kiếm chuyện gây sự nên em tôi không chịu nổi.
Suy cho cùng thì Tuấn Anh nói đúng. Tính cách nó có dữ dội thế nào thì cũng vẫn là nhóc con ngang tàng, bướng bỉnh mà tôi cần phải đứng thẳng lưng che chở. Người cần mạnh mẽ là tôi chứ không phải em trai mình.
"Hôm nay con ngủ trưa ở đây!"
Tuấn Anh cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi bằng một câu kinh thiên động địa như thế.
Tôi hoảng hốt làm rớt cả miếng lê mát lạnh xuống chiếu. Cậu ấy cười tươi rói, cắm miếng khác đưa lên cho tôi.
Mẹ tôi cười vui vẻ, nói: "Ừ, đi lên phòng thằng An mà ngủ nghê cho khoẻ."
Mẹ cậu ấy hỏi: "Mọi khi có thấy ngủ trưa gì đâu? Toàn chạy đi chơi điện tử mà."
Cậu ấy cười: "Thì hôm nay buồn ngủ."
Bố Tuấn Anh dùng khăn giấy lau tay, nhàn nhạt nói: "Về nhà mà ngủ."
"Không!" Cậu ấy cầm bàn tay tôi, đẩy miếng lê vào miệng tôi, nói: "Về nhà lâu lắm! Qua cơn buồn ngủ!"
Tôi với mẹ đều giật cả mình. Đoán chắc, mẹ cũng suy nghĩ như tôi lúc này, tưởng chú ấy nghiêm mặt thế kia là đang ra lệnh, thì Tuấn Anh phải ngoan ngoãn vâng dạ chứ?
Mẹ cậu ấy cười: "Chạy xe hai phút là tới..."
Tuấn Anh ngắt lời: "Đã nói không rồi!" Cậu ấy chỉ tay ra ngoài cửa, nói: "Con mà bước chân ra khỏi cái thềm kia là tỉnh ngủ liền."
Bố cậu ấy bật cười, lắc nhẹ đầu, nói: "Một đứa ăn chực, một đứa ngủ chực. Đẻ ra hai đứa con mát ruột ghê!"
Mọi người cũng cười theo.
Ánh Dương nói: "Con cũng ngủ ở đây!"
Tuấn Anh chồm người qua phía tôi, đánh lên đùi Ánh Dương 'Bép' một tiếng, nói: "Mày biến!"
Con bé chu môi: "Không đấy! Anh ngủ được thì em cũng ngủ được!"
"Chỗ đàn ông con trai, mày ở lại làm gì!"
"Em cũng là đàn ông con trai!"
Mẹ Tuấn Anh giảng hoà: "Thôi đi về, chiều còn đi học nữa. Tuấn Anh ở lại chơi với An đi. Cần để xe lại không hay mẹ mang về luôn?"
Tuấn Anh nhìn qua tôi trong tích tắc, dường như cũng biết có để xe lại thì tôi cũng không được ra ngoài chơi, nên nói mẹ cứ mang về đi.
Lúc này mẹ tôi lại nói: "Hay là chiều hai thằng đi chơi cho thoải mái? Đằng nào hôm nay cũng nghỉ bán mà."
Tôi sửng sốt nhìn sang, thấy mẹ mỉm cười gật gật đầu nói nhỏ "Đi chơi một bữa đi" mới yên tâm sung sướng trong lòng.
Tuấn Anh hỏi mẹ tôi: "Vậy cháu chở em ấy bằng xe máy có được không cô? Cháu đi vào vùng trong này thôi, tay lái cũng chắc nữa. Cô hỏi mẹ cháu xem."
"..."
Sao cậu ấy cứ gọi tôi là em trước mặt mẹ ngọt xớt vậy?
Mẹ Tuấn Anh gật đầu: "Nó toàn chở em không đấy! Chị để tụi nó đi xe máy cho nhanh, chứ đi xe đạp nắng hoài rồi An nó bệnh nữa."
Mẹ tôi gật đầu đáp ứng: "Ừ. Đi với cháu thì cô yên tâm. Hồi xưa cô sợ nó đi chơi đàn đúm, tụ tập bạn bè rồi sinh tật, không lo học hành nên mới cấm."
Tuấn Anh cười nói: "Ai sinh tật chứ An là không bao giờ có chuyện đó đâu cô. Học giỏi nhất lớp cháu mà. À đâu. Nhất trường."
"..."
Sao cậu ấy chuyên gia nói láo thế nhỉ?
Tôi hoảng hốt xua tay lia lịa, giải thích: "Không phải đâu ạ! Tuấn Anh mới là học giỏi nhất! Bao nhiêu năm nay toàn là cậu ấy dạy học cho cháu cả mà."
Mọi người cùng cười nói vui vẻ, hoàn toàn bỏ qua lời trăng trối của tôi.
Bố Tuấn Anh dặn: "Chở em thì chạy chậm thôi."
"..."
Em?
Ủa? Sao tất cả mọi người đều thản nhiên coi tôi là em cậu ấy? Rõ ràng chúng tôi học cùng lớp mà!
Tuấn Anh gật gật đầu: "Vâng. Con biết mà."
Nói xong cậu ấy đứng bật dậy chìa cánh tay ra ngoài, nói: "Xin chân thành cảm ơn quý quan khách đã bớt chút thời gian vàng ngọc đến dùng bữa cơm thân mật cùng gia đình chúng tôi. Bây giờ trân trọng thông báo đã qua giờ hành chính, vừa quá giờ tiếp dân, cơm hết canh cạn, xin mời quý ông, quý bà vui lòng di chuyển ra khu vực cổng chính để thuận tiện cho công tác ai về nhà nấy giùm cái. Con buồn ngủ rồi."
Ai nấy cười lăn cười bò. Tôi cũng phải dựa ra tủ phía sau lưng để cười, còn em trai tôi cười phun cả miếng lê ra ngoài.
Bố Tuấn Anh bất lực đỡ trán, còn mẹ cậu ấy thì vừa cười vừa quay sang mẹ tôi, giải thích: "Chị thông cảm nhé! Thằng con em hồi nhỏ bị té giếng nên thỉnh thoảng hay lên cơn lắm."
Mẹ tôi che miệng cười, xua tay: "Tuấn Anh vui tính mà. Nói chuyện với nó lúc nào cũng thấy thoải mái cả."
Tôi vui vẻ nghĩ nghĩ, hôm nọ mẹ mới bảo nghe cậu ấy nói chuyện nghiêm nghị sợ vãi đái ra quần xong.
Ánh Dương và cô muốn ở lại phụ rửa chén nhưng đều bị nguyên nhà tôi đẩy ra xe. Thấy Tuấn Anh thu dọn thì mẹ tôi nói: "An dắt Tuấn Anh lên phòng nghỉ đi con."
Lại quay sang cậu ấy, cười hỏi: "Từ hồi nhà cô cất lại tới giờ, đây là lần đầu tiên Tuấn Anh tới chơi đó nhỉ?"
"Dạ vâng. Là lần đầu cháu được đến đây đó!" Cậu ấy dõng dạc đáp.
Tôi: "..."
Vậy người nào trèo cửa sổ vào phòng tôi mấy lần đó?
Sao bốc phét mà nói chuyện vẫn trơn tru mượt mà không vấp thế nhỉ? Tôi muốn học!
Mẹ tôi bảo: "Sau này rảnh nhớ ghé chơi với An nhé! À, ghé học đi. Lên bày cho An nhà cô học chung với."
"Dạ vâng. Tụi cháu trên lớp toàn học chung mà. Do về nhà thì An bận nên cháu mới không tới vướng chân em ấy."
"..."
Tôi giằng bát đũa từ tay cậu ấy, nạt nhẹ: "Bạn ấy chứ em ấy cái gì hả! Muốn ăn đấm không?"
Tuấn Anh cười cười, tiếp tục dọn phụ tôi.
Nhà tôi thì cứ giục cậu ấy ngồi chơi nhưng Tuấn Anh mang dép đi hẳn xuống sân giếng vục tay vào thau nước. Cuối cùng bốn người cùng rửa cho nhanh.
Ăn cơm xong xuôi thì mẹ tôi đi công việc bên đằng ngoại, em trai không ngủ mà đi bêu nắng bẫy chuột đồng với tụi trong xóm. Trước khi đi còn dặn Tuấn Anh: "Nếu ba em về có gọi anh An thì anh cứ giữ ảnh lại trong phòng đừng cho ra ngoài nhé! Kêu thì cứ để mặc kệ một lúc là được. Mà ngủ ít ít thôi rồi dậy chở anh ấy đi chơi đi! Ngủ lắm ngu người!"
"..."
Rồi thằng nào là anh, thằng nào là em vậy?
Đứa học dốt lại đi sợ đứa học giỏi ngu người cơ đấy!
Tuấn Anh cũng phải phì cười đáp ứng: "Ừ, anh biết rồi. Cảm ơn đã nhắc nhở điều mà ai cũng biết nhé!"
Trước khi rời khỏi, mỗi người nắm tay thành đấm, ăn ý cùng cụng nhẹ vào tay đối phương.
"..."
Ngôn ngữ cơ thể của giới giang hồ ngầm à?
Vết thương của Tuấn Anh bị ngấm nước nên tôi sát trùng lại cho cậu ấy, định lấy băng cá nhân dán lại thì cậu ấy nói không cần, để thoáng khí mới nhanh lành.
Tôi hỏi cậu ấy "Có đau không?"
Tuấn Anh vẫn là cái dáng vẻ ngang ngược đó, lại nói: "Nhiêu đây nhằm nhò gì!"
Tôi cảm thấy hơi khó chịu, nói thẳng ra lời trong lòng: "Đối với Tuấn Anh bị thương nhiêu đó chẳng tính là gì, nhưng An đau lòng không chịu được."
Phòng tôi chỉ có một cái ghế nên Tuấn Anh muốn kéo tôi ngồi xuống đùi cậu ấy, tôi chống cự.
Cậu ấy buông tay nhẹ nhàng để tôi khỏi té ngã, đứng dậy thở dài: "Sợ An lo lắng nên mới giấu..."
Tôi nhìn lên cậu ấy, mất một lúc lâu mới chất vấn lại: "Đó là cách à?"
"Cách Tuấn Anh bảo vệ mình là giấu An nếu bị thương à?"
"An cần Tuấn Anh lành lặn chứ đâu cần Tuấn Anh che giấu thương tích."
"Tuấn Anh sợ An sẽ làm gì? Sẽ nổi điên lên đánh chửi Tuấn Anh hay sợ An lăn ra khóc lóc phiền phức?"
Tuấn Anh nhíu mày, lắc đầu nói: "Không phải như vậy mà. Tuấn Anh là sợ..."
"Sợ An lo lắng." Tôi nói thay lời cậu ấy: "Tuấn Anh nghĩ mình che giấu vết thương rồi tỏ ra bình thản thì An sẽ vô tư mà cười đùa như không có chuyện gì xảy ra được à?"
Tôi ngồi thụp xuống sàn, ôm đầu gối, nói: "Hôm Tuấn Anh đi, An đã chuẩn bị sẵn sàng tinh thần Tuấn Anh sẽ bị thương rồi."
Cậu ấy ngồi xuống đối diện tôi để lắng nghe.
"Đến chiều cũng quan sát Tuấn Anh rất kỹ, nhận ra Tuấn Anh cả tuần đã chuyển qua mặc áo sơ mi dài tay mà còn không chịu sắn lên."
"Tuấn Anh chỉ thích mặc áo cộc tay hoặc áo dài thì cũng sắn lên thật cao."
"An vẫn luôn suy nghĩ, không biết trong người Tuấn Anh có bị thương chỗ nào mà mình không biết hay không?"
Cậu ấy bẹo hai má tôi, nói: "Hay giờ Tuấn Anh cởi đồ ra hết cho An kiểm tra nhé?"
Tôi trừng cậu ấy, gạt tay xuống: "Tuấn Anh quan tâm An, An cũng để ý Tuấn Anh mà."
"Dù có nhìn thấy vết thương hay không thì An vẫn có cảm giác lo lắng, sợ hãi."
"Nên Tuấn Anh à, đừng có giấu An chuyện gì nữa được không?"
"An thấy khó chịu lắm."
"Cảm giác như mình là thằng thiểu năng vướng chân nên Tuấn Anh mới không thèm nói ra vậy."
"Dù An chẳng giúp được gì nhưng ít nhất cũng cho An được đặt sự quan tâm của mình đúng chỗ chứ."
Tuấn Anh ôm lấy mặt tôi, nói: "Không phải vậy mà. Suốt ngày chỉ nghĩ linh tinh thôi."
"Chuyện gì của An, Tuấn Anh cũng nắm rõ trong lòng bàn tay, vậy thì làm ơn hãy cho An được biết về Tuấn Anh đi? Được không?" Tôi cầm cổ tay cậu ấy, xuống giọng năn nỉ.
"Được." Tuấn Anh hôn 'chụt' lên chóp mũi tôi, nói: "Tuấn Anh sai rồi. Giấu An để An khỏi sợ hãi lo lắng, cuối cùng lại thành lo nghĩ vòng vòng không đâu còn mệt mỏi hơn."
Tôi bĩu môi: "Nghĩ cho Tuấn Anh mà gọi là không đâu à?"
Cậu ấy bật cười, gật đầu: "Ái chà! Dạo này nói gì, làm gì cũng sai. Thôi để Tuấn Anh chịu phạt vậy."
Nói rồi cậu ấy chu môi ra, nói: "Phạt Tuấn Anh bị An hôn đấy! Nào nhanh lên! Come on, baby!"
Tôi cười cười đẩy cậu ấy ngã ra sàn. Đang định đứng dậy thì Tuấn Anh nhanh tay kéo nhẹ một cái, tôi lại nằm lên người cậu ấy.
"Buông ra đi, người An dơ lắm. An muốn đi tắm." Tôi giãy giụa.
"Dơ đâu mà dơ. Còn thơm phưng phức mà." Cậu ấy hôn hôn lên má tôi, hít hà sâu thật sâu, rồi nói: "Thơm mùi gà chiên nước mắm."
"..."
Tôi vừa xấu hổ vừa buồn cười, nhưng tay cậu ấy bị thương nên không dám dùng nhiều sức giãy giụa, nhưng cuối cùng cũng thoát được do cậu ấy chủ động lơi lỏng cánh tay.
Tuấn Anh kéo tôi đứng dậy nhưng không thả người đi mà ôm tôi ngồi chung một cái ghế, nói: "Ngày tắm mấy lần, hèn gì người lúc nào cũng thơm."
"Thơm mùi nước mắm hả?" Tôi đẩy ngực cậu ấy muốn đứng dậy, ngồi trên đùi người ta cứ kì cục thế nào ấy.
Tuấn Anh cười cười, khen tôi nấu ăn ngon, "Nhưng nói thật, Tuấn Anh chẳng muốn An phải nấu chút nào. Vất vả lắm!"
Cậu ấy ôm siết, nói: "Mai mốt ráng làm rồi cho An tiền thuê bảo mẫu nấu."
Tôi không nhịn được cười, đúng là mấy lời sáo rỗng của đám con nít thường hứa hẹn mà.
Thế mà tôi vẫn hùa theo cậu ấy: "Người khác không phải sẽ học nấu cho An ăn sao?"
Cậu ấy gác cằm lên vai tôi, hỏi: "Người khác là ai?"
"..."
Nhưng vừa hỏi xong liền nhéo má tôi, cười cười, nói: "Thì An chịu khó đợi Tuấn Anh kiếm tiền đi. Đừng ăn của người khác."
Lại suy nghĩ đắn đo một lúc mới nói: "Để xem nào. Chắc sau này Tuấn Anh sẽ bận lắm đấy! Nhưng mà với An thì không được nói bận đúng không? Vậy thì phải sắp xếp công việc ổn định rồi đến với An nhanh nhanh thôi. Còn phải học nấu ăn nữa chứ! Gay thật!"
?
Tôi ngây người nhìn sang cậu ấy, nhíu mày hỏi: "Tuấn Anh nói cái gì An không hiểu?"
Rõ ràng là đang giỡn chơi mà cậu ấy nói nghiêm túc cứ như đã biết sẵn mình sẽ làm công việc gì rồi vậy. Tại sao không làm chung một thành phố với tôi luôn mà phải sắp xếp rồi mới đến được?
Cậu ấy mỉm cười, nói: "Đang sợ mình nấu An ăn không được thôi."
Tôi hoàn toàn không muốn đào sâu chuyện xa tắp xa tít ở tương lai không đâu. Dù sao sau này cũng là mỗi đứa mỗi nơi. Tôi mặc kệ. Hiện tại có cậu ấy sát bên cạnh đồng hành đã là phước phần lắm rồi.
Tôi hỏi điều mà mình thắc mắc.
"Bố mẹ Tuấn Anh không giống bố mẹ nhà người ta nhỉ?"
"Không giống chỗ nào?" Cậu ấy cười.
"Thì thấy con đánh nhau vẫn để yên. Còn... còn cho người đi theo... cứ như là... như là..."
"Cứ như là cổ vũ con mình đi gây lộn chứ gì?" Cậu ấy tiếp lời.
Tôi gật đầu nhè nhẹ. Vì cũng không chắc chắn lắm. Rõ ràng theo tin đồn thì bố cậu ấy nghiêm khắc, sao lại hùa vào với con làm chuyện bạo lực ấu trĩ như vậy được? Huống chi con mình còn có thể bị thương, hoặc bị... bị...
Cậu ấy phì cười, dùng ngón trỏ vuốt nhẹ lên chóp mũi tôi, nói: "An vẫn tưởng bố mẹ cho người đi cùng để đánh nhau chung với Tuấn Anh đấy à?"
Thì đúng rồi còn gì, "Cho Tuấn Anh có thêm nhiều đồng bọn."
"Ha ha ha ha ha ha..."
Cậu ấy cười sảng khoái.
"An ngốc chết đi được!"
Tôi không hiểu.
May mà cậu ấy cười nhỏ lại rồi hắng giọng từ bi mà giải thích.
"Nếu kể ra thì An sẽ hết thấy Tuấn Anh ngầu, nhưng thôi, vừa hứa không giấu An rồi."
"Bố mẹ cho người đi cùng để ngăn không cho tụi Tuấn Anh liều lĩnh đấy."
"Biết rõ tính Tuấn Anh cố chấp, muốn làm gì thì sẽ quyết tâm thực hiện đến cùng. Nên thay vì ngăn cản thì đi theo nhìn cho an toàn. Chứ cản được ngày hôm nay thì cũng không cản được ngày mai đâu. Phải để Tuấn Anh tự mình giải quyết mới được."
"Trong mắt bố thì Tuấn Anh như thằng trẻ con vắt mũi chưa sạch đến tuổi thích thể hiện thôi."
Cậu ấy nheo mắt nhìn tôi, "An cũng nghĩ như vậy chứ gì?"
Đương nhiên là thế! Nhưng tôi không dám gật đầu, nên cười một cái.
Tuấn Anh cũng bật cười, nói tiếp: "Đến nơi, mấy anh ấy ngồi nói đạo lý nhức hết cả đầu. Sau đó tịch thu hết đồ phòng thân, à không, đồ làm màu chứ, tịch thu hết gậy thép làm màu của tụi Tuấn Anh. Rồi sang bên kia thu luôn, có cái gì lấy cái đó, không nộp lên thì tẩn cho mấy đòn hiểm là sợ vãi đái."
"Xong xuôi hết rồi thì lùa tụi Tuấn Anh vào quần ẩu đánh tay không. Mẹ kiếp! Trông có khác nào phụ huynh cho con em đi đấu võ giải trí không?"
"Mà cũng nhờ tức điên nên dùng lực càng mạnh, người khác phải can ngăn không sợ án mạng. May mà nó ăn đau bò lê bò lết còn không nổi nên thôi Tuấn Anh không tính sổ nữa." Cậu ấy cười, hôn lên đầu ngón tay tôi, nói: "Cũng coi như trả thù được cho em bé nhà anh rồi.". Truyện Hệ Thống
Tôi thở dài, chạm lên cánh tay cậu ấy: "Vậy sao còn bị thương cỡ này? Phải có vật sắc nhọn mới gây ra được chứ?"
"Nó giấu dao trong người nên Tuấn Anh mới ghét, đánh càng hăng." Thấy tôi trợn mắt hoảng hốt thì cậu ấy vỗ vỗ lên mu bàn tay của tôi, "Tuấn Anh xét nghiệm hết rồi. Yên tâm đi." Lại hỏi: "Chuyện tối hôm trước Tuấn Anh nói ở dưới sân trường, An còn nhớ chứ?"
Tôi gật đầu.
"Chắc chắn 100%. Hiện giờ tay chân nó đều gãy, nằm viện xong chắc vào trong kia dưỡng thương. Sau đó cũng bị chuyển đi tỉnh khác. An sẽ không bao giờ phải nhìn thấy nó nữa đâu."
Tôi buồn bã, tiếp tục gật đầu.
Tuấn Anh cười khẽ, hỏi: "Lo cho ai mà mặt mũi xuống tinh thần thế này?"
Tôi liếc cậu ấy. Còn ai vào đây nữa?
Cậu ấy ôm hai má tôi, nói: "Đau lòng như thế thì khóc một khúc cho Tuấn Anh nghe chơi? Khóc thương tâm có vần có điệu, lên xuống nhịp nhàng ấy."
"..."
Tôi không nhịn được phải bật cười, đánh nhẹ cậu ấy một cái.
Cậu ấy hôn 'chụt' lên môi tôi rồi đứng dậy, hỏi: "Toilet ở đâu? Tuấn Anh muốn đi đái."
"..."
Sao mình lại đi thích người thô thiển vậy nhỉ?
Tôi cạn lời mà ngoan ngoãn dẫn đường, nhưng ra khỏi phòng rồi lại không nhịn được, nói: "Tuấn Anh không thể nói là đi vệ sinh được à?"
Cậu ấy cười sảng khoái, lắc đầu: "Không được! Nói vậy An tưởng Tuấn Anh đi ỉa thì sao?"
"..."
Tốt nhất mình không nên hỏi thì hơn. Càng ngày càng thô tục!
Trước khi đóng cửa, cậu ấy còn nói: "Đi đái thì nói đi đái cho nó thân thiết. Nghe "vệ sinh" thấy khách sáo lắm!"
"..."
Tôi nhìn cánh cửa vẫn còn hơi mơi mới nhà mình mà thở phào trong lòng. May mà cậu ấy đi vệ sinh lúc nhà tôi đã cất lại. Chứ hồi xưa, muốn đi phải chạy tuốt luốt mãi tít đằng cuối vườn, cả mấy trăm mét mới tới nơi. Đi nhẹ thì kiếm đại bụi rậm, còn đi nặng thì ngồi ở tấm ván trên cái hầm đào sẵn, xung quanh quây bằng bao cám may lại vậy thôi. Đấy là kín đáo rồi. Chứ ngày xưa còn rẫy, khi nào mắc quá thì ra bờ ao ngồi hoặc mang cuốc đào hố trên vườn ấy, đi xong thì lấp lại. Tuấn Anh mà biết chắc sợ lắm...
Vẫn là tiếng cười của cậu ấy gọi hồn tôi nhập lại về thể xác: "An mơ màng nhìn gì vậy? Nhớ Tuấn Anh quá nên phải đứng đây đợi à?"
Tôi lập tức quay mặt đi, nói: "Làm gì có! An đợi để đi tắm thôi."
"Vậy đồ đâu? An mặc lại đồ này à?" Cậu ấy nghiêng người tựa lên cửa mà hỏi.
Tôi giật mình, vội vàng chạy lên lấy đồ bộ mặc ở nhà, vừa chạy xuống thì nhớ ra phải đi chơi nên muốn chạy lên lại nhưng Tuấn Anh nắm lấy khuỷu tay tôi, nói: "Chạy đi chạy về chóng mặt quá. An quên cái gì để Tuấn Anh lấy cho?"
Nhà tôi mà sao cậu ấy biết mà lấy được, nhưng vẫn đáp: "Muốn lên lấy đồ dài mặc đi chơi, An lấy nhầm đồ này rồi." Tôi chìa bộ đồ màu vàng chói loá ra.
Tuấn Anh đẩy tôi vào nhà tắm, nói: "Tí nữa thay sau. Mặc bộ này đi ngủ đã."
Tôi ù ù cạc cạc gật đầu, cậu ấy phải nói, "Hay là tắm chung đi?" tôi mới tỉnh táo trở lại mà đóng sập cửa, khoá kỹ càng.
Tắm xong, chạy lên nhà thấy Tuấn Anh đang nằm trên giường, tôi mới hỏi điều mình thắc mắc: "Ngủ thật á? An tưởng Tuấn Anh nói xạo để ở lại chơi thôi?"
"Ừ. Ngủ thật."
Tuấn Anh nhảy bật dậy, đi tới khoá cửa phòng rồi khoác cánh tay lên người tôi, kéo cả hai cùng đổ ập xuống nệm.
Cậu ấy nói: "Ngủ trưa một chút. Giờ đi chơi nắng lắm!"
Chúng tôi nằm song song nhau, mở mắt trân trối nhìn trần nhà, chiếc gối cô đơn thì chỏng chơ ở giữa.
Tôi đang cố gắng hít thở nhẹ nhàng thì Tuấn Anh tự nhiên cười to một tiếng khiến tôi giật cả mình. Thấy tôi nảy người lên cậu ấy cười càng dữ dội hơn.
Cười đã rồi mới kéo gối qua nằm lên, rồi dang cánh tay ra, nói: "Qua đây Tuấn Anh ôm chút xíu đi!"
"..."
Tuấn Anh tiếp tục dụ dỗ: "Nhanh lên! Tuấn Anh mỏi tay quá!"
"..."
Mỏi tay mà lại vỗ vỗ lên cánh tay, bắt tôi gác đầu lên thì mỏi chỗ nào?
Tôi không qua đâu!
Tuấn Anh thở dài rồi chồm người sang ôm tôi về nằm gọn trong lòng cậu ấy.
Đây là cậu ấy kéo tôi qua chứ không phải tôi tự qua đâu nhé!
Tôi ngoan ngoãn nằm im thin thít.
Tuấn Anh để đầu tôi gối lên cánh tay cậu ấy rồi chỉnh cho tôi nằm sao cho thoải mái. Một tay tôi đặt trước lồng ngực hai người, còn cánh tay kia thì Tuấn Anh kéo qua đặt lên hông cậu ấy.
Cậu ấy cài đặt như thế nào thì tôi để yên như thế đấy.
Cậu ấy dịu dàng nói: "Ngủ đi An. Tuấn Anh muốn ôm An ngủ. Giống như ngày còn nhỏ vậy."
Tôi rung động trong lòng. Nhẹ nhàng nhắm mắt lại.
Nhắm chưa được mấy giây thì Tuấn Anh đặt tay lên mông tôi, còn dùng lực bóp một cái.
"..."
Tôi hoảng hốt, vừa đẩy vừa đạp cậu ấy suýt thì rớt xuống dưới sàn. May mà Tuấn Anh bám được vào đầu giường, sau đó lồm cồm đứng xuống dưới sàn nhìn tôi rồi ôm bụng cười lăn lộn.
Mặt tôi nóng như hòn than, vội vàng tung chăn lên trùm kín hết cả người.
Tôi cảm nhận được nệm lún xuống, có người tiến tới gần, người đó luồn tay vào trong lớp chăn mỏng mà vuốt ve khuôn mặt của tôi, hỏi nhỏ: "Tuấn Anh sờ thử một lần cũng không cho à?"
Tôi xấu hổ vô cùng!
Rõ ràng đã sờ rồi, còn bóp nữa, vậy mà còn ra vẻ hỏi. Lại nói cái gì mà một lần? Tối bữa trước không phải cậu ấy đã sờ mông tôi bao nhiêu lần rồi sao?
Tôi nói vọng ra: "Tuấn Anh... rõ ràng hôm trước đã đã đã..."
"Đã làm sao?" Cậu ấy cười khẽ.
Tôi thở không ra hơi, la nhẹ: "Nói chung là không phải một lần."
Cậu ấy thủ thỉ: "Nhưng mà Tuấn Anh quên mất rồi. An dặn phải quên đi còn gì. Nên là hôm nay mới bắt đầu tính là một lần."
"..."
Thấy tôi không trả lời, cậu ấy moi khuôn mặt tôi ra khỏi chăn, nhìn vào mắt tôi, dịu dàng nói: "Đừng trùm kín. Sẽ khó thở."
Dứt lời thì vòng tay ôm cả tôi và chăn vào lòng siết chặt, vỗ nhẹ lưng tôi rồi nhắm mắt lại nói: "Ngủ ngoan đi nhé, ngọc ngà châu báu của anh!"
Nhà tôi không có nhà ăn sang trọng, toàn là bê mâm lên phòng khách rồi lấy bàn bán hàng với ghế nhựa ngồi ăn thôi. Vì ghế gỗ tiếp khách để xã giao uống nước, ngồi ăn uống thì phải với tay xa sẽ không thoải mái lắm.
Mới đầu Tuấn Anh đặt mâm trên bàn uống nước, tôi với mẹ nhìn xong đều bối rối, sợ mọi người ngồi không tự nhiên. Nhưng cậu ấy vừa về thì bê mâm ra giữa nhà, sai em tôi: "Bình, trải cái chiếu ra ngồi xuống đây ăn cho rộng!"
Tôi thở phào nhẹ nhõm, nhanh tay đi lấy chiếu.
Mẹ tôi hỏi: "Nhà cháu có ngồi chiếu được không? Hay cứ ngồi bàn cho thẳng lưng?"
Mẹ cậu ấy đáp: "Chị cứ tự nhiên như ăn bữa cơm nhà bình thường thôi mà. Nhà em mỗi lần dòng họ kéo tới ăn cũng toàn ngồi chiếu cho thoải mái, chứ ghế đâu mà ngồi cho hết được."
Bố Tuấn Anh thì cứ chọc ghẹo, hỏi những món nào do tôi nấu để chú ấy thử tay nghề, chứ nghe quảng cáo mãi mà chưa có dịp được thưởng thức.
Mẹ tôi bắt đầu ngồi cảm ơn gia đình chú ấy, cảm ơn Tuấn Anh lặn lội đường xa lên thăm nom, chăm sóc tôi.
Mẹ Tuấn Anh cười nói: "Đấy là trách nhiệm của nó mà. Chị đừng bận tâm quá! Con trẻ biết quan tâm bạn bè là tốt. Huống hồ bao nhiêu năm qua, có An nó kèm, Tuấn Anh mới chịu ngoan."
Lại nhìn tôi cười: "Cũng nhờ An mà thằng Tuấn Anh chịu chăm học đấy."
?
Tôi sửng sốt. Cô ấy có nhầm lẫn gì không? Cậu ấy vốn chăm học, à không, Tuấn Anh không chăm thật, suốt ngày đi chơi điện tử.
Vì cậu ấy học giỏi thật là giỏi rồi, không cần phải chăm chỉ miệt mài như tôi. Tuấn Anh là dạng thông minh siêu cấp, học ít hiểu nhiều.
Nhưng mà cô nói vẫn sai nha. Tôi xua tay: "Không phải đâu ạ! Toàn là Tuấn Anh kèm cháu học, cháu mới tốt lên."
Cô chú đều cười, khen tôi khiêm tốn.
"..."
Ủa? Tôi nói sự thật mà.
Tôi liếc sang Tuấn Anh, không biết ở nhà cậu ấy nói dối thế nào mà cô chú toàn nghĩ là cậu ấy tốt lên nhờ tôi thôi.
Tuấn Anh cười cười, múc canh xương vào tô nhỏ, nói: "Nhìn gì mà nhìn. Lo ăn đi kìa."
Tôi cầm bát lên, đã thấy trong chén mình thức ăn xếp thành núi. Thấy tôi ngơ ra mọi người lại bật cười.
Mẹ Tuấn Anh nói: "Thấy nó cưng ghê chưa! Thằng này nó mê em trai lắm! Hồi nhỏ toàn bắt em lên nhà chị xin An về nuôi."
Mẹ tôi buồn cười, thấy cậu ấy đang vớt hành ra khỏi tô canh nhỏ thì hỏi: "Tuấn Anh cũng không ăn được hành à?"
Bố cậu ấy vừa ăn vừa nói: "Nó ăn hành sống còn được ấy chứ. Hôm nay giở chứng à?"
Tuấn Anh cười cười, đáp: "Con bỏ ra cho An."
Tôi xấu hổ. Ho sặc sụa. Suýt nữa thì ho luôn cục xương văng ra ngoài.
Ánh Dương bật cười, cùng Tuấn Anh vỗ lưng cho tôi.
Mẹ tôi nói: "Tuấn Anh chu đáo thật! Ở nhà cô toàn để nó ăn đến đâu tự gạt ra đến đấy quen rồi."
Cậu ấy cười, vẫn kiên nhẫn bỏ không sót lại một miếng xanh lá nào rồi mới đặt trước mặt tôi.
Ánh Dương gắp miếng sườn xào chua ngọt cho tôi, nói: "Anh phải ăn nhiều như em nè."
Em trai tôi hỏi: "Sao mày không gắp cho tao?"
Ánh Dương bĩu môi: "Mày không có tay à?"
Mẹ tôi vỗ nhẹ vai An Bình, nhắc nhở: "Phải gọi là chị chứ sao lại mày tao?"
Mẹ Tuấn Anh cười, nói: "Nhìn mấy đứa thân thiết cứ như anh chị em một nhà ấy."
Bố cậu ấy cũng gật đầu, cười cười hất hàm phía Ánh Dương, nói: "Ăn chực cơm nhà người ta còn nhiều hơn nhà mình bảo sao không thân."
Ai cũng buồn cười.
Mẹ cậu ấy kể: "Mỗi lần trưa đến, kêu ăn cơm cũng bảo con no rồi. Hỏi ăn gì mà no, toàn là 'ăn nhà anh An, ăn trên anh An, anh An nấu rồi.' Chê cơm nhà không ngon, cơm anh An ngon nhất."
Tôi cũng không nhịn được cười. Con nít đứa nào cũng thấy cơm nhà hàng xóm ăn ngon hơn cơm nhà mình hết đó. Với lại bố mẹ Tuấn Anh bận lắm, toàn là bảo mẫu nấu ăn, có lẽ không hợp khẩu vị nên ngán đây mà.
Cô ấy tiếp tục: "Có hôm cả nhà tắm rửa chuẩn bị ăn tối hết rồi. Tuấn Anh nó sai lên đây lấy balo về, thế là con nhỏ đi một hơi cả tiếng đồng hồ. Cả nhà ngồi đợi, đói muốn xỉu. Mãi tối mịt nàng ta mới tung tăng chạy về, thản nhiên nói vừa ăn ở nhà anh An rồi. Coi tức không?"
Ai cũng phải đặt đũa xuống cười, cười đến no cả bụng.
Tôi hỏi: "Sao em không từ chối? Phải nói là ba mẹ đang đợi cơm chứ!"
Ánh Dương cũng tự cười bản thân mình, nói: "Em không nhớ. Lên đây mùi thức ăn hấp dẫn quá em quên luôn."
Bố Tuấn Anh cũng cười vui vẻ, nói: "Nó thích ăn cơm nhà cháu đấy. Chứ bình thường nhà họ hàng mời ở lại nó còn giãy lên bắt chú đưa về. Đúng là ăn chực quen miệng mà. Phải ăn lén lút như ăn trộm mới thấy ngon."
Ánh Dương cười nắc nẻ: "Nhưng hôm nào không có chú ở nhà cơ. Gặp chú con sợ lắm, không dám vào."
Em ấy còn nhỏ nên nghĩ gì nói đấy. May mắn là bố mẹ Tuấn Anh cũng tinh tế, không khí vui vẻ không bị sượng lại chút nào.
Mẹ cậu ấy nói: "Con gái thì đứa nào chả ngại các chú các bác."
Bố cậu ấy cười: "May là nó biết ngại đấy! Nó mà không ngại có khi chuyển lên đây ở thường trú luôn rồi."
Ai nấy lại bật cười.
Mẹ tôi cảm ơn bố Tuấn Anh vì sau Tết đã đứng ra bảo lãnh cho ba tôi, ông ấy bị bắt vì tội đá gà. Miệng tôi ngừng nhai, tay siết chặt đũa đến đỏ ửng, chuyện này tôi không hề biết. Sao đủ thứ mất mặt trên đời này đều hội tụ trên người cha ruột tôi vậy? Trộm cắp, cờ bạc, nhật nhẹt, gái gú... không thiếu thứ gì!
Phải đến khi cảm thấy có bàn tay nhẹ nhàng vuốt ve, xoa nhẹ sau lưng, tôi mới bình tĩnh lại được. Tôi quay sang nhìn Tuấn Anh, mỉm cười gượng ép một cái cho cậu ấy yên tâm.
Mẹ lại nói đùa, kể rằng, đặt tên con hình như bị ngược với cuộc đời chúng tôi mất tiêu rồi. "Đẻ ra thằng con trai đầu lòng chỉ mong nó cả đời Bình An, vậy mà từ nhỏ tới giờ kinh qua biết bao nhiêu là khổ sở. Đến thằng thứ hai đặt tên An Bình, mong cầu nó có cuộc sống bình yên, ngoan ngoãn bằng nửa anh nó cũng được rồi. Vậy mà nó quậy xám hồn, ngày nào cũng muốn lên tăng xông."
Cô chú động viên, nói con nít phải quậy một chút mới tốt, nếu sau này không học được trường công thì học bán công, không muốn đi đại học thì học nghề. Bây giờ bọn trẻ nhiều đứa lựa chọn ra làm nghề kiếm tiền sớm lắm. Quan trọng là biết bản thân thích gì.
Em trai tôi có một tài năng thiên bẩm là hễ ngồi vào bàn học là ngủ, ngủ say mê, ngủ không biết trời đất là gì. Nó với chữ là kẻ thù của nhau chính hiệu. Ngày nhỏ tôi kèm nó nhiều năm trời, cứ đến giờ học là nghe tiếng đánh chửi nhau gà bay chó sủa, hai anh em thương tích đầy mình là bình thường. Đỉnh điểm phải kể đến lần nó bắt hàng chục con sâu nhốt vào ngăn kéo bàn học của tôi, tôi không để ý còn chạm cả tay vào, sau đó ngất xỉu, lại đi cấp cứu.
Ông nội nghe tin thì đạp xe ra nhà tôi, là người tự khiêng bàn học ra sân giếng chà rửa rồi phơi nắng. Bàn của tôi không đẹp như Diệu Hiền nhưng nó là do tự tay ông đi mua gỗ Sưa về đóng. Ông nói, "Nhìn đơn giản vậy chứ có mười cái bàn của Hiền cũng không mua nổi bàn của cháu ông đâu." Tôi lúc nhỏ không hiểu về giá trị vật chất nhưng tôi liên tục đồng ý với quan điểm của ông. Không một cái bàn nào trên thế giới có thể so với bàn của ông đóng cho mình cả.
Lúc tôi tỉnh dậy, ông nói "Bàn đã được giặt sạch sẽ thơm tho rồi, cháu ông không phải sợ nữa."
An Bình khóc rống lên, "Em xin lỗi anh, lần sau em không dám nữa."
Mẹ tôi cũng thở dài, "Thôi, từ giờ nó lớn rồi phải tự có ý thức, học thì học, không học thì thôi. Nhồi nhét bao nhiêu năm cũng chẳng có gì vào đầu, toàn gây chuyện liên luỵ người khác."
Tôi đồng ý với ý kiến này.
Không phải tôi không muốn dạy em trai học, mà chính vì dạy nó học nhiều năm rồi tôi mới là người hiểu rõ nhất việc nó không thích học, không muốn học, cũng không có năng khiếu học. Chi bằng cứ tàn tàn đủ điểm lên lớp, đủ điểm tốt nghiệp, sau đi làm nghề là được.
An Bình học không tốt nhưng lại có thiên phú về kỹ thuật. Từ ngày bé con con đã tự tay sáng tạo, đục đẽo ra đủ món đồ chơi mới lạ. Năm lên lớp 4, tôi học môn kỹ thuật phải bắt buộc mua bộ mô hình lắp ghép, nó là người nhìn một cái liền sướng điên đến phát khóc. Ráp ra được đủ thứ xe cộ mới lạ, đẹp hơn hẳn trong tranh người ta hướng dẫn.
Suốt ngày mày mò nghiên cứu, ghét chữ nhưng được tôi mua sách kỹ thuật điện tử cho thì vui mừng chạy vòng vòng khắp nhà. Say mê đọc rồi trả ơn tôi bằng cách sáng tạo ra cái kích điện, chích tôi một cái tê tái nằm thẳng cẳng sải lai ra sàn. Đến khi bị mẹ đánh cho lại cãi, "Tại anh An yếu chứ con dùng điện chỉ như muỗi cắn thôi." Vâng! Muỗi khủng long từ thời tiền sử à? Suýt nữa thì nó tiễn tôi một vé đi đoàn tụ tổ tiên rồi.
Tới năm nó học lớp 5 là toàn bộ đường điện trong nhà hư ở đâu nó tự (lấy trộm tiền) mua đồ sửa ở đó. Tuy rằng đa số đều là không hư nhưng tự tay nó làm cho hỏng rồi kiếm cớ sửa. Vì sợ em trai bị điện giật nên tôi với mẹ cấm không cho nghịch, nhưng từ nói nhẹ nhàng đến bị ăn đòn mà nó vẫn không biết sợ. Tôi và mẹ nói mãi không được nên cũng kệ luôn. Nhưng nhiều lúc cảm động là có. Những việc mà nhà khác sẽ có người cha ra tay thì nhà tôi cũng có thằng nhóc choai choai vỗ ngực nói "Anh cứ để đấy em làm cho! Mẹ đừng đụng vào con tự làm được!"
Nhỏ hơn tôi gần ba tuổi nhưng luôn đứng ra che chắn cho tôi mỗi lần ba nhậu xỉn rồi kiếm chuyện. Tôi thì muốn trốn đi cho lành nhưng tính khí nó không sợ trời không sợ đất, lúc nào cũng sừng sững đối mặt. Để rồi cũng bị ăn đòn chung luôn.
Nhưng đấy là chuyện hồi nhỏ. Bây giờ nó học lớp 7 rồi, bước vào cái tuổi xốc nổi muốn thể hiện, lại còn có tướng tá cao lớn chống đỡ. Nên cứ hễ thấy ba tôi lè nhè gọi tên tôi là cu cậu cầm chổi bước ra hiên ngang nói: "Ba cần gì thì cứ sai con làm đi! Để yên cho anh con học bài!"
Không phải tự dưng đang yên đang lành mà nó phải cầm "vũ khí". Là do chúng tôi bị đánh đến quen như ăn ngày ba bữa luôn rồi nên nó mới phải tự vệ. Thực ra phần lớn là muốn đánh tôi, em ấy can ngăn nên mới bị đánh lây. Ba tôi thấy thế thì càng xông lên đánh, nhưng hồi nhỏ đánh được, bây giờ không đánh được.
An Bình đủ lớn để phản kháng rồi.
Ba tôi vừa đánh vừa hét tên tôi, gọi tôi là "Thằng mặt quỷ", nói rằng tôi đem đến xui xẻo cho ổng. Mẹ tôi và tôi ra can đều bị An Bình đỏ mắt quát quay về phòng. Tôi cố chấp thì Bình trừng tôi, lớn tiếng gầm lên: "Anh đi vào phòng cho em! Anh bước ra nửa bước, em sẽ đánh gãy chân ông ta!"
Em trai nhỏ hơn mấy tuổi nên mấy chuyện tôi từng bị bắt nạt ngày nhỏ xíu nó đều không biết. Nhưng nếu nó là anh trai, chắc cuộc đời tôi sẽ sung sướng mà lớn lên trong sự bảo bọc vô điều kiện này mất. Tuy rằng nó hay nghịch ngợm chọc ghẹo tôi, nhưng bất kì ai muốn đụng tới tôi, nó đều không cam chịu nhắm mắt làm ngơ.
Có đêm nó quỳ trước phòng mẹ, gào khóc van xin mẹ tôi ly hôn đi. Chuyện này mẹ tôi không làm được...
Tôi ra dỗ thì nó khản giọng níu lấy tôi mà lẩm bẩm, "Em không để ai đánh mẹ và anh đâu, ai cũng không được, nếu còn đánh anh em sẽ giết ông ta, còn chửi anh em sẽ cắt lưỡi ông ta..."
Tôi phải bịt miệng nó lại tránh để người cha ruột kia nghe thấy. "Đừng nói nữa. Mai ba hết men rượu sẽ quên ngay thôi. Em đừng để ý!"
Thực ra nhiều năm nay tôi nghe lời Tuấn Anh, học được cách trốn đi rồi, không thường bị đánh nữa. Chỉ là đôi lúc ba đi nhậu về sẽ kiếm chuyện gây sự nên em tôi không chịu nổi.
Suy cho cùng thì Tuấn Anh nói đúng. Tính cách nó có dữ dội thế nào thì cũng vẫn là nhóc con ngang tàng, bướng bỉnh mà tôi cần phải đứng thẳng lưng che chở. Người cần mạnh mẽ là tôi chứ không phải em trai mình.
"Hôm nay con ngủ trưa ở đây!"
Tuấn Anh cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi bằng một câu kinh thiên động địa như thế.
Tôi hoảng hốt làm rớt cả miếng lê mát lạnh xuống chiếu. Cậu ấy cười tươi rói, cắm miếng khác đưa lên cho tôi.
Mẹ tôi cười vui vẻ, nói: "Ừ, đi lên phòng thằng An mà ngủ nghê cho khoẻ."
Mẹ cậu ấy hỏi: "Mọi khi có thấy ngủ trưa gì đâu? Toàn chạy đi chơi điện tử mà."
Cậu ấy cười: "Thì hôm nay buồn ngủ."
Bố Tuấn Anh dùng khăn giấy lau tay, nhàn nhạt nói: "Về nhà mà ngủ."
"Không!" Cậu ấy cầm bàn tay tôi, đẩy miếng lê vào miệng tôi, nói: "Về nhà lâu lắm! Qua cơn buồn ngủ!"
Tôi với mẹ đều giật cả mình. Đoán chắc, mẹ cũng suy nghĩ như tôi lúc này, tưởng chú ấy nghiêm mặt thế kia là đang ra lệnh, thì Tuấn Anh phải ngoan ngoãn vâng dạ chứ?
Mẹ cậu ấy cười: "Chạy xe hai phút là tới..."
Tuấn Anh ngắt lời: "Đã nói không rồi!" Cậu ấy chỉ tay ra ngoài cửa, nói: "Con mà bước chân ra khỏi cái thềm kia là tỉnh ngủ liền."
Bố cậu ấy bật cười, lắc nhẹ đầu, nói: "Một đứa ăn chực, một đứa ngủ chực. Đẻ ra hai đứa con mát ruột ghê!"
Mọi người cũng cười theo.
Ánh Dương nói: "Con cũng ngủ ở đây!"
Tuấn Anh chồm người qua phía tôi, đánh lên đùi Ánh Dương 'Bép' một tiếng, nói: "Mày biến!"
Con bé chu môi: "Không đấy! Anh ngủ được thì em cũng ngủ được!"
"Chỗ đàn ông con trai, mày ở lại làm gì!"
"Em cũng là đàn ông con trai!"
Mẹ Tuấn Anh giảng hoà: "Thôi đi về, chiều còn đi học nữa. Tuấn Anh ở lại chơi với An đi. Cần để xe lại không hay mẹ mang về luôn?"
Tuấn Anh nhìn qua tôi trong tích tắc, dường như cũng biết có để xe lại thì tôi cũng không được ra ngoài chơi, nên nói mẹ cứ mang về đi.
Lúc này mẹ tôi lại nói: "Hay là chiều hai thằng đi chơi cho thoải mái? Đằng nào hôm nay cũng nghỉ bán mà."
Tôi sửng sốt nhìn sang, thấy mẹ mỉm cười gật gật đầu nói nhỏ "Đi chơi một bữa đi" mới yên tâm sung sướng trong lòng.
Tuấn Anh hỏi mẹ tôi: "Vậy cháu chở em ấy bằng xe máy có được không cô? Cháu đi vào vùng trong này thôi, tay lái cũng chắc nữa. Cô hỏi mẹ cháu xem."
"..."
Sao cậu ấy cứ gọi tôi là em trước mặt mẹ ngọt xớt vậy?
Mẹ Tuấn Anh gật đầu: "Nó toàn chở em không đấy! Chị để tụi nó đi xe máy cho nhanh, chứ đi xe đạp nắng hoài rồi An nó bệnh nữa."
Mẹ tôi gật đầu đáp ứng: "Ừ. Đi với cháu thì cô yên tâm. Hồi xưa cô sợ nó đi chơi đàn đúm, tụ tập bạn bè rồi sinh tật, không lo học hành nên mới cấm."
Tuấn Anh cười nói: "Ai sinh tật chứ An là không bao giờ có chuyện đó đâu cô. Học giỏi nhất lớp cháu mà. À đâu. Nhất trường."
"..."
Sao cậu ấy chuyên gia nói láo thế nhỉ?
Tôi hoảng hốt xua tay lia lịa, giải thích: "Không phải đâu ạ! Tuấn Anh mới là học giỏi nhất! Bao nhiêu năm nay toàn là cậu ấy dạy học cho cháu cả mà."
Mọi người cùng cười nói vui vẻ, hoàn toàn bỏ qua lời trăng trối của tôi.
Bố Tuấn Anh dặn: "Chở em thì chạy chậm thôi."
"..."
Em?
Ủa? Sao tất cả mọi người đều thản nhiên coi tôi là em cậu ấy? Rõ ràng chúng tôi học cùng lớp mà!
Tuấn Anh gật gật đầu: "Vâng. Con biết mà."
Nói xong cậu ấy đứng bật dậy chìa cánh tay ra ngoài, nói: "Xin chân thành cảm ơn quý quan khách đã bớt chút thời gian vàng ngọc đến dùng bữa cơm thân mật cùng gia đình chúng tôi. Bây giờ trân trọng thông báo đã qua giờ hành chính, vừa quá giờ tiếp dân, cơm hết canh cạn, xin mời quý ông, quý bà vui lòng di chuyển ra khu vực cổng chính để thuận tiện cho công tác ai về nhà nấy giùm cái. Con buồn ngủ rồi."
Ai nấy cười lăn cười bò. Tôi cũng phải dựa ra tủ phía sau lưng để cười, còn em trai tôi cười phun cả miếng lê ra ngoài.
Bố Tuấn Anh bất lực đỡ trán, còn mẹ cậu ấy thì vừa cười vừa quay sang mẹ tôi, giải thích: "Chị thông cảm nhé! Thằng con em hồi nhỏ bị té giếng nên thỉnh thoảng hay lên cơn lắm."
Mẹ tôi che miệng cười, xua tay: "Tuấn Anh vui tính mà. Nói chuyện với nó lúc nào cũng thấy thoải mái cả."
Tôi vui vẻ nghĩ nghĩ, hôm nọ mẹ mới bảo nghe cậu ấy nói chuyện nghiêm nghị sợ vãi đái ra quần xong.
Ánh Dương và cô muốn ở lại phụ rửa chén nhưng đều bị nguyên nhà tôi đẩy ra xe. Thấy Tuấn Anh thu dọn thì mẹ tôi nói: "An dắt Tuấn Anh lên phòng nghỉ đi con."
Lại quay sang cậu ấy, cười hỏi: "Từ hồi nhà cô cất lại tới giờ, đây là lần đầu tiên Tuấn Anh tới chơi đó nhỉ?"
"Dạ vâng. Là lần đầu cháu được đến đây đó!" Cậu ấy dõng dạc đáp.
Tôi: "..."
Vậy người nào trèo cửa sổ vào phòng tôi mấy lần đó?
Sao bốc phét mà nói chuyện vẫn trơn tru mượt mà không vấp thế nhỉ? Tôi muốn học!
Mẹ tôi bảo: "Sau này rảnh nhớ ghé chơi với An nhé! À, ghé học đi. Lên bày cho An nhà cô học chung với."
"Dạ vâng. Tụi cháu trên lớp toàn học chung mà. Do về nhà thì An bận nên cháu mới không tới vướng chân em ấy."
"..."
Tôi giằng bát đũa từ tay cậu ấy, nạt nhẹ: "Bạn ấy chứ em ấy cái gì hả! Muốn ăn đấm không?"
Tuấn Anh cười cười, tiếp tục dọn phụ tôi.
Nhà tôi thì cứ giục cậu ấy ngồi chơi nhưng Tuấn Anh mang dép đi hẳn xuống sân giếng vục tay vào thau nước. Cuối cùng bốn người cùng rửa cho nhanh.
Ăn cơm xong xuôi thì mẹ tôi đi công việc bên đằng ngoại, em trai không ngủ mà đi bêu nắng bẫy chuột đồng với tụi trong xóm. Trước khi đi còn dặn Tuấn Anh: "Nếu ba em về có gọi anh An thì anh cứ giữ ảnh lại trong phòng đừng cho ra ngoài nhé! Kêu thì cứ để mặc kệ một lúc là được. Mà ngủ ít ít thôi rồi dậy chở anh ấy đi chơi đi! Ngủ lắm ngu người!"
"..."
Rồi thằng nào là anh, thằng nào là em vậy?
Đứa học dốt lại đi sợ đứa học giỏi ngu người cơ đấy!
Tuấn Anh cũng phải phì cười đáp ứng: "Ừ, anh biết rồi. Cảm ơn đã nhắc nhở điều mà ai cũng biết nhé!"
Trước khi rời khỏi, mỗi người nắm tay thành đấm, ăn ý cùng cụng nhẹ vào tay đối phương.
"..."
Ngôn ngữ cơ thể của giới giang hồ ngầm à?
Vết thương của Tuấn Anh bị ngấm nước nên tôi sát trùng lại cho cậu ấy, định lấy băng cá nhân dán lại thì cậu ấy nói không cần, để thoáng khí mới nhanh lành.
Tôi hỏi cậu ấy "Có đau không?"
Tuấn Anh vẫn là cái dáng vẻ ngang ngược đó, lại nói: "Nhiêu đây nhằm nhò gì!"
Tôi cảm thấy hơi khó chịu, nói thẳng ra lời trong lòng: "Đối với Tuấn Anh bị thương nhiêu đó chẳng tính là gì, nhưng An đau lòng không chịu được."
Phòng tôi chỉ có một cái ghế nên Tuấn Anh muốn kéo tôi ngồi xuống đùi cậu ấy, tôi chống cự.
Cậu ấy buông tay nhẹ nhàng để tôi khỏi té ngã, đứng dậy thở dài: "Sợ An lo lắng nên mới giấu..."
Tôi nhìn lên cậu ấy, mất một lúc lâu mới chất vấn lại: "Đó là cách à?"
"Cách Tuấn Anh bảo vệ mình là giấu An nếu bị thương à?"
"An cần Tuấn Anh lành lặn chứ đâu cần Tuấn Anh che giấu thương tích."
"Tuấn Anh sợ An sẽ làm gì? Sẽ nổi điên lên đánh chửi Tuấn Anh hay sợ An lăn ra khóc lóc phiền phức?"
Tuấn Anh nhíu mày, lắc đầu nói: "Không phải như vậy mà. Tuấn Anh là sợ..."
"Sợ An lo lắng." Tôi nói thay lời cậu ấy: "Tuấn Anh nghĩ mình che giấu vết thương rồi tỏ ra bình thản thì An sẽ vô tư mà cười đùa như không có chuyện gì xảy ra được à?"
Tôi ngồi thụp xuống sàn, ôm đầu gối, nói: "Hôm Tuấn Anh đi, An đã chuẩn bị sẵn sàng tinh thần Tuấn Anh sẽ bị thương rồi."
Cậu ấy ngồi xuống đối diện tôi để lắng nghe.
"Đến chiều cũng quan sát Tuấn Anh rất kỹ, nhận ra Tuấn Anh cả tuần đã chuyển qua mặc áo sơ mi dài tay mà còn không chịu sắn lên."
"Tuấn Anh chỉ thích mặc áo cộc tay hoặc áo dài thì cũng sắn lên thật cao."
"An vẫn luôn suy nghĩ, không biết trong người Tuấn Anh có bị thương chỗ nào mà mình không biết hay không?"
Cậu ấy bẹo hai má tôi, nói: "Hay giờ Tuấn Anh cởi đồ ra hết cho An kiểm tra nhé?"
Tôi trừng cậu ấy, gạt tay xuống: "Tuấn Anh quan tâm An, An cũng để ý Tuấn Anh mà."
"Dù có nhìn thấy vết thương hay không thì An vẫn có cảm giác lo lắng, sợ hãi."
"Nên Tuấn Anh à, đừng có giấu An chuyện gì nữa được không?"
"An thấy khó chịu lắm."
"Cảm giác như mình là thằng thiểu năng vướng chân nên Tuấn Anh mới không thèm nói ra vậy."
"Dù An chẳng giúp được gì nhưng ít nhất cũng cho An được đặt sự quan tâm của mình đúng chỗ chứ."
Tuấn Anh ôm lấy mặt tôi, nói: "Không phải vậy mà. Suốt ngày chỉ nghĩ linh tinh thôi."
"Chuyện gì của An, Tuấn Anh cũng nắm rõ trong lòng bàn tay, vậy thì làm ơn hãy cho An được biết về Tuấn Anh đi? Được không?" Tôi cầm cổ tay cậu ấy, xuống giọng năn nỉ.
"Được." Tuấn Anh hôn 'chụt' lên chóp mũi tôi, nói: "Tuấn Anh sai rồi. Giấu An để An khỏi sợ hãi lo lắng, cuối cùng lại thành lo nghĩ vòng vòng không đâu còn mệt mỏi hơn."
Tôi bĩu môi: "Nghĩ cho Tuấn Anh mà gọi là không đâu à?"
Cậu ấy bật cười, gật đầu: "Ái chà! Dạo này nói gì, làm gì cũng sai. Thôi để Tuấn Anh chịu phạt vậy."
Nói rồi cậu ấy chu môi ra, nói: "Phạt Tuấn Anh bị An hôn đấy! Nào nhanh lên! Come on, baby!"
Tôi cười cười đẩy cậu ấy ngã ra sàn. Đang định đứng dậy thì Tuấn Anh nhanh tay kéo nhẹ một cái, tôi lại nằm lên người cậu ấy.
"Buông ra đi, người An dơ lắm. An muốn đi tắm." Tôi giãy giụa.
"Dơ đâu mà dơ. Còn thơm phưng phức mà." Cậu ấy hôn hôn lên má tôi, hít hà sâu thật sâu, rồi nói: "Thơm mùi gà chiên nước mắm."
"..."
Tôi vừa xấu hổ vừa buồn cười, nhưng tay cậu ấy bị thương nên không dám dùng nhiều sức giãy giụa, nhưng cuối cùng cũng thoát được do cậu ấy chủ động lơi lỏng cánh tay.
Tuấn Anh kéo tôi đứng dậy nhưng không thả người đi mà ôm tôi ngồi chung một cái ghế, nói: "Ngày tắm mấy lần, hèn gì người lúc nào cũng thơm."
"Thơm mùi nước mắm hả?" Tôi đẩy ngực cậu ấy muốn đứng dậy, ngồi trên đùi người ta cứ kì cục thế nào ấy.
Tuấn Anh cười cười, khen tôi nấu ăn ngon, "Nhưng nói thật, Tuấn Anh chẳng muốn An phải nấu chút nào. Vất vả lắm!"
Cậu ấy ôm siết, nói: "Mai mốt ráng làm rồi cho An tiền thuê bảo mẫu nấu."
Tôi không nhịn được cười, đúng là mấy lời sáo rỗng của đám con nít thường hứa hẹn mà.
Thế mà tôi vẫn hùa theo cậu ấy: "Người khác không phải sẽ học nấu cho An ăn sao?"
Cậu ấy gác cằm lên vai tôi, hỏi: "Người khác là ai?"
"..."
Nhưng vừa hỏi xong liền nhéo má tôi, cười cười, nói: "Thì An chịu khó đợi Tuấn Anh kiếm tiền đi. Đừng ăn của người khác."
Lại suy nghĩ đắn đo một lúc mới nói: "Để xem nào. Chắc sau này Tuấn Anh sẽ bận lắm đấy! Nhưng mà với An thì không được nói bận đúng không? Vậy thì phải sắp xếp công việc ổn định rồi đến với An nhanh nhanh thôi. Còn phải học nấu ăn nữa chứ! Gay thật!"
?
Tôi ngây người nhìn sang cậu ấy, nhíu mày hỏi: "Tuấn Anh nói cái gì An không hiểu?"
Rõ ràng là đang giỡn chơi mà cậu ấy nói nghiêm túc cứ như đã biết sẵn mình sẽ làm công việc gì rồi vậy. Tại sao không làm chung một thành phố với tôi luôn mà phải sắp xếp rồi mới đến được?
Cậu ấy mỉm cười, nói: "Đang sợ mình nấu An ăn không được thôi."
Tôi hoàn toàn không muốn đào sâu chuyện xa tắp xa tít ở tương lai không đâu. Dù sao sau này cũng là mỗi đứa mỗi nơi. Tôi mặc kệ. Hiện tại có cậu ấy sát bên cạnh đồng hành đã là phước phần lắm rồi.
Tôi hỏi điều mà mình thắc mắc.
"Bố mẹ Tuấn Anh không giống bố mẹ nhà người ta nhỉ?"
"Không giống chỗ nào?" Cậu ấy cười.
"Thì thấy con đánh nhau vẫn để yên. Còn... còn cho người đi theo... cứ như là... như là..."
"Cứ như là cổ vũ con mình đi gây lộn chứ gì?" Cậu ấy tiếp lời.
Tôi gật đầu nhè nhẹ. Vì cũng không chắc chắn lắm. Rõ ràng theo tin đồn thì bố cậu ấy nghiêm khắc, sao lại hùa vào với con làm chuyện bạo lực ấu trĩ như vậy được? Huống chi con mình còn có thể bị thương, hoặc bị... bị...
Cậu ấy phì cười, dùng ngón trỏ vuốt nhẹ lên chóp mũi tôi, nói: "An vẫn tưởng bố mẹ cho người đi cùng để đánh nhau chung với Tuấn Anh đấy à?"
Thì đúng rồi còn gì, "Cho Tuấn Anh có thêm nhiều đồng bọn."
"Ha ha ha ha ha ha..."
Cậu ấy cười sảng khoái.
"An ngốc chết đi được!"
Tôi không hiểu.
May mà cậu ấy cười nhỏ lại rồi hắng giọng từ bi mà giải thích.
"Nếu kể ra thì An sẽ hết thấy Tuấn Anh ngầu, nhưng thôi, vừa hứa không giấu An rồi."
"Bố mẹ cho người đi cùng để ngăn không cho tụi Tuấn Anh liều lĩnh đấy."
"Biết rõ tính Tuấn Anh cố chấp, muốn làm gì thì sẽ quyết tâm thực hiện đến cùng. Nên thay vì ngăn cản thì đi theo nhìn cho an toàn. Chứ cản được ngày hôm nay thì cũng không cản được ngày mai đâu. Phải để Tuấn Anh tự mình giải quyết mới được."
"Trong mắt bố thì Tuấn Anh như thằng trẻ con vắt mũi chưa sạch đến tuổi thích thể hiện thôi."
Cậu ấy nheo mắt nhìn tôi, "An cũng nghĩ như vậy chứ gì?"
Đương nhiên là thế! Nhưng tôi không dám gật đầu, nên cười một cái.
Tuấn Anh cũng bật cười, nói tiếp: "Đến nơi, mấy anh ấy ngồi nói đạo lý nhức hết cả đầu. Sau đó tịch thu hết đồ phòng thân, à không, đồ làm màu chứ, tịch thu hết gậy thép làm màu của tụi Tuấn Anh. Rồi sang bên kia thu luôn, có cái gì lấy cái đó, không nộp lên thì tẩn cho mấy đòn hiểm là sợ vãi đái."
"Xong xuôi hết rồi thì lùa tụi Tuấn Anh vào quần ẩu đánh tay không. Mẹ kiếp! Trông có khác nào phụ huynh cho con em đi đấu võ giải trí không?"
"Mà cũng nhờ tức điên nên dùng lực càng mạnh, người khác phải can ngăn không sợ án mạng. May mà nó ăn đau bò lê bò lết còn không nổi nên thôi Tuấn Anh không tính sổ nữa." Cậu ấy cười, hôn lên đầu ngón tay tôi, nói: "Cũng coi như trả thù được cho em bé nhà anh rồi.". Truyện Hệ Thống
Tôi thở dài, chạm lên cánh tay cậu ấy: "Vậy sao còn bị thương cỡ này? Phải có vật sắc nhọn mới gây ra được chứ?"
"Nó giấu dao trong người nên Tuấn Anh mới ghét, đánh càng hăng." Thấy tôi trợn mắt hoảng hốt thì cậu ấy vỗ vỗ lên mu bàn tay của tôi, "Tuấn Anh xét nghiệm hết rồi. Yên tâm đi." Lại hỏi: "Chuyện tối hôm trước Tuấn Anh nói ở dưới sân trường, An còn nhớ chứ?"
Tôi gật đầu.
"Chắc chắn 100%. Hiện giờ tay chân nó đều gãy, nằm viện xong chắc vào trong kia dưỡng thương. Sau đó cũng bị chuyển đi tỉnh khác. An sẽ không bao giờ phải nhìn thấy nó nữa đâu."
Tôi buồn bã, tiếp tục gật đầu.
Tuấn Anh cười khẽ, hỏi: "Lo cho ai mà mặt mũi xuống tinh thần thế này?"
Tôi liếc cậu ấy. Còn ai vào đây nữa?
Cậu ấy ôm hai má tôi, nói: "Đau lòng như thế thì khóc một khúc cho Tuấn Anh nghe chơi? Khóc thương tâm có vần có điệu, lên xuống nhịp nhàng ấy."
"..."
Tôi không nhịn được phải bật cười, đánh nhẹ cậu ấy một cái.
Cậu ấy hôn 'chụt' lên môi tôi rồi đứng dậy, hỏi: "Toilet ở đâu? Tuấn Anh muốn đi đái."
"..."
Sao mình lại đi thích người thô thiển vậy nhỉ?
Tôi cạn lời mà ngoan ngoãn dẫn đường, nhưng ra khỏi phòng rồi lại không nhịn được, nói: "Tuấn Anh không thể nói là đi vệ sinh được à?"
Cậu ấy cười sảng khoái, lắc đầu: "Không được! Nói vậy An tưởng Tuấn Anh đi ỉa thì sao?"
"..."
Tốt nhất mình không nên hỏi thì hơn. Càng ngày càng thô tục!
Trước khi đóng cửa, cậu ấy còn nói: "Đi đái thì nói đi đái cho nó thân thiết. Nghe "vệ sinh" thấy khách sáo lắm!"
"..."
Tôi nhìn cánh cửa vẫn còn hơi mơi mới nhà mình mà thở phào trong lòng. May mà cậu ấy đi vệ sinh lúc nhà tôi đã cất lại. Chứ hồi xưa, muốn đi phải chạy tuốt luốt mãi tít đằng cuối vườn, cả mấy trăm mét mới tới nơi. Đi nhẹ thì kiếm đại bụi rậm, còn đi nặng thì ngồi ở tấm ván trên cái hầm đào sẵn, xung quanh quây bằng bao cám may lại vậy thôi. Đấy là kín đáo rồi. Chứ ngày xưa còn rẫy, khi nào mắc quá thì ra bờ ao ngồi hoặc mang cuốc đào hố trên vườn ấy, đi xong thì lấp lại. Tuấn Anh mà biết chắc sợ lắm...
Vẫn là tiếng cười của cậu ấy gọi hồn tôi nhập lại về thể xác: "An mơ màng nhìn gì vậy? Nhớ Tuấn Anh quá nên phải đứng đây đợi à?"
Tôi lập tức quay mặt đi, nói: "Làm gì có! An đợi để đi tắm thôi."
"Vậy đồ đâu? An mặc lại đồ này à?" Cậu ấy nghiêng người tựa lên cửa mà hỏi.
Tôi giật mình, vội vàng chạy lên lấy đồ bộ mặc ở nhà, vừa chạy xuống thì nhớ ra phải đi chơi nên muốn chạy lên lại nhưng Tuấn Anh nắm lấy khuỷu tay tôi, nói: "Chạy đi chạy về chóng mặt quá. An quên cái gì để Tuấn Anh lấy cho?"
Nhà tôi mà sao cậu ấy biết mà lấy được, nhưng vẫn đáp: "Muốn lên lấy đồ dài mặc đi chơi, An lấy nhầm đồ này rồi." Tôi chìa bộ đồ màu vàng chói loá ra.
Tuấn Anh đẩy tôi vào nhà tắm, nói: "Tí nữa thay sau. Mặc bộ này đi ngủ đã."
Tôi ù ù cạc cạc gật đầu, cậu ấy phải nói, "Hay là tắm chung đi?" tôi mới tỉnh táo trở lại mà đóng sập cửa, khoá kỹ càng.
Tắm xong, chạy lên nhà thấy Tuấn Anh đang nằm trên giường, tôi mới hỏi điều mình thắc mắc: "Ngủ thật á? An tưởng Tuấn Anh nói xạo để ở lại chơi thôi?"
"Ừ. Ngủ thật."
Tuấn Anh nhảy bật dậy, đi tới khoá cửa phòng rồi khoác cánh tay lên người tôi, kéo cả hai cùng đổ ập xuống nệm.
Cậu ấy nói: "Ngủ trưa một chút. Giờ đi chơi nắng lắm!"
Chúng tôi nằm song song nhau, mở mắt trân trối nhìn trần nhà, chiếc gối cô đơn thì chỏng chơ ở giữa.
Tôi đang cố gắng hít thở nhẹ nhàng thì Tuấn Anh tự nhiên cười to một tiếng khiến tôi giật cả mình. Thấy tôi nảy người lên cậu ấy cười càng dữ dội hơn.
Cười đã rồi mới kéo gối qua nằm lên, rồi dang cánh tay ra, nói: "Qua đây Tuấn Anh ôm chút xíu đi!"
"..."
Tuấn Anh tiếp tục dụ dỗ: "Nhanh lên! Tuấn Anh mỏi tay quá!"
"..."
Mỏi tay mà lại vỗ vỗ lên cánh tay, bắt tôi gác đầu lên thì mỏi chỗ nào?
Tôi không qua đâu!
Tuấn Anh thở dài rồi chồm người sang ôm tôi về nằm gọn trong lòng cậu ấy.
Đây là cậu ấy kéo tôi qua chứ không phải tôi tự qua đâu nhé!
Tôi ngoan ngoãn nằm im thin thít.
Tuấn Anh để đầu tôi gối lên cánh tay cậu ấy rồi chỉnh cho tôi nằm sao cho thoải mái. Một tay tôi đặt trước lồng ngực hai người, còn cánh tay kia thì Tuấn Anh kéo qua đặt lên hông cậu ấy.
Cậu ấy cài đặt như thế nào thì tôi để yên như thế đấy.
Cậu ấy dịu dàng nói: "Ngủ đi An. Tuấn Anh muốn ôm An ngủ. Giống như ngày còn nhỏ vậy."
Tôi rung động trong lòng. Nhẹ nhàng nhắm mắt lại.
Nhắm chưa được mấy giây thì Tuấn Anh đặt tay lên mông tôi, còn dùng lực bóp một cái.
"..."
Tôi hoảng hốt, vừa đẩy vừa đạp cậu ấy suýt thì rớt xuống dưới sàn. May mà Tuấn Anh bám được vào đầu giường, sau đó lồm cồm đứng xuống dưới sàn nhìn tôi rồi ôm bụng cười lăn lộn.
Mặt tôi nóng như hòn than, vội vàng tung chăn lên trùm kín hết cả người.
Tôi cảm nhận được nệm lún xuống, có người tiến tới gần, người đó luồn tay vào trong lớp chăn mỏng mà vuốt ve khuôn mặt của tôi, hỏi nhỏ: "Tuấn Anh sờ thử một lần cũng không cho à?"
Tôi xấu hổ vô cùng!
Rõ ràng đã sờ rồi, còn bóp nữa, vậy mà còn ra vẻ hỏi. Lại nói cái gì mà một lần? Tối bữa trước không phải cậu ấy đã sờ mông tôi bao nhiêu lần rồi sao?
Tôi nói vọng ra: "Tuấn Anh... rõ ràng hôm trước đã đã đã..."
"Đã làm sao?" Cậu ấy cười khẽ.
Tôi thở không ra hơi, la nhẹ: "Nói chung là không phải một lần."
Cậu ấy thủ thỉ: "Nhưng mà Tuấn Anh quên mất rồi. An dặn phải quên đi còn gì. Nên là hôm nay mới bắt đầu tính là một lần."
"..."
Thấy tôi không trả lời, cậu ấy moi khuôn mặt tôi ra khỏi chăn, nhìn vào mắt tôi, dịu dàng nói: "Đừng trùm kín. Sẽ khó thở."
Dứt lời thì vòng tay ôm cả tôi và chăn vào lòng siết chặt, vỗ nhẹ lưng tôi rồi nhắm mắt lại nói: "Ngủ ngoan đi nhé, ngọc ngà châu báu của anh!"
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất