Chương 42: Biến cố
Nhân lúc cô ấy vẫn chưa đi xa, anh nhanh chóng đuổi theo, đi gần đến xe cô cảm thấy khó thở, toàn thân mệt không còn chút sức, chật vật mở khóa cốp xe bỏ sắp hồ sơ vào. Quang từ phía sau bước đến.
“Em có ổn không vậy?”
Lam đóng cốp xe, quay lại nhìn Quang, mắt cô dần mờ đi, môi mấp máy, chưa kịp nói thì đã ngất đi, anh phản ứng nhanh nên kịp thời đỡ cô. Chú Dĩ đứng trong xe đợi thấy vậy nên mở cửa xe đi về phía Quang xem sau.
Anh ôm cô ấy trong lòng, tay áp lên trán cô thử, cô ấy bị sốt rồi, toàn thân nóng bừng. Chẳng trách anh vừa nhìn thấy sắc mặt cô kì lạ, còn thân nhiệt khi vô tình chạm vào tay anh nữa.
“Kiểm sát Viên Tống sao vậy?”
Chú lo lắng bước tới hỏi thăm tình hình.
“Sốt cao lắm chú à.”
Chú thử đặt tay lên trán lam, xong giật bắn mình kinh ngạc.
“Ui chao, nóng thế này? Theo tình hình này chú đoán nó bệnh mấy ngày rồi mà chưa uống thuốc nên mới sốt cao thế này đây. Giao mùa là lúc nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa bất thường nên nếu hệ miễn dịch yếu là mắc bệnh ngay.”
Quang bế cô ấy lên nhờ chú Dĩ chạy xe của Lam về chung cư giúp, còn anh chở cô ấy đến bệnh viện khám xem sao chứ không dám tự ý mua thuốc.
____________________________
Sau khi khám sơ bộ, Bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây đến ngất là do cô đã sử dụng thuốc an thần quá liều chứ không phải vì bệnh sốt gây ra. Nghe xong anh hết sức ngạc nhiên, đến mức sửng sốt.
Lam đã tỉnh lại, cô mơ màng mở mắt, trần nhà trắng xóa, chiếc quạt công nghiệp to vật vã, tiếng kêu như tiếng máy của cả một xưởng sản xuất, chạy ù ù từ những góc phòng, hành lang và mùi clo khử trùng giúp cô mau chóng nhận ra mình đang ở trong bệnh viện.
Lam quay đầu nhìn xung quanh tìm kiếm Quang, trước khi cô ngất có nghe được giọng anh, nên đoán người đưa cô vào có lẽ là anh ấy. Nhưng vì đang nằm nên tầm nhìn hạn chế, cô không thấy anh đâu cả, ngoại trừ ba bà lão cùng phòng, hai người bệnh còn một người chăm. Thấy cô đang tìm kiếm gì đó, bà lão tốt bụng giường bên trái hỏi:
“Cháu tìm cậu trai kia phải không?”
Lam hướng mắt về phía bà gật đầu. Bà mỉm cười hiền hòa nói rằng anh đã đi ra ngoài được 15 phút, chắc là mua đồ ăn cho cô khi tỉnh lại hoặc đang đi dạo, bà nói chút nữa anh sẽ quay lại nên nói cô cứ nằm đó nghỉ ngơi. Vẫn còn quá yếu để nói, cô ấy trả lời bằng một cái nháy mắt nhẹ và một nụ cười lịch sự.
“Cậu trai kia là chồng của cháu à?”
Lam thoáng ngạc nhiên, xoay về phía bà ấy lắc đầu, cô yếu ớt giải thích hai người chỉ là bạn thôi.
“Ồ, hóa ra chỉ là bạn à. Cậu ấy từng giúp con dì bào chữa nên không quên mặt được.”
Lam nằm im nghe bà kể, trong lúc kể bà cứ khen anh hoài, khen anh tuổi trẻ tài cao, còn có lòng nhân hậu. Nhà bà nghèo nên không có tiền thuê Luật sư, nhờ người họ hàng giới thiệu nên mới biết tới anh, anh ấy nhận giúp đỡ mà không cần thù lao khiến bà rất cảm kích nên nhớ hoài tới bây giờ.
Bà ấy kể anh nhận bào chữa cho con trai bà can tội “giao cấu với người dưới 16 tuổi”. Trong phiên xử, bằng bài bào chữa, anh đã chứng minh được các điểm quan trọng để giải tội cho con trai bà.
Thứ nhất là nạn nhân không phải trẻ vị thành niên vì giấy khai sinh cũ thất lạc, phải làm lại giấy khai sinh mới mà mẹ của nạn nhân rất ú ớ trong việc xác nhận năm sinh của con trước toà; nạn nhân đã trả lời thẩm vấn tại tòa là mình chủ động tạo mối quan hệ thân quen rồi yêu thương con trai bà.
Chính nạn nhân cũng đã đặt ra nội quy sinh hoạt cho con trai bà bằng một bài thơ “thất ngôn bát cú” quy định cả việc ăn uống, đi chơi, đi học và quan hệ bạn bè, chứng tỏ “nạn nhân” đã có sự trưởng thành, khôn ngoan hơn cả con trai bà rất nhiều. Qua bản nội quy mà cô gái “nạn nhân” gửi cho con bà trong quá trình quan hệ tình cảm, đã có sự nhắc nhở, dạy khôn cho con bà rất nhiều vấn đề.
Bài bào chữa của anh vừa chấm dứt, một tràng pháo tay vang dội đã nổ ra, cả hội trường phiên xử vang dội tiếng vỗ tay, đặc biệt là của bà con thân nhân của phía gia đình bà.
Đến nỗi Thẩm phán, Chủ toạ phiên toà đã phải lưu ý đây là phiên xét xử tại toà, chứ không phải tại cuộc hội thảo, yêu cầu các bà con tham dự không được vỗ tay, vi phạm nội quy phiên tòa. Kết quả là hội đồng xét xử đã áp dụng Điều 114 khoản 1 và Điều 38 về “những tình tiết giảm nhẹ” và Điều 44 BLHS năm 1986 về “án treo” tuyên phạt một bản án khá nhẹ nhàng với mức án 3 năm tù treo đối với con trai bà.
Nghe xong trên gương mặt như trút được gánh nặng, cô khẽ mỉm cười, mừng thay bà ấy, từ đó có cái nhìn mới về Quang. Anh không bào chữa vì tiền, mà cũng không bào chữa cho người có tiền, chỉ cần có người đến nhờ vả là anh đều sẽ sẵn lòng giúp đỡ. Giờ Lam mới hiểu được sự thành công và nổi tiếng của Quang nhờ đâu mà có.
Lúc này Quang từ ngoài bước vào, tay cầm nước khoáng, một tay cầm cháo đi đến giường. Anh khá bất ngờ khi cô đã tỉnh.
“Anh có mua cháo cho em, cần anh đỡ em dậy không?”
Lam lập tức từ chối, cô nói tự mình ngồi dậy được, rồi chống tay lên giường cố gắng ngồi dậy. Nhưng ngay cả giọng nói còn yếu ớt thì làm sao có sức, Quang đi đến một tay đỡ cô tay còn lại kê gối phía sau để cô không đau lưng.
Ai cũng đều thấy và nghĩ Quang là người ấm áp và ân cần. Anh kéo ghế ngồi cạnh giường, mở nắp hộp cháo, khuấy đều rồi để nguội.
“Cháu là bạn mà chăm sóc cho con bé chu đáo quá.”
Lam cúi đầu cười ngại ngùng, Quang thì cười tươi hơn, anh mút một muỗng đưa lên thổi mấy cái rồi bón cho Lam, cô vì một tay truyền nước biển nên không tự mình cầm được, miễn cưỡng để anh đút. Anh không thấy phiền chút nào, vả lại còn thấy vui vẻ vô cùng.
Nhớ lới lời của bác sĩ, thật muốn hỏi cô tại sao phải uống nhiều thuốc an thần đến vậy, nhưng theo tính cách và quan hệ hai người lúc này, cô nhất định sẽ không trả lời, nên anh biết điều mà chuyển sang chuyện khác:
“Em sốt cao như vậy sao không uống thuốc?”
“Em đã uống thuốc hạ sốt nhưng không có tác dụng.”
“Vậy sao không đến bệnh viện?”
“Ở Viện kiểm sát còn rất nhiều việc đang đợi, hôm nay còn phải ra tòa, sao em có thể an tâm nằm viện?”
Quang thở dài, sao trước kia anh không biết cô ấy thuộc dạng phụ nữ cuồng công việc nhỉ?
“Ra là sáng giờ em bệnh mà cố sao? Phục em sát đất luôn đó, kết thúc phiên tòa rồi, em có thể yên tâm dưỡng bệnh.”
Lam phản ứng ngay, cô không đồng ý, vì nếu ở lại đây thì không có người chăm sóc, Quang lại dựa vào cái lý do đó mà thường xuyên tới lui thăm nom. Cô không muốn chút nào nên nhờ anh làm thủ tục xuất viện cho cô, anh kiên quyết không đồng ý, hai người nói qua nói lại một lúc, cô tức giận lật chăn ra, nếu anh không rời đi cô sẽ tự mình đi.
Thấy cô kiên quyết như vậy, bà cụ trên giường bên cạnh khuyên cô mấy câu. Bảo cô bình phục sức khỏe trước rồi mới tính chuyện về nhà, nếu ban đêm xảy ra chuyện gì thì sẽ rất nguy hiểm. Cô ấy vốn dĩ cố chấp nên không nghe lọt lỗ tai, nhất quyết đòi xuất viện.
Anh bất lực thở dài, hết cách đành thuận theo ý cô ấy vậy.
“Thôi được rồi, em ngồi xuống đi, ăn hết cháo rồi nằm thêm chút nữa, đầu giờ chiều anh đi làm giấy xuất viện cho.”
Lam nhìn anh một hồi, ánh mắt phức tạp không biết nghĩ gì cuối cùng miễn cưỡng thỏa hiệp. Cứ như vậy, cô ở lại bệnh viện thêm vài tiếng. Thấy cô trò chuyện vui vẻ với những người trong phòng, nên anh đã về trước đợi đến giờ sẽ quay lại đưa cô đi. ____________________________
Như đã hứa, anh đưa cô về Phủ Lý vào đầu giờ chiều, trên đường trở về còn chu đáo mua thức ăn cho cô ấy. Lam khó xử lại không thể từ chối được, anh vẫn rất tốt với cô, trước sau như một dẫu cho trước đó cô từng lạnh nhạt không quan tâm đến anh. Cô cảm thấy xấu hổ vì những hành động trong quá khứ. Cô nợ anh quá nhiều, nợ ân tình lẫn vật chất- tài chính, không biết bao giờ mới trả được.
Những ngày qua, cô đã nghĩ đến việc đáp lại tình cảm của anh. Không phải anh không tốt, không phải cô không yêu, mà là tình hình sức khỏe hiện tại của cô không cho phép, cô ấy có quá nhiều thân bất do kỷ.
Buổi tối, bên ngoài chuông cửa vang lên, tưởng anh đến thăm nên không muốn mở cửa. Chuông reo năm sáu hồi mới ngừng, muốn ra ngoài xem có phải là anh không, nhưng vì vẫn còn ốm nên cô mệt quá không thể đứng lên được.
Chỉ một phút sau, điện thoại cô đổ chuông, may thay cô luôn để điện thoại bên cạnh. Lúc đầu cô nghĩ là Quang nên định không nghe rồi, nhưng để chắc chắn hơn cô vẫn cầm điện thoại xem qua, hóa ra là bà Lam Yên gọi tới. Vừa nhấc máy còn chưa kịp nói gì, bà Yên nóng lòng lên tiếng trước:
“Con có nhà không, dì đứng trước cửa nhà con nhấn chuông mấy lần nhưng không thấy con ra.”
Lam bất ngờ nhìn ra ngoài, thì ra người bên ngoài là bà Yên, nhưng trễ rồi bà còn đến đây làm gì? Lam chống tay ngồi dậy nói bà đợi chút cô ra ngay rồi tắt điện thoại.
Bà đã thấy sắc mặt Lam không tốt nên đã hỏi thăm có phải cô đang bị bệnh không, Lam mời bà vào trong trước sau đó nói chuyện, bà gật đầu xách giỏ đi vào. Đi đến bộ ghế sofa trong phòng khách bà thấy chiếc chăn trên ghế nên nghi ngờ hỏi:
“Con đang ngủ sao, nhưng sao không vào phòng?”
Lam mệt mỏi xoa gáy bước tới.
“Vừa rồi tôi mệt quá nên ngủ quên mất. Dì uống nước lọc hay cà phê?”
Bà từ chối, đến nói với cô vài chuyện rồi sẽ đi ngay nên không cần bày vẻ, bảo cô đang bệnh thì cứ nghỉ đi.
“Có chuyện gì gấp mà dì tới đây giờ này?”
Bà chép miệng ngồi xuống nhìn Lam, cột chặt cô ấy bằng ánh mắt buồn.
“Dì đợi con rất lâu nhưng không thấy con về nhà nên mới tới đây tìm con.”
Trước cô vẫn luôn thắc mắc không biết bố bệnh gì, nhân dịp bà Yên ở đây nên cô hỏi luôn:
“Rốt cuộc ông ấy mắc bệnh gì?”
Mi mắt bà rủ xuống, ánh mắt hắt hiu buồn.
“Trước nay ông ấy vẫn hay đau đầu, dì và ông ấy đều nghĩ do áp lực công việc và ăn uống không điều độ gây ra nên không đi khám. Cách đây hơn một tháng, cơn đau đầu diễn biến trầm trọng hơn nên buộc phải đến bệnh viện. Thực hiện một số xét nghiệm cơ bản rồi chụp CT não, các bác sĩ chẩn đoán ông ấy mắc bệnh ung thư não giai đoạn hai.”
Nói tới đây bà Lam Yên bật khóc nức nở, nói với Lam nếu lúc đầu khuyên ông đi bệnh viện khám thì sẽ không nghiêm trọng như bây giờ.
Lam thẫn thờ lặng người đi một lúc, sóng mũi cay cay, đôi ngươi ướt trở nên long lanh. Mọi chuyện xảy ra quá đột ngột, khiến cô không thể chấp nhận được việc bố mình mắc bệnh ung thư.
“Ông ấy đang ở bệnh viện điều trị sao?”
Bà buồn rầu lắc đầu, tay gạt nước mắt, nghẹn ngào nói gia đình trên dưới, lớn nhỏ ai cũng đều thay nhau khuyên ông ấy nên tiếp nhận điều trị. Bác sĩ đưa ra phương án điều trị nhưng ông luôn từ chối, lo lắng rủi ro cao mà nhất định không chịu phẫu thuật đợi cô về.
Lam kinh ngạc, tại sao phải đợi cô ấy?
“Đợi tôi?”
Bà lại ứa nước mắt, giọng nghẹn ngào xúc động:
“Phải, ông ấy nói muốn sống cùng con một thời gian, mặc kệ bệnh tình chuyển biến xấu. Ông ấy nhất quyết từ chối phẫu thuật, thà chọn chết vì bệnh để dành phần đời còn lại cho con hơn là phải điều trị.”
Bà chợt nắm tay Lam cầu xin cô dù thế nào cũng phải quay về, bà nói cô muốn đưa ra điều kiện gì cũng được, chỉ cần chịu quay về khuyên ông ấy làm phẫu thuật bà đều chấp nhận.
“Bà quan trọng như vậy ông ấy còn không nghe, tôi khuyên thì có ít gì?”
“Không, ông ấy sẽ nghe mà. Trong lòng ông ấy con vẫn là người quan trọng nhất, là tâm niệm cuối cùng của ông ấy. Dì tin chỉ cần con chịu mở miệng ổng sẽ chịu phẫu thuật.”
Lam không kìm nổi cũng rơi nước mắt theo bà, có đứa con gái nào nghe tin cha lâm trọng bệnh mà có thể giữ được bình tĩnh.
“Em có ổn không vậy?”
Lam đóng cốp xe, quay lại nhìn Quang, mắt cô dần mờ đi, môi mấp máy, chưa kịp nói thì đã ngất đi, anh phản ứng nhanh nên kịp thời đỡ cô. Chú Dĩ đứng trong xe đợi thấy vậy nên mở cửa xe đi về phía Quang xem sau.
Anh ôm cô ấy trong lòng, tay áp lên trán cô thử, cô ấy bị sốt rồi, toàn thân nóng bừng. Chẳng trách anh vừa nhìn thấy sắc mặt cô kì lạ, còn thân nhiệt khi vô tình chạm vào tay anh nữa.
“Kiểm sát Viên Tống sao vậy?”
Chú lo lắng bước tới hỏi thăm tình hình.
“Sốt cao lắm chú à.”
Chú thử đặt tay lên trán lam, xong giật bắn mình kinh ngạc.
“Ui chao, nóng thế này? Theo tình hình này chú đoán nó bệnh mấy ngày rồi mà chưa uống thuốc nên mới sốt cao thế này đây. Giao mùa là lúc nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa bất thường nên nếu hệ miễn dịch yếu là mắc bệnh ngay.”
Quang bế cô ấy lên nhờ chú Dĩ chạy xe của Lam về chung cư giúp, còn anh chở cô ấy đến bệnh viện khám xem sao chứ không dám tự ý mua thuốc.
____________________________
Sau khi khám sơ bộ, Bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây đến ngất là do cô đã sử dụng thuốc an thần quá liều chứ không phải vì bệnh sốt gây ra. Nghe xong anh hết sức ngạc nhiên, đến mức sửng sốt.
Lam đã tỉnh lại, cô mơ màng mở mắt, trần nhà trắng xóa, chiếc quạt công nghiệp to vật vã, tiếng kêu như tiếng máy của cả một xưởng sản xuất, chạy ù ù từ những góc phòng, hành lang và mùi clo khử trùng giúp cô mau chóng nhận ra mình đang ở trong bệnh viện.
Lam quay đầu nhìn xung quanh tìm kiếm Quang, trước khi cô ngất có nghe được giọng anh, nên đoán người đưa cô vào có lẽ là anh ấy. Nhưng vì đang nằm nên tầm nhìn hạn chế, cô không thấy anh đâu cả, ngoại trừ ba bà lão cùng phòng, hai người bệnh còn một người chăm. Thấy cô đang tìm kiếm gì đó, bà lão tốt bụng giường bên trái hỏi:
“Cháu tìm cậu trai kia phải không?”
Lam hướng mắt về phía bà gật đầu. Bà mỉm cười hiền hòa nói rằng anh đã đi ra ngoài được 15 phút, chắc là mua đồ ăn cho cô khi tỉnh lại hoặc đang đi dạo, bà nói chút nữa anh sẽ quay lại nên nói cô cứ nằm đó nghỉ ngơi. Vẫn còn quá yếu để nói, cô ấy trả lời bằng một cái nháy mắt nhẹ và một nụ cười lịch sự.
“Cậu trai kia là chồng của cháu à?”
Lam thoáng ngạc nhiên, xoay về phía bà ấy lắc đầu, cô yếu ớt giải thích hai người chỉ là bạn thôi.
“Ồ, hóa ra chỉ là bạn à. Cậu ấy từng giúp con dì bào chữa nên không quên mặt được.”
Lam nằm im nghe bà kể, trong lúc kể bà cứ khen anh hoài, khen anh tuổi trẻ tài cao, còn có lòng nhân hậu. Nhà bà nghèo nên không có tiền thuê Luật sư, nhờ người họ hàng giới thiệu nên mới biết tới anh, anh ấy nhận giúp đỡ mà không cần thù lao khiến bà rất cảm kích nên nhớ hoài tới bây giờ.
Bà ấy kể anh nhận bào chữa cho con trai bà can tội “giao cấu với người dưới 16 tuổi”. Trong phiên xử, bằng bài bào chữa, anh đã chứng minh được các điểm quan trọng để giải tội cho con trai bà.
Thứ nhất là nạn nhân không phải trẻ vị thành niên vì giấy khai sinh cũ thất lạc, phải làm lại giấy khai sinh mới mà mẹ của nạn nhân rất ú ớ trong việc xác nhận năm sinh của con trước toà; nạn nhân đã trả lời thẩm vấn tại tòa là mình chủ động tạo mối quan hệ thân quen rồi yêu thương con trai bà.
Chính nạn nhân cũng đã đặt ra nội quy sinh hoạt cho con trai bà bằng một bài thơ “thất ngôn bát cú” quy định cả việc ăn uống, đi chơi, đi học và quan hệ bạn bè, chứng tỏ “nạn nhân” đã có sự trưởng thành, khôn ngoan hơn cả con trai bà rất nhiều. Qua bản nội quy mà cô gái “nạn nhân” gửi cho con bà trong quá trình quan hệ tình cảm, đã có sự nhắc nhở, dạy khôn cho con bà rất nhiều vấn đề.
Bài bào chữa của anh vừa chấm dứt, một tràng pháo tay vang dội đã nổ ra, cả hội trường phiên xử vang dội tiếng vỗ tay, đặc biệt là của bà con thân nhân của phía gia đình bà.
Đến nỗi Thẩm phán, Chủ toạ phiên toà đã phải lưu ý đây là phiên xét xử tại toà, chứ không phải tại cuộc hội thảo, yêu cầu các bà con tham dự không được vỗ tay, vi phạm nội quy phiên tòa. Kết quả là hội đồng xét xử đã áp dụng Điều 114 khoản 1 và Điều 38 về “những tình tiết giảm nhẹ” và Điều 44 BLHS năm 1986 về “án treo” tuyên phạt một bản án khá nhẹ nhàng với mức án 3 năm tù treo đối với con trai bà.
Nghe xong trên gương mặt như trút được gánh nặng, cô khẽ mỉm cười, mừng thay bà ấy, từ đó có cái nhìn mới về Quang. Anh không bào chữa vì tiền, mà cũng không bào chữa cho người có tiền, chỉ cần có người đến nhờ vả là anh đều sẽ sẵn lòng giúp đỡ. Giờ Lam mới hiểu được sự thành công và nổi tiếng của Quang nhờ đâu mà có.
Lúc này Quang từ ngoài bước vào, tay cầm nước khoáng, một tay cầm cháo đi đến giường. Anh khá bất ngờ khi cô đã tỉnh.
“Anh có mua cháo cho em, cần anh đỡ em dậy không?”
Lam lập tức từ chối, cô nói tự mình ngồi dậy được, rồi chống tay lên giường cố gắng ngồi dậy. Nhưng ngay cả giọng nói còn yếu ớt thì làm sao có sức, Quang đi đến một tay đỡ cô tay còn lại kê gối phía sau để cô không đau lưng.
Ai cũng đều thấy và nghĩ Quang là người ấm áp và ân cần. Anh kéo ghế ngồi cạnh giường, mở nắp hộp cháo, khuấy đều rồi để nguội.
“Cháu là bạn mà chăm sóc cho con bé chu đáo quá.”
Lam cúi đầu cười ngại ngùng, Quang thì cười tươi hơn, anh mút một muỗng đưa lên thổi mấy cái rồi bón cho Lam, cô vì một tay truyền nước biển nên không tự mình cầm được, miễn cưỡng để anh đút. Anh không thấy phiền chút nào, vả lại còn thấy vui vẻ vô cùng.
Nhớ lới lời của bác sĩ, thật muốn hỏi cô tại sao phải uống nhiều thuốc an thần đến vậy, nhưng theo tính cách và quan hệ hai người lúc này, cô nhất định sẽ không trả lời, nên anh biết điều mà chuyển sang chuyện khác:
“Em sốt cao như vậy sao không uống thuốc?”
“Em đã uống thuốc hạ sốt nhưng không có tác dụng.”
“Vậy sao không đến bệnh viện?”
“Ở Viện kiểm sát còn rất nhiều việc đang đợi, hôm nay còn phải ra tòa, sao em có thể an tâm nằm viện?”
Quang thở dài, sao trước kia anh không biết cô ấy thuộc dạng phụ nữ cuồng công việc nhỉ?
“Ra là sáng giờ em bệnh mà cố sao? Phục em sát đất luôn đó, kết thúc phiên tòa rồi, em có thể yên tâm dưỡng bệnh.”
Lam phản ứng ngay, cô không đồng ý, vì nếu ở lại đây thì không có người chăm sóc, Quang lại dựa vào cái lý do đó mà thường xuyên tới lui thăm nom. Cô không muốn chút nào nên nhờ anh làm thủ tục xuất viện cho cô, anh kiên quyết không đồng ý, hai người nói qua nói lại một lúc, cô tức giận lật chăn ra, nếu anh không rời đi cô sẽ tự mình đi.
Thấy cô kiên quyết như vậy, bà cụ trên giường bên cạnh khuyên cô mấy câu. Bảo cô bình phục sức khỏe trước rồi mới tính chuyện về nhà, nếu ban đêm xảy ra chuyện gì thì sẽ rất nguy hiểm. Cô ấy vốn dĩ cố chấp nên không nghe lọt lỗ tai, nhất quyết đòi xuất viện.
Anh bất lực thở dài, hết cách đành thuận theo ý cô ấy vậy.
“Thôi được rồi, em ngồi xuống đi, ăn hết cháo rồi nằm thêm chút nữa, đầu giờ chiều anh đi làm giấy xuất viện cho.”
Lam nhìn anh một hồi, ánh mắt phức tạp không biết nghĩ gì cuối cùng miễn cưỡng thỏa hiệp. Cứ như vậy, cô ở lại bệnh viện thêm vài tiếng. Thấy cô trò chuyện vui vẻ với những người trong phòng, nên anh đã về trước đợi đến giờ sẽ quay lại đưa cô đi. ____________________________
Như đã hứa, anh đưa cô về Phủ Lý vào đầu giờ chiều, trên đường trở về còn chu đáo mua thức ăn cho cô ấy. Lam khó xử lại không thể từ chối được, anh vẫn rất tốt với cô, trước sau như một dẫu cho trước đó cô từng lạnh nhạt không quan tâm đến anh. Cô cảm thấy xấu hổ vì những hành động trong quá khứ. Cô nợ anh quá nhiều, nợ ân tình lẫn vật chất- tài chính, không biết bao giờ mới trả được.
Những ngày qua, cô đã nghĩ đến việc đáp lại tình cảm của anh. Không phải anh không tốt, không phải cô không yêu, mà là tình hình sức khỏe hiện tại của cô không cho phép, cô ấy có quá nhiều thân bất do kỷ.
Buổi tối, bên ngoài chuông cửa vang lên, tưởng anh đến thăm nên không muốn mở cửa. Chuông reo năm sáu hồi mới ngừng, muốn ra ngoài xem có phải là anh không, nhưng vì vẫn còn ốm nên cô mệt quá không thể đứng lên được.
Chỉ một phút sau, điện thoại cô đổ chuông, may thay cô luôn để điện thoại bên cạnh. Lúc đầu cô nghĩ là Quang nên định không nghe rồi, nhưng để chắc chắn hơn cô vẫn cầm điện thoại xem qua, hóa ra là bà Lam Yên gọi tới. Vừa nhấc máy còn chưa kịp nói gì, bà Yên nóng lòng lên tiếng trước:
“Con có nhà không, dì đứng trước cửa nhà con nhấn chuông mấy lần nhưng không thấy con ra.”
Lam bất ngờ nhìn ra ngoài, thì ra người bên ngoài là bà Yên, nhưng trễ rồi bà còn đến đây làm gì? Lam chống tay ngồi dậy nói bà đợi chút cô ra ngay rồi tắt điện thoại.
Bà đã thấy sắc mặt Lam không tốt nên đã hỏi thăm có phải cô đang bị bệnh không, Lam mời bà vào trong trước sau đó nói chuyện, bà gật đầu xách giỏ đi vào. Đi đến bộ ghế sofa trong phòng khách bà thấy chiếc chăn trên ghế nên nghi ngờ hỏi:
“Con đang ngủ sao, nhưng sao không vào phòng?”
Lam mệt mỏi xoa gáy bước tới.
“Vừa rồi tôi mệt quá nên ngủ quên mất. Dì uống nước lọc hay cà phê?”
Bà từ chối, đến nói với cô vài chuyện rồi sẽ đi ngay nên không cần bày vẻ, bảo cô đang bệnh thì cứ nghỉ đi.
“Có chuyện gì gấp mà dì tới đây giờ này?”
Bà chép miệng ngồi xuống nhìn Lam, cột chặt cô ấy bằng ánh mắt buồn.
“Dì đợi con rất lâu nhưng không thấy con về nhà nên mới tới đây tìm con.”
Trước cô vẫn luôn thắc mắc không biết bố bệnh gì, nhân dịp bà Yên ở đây nên cô hỏi luôn:
“Rốt cuộc ông ấy mắc bệnh gì?”
Mi mắt bà rủ xuống, ánh mắt hắt hiu buồn.
“Trước nay ông ấy vẫn hay đau đầu, dì và ông ấy đều nghĩ do áp lực công việc và ăn uống không điều độ gây ra nên không đi khám. Cách đây hơn một tháng, cơn đau đầu diễn biến trầm trọng hơn nên buộc phải đến bệnh viện. Thực hiện một số xét nghiệm cơ bản rồi chụp CT não, các bác sĩ chẩn đoán ông ấy mắc bệnh ung thư não giai đoạn hai.”
Nói tới đây bà Lam Yên bật khóc nức nở, nói với Lam nếu lúc đầu khuyên ông đi bệnh viện khám thì sẽ không nghiêm trọng như bây giờ.
Lam thẫn thờ lặng người đi một lúc, sóng mũi cay cay, đôi ngươi ướt trở nên long lanh. Mọi chuyện xảy ra quá đột ngột, khiến cô không thể chấp nhận được việc bố mình mắc bệnh ung thư.
“Ông ấy đang ở bệnh viện điều trị sao?”
Bà buồn rầu lắc đầu, tay gạt nước mắt, nghẹn ngào nói gia đình trên dưới, lớn nhỏ ai cũng đều thay nhau khuyên ông ấy nên tiếp nhận điều trị. Bác sĩ đưa ra phương án điều trị nhưng ông luôn từ chối, lo lắng rủi ro cao mà nhất định không chịu phẫu thuật đợi cô về.
Lam kinh ngạc, tại sao phải đợi cô ấy?
“Đợi tôi?”
Bà lại ứa nước mắt, giọng nghẹn ngào xúc động:
“Phải, ông ấy nói muốn sống cùng con một thời gian, mặc kệ bệnh tình chuyển biến xấu. Ông ấy nhất quyết từ chối phẫu thuật, thà chọn chết vì bệnh để dành phần đời còn lại cho con hơn là phải điều trị.”
Bà chợt nắm tay Lam cầu xin cô dù thế nào cũng phải quay về, bà nói cô muốn đưa ra điều kiện gì cũng được, chỉ cần chịu quay về khuyên ông ấy làm phẫu thuật bà đều chấp nhận.
“Bà quan trọng như vậy ông ấy còn không nghe, tôi khuyên thì có ít gì?”
“Không, ông ấy sẽ nghe mà. Trong lòng ông ấy con vẫn là người quan trọng nhất, là tâm niệm cuối cùng của ông ấy. Dì tin chỉ cần con chịu mở miệng ổng sẽ chịu phẫu thuật.”
Lam không kìm nổi cũng rơi nước mắt theo bà, có đứa con gái nào nghe tin cha lâm trọng bệnh mà có thể giữ được bình tĩnh.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất