Chương 57: Cậu đỗ Bảng Nhãn
Phú ông phú bà nghe tin thì tá hoả, đặc biệt là phú bà, bà điên thì phải nói, bà coi Mận như con gái ruột, nay thằng Lợn dám làm ra chuyện tày trời thì còn lâu bà mới để cho nó yên.
Bà lôi thằng Lợn ra sảnh định xử tội thì phú ông đích thân ra can, ông bảo người làm trong nhà lui xuống hết, không được tọc mạch chuyện này ra ngoài làm xấu mặt nhà họ Bùi.
Ông bàn với bà nếu Lợn và con Mận đã mần nhau rồi thì gả quách con Mận qua nhà Lợn là xong, Mận cầu con không được nhưng phú bà bĩu môi rõ dài.
- Cái ngữ nghèo rách mồng tơi như nó làm sao lo được cho cái Mận.
- Ơ hay, bu cậu Hai à, tụi nó dám chơi thì dám chịu, thằng Lợn tuy nghèo nhưng được cái nó sốc vác, giỏi giang, bu cậu coi giáp cái thôn này mấy ai được như nó? Vừa hiền vừa có chí làm ăn.
- Nhưng em ứ chịu, nhìn kiểu gì cũng thấy thiệt thòi cho cái Mận nhà mình thầy cậu ạ.
- Ôi dào, chúng nó mần nhau rồi thì để chúng nó cưới đi, khéo mai mốt con Mận nó vác cái bụng chửa to chình ình rồi than trời trách đất cũng muộn rồi nhé bu cậu.
- Thầy cậu khéo lo, mới có một lần sao mà chửa cho được, chã nhẽ số mình nhọ thế sao?
- Ôi dào, năm xưa tôi cũng một phát ăn ngay đó thôi, năm trước đẻ cô cả năm sau lại ra thêm cậu hai, bu cậu quên rồi à?.
Ông có ý trêu, nhưng mà ông nói đúng quá, bà thẹn quá hóa giận. Bấu eo ông bảo ông già mà còn mất nết, lũ trẻ nghe được khéo lại cười cho thúi mặt, có con Mận sốt ruột nhất.
Nó níu tay áo bà, ngọt nhạt đủ thứ trên đời. Rồi bà cũng nguôi ngoai, một phần vì thương Mận, một phần vì ông nói cũng có lý, giờ không bắt nó cưới, lỡ con Mận có chửa thật thì biết tính sao?.
Thế là phú ông phú bà nên duyên cho hai đứa, ngày Lợn làm đám hỏi với Mận cũng là ngày cậu Hai lên đường đi thi. Ngày cậu đi, Lợn chỉ dám đứng từ xa đưa tiễn cậu.
Cậu Hai không ngoảnh mặt lại. Lợn chạy vào buồng, khóc nấc từng cơn. Khi cậu đi, Lợn ngoài mặt thì tỏ ra vui vẻ như bình thường, nhưng khi đêm đến sợ buồn chẳng vơi, nỗi nhớ cậu Hai bỗng chốc lại ùa về, con tim xao xuyến, vết thương lòng đau đớn không nói nên lời.
Lợn vẫn lặng lẽ nghe ngóng tin tức thi cử của cậu, nghe bảo đề thi Hội năm nay khó ăn lắm. Lợn lo lắng cho cậu không thôi, Lợn chạy đến ngôi miếu linh nhất trong thôn, ngày ngày nguyện cầu cho cậu mau chóng đỗ đạt.
Kiên trì như vậy đã được một tháng, kết quả không làm Lợn thất vọng, ngày mà thằng mõ đi gõ từ đầu thôn đến cuối thôn thông báo cậu Hai đỗ thi Hội. Lợn mừng hết nước mắt, không uổng ngày đêm Lợn ăn chay van vái thánh thần.
Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì nghe tin cậu Hai muốn ở lại kinh thành để tiện cho việc thi cử sau này, phú ông phú bà mỗi lần nhớ con thì bắt xe lên kinh thành dăm bữa nửa tháng mới về.
Một năm nữa trôi qua, lại một năm Lợn xa cách cậu Hai, lại một năm Lợn âm thầm nghe ngóng tin tức chuyện thi cử của cậu. Năm nay cậu Hai khi Đình, tết vừa rồi cậu cũng không về.
Nỗi nhớ cậu trong Lợn ngày một Lớn dần, tựa hồ như có thể chất đống, xây thành một lâu đài. Một hôm, Lợn ra ngoài đình tát nước, đoạn mấy cô mấy bác chạy ào ào ra cái chuông đình.
Lợn vì tò mò cũng chạy theo hóng hớt, cái chuông ấy lâu rồi không kêu, trừ phi có việc gì trọng đại lắm mới kêu inh ỏi rùm trời đất đến vậy.
Lợn ra đến đó thì người đông nghẹt như kiến rồi, chả là có quan to ghé thăm, hèn gì lại rình rình rang rang, rầm rầm rộ rầm rộ, cũng không phải quan tự nhiên ghé thăm.
Chắc hẳn là có chuyện đại sự gì rồi, quan chờ khi người dân trong thôn tụ họp đầy đủ, có mặt phú ông phú bà thì quan mới dõng dạc tuyên bố.
Chả là tiền lệ của thôn Tô Chẩm xưa nay chưa từng có ai lọt được vào kỳ thi Đình, nhưng hôm nay lại có một người làm được điều đó, tuy không đỗ Trạng Nguyên nhưng thật sự đã mang về tiếng thơm cho cả làng không ít.
Cậu Hai đỗ Bảng Nhãn, còn là bậc cao nhất trong tam giáp, Bảng Nhãn hạng nhì của bậc một, cao hơn Thám Hoa, chỉ thấp hơn Trạng nguyên. Cậu Hai của Lợn quả thật rất giỏi, lần này cậu đứng thứ nhì khoa thi, phú ông lại có dịp hất mặt lên trời.
Phú bà không ưng kết quả lắm nhưng vì biết cậu Hai đã làm hết sức rồi, vả lại đề thi năm nay cũng khó ăn, cậu đậu Bảng Nhãn âu cũng nhờ tổ tiên phù hộ, nhờ bà ngày đêm ra vào van vái.
Sau khi công bố kết quả khoa thi xong, quan vội vàng nói lời cáo biệt rồi lên ngựa ra đi, quan còn phải ghé qua thôn khác thông báo kết quả cho Thám Hoa, sau đó lại trở về hoàng cung bẩm báo lại với vua.
Chuyện là phú ông lại cho mổ lợn, khao cỗ cả làng ba ngày ba đêm, mà lần này còn chơi lớn hơn lần trước.
Cậu Hai con ông bây giờ là “Ông Bảng” hẳn hoi nhé, tiền độ cậu xán lạn như vậy, ông mãn nguyện lắm rồi.
Bà lôi thằng Lợn ra sảnh định xử tội thì phú ông đích thân ra can, ông bảo người làm trong nhà lui xuống hết, không được tọc mạch chuyện này ra ngoài làm xấu mặt nhà họ Bùi.
Ông bàn với bà nếu Lợn và con Mận đã mần nhau rồi thì gả quách con Mận qua nhà Lợn là xong, Mận cầu con không được nhưng phú bà bĩu môi rõ dài.
- Cái ngữ nghèo rách mồng tơi như nó làm sao lo được cho cái Mận.
- Ơ hay, bu cậu Hai à, tụi nó dám chơi thì dám chịu, thằng Lợn tuy nghèo nhưng được cái nó sốc vác, giỏi giang, bu cậu coi giáp cái thôn này mấy ai được như nó? Vừa hiền vừa có chí làm ăn.
- Nhưng em ứ chịu, nhìn kiểu gì cũng thấy thiệt thòi cho cái Mận nhà mình thầy cậu ạ.
- Ôi dào, chúng nó mần nhau rồi thì để chúng nó cưới đi, khéo mai mốt con Mận nó vác cái bụng chửa to chình ình rồi than trời trách đất cũng muộn rồi nhé bu cậu.
- Thầy cậu khéo lo, mới có một lần sao mà chửa cho được, chã nhẽ số mình nhọ thế sao?
- Ôi dào, năm xưa tôi cũng một phát ăn ngay đó thôi, năm trước đẻ cô cả năm sau lại ra thêm cậu hai, bu cậu quên rồi à?.
Ông có ý trêu, nhưng mà ông nói đúng quá, bà thẹn quá hóa giận. Bấu eo ông bảo ông già mà còn mất nết, lũ trẻ nghe được khéo lại cười cho thúi mặt, có con Mận sốt ruột nhất.
Nó níu tay áo bà, ngọt nhạt đủ thứ trên đời. Rồi bà cũng nguôi ngoai, một phần vì thương Mận, một phần vì ông nói cũng có lý, giờ không bắt nó cưới, lỡ con Mận có chửa thật thì biết tính sao?.
Thế là phú ông phú bà nên duyên cho hai đứa, ngày Lợn làm đám hỏi với Mận cũng là ngày cậu Hai lên đường đi thi. Ngày cậu đi, Lợn chỉ dám đứng từ xa đưa tiễn cậu.
Cậu Hai không ngoảnh mặt lại. Lợn chạy vào buồng, khóc nấc từng cơn. Khi cậu đi, Lợn ngoài mặt thì tỏ ra vui vẻ như bình thường, nhưng khi đêm đến sợ buồn chẳng vơi, nỗi nhớ cậu Hai bỗng chốc lại ùa về, con tim xao xuyến, vết thương lòng đau đớn không nói nên lời.
Lợn vẫn lặng lẽ nghe ngóng tin tức thi cử của cậu, nghe bảo đề thi Hội năm nay khó ăn lắm. Lợn lo lắng cho cậu không thôi, Lợn chạy đến ngôi miếu linh nhất trong thôn, ngày ngày nguyện cầu cho cậu mau chóng đỗ đạt.
Kiên trì như vậy đã được một tháng, kết quả không làm Lợn thất vọng, ngày mà thằng mõ đi gõ từ đầu thôn đến cuối thôn thông báo cậu Hai đỗ thi Hội. Lợn mừng hết nước mắt, không uổng ngày đêm Lợn ăn chay van vái thánh thần.
Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì nghe tin cậu Hai muốn ở lại kinh thành để tiện cho việc thi cử sau này, phú ông phú bà mỗi lần nhớ con thì bắt xe lên kinh thành dăm bữa nửa tháng mới về.
Một năm nữa trôi qua, lại một năm Lợn xa cách cậu Hai, lại một năm Lợn âm thầm nghe ngóng tin tức chuyện thi cử của cậu. Năm nay cậu Hai khi Đình, tết vừa rồi cậu cũng không về.
Nỗi nhớ cậu trong Lợn ngày một Lớn dần, tựa hồ như có thể chất đống, xây thành một lâu đài. Một hôm, Lợn ra ngoài đình tát nước, đoạn mấy cô mấy bác chạy ào ào ra cái chuông đình.
Lợn vì tò mò cũng chạy theo hóng hớt, cái chuông ấy lâu rồi không kêu, trừ phi có việc gì trọng đại lắm mới kêu inh ỏi rùm trời đất đến vậy.
Lợn ra đến đó thì người đông nghẹt như kiến rồi, chả là có quan to ghé thăm, hèn gì lại rình rình rang rang, rầm rầm rộ rầm rộ, cũng không phải quan tự nhiên ghé thăm.
Chắc hẳn là có chuyện đại sự gì rồi, quan chờ khi người dân trong thôn tụ họp đầy đủ, có mặt phú ông phú bà thì quan mới dõng dạc tuyên bố.
Chả là tiền lệ của thôn Tô Chẩm xưa nay chưa từng có ai lọt được vào kỳ thi Đình, nhưng hôm nay lại có một người làm được điều đó, tuy không đỗ Trạng Nguyên nhưng thật sự đã mang về tiếng thơm cho cả làng không ít.
Cậu Hai đỗ Bảng Nhãn, còn là bậc cao nhất trong tam giáp, Bảng Nhãn hạng nhì của bậc một, cao hơn Thám Hoa, chỉ thấp hơn Trạng nguyên. Cậu Hai của Lợn quả thật rất giỏi, lần này cậu đứng thứ nhì khoa thi, phú ông lại có dịp hất mặt lên trời.
Phú bà không ưng kết quả lắm nhưng vì biết cậu Hai đã làm hết sức rồi, vả lại đề thi năm nay cũng khó ăn, cậu đậu Bảng Nhãn âu cũng nhờ tổ tiên phù hộ, nhờ bà ngày đêm ra vào van vái.
Sau khi công bố kết quả khoa thi xong, quan vội vàng nói lời cáo biệt rồi lên ngựa ra đi, quan còn phải ghé qua thôn khác thông báo kết quả cho Thám Hoa, sau đó lại trở về hoàng cung bẩm báo lại với vua.
Chuyện là phú ông lại cho mổ lợn, khao cỗ cả làng ba ngày ba đêm, mà lần này còn chơi lớn hơn lần trước.
Cậu Hai con ông bây giờ là “Ông Bảng” hẳn hoi nhé, tiền độ cậu xán lạn như vậy, ông mãn nguyện lắm rồi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất