Chương 1
Editor: Gấu Gầy
Tiết sương, nóng bức dần rút đi, gió thu thổi qua mát mẻ.
Hiện giờ đang là thời điểm thích hợp để dạo chơi ngoại thành, ngắm lá mùa thu.
Xe ngựa xóc nảy, người bên trong nhắm mắt an thần, cảm nhận bánh xe lăn trên con đường gập ghềnh không bằng phẳng.
"Phía trước chính là kinh thành Đại Uyên."
Đại nho Cố Tử Nguyên mặc trường sam màu ánh trăng ghìm chặt dây cương, quay đầu ngựa lại mở miệng cười nói.
Cách đó không xa là tường thành cao chót vót, trên đó có lính canh mặc thiết giáp tuần tra.
Trên nền trời Đại Uyên, cờ rồng đỏ thẫm bay phần phật.
"Đây chính là đô thành của Đại Uyên! Thật đồ sộ!"
Học trò Nho gia trẻ tuổi theo sát phía sau lập tức tiêu tan vẻ mệt mỏi phong trần, ngươi một câu ta một câu bắt đầu thảo luận.
"Khó trách năm đó A Quốc phòng thủ mấy ngày không thể công phá Đại Uyên, ngược lại còn bị thiết kỵ Đại Nguyên xâm lấn, hôm nay được tận mắt nhìn, thành hào Đại Uyên quả thật kiên cố."
"Nước lớn như thế, đúng là rất khác với những nước nhỏ lúc trước chúng ta du học, thật quá hấp dẫn lòng người."
Trên đại hoang nhiều nước san sát, trăm nhà đua tiếng, vu cổ hoành hành, truyền thuyết Tiên gia nhiều không đếm xuể.
Đúng lúc loạn thế phong hỏa liên miên, thời thế tạo anh hùng. Chư hầu tranh bá, nhiều nước đang khát cầu nhân tài góp sức.
Trước có bạch y bái tương bội lục quốc tương ấn*, sau có nông phu cầm đại quân chiến thắng trở về. Đây là thời đại mà các anh hùng xuất hiện tầng tầng, thầy pháp thịnh hành, nước này đấu trí với nước kia, hiệp sĩ phong lưu kiệt xuất.
Quốc gia Đại Uyên cường thịnh, cùng Vệ quốc cũng thuộc cường hào.
Nhưng hiện giờ bá nghiệp của Vệ Quốc không còn, giống như mặt trời sắp lặn. Còn Đại Uyên thì ngược lại, nhờ biết củng cố cải cách, dần dần vươn lên.
Tương lai tốt đẹp như thế, đương nhiên thu hút anh tài trong thiên hạ.
Đây là nguyên nhân khiến con cháu Nho gia đến Đại Uyên du học, mặc dù họ không đồng ý với chính sách chuyên chế hiện giờ của Đại Uyên, nhưng cũng kỳ vọng có thể đem tư tưởng cùng ý niệm trị quốc của mình truyền vào Đại Uyên, du học chính là con đường quan trọng để tuyên truyền thúc đẩy.
Các đệ tử Nho gia xuống ngựa trước cổng thành, nắm dây cương, xếp hàng chờ vào cổng.
Lính canh nhìn ra thân phận của họ: "Nho gia?"
Cố Tử Nguyên, thủ lĩnh ở phía trước, nhanh chóng khum tay: "Đúng vậy."
Đại Uyên trị quốc phương châm lấy Pháp gia làm chủ, trong triều đình các gia trăm hoa đua nở. Tung Hoành gia, Đạo gia, Dương gia, Tạp gia và Binh gia đều có chỗ đứng ở Đại Uyên, nhưng chỉ có Nho gia là không được chào đón.
Điều này cũng không thể trách Đại Uyên, trên thực tế toàn bộ đại hoang, chỉ có nước nhỏ tuân theo lễ nghi tiền triều mới yêu thích Nho giáo, nước lớn tuy nhiều, nhưng không có nước nào sử dụng Nho giáo để trị quốc.
Hiện giờ đang thời Chiến quốc, các nước đều theo đuổi cải cách củng cố cường binh mở mang bờ cõi, tư tưởng Nho gia đề cao nhân lễ, dễ phổ biến nhưng khó thực hành.
Cố Tử Nguyên cũng hiểu rõ điều này nên không khỏi cười khổ.
Nho gia bọn họ nhiều năm qua lòng vòng mấy nước nhỏ, hiếm khi bước vào địa phận cường quốc như Đại Uyên. Một là không thích tác phong tàn bạo của quân vương Đại Uyên, hai là Đại Uyên cực lực thi hành để Pháp gia phổ biến.
Thiên hạ đều biết Pháp Nho đối địch từ lâu, tiến vào lãnh thổ mà đối thủ đang chiếm thế, chẳng phải tự tìm mất mặt sao?
Tình hình lúc này cũng đã khác xưa, sự cường thịnh của Đại Uyên không cần bàn cãi. Nho gia muốn đặt chân vào, cần phải thu được sự ủng hộ và tán thành của các nước lớn xung quanh.
Lính canh cổng nhìn ra sau: "Vị nào đang ngồi trong xe ngựa?"
Cố Tử Nguyên đáp: "Hồi quân gia, trên xe là khách quý của Nho gia, hai mắt bị tật, ngài xem..."
"Đừng nói nhảm nữa!" Lính canh trực tiếp cắt ngang: "Muốn vào kinh phải tiếp nhận kiểm tra, gọi người trên xe các ngươi xuống, toàn bộ hành lý mở ra! Nếu không, đừng trách chúng ta không khách khí!"
Hắn quát một tiếng, vệ binh thủ thành xung quanh đều nắm chặt trường mâu, vẻ mặt nghiêm nghị.
Dân chúng chờ vào thành đang xếp hàng phía sau nhao nhao lùi lại, trên mặt lộ ra sợ hãi.
Cô bé túm lấy vạt áo người lớn, nức nở oà khóc: "Mẹ ơi, bọn họ có phải muốn bắt chúng ta chém đầu giết chết hay không?
"Đừng nói lung tung!" Trưởng bối mặc áo vải tả tơi vội vàng che miệng nó lại, sợ rước họa vào thân.
Quân đội trăm vạn binh của Đại Uyên tuy mạnh, nhưng được gọi là hổ dữ sài lang, lan truyền tiếng xấu.
Hơn nữa, hình pháp của Đại Uyên thi hành cực kỳ nghiêm khắc, tùy tiện nói ra một ít hình thức tra tấn cực hình cũng khiến người nghe sợ hãi vô cùng. Người dân các nước khác sống tự do thoải mái đã quen, rất khó chấp nhận những luật lệ hà khắc như vậy, càng coi Đại Uyên như mãnh thú hồng hà.
Ngay khi vệ binh quân lực sẵn sàng, phía sau rèm xe đằng xa truyền đến giọng nói thanh trong của nam tử.
"Quân gia không cần phải hưng sư động chúng*, thảo dân bước ra là được."
Bàn tay có khớp ngón tay rõ ràng vén rèm lên.
Người ngồi trong xe mặc trường nhu màu trắng như tuyết, bên trong áo mỏng xanh tùng, vạt áo cổ tay điểm xuyết màu xanh lục bảo mạ vàng, khuôn mặt ôn nhu như ngọc. Bên hông giắt một thanh kiếm, trên đầu không đội kim quan mà buộc tóc đuôi ngựa giống như võ sĩ nước khác, suối tóc đen dài buông xuống sau lưng, tư thế hiên ngang đĩnh đạc.
Chỉ nhìn dáng người, không ai có thể không nói một câu, thân như uyên đình nhạc trì, hoài cẩn ác du*, khiến người xem như được gió xuân tưới mát.
Thế nhưng một người thuần khiết cao quý như vậy, trước mắt lại bị một tấc lụa trắng che khuất, khiến hắn mất đi vài phần tư thái.
Dân tình bị động tĩnh hấp dẫn vây xem đều lắc đầu thương tiếc thở dài.
"Người mang theo binh khí, qua đăng ký bên kia."
Thấy người trong xe thật sự bị mù, còn là một người mù dung nhan tuấn mỹ, khí chất bất phàm nhìn giống con cháu thế gia. Vệ binh cũng không có ý làm khó, phất phất tay bảo hắn tự mình đi đăng ký.
"Lạc huynh, mời theo ta."
Cố Tử Nguyên tiến lên một bước, bảo đệ tử Nho gia phía sau đứng chờ, rồi dẫn Tông Lạc đi sang bên cạnh.
Hiện giờ văn võ vẫn chưa bắt đầu phân chia, từ quân chủ cho tới văn sĩ võ phu đều có truyền thống mang theo bội kiếm, người đương thời phần lớn đều văn võ song toàn. Tỷ như Mặc gia cự tử*, Ngụy quốc Phượng Nguyệt Quân, đều là cao thủ kiếm pháp nổi danh lừng lẫy.
(Mặc gia tôn xưng người có đạo hạnh đáng làm bậc thầy là "cự tử")
Nho gia cũng không ngoại lệ, trong môn đệ tử văn thao võ lược rất nhiều. Chỉ có Cố Tử Nguyên mang tiếng Đại Nho, văn chương xuất chúng, nhưng năng khiếu về võ thuật lại rất tầm thường, đành bỏ qua không thèm tốn sức.
Chỗ đăng ký binh khí có một bàn đo lường đặc biệt, không chỉ đo vẽ chiều dài, mà còn ghi lại các đặc điểm nổi bật trên thân kiếm, lưu vào hồ sơ vũ khí lệnh để phòng ngừa hậu hoạn phát sinh.
Tông Lạc tháo thanh kiếm đưa cho lính gác cổng.
Vỏ kiếm của hắn không có gì nổi bật, toàn thân màu trắng bạc không nhìn ra môn phái gì. Trên chuôi kiếm treo một viên ngọc cổ màu đen, điêu khắc Quỳ văn phức tạp thần bí.
Lính gác tiện tay rút bội kiếm của hắn ra.
Khi trường kiếm rời vỏ, một tia sáng lạnh lóe lên, lưỡi kiếm tựa thu sương, sắc bén đầy uy hiếp, thậm chí có thể cảm nhận được hàn khí cuồn cuồn trong tay.
"Kiếm tốt!"
Họa sư phụ trách đăng ký suýt nữa làm đổ nghiên mực, hai mắt sáng lên: "Vị tiên sinh này, có thể cho tại hạ ghé sát vào xem kỹ được không?"
Yên tốt xứng ngựa quý, bảo kiếm phối kỳ tài.
Trường kiếm ánh lên hàn quang như vậy, vừa nhìn đã biết danh gia đúc ra. Ai có thể tin chủ nhân của nó chỉ là một võ sư vô danh tịch mịch?
Chỉ tiếc đối phương mắt đã bị mù, khí tức còn mang theo mùi thuốc của người mắc bệnh trầm kha không dứt.
"Đương nhiên là được." Tông Lạc mỉm cười gật đầu.
Họa sư vui mừng không kiềm được, nhận kiếm bằng cả hai tay.
Ông vốn là người yêu kiếm, cẩn thận cầm kiếm trong tay, tỉ mỉ quan sát.
"Tốt, tốt, tốt! Kiếm dài ba tất tám, trảm kim đoạn ngọc, chém sắt như bùn, quả nhiên là kiếm tốt!"
Họa sư liên tục nói ba chữ tốt, trong lúc thử kiếm, khóe mắt thoáng thấy đường vân trên thân, trong lòng tràn đầy nghi hoặc.
Ông trở tay bắt lấy chuôi kiếm, khi nhìn thân kiếm, giống như một người trên núi rũ mắt nhìn xuống vực sâu, trông thấy một con rồng đang cuộn mình dưới đáy không thể leo lên, khiến người ta sinh ra sợ hãi.
Bảo kiếm bình thường hữu hình mà vô ý, còn thanh kiếm này chỉ cần rời vỏ là có thể cảm nhận được kiếm ý rõ ràng, hiển nhiên cực kỳ bất phàm quý giá.
Ông sợ mình đã đánh giá thấp cực phẩm, bảo kiếm hiếm có bật này đúng ra phải có tiếng trong binh khí phổ!
Hoặc là... Nó vốn dĩ đã nổi tiếng sẵn.
Họa sư càng nhìn càng quen mắt, càng nhìn càng thất kinh. Trong đầu ông nhanh chóng xẹt qua hình dung của một thanh kiếm nằm trong kiếm phổ, chỉ là ý nghĩ này quá mức hoang đường, không dám làm càn nhận định.
Sắc mặt của ông ngưng trọng: "Tiên sinh... Mạo muội xin hỏi, thanh bảo kiếm này có tên không?"
Tông Lạc lắc đầu: "Ta không nhớ rõ."
"Không nhớ rõ?"
Cố Tử Nguyên đi cùng giải thích: "Lạc huynh là khách quý của gia chủ nhà ta, tình cờ ngất xỉu ở gần Nho gia một năm trước, lúc ấy thân bị trọng thương, thiếu chút nữa nguy hiểm đến tính mạng. Cũng may thần y Y gia ra tay cứu giúp, khó khăn lắm mới từ quỷ môn quan trở về. Ai ngờ Lạc huynh tĩnh dưỡng nửa năm, sau khi tỉnh lại giống như trải qua một giấc mộng, không còn trí nhớ."
Cố Tử Nguyên không thông võ nghệ, nhìn họa sư thích thú không nỡ buông tay cũng không động đến công cụ đo đạc, còn tưởng ông ấy thèm thuồng, thầm nghĩ phải nhanh chóng gạt bỏ ý niệm trong đầu đối phương: "Thanh bảo kiếm này, Lạc huynh dù bị thương nặng cũng chưa từng buông tay, hiển nhiên là bội kiếm tùy thân trước khi mất đi trí nhớ."
Hắn uyển chuyển nói: "Quân tử không đoạt đồ tốt của người ta, tiên sinh nếu kiểm tra xong, nên sớm trả về cho nguyên chủ."
Họa sư trầm mặc, xoay người nói nhỏ với lính canh, sau đó mới quay đầu lại: "Xin thứ lỗi, thanh kiếm này tạm thời chưa thể trả lại cho các tiên sinh."
"Mời hai vị chờ một lát, việc này liên quan trọng đại, tại hạ đã phái người mời Đại thống lĩnh đến định đoạt."
Lần này đến lượt Cố Tử Nguyên thấp thỏm trong lòng.
Đại thống lĩnh cai quản cảnh vệ kinh sư, đồng thời phụ trách gần mười vạn vệ quân của Đại Uyên cường quốc.
Họa sư này chẳng qua chỉ muốn một thanh kiếm, lại tốn công cho mời Đại thống lĩnh Đại Uyên, chẳng lẽ định dùng vũ lực đoạt lấy, chuyện này cũng quá nực cười!
"Lạc huynh, hay là bỏ đi."
Cố Tử Nguyên dù là Đại Nho, hàm dưỡng cực tốt, nhưng nghe họa sư nói vậy cũng không tránh khỏi thay đổi thái độ, muốn phất tay áo lôi kéo Tông Lạc rời đi.
"Nghe nói Đại Uyên luật pháp nghiêm minh, hôm nay được gặp, e rằng chỉ là hổ giấy. Giữa ban ngày ban mặt lại cường đoạt bảo kiếm của người ta. Nếu như thế, chúng ta không cần đến Đại Uyên cũng được!"
Tông Lạc từ chối cho ý kiến, đang định tiến lên, chợt nghe cách đó không xa truyền đến một giọng nam hùng hậu*.
"Chư vị có chuyện gì tụ tập ở đây?"
Đại thống lĩnh dáng người cao lớn, thân mặc khôi giáp tay xách thiết chùy, cau mày sải bước tiến lên, ánh mắt xẹt qua hai người đưa lưng về phía hắn, không để ý nhiều.
Họa sư cung kính: "Hồi bẩm Đại thống lĩnh, thuộc hạ vừa rồi kiểm tra đăng ký binh khí, phát hiện một thanh bảo kiếm."
Đoàn Quân Hạo nhướng mày: "Cầm tới cho ta xem."
Hắn là người ngay thẳng, còn tưởng họa sư mới được đề bạt muốn mời hắn đến để nội ứng ngoại hợp, độc chiếm bảo kiếm của người ta, mặt mày giận dữ đang định mắng chửi, nhưng trong nháy mắt khi nhìn thấy thanh kiếm kia, hắn mở to hai mắt, không thể tin được mà kinh hô: "Thất Tinh Long Uyên?!"
Tên kiếm vừa phát ra, mọi người đều kinh hãi, bốn phía im bật.
Thất Tinh Long Uyên, một trong mười thanh kiếm nổi danh thiên hạ, được đại sư u Dã Tử cùng các anh tài hợp lực đúc ra. Thân kiếm làm bằng Hàn Sơn Huyền Thiết*, uy phong hiển hách, gia nhập Thiên Ngoại Vẫn Thiết nổi danh trong kiếm phổ.
Trên thiên hạ, không ai học võ mà không biết thanh kiếm này.
Càng nổi danh hơn, chính là chủ nhân của nó.
Mọi người đều biết, Thất Tinh Long Uyên là bội kiếm tùy thân của Tam hoàng tử Đại Uyên.
Mà Tam hoàng tử Đại Uyên, từ một năm trước, vì bảo vệ đất nước đã tử chiến sa trường, không còn hài cốt.
......
Đương kim Uyên Đế chưa lập hậu, cũng chưa từng lập Thái tử, con cái không phân biệt đích thứ, đối xử bình đẳng như nhau.
Đại Uyên tổng cộng có chín Hoàng tử, Đại hoàng tử năm xưa theo Uyên đế chinh chiến sa trường, bất hạnh tử trận. Nhị hoàng tử vừa mới sinh ra không bao lâu đã ngừng thở, Thất hoàng tử lúc nhỏ vô tình chết đuối, Tam hoàng tử năm ngoái cũng bước theo con đường của Đại hoàng tử.
Tam hoàng tử tính tình ổn trọng, khi còn nhỏ từng ở Vệ quốc làm con tin, may mắn gặp được Quỷ Cốc, học được võ nghệ cao cường. Sau khi được đón về Đại Uyên, đích thân cầm binh tác chiến, thủ hạ Huyền Kỵ dưới sự chỉ đạo của hắn đã phát huy hết khả năng cơ động của kỵ binh, lấy ít thắng nhiều, lật ngược tình thế trong lúc nguy nan vô số kể. Hắn quét sạch Tam quốc lập nhiều công lao hiển hách cho Đại Uyên, được dân chúng kính yêu, ủng hộ lên ngôi Thái tử.
Tam hoàng tử tuy rằng nhiều năm chinh chiến tứ phương, không phải năm nào cũng về triều, nhưng thân là đại thống lĩnh, Đoàn Quân Hạo dĩ nhiên đã từng gặp.
Ấn tượng sâu sắc nhất là lúc Tam hoàng tử đánh bại nước Lỗ, thu nạp quân binh, mang theo một bức hàng thư ra roi thúc ngựa trở về triều.
Ngày báo tin vui, dân tình vây kín con đường mười dặm. Tướng quân áo bào tươi rói ngồi trên lưng ngựa, khí thế bừng bừng, một ngày dạo hết Trường An.
Nhân sinh đắc ý cùng lắm cũng chỉ như vậy.
Đoàn Quân Hạo cùng với con cái quan lại đứng ở trên lầu các, nhìn về phiá xa. Trông thấy Tam hoàng tử xoay người xuống ngựa, đứng giữa dòng người trên phố, chắp tay hướng về tứ phía thở dài, lộ ra áy náy.
Xa xa có thể nghe âm thanh trong trẻo như va vào đá.
"Chư vị giao tráng sĩ trong nhà cho Đại Uyên, hy vọng ta khải hoàn trở về, cũng hy vọng người nhà bình an vô sự. Thế nhưng tại hạ thực lực không đủ, mặc dù chiến thắng trở về, vẫn mất đi hơn một ngàn huynh đệ... Bọn họ đều là con dân của Đại Uyên, là hy vọng nuôi sống cả gia đình. Ta quả thật hổ thẹn, vô cùng áy náy."
Thật khó hình dung tâm tình lúc đó của Đoàn Quân Hạo.
Nhìn thấy cảnh tượng xảy ra, tất cả mọi người từ quan lại đến dân chúng đều lộ vẻ kinh ngạc.
Công bằng mà nói, trận thắng Lỗ Quốc lần này không thể đặc sắc hơn.
Tam hoàng tử dẫn Huyền Kỵ* thừa dịp đêm tối tràn ra, nhanh như tia chớp xé nát đường tiếp tế của quân địch. Một lưỡi kiếm với ngàn kỵ binh còn hơn cả trăm vạn quân, liên tục công phá ba thành không tốn một binh, bức bách đối phương mở cửa thành đầu hàng nhanh chóng.
Có thể nói trong mấy năm qua, chiếm được nước Lỗ có thể coi là trận chiến trường kỳ mà Đại Uyên ít tổn thất nhất.
Thế nhưng cuối cùng, Tam hoàng tử vẫn cảm thấy mình làm chưa đủ tốt.
Đại Uyên cho dù đã mở cửa thoáng hơn thì chế độ giai cấp bên trong vẫn luôn lạnh lẽo.
Vương hầu tướng quân cảm thông cho bách tính, yêu nước thương dân cũng có, nhưng rất ít người có đủ dũng khí, dám thừa nhận sai lầm của mình trước mặt dân đen.
Thẳng thắn thành khẩn nhận lỗi giữa đường, Tam hoàng tử có lẽ là người duy nhất.
Về sau, Đoàn Quân Hạo nghe nói, Tam hoàng tử hàng năm đều mở ngân khố riêng, trợ cấp cho những gia đình có binh lính hy sinh dưới tay mình.
Cùng là tướng lĩnh, mới biết đối phương che chở binh lính của mình nhiều đến bao nhiêu. Khó trách Huyền Kỵ danh chấn đại hoang, thề chết đi theo chủ tướng. Đoàn Quân Hạo tâm phục khẩu phục.
Đối ngoại, Tam hoàng tử chinh chiến tứ phương, sắc bén không thể ngăn cản. Đối nội, hắn nhân từ thương sinh, yêu dân như con. Mấy năm trước phương bắc xảy ra thiên tai, hắn còn chủ động thỉnh cầu mang binh cứu trợ, hàng năm hạn hán đều bỏ tiền ra giúp đỡ.
Ngay cả văn nhân mặc khách đại hoang cũng thay đổi thái độ phỉ báng chán ghét hoàng thất Đại Uyên, công khai tán dương Tam hoàng tử Uyên triều "Văn võ song toàn, quân tử phong nhã".
Biến cố xảy ra trong trận chiến Hàm Cốc Quan một năm trước.
Khi Đại Uyên xuất binh sang nước khác, nhiều quốc gia bỗng nhiên hợp lực tấn công, một đội quân hùng mạnh lên tới năm mươi vạn binh được tập trung, bất ngờ đánh vào Đại Uyên trực diện.
Khi ấy đúng lúc Đại Uyên xuất binh, binh lực không đủ. Quân đội thường trú đóng quân ở Hàm Cốc Quan chỉ còn năm vạn.
Nếu Hàm Cốc Quan thất thủ, sẽ không giữ được kinh thành Đại Uyên.
Kinh thành chỉ có mười vạn vệ binh, chưa nói đến chuyện không thể điều động hoàn toàn, cho dù có điều động hết, mười lăm vạn đánh với năm mươi vạn, nghĩ thôi cũng thấy khó khăn đến cùng cực.
Ngay tại thời điểm nguy nan, Tam hoàng tử nhận được tin liền dẫn theo ba ngàn Huyền Kỵ quân xông đến giống như chiến thần, hắn chia kỵ binh làm ba đội, xông vào doanh trại địch từ chỗ yếu nhất, đánh cho địch nhân trở tay không kịp. Kế tiếp, hắn lại phái môn hạ mời chào môn khách cùng mưu sĩ khắp nơi, dùng phương thức vận động hành lang và chiêu dụ để chia rẽ phá hoại chiến lược liên hợp giữa các nước.
Đoàn Quân Hạo lúc đó vẫn chưa ngồi vào vị trí Đại thống lĩnh, hắn có ấn tượng sâu sắc với chuyện này bởi vì Đại thống lĩnh trước đó chính là cha mình. Cha hắn ra mặt dẫn theo một bộ phận cảnh vệ quân xuất quan chống cự, thiếu chút nữa đã chết trước mặt Tam hoàng tử. Suy cho cùng, Tam hoàng tử đối với nhà bọn họ cũng có đại ân.
Ai cũng không ngờ, năm mươi vạn đại quân lại bị ba ngàn kỵ binh đánh du kích cho sụp đổ, hốt hoảng chạy tháo thân.
Nhưng Huyền Kỵ quân cũng phải trả giá đắt. Dưới tình huống cầm cự lâu ngày chờ đợi viện binh, gần như toàn quân bị diệt, Tam hoàng tử cũng không rõ tung tích.
Đến lúc đại quân các nước rút lui, Uyên Đế lệnh cho quân binh thu dọn chiến trường, cẩn thận kiếm tìm so sánh từng thi thể, đừng nói tung tích Tam hoàng tử, ngay cả một mảnh y phục cũng không tìm ra.
Quá bi thương, Uyên Đế hạ chỉ truy phong hắn là Hoàng thái tử, lập bài vị tại Thái miếu, hậu táng y phục và di vật.
Dân chúng vô cùng tiếc thương, kéo đến miếu Vu Từ dâng hương khóc tang mấy tháng. Biết Tam hoàng tử yêu thích hoa lan, vì thế nhà nào cũng trồng, vào lễ thượng tỵ bày bên đường, chậu hoa kéo dài hàng chục dặm, hương thơm phảng phất không tan.
Sau đó, càng ngày càng có nhiều người nhớ tới, trước trận chiến Hàm Cốc Quan, Thái Vu từng tiên đoán sự xuất hiện của sao tướng Cửu Tinh Liên Châu.
Đêm đó, giống như hoàn lương phù sinh*, khắp thiên hạ cùng mơ một giấc mộng.
Trong mộng, mây đen áp thành, lôi long* trên trời cuồn cuộn.
Tướng quân áo trắng từ phương xa giục ngựa chạy tới, chung quanh là khói lửa mịt mù, kích chìm trong cát.
Áo choàng trắng nhuốm máu tươi. Tất cả Huyền Kỵ quân phía sau đều đã gục ngã, lảo đảo rớt xuống lưng ngựa.
Giữa bốn bề khốn đốn, Tam hoàng tử suy sụp ngã xuống đất, đột nhiên ngửa mặt lên trời cười to.
Hắn loạng choạng cầm lấy kiếm của mình, đặt ngang cổ.
Bỗng dưng, mưa lớn ầm ầm đổ xuống.
Mái tóc đen của hắn xoã ra, hai mắt nhắm sâu, dung mạo như tuyết.
Lê dân bách tính đều vì Tam hoàng tử mà hồn điên mộng đảo, nhưng hắn lại cầm trường kiếm canh giữ kinh sư, trong mộng tự sát ở bên ngoài Hàm Cốc Quan, dưới chân hoàng thành.
Lúc tỉnh mộng, chẳng rõ Trang Chu Mộng Điệp* hay Điệp Mộng Trang Chu.
Mãi đến khi Tam hoàng tử hi sinh ở Hàm Cốc Quan, dân tình trăm họ mới lũ lượt nhắc tới, nói rằng trời cao sớm biết nên cho tiên nhân báo mộng.
Truyền thuyết kể rằng thần tiên thường hay hạ phàm lịch kiếp, che chở cho thương sinh xong hiển nhiên sẽ trở về trời.
......
Từ đó, bội kiếm Thất Tinh Long Uyên của Tam hoàng tử cũng biến mất sau cái chết của chủ nhân.
Thế nhưng hiện giờ, nó lại xuất hiện trước cổng kinh thành Đại Uyên.
Xuất hiện trong tay... một kiếm khách mù.
Đoàn Quân Hạo đang định tiến lên quát lớn về lai lịch của thanh bảo kiếm, nhưng khi ngẩng đầu nhìn thấy khuôn mặt của vị kiếm khách bạch y, chân hắn lập tức mềm nhũn ra, suýt chút nữa quỳ ngay xuống đất.
Gương mặt thanh tuấn vô song, khí chất tao nhã xuất trần, cho dù trên mắt có phủ thêm bao nhiêu lớp vải, Đoàn Quân Hạo cũng không thể nào quên được.
Trán đẫm mồ hôi, hắn đột nhiên ôm quyền quỳ xuống, âm thanh run rẩy.
"Mạt tướng tham kiến Tam hoàng tử điện hạ!"
—----
Chú thích:
*Bạch y bái tương bội lục quốc tương ấn.
Bạch y ở đây là Tô Tần. Trong Sử ký Tư Mã Thiên chép thời gian hoạt động của Tô Tần khoảng cuối thế kỷ 4 TCN, xuất hiện trước, hoạt động trong cùng một thời gian và mất trước Trương Nghi – đối thủ chủ xướng kế sách liên hoành. Ông là học trò của Quỷ Cốc Tử, đã từng thất bại trong việc di du thuyết và bị người nhà coi thường, qua 1 năm nữa cố công học quyển m phù sách của nhà Chu, lần lượt đi du thuyết Chu Hiển Vương, Tần Huệ Văn vương không thành công, bèn trở về phía đông du thuyết Yên Văn hầu, Triệu Túc hầu, Ngụy Huệ vương, Tề Tuyên vương, Sở Uy vương. Kết quả, sáu nước hợp tung và cùng chung sức chống nước Tần. Tô Tần là người cầm đầu hợp tung, kiêm là tể tướng sáu nước.
(Nguồn: Wikipedia)
*Hưng sư động chúng: huy động binh lực.
*Uyên đình nhạc trì: sông sâu núi cao.
Hoài cẩn ác du: mỹ đức toàn vẹn.
*Hùng hậu: Thật thà chất phát.
*Hàn Sơn Huyền Thiết: sắt đen trên núi lạnh.
*Huyền Kỵ: Kỵ binh áo đen.
*Hoàn lương phù sinh: giấc mộng hoàn lương trôi nổi chập chờn.
Giấc mộng hoàng lương: giấc mộng kê vàng.
Trong truyện "Chẩm Trung Ký" thời Đường kể chuyện một chàng trai gặp một đạo sĩ trong một quán trọ. Đạo sĩ cho chàng trai một chiếc gối bảo ngủ đi. Bấy giờ chủ quán đang nấu một nồi cơm kê vàng, chàng trai nằm mộng thấy mình được làm quan, hưởng phú quý, nhưng khi tỉnh dậy, cơm kê vàng vẫn chưa chín, sau ví với sự vỡ mộng.
*Lôi long: rồng tạo sấm sét.
*Trang Chu Mộng Điệp: Trang Chu nằm mơ thấy bướm.
Theo Nam Hoa chân kinh.
Có một ngày, Trang Chu khi ngủ, mơ thấy mình biến thành một con bướm. Bướm nhẹ nhàng vỗ cánh ngao du khắp nơi, nhàn nhã tự tại, căn bản không biết mình là Trang Chu. Bỗng nhiên tỉnh dậy, tình cảnh trong giấc mơ sống động như thực, nhìn lại mình, vẫn đang nằm trên giường, rõ ràng là Trang Chu, sao lại trong giấc mơ hoá thành bướm? Trang Chu suy nghĩ đi suy nghĩ lại, trước sau vẫn không rõ: rốt cuộc là Trang Chu nằm mơ hoá thành bướm, hay là bướm nằm mơ hoá thành Trang Chu? Trang Chu lại suy nghĩ, cảm thấy có một chút rõ ràng, đó là Trang Chu ta và bướm luôn có sự khu biệt, nếu không, Trang Chu và bướm hợp lại thành một, không có sự khu biệt, cũng chính là không tồn tại sự việc ai nằm mơ hoá ra ai. Chính bởi vì có sự khu biệt đó, nên mới có sự chuyển hoá trong giấc mơ, đó cũng chính là điều mà gọi là "vật hoá". (Nguồn:Huỳnh Chương Hưng)
—---
Tiết sương, nóng bức dần rút đi, gió thu thổi qua mát mẻ.
Hiện giờ đang là thời điểm thích hợp để dạo chơi ngoại thành, ngắm lá mùa thu.
Xe ngựa xóc nảy, người bên trong nhắm mắt an thần, cảm nhận bánh xe lăn trên con đường gập ghềnh không bằng phẳng.
"Phía trước chính là kinh thành Đại Uyên."
Đại nho Cố Tử Nguyên mặc trường sam màu ánh trăng ghìm chặt dây cương, quay đầu ngựa lại mở miệng cười nói.
Cách đó không xa là tường thành cao chót vót, trên đó có lính canh mặc thiết giáp tuần tra.
Trên nền trời Đại Uyên, cờ rồng đỏ thẫm bay phần phật.
"Đây chính là đô thành của Đại Uyên! Thật đồ sộ!"
Học trò Nho gia trẻ tuổi theo sát phía sau lập tức tiêu tan vẻ mệt mỏi phong trần, ngươi một câu ta một câu bắt đầu thảo luận.
"Khó trách năm đó A Quốc phòng thủ mấy ngày không thể công phá Đại Uyên, ngược lại còn bị thiết kỵ Đại Nguyên xâm lấn, hôm nay được tận mắt nhìn, thành hào Đại Uyên quả thật kiên cố."
"Nước lớn như thế, đúng là rất khác với những nước nhỏ lúc trước chúng ta du học, thật quá hấp dẫn lòng người."
Trên đại hoang nhiều nước san sát, trăm nhà đua tiếng, vu cổ hoành hành, truyền thuyết Tiên gia nhiều không đếm xuể.
Đúng lúc loạn thế phong hỏa liên miên, thời thế tạo anh hùng. Chư hầu tranh bá, nhiều nước đang khát cầu nhân tài góp sức.
Trước có bạch y bái tương bội lục quốc tương ấn*, sau có nông phu cầm đại quân chiến thắng trở về. Đây là thời đại mà các anh hùng xuất hiện tầng tầng, thầy pháp thịnh hành, nước này đấu trí với nước kia, hiệp sĩ phong lưu kiệt xuất.
Quốc gia Đại Uyên cường thịnh, cùng Vệ quốc cũng thuộc cường hào.
Nhưng hiện giờ bá nghiệp của Vệ Quốc không còn, giống như mặt trời sắp lặn. Còn Đại Uyên thì ngược lại, nhờ biết củng cố cải cách, dần dần vươn lên.
Tương lai tốt đẹp như thế, đương nhiên thu hút anh tài trong thiên hạ.
Đây là nguyên nhân khiến con cháu Nho gia đến Đại Uyên du học, mặc dù họ không đồng ý với chính sách chuyên chế hiện giờ của Đại Uyên, nhưng cũng kỳ vọng có thể đem tư tưởng cùng ý niệm trị quốc của mình truyền vào Đại Uyên, du học chính là con đường quan trọng để tuyên truyền thúc đẩy.
Các đệ tử Nho gia xuống ngựa trước cổng thành, nắm dây cương, xếp hàng chờ vào cổng.
Lính canh nhìn ra thân phận của họ: "Nho gia?"
Cố Tử Nguyên, thủ lĩnh ở phía trước, nhanh chóng khum tay: "Đúng vậy."
Đại Uyên trị quốc phương châm lấy Pháp gia làm chủ, trong triều đình các gia trăm hoa đua nở. Tung Hoành gia, Đạo gia, Dương gia, Tạp gia và Binh gia đều có chỗ đứng ở Đại Uyên, nhưng chỉ có Nho gia là không được chào đón.
Điều này cũng không thể trách Đại Uyên, trên thực tế toàn bộ đại hoang, chỉ có nước nhỏ tuân theo lễ nghi tiền triều mới yêu thích Nho giáo, nước lớn tuy nhiều, nhưng không có nước nào sử dụng Nho giáo để trị quốc.
Hiện giờ đang thời Chiến quốc, các nước đều theo đuổi cải cách củng cố cường binh mở mang bờ cõi, tư tưởng Nho gia đề cao nhân lễ, dễ phổ biến nhưng khó thực hành.
Cố Tử Nguyên cũng hiểu rõ điều này nên không khỏi cười khổ.
Nho gia bọn họ nhiều năm qua lòng vòng mấy nước nhỏ, hiếm khi bước vào địa phận cường quốc như Đại Uyên. Một là không thích tác phong tàn bạo của quân vương Đại Uyên, hai là Đại Uyên cực lực thi hành để Pháp gia phổ biến.
Thiên hạ đều biết Pháp Nho đối địch từ lâu, tiến vào lãnh thổ mà đối thủ đang chiếm thế, chẳng phải tự tìm mất mặt sao?
Tình hình lúc này cũng đã khác xưa, sự cường thịnh của Đại Uyên không cần bàn cãi. Nho gia muốn đặt chân vào, cần phải thu được sự ủng hộ và tán thành của các nước lớn xung quanh.
Lính canh cổng nhìn ra sau: "Vị nào đang ngồi trong xe ngựa?"
Cố Tử Nguyên đáp: "Hồi quân gia, trên xe là khách quý của Nho gia, hai mắt bị tật, ngài xem..."
"Đừng nói nhảm nữa!" Lính canh trực tiếp cắt ngang: "Muốn vào kinh phải tiếp nhận kiểm tra, gọi người trên xe các ngươi xuống, toàn bộ hành lý mở ra! Nếu không, đừng trách chúng ta không khách khí!"
Hắn quát một tiếng, vệ binh thủ thành xung quanh đều nắm chặt trường mâu, vẻ mặt nghiêm nghị.
Dân chúng chờ vào thành đang xếp hàng phía sau nhao nhao lùi lại, trên mặt lộ ra sợ hãi.
Cô bé túm lấy vạt áo người lớn, nức nở oà khóc: "Mẹ ơi, bọn họ có phải muốn bắt chúng ta chém đầu giết chết hay không?
"Đừng nói lung tung!" Trưởng bối mặc áo vải tả tơi vội vàng che miệng nó lại, sợ rước họa vào thân.
Quân đội trăm vạn binh của Đại Uyên tuy mạnh, nhưng được gọi là hổ dữ sài lang, lan truyền tiếng xấu.
Hơn nữa, hình pháp của Đại Uyên thi hành cực kỳ nghiêm khắc, tùy tiện nói ra một ít hình thức tra tấn cực hình cũng khiến người nghe sợ hãi vô cùng. Người dân các nước khác sống tự do thoải mái đã quen, rất khó chấp nhận những luật lệ hà khắc như vậy, càng coi Đại Uyên như mãnh thú hồng hà.
Ngay khi vệ binh quân lực sẵn sàng, phía sau rèm xe đằng xa truyền đến giọng nói thanh trong của nam tử.
"Quân gia không cần phải hưng sư động chúng*, thảo dân bước ra là được."
Bàn tay có khớp ngón tay rõ ràng vén rèm lên.
Người ngồi trong xe mặc trường nhu màu trắng như tuyết, bên trong áo mỏng xanh tùng, vạt áo cổ tay điểm xuyết màu xanh lục bảo mạ vàng, khuôn mặt ôn nhu như ngọc. Bên hông giắt một thanh kiếm, trên đầu không đội kim quan mà buộc tóc đuôi ngựa giống như võ sĩ nước khác, suối tóc đen dài buông xuống sau lưng, tư thế hiên ngang đĩnh đạc.
Chỉ nhìn dáng người, không ai có thể không nói một câu, thân như uyên đình nhạc trì, hoài cẩn ác du*, khiến người xem như được gió xuân tưới mát.
Thế nhưng một người thuần khiết cao quý như vậy, trước mắt lại bị một tấc lụa trắng che khuất, khiến hắn mất đi vài phần tư thái.
Dân tình bị động tĩnh hấp dẫn vây xem đều lắc đầu thương tiếc thở dài.
"Người mang theo binh khí, qua đăng ký bên kia."
Thấy người trong xe thật sự bị mù, còn là một người mù dung nhan tuấn mỹ, khí chất bất phàm nhìn giống con cháu thế gia. Vệ binh cũng không có ý làm khó, phất phất tay bảo hắn tự mình đi đăng ký.
"Lạc huynh, mời theo ta."
Cố Tử Nguyên tiến lên một bước, bảo đệ tử Nho gia phía sau đứng chờ, rồi dẫn Tông Lạc đi sang bên cạnh.
Hiện giờ văn võ vẫn chưa bắt đầu phân chia, từ quân chủ cho tới văn sĩ võ phu đều có truyền thống mang theo bội kiếm, người đương thời phần lớn đều văn võ song toàn. Tỷ như Mặc gia cự tử*, Ngụy quốc Phượng Nguyệt Quân, đều là cao thủ kiếm pháp nổi danh lừng lẫy.
(Mặc gia tôn xưng người có đạo hạnh đáng làm bậc thầy là "cự tử")
Nho gia cũng không ngoại lệ, trong môn đệ tử văn thao võ lược rất nhiều. Chỉ có Cố Tử Nguyên mang tiếng Đại Nho, văn chương xuất chúng, nhưng năng khiếu về võ thuật lại rất tầm thường, đành bỏ qua không thèm tốn sức.
Chỗ đăng ký binh khí có một bàn đo lường đặc biệt, không chỉ đo vẽ chiều dài, mà còn ghi lại các đặc điểm nổi bật trên thân kiếm, lưu vào hồ sơ vũ khí lệnh để phòng ngừa hậu hoạn phát sinh.
Tông Lạc tháo thanh kiếm đưa cho lính gác cổng.
Vỏ kiếm của hắn không có gì nổi bật, toàn thân màu trắng bạc không nhìn ra môn phái gì. Trên chuôi kiếm treo một viên ngọc cổ màu đen, điêu khắc Quỳ văn phức tạp thần bí.
Lính gác tiện tay rút bội kiếm của hắn ra.
Khi trường kiếm rời vỏ, một tia sáng lạnh lóe lên, lưỡi kiếm tựa thu sương, sắc bén đầy uy hiếp, thậm chí có thể cảm nhận được hàn khí cuồn cuồn trong tay.
"Kiếm tốt!"
Họa sư phụ trách đăng ký suýt nữa làm đổ nghiên mực, hai mắt sáng lên: "Vị tiên sinh này, có thể cho tại hạ ghé sát vào xem kỹ được không?"
Yên tốt xứng ngựa quý, bảo kiếm phối kỳ tài.
Trường kiếm ánh lên hàn quang như vậy, vừa nhìn đã biết danh gia đúc ra. Ai có thể tin chủ nhân của nó chỉ là một võ sư vô danh tịch mịch?
Chỉ tiếc đối phương mắt đã bị mù, khí tức còn mang theo mùi thuốc của người mắc bệnh trầm kha không dứt.
"Đương nhiên là được." Tông Lạc mỉm cười gật đầu.
Họa sư vui mừng không kiềm được, nhận kiếm bằng cả hai tay.
Ông vốn là người yêu kiếm, cẩn thận cầm kiếm trong tay, tỉ mỉ quan sát.
"Tốt, tốt, tốt! Kiếm dài ba tất tám, trảm kim đoạn ngọc, chém sắt như bùn, quả nhiên là kiếm tốt!"
Họa sư liên tục nói ba chữ tốt, trong lúc thử kiếm, khóe mắt thoáng thấy đường vân trên thân, trong lòng tràn đầy nghi hoặc.
Ông trở tay bắt lấy chuôi kiếm, khi nhìn thân kiếm, giống như một người trên núi rũ mắt nhìn xuống vực sâu, trông thấy một con rồng đang cuộn mình dưới đáy không thể leo lên, khiến người ta sinh ra sợ hãi.
Bảo kiếm bình thường hữu hình mà vô ý, còn thanh kiếm này chỉ cần rời vỏ là có thể cảm nhận được kiếm ý rõ ràng, hiển nhiên cực kỳ bất phàm quý giá.
Ông sợ mình đã đánh giá thấp cực phẩm, bảo kiếm hiếm có bật này đúng ra phải có tiếng trong binh khí phổ!
Hoặc là... Nó vốn dĩ đã nổi tiếng sẵn.
Họa sư càng nhìn càng quen mắt, càng nhìn càng thất kinh. Trong đầu ông nhanh chóng xẹt qua hình dung của một thanh kiếm nằm trong kiếm phổ, chỉ là ý nghĩ này quá mức hoang đường, không dám làm càn nhận định.
Sắc mặt của ông ngưng trọng: "Tiên sinh... Mạo muội xin hỏi, thanh bảo kiếm này có tên không?"
Tông Lạc lắc đầu: "Ta không nhớ rõ."
"Không nhớ rõ?"
Cố Tử Nguyên đi cùng giải thích: "Lạc huynh là khách quý của gia chủ nhà ta, tình cờ ngất xỉu ở gần Nho gia một năm trước, lúc ấy thân bị trọng thương, thiếu chút nữa nguy hiểm đến tính mạng. Cũng may thần y Y gia ra tay cứu giúp, khó khăn lắm mới từ quỷ môn quan trở về. Ai ngờ Lạc huynh tĩnh dưỡng nửa năm, sau khi tỉnh lại giống như trải qua một giấc mộng, không còn trí nhớ."
Cố Tử Nguyên không thông võ nghệ, nhìn họa sư thích thú không nỡ buông tay cũng không động đến công cụ đo đạc, còn tưởng ông ấy thèm thuồng, thầm nghĩ phải nhanh chóng gạt bỏ ý niệm trong đầu đối phương: "Thanh bảo kiếm này, Lạc huynh dù bị thương nặng cũng chưa từng buông tay, hiển nhiên là bội kiếm tùy thân trước khi mất đi trí nhớ."
Hắn uyển chuyển nói: "Quân tử không đoạt đồ tốt của người ta, tiên sinh nếu kiểm tra xong, nên sớm trả về cho nguyên chủ."
Họa sư trầm mặc, xoay người nói nhỏ với lính canh, sau đó mới quay đầu lại: "Xin thứ lỗi, thanh kiếm này tạm thời chưa thể trả lại cho các tiên sinh."
"Mời hai vị chờ một lát, việc này liên quan trọng đại, tại hạ đã phái người mời Đại thống lĩnh đến định đoạt."
Lần này đến lượt Cố Tử Nguyên thấp thỏm trong lòng.
Đại thống lĩnh cai quản cảnh vệ kinh sư, đồng thời phụ trách gần mười vạn vệ quân của Đại Uyên cường quốc.
Họa sư này chẳng qua chỉ muốn một thanh kiếm, lại tốn công cho mời Đại thống lĩnh Đại Uyên, chẳng lẽ định dùng vũ lực đoạt lấy, chuyện này cũng quá nực cười!
"Lạc huynh, hay là bỏ đi."
Cố Tử Nguyên dù là Đại Nho, hàm dưỡng cực tốt, nhưng nghe họa sư nói vậy cũng không tránh khỏi thay đổi thái độ, muốn phất tay áo lôi kéo Tông Lạc rời đi.
"Nghe nói Đại Uyên luật pháp nghiêm minh, hôm nay được gặp, e rằng chỉ là hổ giấy. Giữa ban ngày ban mặt lại cường đoạt bảo kiếm của người ta. Nếu như thế, chúng ta không cần đến Đại Uyên cũng được!"
Tông Lạc từ chối cho ý kiến, đang định tiến lên, chợt nghe cách đó không xa truyền đến một giọng nam hùng hậu*.
"Chư vị có chuyện gì tụ tập ở đây?"
Đại thống lĩnh dáng người cao lớn, thân mặc khôi giáp tay xách thiết chùy, cau mày sải bước tiến lên, ánh mắt xẹt qua hai người đưa lưng về phía hắn, không để ý nhiều.
Họa sư cung kính: "Hồi bẩm Đại thống lĩnh, thuộc hạ vừa rồi kiểm tra đăng ký binh khí, phát hiện một thanh bảo kiếm."
Đoàn Quân Hạo nhướng mày: "Cầm tới cho ta xem."
Hắn là người ngay thẳng, còn tưởng họa sư mới được đề bạt muốn mời hắn đến để nội ứng ngoại hợp, độc chiếm bảo kiếm của người ta, mặt mày giận dữ đang định mắng chửi, nhưng trong nháy mắt khi nhìn thấy thanh kiếm kia, hắn mở to hai mắt, không thể tin được mà kinh hô: "Thất Tinh Long Uyên?!"
Tên kiếm vừa phát ra, mọi người đều kinh hãi, bốn phía im bật.
Thất Tinh Long Uyên, một trong mười thanh kiếm nổi danh thiên hạ, được đại sư u Dã Tử cùng các anh tài hợp lực đúc ra. Thân kiếm làm bằng Hàn Sơn Huyền Thiết*, uy phong hiển hách, gia nhập Thiên Ngoại Vẫn Thiết nổi danh trong kiếm phổ.
Trên thiên hạ, không ai học võ mà không biết thanh kiếm này.
Càng nổi danh hơn, chính là chủ nhân của nó.
Mọi người đều biết, Thất Tinh Long Uyên là bội kiếm tùy thân của Tam hoàng tử Đại Uyên.
Mà Tam hoàng tử Đại Uyên, từ một năm trước, vì bảo vệ đất nước đã tử chiến sa trường, không còn hài cốt.
......
Đương kim Uyên Đế chưa lập hậu, cũng chưa từng lập Thái tử, con cái không phân biệt đích thứ, đối xử bình đẳng như nhau.
Đại Uyên tổng cộng có chín Hoàng tử, Đại hoàng tử năm xưa theo Uyên đế chinh chiến sa trường, bất hạnh tử trận. Nhị hoàng tử vừa mới sinh ra không bao lâu đã ngừng thở, Thất hoàng tử lúc nhỏ vô tình chết đuối, Tam hoàng tử năm ngoái cũng bước theo con đường của Đại hoàng tử.
Tam hoàng tử tính tình ổn trọng, khi còn nhỏ từng ở Vệ quốc làm con tin, may mắn gặp được Quỷ Cốc, học được võ nghệ cao cường. Sau khi được đón về Đại Uyên, đích thân cầm binh tác chiến, thủ hạ Huyền Kỵ dưới sự chỉ đạo của hắn đã phát huy hết khả năng cơ động của kỵ binh, lấy ít thắng nhiều, lật ngược tình thế trong lúc nguy nan vô số kể. Hắn quét sạch Tam quốc lập nhiều công lao hiển hách cho Đại Uyên, được dân chúng kính yêu, ủng hộ lên ngôi Thái tử.
Tam hoàng tử tuy rằng nhiều năm chinh chiến tứ phương, không phải năm nào cũng về triều, nhưng thân là đại thống lĩnh, Đoàn Quân Hạo dĩ nhiên đã từng gặp.
Ấn tượng sâu sắc nhất là lúc Tam hoàng tử đánh bại nước Lỗ, thu nạp quân binh, mang theo một bức hàng thư ra roi thúc ngựa trở về triều.
Ngày báo tin vui, dân tình vây kín con đường mười dặm. Tướng quân áo bào tươi rói ngồi trên lưng ngựa, khí thế bừng bừng, một ngày dạo hết Trường An.
Nhân sinh đắc ý cùng lắm cũng chỉ như vậy.
Đoàn Quân Hạo cùng với con cái quan lại đứng ở trên lầu các, nhìn về phiá xa. Trông thấy Tam hoàng tử xoay người xuống ngựa, đứng giữa dòng người trên phố, chắp tay hướng về tứ phía thở dài, lộ ra áy náy.
Xa xa có thể nghe âm thanh trong trẻo như va vào đá.
"Chư vị giao tráng sĩ trong nhà cho Đại Uyên, hy vọng ta khải hoàn trở về, cũng hy vọng người nhà bình an vô sự. Thế nhưng tại hạ thực lực không đủ, mặc dù chiến thắng trở về, vẫn mất đi hơn một ngàn huynh đệ... Bọn họ đều là con dân của Đại Uyên, là hy vọng nuôi sống cả gia đình. Ta quả thật hổ thẹn, vô cùng áy náy."
Thật khó hình dung tâm tình lúc đó của Đoàn Quân Hạo.
Nhìn thấy cảnh tượng xảy ra, tất cả mọi người từ quan lại đến dân chúng đều lộ vẻ kinh ngạc.
Công bằng mà nói, trận thắng Lỗ Quốc lần này không thể đặc sắc hơn.
Tam hoàng tử dẫn Huyền Kỵ* thừa dịp đêm tối tràn ra, nhanh như tia chớp xé nát đường tiếp tế của quân địch. Một lưỡi kiếm với ngàn kỵ binh còn hơn cả trăm vạn quân, liên tục công phá ba thành không tốn một binh, bức bách đối phương mở cửa thành đầu hàng nhanh chóng.
Có thể nói trong mấy năm qua, chiếm được nước Lỗ có thể coi là trận chiến trường kỳ mà Đại Uyên ít tổn thất nhất.
Thế nhưng cuối cùng, Tam hoàng tử vẫn cảm thấy mình làm chưa đủ tốt.
Đại Uyên cho dù đã mở cửa thoáng hơn thì chế độ giai cấp bên trong vẫn luôn lạnh lẽo.
Vương hầu tướng quân cảm thông cho bách tính, yêu nước thương dân cũng có, nhưng rất ít người có đủ dũng khí, dám thừa nhận sai lầm của mình trước mặt dân đen.
Thẳng thắn thành khẩn nhận lỗi giữa đường, Tam hoàng tử có lẽ là người duy nhất.
Về sau, Đoàn Quân Hạo nghe nói, Tam hoàng tử hàng năm đều mở ngân khố riêng, trợ cấp cho những gia đình có binh lính hy sinh dưới tay mình.
Cùng là tướng lĩnh, mới biết đối phương che chở binh lính của mình nhiều đến bao nhiêu. Khó trách Huyền Kỵ danh chấn đại hoang, thề chết đi theo chủ tướng. Đoàn Quân Hạo tâm phục khẩu phục.
Đối ngoại, Tam hoàng tử chinh chiến tứ phương, sắc bén không thể ngăn cản. Đối nội, hắn nhân từ thương sinh, yêu dân như con. Mấy năm trước phương bắc xảy ra thiên tai, hắn còn chủ động thỉnh cầu mang binh cứu trợ, hàng năm hạn hán đều bỏ tiền ra giúp đỡ.
Ngay cả văn nhân mặc khách đại hoang cũng thay đổi thái độ phỉ báng chán ghét hoàng thất Đại Uyên, công khai tán dương Tam hoàng tử Uyên triều "Văn võ song toàn, quân tử phong nhã".
Biến cố xảy ra trong trận chiến Hàm Cốc Quan một năm trước.
Khi Đại Uyên xuất binh sang nước khác, nhiều quốc gia bỗng nhiên hợp lực tấn công, một đội quân hùng mạnh lên tới năm mươi vạn binh được tập trung, bất ngờ đánh vào Đại Uyên trực diện.
Khi ấy đúng lúc Đại Uyên xuất binh, binh lực không đủ. Quân đội thường trú đóng quân ở Hàm Cốc Quan chỉ còn năm vạn.
Nếu Hàm Cốc Quan thất thủ, sẽ không giữ được kinh thành Đại Uyên.
Kinh thành chỉ có mười vạn vệ binh, chưa nói đến chuyện không thể điều động hoàn toàn, cho dù có điều động hết, mười lăm vạn đánh với năm mươi vạn, nghĩ thôi cũng thấy khó khăn đến cùng cực.
Ngay tại thời điểm nguy nan, Tam hoàng tử nhận được tin liền dẫn theo ba ngàn Huyền Kỵ quân xông đến giống như chiến thần, hắn chia kỵ binh làm ba đội, xông vào doanh trại địch từ chỗ yếu nhất, đánh cho địch nhân trở tay không kịp. Kế tiếp, hắn lại phái môn hạ mời chào môn khách cùng mưu sĩ khắp nơi, dùng phương thức vận động hành lang và chiêu dụ để chia rẽ phá hoại chiến lược liên hợp giữa các nước.
Đoàn Quân Hạo lúc đó vẫn chưa ngồi vào vị trí Đại thống lĩnh, hắn có ấn tượng sâu sắc với chuyện này bởi vì Đại thống lĩnh trước đó chính là cha mình. Cha hắn ra mặt dẫn theo một bộ phận cảnh vệ quân xuất quan chống cự, thiếu chút nữa đã chết trước mặt Tam hoàng tử. Suy cho cùng, Tam hoàng tử đối với nhà bọn họ cũng có đại ân.
Ai cũng không ngờ, năm mươi vạn đại quân lại bị ba ngàn kỵ binh đánh du kích cho sụp đổ, hốt hoảng chạy tháo thân.
Nhưng Huyền Kỵ quân cũng phải trả giá đắt. Dưới tình huống cầm cự lâu ngày chờ đợi viện binh, gần như toàn quân bị diệt, Tam hoàng tử cũng không rõ tung tích.
Đến lúc đại quân các nước rút lui, Uyên Đế lệnh cho quân binh thu dọn chiến trường, cẩn thận kiếm tìm so sánh từng thi thể, đừng nói tung tích Tam hoàng tử, ngay cả một mảnh y phục cũng không tìm ra.
Quá bi thương, Uyên Đế hạ chỉ truy phong hắn là Hoàng thái tử, lập bài vị tại Thái miếu, hậu táng y phục và di vật.
Dân chúng vô cùng tiếc thương, kéo đến miếu Vu Từ dâng hương khóc tang mấy tháng. Biết Tam hoàng tử yêu thích hoa lan, vì thế nhà nào cũng trồng, vào lễ thượng tỵ bày bên đường, chậu hoa kéo dài hàng chục dặm, hương thơm phảng phất không tan.
Sau đó, càng ngày càng có nhiều người nhớ tới, trước trận chiến Hàm Cốc Quan, Thái Vu từng tiên đoán sự xuất hiện của sao tướng Cửu Tinh Liên Châu.
Đêm đó, giống như hoàn lương phù sinh*, khắp thiên hạ cùng mơ một giấc mộng.
Trong mộng, mây đen áp thành, lôi long* trên trời cuồn cuộn.
Tướng quân áo trắng từ phương xa giục ngựa chạy tới, chung quanh là khói lửa mịt mù, kích chìm trong cát.
Áo choàng trắng nhuốm máu tươi. Tất cả Huyền Kỵ quân phía sau đều đã gục ngã, lảo đảo rớt xuống lưng ngựa.
Giữa bốn bề khốn đốn, Tam hoàng tử suy sụp ngã xuống đất, đột nhiên ngửa mặt lên trời cười to.
Hắn loạng choạng cầm lấy kiếm của mình, đặt ngang cổ.
Bỗng dưng, mưa lớn ầm ầm đổ xuống.
Mái tóc đen của hắn xoã ra, hai mắt nhắm sâu, dung mạo như tuyết.
Lê dân bách tính đều vì Tam hoàng tử mà hồn điên mộng đảo, nhưng hắn lại cầm trường kiếm canh giữ kinh sư, trong mộng tự sát ở bên ngoài Hàm Cốc Quan, dưới chân hoàng thành.
Lúc tỉnh mộng, chẳng rõ Trang Chu Mộng Điệp* hay Điệp Mộng Trang Chu.
Mãi đến khi Tam hoàng tử hi sinh ở Hàm Cốc Quan, dân tình trăm họ mới lũ lượt nhắc tới, nói rằng trời cao sớm biết nên cho tiên nhân báo mộng.
Truyền thuyết kể rằng thần tiên thường hay hạ phàm lịch kiếp, che chở cho thương sinh xong hiển nhiên sẽ trở về trời.
......
Từ đó, bội kiếm Thất Tinh Long Uyên của Tam hoàng tử cũng biến mất sau cái chết của chủ nhân.
Thế nhưng hiện giờ, nó lại xuất hiện trước cổng kinh thành Đại Uyên.
Xuất hiện trong tay... một kiếm khách mù.
Đoàn Quân Hạo đang định tiến lên quát lớn về lai lịch của thanh bảo kiếm, nhưng khi ngẩng đầu nhìn thấy khuôn mặt của vị kiếm khách bạch y, chân hắn lập tức mềm nhũn ra, suýt chút nữa quỳ ngay xuống đất.
Gương mặt thanh tuấn vô song, khí chất tao nhã xuất trần, cho dù trên mắt có phủ thêm bao nhiêu lớp vải, Đoàn Quân Hạo cũng không thể nào quên được.
Trán đẫm mồ hôi, hắn đột nhiên ôm quyền quỳ xuống, âm thanh run rẩy.
"Mạt tướng tham kiến Tam hoàng tử điện hạ!"
—----
Chú thích:
*Bạch y bái tương bội lục quốc tương ấn.
Bạch y ở đây là Tô Tần. Trong Sử ký Tư Mã Thiên chép thời gian hoạt động của Tô Tần khoảng cuối thế kỷ 4 TCN, xuất hiện trước, hoạt động trong cùng một thời gian và mất trước Trương Nghi – đối thủ chủ xướng kế sách liên hoành. Ông là học trò của Quỷ Cốc Tử, đã từng thất bại trong việc di du thuyết và bị người nhà coi thường, qua 1 năm nữa cố công học quyển m phù sách của nhà Chu, lần lượt đi du thuyết Chu Hiển Vương, Tần Huệ Văn vương không thành công, bèn trở về phía đông du thuyết Yên Văn hầu, Triệu Túc hầu, Ngụy Huệ vương, Tề Tuyên vương, Sở Uy vương. Kết quả, sáu nước hợp tung và cùng chung sức chống nước Tần. Tô Tần là người cầm đầu hợp tung, kiêm là tể tướng sáu nước.
(Nguồn: Wikipedia)
*Hưng sư động chúng: huy động binh lực.
*Uyên đình nhạc trì: sông sâu núi cao.
Hoài cẩn ác du: mỹ đức toàn vẹn.
*Hùng hậu: Thật thà chất phát.
*Hàn Sơn Huyền Thiết: sắt đen trên núi lạnh.
*Huyền Kỵ: Kỵ binh áo đen.
*Hoàn lương phù sinh: giấc mộng hoàn lương trôi nổi chập chờn.
Giấc mộng hoàng lương: giấc mộng kê vàng.
Trong truyện "Chẩm Trung Ký" thời Đường kể chuyện một chàng trai gặp một đạo sĩ trong một quán trọ. Đạo sĩ cho chàng trai một chiếc gối bảo ngủ đi. Bấy giờ chủ quán đang nấu một nồi cơm kê vàng, chàng trai nằm mộng thấy mình được làm quan, hưởng phú quý, nhưng khi tỉnh dậy, cơm kê vàng vẫn chưa chín, sau ví với sự vỡ mộng.
*Lôi long: rồng tạo sấm sét.
*Trang Chu Mộng Điệp: Trang Chu nằm mơ thấy bướm.
Theo Nam Hoa chân kinh.
Có một ngày, Trang Chu khi ngủ, mơ thấy mình biến thành một con bướm. Bướm nhẹ nhàng vỗ cánh ngao du khắp nơi, nhàn nhã tự tại, căn bản không biết mình là Trang Chu. Bỗng nhiên tỉnh dậy, tình cảnh trong giấc mơ sống động như thực, nhìn lại mình, vẫn đang nằm trên giường, rõ ràng là Trang Chu, sao lại trong giấc mơ hoá thành bướm? Trang Chu suy nghĩ đi suy nghĩ lại, trước sau vẫn không rõ: rốt cuộc là Trang Chu nằm mơ hoá thành bướm, hay là bướm nằm mơ hoá thành Trang Chu? Trang Chu lại suy nghĩ, cảm thấy có một chút rõ ràng, đó là Trang Chu ta và bướm luôn có sự khu biệt, nếu không, Trang Chu và bướm hợp lại thành một, không có sự khu biệt, cũng chính là không tồn tại sự việc ai nằm mơ hoá ra ai. Chính bởi vì có sự khu biệt đó, nên mới có sự chuyển hoá trong giấc mơ, đó cũng chính là điều mà gọi là "vật hoá". (Nguồn:Huỳnh Chương Hưng)
—---
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất