Chương 62
CHƯƠNG 62
Năm mới đến gần. Các bác sĩ thường không có thời gian nghỉ ngơi cố định, phải luân phiên thay đổi ca trực. Nhưng vì hầu hết mọi người đều có gia đình nên mấy năm trước Đường Duy đứng phòng phẫu thuật liên tục, sang năm nay thì Trưởng khoa cho anh nghỉ phép vài ngày.
Đêm trước giao thừa, Đường Duy lái xe về quê.
Rõ là gần, thế mà không có thời gian trở lại. Thỉnh thoảng về một lần, song lòng anh vẫn bồi hồi thương nhớ. Cây táo tàu trước cửa chẳng còn tươi tốt như xưa, còn khoá cửa đã bám đầy bụi mịn. Đường Duy phủi bụi trên ổ khoá, đoạn mở cửa ra. Khoảnh sân nhỏ um tùm cỏ dại, có vài nơi đã cao ngang đùi anh. Trong nhà giăng đầy mạng nhện, đồ đạc đóng bụi nhìn không ra hình dáng ban đầu.
Nhìn quanh một lượt, ánh mắt anh rơi vào khung ảnh trên nóc tủ. Khung ảnh cũng phủ đầy bụi bẩn, chẳng thể nhìn rõ tấm hình bên trong. Anh dùng tay lau nó cho đến khi khuôn mặt từng người dần rõ ràng hơn.
Thời gian không thể chữa khỏi bất cứ điều gì. Anh cho rằng mình chẳng nhớ đến chúng nữa, ấy mà giờ phút này lại lũ lượt kéo về choán đầy tâm trí —— Đây là tấm hình cả nhà chụp khi lần đầu tiên bố mẹ trở về sau Nam tiến. Đó cũng là lần đầu tiên trong đời anh chạm vào máy ảnh, ánh mắt tò mò và thích thú.
Đường Duy mỉm cười, khẽ nói: "Bố mẹ, ông bà, con về nhà đón Tết với mọi người đây."
Người trong ảnh mỉm cười trìu mến như thầm đáp lại.
Đường Duy đặt khung ảnh xuống, bắt đầu tổng vệ sinh.
*
Sớm hôm sau, Đường Duy tỉnh dậy trong cơn đói cào ruột.
Tận khuya hôm qua, anh mới dọn xong nhà cửa. Sau đó anh mệt đến độ không muốn nhúc nhích, tắm xong thì ngủ ngay.
Anh lấy bàn chải đánh răng mới và rửa mặt bên ao trong sân. Gió lạnh thổi qua làm lòng người sảng khoái.
Vì nghỉ muộn và có mỗi một mình, thành thử đến bây giờ anh vẫn chưa mua hàng Tết.
Đường Duy trở vào nhà mặc áo khoác, cầm ví rồi ra ngoài.
Hương thơm của bánh quẩy* trong tiệm ăn sáng theo gió xộc vào mũi, đây là ngày cuối cùng ông chủ mở bán. Không giống như Bắc Thành luôn sôi động, hầu hết các quầy hàng ở đây chỉ mở cửa đến trưa ba mươi Tết.
"Chú Vương, ăn tết vui vẻ ạ. Cho con ba cái bánh vòng* và một chén tào phớ*."
[1] Bánh quẩy: còn gọi là quẩy hay giò cháo quẩy (phương ngữ Nam bộ) hay dầu cháo quẩy (phương ngữ miền Trung), là một loại thực phẩm phổ biến ở châu Á làm từ bột mỳ, pha thêm bột nở, rán vừa chín có dạng một cặp gồm thanh bánh dài có kích thước bằng chiếc xúc xích nhỏ dính nhau, ăn bùi và giòn.
[2] Bánh vòng (焦圈): hay gọi đầy đủ là bánh rán vòng chiên giòn. Món này khá nổi tiếng ở Bắc Kinh.
[3] Tào phớ (豆腐脑): hay gọi đầy đủ là đậu phụ sốt tương.
Người đàn ông đứng tuổi đang chiên bánh quẩy ngẩng đầu lên. Chú sững người, đoạn nói: "Duy Duy hả con?"
Đường Duy mỉm cười gật đầu.
"Trời. Nhiều năm không gặp, bây giờ mới chịu về hả?"
"Công việc bận rộn ạ." Đường Duy ngồi xuống chiếc ghế đẩu.
"Bận thì bận nhưng phải về nhà thường xuyên chứ con." Chú Vương mang đĩa bánh vòng và chén tào phớ tới.
"Vâng."
Nhắc đến "tào phớ chú Vương" thì ai ai cũng biết, nổi tiếng mềm mịn và thơm ngon. Hơn nữa gần đây chỉ có một tiệm ăn sáng nên khách ra vào tấp nập. Chú Vương đặt đồ xuống rồi vội vàng đón khách mới.
Đường Duy thanh toán tiền. Anh ghé sạp hàng bên đường mua ít tiền giấy, đoạn lái xe đến khu rừng ngoài làng. Khi bố mẹ qua đời, lá rụng về cội nên chôn cất tại đây. Tuy nhiên không có nghĩa trang nào bên rìa ngôi làng, họ được chôn cất trên núi hoặc trong rừng.
Đường Duy mang theo chậu inox và tiền giấy tìm đến phần mộ của bố mẹ.
"Bố mẹ, ông bà. Duy Duy tới thăm ạ."
"Dạo này công việc bận rộn, con ít tới. Mong cả nhà đừng buồn."
"Con sống tốt lắm. Công việc suôn sẻ, cuộc sống mỹ mãn."
Đường Duy mỉm cười, nói khẽ: "Con... Con có thích một người ạ."
"Em ấy khác với con. Như ánh mặt trời vậy, kiên ngạo đến chói mắt. Em ấy là một người rất tốt."
"Lúc mới quen nhau, em ấy thường lây nhiễm cho con. Con quyết định dũng cảm một lần vì chính mình, nhưng kết quả không tốt lắm."
"Em ấy vẫn muốn ở bên con. Nhưng... con không dám."
[...]
Vô hình trung Đường Duy đã nói rất nhiều, toàn là những câu chuyện linh tinh vụn vặt giữa anh và hắn.
Con người là vậy. Người ra đi không còn nữa, người còn sống đến thăm người đã mất. Thay vì nói tưởng niệm người chết thì hãy nói đây là một cách tự an ủi của người sống. Rất nhiều lời không tiện tâm sự với người ngoài, nhưng giấu ở bên trong lại khó lòng chịu đựng. Vì thế nhân danh tưởng niệm, ta nói với người đã khuất. Và sau cùng, vẫn là chính ta tự giải quyết hết thảy.
Về phần người chết, đại khái là chẳng nghe thấy.
Đường Duy không biết mình đã nói bao lâu. Đến khi hai chân tê rần, anh mới chậm rãi đứng dậy. Đối diện với bốn tấm bia mộ, anh cúi người thật sâu.
"Bố mẹ, ông bà. Năm mới vui vẻ. Lần sau trở về, con tới thăm cả nhà nữa ạ."
Đường Duy xử lý tro giấy còn sót lại trong chậu inox, sau đó lái xe tới chợ. Không giống với Bắc Thành có thể mua mọi thứ bất cứ lúc nào, đón Tết ở đây cần phải dự trữ hàng hoá. Đến chiều tối ba mươi Tết thì nhà nhà đã đóng cửa, thiếu món gì là buộc lòng chạy vào thành phố mua.
Đường Duy cho hàng hoá vào cốp, đoạn lái xe về nhà.
Anh trông thấy chiếc G lớn quen thuộc đỗ trước cửa. Chủ nhân của G lớn dường như cũng thấy anh, hắn xuống xe với điếu thuốc trên môi.
"Kỷ Viêm?"
"Bác sĩ Đường, anh về quê mà không đánh tiếng với người theo đuổi là sao đây?" Kỷ Viêm nhìn Đường Duy, cười nói.
Tâm trạng nặng nề cả buổi sáng đột nhiên được Kỷ Viêm chọc cho dở khóc dở cười. Đường Duy tự hỏi, sao người này nói như thể mọi lỗi lầm đều do anh mà ra vậy?
Tựa hồ nhìn thấu nghi hoặc trong anh, Kỷ Viêm nói tiếp: "Anh không nói thì sao em theo đuổi anh được?"
Bàn luận về mặt dày, Đường Duy vĩnh viễn không bao giờ thắng Kỷ Viêm.
Anh đỗ xe, bắt đầu lấy hàng từ cốp mang vào nhà.
Cậu út chẳng để bụng anh làm lơ mình, cứ lẽo đẽo xách đồ theo sau.
Mặc dù nguyên liệu nấu ăn cho một người khá ít, song trong nhà chẳng có thứ gì cả. Gia vị chính và nhu yếu phẩm hàng ngày cũng đủ chất đầy cốp xe.
"Sao em tới đây?" Tết nhất, đáng lý ra Kỷ Viêm nên đón năm mới với gia đình chứ?
Kỷ Viêm nhướng mi: "Đương nhiên em tới đón Tết với anh rồi."
"Em tưởng anh ở nhà, đến đó thì không có ai. Tới bệnh viện mới biết anh về quê." Kỷ Viêm nói, giọng buồn buồn tủi tủi.
"Anh mới nghỉ hôm qua thôi." Đường Duy vốn chẳng nghĩ rằng Kỷ Viêm sẽ đón Tết với mình. Kỷ Viêm còn có gia đình và người thân, nào có chuyện ăn Tết ở nơi khác chứ.
"Bác sĩ Đường, chưa dán câu đối kìa." Kỷ Viêm cầm câu đối lên, muốn hỗ trợ anh chút gì đó.
"Chờ chút, phải dùng hồ dán."
Kỷ Viêm khựng lại, nhướng mày: "Cái gì cơ?"
Đường Duy cười, lấy câu đối trong tay hắn. Đoạn anh vào phòng bếp chuẩn bị hồ dán. Ngày Tết ở phương Bắc, mọi nhà thường sử dụng hồ dán tự làm để dán các câu đối. Tất nhiên, cậu út không hiểu cũng có thể tha thứ.
Nhìn chất lỏng sền sệt kêu ùng ục trong nồi, Kỷ Viêm hỏi: "Hồ dán là cháo hả anh?"
Đường Duy buồn cười trước sự tò mò và lòng hiếu học của Kỷ Viêm, anh trêu: "Em ăn cháo bằng bột mì* à?"
"Ừ nhỉ."
[4] Giải thích: Bột mì thường được dùng làm hồ dán (còn cháo thì nấu bằng gạo). Sau khi hỗn hợp thành keo thì phải để nguội rồi mới dán, thế nên mới có chi tiết trêu chọc ở trên và ở dưới.
Đến khi bắc nồi xuống bếp, cậu út lại hỏi: "Bây giờ dán được chưa?"
"..." Đường Duy xoay người. "Nếu em không sợ phỏng, trên lý thuyết là có thể."
"..." Kỷ Viêm sửng sốt, đoạn bật cười. Hắn tới gần Đường Duy, "Bác sĩ Đường, anh càng ngày càng hư nha."
Đường Duy bưng hỗn hợp hồ dán đi về phía phòng khách: "Gần mực thì đen thôi em."
Nhìn bóng lưng của Đường Duy, Kỷ Viêm khẽ liếm khoé miệng.
Khi Kỷ Viêm tới phòng khách, Đường Duy đang dán câu đối. Hắn không biết mình phải làm gì nên giống như học sinh tiểu học tò tò theo sau Đường Duy. Chốc chốc kéo tay áo anh lên, chốc chốc thì thò tay vào chậu quấy rối.
Đường Duy tức cười: "Nếu em chán thì chơi điện thoại đi."
Kỷ Viêm vẫn nhúng hai tay trong chậu. Hình như cảm thấy thú vị lắm, hắn đáp mà không buồn ngước mắt nhìn lên: "Điện thoại đâu chơi vui bằng Bác sĩ Đường."
"..."
"Em tới đây ăn Tết với anh mà. Đâu có thể để anh làm việc, còn em thì chơi điện thoại."
"..."
Thế nên, em ở đây quậy anh đúng không?
Đường Duy nói: "Vậy em cắt bắp cải đi." Đây là điều duy nhất mà Đường Duy nghĩ rằng cậu út kham nổi.
Kỷ Viêm ngẩng đầu, nhướng mày.
"Em cắt nhỏ là được."
"OK." Kỷ Viêm bước vào phòng bếp. Chợt, Đường Duy nói. "Em nhớ bóc sạch vỏ. Rửa bắp cải nữa nha."
Kỷ Viêm vừa bước tới cửa đã quay đầu hỏi: "Nhìn em khờ lắm hả?"
"..." Đường Duy bấm bụng nhịn cười, chốc sau thì cười tới nỗi bả vai run lên.
Kỷ Viêm mang bắp cải đã rửa sạch vào phòng khách, trên tay còn cầm cái thớt và con dao. Hắn đứng sát bên cạnh Đường Duy.
Không phải khen chứ cậu út rửa rau cũng ra dáng phết. Nhưng hắn băm thớt mạnh tay thành thử ồn ào muốn chết, chưa kể nước bắp cải còn bắn tung toé khắp nơi. Đến lần thứ ba văng vào mặt Đường Duy, anh bèn đề nghị: "Thực ra em cắt bắp cải ở phòng bếp tiện hơn đó."
Kỷ Viêm dừng tay, cười bảo: "Em đã nói tới đây chơi với anh mà." Dứt lời, hắn cắt bắp cải tiếp.
"..."
Hai người thu dọn xong thì trời đã nhá nhem tối.
Đường Duy cầm câu đối định dán lên trước. Một người xem vị trí, một người phụ trách dán, phối hợp khá ăn ý.
"Em không tính về nhà thật à, Kỷ Viêm?" Đã sáu giờ chiều, nếu về muộn hơn nữa thì lỡ mất bữa cơm giao thừa rồi.
Kỷ Viêm nghiêng đầu nhìn Đường Duy. Đôi mắt hắn ánh lên những tia sáng nhỏ bé, tiếng nói trầm thấp mà dịu dàng: "Em đang ở nhà mà, không phải sao?"
Hai người rửa tay, ngồi trong phòng khách làm sủi cảo. Bỗng, điện thoại Đường Duy đổ chuông —— Là một dãy số lạ. Vì tay đang dính bột mì nên anh mở loa ngoài.
"Bác sĩ Đường, Kỷ Viêm có ở nhà cậu không?" Người gọi là Kỷ Lê Chu.
Đường Duy giật mình, tìm Kỷ Viêm nhưng vì sao lại gọi vào số điện thoại anh?
Nghe thấy bên kia không trả lời, Kỷ Lê Chu nói tiếp: "Cảm phiền Bác sĩ Đường bảo Kỷ Viêm nghe điện thoại."
Kỷ Viêm hờ hững đáp: "Em đang nghe đây."
"Tết nhất không về nhà, còn học ai cách tắt máy." Kỷ Lê Chu nói, giọng ráo hoảnh.
Chẳng trách em ấy không chơi điện thoại, hoá ra đã tắt máy.
Kỷ Viêm không trả lời.
"Một là, về ngay. Hai là, mai mốt đừng về nữa." Kỷ Lê Chu cúp máy cái rụp.
Nhìn màn hình dần dần tối đi, Đường Duy nói khẽ: "Về nhà đi em."
Kỷ Viêm đột nhiên dùng bàn tay dính dầy bột mì nựng má Đường Duy.
Đường Duy ngớ ra, đoạn nhíu mày: "Kỷ Viêm, em trẻ con quá!"
Kỷ Viêm cười tít mắt, nhìn anh: "Em muốn làm sủi cảo với anh cơ."
"..."
Nhưng cậu út không học được. Dù anh có dạy thế nào chăng nữa thì cuối cùng chiếc sủi cảo mà hắn làm ra vẫn không đạt yêu cầu. Đường Duy chắc chắn rằng, nếu đưa hết mẻ sủi cảo của Kỷ Viêm vào nồi thì mười cái rơi hết tám cái.
Hai người mất cả giờ đồng hồ mới gói xong mẻ sủi cảo.
Hết chương 62
Q: Kết thúc "Dấu chấm câu" nằm ở tình tiết Tết Nguyên Đán, thế nên mình đã canh như thế nào cho hoàn bộ này trong Tết ^.^
Hôm nay Giao thừa rồi. Chúc các bạn một năm mới vui vẻ, bình an và gặp nhiều may mắn nhé. Những chuyện đã qua của năm cũ nên khép lại thôi, chào đón một năm mới trong tâm trạng hân hoan và tươi vui hen ~
Cảm ơn những bạn trẻ đã theo mình từ hồi mới thành lập nhà trong năm qua. Cảm ơn sự ủng hộ của các bạn ~
Năm mới đến gần. Các bác sĩ thường không có thời gian nghỉ ngơi cố định, phải luân phiên thay đổi ca trực. Nhưng vì hầu hết mọi người đều có gia đình nên mấy năm trước Đường Duy đứng phòng phẫu thuật liên tục, sang năm nay thì Trưởng khoa cho anh nghỉ phép vài ngày.
Đêm trước giao thừa, Đường Duy lái xe về quê.
Rõ là gần, thế mà không có thời gian trở lại. Thỉnh thoảng về một lần, song lòng anh vẫn bồi hồi thương nhớ. Cây táo tàu trước cửa chẳng còn tươi tốt như xưa, còn khoá cửa đã bám đầy bụi mịn. Đường Duy phủi bụi trên ổ khoá, đoạn mở cửa ra. Khoảnh sân nhỏ um tùm cỏ dại, có vài nơi đã cao ngang đùi anh. Trong nhà giăng đầy mạng nhện, đồ đạc đóng bụi nhìn không ra hình dáng ban đầu.
Nhìn quanh một lượt, ánh mắt anh rơi vào khung ảnh trên nóc tủ. Khung ảnh cũng phủ đầy bụi bẩn, chẳng thể nhìn rõ tấm hình bên trong. Anh dùng tay lau nó cho đến khi khuôn mặt từng người dần rõ ràng hơn.
Thời gian không thể chữa khỏi bất cứ điều gì. Anh cho rằng mình chẳng nhớ đến chúng nữa, ấy mà giờ phút này lại lũ lượt kéo về choán đầy tâm trí —— Đây là tấm hình cả nhà chụp khi lần đầu tiên bố mẹ trở về sau Nam tiến. Đó cũng là lần đầu tiên trong đời anh chạm vào máy ảnh, ánh mắt tò mò và thích thú.
Đường Duy mỉm cười, khẽ nói: "Bố mẹ, ông bà, con về nhà đón Tết với mọi người đây."
Người trong ảnh mỉm cười trìu mến như thầm đáp lại.
Đường Duy đặt khung ảnh xuống, bắt đầu tổng vệ sinh.
*
Sớm hôm sau, Đường Duy tỉnh dậy trong cơn đói cào ruột.
Tận khuya hôm qua, anh mới dọn xong nhà cửa. Sau đó anh mệt đến độ không muốn nhúc nhích, tắm xong thì ngủ ngay.
Anh lấy bàn chải đánh răng mới và rửa mặt bên ao trong sân. Gió lạnh thổi qua làm lòng người sảng khoái.
Vì nghỉ muộn và có mỗi một mình, thành thử đến bây giờ anh vẫn chưa mua hàng Tết.
Đường Duy trở vào nhà mặc áo khoác, cầm ví rồi ra ngoài.
Hương thơm của bánh quẩy* trong tiệm ăn sáng theo gió xộc vào mũi, đây là ngày cuối cùng ông chủ mở bán. Không giống như Bắc Thành luôn sôi động, hầu hết các quầy hàng ở đây chỉ mở cửa đến trưa ba mươi Tết.
"Chú Vương, ăn tết vui vẻ ạ. Cho con ba cái bánh vòng* và một chén tào phớ*."
[1] Bánh quẩy: còn gọi là quẩy hay giò cháo quẩy (phương ngữ Nam bộ) hay dầu cháo quẩy (phương ngữ miền Trung), là một loại thực phẩm phổ biến ở châu Á làm từ bột mỳ, pha thêm bột nở, rán vừa chín có dạng một cặp gồm thanh bánh dài có kích thước bằng chiếc xúc xích nhỏ dính nhau, ăn bùi và giòn.
[2] Bánh vòng (焦圈): hay gọi đầy đủ là bánh rán vòng chiên giòn. Món này khá nổi tiếng ở Bắc Kinh.
[3] Tào phớ (豆腐脑): hay gọi đầy đủ là đậu phụ sốt tương.
Người đàn ông đứng tuổi đang chiên bánh quẩy ngẩng đầu lên. Chú sững người, đoạn nói: "Duy Duy hả con?"
Đường Duy mỉm cười gật đầu.
"Trời. Nhiều năm không gặp, bây giờ mới chịu về hả?"
"Công việc bận rộn ạ." Đường Duy ngồi xuống chiếc ghế đẩu.
"Bận thì bận nhưng phải về nhà thường xuyên chứ con." Chú Vương mang đĩa bánh vòng và chén tào phớ tới.
"Vâng."
Nhắc đến "tào phớ chú Vương" thì ai ai cũng biết, nổi tiếng mềm mịn và thơm ngon. Hơn nữa gần đây chỉ có một tiệm ăn sáng nên khách ra vào tấp nập. Chú Vương đặt đồ xuống rồi vội vàng đón khách mới.
Đường Duy thanh toán tiền. Anh ghé sạp hàng bên đường mua ít tiền giấy, đoạn lái xe đến khu rừng ngoài làng. Khi bố mẹ qua đời, lá rụng về cội nên chôn cất tại đây. Tuy nhiên không có nghĩa trang nào bên rìa ngôi làng, họ được chôn cất trên núi hoặc trong rừng.
Đường Duy mang theo chậu inox và tiền giấy tìm đến phần mộ của bố mẹ.
"Bố mẹ, ông bà. Duy Duy tới thăm ạ."
"Dạo này công việc bận rộn, con ít tới. Mong cả nhà đừng buồn."
"Con sống tốt lắm. Công việc suôn sẻ, cuộc sống mỹ mãn."
Đường Duy mỉm cười, nói khẽ: "Con... Con có thích một người ạ."
"Em ấy khác với con. Như ánh mặt trời vậy, kiên ngạo đến chói mắt. Em ấy là một người rất tốt."
"Lúc mới quen nhau, em ấy thường lây nhiễm cho con. Con quyết định dũng cảm một lần vì chính mình, nhưng kết quả không tốt lắm."
"Em ấy vẫn muốn ở bên con. Nhưng... con không dám."
[...]
Vô hình trung Đường Duy đã nói rất nhiều, toàn là những câu chuyện linh tinh vụn vặt giữa anh và hắn.
Con người là vậy. Người ra đi không còn nữa, người còn sống đến thăm người đã mất. Thay vì nói tưởng niệm người chết thì hãy nói đây là một cách tự an ủi của người sống. Rất nhiều lời không tiện tâm sự với người ngoài, nhưng giấu ở bên trong lại khó lòng chịu đựng. Vì thế nhân danh tưởng niệm, ta nói với người đã khuất. Và sau cùng, vẫn là chính ta tự giải quyết hết thảy.
Về phần người chết, đại khái là chẳng nghe thấy.
Đường Duy không biết mình đã nói bao lâu. Đến khi hai chân tê rần, anh mới chậm rãi đứng dậy. Đối diện với bốn tấm bia mộ, anh cúi người thật sâu.
"Bố mẹ, ông bà. Năm mới vui vẻ. Lần sau trở về, con tới thăm cả nhà nữa ạ."
Đường Duy xử lý tro giấy còn sót lại trong chậu inox, sau đó lái xe tới chợ. Không giống với Bắc Thành có thể mua mọi thứ bất cứ lúc nào, đón Tết ở đây cần phải dự trữ hàng hoá. Đến chiều tối ba mươi Tết thì nhà nhà đã đóng cửa, thiếu món gì là buộc lòng chạy vào thành phố mua.
Đường Duy cho hàng hoá vào cốp, đoạn lái xe về nhà.
Anh trông thấy chiếc G lớn quen thuộc đỗ trước cửa. Chủ nhân của G lớn dường như cũng thấy anh, hắn xuống xe với điếu thuốc trên môi.
"Kỷ Viêm?"
"Bác sĩ Đường, anh về quê mà không đánh tiếng với người theo đuổi là sao đây?" Kỷ Viêm nhìn Đường Duy, cười nói.
Tâm trạng nặng nề cả buổi sáng đột nhiên được Kỷ Viêm chọc cho dở khóc dở cười. Đường Duy tự hỏi, sao người này nói như thể mọi lỗi lầm đều do anh mà ra vậy?
Tựa hồ nhìn thấu nghi hoặc trong anh, Kỷ Viêm nói tiếp: "Anh không nói thì sao em theo đuổi anh được?"
Bàn luận về mặt dày, Đường Duy vĩnh viễn không bao giờ thắng Kỷ Viêm.
Anh đỗ xe, bắt đầu lấy hàng từ cốp mang vào nhà.
Cậu út chẳng để bụng anh làm lơ mình, cứ lẽo đẽo xách đồ theo sau.
Mặc dù nguyên liệu nấu ăn cho một người khá ít, song trong nhà chẳng có thứ gì cả. Gia vị chính và nhu yếu phẩm hàng ngày cũng đủ chất đầy cốp xe.
"Sao em tới đây?" Tết nhất, đáng lý ra Kỷ Viêm nên đón năm mới với gia đình chứ?
Kỷ Viêm nhướng mi: "Đương nhiên em tới đón Tết với anh rồi."
"Em tưởng anh ở nhà, đến đó thì không có ai. Tới bệnh viện mới biết anh về quê." Kỷ Viêm nói, giọng buồn buồn tủi tủi.
"Anh mới nghỉ hôm qua thôi." Đường Duy vốn chẳng nghĩ rằng Kỷ Viêm sẽ đón Tết với mình. Kỷ Viêm còn có gia đình và người thân, nào có chuyện ăn Tết ở nơi khác chứ.
"Bác sĩ Đường, chưa dán câu đối kìa." Kỷ Viêm cầm câu đối lên, muốn hỗ trợ anh chút gì đó.
"Chờ chút, phải dùng hồ dán."
Kỷ Viêm khựng lại, nhướng mày: "Cái gì cơ?"
Đường Duy cười, lấy câu đối trong tay hắn. Đoạn anh vào phòng bếp chuẩn bị hồ dán. Ngày Tết ở phương Bắc, mọi nhà thường sử dụng hồ dán tự làm để dán các câu đối. Tất nhiên, cậu út không hiểu cũng có thể tha thứ.
Nhìn chất lỏng sền sệt kêu ùng ục trong nồi, Kỷ Viêm hỏi: "Hồ dán là cháo hả anh?"
Đường Duy buồn cười trước sự tò mò và lòng hiếu học của Kỷ Viêm, anh trêu: "Em ăn cháo bằng bột mì* à?"
"Ừ nhỉ."
[4] Giải thích: Bột mì thường được dùng làm hồ dán (còn cháo thì nấu bằng gạo). Sau khi hỗn hợp thành keo thì phải để nguội rồi mới dán, thế nên mới có chi tiết trêu chọc ở trên và ở dưới.
Đến khi bắc nồi xuống bếp, cậu út lại hỏi: "Bây giờ dán được chưa?"
"..." Đường Duy xoay người. "Nếu em không sợ phỏng, trên lý thuyết là có thể."
"..." Kỷ Viêm sửng sốt, đoạn bật cười. Hắn tới gần Đường Duy, "Bác sĩ Đường, anh càng ngày càng hư nha."
Đường Duy bưng hỗn hợp hồ dán đi về phía phòng khách: "Gần mực thì đen thôi em."
Nhìn bóng lưng của Đường Duy, Kỷ Viêm khẽ liếm khoé miệng.
Khi Kỷ Viêm tới phòng khách, Đường Duy đang dán câu đối. Hắn không biết mình phải làm gì nên giống như học sinh tiểu học tò tò theo sau Đường Duy. Chốc chốc kéo tay áo anh lên, chốc chốc thì thò tay vào chậu quấy rối.
Đường Duy tức cười: "Nếu em chán thì chơi điện thoại đi."
Kỷ Viêm vẫn nhúng hai tay trong chậu. Hình như cảm thấy thú vị lắm, hắn đáp mà không buồn ngước mắt nhìn lên: "Điện thoại đâu chơi vui bằng Bác sĩ Đường."
"..."
"Em tới đây ăn Tết với anh mà. Đâu có thể để anh làm việc, còn em thì chơi điện thoại."
"..."
Thế nên, em ở đây quậy anh đúng không?
Đường Duy nói: "Vậy em cắt bắp cải đi." Đây là điều duy nhất mà Đường Duy nghĩ rằng cậu út kham nổi.
Kỷ Viêm ngẩng đầu, nhướng mày.
"Em cắt nhỏ là được."
"OK." Kỷ Viêm bước vào phòng bếp. Chợt, Đường Duy nói. "Em nhớ bóc sạch vỏ. Rửa bắp cải nữa nha."
Kỷ Viêm vừa bước tới cửa đã quay đầu hỏi: "Nhìn em khờ lắm hả?"
"..." Đường Duy bấm bụng nhịn cười, chốc sau thì cười tới nỗi bả vai run lên.
Kỷ Viêm mang bắp cải đã rửa sạch vào phòng khách, trên tay còn cầm cái thớt và con dao. Hắn đứng sát bên cạnh Đường Duy.
Không phải khen chứ cậu út rửa rau cũng ra dáng phết. Nhưng hắn băm thớt mạnh tay thành thử ồn ào muốn chết, chưa kể nước bắp cải còn bắn tung toé khắp nơi. Đến lần thứ ba văng vào mặt Đường Duy, anh bèn đề nghị: "Thực ra em cắt bắp cải ở phòng bếp tiện hơn đó."
Kỷ Viêm dừng tay, cười bảo: "Em đã nói tới đây chơi với anh mà." Dứt lời, hắn cắt bắp cải tiếp.
"..."
Hai người thu dọn xong thì trời đã nhá nhem tối.
Đường Duy cầm câu đối định dán lên trước. Một người xem vị trí, một người phụ trách dán, phối hợp khá ăn ý.
"Em không tính về nhà thật à, Kỷ Viêm?" Đã sáu giờ chiều, nếu về muộn hơn nữa thì lỡ mất bữa cơm giao thừa rồi.
Kỷ Viêm nghiêng đầu nhìn Đường Duy. Đôi mắt hắn ánh lên những tia sáng nhỏ bé, tiếng nói trầm thấp mà dịu dàng: "Em đang ở nhà mà, không phải sao?"
Hai người rửa tay, ngồi trong phòng khách làm sủi cảo. Bỗng, điện thoại Đường Duy đổ chuông —— Là một dãy số lạ. Vì tay đang dính bột mì nên anh mở loa ngoài.
"Bác sĩ Đường, Kỷ Viêm có ở nhà cậu không?" Người gọi là Kỷ Lê Chu.
Đường Duy giật mình, tìm Kỷ Viêm nhưng vì sao lại gọi vào số điện thoại anh?
Nghe thấy bên kia không trả lời, Kỷ Lê Chu nói tiếp: "Cảm phiền Bác sĩ Đường bảo Kỷ Viêm nghe điện thoại."
Kỷ Viêm hờ hững đáp: "Em đang nghe đây."
"Tết nhất không về nhà, còn học ai cách tắt máy." Kỷ Lê Chu nói, giọng ráo hoảnh.
Chẳng trách em ấy không chơi điện thoại, hoá ra đã tắt máy.
Kỷ Viêm không trả lời.
"Một là, về ngay. Hai là, mai mốt đừng về nữa." Kỷ Lê Chu cúp máy cái rụp.
Nhìn màn hình dần dần tối đi, Đường Duy nói khẽ: "Về nhà đi em."
Kỷ Viêm đột nhiên dùng bàn tay dính dầy bột mì nựng má Đường Duy.
Đường Duy ngớ ra, đoạn nhíu mày: "Kỷ Viêm, em trẻ con quá!"
Kỷ Viêm cười tít mắt, nhìn anh: "Em muốn làm sủi cảo với anh cơ."
"..."
Nhưng cậu út không học được. Dù anh có dạy thế nào chăng nữa thì cuối cùng chiếc sủi cảo mà hắn làm ra vẫn không đạt yêu cầu. Đường Duy chắc chắn rằng, nếu đưa hết mẻ sủi cảo của Kỷ Viêm vào nồi thì mười cái rơi hết tám cái.
Hai người mất cả giờ đồng hồ mới gói xong mẻ sủi cảo.
Hết chương 62
Q: Kết thúc "Dấu chấm câu" nằm ở tình tiết Tết Nguyên Đán, thế nên mình đã canh như thế nào cho hoàn bộ này trong Tết ^.^
Hôm nay Giao thừa rồi. Chúc các bạn một năm mới vui vẻ, bình an và gặp nhiều may mắn nhé. Những chuyện đã qua của năm cũ nên khép lại thôi, chào đón một năm mới trong tâm trạng hân hoan và tươi vui hen ~
Cảm ơn những bạn trẻ đã theo mình từ hồi mới thành lập nhà trong năm qua. Cảm ơn sự ủng hộ của các bạn ~
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất