Chương 12: Áo cưới (12)
[Chúc chưởng quầy tư vấn trang phục]
Chưởng quầy cong eo, lục lọi trong tủ quần áo của mình nửa ngày, chốc chốc lại ném ra một bộ. Trọng Lục nhanh tay lẹ chân tiếp lấy những bộ quần áo ấy trước khi nó rơi xuống đất, gã bỗng xuất hiện ảo giác giống như mình đang chơi trò xiếc đỡ dĩa.
"Chà, nhiều như này trước, để ta xem." Chưởng quầy lần lượt vơ từng cái trong núi quần áo chất đống trong lòng Trọng Lục, bày ra trên sập Tương Phi(1), sau đó mới bắt đầu dùng đôi mắt tinh tế đánh giá trên dưới khắp nơi trên người Trọng Lục, tựa như dù chỉ là sợi tóc con hay nốt ruồi cạnh mũi cũng đều đáng được nghiên cứu tỉ mẩn.
(1) Sập làm từ trúc Tương Phi
(Sập trúc)
Trọng Lục bỗng nhiên hiểu cảm giác ngượng ngùng và không được tự nhiên của các khuê tú xinh đẹp bị một đám đàn ông không biết kín kẽ mà nhìn chằm chằm trên đường...
"Ừm... Làn da ngươi nhìn vậy nhưng cũng khá trắng, tông màu vàng thiên ấm, mắt không nhỏ mà còn sáng nữa, có lẽ mấy màu sắc tươi tắn, mới mẻ của mùa xuân hợp với ngươi hơn. Do ngươi ngày thường toàn mặc mấy loại màu nâu xỉn với màu xanh lam nên mới tự làm mai một những đặc điểm của mình đó." Chưởng quầy bình luận rõ ràng mạch lạc.
Trọng Lục nói, "Ông chủ... Ta chỉ là một đứa hầu bàn nghèo, có mặc đã tốt rồi, nào cần phải chú ý nhiều vậy."
Chưởng quầy liếc mắt ngó sang gã, "Thế nào, chê tiền công ta cho ngươi ít à?"
"Không có không có! Tuyệt đối không có!" Trọng Lục lắc đầu nguầy nguậy như đánh trống bỏi, "Tiền công ở đây đã cao hơn các nơi khác một nửa rồi, làm công nhiều năm vậy mới thấy được người là ông chủ hào phóng nhất mà ta từng gặp!"
"Được rồi, nịnh hót thuận miệng thật." Ông chủ như có tâm trạng tốt mà cười rộ lên, từ trên sập nhặt lên vài bộ quần áo màu sắc tươi sáng đưa cho Trọng Lục, "Đi thay cho ta xem thử."
Trái tim nhỏ của Trọng Lục đập bình bịch loạn xạ, "Đi thay bây giờ á..."
"Đương nhiên là thay bây giờ, chẳng lẽ chờ năm sau? Đi vào trong phòng ta đi."
Trọng Lục đành phải đi vào phòng ngủ chưởng quầy.
Đây là lần đầu tiên gã vào đây. Phòng ngủ của chưởng quầy không có nhiều đồ như ở bên ngoài nhưng bài trí đồ dùng trong nhà cũng không ít, lại đều là những thứ có kiểu dáng hết sức tinh xảo, phức tạp. Có vài áo choàng chim hạc(2) thủ công tinh tế bị căng ra treo trên giá. Trên tường treo vài bức công bút họa(3), chỉ có điều những thứ trong tranh hơi kì quái. Hoa cỏ trong mấy bức họa kia Trọng Lục chưa thấy ngoài đời bao giờ, những cánh hoa rắn chắc có cảm giác dày nặng như thịt, còn có một số bông hoa được bao phủ bởi các hoa văn giống như mắt, trông hơi dọa người.
(2) Áo choàng chim hạc – Đúng hơn là "Hạc xướng" (鹤氅) là Hán phục thường được dùng trong Đạo giáo.
Mình đã update beta ở chương cũ nhưng sợ các bạn đọc bản chưa beta không rõ nên chèn lại.
(3) Công bút họa – Gongbi (工笔画): là một kỹ thuật hiện thực cẩn thận trong hội họa Trung Quốc, đối lập với phong cách đi bút tự do Tả ý họa (写意画).
(3) Công bút họa
Những bức tranh khác trên đó có những thứ giống như quái vật mà chỉ có thể xuất hiện trong sách vở như Sơn Hải Kinh(4), nhưng chúng so với quái vật trong tưởng tượng của người bình thường thì nó còn kì dị và méo mó hơn nhiều. Có một bức tranh có vẽ một gốc cây, gốc cây đó có rễ là vô số râu bạch tuộc, trên đỉnh đầu của nó cũng mọc ra đông nghìn nghịt những cánh tay mà trên thân lại được phủ đầy những khe hở trông như miệng và có chút hơi giống với mắt. Còn có một bức họa vẽ một cô gái dùng tay áo che mặt nhưng một nửa cơ thể của nàng ấy bị chảy như sáp, rỉ dài trên mặt đất.
(4) Sơn Hải Kinh (山海经): là một cuốn sách cổ của Trung Quốc tổng hợp về địa lý, thần thoại và các sinh vật huyền bí. Các phiên bản sớm nhất của tài liệu này có thể đã xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ 4 TCN nhưng hình thức hiện tại không thể đạt được trước thời đại nhà Hán. Phần lớn cuốn sách ghi lại những câu truyện ngụ ngôn về địa lý, văn hóa và thần thoại Trung Quốc trước thời đại nhà Tần. Cuốn sách được chia thành 18 phần, mô tả hơn 550 ngọn núi và 300 con sông.
Ngoài những thứ này ra, có một số ít chân dung vẽ người, nhìn qua thì tương đối bình thường, có nam có nữ nhưng kiểu dáng quần áo trên người họ lại không giống phong cách những năm gần đây.
Trọng Lục tò mò nhìn tới lui trái phải rồi đi đến phía sau bức bình phong có bức tranh khung cửi, bắt đầu thay quần áo. Gã mặc vào áo lót cổ tròn màu vàng quả hạnh trước, chất liệu tơ lụa, được thêu thùa tinh tế, đầu ngón tay sờ vào mềm mại thoải mái vô cùng. Sau khi Trọng Lục mặc xong, gã tự mình đứng soi trước gương đồng mới kinh ngạc phát hiện bản thân thế mà lại có chút khí chất của quý công tử nhà hào môn, vóc người hình như cũng cao hơn.
Gã hưng phấn chạy ra cho chưởng quầy xem, chưởng quầy cong mắt mỉm cười, vuốt cằm nói, "Cũng không tệ lắm, lại đi thử bộ màu lam nhạt xem."
Vì thế mà Trọng Lục lại trở lại lăn lộn một buổi, còn tự mình đứng trước gương bày ra mấy tư thế như các vị văn nhân ngâm thơ nhưng chưởng quầy vẫn tiếp tục kêu gã đi đổi. Cứ năm lần bảy lượt như vậy, Trọng Lục thực sự cảm thấy chưởng quầy không phải đang giúp gã chọn quần áo mà đơn giản chỉ thích thú việc cải tạo một đứa chạy bàn thường ngày áo thô giày vải như gã mà thôi, giống mấy bé gái thích thay quần áo cho em bé vậy...
Thẳng đến khi gã thay một bộ giao lĩnh(5) màu xanh lục bước ra, chưởng quầy mới hớn hở mặt mày, tỏ vẻ vừa lòng, "Ừm, không tồi, đẹp."
(5) Giao lĩnh (交领): Hán phục với đặc điểm là cổ áo chéo, mặt áo đằng trước trái phải giao nhau. (Hai hình minh họa bên dưới)
Còn giao lĩnh truyền thống Việt Nam là 交領.
Trọng Lục xoa vầng trán mướt mồ hôi, cơ hồ muốn tạ trời tạ đất. Chưởng quầy lại từ trên sập lấy lên một chiếc đai lưng màu tùng diệp, đi tới đứng trước mặt Trọng Lục, ra lệnh, "Giơ tay lên."
Trọng Lục nghĩ thầm không phải chưởng quầy đang muốn đích thân đeo đai lưng cho gã đó chứ... Trong lòng cũng tự cảm thấy làm sao có thể?
Nhưng gã vẫn ngoan ngoãn nâng tay lên, không ngờ vậy mà chưởng quầy thực sự vòng qua eo, đeo vào đai lưng quanh hông cho gã.
"Ngươi sao gầy quá, để lát ta bảo Liêu sư phụ lúc bới cơm cho ngươi thì thêm nhiều thịt hơn một chút." Chưởng quầy một bên vừa thắt đai lưng vừa nhỏ giọng lầu bầu, âm thanh gió thổi bên tai khiến lòng Trọng Lục ngứa ngáy...
"Cái đó... Ông chủ... Người không phải cũng chẳng nhiều thịt hơn ta là bao sao."
"Ta là gầy rắn chắc."
"Vậy ta cũng đâu có yếu ớt..."
Chưởng quầy nâng mắt đôi mắt đan phượng nhìn lên, "Sao trước đây không phát hiện ngươi thích tranh luận như thế nhỉ?"
Trọng Lục ưỡn ngực cười ngây ngô vài tiếng, cúi đầu kéo kéo tay áo của mình.
Chưởng quầy nắm bả vaim, sửa cổ áo cho gã rồi lùi về phía sau một bước, "Ừm... Không tồi. Chỉ còn có đầu với chân chưa là sửa sang thôi. Ngươi ngồi xuống, ta chải đầu cho ngươi."
Trọng Lục thực sự cho rằng mình đang nằm mơ, bị chưởng quầy ép ngồi vào trước gương đồng lăng hoa, "Ông chủ... Ta đi bàn chuyện làm ăn, cũng không phải mang ta đi xem mắt, tại sao phải cho ta ăn mặc như vậy? Dù quốc sư có thấy người cũng sẽ không thèm quan tâm một đứa tiểu nhị như ta mặc gì đâu mà."
Chưởng quầy một tay cầm lược, một tay khác tháo dây cột tóc bằng vải bố trên đầu Trọng Lục, mái tóc đen dày lập tức xõa xuống.
"Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân(6). Dù ngọc bích Hòa Điền(7) có tốt tới đâu, nếu không vì có người ca tụng hay viết thơ để nâng giá trị của nó lên, ngươi cho rằng chỉ dựa vào độ tinh xảo với tay nghề thủ công mà khiến người người học đòi văn vẻ ném vàng ném bạc muốn mua nó đến vậy hay sao?" Gương mặt Chúc chưởng quầy lướt qua Trọng Lục phản chiếu trên gương đồng, mang theo sự thành thục và tự tin mỉm cười, "Nếu một nha nhân mà ăn mặc giống tên ăn mày thì sẽ có cố chủ nào chịu tin tưởng thợ thủ công mà ta giới thiệu nữa? Ta lại còn thay mặt hai bên lập khế ước thì làm sao có thể đủ sức thị uy đây?"
(6) Thành ngữ 佛要金装,人要衣装 (Phật muốn kim trang, người nhờ ăn mặc): Người đẹp vì lụa.
(7) Ngọc bích tân cương Hòa Điền (和田玉): phân bố chủ yếu ở sườn bắc núi Côn Luân – Tân Cương, Trung Quốc. Ngọc Hòa Điền tuy được khai thác và phân bố chủ yếu ở huyện Hòa Điền thuộc tình Tân Cương nhưng thực chất tên gọi này lại không phải do địa danh mà là theo một dòng sản phẩm ngọc. Trung Quốc phân loại đá ngọc có thành phần hopfnerite (grammatite) trên 98% đều gọi là ngọc Hòa Điền, đây là quy định theo Tiêu chuẩn quốc gia. Màu ngọc gồm có trắng, xanh lục, đen, vàng, đa số là đơn sắc, có bộ phận ít là tạp sắc, chất ngọc trong đục, độ cứng 5,5 -6,5, trong đó ngọc Hòa Điền trắng nổi tiếng nhất.
Trọng Lục mở to hai mắt nghe, giống như đang hết sức thụ giáo. Chưởng quầy nhìn vào mắt gã qua gương, ngón tay theo lược lướt qua từng sợi tóc của gã, "Không chỉ là ta, nếu người bên cạnh ta không theo kịp với khí thế(*) của ta, cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của khách đối với chúng ta thôi. Lão Chúc ta đứng vững nhiều năm như vậy, cũng chẳng phải là tùy tiện mà vững."
Trọng Lục tức khắc cảm thấy trọng trách đè lên người mình, kinh hãi, không dám thở mạnh.
Chưởng quầy thấy gã khẩn trương, đặt một tay lên vai gã, nói, "Ngươi cũng không cần sợ, chỉ cần đi theo ta, ta làm động tác gì thì ngươi làm động tác đó, ta bảo ngươi làm gì thì ngươi làm cái đó thì ta cam đoan sẽ không sao."
"Ông chủ... Người muốn gặp quốc sư... Là có liên quan với Cửu Loan Tiên tử mua áo cưới tối hôm qua sao?"
"Có thể có, cũng có thể không." Chưởng quầy hời hợt nói, "Thư đã trong tay ta từ hơn ba tháng trước. Thật ra việc Thất Diệu Chân nhân tiếp nhận vị trí chưởng giao, quốc sư chỉ cần gửi thư chúc mừng là xong việc. Ngươi nghĩ hắn phải từ kinh thành xa xôi đến đây là vì sao?" Chưởng quầy dừng một chút, hơi khều tóc gã, "Người muốn tìm ta xin giúp đỡ không ít, nhưng đại đa số đều muốn che giấu tai mắt của người ngoài. Đặc biệt là quốc sư, thân là phương sĩ đứng đầu thiên hạ lại phải yêu cầu loại 'đường ngang ngõ tắt' như ta giúp đỡ, nói ra chỉ sợ sẽ trở thành trò cười cho tam đạo(8). Hơn nữa... Nếu đã đến tìm ta để cầu cứu, chỉ sợ là ngoài cách này ra hắn đã không còn biện pháp nào khác."
'Đường ngang ngõ tắt': Ý chỉ việc luồn lách, tệ.
(8) Tam đạo (三道): Từ đạo 1 – Rắc rối, phiền não, nguyên nhân như ngu dốt, tham lam, chán ghét... dẫn đến đạo 2 – Nghiệp chướng rồi dẫn đến đạo 3 – Khổ hạnh, trái đắng của sự sống và cái chết do nghiệp thiện và ác. Có sự liên hệ giữa ba đạo tạo nên vòng quay. Sự sống và cái chết là vô tận. Nên gọi là tam đạo. (Tham khảo Kinh Kim Quang Minh). Cái này mình không chắc là đúng theo [tam đạo] không nữa..
Sau khi sắp xếp xong xuôi, chưởng quầy lại lấy ra một chiếc hộp gấm, trong hộp có chứa một tập giấy dày như sách, còn có một bộ bút, một nghiên mực, "Cái này ngươi mang theo, tới đó có khi sẽ cần ngươi giúp ta ghi chép lại một chút chi tiết lúc ta và quốc sư nói chuyện."
Trọng Lục vội nhận lấy, ôm vào trong lồng ngực, lặng lẽ mở ra nhìn.
Kia là bút lông sói thượng đẳng, còn trên khối mực có khắc chữ "Lan Chỉ Đường" thiếp vàng cho thấy nghiên mực nhỏ này nhất định không phải đồ tầm thường. Trọng Lục âm thầm cảm thán, trong kinh ngạc một phen, tay bắt đầu ngứa ngáy.
Chưởng quầy mang theo Trọng Lục vào đại đường. Một đám người đang vì thiếu khách nên dựa vào cửa phòng bếp nói chuyện phiếm. Chu Ất, Liêu sư phụ và cả Tiểu Thuấn cùng mấy người làm trông thấy vào dáng vẻ hiện tại Trọng Lục, tất cả đều trố hai mắt mà nhìn, Liêu sư phụ còn trực tiếp phun một miệng trà: "Đây là từ đoàn hát nào vừa ra à? Ly miêu hoán Thái Tử(9) hở?"
(9) Ly miêu hoán Thái Tử:
Giai thoại nổi tiếng nhất về "Ly miêu hoán thái tử" lấy bối cảnh từ hậu cung Tống triều. Tương truyền rằng: năm xưa, Lưu Hoàng hậu và Lý Thần phi của vua Chân Tông cùng mang thai.
Đến kỳ sinh nở, Lưu thị hạ sinh được một công chúa nhưng không may chết yếu. Trong khi đó, Lý Thần phi lại sinh được một hoàng tử. Sau đó, Lưu Hoàng hậu cùng nội giám Quách Hòe hợp mưu, lột da một con báo để đánh tráo với hoàng tử mới sinh của Lý Thần phi, khiến Thần phi vì "sinh ra yêu nghiệt" mà bị đầy vào lãnh cung. Một thời gian sau, Lý thị bị đuổi ra khỏi cung, lưu lạc nhân gian. Con trai bà được phong làm Thái tử, thậm chí tới lúc kế vị vẫn không hay biết về mẹ ruột của mình.
Sau khi Triệu Hằng kế vị, Bao Chửng được lệnh xét xử vụ án Quốc cữu Bàng Dục tham ô hàng cứu trợ cho nạn dân. Trong quá trình điều tra, Bao Chửng đồng thời phá được vụ án oan của Lý Thần phi năm xưa, sau đó cung nghênh Lý phi hồi kinh.
Câu chuyện "Ly miêu hoán Thái tử" được lưu truyền sớm nhất qua tạp kịch "Kim thủy kiều trần lâm bão trang hạp", sau còn được đưa vào cuốn tiểu thuyết "Tam hiệp ngũ nghĩa" nổi tiếng Thanh triều.
Tiểu Thuấn bên cạnh cũng chớp đôi mắt to nói, "Lục ca, ngươi trông đẹp quá!"
Chưởng quầy nói với Tiểu Thuấn, "Thuấn Tử, đi chuẩn bị ngựa xe đi, ta và Lục Nhi sẽ đi ra ngoài tầm nửa ngày."
Tiểu Thuấn lập tức nhanh như chớp phóng đi hậu viện chuẩn bị ngựa. Chưởng quầy ở bên kia dặn dò Chu Ất một số chuyện khi bọn họ không có ở đây vào buổi chiều. Còn Trọng Lục theo phân phó của chưởng quầy lấy một ít từ rương tiền ra để phòng hờ khi phải dùng đến, còn cẩn thận ghi chú vào sổ sách. Lúc đang viết số lượng, Liêu sư phụ không biết đã đến kế bên gã từ khi nào, dựa vào trên quầy nha nhân, bưng ấm trà lên miệng nhấp một ngụm, "Ngươi cùng chưởng quầy đi ra ngoài là để đi công việc nha nhân của chưởng quầy à?"
Trọng Lục liếc mắt nhìn qua Liêu sư phụ, "Sao người biết?"
Liêu sư phụ dùng ánh mắt cổ quái đánh giá gã một lượt, "Ngươi nhìn vậy mà có bản lĩnh thật. Lần cuối chưởng quầy dẫn người cùng đi ra ngoài bàn chuyện làm ăn như thế này, đã là chuyện của nhiều năm trước. Xem ra hắn có lòng vun đắp cho ngươi thành tài. Nhưng mà chính ngươi cũng nên cẩn thận. Đi theo chưởng quầy, biết đến càng nhiều thứ thì bí mật ngươi gánh trên vai cũng ngày càng nhiều, dễ dàng rước vào tai họa vào thân."
Trọng Lục nghe ra ẩn ý trong lời nói của Liêu sư phụ, nghĩa thầm Liêu sư phụ là người theo chưởng quầy lâu nhất, chắc hẳn hắn đã biết chuyện làm nha nhân của chưởng quầy ít nhiều.
"Liêu sư phụ... Người đã gặp qua những... người thợ mà chưởng quầy phụ trách liên hệ chưa?" Trọng Lục hạ giọng hỏi.
Liêu sư phụ dùng ngón tay ngoáy ngoáy lỗ tai, dùng âm nhẹ y chang trả lời, "Có một số đã gặp, còn một số thì chưa. Về phần ngươi, nếu không thấy được thì cũng không cần thấy. Mấy chuyện ở đây, biết đến càng nhiều thì sẽ chỉ lún càng sâu mà thôi."
"Vậy..." Trọng Lục vừa định tiếp tục dò hỏi, chưởng quầy đã hối gã cùng nhau ra cửa.
Kĩ thuật đánh xe của Trọng Lục không tốt lắm nhưng chưởng quầy hiển nhiên không có ý muốn Tiểu Thuấn đi theo bọn họ, vì thế gã không thể làm gì khác ngoài cắn răng nhận lấy roi ngựa, thúc ngựa "cha" một tiếng, xiêu xiêu vẹo vẹo mà đi dọc theo đường Biện Hà.
Chương quầy nói quốc sư vừa đến, người sẽ dừng chân ở biệt quán Bích Hà. Biệt quán kia ở chân núi Tử Lộc ngoại thành Thiên Lương, nó được đặc biệt dựng nên cho các quan chức quý tộc đến thăm viếng núi Tử Lộc nghỉ qua đêm.
Ở Biện Hà này được bồi tích thành chu sa. Nơi đây có hoa súng trắng bồng bềnh trên mặt nước sông trong vắt, mấy gian nhà đơn sơ trang nhã đứng trên mặt nước, những chiếc chuông đồng treo trên mái hiên đung đưa trong gió, tấu lên thanh âm nhẹ nhàng uyển chuyển.
Trọng Lục dùng hết sức giữ chặt cương ngựa, dùng tay áo lau mồ hôi chảy đầy trán. Một đường đi nghiêng ngả đi, nhưng cũng may xe ngựa trên đường không nhiều lắm, nếu không nhỡ mà có va chạm vào xe ngựa của ai hoặc ngựa bị hoảng sợ, gã cũng chẳng biết phải làm thế nào để dọn dẹp cục diện rối rắm đó nữa. Vừa ngẩng đầu, nhìn vào cửa lớn có những thanh xà được chạm khắc đang mở rộng khiến gã có chút do dự.
Mấy quan binh trông cửa hình như đã chú ý tới bọn họ, bắt đầu có người đi về phía này. Trọng Lục càng thêm khẩn trương, vội vàng quay đầu lại hỏi chưởng quầy trong xe, "Ông chủ, ta nói với bọn họ cái gì bây giờ?"
"Đừng có ngừng ở đây, vòng qua cửa Tây đi."
Trọng Lục an tâm nghe lời, lại lần nữa nhanh chóng ngăn ngựa đi về phía trước, cưỡi vòng qua bức tường xanh trắng như lẩn trốn.
Ở cửa Tây có một vị phương sĩ mặc Đạo bào màu tím sen, tay đầy bụi bặm, vừa thấy bọn họ liền lập tức nhào tới đón. Trọng Lục vội vã ghìm ngựa, may mà không tông vào người vị phương sĩ kia.
Trọng Lục còn chưa nói chuyện, vị phương sĩ kia đã mở miệng trước, "Xin hỏi trong xe có phải là ông chủ Chúc của lữ xá Hòe An hay không?"
Trọng Lục nhanh chóng gật đầu bảo phải. Lúc này từ phía sau, mành xe xốc lên, Chúc chưởng quầy lấy ra một phong thư đưa cho Trọng Lục, "Đây là thiệp mời ngày trước ta nhận được."
Trọng Lục nhảy xuống xe, hai tay đưa thiệp cho phương sĩ. Đối phương nhìn thoáng qua liền lập tức dùng thái độ cung kính mà Trọng Lục không quen hành lễ với hai người bọn họ, nói, "Quốc sư chờ đã lâu, mời đi theo ta."
Chưởng quầy cong eo, lục lọi trong tủ quần áo của mình nửa ngày, chốc chốc lại ném ra một bộ. Trọng Lục nhanh tay lẹ chân tiếp lấy những bộ quần áo ấy trước khi nó rơi xuống đất, gã bỗng xuất hiện ảo giác giống như mình đang chơi trò xiếc đỡ dĩa.
"Chà, nhiều như này trước, để ta xem." Chưởng quầy lần lượt vơ từng cái trong núi quần áo chất đống trong lòng Trọng Lục, bày ra trên sập Tương Phi(1), sau đó mới bắt đầu dùng đôi mắt tinh tế đánh giá trên dưới khắp nơi trên người Trọng Lục, tựa như dù chỉ là sợi tóc con hay nốt ruồi cạnh mũi cũng đều đáng được nghiên cứu tỉ mẩn.
(1) Sập làm từ trúc Tương Phi
(Sập trúc)
Trọng Lục bỗng nhiên hiểu cảm giác ngượng ngùng và không được tự nhiên của các khuê tú xinh đẹp bị một đám đàn ông không biết kín kẽ mà nhìn chằm chằm trên đường...
"Ừm... Làn da ngươi nhìn vậy nhưng cũng khá trắng, tông màu vàng thiên ấm, mắt không nhỏ mà còn sáng nữa, có lẽ mấy màu sắc tươi tắn, mới mẻ của mùa xuân hợp với ngươi hơn. Do ngươi ngày thường toàn mặc mấy loại màu nâu xỉn với màu xanh lam nên mới tự làm mai một những đặc điểm của mình đó." Chưởng quầy bình luận rõ ràng mạch lạc.
Trọng Lục nói, "Ông chủ... Ta chỉ là một đứa hầu bàn nghèo, có mặc đã tốt rồi, nào cần phải chú ý nhiều vậy."
Chưởng quầy liếc mắt ngó sang gã, "Thế nào, chê tiền công ta cho ngươi ít à?"
"Không có không có! Tuyệt đối không có!" Trọng Lục lắc đầu nguầy nguậy như đánh trống bỏi, "Tiền công ở đây đã cao hơn các nơi khác một nửa rồi, làm công nhiều năm vậy mới thấy được người là ông chủ hào phóng nhất mà ta từng gặp!"
"Được rồi, nịnh hót thuận miệng thật." Ông chủ như có tâm trạng tốt mà cười rộ lên, từ trên sập nhặt lên vài bộ quần áo màu sắc tươi sáng đưa cho Trọng Lục, "Đi thay cho ta xem thử."
Trái tim nhỏ của Trọng Lục đập bình bịch loạn xạ, "Đi thay bây giờ á..."
"Đương nhiên là thay bây giờ, chẳng lẽ chờ năm sau? Đi vào trong phòng ta đi."
Trọng Lục đành phải đi vào phòng ngủ chưởng quầy.
Đây là lần đầu tiên gã vào đây. Phòng ngủ của chưởng quầy không có nhiều đồ như ở bên ngoài nhưng bài trí đồ dùng trong nhà cũng không ít, lại đều là những thứ có kiểu dáng hết sức tinh xảo, phức tạp. Có vài áo choàng chim hạc(2) thủ công tinh tế bị căng ra treo trên giá. Trên tường treo vài bức công bút họa(3), chỉ có điều những thứ trong tranh hơi kì quái. Hoa cỏ trong mấy bức họa kia Trọng Lục chưa thấy ngoài đời bao giờ, những cánh hoa rắn chắc có cảm giác dày nặng như thịt, còn có một số bông hoa được bao phủ bởi các hoa văn giống như mắt, trông hơi dọa người.
(2) Áo choàng chim hạc – Đúng hơn là "Hạc xướng" (鹤氅) là Hán phục thường được dùng trong Đạo giáo.
Mình đã update beta ở chương cũ nhưng sợ các bạn đọc bản chưa beta không rõ nên chèn lại.
(3) Công bút họa – Gongbi (工笔画): là một kỹ thuật hiện thực cẩn thận trong hội họa Trung Quốc, đối lập với phong cách đi bút tự do Tả ý họa (写意画).
(3) Công bút họa
Những bức tranh khác trên đó có những thứ giống như quái vật mà chỉ có thể xuất hiện trong sách vở như Sơn Hải Kinh(4), nhưng chúng so với quái vật trong tưởng tượng của người bình thường thì nó còn kì dị và méo mó hơn nhiều. Có một bức tranh có vẽ một gốc cây, gốc cây đó có rễ là vô số râu bạch tuộc, trên đỉnh đầu của nó cũng mọc ra đông nghìn nghịt những cánh tay mà trên thân lại được phủ đầy những khe hở trông như miệng và có chút hơi giống với mắt. Còn có một bức họa vẽ một cô gái dùng tay áo che mặt nhưng một nửa cơ thể của nàng ấy bị chảy như sáp, rỉ dài trên mặt đất.
(4) Sơn Hải Kinh (山海经): là một cuốn sách cổ của Trung Quốc tổng hợp về địa lý, thần thoại và các sinh vật huyền bí. Các phiên bản sớm nhất của tài liệu này có thể đã xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ 4 TCN nhưng hình thức hiện tại không thể đạt được trước thời đại nhà Hán. Phần lớn cuốn sách ghi lại những câu truyện ngụ ngôn về địa lý, văn hóa và thần thoại Trung Quốc trước thời đại nhà Tần. Cuốn sách được chia thành 18 phần, mô tả hơn 550 ngọn núi và 300 con sông.
Ngoài những thứ này ra, có một số ít chân dung vẽ người, nhìn qua thì tương đối bình thường, có nam có nữ nhưng kiểu dáng quần áo trên người họ lại không giống phong cách những năm gần đây.
Trọng Lục tò mò nhìn tới lui trái phải rồi đi đến phía sau bức bình phong có bức tranh khung cửi, bắt đầu thay quần áo. Gã mặc vào áo lót cổ tròn màu vàng quả hạnh trước, chất liệu tơ lụa, được thêu thùa tinh tế, đầu ngón tay sờ vào mềm mại thoải mái vô cùng. Sau khi Trọng Lục mặc xong, gã tự mình đứng soi trước gương đồng mới kinh ngạc phát hiện bản thân thế mà lại có chút khí chất của quý công tử nhà hào môn, vóc người hình như cũng cao hơn.
Gã hưng phấn chạy ra cho chưởng quầy xem, chưởng quầy cong mắt mỉm cười, vuốt cằm nói, "Cũng không tệ lắm, lại đi thử bộ màu lam nhạt xem."
Vì thế mà Trọng Lục lại trở lại lăn lộn một buổi, còn tự mình đứng trước gương bày ra mấy tư thế như các vị văn nhân ngâm thơ nhưng chưởng quầy vẫn tiếp tục kêu gã đi đổi. Cứ năm lần bảy lượt như vậy, Trọng Lục thực sự cảm thấy chưởng quầy không phải đang giúp gã chọn quần áo mà đơn giản chỉ thích thú việc cải tạo một đứa chạy bàn thường ngày áo thô giày vải như gã mà thôi, giống mấy bé gái thích thay quần áo cho em bé vậy...
Thẳng đến khi gã thay một bộ giao lĩnh(5) màu xanh lục bước ra, chưởng quầy mới hớn hở mặt mày, tỏ vẻ vừa lòng, "Ừm, không tồi, đẹp."
(5) Giao lĩnh (交领): Hán phục với đặc điểm là cổ áo chéo, mặt áo đằng trước trái phải giao nhau. (Hai hình minh họa bên dưới)
Còn giao lĩnh truyền thống Việt Nam là 交領.
Trọng Lục xoa vầng trán mướt mồ hôi, cơ hồ muốn tạ trời tạ đất. Chưởng quầy lại từ trên sập lấy lên một chiếc đai lưng màu tùng diệp, đi tới đứng trước mặt Trọng Lục, ra lệnh, "Giơ tay lên."
Trọng Lục nghĩ thầm không phải chưởng quầy đang muốn đích thân đeo đai lưng cho gã đó chứ... Trong lòng cũng tự cảm thấy làm sao có thể?
Nhưng gã vẫn ngoan ngoãn nâng tay lên, không ngờ vậy mà chưởng quầy thực sự vòng qua eo, đeo vào đai lưng quanh hông cho gã.
"Ngươi sao gầy quá, để lát ta bảo Liêu sư phụ lúc bới cơm cho ngươi thì thêm nhiều thịt hơn một chút." Chưởng quầy một bên vừa thắt đai lưng vừa nhỏ giọng lầu bầu, âm thanh gió thổi bên tai khiến lòng Trọng Lục ngứa ngáy...
"Cái đó... Ông chủ... Người không phải cũng chẳng nhiều thịt hơn ta là bao sao."
"Ta là gầy rắn chắc."
"Vậy ta cũng đâu có yếu ớt..."
Chưởng quầy nâng mắt đôi mắt đan phượng nhìn lên, "Sao trước đây không phát hiện ngươi thích tranh luận như thế nhỉ?"
Trọng Lục ưỡn ngực cười ngây ngô vài tiếng, cúi đầu kéo kéo tay áo của mình.
Chưởng quầy nắm bả vaim, sửa cổ áo cho gã rồi lùi về phía sau một bước, "Ừm... Không tồi. Chỉ còn có đầu với chân chưa là sửa sang thôi. Ngươi ngồi xuống, ta chải đầu cho ngươi."
Trọng Lục thực sự cho rằng mình đang nằm mơ, bị chưởng quầy ép ngồi vào trước gương đồng lăng hoa, "Ông chủ... Ta đi bàn chuyện làm ăn, cũng không phải mang ta đi xem mắt, tại sao phải cho ta ăn mặc như vậy? Dù quốc sư có thấy người cũng sẽ không thèm quan tâm một đứa tiểu nhị như ta mặc gì đâu mà."
Chưởng quầy một tay cầm lược, một tay khác tháo dây cột tóc bằng vải bố trên đầu Trọng Lục, mái tóc đen dày lập tức xõa xuống.
"Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân(6). Dù ngọc bích Hòa Điền(7) có tốt tới đâu, nếu không vì có người ca tụng hay viết thơ để nâng giá trị của nó lên, ngươi cho rằng chỉ dựa vào độ tinh xảo với tay nghề thủ công mà khiến người người học đòi văn vẻ ném vàng ném bạc muốn mua nó đến vậy hay sao?" Gương mặt Chúc chưởng quầy lướt qua Trọng Lục phản chiếu trên gương đồng, mang theo sự thành thục và tự tin mỉm cười, "Nếu một nha nhân mà ăn mặc giống tên ăn mày thì sẽ có cố chủ nào chịu tin tưởng thợ thủ công mà ta giới thiệu nữa? Ta lại còn thay mặt hai bên lập khế ước thì làm sao có thể đủ sức thị uy đây?"
(6) Thành ngữ 佛要金装,人要衣装 (Phật muốn kim trang, người nhờ ăn mặc): Người đẹp vì lụa.
(7) Ngọc bích tân cương Hòa Điền (和田玉): phân bố chủ yếu ở sườn bắc núi Côn Luân – Tân Cương, Trung Quốc. Ngọc Hòa Điền tuy được khai thác và phân bố chủ yếu ở huyện Hòa Điền thuộc tình Tân Cương nhưng thực chất tên gọi này lại không phải do địa danh mà là theo một dòng sản phẩm ngọc. Trung Quốc phân loại đá ngọc có thành phần hopfnerite (grammatite) trên 98% đều gọi là ngọc Hòa Điền, đây là quy định theo Tiêu chuẩn quốc gia. Màu ngọc gồm có trắng, xanh lục, đen, vàng, đa số là đơn sắc, có bộ phận ít là tạp sắc, chất ngọc trong đục, độ cứng 5,5 -6,5, trong đó ngọc Hòa Điền trắng nổi tiếng nhất.
Trọng Lục mở to hai mắt nghe, giống như đang hết sức thụ giáo. Chưởng quầy nhìn vào mắt gã qua gương, ngón tay theo lược lướt qua từng sợi tóc của gã, "Không chỉ là ta, nếu người bên cạnh ta không theo kịp với khí thế(*) của ta, cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của khách đối với chúng ta thôi. Lão Chúc ta đứng vững nhiều năm như vậy, cũng chẳng phải là tùy tiện mà vững."
Trọng Lục tức khắc cảm thấy trọng trách đè lên người mình, kinh hãi, không dám thở mạnh.
Chưởng quầy thấy gã khẩn trương, đặt một tay lên vai gã, nói, "Ngươi cũng không cần sợ, chỉ cần đi theo ta, ta làm động tác gì thì ngươi làm động tác đó, ta bảo ngươi làm gì thì ngươi làm cái đó thì ta cam đoan sẽ không sao."
"Ông chủ... Người muốn gặp quốc sư... Là có liên quan với Cửu Loan Tiên tử mua áo cưới tối hôm qua sao?"
"Có thể có, cũng có thể không." Chưởng quầy hời hợt nói, "Thư đã trong tay ta từ hơn ba tháng trước. Thật ra việc Thất Diệu Chân nhân tiếp nhận vị trí chưởng giao, quốc sư chỉ cần gửi thư chúc mừng là xong việc. Ngươi nghĩ hắn phải từ kinh thành xa xôi đến đây là vì sao?" Chưởng quầy dừng một chút, hơi khều tóc gã, "Người muốn tìm ta xin giúp đỡ không ít, nhưng đại đa số đều muốn che giấu tai mắt của người ngoài. Đặc biệt là quốc sư, thân là phương sĩ đứng đầu thiên hạ lại phải yêu cầu loại 'đường ngang ngõ tắt' như ta giúp đỡ, nói ra chỉ sợ sẽ trở thành trò cười cho tam đạo(8). Hơn nữa... Nếu đã đến tìm ta để cầu cứu, chỉ sợ là ngoài cách này ra hắn đã không còn biện pháp nào khác."
'Đường ngang ngõ tắt': Ý chỉ việc luồn lách, tệ.
(8) Tam đạo (三道): Từ đạo 1 – Rắc rối, phiền não, nguyên nhân như ngu dốt, tham lam, chán ghét... dẫn đến đạo 2 – Nghiệp chướng rồi dẫn đến đạo 3 – Khổ hạnh, trái đắng của sự sống và cái chết do nghiệp thiện và ác. Có sự liên hệ giữa ba đạo tạo nên vòng quay. Sự sống và cái chết là vô tận. Nên gọi là tam đạo. (Tham khảo Kinh Kim Quang Minh). Cái này mình không chắc là đúng theo [tam đạo] không nữa..
Sau khi sắp xếp xong xuôi, chưởng quầy lại lấy ra một chiếc hộp gấm, trong hộp có chứa một tập giấy dày như sách, còn có một bộ bút, một nghiên mực, "Cái này ngươi mang theo, tới đó có khi sẽ cần ngươi giúp ta ghi chép lại một chút chi tiết lúc ta và quốc sư nói chuyện."
Trọng Lục vội nhận lấy, ôm vào trong lồng ngực, lặng lẽ mở ra nhìn.
Kia là bút lông sói thượng đẳng, còn trên khối mực có khắc chữ "Lan Chỉ Đường" thiếp vàng cho thấy nghiên mực nhỏ này nhất định không phải đồ tầm thường. Trọng Lục âm thầm cảm thán, trong kinh ngạc một phen, tay bắt đầu ngứa ngáy.
Chưởng quầy mang theo Trọng Lục vào đại đường. Một đám người đang vì thiếu khách nên dựa vào cửa phòng bếp nói chuyện phiếm. Chu Ất, Liêu sư phụ và cả Tiểu Thuấn cùng mấy người làm trông thấy vào dáng vẻ hiện tại Trọng Lục, tất cả đều trố hai mắt mà nhìn, Liêu sư phụ còn trực tiếp phun một miệng trà: "Đây là từ đoàn hát nào vừa ra à? Ly miêu hoán Thái Tử(9) hở?"
(9) Ly miêu hoán Thái Tử:
Giai thoại nổi tiếng nhất về "Ly miêu hoán thái tử" lấy bối cảnh từ hậu cung Tống triều. Tương truyền rằng: năm xưa, Lưu Hoàng hậu và Lý Thần phi của vua Chân Tông cùng mang thai.
Đến kỳ sinh nở, Lưu thị hạ sinh được một công chúa nhưng không may chết yếu. Trong khi đó, Lý Thần phi lại sinh được một hoàng tử. Sau đó, Lưu Hoàng hậu cùng nội giám Quách Hòe hợp mưu, lột da một con báo để đánh tráo với hoàng tử mới sinh của Lý Thần phi, khiến Thần phi vì "sinh ra yêu nghiệt" mà bị đầy vào lãnh cung. Một thời gian sau, Lý thị bị đuổi ra khỏi cung, lưu lạc nhân gian. Con trai bà được phong làm Thái tử, thậm chí tới lúc kế vị vẫn không hay biết về mẹ ruột của mình.
Sau khi Triệu Hằng kế vị, Bao Chửng được lệnh xét xử vụ án Quốc cữu Bàng Dục tham ô hàng cứu trợ cho nạn dân. Trong quá trình điều tra, Bao Chửng đồng thời phá được vụ án oan của Lý Thần phi năm xưa, sau đó cung nghênh Lý phi hồi kinh.
Câu chuyện "Ly miêu hoán Thái tử" được lưu truyền sớm nhất qua tạp kịch "Kim thủy kiều trần lâm bão trang hạp", sau còn được đưa vào cuốn tiểu thuyết "Tam hiệp ngũ nghĩa" nổi tiếng Thanh triều.
Tiểu Thuấn bên cạnh cũng chớp đôi mắt to nói, "Lục ca, ngươi trông đẹp quá!"
Chưởng quầy nói với Tiểu Thuấn, "Thuấn Tử, đi chuẩn bị ngựa xe đi, ta và Lục Nhi sẽ đi ra ngoài tầm nửa ngày."
Tiểu Thuấn lập tức nhanh như chớp phóng đi hậu viện chuẩn bị ngựa. Chưởng quầy ở bên kia dặn dò Chu Ất một số chuyện khi bọn họ không có ở đây vào buổi chiều. Còn Trọng Lục theo phân phó của chưởng quầy lấy một ít từ rương tiền ra để phòng hờ khi phải dùng đến, còn cẩn thận ghi chú vào sổ sách. Lúc đang viết số lượng, Liêu sư phụ không biết đã đến kế bên gã từ khi nào, dựa vào trên quầy nha nhân, bưng ấm trà lên miệng nhấp một ngụm, "Ngươi cùng chưởng quầy đi ra ngoài là để đi công việc nha nhân của chưởng quầy à?"
Trọng Lục liếc mắt nhìn qua Liêu sư phụ, "Sao người biết?"
Liêu sư phụ dùng ánh mắt cổ quái đánh giá gã một lượt, "Ngươi nhìn vậy mà có bản lĩnh thật. Lần cuối chưởng quầy dẫn người cùng đi ra ngoài bàn chuyện làm ăn như thế này, đã là chuyện của nhiều năm trước. Xem ra hắn có lòng vun đắp cho ngươi thành tài. Nhưng mà chính ngươi cũng nên cẩn thận. Đi theo chưởng quầy, biết đến càng nhiều thứ thì bí mật ngươi gánh trên vai cũng ngày càng nhiều, dễ dàng rước vào tai họa vào thân."
Trọng Lục nghe ra ẩn ý trong lời nói của Liêu sư phụ, nghĩa thầm Liêu sư phụ là người theo chưởng quầy lâu nhất, chắc hẳn hắn đã biết chuyện làm nha nhân của chưởng quầy ít nhiều.
"Liêu sư phụ... Người đã gặp qua những... người thợ mà chưởng quầy phụ trách liên hệ chưa?" Trọng Lục hạ giọng hỏi.
Liêu sư phụ dùng ngón tay ngoáy ngoáy lỗ tai, dùng âm nhẹ y chang trả lời, "Có một số đã gặp, còn một số thì chưa. Về phần ngươi, nếu không thấy được thì cũng không cần thấy. Mấy chuyện ở đây, biết đến càng nhiều thì sẽ chỉ lún càng sâu mà thôi."
"Vậy..." Trọng Lục vừa định tiếp tục dò hỏi, chưởng quầy đã hối gã cùng nhau ra cửa.
Kĩ thuật đánh xe của Trọng Lục không tốt lắm nhưng chưởng quầy hiển nhiên không có ý muốn Tiểu Thuấn đi theo bọn họ, vì thế gã không thể làm gì khác ngoài cắn răng nhận lấy roi ngựa, thúc ngựa "cha" một tiếng, xiêu xiêu vẹo vẹo mà đi dọc theo đường Biện Hà.
Chương quầy nói quốc sư vừa đến, người sẽ dừng chân ở biệt quán Bích Hà. Biệt quán kia ở chân núi Tử Lộc ngoại thành Thiên Lương, nó được đặc biệt dựng nên cho các quan chức quý tộc đến thăm viếng núi Tử Lộc nghỉ qua đêm.
Ở Biện Hà này được bồi tích thành chu sa. Nơi đây có hoa súng trắng bồng bềnh trên mặt nước sông trong vắt, mấy gian nhà đơn sơ trang nhã đứng trên mặt nước, những chiếc chuông đồng treo trên mái hiên đung đưa trong gió, tấu lên thanh âm nhẹ nhàng uyển chuyển.
Trọng Lục dùng hết sức giữ chặt cương ngựa, dùng tay áo lau mồ hôi chảy đầy trán. Một đường đi nghiêng ngả đi, nhưng cũng may xe ngựa trên đường không nhiều lắm, nếu không nhỡ mà có va chạm vào xe ngựa của ai hoặc ngựa bị hoảng sợ, gã cũng chẳng biết phải làm thế nào để dọn dẹp cục diện rối rắm đó nữa. Vừa ngẩng đầu, nhìn vào cửa lớn có những thanh xà được chạm khắc đang mở rộng khiến gã có chút do dự.
Mấy quan binh trông cửa hình như đã chú ý tới bọn họ, bắt đầu có người đi về phía này. Trọng Lục càng thêm khẩn trương, vội vàng quay đầu lại hỏi chưởng quầy trong xe, "Ông chủ, ta nói với bọn họ cái gì bây giờ?"
"Đừng có ngừng ở đây, vòng qua cửa Tây đi."
Trọng Lục an tâm nghe lời, lại lần nữa nhanh chóng ngăn ngựa đi về phía trước, cưỡi vòng qua bức tường xanh trắng như lẩn trốn.
Ở cửa Tây có một vị phương sĩ mặc Đạo bào màu tím sen, tay đầy bụi bặm, vừa thấy bọn họ liền lập tức nhào tới đón. Trọng Lục vội vã ghìm ngựa, may mà không tông vào người vị phương sĩ kia.
Trọng Lục còn chưa nói chuyện, vị phương sĩ kia đã mở miệng trước, "Xin hỏi trong xe có phải là ông chủ Chúc của lữ xá Hòe An hay không?"
Trọng Lục nhanh chóng gật đầu bảo phải. Lúc này từ phía sau, mành xe xốc lên, Chúc chưởng quầy lấy ra một phong thư đưa cho Trọng Lục, "Đây là thiệp mời ngày trước ta nhận được."
Trọng Lục nhảy xuống xe, hai tay đưa thiệp cho phương sĩ. Đối phương nhìn thoáng qua liền lập tức dùng thái độ cung kính mà Trọng Lục không quen hành lễ với hai người bọn họ, nói, "Quốc sư chờ đã lâu, mời đi theo ta."
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất