Hòe An Khách Điếm Quái Sự Đàm

Chương 42: Quạt Tô lang (9)

Trước Sau
[Chưởng quầy xuất quan]

Sáng sớm hôm sau, Trọng Lục ôm thau đồng và cầm theo khế ước đã được kí qua đến gõ cửa phòng của sứ giả do Quốc sư phái tới, thu về một túi tiền công nặng trĩu. Sau khi sứ giả của Quốc sư đi rồi, Trọng Lục liền đưa tiền cho Liêu sư phụ cất, còn mình thì lấy ra vài thỏi bạc từ túi để thêm vào số tiền mà trước đó bọn họ đã cùng nhau chuẩn bị để đưa tới đại lao của huyện nha.

Đang cùng quan ngục ghi danh bảo lãnh, đột nhiên nghe thấy tiếng cửa gỗ đại lao bị đẩy ra, lính canh lập tức rối rít quỳ xuống, ngay cả quan ngục đang viết cũng vội vàng buông bút rồi quỳ xuống.

Trọng Lục vừa quay đầu lại đã thấy Từ Hàn Kha vận quan phục đỏ thẫm nhưng lại không đội khăn vấn đầu, đang đứng ở trước cửa lao nhàn nhạt nhìn gã.

Trọng Lục cũng hấp tấp quỳ xuống như những tên lính ngục khác, cụp mắt rũ mi, bộ dạng như một tên tiểu dân đang nơm nớp lo sợ.

Tầm mắt lả xuống của gã bỗng bị quan ủng của Từ Hàn Kha chiếm lấy. Trọng Lục cảm giác có một đôi tay nhẹ nhàng đỡ lấy khuỷu tay của gã, gã cũng bèn thuận thế đứng dậy.

Từ Hàn Kha khẽ mỉm cười với gã, vẻ mặt ngược lại trông vô cùng điềm tĩnh dịu dàng, "Đến gặp chưởng quầy của các ngươi sao?"

Trọng Lục cười làm lành đáp, "Bẩm, dạ phải. Đại nhân, chưởng quầy của chúng ta có khỏe không?"

"Trong ngục đương nhiên sẽ không thoải mái như ở nhà được. Nhưng mà tiểu ca, xem như ngươi lanh lợi, lại còn niệm tình ngươi đã cứu ta một mạng nên ta phải khuyên ngươi một câu. Ông chủ của các ngươi dây vào loại chuyện này... Ngươi nên tính đường cho bản thân sớm một chút. Vạn nhất không cẩn thận cũng bị cuốn vào thì ai biết sẽ xảy ra chuyện gì đây?"

Ngoài mặt là khuyên Trọng Lục đi tìm việc chỗ khác nhưng bên trong có lẽ lại là ý khác, chẳng hạn như dùng sự uy hiếp ẩn trong một chút thân thiết để ép gã phải gánh mấy việc như làm nội ứng gì đó.

Nếu không thì một quan lớn như hắn lại tự mình nói với một đứa tiểu nhị nhiều vậy làm gì?

Xem ra Từ Hàn Kha còn chưa từ bỏ...

Trọng Lục cảm kích đáp lời, "Tiểu nhân nhớ kĩ đại lão gia đã dạy bảo."

"Cái gì mà đại lão gia, nói giống như ta là ông già vậy." Ánh mắt Từ Hàn Kha rơi trên chỗ bạc Trọng Lục mang đến để nộp tiền bảo lãnh, tấm tắc hai tiếng, "Quán trọ của các ngươi tuy nhỏ nhưng tích cũng được nhiều thật đó. Chủ bị bắt mà không ai nhân cơ hội khuân tiền đi trốn, xem ra ông chủ của các ngươi cũng có chút bản lĩnh thật."

Trọng Lục cười khổ nói, "Này đã muốn táng gia bại sản rồi, ngài cũng đừng lại chôn chúng ta thêm nữa."

"Chưởng quầy của các ngươi có một tiểu nhị trung thành như ngươi quả thật đúng là may mắn." Từ Hàn Kha nói, lớp mặt nạ mà hắn mang trên mặt bỗng chốc vơi đi, lộ ra vẻ ngơ ngẩn. Hắn than nhẹ một tiếng rồi rời đi.

Công văn bảo lãnh người cũng đã ký xong, Trọng Lục hồi hộp xoa tay chờ lính canh đưa chưởng quầy đi ra. Cũng không hiểu vì sao mà trái tim nhỏ bé lại càng đập nhanh hơn.

Cửa lao được mở ra, Trọng Lục vừa liếc mắt một cái đã lập tức thấy chưởng quầy ở phía sau lính canh.

Chưởng quầy vẫn mặc một kiện hạc xướng màu tương phi hệt như lúc y bị mang đi, tóc đen hai bên đã được tùy tiện búi lên, sắc mặt vẫn hồng hào như thường, đôi mắt sáng ngời khi nhìn thấy gã thì giãn ra, mang một ý cười như liễu bay trong gió.

Trọng Lục cũng nhịn không được mà toét miệng cười, cảm thấy có lẽ bản thân đã cười có hơi ngu nhưng cũng gã không rảnh mà đoái hoài tới nữa.

"Ông chủ!"

Dường như lính ngục kia rất kính trọng chưởng quầy, chắc là lính thủ hạ của Tri huyện Hứa. Hắn ta lui qua một bên mà cũng không nói gì thêm. Chưởng quầy đi đến trước mặt Trọng Lục, hơi nghiêng đầu tra hỏi gã, "Tối hôm qua ngươi ngủ không được sao? Vành mắt đen hết rồi này."

Trọng Lục trong đầu nghĩ còn không phải do giữa chừng bị gian phòng của ngươi phá sao...

Sau tối hôm qua, cả đêm gã đều mơ thấy quái mộng, mướt mồ hôi từ đầu tới cuối khiến quần áo ướt hết. Cuối cùng vẫn nhờ Chu Ất gọi kéo gã ra khỏi từ ác mộng.

Vấn đề là gã không thể nhớ nổi mình đã mơ thấy những gì.

"Ông chủ, người cũng biết mà..." Trọng Lục ngẫm lại bản thân mấy ngày nay đã dốc hết sức, thậm chí còn liên lạc cả nội tuyến ở kinh thành và lân cận, còn phải giải quyết chuyện của quán, rồi nào là công việc làm ăn nha nhân nữa... ngủ cũng ngủ không yên, lập tức cảm thấy tủi thân vô cùng.

Tại sao chưởng quầy thì ngược lại trông như được ăn uống no đủ, thoải mái dễ chịu như vậy...

Chưởng quầy cười khẽ mấy tiếng, đột nhiên y vươn tay, nhẹ nhàng cầm lấy cánh tay gã, nhẹ giọng nói, "Đi thôi, chúng ta trở về."

Chỉ thế thôi?

Chẳng lẽ không có đối thoại chủ tớ tình thâm ngóng chờ linh tinh các kiểu sao? Chẳng lẽ không có nổi một cái ôm nhung nhớ à?

Sao lại không giống như trong hí bản xíu nào vậy...

Trọng Lục có chút hơi mất mát.

Trên đường trở về, chưởng quầy cặn kẽ hỏi thăm Trọng Lục xem lúc y không có ở đây rằng quán đã xảy ra những gì. Trọng Lục liền lập tức khai báo kĩ lưỡng sự thật từng cái, đủ loại chuyện, ngay cả mấy chuyện xảy ra ngoài ý muốn lúc đi lấy quạt, hay những gì tối hôm qua thấy lúc đi lấy thau đồng cũng đều nói ra hết.

Khi chưởng quầy vừa nghe được việc túi thơm bị hư mốc, bước chân y hơi dừng lại. Thần sắc như có chút bất ngờ.

"Vậy là sau khi ngươi thấy mặt quạt kia thì túi thơm đã lập tức hỏng." Chưởng quầy trầm ngâm, mày nhăn lại, dáng vẻ như nặng nề đầy tâm sự.

Dù là lúc trên công đường, chưởng quầy cũng chưa từng lộ ra vẻ mặt này...

Trên đường trở về, Trọng Lục lại tới Thủy Phương Trai, đang tính muốn tự mình bỏ tiền ra mua điểm tâm để đêm nay ăn mừng một phen. Ai dè chưởng quầy lại đè tay gã lại, rồi tự móc bao tiền của mình ra. Lúc trả tiền, y chợt nhìn thấy vài chén cao(*) quả nhỏ, bèn đưa tay gọi hai phần cao vải(1).



(1)Cao vải/Cao vải thiều/Lệ chi cao (荔枝膏): Nó là món tráng miệng tiêu biểu thời nhà Tống. Kiểu dạng thạch mứt mà mọi người có thể pha chung với nước rồi đem đi ủ lạnh, ăn mát mà có thể giải khát, bù nước, nhất là vào ngày nắng nóng. Điều quan trọng là cao vải KHÔNG CÓ VẢI. =)) Vì vải thiều là thứ rất quý và mắc nên người bình dân không thể nào ăn được, họ bèn nghĩ cách để trộn các loại nguyên liệu như quế, gừng, đinh hương,.. lại với nhau để có mùi vị giống với vải. Mình sẽ có một đoạn dịch lại bài viết về món này ở dưới nhé. Nó không phải là kem.

(*) Cao quả thì là thạch mứt hoa quả thôi.

Vốn Trọng Lục đang nhìn những thứ thạch mứt quả nõn nã đầy màu sắc chứa trong vỏ trứng rỗng nho nhỏ đã được rửa sạch kia thì đột nhiên gã nhìn thấy một chén cao vải màu tím sẫm nhỏ được đẩy tới trước mặt mình.

Chưởng quầy dúi cao vải vào tay Trọng Lục, rồi lại nhét vào tay khác của gã một miếng gỗ nhỏ, "Trời nóng, ăn chút cao vải để hạ hoả."

Trọng Lục sửng sốt trong chốc lát mới dùng miếng gỗ khoét một chút cao quả bán trong suốt kia đưa vào miệng. Mùi hương ngọt ngào sảng khoái, man mát mà mềm mại nhanh chóng tràn ngập trên đầu lưỡi, lan thẳng đến tận trong lồng ngực.

"Ngon quá!"

Chưởng quầy trên tay cầm vài bọc giấy điểm tâm cũng cùng ăn cao vải giống Trọng Lục, nhìn bộ dạng chép miệng vui sướng của Trọng Lục mà ánh mắt cũng dịu dàng đi vài phần.

Buổi tối hôm đó, quán trọ Hoè An hệt như đón năm mới vậy. Một đống người ùa vây chung quanh chưởng quầy, thậm chí Tiểu Thuấn còn ở một bên lau nước mắt, Phúc Tử và Cửu Lang thì nhảy nhót lung tung như khỉ. Quán trọ đã sớm đóng cửa, Liêu sư phụ đã làm cả một bàn lớn đồ mặn, nào là gà chưng rượu(2), dương canh(3), nấm hầm ngũ vị(4), thịt chiên giòn(5),... giống như không cần tiền vậy. Lại còn lên hai vò rượu lớn, đều là nữ nhi hồng mà Liêu sư phụ đã ủ lâu năm, vừa gỡ bùn phong(6) ra, mùi rượu đã nồng nàn bay khắp toàn bộ đại đường này.

(2) Gà chưng rượu

(3) Dương canh: Là món thạch làm từ bột đậu đỏ mình đã đề cập và ghi lịch sử của nó ở những chương đầu tiên (tầm chương 2, 3)

(4) Nấm hầm ngũ vị

(5) Thịt chiên giòn (là dạng thịt và bột dài thành sợi thế này nhé)

(6) Bùn phong: Là lớp chặn vại. Thời triều nhà Tần và Nguỵ Tấn, để bảo vệ văn kiện thì dùng một loại đóng dấu được làm bằng bùn. Cái này kiểu như loại ấn kí cá nhân, vì sau khi mở bùn này ra, không thể tuỳ ý vất lung tung để tránh người ta sao chép. Sau này bị thay thế bởi các tờ giấy dán niêm phong nên bùn phong dần thối lui.

Trong mâm cỗ, mọi người cứ mồm năm miệng mười hỏi thăm xem liệu chưởng quầy trong ngục có bị khi dễ không, rồi chốc chốc lại đầy phẫn uất mà mắng Từ Hàn Kha vong ơn bội nghĩa, qua một lát nữa lại lo lắng không biết có lẽ nào quan binh lại đến đây hay không... Càng nói chủ đề càng thêm tưng bừng.

Giữa chừng lại có khách ở hai gian gọi đun nước ấm, Trọng Lục lập tức xung phong nhận việc rồi chạy đi làm. Lăn lộn cả buổi mới xong, trong chớp mắt ngay khi bước vào đại đường, gã thình lình khựng lại.

Lúc này, hai chiếc bàn gỗ vuông được kê lại với nhau đã hỗn loạn, Chu Ất và Phúc Tử đang lớn tiếng gọi rượu, Cửu Lang thì đang la ó bên cạnh, Liêu sư phụ không biết đã đi đâu mà Tiểu Thuấn thì gục cả người xuống bàn, có vẻ đã uống khá nhiều.

Nhưng ngoại trừ những người họ, Trọng Lục còn thấy được một bóng hình đang đứng lẳng lặng phía sau Tiểu Thuấn.

Một bóng người mảnh khảnh quá mức cao, cơ hồ còn muốn chạm tới xà nhà. Có một ít hình dáng đặc thù của người mà có thể nhìn ra như bả vai, cánh tay hay chân. Nhưng mà... mọi thứ có hơi dài quá, méo mó giống như là bị bánh xe nghiền dẹp qua vô số lần vậy. Hơn nữa là chỉ có đường nét...

Đó là... cái gì?

Trọng Lục dùng sức chớp mắt, rồi lại phát hiện ra bóng dáng ấy đã không thấy đâu.

Một cái tên mà đôi khi Tiểu Thuấn hay nhắc tới bỗng nhiên đâm thẳng vào đầu Trọng Lục.

Cao Cá Tử tỷ tỷ.

Chẳng lẽ...

"Lục Nhi~~~" Trọng Lục đột nhiên hoàn hồn, thấy chưởng quầy đang đứng dậy đi về phía gã.

"Ông chủ?"

Chưởng quầy vỗ nhẹ vào eo gã, "Ngươi đi với ta."

Vì thế Trọng Lục theo chưởng quầy đi qua ngang trung đình, hậu viện, tới tiểu viện đã hoang vắng đi rất nhiều của chưởng quầy. Vốn sau khi quan binh đi rồi, trong phòng đã bị lật tung ngổn ngang nhưng Trọng Lục đã mang theo bốn người làm để cùng nhau dọn dẹp, quét tước sạch sẽ rồi. Căn nhà nhỏ vốn đầy ắp nay lại có vẻ trống rỗng.

Trọng Lục có chút hơi không quen.

Chưởng quầy ngồi xuống bên giường, cởi giày tất đặt bên khay rồi chỉ và chỗ đối diện bàn nhỏ(***).

(***) Giường có bàn nhỏ và sạp ở phía đối diện

Trọng Lục có hơi mất tự nhiên mà lập thức ngồi ở mé sạp.

Chưởng quầy giang tay về phía gã, "Đưa tay cho ta."

"Dạ?" Trọng Lục ngẩn người, lại hỏi, "Tay nào ạ?"

"Đưa cả hai tay cho ta."

Trọng Lục mím đôi mô khô khốc, đặt tay mình vào tay chưởng quầy.

Chưởng quầy nghiêm túc xem kĩ cả hai tay của gã, đặc biệt là móng tay, y nhẹ nhàng kéo nhéo lớp đầu ngón tay gã. Không hiểu vì sao, Trọng Lục cảm thấy mặt có hơi nóng lên, lòng thoáng có chút dao động không yên(**).



(**) Nguyên bản là tâm viên ý mã: ý chỉ tâm dao động không yên. Có câu nói: "Tâm viên bất định, ý mã nan truy", nghĩa: Tâm vượn không định, ý ngựa khó theo).

Bị người nắm tay, rồi lại được xem xét cẩn thận, khỏi khiến khiến người ta cảm thấy... thân mật.

"Ngươi nói là có đôi khi sẽ có cảm giác ngứa phía dưới móng tay?" Chưởng quầy hỏi.

Trọng Lục gật đầu, "Nhưng mà không có gì kì lạ xảy ra. Có thể là... không có chuyện gì lớn?"

Biểu tình của chưởng quầy trông rất khó hiểu, một lát sau, y mới nhẹ nhàng buông tay Trọng Lục, "Ta phải chuẩn bị cho ngươi một túi thơm mới, có điều để làm túi thơm đó cần mất mấy ngày. Mấy ngày này, cố gắng bớt tiếp xúc với Uế khí đi. Phòng ở Bắc lâu kia, trước hết là tầm mấy nay đừng đi nữa."

"Ừm..." Trọng Lục nghĩ ngợi một chút rồi vội vàng đặt chiếc chìa khoá đã gỡ khỏi cổ xuống bàn, "Ông chủ, cái này trả người?"

"Không cần, ngươi giữ đi."

"Dạ?"

"Xem như là ta cảm ơn ngươi đã giúp ta đi ra." Chưởng quầy nhướng mi, con ngươi đen nhánh đối diện với ánh mắt của Trọng Lục, "Ta biết gian phòng kia đối với ngươi mà nói, có lẽ giống như hải tặc phát hiện được châu báu, đúng chứ?"

"Không có chuyện đó!"

"Ngươi cũng không phải khách khí. Chờ sau khi túi thơm được làm xong, ngươi đã lập tức có thể cùng ta vào đó rồi. Đồ ở trong đó, chỉ sợ đủ để cho người ghi chép tận bốn cuốn."

Trọng Lục sửng sốt, trên mặt thoáng hiện lên sự do dự, không biết bây giờ mình hẳn là nên làm bộ mặt hoang mang dại người ra, hay là biểu hiện ra quả thực bản thân đã mất cảnh giác, không thể ngờ tới.

Chưởng quầy cười, ôm tay, ngả người về phía sau, "Ngươi yên tâm, ta không có lén nhìn mấy trát ký mà ngươi giấu đút đó đâu. Ta chỉ biết là người của Bách Hiểu môn ai cũng sở hữu một cuốn thư như vậy thôi. Các ngươi du lịch thiên hạ, tìm kiếm ghi chép kiến thức của thế gian ở khắp nơi, bất luận là vặt vãnh hay trọng đại thì các ngươi vẫn đều xem là một mà ghi cả lại vào sách. Còn đối với các ngươi mà nói, đào bới và khống chế những bí mật không ai biết mới chính là kho báu lớn nhất, là quyền lực tối thượng nhất."

Ngay khi ba chữ "Bách Hiểu môn" được thốt ra từ miệng của chưởng quầy, Trọng Lục đã lập tức hiểu rằng phủ nhận có lẽ chỉ tự làm mình mất mặt mà thôi.

Nhưng mà điều này cũng chẳng có gì là lạ, gã cũng không thực sự nguỵ trang mình kĩ lưỡng, chưởng quầy đoán được lai lịch của gã cũng là chuyện sớm muộn.

"Người... đã biết từ khi nào?" Trọng Lục hỏi.

"Vốn dĩ cũng chỉ là nghi ngờ phỏng đoán thôi. Thậm chí ta còn hoài nghi rằng ngươi được hoàng đế phái đến." Chưởng quầy cong khoé môi, nụ cười dưới ánh nến có chút tà mị, "Nhưng thực sự khiến ta chắc chắn chính là lúc này đây, vì ngươi đã cứu ta ra."

---------

Ở trên mình có nói về cao vải, cao quả mục ở mục (1) ấy. Thì đây là những gì mình tìm được, mình xin phép được trích, tổng hợp và chuyển ngữ ra nhé. Ai bê đi không ghi nguồn làm quỷ làm yêu nhee.

Đây là món tráng miệng thường được bày bán ở chợ đêm triều Tống! "Cao vải" nhưng không có vải, mà là một món tráng miệng tiêu biểu thời nhà Tống.

Nhân Mạnh, một nguyên lão triều Tống đã nhớ lại và kể, ở đô thành Bắc Tống có mở một chợ đêm lớn nhất được gọi là "Chợ đêm Châu Kiều". Cứ mỗi mùa hè hằng năm, chợ đêm lại càng làm ăn thịnh vượng, mở suốt đêm suốt sáng, từ đầu tới cuối đều là: Thuỷ phạn, xà phòng pha lê, đu đủ sinh yêm, đu đủ ngâm thuốc, kê đầu cất sa đường, nguyên tử băng tuyết, nước đậu xanh cam thảo ướp lạnh, cao vải, mơ lát, mận gừng,... (trích "Đông Kinh mộng hoa lục" cuốn hai "Chợ đêm Châu Kiều")

Mạnh nguyên lão đã liệt kê một đống tên đồ ăn thức uống, trong đó có rất nhiều món đã thất truyền.

[Đầu tiên là xà phòng pha lê đã xuất hiện từ mấy chương đầu và mình cũng đã giải thích rồi.

Một số cái còn lại như:

Đu đủ sinh yêm: Đu đủ non lấy phần thịt, cắt thành từng miếng nhỏ, ngâm qua nước muối rồi lại ngâm lại bằng nước đường, cuối cùng bỏ vào nước đá là được.

Đu đủ ngâm thuốc: Gọt vỏ đu đủ, cắt sợi dài, trộn cùng với nhân, gừng, cam thảo, đậu khấu rồi rải ít muối, phơi dưới án nắng mặt trời, sau khi thành đu đủ kiền thì đem đi ngâm với nước đường.

Kê đầu cất sa đường: Kê đường ở đây là khiếm thực (hạt), khoét khiếm thực rồi chưng với sa đường, rồi dùng mật ong ngâm rồi chế biến.

Nguyên tử băng tuyết: Nguyên tử ở đây là chè trôi nước, băng tuyết nghĩa là ướp lạnh lại thoi =))

Cao vải: Viết là vải (vải thiều) nhưng trên thực tế không có liên hệ gì hết.]

Cuốn hai "Chợ đêm Châu Kiều" trong "Đông Kinh mộng hoa lục" có giới thiệu chợ đêm được mở thời Bắc Tống, nhắc tới cao vải (lệ chi cao), "Võ lâm cựu sự" cuốn ba "Đô nhân tị thử" có giới thiệu những món tránh nắng, tránh nóng ở Tây Hồ, Hàng Châu, Nam Tống cũng có nhắc tới cao vải, điều này nói rõ là cao vải dù là Bắc Tống hay Nam Tống cũng khá phổ biến.

Một cảnh của "Thanh minh thượng hà đồ" được lấy từ web Bảo tàng Cố cung Quốc gia Trung Quốc

Nguyên đại dược điển "Ngự dược viện phương" cuốn thứ hai có đề cập tới cách làm cao vải:

Ô mai tám lạng, quế mười hai, nhũ đường hai mươi sáu lưỡng (tương đương 1.3kg), năm lạng gừng (lấy nước cốt), nửa chỉ xạ hương, mật thục mười bốn lưỡng (tương đương 700gram), trước dùng năm thăng (lít) nước, nấu tới khi còn một nửa, lọc cặn, thêm đường, đun sôi lại, đợi hơi kẹo lại thì cho nước gừng đã đun sôi vào, thêm xạ hương,.. sau đó dùng uống như bình thường.

Rõ ràng là cao vải dùng chủ yếu là ô mai với quế để chế biến, không cần dùng đến vải. Mà nếu không cần vải thì tại sao trong tên lại có "vải"? Bởi vì thành phẩm làm ra có mùi giống vải. Giống như hay thấy nhất là "Thịt cá bằm", nguyên liệu không có cá nhưng lại có mùi cá.

Trên thực tế, triều Tống cũng có một số món như cao vải vậy, có vải trong tên mà lại không thực sự có vải. Như trong cuốn mười ba "Đoành hành" của "Mộng lương lục" có một "lệ chi thang" (canh vải) mà lại dùng ô mai, quế, gừng, cam thảo và đường mía,... hầm lên, sau ra mùi giống vải nên gọi là canh vải.

Trích từ "Ẩm thực triều Tống: Nghiên cứu trên bàn ăn triều Tống"

Tác giả: Lý Khai Chu

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất

Trước Sau