Quyển 23 Chương 3: CÁI CHẾT BÍ HIỂM TỪ GENUA
Gino Gorden, 39 tuổi, ăn cắp chuyên nghiệp, có thân thể gần giống hình… vuông, chiều cao và chiều ngang bằng nhau với sức lực đủ bẻ cong thanh sắt. Gương mặt hoang dã của gã đầy những nốt rỗ đậu mùa để lại. Ấy vậy mà gã có thói quen thường xuyên đưa tay lên vuốt mớ tóc xoăn dày như làm đỏm.
Đầu gấu Gino Gorden chính là thành viên của băng mafia Italia có tên NGƯỜI ANH EM vừa được ông trùm tối cao chỉ đạo đổ bộ nước Đức để xây dựng chi nhánh. Mục tiêu của gã là làm mọi cách để có được tiền, bất kể hình thức gì. Tống tiền, cướp đường, cướp nhà băng, kinh doanh ma túy… kể cả giết người.
Gino sống một mình không vợ, không tình nhân tại một căn nhà biệt lập và cực đẹp giữa thành phố. Gã chẳng dại chi quan hệ với hàng xóm láng giềng chung quanh để bị để ý lãng nhách. Trong công cuộc mở rộng các phi vụ, gã thu nạp được hai đệ tử có tầm cỡ. Xét riêng về khoản tàn bạo thì có lẽ chúng chẳng lép vế “sư phụ” chút nào. Hai đệ tử người Đức của gã vốn là dân anh chị có cỡ trong làng đâm thuê chém mướn.
Một gã là Norbert Bonsen có biệt danh là Điển trai thành Viên, giới giang hồ thường gọi là “Người Áo”. Một gã nữa có biệt danh “Đao Phủ” tên cúng cơm là Paul Thiebel. Đó là một gã khổng lồ.
Quanh cái bàn sang trọng cầu kì, đầu gấu Gino và hai hung thần đang trầm ngâm bên những li rượu mạnh đựng trong những chiếc cốc pha lê loại xịn. Cặp môi Bonsen có vẻ như muốn mấp máy, bằng chứng là gân cổ gã cứ chạy lên chạy xuống nhấp nhỏm. Gã hí hửng nhìn Gino. Trời ạ, gã từng thành danh ở kinh đô Viên với hai món: cướp ngân hàng và đánh úp các đoàn xe chở tiền. Tuy nhiên cuộc đời sát thủ cứ thế trôi dạt, nếu không có sự đỡ đầu của đàn anh hiện giờ thì còn lâu gã mới thoát được thân phận khốn khổ của một tên cướp bị cảnh sát Áo truy nã. Bây giờ thì Bonsen đã là một người Đức có quốc tịch và vênh vang bộ cánh đẹp mã hẳn hoi.
Gã nâng li:
- Chúng ta hãy uống vì cái mà chúng ta yêu quý nhất.
Đao phủ Thiebel cười ha hả làm rung bần bật khoảng ngực lông lá đồ sộ. Gã gào một cách thú vị:
- Là tiền!
Thiebel chỉ biết có tiền. Gã đô vật có cái đầu trọc lóc này trước kia là một tay “bảo kê” ăn lương ở một quán nhậu. Cái nghề “mặt rô” hạng bét của gã chỉ thuần túy đấm đá những thực khách “ăn chạy” chớ chẳng làm gì ra hồn. Có điều gã đấm đâu thương tích đó khiến chủ quán phải cạch mặt vì bị cảnh sát làm việc triền miên. Gã có còn biết làm gì nữa ngoài cái nghề bạo lực và ăn cướp.
Đàn anh Gino Gorden gãi cằm. Gã mặc chiếc áo lụa tơ tằm, phô bộ ngực trần đầy lông lá như đười ươi.
- Có chuyện làm cho tụi bay đó!
Đao phủ Thiebel lại gầm lên:
- Lại có tiền rồi!
Đầu gấu Gorden gãi ngực:
- Lần này không đơn giản…
Gã Điển trai thành Viên cắt ngang:
- Cỡ nào cũng chơi!
- Ừ… ừm, tao biết sự ngứa ngáy của tụi bay. Nhưng lần này là phi vụ “giăng lưới bắt cá”. Tao nghĩ rằng tụi bay sẽ bắt được một con cá mập. Thằng chó chết đó phải vào tròng.
Mặt mũi hai thằng đàn em quê một cục, tuy nhiên sếp Gorden tiếp tục cao giọng:
- Tụi bay phải thịt gọn thằng này.
Hai cái mồm cùng lúc mở toang hoác:
- Ai vậy?
- Lợn Rừng Edwin Kohaut.
Bonsen lắc đầu quầy quậy:
- Chưa nghe tên tuổi.
- Vậy thì vểnh tai mà nghe. Trung tâm “Người Anh Em” ở Genua, Italia vừa thông báo: Thằng Lợn Rừng Kohaut đã có mặt tại Đức và nhiệm vụ của chúng ta là khử nó.
Đao phủ Thiebel xoa bàn tay mập ú lên cái đầu trọc lốc:
- Lí do?
Đàn anh Gino gầm gừ:
- Nó đã phản bội tổ chức, hiểu chưa? Tuy Kohaut là người Đức nhưng vị trí của nó trong đảng “Người Anh Em” ngang hàng tao. Nó được ông trùm tối cao phân công phụ trách hai thành phố Genua và Neapel bên Italia. Bốn ngày trước đây nó đột nhiên giở quẻ ẵm gọn một chuyến hàng vừa chuyển tới Genua từ Beirut, thủ đô Li Băng gồm 37 viên kim cương loại một trị giá hơn hai triệu mark. Tụi bay phải hiểu số kim cương quý giá đó phải gom góp từ hàng loạt vụ cướp mới có được. Vậy mà Kohaut dám phỗng tay trên ngân quỹ của tổ chức… Và vì mỗi một viên kim cương đều có lí lịch riêng của nó nhưng không có chứng từ mua bán nên thằng chó chết Kohaut còn lâu mới dám xài. Tao đoán rằng nó “ếm” mớ chiến lợi phẩm ở đâu đó để chờ chào hàng giới xã hội đen. Xài bây giờ là bị thộp cổ ngay.
Bonsen không nén nổi tò mò. Gã hồi hộp hỏi:
- Hắn biển thủ toàn bộ kim cương sao?
- Ờ, hành trình của số kim cương kia bằng đường biển. Tàu Esmerada đã rong ruổi từ Viễn Đông đến Ấn Độ với sứ mạng chuyển 37 viên kim cương đến Genua cho ông trùm tối cao. Ai dè thằng Kohaut nghe được thông tin ấy, bởi nó phụ trách Genua lẫn Neapel mà. Kohaut đã tấn công thằng thủy thủ người Bồ, kẻ lãnh trách nhiệm chuyển mớ kim cương từ Beirut tới Genua, lúc thằng này đang trên đường đến điểm hẹn giao hàng. Thằng người Bồ đã chống trả và còn kịp lột mặt nạ kẻ đánh lén. Nhưng gã cũng bị trọng thương, hiện thời dở sống dở chết ở bệnh viện vì vết thương và vì một bệnh gì đó rất nguy hiểm không ai được đến gần. Gã đã khai với cớm bộ mặt thật của tên hung thủ. Thế là lòi ra thằng phản bội Kohaut.
Người Áo Bonsen sốt ruột:
- Thế tại sao đàn anh biết Kohaut đổ bộ lên đây?
- Ừ… ừm, vì nó còn một bồ ở đây. Con nhỏ Leni Stegmuller có biệt hiệu là “Bồ Câu Xanh”. Ả này trước kia cũng là dân chôm chỉa thứ dữ nhưng bây giờ không hiểu sao tự nhiên giải nghệ.
- Ờ há. - Đao Phủ gật gù.
- Thằng phản bội Kohaut phải chuồn lẹ khỏi Genua sau chuyến ăn hàng bẩn thỉu đó. Vì vậy chắc chắn nó sẽ đói rách và làm bậy ở thành phố này trước khi thành tỉ phú kim cương. Đầu đuôi cũng nhờ người của ông trùm mò được tại tư gia Kohaut một mảnh giấy ghi địa chỉ nàng Leni Stegmuller. Ái chà, cái thằng phản phé đa tình thật, nó còn mua sẵn cho người yêu một món quà chưa kịp tặng…
- Và từ địa chỉ đó, chúng ta phăng ra chỗ cư trú hiện nay của Kohaut.
- Chớ gì nữa.
- Vậy sếp còn đợi gì mà chưa ra tay?
- Cục ***. Thằng Kohaut chưa bò lại chỗ con Leni Bồ Câu Xanh lúc này đâu. Nó đã đánh hơi thấy bẫy rồi. Mẹ kiếp.
Bonsen ực một hớp rượu:
- Chẳng lẽ chúng ta bế tắc?
Đầu gấu Gorden nhe răng:
- Một bên là… cớm, một bên là chúng ta. Thằng Kohaut sẽ nhấp nhổm trên đống lửa cho đến khi những viên kim cương chảy thành nước.
Gorden rút ra một tấm ảnh:
- Nhận mặt con mồi đi tụi bay. Nó đó, da ngăm đen, râu rậm, 38 tuổi, cao 1 mét 82. Nghiện thuốc lá, giọng khàn, dùng nước cạo râu. Tụi mình sẽ thi đua với bọn cớm coi băng nào đến đích trước. Theo tao biết, bọn cớm đã phát lệnh truy nã thằng Kohaut sang tận Italia. Tụi bay hãy nhớ rằng thằng này bắn súng hai tay như một. Nào, tối mai chúng ta sẽ giăng lưới bắt cá. Giải tán.
*
Gaby và Tarzan đi cùng xe với thanh tra Glockner. Xe đạp bỏ trong cốp xe.
Kloesen và Karl đi xe thầy Roenz. Chiếc Opel đã tìm thấy ở tầng một. Chìa khóa vẫn cắm ở ổ khóa nhưng giấy tờ xe và các bịch tiền không còn nữa.
Thanh tra Glockner chăm chú nhìn con gái, vẻ mặt ông tràn đầy lo lắng và yêu thương. Rồi ông lấy trong ngăn kéo ra một tờ lệnh truy nã có dán ảnh. Cả bọn ồ lên:
- Chính gã!
Tarzan cũng khẳng định đây chính là kẻ đã rút tiền. Thanh tra Glockner thở dài:
- Vậy là lại nó.
Ông hỏi thầy Roenz:
- Giờ này ông giám đốc chi nhánh ngân hàng Jacoby có nhà không?
Thầy Roenz lên tiếng:
- Ồ... ông bạn của tôi đã cùng vợ con đi chơi dã ngoại. Tuy nhiên trưa mai họ sẽ quay về để tổ chức sinh nhật cho con gái. Tôi và các em học sinh đây đều có thiệp mời.
- Vậy được. Tôi đã cho giám sát các máy đổi tiền tự động của nhà băng nên cũng không đến nỗi sợ thằng đó qua mặt nữa. Anh hiểu tại sao tôi hỏi anh đột ngột vậy không Roenz? Bởi vì tên cướp đêm vừa rồi không phải là hạng xoàng. Tôi cũng không hiểu sao một thằng Mafia tầm cỡ như nó mà lại cướp vặt chục ngàn mark.
- Lạy Chúa, gã là băng đảng Mafia ư?
- Đúng thế. Gã tên là Edwin Kohaut. Thành viên nòng cốt của tổ chức tội ác “Người Anh Em” đầy thế lực ở Italia. Gã liều lĩnh đến mức dám trấn lột kho báu của trùm Mafia cách đây bốn ngày tại Genua. Trong tay gã đang có 37 viên kim cương ngoại hạng.
Tarzan bắt đầu… làm việc:
- Tại sao gã lại chọn địa điểm này để “đăng ký tạm trú” hả chú Glockner? Đáng lẽ chọn Rio, New York hay Hồng Kông có phải thoát được sự truy lùng của băng đảng gã dễ dàng hơn không?
- Thế này nhé, khi khám xét căn hộ của Kohaut ở Genua, người ta đã phát hiện được dấu tích chứng tỏ gã có liên lạc với một người phụ nữ ở đây. Vậy đó.
Thanh tra Glockner ngập ngừng một chút rồi nói tiếp:
- Số kim cương quý giá đó Kohaut đã nẫng được từ tay một đồng bọn sau khi tặng tên này hai nhát búa. Tên đồng bọn vốn là một thủy thủ người Bồ Đào Nha ẩn mình trên con tàu có lộ trình dài dằng dặc qua Viễn Đông, Ấn Độ đến Neapel và… đến đây thì…
- … Nằm chờ chết vì bị phản phé.
- Không phải vậy đâu Tarzan. Gã người Bồ chờ chết vì một căn bệnh khủng khiếp rất nguy hiểm, gọi là bệnh dịch hạch.
Kloesen đay lại:
- Bệnh dịch hạch? Chúng, bản thân chúng cũng là dịch hạch rồi!
Máy Tính Điện Tử thốt lên:
- Trời đất. Bịnh dịch hạch đã nhiều phen hủy diệt loài người, một căn bịnh tàn khốc nhất vào mọi thời đại. Tới thế kỉ thứ 18, căn bịnh mệnh danh là “cái chết đen” này đã ám ảnh Trái Đất. Một ví dụ: Năm 1618 nước Đức có ba mươi triệu người, sau ba mươi năm vừa chiến tranh vừa bị dịch hạch hoành hành, dân số chỉ còn lại năm triệu. Cứ mười người chết thì tới chín… là do dịch hạch. Riêng Trung Quốc đi đứt mười ba triệu người chỉ trong một thời gian ngắn.
Trí nhớ của Karl Máy Tính thật siêu phàm, chỉ có điều nó phát huy kiến thức trong trường hợp này càng khiến mọi người hãi hùng thêm. Thanh tra Glockner cũng bắt đầu lạc giọng:
- Nói tiếp coi, Karl!
- Dạ, bịnh dịch hạch lây kinh khủng. Virut gây bệnh phát sinh từ bọ chó, chuột… truyền sang người. Thời Trung cổ người ta không sao tiêu diệt được chuột cống. Nó nhung nhúc đầy nhà. Sau này điều kiện vệ sinh tương đối khá hơn, người ta đào hào rồi đổ cơm thừa canh cặn nhử chuột chui xuống để thiêu hàng loạt. Tuy nhiên ở những quốc gia nghèo đói, căn bệnh này vẫn còn rơi rớt, cho dù khả năng lây lan đã bị hạn chế…
Kloesen hỏi ngay:
- Nghĩa là gã thủy thủ người Bồ đã bị lây bịnh từ một vùng nào đó trên chuyến hải trình sao?
Karl gật đầu:
- Nếu con tàu của gã lỡ dừng lại ở Đông Bắc Á, Đông Dương, Nam Ấn Độ hoặc Bắc Châu Phi thì khó mà bình luận. Bởi ở những nước có trình độ vệ sinh thấp trong các khu vực trên, hệ thống cống rãnh ứ đọng và những đống rác cao nghệu chính là mầm mống của bịnh dịch hạch.
Tarzan bị cơn hùng biện của quân sư cuốn hút. Hắn hỏi tiếp:
- Vậy còn diễn biến, tính chất nguy hiểm và sự truyền nhiễm của bịnh?
Nhà diễn thuyết Karl mở máy tức khắc:
- Ngoài con đường… chuột bọ, bịnh còn lây qua đường hô hấp hoặc xài chung quần áo. Hiện tượng nhiễm bịnh là những mẩn đỏ trên da, có hạch trong phổi, lây rất nhanh qua tiếp xúc. Ngày xưa mắc bịnh là chết, ngày nay đã có loại kháng khuẩn điều trị được.
Thanh tra Glockner khen ngợi:
- Một báo cáo khoa học tuyệt vời!
- Ba ơi, - Gaby chợt hốt hoảng nói không ra tiếng - gã tội phạm Kohaut có khả năng bị lây nhiễm trong cuộc đụng độ với người thủy thủ đó không?
Ông thanh tra gật đầu định trấn an con gái nhưng Gaby lại tiếp:
- Con đã bị Kohaut ghì chặt cổ đến tắc thở, lôi đi xềnh xệch, gã còn thở vào sát mặt con. Con cũng có khả năng bị nhiễm bệnh phải không?
Cả căn phòng đột nhiên im phăng phắc. Câu hỏi của Gaby làm ai nấy nổi da gà. Tarzan trong phút tuyệt vọng chỉ muốn ôm chặt Gaby vào lòng để nhỡ cô bé bị nhiễm bệnh thì truyền hết sang hắn. May phước, môi thằng cận đã mấp máy. Nó nói chắc nịch:
- Yên tâm đi Gaby. Gã Kohaut mà chúng ta đã biết không có triệu chứng nhiễm bịnh. Về nguyên tắc, ba ngày sau khi bị lây dịch hạch, mẩn đỏ sẽ nổi đầy người và… nếu không điều trị sẽ nghỉ thở vĩnh viễn.
Gaby như người chụp được cái phao giữa đại dương. Cô bé ngước cái nhìn đỏ hoe:
- Chắc không?
- Sách nói vậy mà.
Câu trả lời của Karl quả có thiếu tự tin. Ông thanh tra ôm con gái vào lòng:
- Đừng lo, ba sẽ đưa con đi xét nghiệm ngay bây giờ.
- Nếu xét nghiệm thấy hiện tượng nhiễm bịnh, họ sẽ cách li tất cả chúng ta chớ không riêng gì Gaby, vì chúng ta cùng thở chung bầu không khí từ nãy giờ. - Thầy Roenz đột nhiên nói một hơi.
Gaby nắm hai tay Tarzan:
- Hãy cầu Chúa cho mình đi, đại ca, mình không muốn là kẻ mang dịch hạch.
- Sẽ tốt đẹp cả thôi Gaby. Nhưng mình cũng sẽ lãnh phần mang bệnh nếu chuyện tồi tệ ấy có thực. Tụi mình sẽ cùng ch… ê…
Tarzan kịp ngưng lại nhưng mọi người cũng đã đoán được hắn định nói gì. Mặt Tarzan đỏ bừng, chỉ còn nước độn thổ.
Người cảnh sát trực ban gõ cửa và bước vào:
- Có điện khẩn, thưa ông thanh tra!
Glockner chộp lấy bức điện. Giọng ông khàn khàn:
- Telex của cảnh sát Genua… bằng tiếng Ý. Làm sao dịch được đây?
Thầy Roenz vội đỡ lời:
- Nếu ông thanh tra cho phép?
Ánh mắt thầy lướt trên bức điện và những nếp nhăn trên gương mặt khắc khổ giãn ra sau từng chữ:
- Hoan hô phút thứ 89 của bóng đá. Ổn rồi thưa quý vị. Cảnh sát Genua cho biết gã thủy thủ kia không mắc dịch hạch mà chỉ bị bịnh ngoài da với những hiện tượng tương tự như dịch hạch.
Một khoảnh khắc im lặng, rồi chợt sôi lên. Tròn Vo vỗ đùi. Karl nhảy cẫng theo một điệu nhạc Disco.
Gaby bỗng tựa hẳn vào người Tarzan. Cô bé nghiêng đầu vào vai hắn để giấu hai giọt lệ vừa ứa ra bất tử.
Tarzan rút khăn tay ra. Chiếc khăn tay mới xài một bận. Còn phải hỏi, hắn không lau nước mắt cho Công Chúa của TKKG thì lau cho ai bây giờ?
Đầu gấu Gino Gorden chính là thành viên của băng mafia Italia có tên NGƯỜI ANH EM vừa được ông trùm tối cao chỉ đạo đổ bộ nước Đức để xây dựng chi nhánh. Mục tiêu của gã là làm mọi cách để có được tiền, bất kể hình thức gì. Tống tiền, cướp đường, cướp nhà băng, kinh doanh ma túy… kể cả giết người.
Gino sống một mình không vợ, không tình nhân tại một căn nhà biệt lập và cực đẹp giữa thành phố. Gã chẳng dại chi quan hệ với hàng xóm láng giềng chung quanh để bị để ý lãng nhách. Trong công cuộc mở rộng các phi vụ, gã thu nạp được hai đệ tử có tầm cỡ. Xét riêng về khoản tàn bạo thì có lẽ chúng chẳng lép vế “sư phụ” chút nào. Hai đệ tử người Đức của gã vốn là dân anh chị có cỡ trong làng đâm thuê chém mướn.
Một gã là Norbert Bonsen có biệt danh là Điển trai thành Viên, giới giang hồ thường gọi là “Người Áo”. Một gã nữa có biệt danh “Đao Phủ” tên cúng cơm là Paul Thiebel. Đó là một gã khổng lồ.
Quanh cái bàn sang trọng cầu kì, đầu gấu Gino và hai hung thần đang trầm ngâm bên những li rượu mạnh đựng trong những chiếc cốc pha lê loại xịn. Cặp môi Bonsen có vẻ như muốn mấp máy, bằng chứng là gân cổ gã cứ chạy lên chạy xuống nhấp nhỏm. Gã hí hửng nhìn Gino. Trời ạ, gã từng thành danh ở kinh đô Viên với hai món: cướp ngân hàng và đánh úp các đoàn xe chở tiền. Tuy nhiên cuộc đời sát thủ cứ thế trôi dạt, nếu không có sự đỡ đầu của đàn anh hiện giờ thì còn lâu gã mới thoát được thân phận khốn khổ của một tên cướp bị cảnh sát Áo truy nã. Bây giờ thì Bonsen đã là một người Đức có quốc tịch và vênh vang bộ cánh đẹp mã hẳn hoi.
Gã nâng li:
- Chúng ta hãy uống vì cái mà chúng ta yêu quý nhất.
Đao phủ Thiebel cười ha hả làm rung bần bật khoảng ngực lông lá đồ sộ. Gã gào một cách thú vị:
- Là tiền!
Thiebel chỉ biết có tiền. Gã đô vật có cái đầu trọc lóc này trước kia là một tay “bảo kê” ăn lương ở một quán nhậu. Cái nghề “mặt rô” hạng bét của gã chỉ thuần túy đấm đá những thực khách “ăn chạy” chớ chẳng làm gì ra hồn. Có điều gã đấm đâu thương tích đó khiến chủ quán phải cạch mặt vì bị cảnh sát làm việc triền miên. Gã có còn biết làm gì nữa ngoài cái nghề bạo lực và ăn cướp.
Đàn anh Gino Gorden gãi cằm. Gã mặc chiếc áo lụa tơ tằm, phô bộ ngực trần đầy lông lá như đười ươi.
- Có chuyện làm cho tụi bay đó!
Đao phủ Thiebel lại gầm lên:
- Lại có tiền rồi!
Đầu gấu Gorden gãi ngực:
- Lần này không đơn giản…
Gã Điển trai thành Viên cắt ngang:
- Cỡ nào cũng chơi!
- Ừ… ừm, tao biết sự ngứa ngáy của tụi bay. Nhưng lần này là phi vụ “giăng lưới bắt cá”. Tao nghĩ rằng tụi bay sẽ bắt được một con cá mập. Thằng chó chết đó phải vào tròng.
Mặt mũi hai thằng đàn em quê một cục, tuy nhiên sếp Gorden tiếp tục cao giọng:
- Tụi bay phải thịt gọn thằng này.
Hai cái mồm cùng lúc mở toang hoác:
- Ai vậy?
- Lợn Rừng Edwin Kohaut.
Bonsen lắc đầu quầy quậy:
- Chưa nghe tên tuổi.
- Vậy thì vểnh tai mà nghe. Trung tâm “Người Anh Em” ở Genua, Italia vừa thông báo: Thằng Lợn Rừng Kohaut đã có mặt tại Đức và nhiệm vụ của chúng ta là khử nó.
Đao phủ Thiebel xoa bàn tay mập ú lên cái đầu trọc lốc:
- Lí do?
Đàn anh Gino gầm gừ:
- Nó đã phản bội tổ chức, hiểu chưa? Tuy Kohaut là người Đức nhưng vị trí của nó trong đảng “Người Anh Em” ngang hàng tao. Nó được ông trùm tối cao phân công phụ trách hai thành phố Genua và Neapel bên Italia. Bốn ngày trước đây nó đột nhiên giở quẻ ẵm gọn một chuyến hàng vừa chuyển tới Genua từ Beirut, thủ đô Li Băng gồm 37 viên kim cương loại một trị giá hơn hai triệu mark. Tụi bay phải hiểu số kim cương quý giá đó phải gom góp từ hàng loạt vụ cướp mới có được. Vậy mà Kohaut dám phỗng tay trên ngân quỹ của tổ chức… Và vì mỗi một viên kim cương đều có lí lịch riêng của nó nhưng không có chứng từ mua bán nên thằng chó chết Kohaut còn lâu mới dám xài. Tao đoán rằng nó “ếm” mớ chiến lợi phẩm ở đâu đó để chờ chào hàng giới xã hội đen. Xài bây giờ là bị thộp cổ ngay.
Bonsen không nén nổi tò mò. Gã hồi hộp hỏi:
- Hắn biển thủ toàn bộ kim cương sao?
- Ờ, hành trình của số kim cương kia bằng đường biển. Tàu Esmerada đã rong ruổi từ Viễn Đông đến Ấn Độ với sứ mạng chuyển 37 viên kim cương đến Genua cho ông trùm tối cao. Ai dè thằng Kohaut nghe được thông tin ấy, bởi nó phụ trách Genua lẫn Neapel mà. Kohaut đã tấn công thằng thủy thủ người Bồ, kẻ lãnh trách nhiệm chuyển mớ kim cương từ Beirut tới Genua, lúc thằng này đang trên đường đến điểm hẹn giao hàng. Thằng người Bồ đã chống trả và còn kịp lột mặt nạ kẻ đánh lén. Nhưng gã cũng bị trọng thương, hiện thời dở sống dở chết ở bệnh viện vì vết thương và vì một bệnh gì đó rất nguy hiểm không ai được đến gần. Gã đã khai với cớm bộ mặt thật của tên hung thủ. Thế là lòi ra thằng phản bội Kohaut.
Người Áo Bonsen sốt ruột:
- Thế tại sao đàn anh biết Kohaut đổ bộ lên đây?
- Ừ… ừm, vì nó còn một bồ ở đây. Con nhỏ Leni Stegmuller có biệt hiệu là “Bồ Câu Xanh”. Ả này trước kia cũng là dân chôm chỉa thứ dữ nhưng bây giờ không hiểu sao tự nhiên giải nghệ.
- Ờ há. - Đao Phủ gật gù.
- Thằng phản bội Kohaut phải chuồn lẹ khỏi Genua sau chuyến ăn hàng bẩn thỉu đó. Vì vậy chắc chắn nó sẽ đói rách và làm bậy ở thành phố này trước khi thành tỉ phú kim cương. Đầu đuôi cũng nhờ người của ông trùm mò được tại tư gia Kohaut một mảnh giấy ghi địa chỉ nàng Leni Stegmuller. Ái chà, cái thằng phản phé đa tình thật, nó còn mua sẵn cho người yêu một món quà chưa kịp tặng…
- Và từ địa chỉ đó, chúng ta phăng ra chỗ cư trú hiện nay của Kohaut.
- Chớ gì nữa.
- Vậy sếp còn đợi gì mà chưa ra tay?
- Cục ***. Thằng Kohaut chưa bò lại chỗ con Leni Bồ Câu Xanh lúc này đâu. Nó đã đánh hơi thấy bẫy rồi. Mẹ kiếp.
Bonsen ực một hớp rượu:
- Chẳng lẽ chúng ta bế tắc?
Đầu gấu Gorden nhe răng:
- Một bên là… cớm, một bên là chúng ta. Thằng Kohaut sẽ nhấp nhổm trên đống lửa cho đến khi những viên kim cương chảy thành nước.
Gorden rút ra một tấm ảnh:
- Nhận mặt con mồi đi tụi bay. Nó đó, da ngăm đen, râu rậm, 38 tuổi, cao 1 mét 82. Nghiện thuốc lá, giọng khàn, dùng nước cạo râu. Tụi mình sẽ thi đua với bọn cớm coi băng nào đến đích trước. Theo tao biết, bọn cớm đã phát lệnh truy nã thằng Kohaut sang tận Italia. Tụi bay hãy nhớ rằng thằng này bắn súng hai tay như một. Nào, tối mai chúng ta sẽ giăng lưới bắt cá. Giải tán.
*
Gaby và Tarzan đi cùng xe với thanh tra Glockner. Xe đạp bỏ trong cốp xe.
Kloesen và Karl đi xe thầy Roenz. Chiếc Opel đã tìm thấy ở tầng một. Chìa khóa vẫn cắm ở ổ khóa nhưng giấy tờ xe và các bịch tiền không còn nữa.
Thanh tra Glockner chăm chú nhìn con gái, vẻ mặt ông tràn đầy lo lắng và yêu thương. Rồi ông lấy trong ngăn kéo ra một tờ lệnh truy nã có dán ảnh. Cả bọn ồ lên:
- Chính gã!
Tarzan cũng khẳng định đây chính là kẻ đã rút tiền. Thanh tra Glockner thở dài:
- Vậy là lại nó.
Ông hỏi thầy Roenz:
- Giờ này ông giám đốc chi nhánh ngân hàng Jacoby có nhà không?
Thầy Roenz lên tiếng:
- Ồ... ông bạn của tôi đã cùng vợ con đi chơi dã ngoại. Tuy nhiên trưa mai họ sẽ quay về để tổ chức sinh nhật cho con gái. Tôi và các em học sinh đây đều có thiệp mời.
- Vậy được. Tôi đã cho giám sát các máy đổi tiền tự động của nhà băng nên cũng không đến nỗi sợ thằng đó qua mặt nữa. Anh hiểu tại sao tôi hỏi anh đột ngột vậy không Roenz? Bởi vì tên cướp đêm vừa rồi không phải là hạng xoàng. Tôi cũng không hiểu sao một thằng Mafia tầm cỡ như nó mà lại cướp vặt chục ngàn mark.
- Lạy Chúa, gã là băng đảng Mafia ư?
- Đúng thế. Gã tên là Edwin Kohaut. Thành viên nòng cốt của tổ chức tội ác “Người Anh Em” đầy thế lực ở Italia. Gã liều lĩnh đến mức dám trấn lột kho báu của trùm Mafia cách đây bốn ngày tại Genua. Trong tay gã đang có 37 viên kim cương ngoại hạng.
Tarzan bắt đầu… làm việc:
- Tại sao gã lại chọn địa điểm này để “đăng ký tạm trú” hả chú Glockner? Đáng lẽ chọn Rio, New York hay Hồng Kông có phải thoát được sự truy lùng của băng đảng gã dễ dàng hơn không?
- Thế này nhé, khi khám xét căn hộ của Kohaut ở Genua, người ta đã phát hiện được dấu tích chứng tỏ gã có liên lạc với một người phụ nữ ở đây. Vậy đó.
Thanh tra Glockner ngập ngừng một chút rồi nói tiếp:
- Số kim cương quý giá đó Kohaut đã nẫng được từ tay một đồng bọn sau khi tặng tên này hai nhát búa. Tên đồng bọn vốn là một thủy thủ người Bồ Đào Nha ẩn mình trên con tàu có lộ trình dài dằng dặc qua Viễn Đông, Ấn Độ đến Neapel và… đến đây thì…
- … Nằm chờ chết vì bị phản phé.
- Không phải vậy đâu Tarzan. Gã người Bồ chờ chết vì một căn bệnh khủng khiếp rất nguy hiểm, gọi là bệnh dịch hạch.
Kloesen đay lại:
- Bệnh dịch hạch? Chúng, bản thân chúng cũng là dịch hạch rồi!
Máy Tính Điện Tử thốt lên:
- Trời đất. Bịnh dịch hạch đã nhiều phen hủy diệt loài người, một căn bịnh tàn khốc nhất vào mọi thời đại. Tới thế kỉ thứ 18, căn bịnh mệnh danh là “cái chết đen” này đã ám ảnh Trái Đất. Một ví dụ: Năm 1618 nước Đức có ba mươi triệu người, sau ba mươi năm vừa chiến tranh vừa bị dịch hạch hoành hành, dân số chỉ còn lại năm triệu. Cứ mười người chết thì tới chín… là do dịch hạch. Riêng Trung Quốc đi đứt mười ba triệu người chỉ trong một thời gian ngắn.
Trí nhớ của Karl Máy Tính thật siêu phàm, chỉ có điều nó phát huy kiến thức trong trường hợp này càng khiến mọi người hãi hùng thêm. Thanh tra Glockner cũng bắt đầu lạc giọng:
- Nói tiếp coi, Karl!
- Dạ, bịnh dịch hạch lây kinh khủng. Virut gây bệnh phát sinh từ bọ chó, chuột… truyền sang người. Thời Trung cổ người ta không sao tiêu diệt được chuột cống. Nó nhung nhúc đầy nhà. Sau này điều kiện vệ sinh tương đối khá hơn, người ta đào hào rồi đổ cơm thừa canh cặn nhử chuột chui xuống để thiêu hàng loạt. Tuy nhiên ở những quốc gia nghèo đói, căn bệnh này vẫn còn rơi rớt, cho dù khả năng lây lan đã bị hạn chế…
Kloesen hỏi ngay:
- Nghĩa là gã thủy thủ người Bồ đã bị lây bịnh từ một vùng nào đó trên chuyến hải trình sao?
Karl gật đầu:
- Nếu con tàu của gã lỡ dừng lại ở Đông Bắc Á, Đông Dương, Nam Ấn Độ hoặc Bắc Châu Phi thì khó mà bình luận. Bởi ở những nước có trình độ vệ sinh thấp trong các khu vực trên, hệ thống cống rãnh ứ đọng và những đống rác cao nghệu chính là mầm mống của bịnh dịch hạch.
Tarzan bị cơn hùng biện của quân sư cuốn hút. Hắn hỏi tiếp:
- Vậy còn diễn biến, tính chất nguy hiểm và sự truyền nhiễm của bịnh?
Nhà diễn thuyết Karl mở máy tức khắc:
- Ngoài con đường… chuột bọ, bịnh còn lây qua đường hô hấp hoặc xài chung quần áo. Hiện tượng nhiễm bịnh là những mẩn đỏ trên da, có hạch trong phổi, lây rất nhanh qua tiếp xúc. Ngày xưa mắc bịnh là chết, ngày nay đã có loại kháng khuẩn điều trị được.
Thanh tra Glockner khen ngợi:
- Một báo cáo khoa học tuyệt vời!
- Ba ơi, - Gaby chợt hốt hoảng nói không ra tiếng - gã tội phạm Kohaut có khả năng bị lây nhiễm trong cuộc đụng độ với người thủy thủ đó không?
Ông thanh tra gật đầu định trấn an con gái nhưng Gaby lại tiếp:
- Con đã bị Kohaut ghì chặt cổ đến tắc thở, lôi đi xềnh xệch, gã còn thở vào sát mặt con. Con cũng có khả năng bị nhiễm bệnh phải không?
Cả căn phòng đột nhiên im phăng phắc. Câu hỏi của Gaby làm ai nấy nổi da gà. Tarzan trong phút tuyệt vọng chỉ muốn ôm chặt Gaby vào lòng để nhỡ cô bé bị nhiễm bệnh thì truyền hết sang hắn. May phước, môi thằng cận đã mấp máy. Nó nói chắc nịch:
- Yên tâm đi Gaby. Gã Kohaut mà chúng ta đã biết không có triệu chứng nhiễm bịnh. Về nguyên tắc, ba ngày sau khi bị lây dịch hạch, mẩn đỏ sẽ nổi đầy người và… nếu không điều trị sẽ nghỉ thở vĩnh viễn.
Gaby như người chụp được cái phao giữa đại dương. Cô bé ngước cái nhìn đỏ hoe:
- Chắc không?
- Sách nói vậy mà.
Câu trả lời của Karl quả có thiếu tự tin. Ông thanh tra ôm con gái vào lòng:
- Đừng lo, ba sẽ đưa con đi xét nghiệm ngay bây giờ.
- Nếu xét nghiệm thấy hiện tượng nhiễm bịnh, họ sẽ cách li tất cả chúng ta chớ không riêng gì Gaby, vì chúng ta cùng thở chung bầu không khí từ nãy giờ. - Thầy Roenz đột nhiên nói một hơi.
Gaby nắm hai tay Tarzan:
- Hãy cầu Chúa cho mình đi, đại ca, mình không muốn là kẻ mang dịch hạch.
- Sẽ tốt đẹp cả thôi Gaby. Nhưng mình cũng sẽ lãnh phần mang bệnh nếu chuyện tồi tệ ấy có thực. Tụi mình sẽ cùng ch… ê…
Tarzan kịp ngưng lại nhưng mọi người cũng đã đoán được hắn định nói gì. Mặt Tarzan đỏ bừng, chỉ còn nước độn thổ.
Người cảnh sát trực ban gõ cửa và bước vào:
- Có điện khẩn, thưa ông thanh tra!
Glockner chộp lấy bức điện. Giọng ông khàn khàn:
- Telex của cảnh sát Genua… bằng tiếng Ý. Làm sao dịch được đây?
Thầy Roenz vội đỡ lời:
- Nếu ông thanh tra cho phép?
Ánh mắt thầy lướt trên bức điện và những nếp nhăn trên gương mặt khắc khổ giãn ra sau từng chữ:
- Hoan hô phút thứ 89 của bóng đá. Ổn rồi thưa quý vị. Cảnh sát Genua cho biết gã thủy thủ kia không mắc dịch hạch mà chỉ bị bịnh ngoài da với những hiện tượng tương tự như dịch hạch.
Một khoảnh khắc im lặng, rồi chợt sôi lên. Tròn Vo vỗ đùi. Karl nhảy cẫng theo một điệu nhạc Disco.
Gaby bỗng tựa hẳn vào người Tarzan. Cô bé nghiêng đầu vào vai hắn để giấu hai giọt lệ vừa ứa ra bất tử.
Tarzan rút khăn tay ra. Chiếc khăn tay mới xài một bận. Còn phải hỏi, hắn không lau nước mắt cho Công Chúa của TKKG thì lau cho ai bây giờ?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất