Quyển 32 Chương 7: MƯU MA CHƯỚC QUỶ
Quá nửa đêm đã lâu, nhưng thanh tra Glockner không ngại dựng Ottmar Tickel khỏi giường.
Có điều lạ là chỉ sau hồi chuông thứ hai, viên bác sĩ đã nhấc máy, xưng tên với giọng tỉnh như sáo.
- Tôi, Glockner đây. Này ông bác sĩ tâm lí, tôi rất tiếc phải làm phiền ông. Nhưng có chuyện quan trọng. Chúng tôi đã biết tên trộm đột nhập vô phòng khám của ông nhằm mục đích gì.
- Sao? Cái gì? Mục đích nào? Ông… ông đã tìm ra gã nhanh… nhanh đến thế ư?
- Chưa tìm ra. Nhưng tên trộm sẽ bị bắt nếu ông chịu giúp đỡ chúng tôi. Giờ tôi xin nói ra lí do cụ thể nhé. Bản chất của tên trộm là một kẻ tống tiền, gã cần những bệnh án nơi ông và gã đã thỏa mãn. Gã có đầy đủ tài liệu trong tay. Từ mớ tài liệu ăn trộm đó, gã lựa ra những thân chủ tâm thần có nguồn gốc giàu có hoặc có của cải gia bảo. Gã sẽ điện thoại bắt nạn nhân phải chọn một trong hai lối thoát: Hoặc là hối lộ cho gã, hoặc bị công bố những mặc cảm và lệch lạc tâm lí trước xã hội.
- Khôôôôông!!!
Tickel la lên, tiếng la chói cả tai khiến ông thanh tra phải đẩy ống nghe ra xa một chút.
- Tiếc rằng lại đúng như vậy.
- Thế… thế thì… Lạy trời. Thưa ông thanh tra, với những hồ sơ đó… Trong các hồ sơ bệnh án chứa cả một khối thuốc nổ đấy.
- Ý ông nói là một số bệnh nhân của ông sẽ lâm vào tình huống khó xử chăng?
- Cái đó sẽ… đủ sức tiêu diệt họ. Khó xử mà thôi ư? Một số còn… có thể nghĩ đến tự vẫn nữa kia. Vì quá xấu hổ bởi những việc kì quái họ đã làm hoặc định làm.
- Nếu thế thì bộ hồ sơ tài liệu của ông quả là khối thuốc nổ chưa châm ngòi.
- Thì tôi đã nói thế mà. Thưa ông thanh tra, làm sao ông biết có chuyện tống tiền? Một nạn nhân đã cầu cứu ông chăng?
- Không, nhưng một học sinh trường nội trú tình cờ nghe được nội dung cuộc điện đàm của tên trộm tới nhà một giáo viên. Ông biết tôi nói ai chứ?
- Hiện tại, tiến sĩ Hartholz là nhà sư phạm duy nhất cần lời khuyên của tôi.
- Tôi biết, khăn mu-xoa và bít-tất là điểm yếu của ông ta. Hi vọng ông ta sẽ khỏi được tật ấy.
- Vâng. Chính tôi đã giúp cho ông ấy tiến bộ đến mức ông ấy chỉ còn… ờ… còn nhặt những đôi tất rẻ mạt nhất. Hồi chưa đến chỗ tôi điều trị, Gỗ Cứng thường lấy cắp những đôi bít-tất đắt tiền nhất từ cỡ 34 lên tới 46, còn khăn tay thì khỏi nói. Ông ấy chỉ ghiền khăn lụa kèm theo các mẫu tự mà thôi.
- Chà, tuyệt nhỉ.
- Tôi chỉ hơi ngạc nhiên là: tiến sĩ Hartholz nào có giàu có gì. Tên tống tiền gõ cửa lộn chỗ chăng?
- Gã không lầm lẫn đâu ông Tickel. Gã biết rằng ông ta có một bức tranh rất quý. Một nguyên tác của danh họa Van Dyck.
- Lạy Chúa, nếu thực vậy thì tên tống tiền chi có thể là những bạn bè thân của ông ta.
- Không. Mọi người dân trong thành phố nếu chịu khó đọc báo đều biết ông tiến sĩ đang sở hữu bức tranh quý kia. Mà số người đọc báo không biết là mấy triệu nữa.
Giọng Tickel như nghẹn lại vì xúc động và lo lắng:
- Tiếc là ông có lí. Chuyện xảy ra với tôi và các bệnh nhân của tôi mới khủng khiếp làm sao.
- Tôi cần sự giúp đỡ của ông, như đã nói. Vì rằng các bệnh nhân của ông sau khi bị tống tiền thế nào cũng đến gặp ông. Chúng ta sẽ giăng bẫy tên khốn kiếp ấy lúc gã đến nhận tiền. Nhưng tôi cần biết trước gã sẽ nhận tiền của ai, ở đâu, lúc nào.
Tickel nói nặng nhọc:
- Tôi hiểu. Nhưng ông… có một khó khăn ông thanh tra ạ. Một số bệnh nhân sẽ yêu cầu tôi không được liên hệ với cảnh sát. Chẳng thà họ chịu thiệt thòi hoặc mất mát còn hơn là phải nhìn thẳng vào mắt ông chẳng hạn, thưa ông.
- Vậy ông phải thật khéo léo thuyết phục họ thôi. Tôi chỉ muốn tóm cổ tên tống tiền.
Tickel khẽ ậm ừ.
- Ông nói thật xem, ông Tickel. Cho tới lúc này đã có ai cầu cứu ông vì bị tống tiền chưa?
- Chưa, thưa ông.
- Cả ông tiến sĩ cũng không ư?
- Cả ông ta cũng không.
- Còn Lambster tìm đến ông lúc nãy làm gì?
- Anh ta… hả. Ờ ờ, tôi đang định hỏi ông xem liệu anh ta có thể là tên Thầy Tu Kinh Dị không. Anh ta đến tôi chỉ vì muốn được nâng đỡ chút ít về phần hồn.
- Tại công viên Mozaut, gần biệt thự Lambster có một con chó bị bắn chết. Lambster bắn phải không?
Dây điện thoại như đóng băng. Tickel như nuốt mất lưỡi. Có lẽ ông ta hết hồn vì nghĩ cái ông Glockner có vẻ cái gì cũng biết.
- Về… về vụ đó… tôi… tôi không thể cung cấp điều gì được, thưa ông thanh tra.
- Còn nữa, hình như trước khi hạ sát con chó, Lambster còn nhằm vào một cô bé nữa kia. Tôi nói có đúng không ông Tickel? Cũng may mà gã bắn hụt. Anh chàng Thêo Lambster của ông có vẻ là một tên cực kì nguy hiểm đó. Cách trả lời né tránh của ông đã cho tôi một lời giải đáp rồi. Ngoài ra, tôi chỉ cần cho xét nghiệm vết thương của con chó là biết ngay đạn bắn ra từ đâu. Lambster có súng chứ?
- À… tôi nghĩ là có.
- Tôi sẽ để mắt đến anh ta. Và sẽ chờ nghe thông tin từ ông đấy. Xin ông nhớ cho.
*
Tickel bỏ phôn xuống là chui ngay vô buồng tắm, vã nước lạnh vào mặt. Khi quay ra, lão uống liền hai li rượu hạnh nhân, rồi bước ra ban-công để trấn tĩnh và suy nghĩ.
Quỷ thật. Coi như lão bị vuột khỏi tay bức tranh của Van Dyck rồi, bức tranh đáng giá vô số… mark. Cũng may là thanh tra Glockner vẫn còn tin có một tên trộm đã đột nhập phòng khám của lão. Ai mà dám ngờ chứ! Bàn tay phù thủy của Tickel đã đạo diễn ra hết. Lão đã “tự đột nhập” bằng cách dựng hiện trường giả để dễ bề tống tiền chính các con bệnh của mình, chớ còn phải hỏi. Chỉ bằng cách đó mới vơ được bộn tiền, để mà trang trải những khoản nợ còn nhiều hơn cả tóc trên đầu lão. Trong đám bệnh nhân của lão có những kẻ giàu cực. Tội gì mà không mõi chớ.
Thôi được. Vụ Gỗ Cứng bể thì tính vụ khác. “Cao bồi” Lambster chẳng hạn. Gã là con trai tỉ phú xây dựng mà. Lúc cống nạp tiền, gã dại chi mời thanh tra Glockner đến chứng kiến. Hà hà, cảnh sát cứ việc giăng bẫy ở phía Gỗ Cứng và suốt đời cái lưới cứ gọi là trống trơn.
Tickel lẩm bẩm:
- Glockner định “để mắt” đến Lambster hả? Mình phải đi trước một bước!
Tickel lấy hai miếng cao su nhét vào mồm rồi gấp đôi một chiếc khăn tay bọc ngoài ống nói điện thoại. Lão quay số. Chuông reo đến lần thứ tư thì Lambster mới chịu nhấc máy.
- Ai đó?
- Phải Lambster không?
- Đúng một trăm phần mười.
- Không ngủ được hả, đồ học đòi làm cao bồi?
- Cái gì? Kẻ nào có nhã ý khiêu khích tôi vậy?
- Kẻ tống tiền đây, hà hà. Này Lambster, mi có nhiệm vụ phải trao cho ta thật nhiều tiền, để ta giữ im lặng về mi!
- Tôi… không hiểu gì cả.
- Mi vểnh tai mà nghe cho thủng đây Lambster. Mi biết lão bác sĩ tâm lí Tickel chớ. Chính ta là tên trộm đã “nhập nha” phòng khám của lão. Ta đã vơ vét một lô các hồ sơ bệnh án li kì, trong đó có hồ sơ của mi.
- Ơ…ơ, nhưng tôi đâu có tội lỗi gì, tôi chỉ mê làm cao bồi miền Viễn Tây.
- Đừng qua mặt ta, thằng giết chó. Ta chỉ tung một lá thư nặc danh cho bọn cớm là mi úa đời. Mi đã chọn những người đi dạo trong công viên làm bia tập ngắm từ bao giờ vậy hả? Mi đã suýt hạ thủ một cô bé vô tội. Mạt lộ rồi con ạ. Bọn cớm sẽ tống mi vô một trại điên.
Lambster rên rỉ:
- Không, không! Xin ông chớ làm thế. Xin đừng hé chuyện này với bất kì ai. Tôi… tôi sẽ không bao giờ bắn nữa.
- Nhưng mi đã bắn vào con bé đó. Bắn sượt qua. Thôi đừng rền rĩ nữa, đồ giẻ rách. Sự im lặng của ta giá đúng 100.000 mark. Hiểu chưa?
- Tôi… dạ, thì… vâng.
- Mi có đủ tiền chứ?
- Ồ, còn nhiều… à, gần đủ ạ. Không, còn lâu mới đủ. Nhưng tôi sẽ vay tín dụng ở ngân hàng.
- Chớ bịa chuyện với ta. Mi giàu nứt đố đổ vách mà. Sáng ra, ngân hàng vừa mở cửa là mi phải rút ngay 100.000 mark. Rồi cầm tiền về nhà đợi. Đúng 12 giờ ta sẽ gọi điện tới. Khi ấy mi sẽ rõ mọi việc tiếp theo.
Tickel gác máy, móc hai mẩu cao su ra, và tự thưởng một li rượu hạnh nhân nữa.
Có điều lạ là chỉ sau hồi chuông thứ hai, viên bác sĩ đã nhấc máy, xưng tên với giọng tỉnh như sáo.
- Tôi, Glockner đây. Này ông bác sĩ tâm lí, tôi rất tiếc phải làm phiền ông. Nhưng có chuyện quan trọng. Chúng tôi đã biết tên trộm đột nhập vô phòng khám của ông nhằm mục đích gì.
- Sao? Cái gì? Mục đích nào? Ông… ông đã tìm ra gã nhanh… nhanh đến thế ư?
- Chưa tìm ra. Nhưng tên trộm sẽ bị bắt nếu ông chịu giúp đỡ chúng tôi. Giờ tôi xin nói ra lí do cụ thể nhé. Bản chất của tên trộm là một kẻ tống tiền, gã cần những bệnh án nơi ông và gã đã thỏa mãn. Gã có đầy đủ tài liệu trong tay. Từ mớ tài liệu ăn trộm đó, gã lựa ra những thân chủ tâm thần có nguồn gốc giàu có hoặc có của cải gia bảo. Gã sẽ điện thoại bắt nạn nhân phải chọn một trong hai lối thoát: Hoặc là hối lộ cho gã, hoặc bị công bố những mặc cảm và lệch lạc tâm lí trước xã hội.
- Khôôôôông!!!
Tickel la lên, tiếng la chói cả tai khiến ông thanh tra phải đẩy ống nghe ra xa một chút.
- Tiếc rằng lại đúng như vậy.
- Thế… thế thì… Lạy trời. Thưa ông thanh tra, với những hồ sơ đó… Trong các hồ sơ bệnh án chứa cả một khối thuốc nổ đấy.
- Ý ông nói là một số bệnh nhân của ông sẽ lâm vào tình huống khó xử chăng?
- Cái đó sẽ… đủ sức tiêu diệt họ. Khó xử mà thôi ư? Một số còn… có thể nghĩ đến tự vẫn nữa kia. Vì quá xấu hổ bởi những việc kì quái họ đã làm hoặc định làm.
- Nếu thế thì bộ hồ sơ tài liệu của ông quả là khối thuốc nổ chưa châm ngòi.
- Thì tôi đã nói thế mà. Thưa ông thanh tra, làm sao ông biết có chuyện tống tiền? Một nạn nhân đã cầu cứu ông chăng?
- Không, nhưng một học sinh trường nội trú tình cờ nghe được nội dung cuộc điện đàm của tên trộm tới nhà một giáo viên. Ông biết tôi nói ai chứ?
- Hiện tại, tiến sĩ Hartholz là nhà sư phạm duy nhất cần lời khuyên của tôi.
- Tôi biết, khăn mu-xoa và bít-tất là điểm yếu của ông ta. Hi vọng ông ta sẽ khỏi được tật ấy.
- Vâng. Chính tôi đã giúp cho ông ấy tiến bộ đến mức ông ấy chỉ còn… ờ… còn nhặt những đôi tất rẻ mạt nhất. Hồi chưa đến chỗ tôi điều trị, Gỗ Cứng thường lấy cắp những đôi bít-tất đắt tiền nhất từ cỡ 34 lên tới 46, còn khăn tay thì khỏi nói. Ông ấy chỉ ghiền khăn lụa kèm theo các mẫu tự mà thôi.
- Chà, tuyệt nhỉ.
- Tôi chỉ hơi ngạc nhiên là: tiến sĩ Hartholz nào có giàu có gì. Tên tống tiền gõ cửa lộn chỗ chăng?
- Gã không lầm lẫn đâu ông Tickel. Gã biết rằng ông ta có một bức tranh rất quý. Một nguyên tác của danh họa Van Dyck.
- Lạy Chúa, nếu thực vậy thì tên tống tiền chi có thể là những bạn bè thân của ông ta.
- Không. Mọi người dân trong thành phố nếu chịu khó đọc báo đều biết ông tiến sĩ đang sở hữu bức tranh quý kia. Mà số người đọc báo không biết là mấy triệu nữa.
Giọng Tickel như nghẹn lại vì xúc động và lo lắng:
- Tiếc là ông có lí. Chuyện xảy ra với tôi và các bệnh nhân của tôi mới khủng khiếp làm sao.
- Tôi cần sự giúp đỡ của ông, như đã nói. Vì rằng các bệnh nhân của ông sau khi bị tống tiền thế nào cũng đến gặp ông. Chúng ta sẽ giăng bẫy tên khốn kiếp ấy lúc gã đến nhận tiền. Nhưng tôi cần biết trước gã sẽ nhận tiền của ai, ở đâu, lúc nào.
Tickel nói nặng nhọc:
- Tôi hiểu. Nhưng ông… có một khó khăn ông thanh tra ạ. Một số bệnh nhân sẽ yêu cầu tôi không được liên hệ với cảnh sát. Chẳng thà họ chịu thiệt thòi hoặc mất mát còn hơn là phải nhìn thẳng vào mắt ông chẳng hạn, thưa ông.
- Vậy ông phải thật khéo léo thuyết phục họ thôi. Tôi chỉ muốn tóm cổ tên tống tiền.
Tickel khẽ ậm ừ.
- Ông nói thật xem, ông Tickel. Cho tới lúc này đã có ai cầu cứu ông vì bị tống tiền chưa?
- Chưa, thưa ông.
- Cả ông tiến sĩ cũng không ư?
- Cả ông ta cũng không.
- Còn Lambster tìm đến ông lúc nãy làm gì?
- Anh ta… hả. Ờ ờ, tôi đang định hỏi ông xem liệu anh ta có thể là tên Thầy Tu Kinh Dị không. Anh ta đến tôi chỉ vì muốn được nâng đỡ chút ít về phần hồn.
- Tại công viên Mozaut, gần biệt thự Lambster có một con chó bị bắn chết. Lambster bắn phải không?
Dây điện thoại như đóng băng. Tickel như nuốt mất lưỡi. Có lẽ ông ta hết hồn vì nghĩ cái ông Glockner có vẻ cái gì cũng biết.
- Về… về vụ đó… tôi… tôi không thể cung cấp điều gì được, thưa ông thanh tra.
- Còn nữa, hình như trước khi hạ sát con chó, Lambster còn nhằm vào một cô bé nữa kia. Tôi nói có đúng không ông Tickel? Cũng may mà gã bắn hụt. Anh chàng Thêo Lambster của ông có vẻ là một tên cực kì nguy hiểm đó. Cách trả lời né tránh của ông đã cho tôi một lời giải đáp rồi. Ngoài ra, tôi chỉ cần cho xét nghiệm vết thương của con chó là biết ngay đạn bắn ra từ đâu. Lambster có súng chứ?
- À… tôi nghĩ là có.
- Tôi sẽ để mắt đến anh ta. Và sẽ chờ nghe thông tin từ ông đấy. Xin ông nhớ cho.
*
Tickel bỏ phôn xuống là chui ngay vô buồng tắm, vã nước lạnh vào mặt. Khi quay ra, lão uống liền hai li rượu hạnh nhân, rồi bước ra ban-công để trấn tĩnh và suy nghĩ.
Quỷ thật. Coi như lão bị vuột khỏi tay bức tranh của Van Dyck rồi, bức tranh đáng giá vô số… mark. Cũng may là thanh tra Glockner vẫn còn tin có một tên trộm đã đột nhập phòng khám của lão. Ai mà dám ngờ chứ! Bàn tay phù thủy của Tickel đã đạo diễn ra hết. Lão đã “tự đột nhập” bằng cách dựng hiện trường giả để dễ bề tống tiền chính các con bệnh của mình, chớ còn phải hỏi. Chỉ bằng cách đó mới vơ được bộn tiền, để mà trang trải những khoản nợ còn nhiều hơn cả tóc trên đầu lão. Trong đám bệnh nhân của lão có những kẻ giàu cực. Tội gì mà không mõi chớ.
Thôi được. Vụ Gỗ Cứng bể thì tính vụ khác. “Cao bồi” Lambster chẳng hạn. Gã là con trai tỉ phú xây dựng mà. Lúc cống nạp tiền, gã dại chi mời thanh tra Glockner đến chứng kiến. Hà hà, cảnh sát cứ việc giăng bẫy ở phía Gỗ Cứng và suốt đời cái lưới cứ gọi là trống trơn.
Tickel lẩm bẩm:
- Glockner định “để mắt” đến Lambster hả? Mình phải đi trước một bước!
Tickel lấy hai miếng cao su nhét vào mồm rồi gấp đôi một chiếc khăn tay bọc ngoài ống nói điện thoại. Lão quay số. Chuông reo đến lần thứ tư thì Lambster mới chịu nhấc máy.
- Ai đó?
- Phải Lambster không?
- Đúng một trăm phần mười.
- Không ngủ được hả, đồ học đòi làm cao bồi?
- Cái gì? Kẻ nào có nhã ý khiêu khích tôi vậy?
- Kẻ tống tiền đây, hà hà. Này Lambster, mi có nhiệm vụ phải trao cho ta thật nhiều tiền, để ta giữ im lặng về mi!
- Tôi… không hiểu gì cả.
- Mi vểnh tai mà nghe cho thủng đây Lambster. Mi biết lão bác sĩ tâm lí Tickel chớ. Chính ta là tên trộm đã “nhập nha” phòng khám của lão. Ta đã vơ vét một lô các hồ sơ bệnh án li kì, trong đó có hồ sơ của mi.
- Ơ…ơ, nhưng tôi đâu có tội lỗi gì, tôi chỉ mê làm cao bồi miền Viễn Tây.
- Đừng qua mặt ta, thằng giết chó. Ta chỉ tung một lá thư nặc danh cho bọn cớm là mi úa đời. Mi đã chọn những người đi dạo trong công viên làm bia tập ngắm từ bao giờ vậy hả? Mi đã suýt hạ thủ một cô bé vô tội. Mạt lộ rồi con ạ. Bọn cớm sẽ tống mi vô một trại điên.
Lambster rên rỉ:
- Không, không! Xin ông chớ làm thế. Xin đừng hé chuyện này với bất kì ai. Tôi… tôi sẽ không bao giờ bắn nữa.
- Nhưng mi đã bắn vào con bé đó. Bắn sượt qua. Thôi đừng rền rĩ nữa, đồ giẻ rách. Sự im lặng của ta giá đúng 100.000 mark. Hiểu chưa?
- Tôi… dạ, thì… vâng.
- Mi có đủ tiền chứ?
- Ồ, còn nhiều… à, gần đủ ạ. Không, còn lâu mới đủ. Nhưng tôi sẽ vay tín dụng ở ngân hàng.
- Chớ bịa chuyện với ta. Mi giàu nứt đố đổ vách mà. Sáng ra, ngân hàng vừa mở cửa là mi phải rút ngay 100.000 mark. Rồi cầm tiền về nhà đợi. Đúng 12 giờ ta sẽ gọi điện tới. Khi ấy mi sẽ rõ mọi việc tiếp theo.
Tickel gác máy, móc hai mẩu cao su ra, và tự thưởng một li rượu hạnh nhân nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất