Quyển 35 Chương 5: ÔNG TRÙM GUNTO FRITZ UNWAERTH
Isoputavabella là một thành phố lạ thường, vừa là phố cảng vừa là khu du lịch, ở đây tràn trề ánh nắng mặt trời nhưng đồng thời còn là cái bẫy đối với khách phương xa mới tới.
Điều đập vào mắt Tarzan trước hết là các cửa hàng. Ở đây các cửa tiệm mọc lên như nấm trên những con đường chật chội. Đủ thứ tiệm hầm bà lằng, tiệm ăn, quán cà phê, quán nhậu với đủ chủng loại ngôn ngữ, màu da và âm thanh huyên náo chói tai.
- Thực là một hình phạt Gaby ạ.
Gaby khoác tay Tarzan, không phải vì muốn tỏ ra yêu thương mà chỉ vì sợ lạc đường. Tarzan chú ý săn sóc cô bạn gái nhưng không lúc nào rời mắt khỏi hai bà mẹ. Hắn luôn chú ý xem có kẻ nào bám gót hai bà không. Còn hai bà thì nói đủ mọi chuyện trên đời và không bỏ qua một cửa hàng lưu niệm nào. Karl và Kloesen lẽo đẽo đi sau cùng, không lấy gì làm nhanh nhẹn lắm.
Trong khi hai bà mẹ đang săm soi những bộ trang phục Italia rất đẹp thì Tarzan bất chợt thấy có vấn đề.
Vấn đề bắt đầu từ một cô bé ăn mặc sạch sẽ khoảng chín tuổi đi đằng sau hai bà. Coi, con nhỏ đang đi đứng khoan thai thì đột nhiên lăn đùng ra dưới chân khách, mồm miệng méo xệch như chực khóc ăn vạ. Tarzan ngạc nhiên quá: nó cố tình ngã đấy chớ. Trong lúc hai bà cúi xuống đỡ con nhỏ dậy thì một thằng nhãi cỡ mười một tuổi hiện ra. Thằng nhãi mặc một chiếc áo thun, quần đùi, đi đôi giày bóng rổ do hãng Mèo Rừng ở Đức sản xuất. Bàn tay nhỏ nhắn của nó lấp lánh một dụng cụ kim loại. Trong lúc vội vàng, Tarzan không kịp đoán nó là vật gì.
- Hãy cẩn thận! – Tarzan la lên và lao tới.
Ê, mọi việc xảy ra trong chớp mắt, thằng nhãi dùng thân mình che đôi tay điệu nghệ nhanh đến mức khi Tarzan vừa mới nhấc giò thì quai túi đeo của má hắn, bà Susane đã bị cắt ngọt xớt trong lúc bà vẫn loay hoay đỡ con nhỏ dưới đất lên.
Bà Margot không để ý đến thằng bé. Nhưng tiếng thét của Tarzan đã khiến bà phản ứng rất nhanh, bà đã lập tức giữ chặt cái quai khi thằng nhóc rờ vào chiếc túi.
Tarzan chỉ còn cách thằng nhóc một cánh tay thì… bị trượt chân suýt té nhào vì giẫm phải một cây kem. Môn Judo thiện nghệ đã giúp hắn lấy lại được thăng bằng lập tức.
Cũng lúc đó, thằng ăn cắp bỏ của chạy lấy người. Nó chạy thục mạng vào những phố nhỏ ngoằn ngoèo. Lợi dụng lúc nhốn nháo, con bé có ba bím tóc lặng lẽ chuồn thẳng.
Tarzan chạy như bay đuổi theo thằng bé tóc xoăn.
Thằng bé bụi đời ào qua đèn xanh cuối con đường dành cho người đi bộ. Xui xẻo cho Tarzan, hắn định lao theo nhưng… đèn đỏ ở ngã tư đã sáng. Trời hỡi, phía tay phải mấy chiếc xe hơi nhấn ga, còn phía tay trái thì một mũi xe ô-tô lao tới. Tarzan cố “thắng” người lại nhưng không kịp. Tốc độ quá nhanh khiến hắn… phóng vút lên mui xe hơi.
Cả đoàn ô-tô đi sau đạp thắng cháy đường. Qua kính xe ô-tô, Tarzan thấy hai người ngồi trong xe nhìn hắn hoảng hồn.
Hắn chỉ còn nước nhún vai ra vẻ xin lỗi và nhảy xuống lòng đường.
Ngay lúc đó, tam quái và hai bà mẹ cũng vừa tới. Tarzan thò đầu qua cửa sổ buồng lái chiếc xe mà hắn đã mượn chỗ… để chân.
- Xin lỗi ông bà, cháu không cố tình làm như vậy. Do mải mê đuổi theo một thằng ăn cắp nên…
Người đàn ông lái chiếc BMW thông cảm:
- Nên thượng lên mui xe tôi chớ gì. Không sao. Tôi đã thấy thằng bé ác ôn đó phóng qua đèn đỏ. Tôi thành thực nể tài phi thân của chú mày lắm lắm, chú mày làm vợ tôi sợ hết hồn.
Ngươờ đàn ông lái chiếc BMW mang biển số tỉnh Hamburger. Ông giới thiệu bà vợ tên là Melissa và ông là Hugo Weineackel. Hai người có một nhà nghỉ tại đây và hàng năm sang nghỉ ngơi.
Hugo cùng vợ bước xuống xe. Tướng tá ông phốp pháp, khuôn mặt phúc hậu.
Mặt bà Melissa buồn so. Khi nghe Tarzan nói hắn đuổi theo thằng bé ăn cắp thì bà khóc nấc lên.
Hugo thở dài:
- Chúng tôi có một thằng con trai nhỏ đã bỏ nhà đi từ ba hôm nay. Nghe chú em kể chuyện rượt theo một thằng bé nên bà ấy chạnh lòng nhớ nó.
*
Bốn quái ngó nhau sững sờ.
Tarzan quay qua ông Hugo:
- Chú làm ơn nói rõ cho tụi cháu nghe. Con trai chú trốn nhà hay bị bắt cóc?
Hugo run giọng:
- Tôi e nó bị bọn tống tiền bắt cóc. Nhưng có điều gì vô lí bởi kẻ bắt cóc sao không lên tiếng.
Mọi người đều tỏ ra lo lắng cùng ông.
Gaby an ủi:
- Biết đâu con trai chú bị lạc đường. Phố xá ở đây chằng chịt và lộn xộn.
Tarzan không đồng ý:
- Tại Italia, bắt cóc và tống tiền đã trở thành một ngành kinh tế khá phổ biến.
Máy Tính Điện Tử ngó ông Hugo thăm dò:
- Thằng bé bao nhiêu tuổi, thưa chú?
- Mười một tuổi…
Hugo gục đầu ủ rũ:
- Có thể mọi sự là do tôi. Tôi e rằng tôi không phải là một ông bố hoàn chỉnh, tôi chỉ là cha dượng của cháu. Tại Đức, vì chuyện nghề nghiệp tôi có ít thì giờ lưu tâm đến cháu Peter. Tôi mới kết hôn với nhà tôi cách đây ba năm, cháu Peter là con đời chồng trước.
Bà Melissa buông tay che mặt, nước mắt nước mũi tèm lem. Thằng mập rút cái khăn lau bằng giấy đưa cho bà:
- Cô nên lau sơ sơ… mặt cô bị lem rồi.
Khi bà Melissa đã ngồi trong xe để soi gương lau mặt, Hugo mới kể lại chuyện cách đó ba ngày:
- Chúng tôi có một biệt thự ở phố Aurelia số nhà 20 ngay cạnh bãi biển. Một buổi trưa tự nhiên không thấy Peter về nhà, chúng tôi đi tìm khắp nơi đều vô ích. Cuối cùng vợ tôi mở thùng thư thì phát giác một phong bì chứa mẩu giấy gấp làm ba. Thư của tên bắt cóc được ghép bằng các chữ cắt trong báo. Y đòi một triệu mark để chuộc cháu. Nộp tiền như thế nào, sẽ thông báo sau. Dĩ nhiên chúng tôi tức tốc báo cảnh sát và chi không biết bao nhiêu tiền lót tay để nhờ họ truy nã hung thủ. Nhưng họ vẫn bó tay.
Tarzan ngạc nhiên:
- Và bây giờ vẫn chưa lên tiếng sao?
- Chúng tôi đang chờ tin nhưng hung thủ hoàn toàn im lặng. Thật phát điên lên được.
Hugo bỗng sực nhớ ra điều gì, ông vội mở va-li và lôi ra một tờ nhật báo địa phương:
- Các cô cậu nhìn xem. Ảnh chân dung Peter được đăng trên đầu trang báo hàng ngày. Chúng tôi đang tin cháu bị mất tích và kêu gọi mọi người giúp đỡ. Cảnh sát không muốn chúng tôi loan báo cháu bị bắt cóc. Họ cho rằng có thể cháu ngụy tạo lá thư rồi bỏ nhà đi hoang…
- Trời đất!
Mọi người chuyền tay tờ báo có bức ảnh Peter. Tarzan cố gắng ghi lại hình ảnh Peter trong óc. Chú nhóc có mái tóc dày, xoăn tít, nhác trông như con gái.
Tarzan quay qua ông Hugo:
- Thưa chú, cháu muốn biết trong thư, bọn bắt cóc dùng tiếng Đức hay Italia?
- Tiếng Đức mới là lạ. Một thứ tiếng Đức đầy lỗi chính tả. Có thể trình độ tiếng Đức kém, nhưng cũng có thể do trên báo không đủ mặt chữ để cắt.
Lúc này thì bà Melissa đã trang điểm xong và trông tỉnh táo hơn. Hugo ngó vợ và nói:
- Nào, bây giờ chúng tôi xin chào hết thảy mọi người. Rất cảm ơn các cô cậu đã quan tâm đến nỗi buồn của chúng tôi.
Gaby hỏi:
- Cô chú định đi đâu vậy?
- Chúng tôi phải chạy xe vòng vòng tìm cháu Peter cho dù đó là chuyện mò kim đáy biển. Nhưng ngồi nhà thì không thể yên tâm được.
Chiếc BMW phóng vút đi. Kloesen huých vào sườn Tarzan:
- Ôi, mới dạo phố một chút mà đã đụng độ biết bao nhiêu chuyện lạ rồi.
*
Bruno Buzzani cho xe ta-xi chạy về phố Aurelia. Tim anh ta đập thình thịch. Anh ta thừa hiểu thân phận của mình chỉ là một tài xế không hơn không kém, vậy cớ sao bữa nay sếp kêu trình diện làm gì vậy cà? Ắt có chuyện chẳng lành rồi.
Cái bụng to bự mà ở Italia người ta gọi là “bụng mì ống” của anh như phình lên vì lo lắng. Ông trùm ở tận cuối phố trong một ngôi biệt thự hết sảy với hàng rào sắt sơn màu vàng óng và vô số kì hoa dị thảo trong vườn. Bruno bấm chuông ở cổng và liếc cái biển có ghi tên chủ nhân: GUNTO FRITZ UNWAERTH. Sếp là người Đức.
Hàng chữ ấy chính là tên ông trùm. Cho dù Bruno đã từng sống ở Đức và có kinh nghiệm với người Đức nhưng anh ta vẫn cảm thấy mình chỉ là tay mơ trước sếp Unwaerth. Còn phải hỏi, sếp là người độc đoán và dữ tính. Sếp coi các cộng sự viên như là những con giun dưới chân sẵn sàng dùng gót giày đè bẹp gí nếu trái ý.
Bruno vừa nhấn chuông xong đã nghe một giọng rền rền:
- Vô trong!
Căn phòng Bruno đặt chân vào rất rộng, bày toàn thứ sang trọng đắt tiền, tuy nhiên qua cách trang trí cũng có thể biết chủ nhân là người thiếu óc thẩm mĩ.
Ông trùm là người to cao ngoài 40 tuổi mặc bộ quần áo bằng lụa tơ tằm trắng dựa cùi chỏ vào quầy rượu. Bộ mặt quàu quạu, nhợt nhạt như xác chết dù phương nam thừa ánh nắng mặt trời. Bruno rón rén bước lên tấm thảm màu trắng. Anh ta sợ giày mình chùi chưa sạch.
Ông trùm dòm vô mắt Brune trừng trừng:
- Tao nghe Massimo nói mày định giở trò phải không? Tao không ưa nghe những chuyện như thế.
Bruno chết sững:
- Thưa ông trùm, tôi đâu dám hỗn ạ. Tôi chỉ xin thôi việc. Tôi đã thanh toán xong các khoản nợ nần và an phận với nghề lái xe ta-xi. Tôi nghĩ kể từ nay không cần thiết phải kiếm các khoản “thu nhập phụ” nữa ạ.
- Vậy là hỗn đó Bruno. - Ông trùm nhếch mép - Ở hãng của tao không có vụ xin thôi việc. Chừng nào tao còn cần là tụi bay còn làm. Mày đã làm tao rất hài lòng, vì vậy mày không có quyền thôi việc.
Ông trùm đổi giọng ra chiều thân mật:
- Mày ngớ ra làm chi hả Bruno. Này nhé, mày không thể kiếm ở đâu bộn bạc như ở đây. Mà chẳng có gì phải lo lắng cả. Muốn gì nữa chứ? Mày chỉ việc ngồi ở đầu nguồn và giới thiệu với tao những du khách giàu có mỗi lần mày lái ta-xi chở họ ra ga xe lửa hoặc sân bay. Thế là xong. Chuyện nhập nha, đánh quả những dinh cơ du khách ở đây là của tụi tao. Mày có phải bẻ khóa trèo tường đâu mà ngại. Hay chú mày chê ít tiền.
Bruno cảm thấy tức thở, bất lực. Chúng sẵn sàng giết mình nếu mình chống lại chúng. Bruno chỉ biết có ba tên. Đó là lão chủ, Massimo Alvaro và Carlo Pratoliti. Nhưng anh ta tin rằng bọn chúng đông hơn nhiều.
Bruno run rẩy. Anh ta thừa hiểu sự tàn độc của tên trùm cùng với hàng tá tay chân của lão.
- Vậy là tốt. Coi như mọi chuyện như cũ không có gì xảy ra. Rõ chưa?
- Rõ, thưa ông trùm.
- Ê, còn chuyện này nữa. Có những đứa bề ngoài vâng dạ mà láu cá sau lưng tao, thậm chí đi làm “ăng-ten” cho bọn cớm. Tao cảnh báo cho tụi bay biết, tao không ưa cái lão Vinosa, cảnh sát trưởng ở đây. Lão chẳng làm hại gì tao, nhưng tao không ưa. Linh tính dặn rằng tao không được ưa, hiểu chưa?
- Dạ hiểu.
- Nếu hiểu thì mày chớ léng phéng tới lão Vinosa đó. Người của tao mà rơi vào bẫy thì đời mày tàn. Mày đừng hi vọng vào sự che chở của bọn cớm. Liệu chúng có bảo vệ cho mày suốt đời được không?
Bruno thở hắt ra:
- Thưa ông trùm, tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện phản lại tổ chức.
Trong thâm tâm, thực sự anh ta cũng không nghĩ tới chuyện đó.
Lão trùm hất hàm:
- Tốt! Mày có thể về.
*
Ngồi lên taxi, Bruno cảm thấy nhục nhã hơn bao giờ hết. Anh ta vô cùng ân hận vì đã dính vào bọn tội phạm này. Bây giờ rút chân ra khỏi chỗ ấy làm sao chớ.
Giấc mộng hoàn lương làm một người lái xe lương thiện chấm dứt. Điện thoại di động từ trên ta-xi đã vang lên:
- Trung tâm điều độ vận chuyển đây. Bruno đó hả, anh hãy cho xe đến khu nhà nghỉ người nước ngoài. Có người chờ. Địa chỉ số…
Bruno nhấn ga. Anh ta quành ta-xi vô khu vực toàn người Đức, Anh và Thụy Điển. Đây là khu nhà nghỉ của các tỉ phú, họ có thể bỏ trống quanh năm để chu du tứ xứ rồi mới “buông neo” để nghỉ ngơi một thời gian.
Anh dừng xe trước địa chỉ được thông báo. Anh ta đã bao lần trầm trồ trước tòa nhà này. Trời ạ, căn biệt thự xịn không thua gì tư gia của sếp. Trước hiên ba cái va-li và hai túi xách để sẵn. Bruno xếp hành lí vào xe theo lệnh người chủ gọi qua cửa sổ. Một lúc sau ông Robert Clayford cùng vợ và cô con gái bước ra.
- Ra sân bay.
Qua câu chuyện, Bruno được biết họ trở về nước Anh.
Cô con gái khá xinh xắn với một chút tàn nhang trên má tỏ vẻ không vui:
- Con chưa muốn về London đâu, nước Anh mình chỉ toàn là sương mù.
Robert Clayford ậm ừ:
- Nhưng chúng ta chỉ về một tuần mà con gái. Chúng ta phải thăm họ hàng, bạn bè và tận hưởng không khí mát mẻ chứ. Ba thấy thời tiết ở đây quá nóng bức.
Bà vợ cũng tán đồng:
- Gia đình mình đã xa London quá lâu. Hơn nữa bao giờ em cũng nơm nớp lo sợ ngôi nhà bên London bị mất trộm. Ôi, bọn cướp thời buổi này nhiều như rươi… và ngày càng táo tợn.
Bruno cảm thấy đã thu đủ… thông tin. Anh ta tham gia câu chuyện:
- Ở đâu cũng đầy trộm cướp, thưa ông bà. Tại khu vực tôi ngụ cũng thế, đầy bọn bất hảo.
Ít ra thì Bruno cũng thành thực. Có điều anh ta giật nảy mình khi ông Clayford gật gù:
- Tôi không ngán bọn đạo chích vặt. Tôi chỉ lo ngại những băng đảng có tổ chức.
Bruno thản nhiên nói:
- Băng đảng có tổ chức cũng chẳng làm gì được với những ngôi nhà có trang bị hệ thống bảo đảm an toàn. Tôi nghĩ rằng biệt thự của ông bà chắc cũng đã lắp đặt hệ thống báo động chớ?
Clayford cười ha hả:
- Ba cái hệ thống điện tử ấy nhằm nhò gì với bọn đạo tặc. Gia đình tôi giữ nhà bằng hai con chó bẹc-giê với bộ nanh nhọn hoắt của chúng.
Bruno ngạc nhiên hỏi:
- Ơ… chẳng lẽ ông bà lại để hai tên cận vệ bốn chân ở nhà không ai coi sóc ư?
- Ồ, chúng tôi đã gửi hai con bẹc-giê vô trại chó. Vì thế ra đi mà lo ngay ngáy.
Cô con gái bực dọc ra mặt. Suốt chặng đường đi không nói một lời.
Xe đã tới phi trường. Gia đình thượng lưu bước xuống xe, riêng ngài Clayford nhét vào tay Bruno một khoản “boa” hậu hĩnh. Họ thực là tốt. Nhưng đây là một thông tin cực kì, không thể bỏ qua.
Nào, bây giờ thì phải “bắn” thông tin này cho ông trùm chớ còn phải hỏi. Vòi bạch tuộc của ông trùm nhan nhản khắp sân bay. Có mến khách cũng đành chịu. Qua cuộc hỏi chuyện của trùm Unwaerth, Bruno thừa biết là mình đang bị theo dõi để thử thách. Anh ta mà ỉm con mồi Anh quốc này là kể như tự kí vào án tử hình.
Điều đập vào mắt Tarzan trước hết là các cửa hàng. Ở đây các cửa tiệm mọc lên như nấm trên những con đường chật chội. Đủ thứ tiệm hầm bà lằng, tiệm ăn, quán cà phê, quán nhậu với đủ chủng loại ngôn ngữ, màu da và âm thanh huyên náo chói tai.
- Thực là một hình phạt Gaby ạ.
Gaby khoác tay Tarzan, không phải vì muốn tỏ ra yêu thương mà chỉ vì sợ lạc đường. Tarzan chú ý săn sóc cô bạn gái nhưng không lúc nào rời mắt khỏi hai bà mẹ. Hắn luôn chú ý xem có kẻ nào bám gót hai bà không. Còn hai bà thì nói đủ mọi chuyện trên đời và không bỏ qua một cửa hàng lưu niệm nào. Karl và Kloesen lẽo đẽo đi sau cùng, không lấy gì làm nhanh nhẹn lắm.
Trong khi hai bà mẹ đang săm soi những bộ trang phục Italia rất đẹp thì Tarzan bất chợt thấy có vấn đề.
Vấn đề bắt đầu từ một cô bé ăn mặc sạch sẽ khoảng chín tuổi đi đằng sau hai bà. Coi, con nhỏ đang đi đứng khoan thai thì đột nhiên lăn đùng ra dưới chân khách, mồm miệng méo xệch như chực khóc ăn vạ. Tarzan ngạc nhiên quá: nó cố tình ngã đấy chớ. Trong lúc hai bà cúi xuống đỡ con nhỏ dậy thì một thằng nhãi cỡ mười một tuổi hiện ra. Thằng nhãi mặc một chiếc áo thun, quần đùi, đi đôi giày bóng rổ do hãng Mèo Rừng ở Đức sản xuất. Bàn tay nhỏ nhắn của nó lấp lánh một dụng cụ kim loại. Trong lúc vội vàng, Tarzan không kịp đoán nó là vật gì.
- Hãy cẩn thận! – Tarzan la lên và lao tới.
Ê, mọi việc xảy ra trong chớp mắt, thằng nhãi dùng thân mình che đôi tay điệu nghệ nhanh đến mức khi Tarzan vừa mới nhấc giò thì quai túi đeo của má hắn, bà Susane đã bị cắt ngọt xớt trong lúc bà vẫn loay hoay đỡ con nhỏ dưới đất lên.
Bà Margot không để ý đến thằng bé. Nhưng tiếng thét của Tarzan đã khiến bà phản ứng rất nhanh, bà đã lập tức giữ chặt cái quai khi thằng nhóc rờ vào chiếc túi.
Tarzan chỉ còn cách thằng nhóc một cánh tay thì… bị trượt chân suýt té nhào vì giẫm phải một cây kem. Môn Judo thiện nghệ đã giúp hắn lấy lại được thăng bằng lập tức.
Cũng lúc đó, thằng ăn cắp bỏ của chạy lấy người. Nó chạy thục mạng vào những phố nhỏ ngoằn ngoèo. Lợi dụng lúc nhốn nháo, con bé có ba bím tóc lặng lẽ chuồn thẳng.
Tarzan chạy như bay đuổi theo thằng bé tóc xoăn.
Thằng bé bụi đời ào qua đèn xanh cuối con đường dành cho người đi bộ. Xui xẻo cho Tarzan, hắn định lao theo nhưng… đèn đỏ ở ngã tư đã sáng. Trời hỡi, phía tay phải mấy chiếc xe hơi nhấn ga, còn phía tay trái thì một mũi xe ô-tô lao tới. Tarzan cố “thắng” người lại nhưng không kịp. Tốc độ quá nhanh khiến hắn… phóng vút lên mui xe hơi.
Cả đoàn ô-tô đi sau đạp thắng cháy đường. Qua kính xe ô-tô, Tarzan thấy hai người ngồi trong xe nhìn hắn hoảng hồn.
Hắn chỉ còn nước nhún vai ra vẻ xin lỗi và nhảy xuống lòng đường.
Ngay lúc đó, tam quái và hai bà mẹ cũng vừa tới. Tarzan thò đầu qua cửa sổ buồng lái chiếc xe mà hắn đã mượn chỗ… để chân.
- Xin lỗi ông bà, cháu không cố tình làm như vậy. Do mải mê đuổi theo một thằng ăn cắp nên…
Người đàn ông lái chiếc BMW thông cảm:
- Nên thượng lên mui xe tôi chớ gì. Không sao. Tôi đã thấy thằng bé ác ôn đó phóng qua đèn đỏ. Tôi thành thực nể tài phi thân của chú mày lắm lắm, chú mày làm vợ tôi sợ hết hồn.
Ngươờ đàn ông lái chiếc BMW mang biển số tỉnh Hamburger. Ông giới thiệu bà vợ tên là Melissa và ông là Hugo Weineackel. Hai người có một nhà nghỉ tại đây và hàng năm sang nghỉ ngơi.
Hugo cùng vợ bước xuống xe. Tướng tá ông phốp pháp, khuôn mặt phúc hậu.
Mặt bà Melissa buồn so. Khi nghe Tarzan nói hắn đuổi theo thằng bé ăn cắp thì bà khóc nấc lên.
Hugo thở dài:
- Chúng tôi có một thằng con trai nhỏ đã bỏ nhà đi từ ba hôm nay. Nghe chú em kể chuyện rượt theo một thằng bé nên bà ấy chạnh lòng nhớ nó.
*
Bốn quái ngó nhau sững sờ.
Tarzan quay qua ông Hugo:
- Chú làm ơn nói rõ cho tụi cháu nghe. Con trai chú trốn nhà hay bị bắt cóc?
Hugo run giọng:
- Tôi e nó bị bọn tống tiền bắt cóc. Nhưng có điều gì vô lí bởi kẻ bắt cóc sao không lên tiếng.
Mọi người đều tỏ ra lo lắng cùng ông.
Gaby an ủi:
- Biết đâu con trai chú bị lạc đường. Phố xá ở đây chằng chịt và lộn xộn.
Tarzan không đồng ý:
- Tại Italia, bắt cóc và tống tiền đã trở thành một ngành kinh tế khá phổ biến.
Máy Tính Điện Tử ngó ông Hugo thăm dò:
- Thằng bé bao nhiêu tuổi, thưa chú?
- Mười một tuổi…
Hugo gục đầu ủ rũ:
- Có thể mọi sự là do tôi. Tôi e rằng tôi không phải là một ông bố hoàn chỉnh, tôi chỉ là cha dượng của cháu. Tại Đức, vì chuyện nghề nghiệp tôi có ít thì giờ lưu tâm đến cháu Peter. Tôi mới kết hôn với nhà tôi cách đây ba năm, cháu Peter là con đời chồng trước.
Bà Melissa buông tay che mặt, nước mắt nước mũi tèm lem. Thằng mập rút cái khăn lau bằng giấy đưa cho bà:
- Cô nên lau sơ sơ… mặt cô bị lem rồi.
Khi bà Melissa đã ngồi trong xe để soi gương lau mặt, Hugo mới kể lại chuyện cách đó ba ngày:
- Chúng tôi có một biệt thự ở phố Aurelia số nhà 20 ngay cạnh bãi biển. Một buổi trưa tự nhiên không thấy Peter về nhà, chúng tôi đi tìm khắp nơi đều vô ích. Cuối cùng vợ tôi mở thùng thư thì phát giác một phong bì chứa mẩu giấy gấp làm ba. Thư của tên bắt cóc được ghép bằng các chữ cắt trong báo. Y đòi một triệu mark để chuộc cháu. Nộp tiền như thế nào, sẽ thông báo sau. Dĩ nhiên chúng tôi tức tốc báo cảnh sát và chi không biết bao nhiêu tiền lót tay để nhờ họ truy nã hung thủ. Nhưng họ vẫn bó tay.
Tarzan ngạc nhiên:
- Và bây giờ vẫn chưa lên tiếng sao?
- Chúng tôi đang chờ tin nhưng hung thủ hoàn toàn im lặng. Thật phát điên lên được.
Hugo bỗng sực nhớ ra điều gì, ông vội mở va-li và lôi ra một tờ nhật báo địa phương:
- Các cô cậu nhìn xem. Ảnh chân dung Peter được đăng trên đầu trang báo hàng ngày. Chúng tôi đang tin cháu bị mất tích và kêu gọi mọi người giúp đỡ. Cảnh sát không muốn chúng tôi loan báo cháu bị bắt cóc. Họ cho rằng có thể cháu ngụy tạo lá thư rồi bỏ nhà đi hoang…
- Trời đất!
Mọi người chuyền tay tờ báo có bức ảnh Peter. Tarzan cố gắng ghi lại hình ảnh Peter trong óc. Chú nhóc có mái tóc dày, xoăn tít, nhác trông như con gái.
Tarzan quay qua ông Hugo:
- Thưa chú, cháu muốn biết trong thư, bọn bắt cóc dùng tiếng Đức hay Italia?
- Tiếng Đức mới là lạ. Một thứ tiếng Đức đầy lỗi chính tả. Có thể trình độ tiếng Đức kém, nhưng cũng có thể do trên báo không đủ mặt chữ để cắt.
Lúc này thì bà Melissa đã trang điểm xong và trông tỉnh táo hơn. Hugo ngó vợ và nói:
- Nào, bây giờ chúng tôi xin chào hết thảy mọi người. Rất cảm ơn các cô cậu đã quan tâm đến nỗi buồn của chúng tôi.
Gaby hỏi:
- Cô chú định đi đâu vậy?
- Chúng tôi phải chạy xe vòng vòng tìm cháu Peter cho dù đó là chuyện mò kim đáy biển. Nhưng ngồi nhà thì không thể yên tâm được.
Chiếc BMW phóng vút đi. Kloesen huých vào sườn Tarzan:
- Ôi, mới dạo phố một chút mà đã đụng độ biết bao nhiêu chuyện lạ rồi.
*
Bruno Buzzani cho xe ta-xi chạy về phố Aurelia. Tim anh ta đập thình thịch. Anh ta thừa hiểu thân phận của mình chỉ là một tài xế không hơn không kém, vậy cớ sao bữa nay sếp kêu trình diện làm gì vậy cà? Ắt có chuyện chẳng lành rồi.
Cái bụng to bự mà ở Italia người ta gọi là “bụng mì ống” của anh như phình lên vì lo lắng. Ông trùm ở tận cuối phố trong một ngôi biệt thự hết sảy với hàng rào sắt sơn màu vàng óng và vô số kì hoa dị thảo trong vườn. Bruno bấm chuông ở cổng và liếc cái biển có ghi tên chủ nhân: GUNTO FRITZ UNWAERTH. Sếp là người Đức.
Hàng chữ ấy chính là tên ông trùm. Cho dù Bruno đã từng sống ở Đức và có kinh nghiệm với người Đức nhưng anh ta vẫn cảm thấy mình chỉ là tay mơ trước sếp Unwaerth. Còn phải hỏi, sếp là người độc đoán và dữ tính. Sếp coi các cộng sự viên như là những con giun dưới chân sẵn sàng dùng gót giày đè bẹp gí nếu trái ý.
Bruno vừa nhấn chuông xong đã nghe một giọng rền rền:
- Vô trong!
Căn phòng Bruno đặt chân vào rất rộng, bày toàn thứ sang trọng đắt tiền, tuy nhiên qua cách trang trí cũng có thể biết chủ nhân là người thiếu óc thẩm mĩ.
Ông trùm là người to cao ngoài 40 tuổi mặc bộ quần áo bằng lụa tơ tằm trắng dựa cùi chỏ vào quầy rượu. Bộ mặt quàu quạu, nhợt nhạt như xác chết dù phương nam thừa ánh nắng mặt trời. Bruno rón rén bước lên tấm thảm màu trắng. Anh ta sợ giày mình chùi chưa sạch.
Ông trùm dòm vô mắt Brune trừng trừng:
- Tao nghe Massimo nói mày định giở trò phải không? Tao không ưa nghe những chuyện như thế.
Bruno chết sững:
- Thưa ông trùm, tôi đâu dám hỗn ạ. Tôi chỉ xin thôi việc. Tôi đã thanh toán xong các khoản nợ nần và an phận với nghề lái xe ta-xi. Tôi nghĩ kể từ nay không cần thiết phải kiếm các khoản “thu nhập phụ” nữa ạ.
- Vậy là hỗn đó Bruno. - Ông trùm nhếch mép - Ở hãng của tao không có vụ xin thôi việc. Chừng nào tao còn cần là tụi bay còn làm. Mày đã làm tao rất hài lòng, vì vậy mày không có quyền thôi việc.
Ông trùm đổi giọng ra chiều thân mật:
- Mày ngớ ra làm chi hả Bruno. Này nhé, mày không thể kiếm ở đâu bộn bạc như ở đây. Mà chẳng có gì phải lo lắng cả. Muốn gì nữa chứ? Mày chỉ việc ngồi ở đầu nguồn và giới thiệu với tao những du khách giàu có mỗi lần mày lái ta-xi chở họ ra ga xe lửa hoặc sân bay. Thế là xong. Chuyện nhập nha, đánh quả những dinh cơ du khách ở đây là của tụi tao. Mày có phải bẻ khóa trèo tường đâu mà ngại. Hay chú mày chê ít tiền.
Bruno cảm thấy tức thở, bất lực. Chúng sẵn sàng giết mình nếu mình chống lại chúng. Bruno chỉ biết có ba tên. Đó là lão chủ, Massimo Alvaro và Carlo Pratoliti. Nhưng anh ta tin rằng bọn chúng đông hơn nhiều.
Bruno run rẩy. Anh ta thừa hiểu sự tàn độc của tên trùm cùng với hàng tá tay chân của lão.
- Vậy là tốt. Coi như mọi chuyện như cũ không có gì xảy ra. Rõ chưa?
- Rõ, thưa ông trùm.
- Ê, còn chuyện này nữa. Có những đứa bề ngoài vâng dạ mà láu cá sau lưng tao, thậm chí đi làm “ăng-ten” cho bọn cớm. Tao cảnh báo cho tụi bay biết, tao không ưa cái lão Vinosa, cảnh sát trưởng ở đây. Lão chẳng làm hại gì tao, nhưng tao không ưa. Linh tính dặn rằng tao không được ưa, hiểu chưa?
- Dạ hiểu.
- Nếu hiểu thì mày chớ léng phéng tới lão Vinosa đó. Người của tao mà rơi vào bẫy thì đời mày tàn. Mày đừng hi vọng vào sự che chở của bọn cớm. Liệu chúng có bảo vệ cho mày suốt đời được không?
Bruno thở hắt ra:
- Thưa ông trùm, tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện phản lại tổ chức.
Trong thâm tâm, thực sự anh ta cũng không nghĩ tới chuyện đó.
Lão trùm hất hàm:
- Tốt! Mày có thể về.
*
Ngồi lên taxi, Bruno cảm thấy nhục nhã hơn bao giờ hết. Anh ta vô cùng ân hận vì đã dính vào bọn tội phạm này. Bây giờ rút chân ra khỏi chỗ ấy làm sao chớ.
Giấc mộng hoàn lương làm một người lái xe lương thiện chấm dứt. Điện thoại di động từ trên ta-xi đã vang lên:
- Trung tâm điều độ vận chuyển đây. Bruno đó hả, anh hãy cho xe đến khu nhà nghỉ người nước ngoài. Có người chờ. Địa chỉ số…
Bruno nhấn ga. Anh ta quành ta-xi vô khu vực toàn người Đức, Anh và Thụy Điển. Đây là khu nhà nghỉ của các tỉ phú, họ có thể bỏ trống quanh năm để chu du tứ xứ rồi mới “buông neo” để nghỉ ngơi một thời gian.
Anh dừng xe trước địa chỉ được thông báo. Anh ta đã bao lần trầm trồ trước tòa nhà này. Trời ạ, căn biệt thự xịn không thua gì tư gia của sếp. Trước hiên ba cái va-li và hai túi xách để sẵn. Bruno xếp hành lí vào xe theo lệnh người chủ gọi qua cửa sổ. Một lúc sau ông Robert Clayford cùng vợ và cô con gái bước ra.
- Ra sân bay.
Qua câu chuyện, Bruno được biết họ trở về nước Anh.
Cô con gái khá xinh xắn với một chút tàn nhang trên má tỏ vẻ không vui:
- Con chưa muốn về London đâu, nước Anh mình chỉ toàn là sương mù.
Robert Clayford ậm ừ:
- Nhưng chúng ta chỉ về một tuần mà con gái. Chúng ta phải thăm họ hàng, bạn bè và tận hưởng không khí mát mẻ chứ. Ba thấy thời tiết ở đây quá nóng bức.
Bà vợ cũng tán đồng:
- Gia đình mình đã xa London quá lâu. Hơn nữa bao giờ em cũng nơm nớp lo sợ ngôi nhà bên London bị mất trộm. Ôi, bọn cướp thời buổi này nhiều như rươi… và ngày càng táo tợn.
Bruno cảm thấy đã thu đủ… thông tin. Anh ta tham gia câu chuyện:
- Ở đâu cũng đầy trộm cướp, thưa ông bà. Tại khu vực tôi ngụ cũng thế, đầy bọn bất hảo.
Ít ra thì Bruno cũng thành thực. Có điều anh ta giật nảy mình khi ông Clayford gật gù:
- Tôi không ngán bọn đạo chích vặt. Tôi chỉ lo ngại những băng đảng có tổ chức.
Bruno thản nhiên nói:
- Băng đảng có tổ chức cũng chẳng làm gì được với những ngôi nhà có trang bị hệ thống bảo đảm an toàn. Tôi nghĩ rằng biệt thự của ông bà chắc cũng đã lắp đặt hệ thống báo động chớ?
Clayford cười ha hả:
- Ba cái hệ thống điện tử ấy nhằm nhò gì với bọn đạo tặc. Gia đình tôi giữ nhà bằng hai con chó bẹc-giê với bộ nanh nhọn hoắt của chúng.
Bruno ngạc nhiên hỏi:
- Ơ… chẳng lẽ ông bà lại để hai tên cận vệ bốn chân ở nhà không ai coi sóc ư?
- Ồ, chúng tôi đã gửi hai con bẹc-giê vô trại chó. Vì thế ra đi mà lo ngay ngáy.
Cô con gái bực dọc ra mặt. Suốt chặng đường đi không nói một lời.
Xe đã tới phi trường. Gia đình thượng lưu bước xuống xe, riêng ngài Clayford nhét vào tay Bruno một khoản “boa” hậu hĩnh. Họ thực là tốt. Nhưng đây là một thông tin cực kì, không thể bỏ qua.
Nào, bây giờ thì phải “bắn” thông tin này cho ông trùm chớ còn phải hỏi. Vòi bạch tuộc của ông trùm nhan nhản khắp sân bay. Có mến khách cũng đành chịu. Qua cuộc hỏi chuyện của trùm Unwaerth, Bruno thừa biết là mình đang bị theo dõi để thử thách. Anh ta mà ỉm con mồi Anh quốc này là kể như tự kí vào án tử hình.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất