Khoảng Cách Của Người

Chương 29: 480 kilômét đại mạo hiểm

Trước Sau
Hôm thứ tư đi học, giáo sư Bách tuyên bố thứ hai tuần tới được nghỉ.

Đình Sương học xong tiết cuối cùng của buổi chiều, về nhà mở hòm thư lên, quả nhiên nhận được email thông báo nghỉ học do trợ giảng gửi tới.

Thế nhưng trong email không ghi rõ nguyên nhân được nghỉ, lúc ở trên lớp Bách Xương Ý cũng không nói.

Giữ bí mật kỹ thế, không lẽ nguyên nhân là…

Đình Sương rút điện thoại ra, nhắn tin cho Bách Xương Ý: Thứ hai quân vương không lâm triều?

Vừa gửi tin nhắn xong, cậu bỗng nhiên chú ý tới khoảng cách giữa bọn họ hiện nay là 480km.

480km???

Ba ngày lửa nóng, một phát biến thành trước giải phóng?

Sếp Bách phải đi chinh chiến sa trường?

Đình Sương nghĩ mãi không ra, tiếp tục nhắn tin cho Bách Xương Ý: Sếp Bách ới, anh đang ở chốn nào?

Đến hơn 9h tối, Bách Xương Ý mới đáp: Hannover.

Đình Sương đang chuẩn bị gõ chữ, Bách Xương Ý đã gọi videocall tới, bảo rằng: “Bên này có triển lãm robot công nghiệp.”

Đình Sương nhìn bối cảnh sau lưng Bách Xương Ý, chắc hẳn là khách sạn, hỏi: “Thế nên chiều nay anh đi xem triển lãm à?”

Bách Xương Ý: “Không phải, triển lãm thứ hai mới bắt đầu mở. Tôi đến Hannover lúc 5h chiều, vừa đi ăn cơm với đại diện của hai công ty tham dự buổi triển lãm hợp tác Đức-Trung lần này.”

Đình Sương hỏi: “Ồ… thế thứ hai được nghỉ học cũng vì buổi triển lãm này à?”

Bách Xương Ý đáp: “Ừ, thứ hai tôi có buổi phát biểu trực tiếp tại hiện trường, tối thứ ba mới về được.”

Đình Sương nói: “Thế sao anh đã đi từ hôm nay rồi? Hôm nay mới thứ tư.”

Bách Xương Ý: “Đây là buổi triển lãm liên hợp giữa ba bên, LRM có mấy hạng mục hợp tác với hai công ty kia, thứ năm với thứ sáu mở cuộc họp tại khách sạn, cuối tuần bọn họ bố trí gian hàng trưng bày, tôi phải đi xem xét một chút.”

Đình Sương bắt đầu tính toán trong lòng.

Thứ năm với thứ sáu cậu đều có tiết, thứ bảy phải đi làm thêm, chủ nhật rảnh rỗi, thứ hai chỉ phải học một tiết thì lại được nghỉ; nếu thứ bảy đi làm thêm xong rồi mua vé tàu đi Hannover, đến buổi tối thứ hai lại quay về nhà, vậy thì cậu có thể ở cùng Bách Xương Ý hai đêm, cũng coi như đi du lịch cùng nhau hén.

Ừm… không thể để cho Bách Xương Ý biết được chuyện này, phải để tới thứ bảy đột nhiên xuất hiện trước cửa phòng khách sạn, nhấn chuông cửa mang ấm áp đến cho lão giáo sư.

“Em cười ngốc gì thế?” Bách Xương Ý ở bên kia màn hình hỏi.

Cười ngốc?

Đình Sương vỗ mặt mình một cái, nói: “Ai, ai cười ngốc hả? Em vui vẻ không được à?”

Bách Xương Ý hỏi: “Vui vẻ chuyện gì?

Đình Sương nói: “Vui… vui vì thứ hai được ngủ nướng chứ sao. Ôi ôi em không nói chuyện với anh nữa, em, em phải… nhanh nhanh đi viết báo cáo thực nghiệm đây.”

Nhanh nhanh đi đặt vé xe lửa.

Bách Xương Ý nói: “Ừ, đừng ngủ muộn quá.”

Đình Sương đáp: “Vâng vâng vâng.”

Mới vừa cúp điện thoại xong, Đình Sương ngay lập tức nhận ra một vấn đề —— bảo là mang ấm áp tới khách sạn, thế nhưng… sếp Bách đang ở khách sạn nào?

Mặc kệ, đặt vé tàu hỏa trước đã, mấy ngày nữa lại dò hỏi sếp Bách sau.

Chắc vì có triển lãm robot công nghiệp, nên mấy ngày nay vé tàu hỏa đi Hannover đắt đỏ hơn nhiều. Sau khi đặt được vé tàu, Đình Sương bèn tính toán lại chi tiêu của tháng này, do dự có nên đi làm thêm thêm một buổi nữa không.

Cứ tiếp tục thế này làm sao nói chuyện yêu đương được nữa.

Ba ngày tiếp theo…

Thứ năm.



Đình Sương: “Anh yêu ơi, khách sạn anh ở có gần khu triển lãm không? Khu triển lãm cách trung tâm thành phố một đoạn khá xa, chạy đi chạy lại chắc vất vả lắm nhỉ?”

Bách Xương Ý: “Không sao, có người đưa đón.”

Dò hỏi lần thứ nhất —— thất bại.

Thứ sáu.

Đình Sương: “Sếp Bách à, muộn thế này anh có đói bụng không? Em đang ăn đêm này, anh coi, cánh gà nướng đấy, hay là em đặt cho anh một phần nhé?”

Bách Xương Ý: “Tôi chuẩn bị ngủ, em ăn xong thì ngủ đi nhé.”

Dò hỏi lần thứ hai —— thất bại.

Thứ bảy.

Đình Sương tan làm, mang theo hành lý đã chuẩn bị đâu vào đấy đến trạm xe lửa.

Trong lúc chờ tàu hỏa, cậu lại dò hỏi lần thứ ba: Sếp Bách, em xem thời sự thấy bảo giá khách sạn ở Hannover tăng vọt, bình thường chỉ khoảng 100-200 euro một đêm thôi, hiện nay lên tới 600-700 euro mà vẫn cháy phòng. Anh đang ở khách sạn nào đó? Để em xem thử nó có nhân cơ hội chặt chém anh không, nhé?

Một lúc lâu ơi là lâu, Bách Xương Ý mới đáp: Khách sạn là do công ty đối tác thuê cho.

Đình Sương đang suy nghĩ xem nên dò hỏi tiếp thế nào, Bách Xương Ý đã hỏi: Em đang ở trên tàu hỏa à?

Đình Sương: Không ạ, em ở nhà.

Bách Xương Ý: Em nghĩ cho kỹ rồi hẵng trả lời câu hỏi của tôi.

Nghĩ cho kỹ…

Thôi xong tôi rồi.

Khoảng cách hiện nay: 399km, mười mấy giây sau: 398km.

Đình Sương: Vâng, em đang ở trên tàu hỏa.

Bách Xương Ý: Đi đâu?

Đình Sương trả lời một cách hàm súc: Ờmm, Đi chiêm ngưỡng Leibniz – người đặt nền móng cho vi phân và tích phân.

Leibniz qua đời ở Hannover.

Bách Xương Ý: Gửi số tàu hỏa qua đây.

10:52 tối, đoàn tàu lăn bánh tới trạm số 6 của nhà ga trung tâm Hannover. Đình Sương mang hành lý xuống xe, tìm trong đoàn người một lúc mới thấy Bách Xương Ý.

Tới một thành phố xa lạ khác, hoàn toàn chẳng còn bất kỳ điều gì phải băn khoăn.

Giữa dòng người ồn ã tấp nập, lặng yên đứng đó ôm hôn nhau.

“Ăn tối chưa?” Bách Xương Ý vuốt lại mái tóc vì ngủ ở trên tàu mà có hơi rối của cậu.

“Lúc trên tàu quên không ăn rồi.” Đình Sương nhìn xung quanh một hồi, thấy trong nhà ga có quán cà phê, nói: “Em vào mua cái sandwich ăn tạm, anh có ăn gì không? Hay uống gì chẳng hạn?”

Bách Xương Ý nghĩ đến chuyện gì đó, tròng kính hơi lóe lên: “Cà phê.”

“Được ạ.” Đình Sương gật đầu, mua hai ly cà phê và một cái bánh sandwich rồi đi ra, đưa một ly cho Bách Xương Ý.

Hiện tại đã rất khuya, Bách Xương Ý không làm phiền tài xế phụ trách đưa đón mình mấy hôm nay nữa, gọi taxi đưa Đình Sương về khách sạn.

“Ui sếp Bách này, anh bảo khách sạn là do công ty đối tác thuê cho, vậy bọn họ cũng ở đây à?” Đình Sương đợi lúc trong thang máy chỉ có hai người bọn họ, mới hỏi: “Chúng ta sẽ không bị nhìn thấy chứ?”

Bách Xương Ý nói: “Nhìn thấy thì sao? Em là nghiên cứu sinh đi theo.”

Đình Sương chế nhạo: “Ở chung một phòng với anh?”

Vẻ mặt của Bách Xương Ý rất thản nhiên: “Vì để tiết kiệm cho công ty đối tác.”

Đình Sương hỏi: “Anh không dẫn theo nghiên cứu sinh đến à?”

Bách Xương Ý đáp: “Có dẫn theo hai người, nhưng không ở tầng này.”



Ra khỏi thang máy rồi đi tới cửa phòng, Đình Sương vẫn đang tiếp tục hỏi: “Vậy tại sao cứ nhất định phải là em ở cùng với anh ——”

“Lấy đâu ra nhiều vấn đề như thế.” Bách Xương Ý mở cửa phòng, nắm lấy cằm của Đình Sương rồi hôn, tay còn lại thì treo tấm thẻ “Xin đừng quấy rầy” ra bên ngoài.

Mấy ngày không gặp, hàng tồn khá dồi dào, Đình Sương bị hôn đến vã lắm rồi, vươn tay tháo thắt lưng của Bách Xương Ý ra, chẳng mấy chốc đã bị anh đè lên cửa phòng ** cho ná thở.

Chơi xong khát nước, Đình Sương để hai chân trần đi đến tủ lạnh tìm đồ uống.

Khom lưng, vểnh mông lên, mở cửa tủ lạnh, xem hết chai này đến chai khác, chọn mãi không biết nên uống bia hay nước ngọt… phía sau của cậu vẫn chưa khép chặt hoàn toàn, chất lỏng bên trong chảy dọc xuống hai chân.

Ừm bia đen ướp lạnh cũng được đấy…

“Á ――”

“**, lại nữa?”

“Ít nhiều cũng phải để em uống ―― ưmm… haa…”

Thế là lại bị đè lên cửa tủ lạnh ** cho ná thở.

Ngồi trên tàu mấy tiếng, thêm hai nháy tàn nhẫn, đến lúc xong việc, Đình Sương thật sự không còn hơi sức nữa. Cậu tiện tay cầm lấy hai chai bia, tìm dụng cụ mở ra xong thì đưa Bách Xương Ý một chai, sau đó vừa uống vừa đi tới chỗ cửa sổ sát đất, tựa vào lan can nhìn ngắm thành phố về đêm.

Bách Xương Ý đứng ở bên cạnh cậu, ngụm có ngụm không mà uống chai bia kia.

“Sếp Bách à, anh có phải không thích uống bia không?” Đình Sương quay đầu hỏi: “Hình như em chưa bao giờ thấy anh uống rượu cả, anh không uống thì đưa em uống cho.” Nói xong bèn lấy chai bia trong tay Bách Xương Ý đi.

Không thích uống bia…

Có rất ít người chú ý tới điểm này.

Bách Xương Ý không thích uống rượu, thế nhưng trước đây Mạnh Vũ Dung thích uống, vì vậy anh sẽ uống cùng cô. Thật ra Bách Xương Ý cũng không thích hút thuốc, thế nhưng những lúc Đình Sương hút, anh cũng sẽ hút theo. Anh đã quen với chuyện chăm sóc người khác chứ không phải là người nhận được sự chăm sóc, vì lẽ đó thích cái gì hay không thích cái gì, anh cũng ít khi biểu hiện.

Cũng chẳng biết đứa nhỏ này tại sao lại nhận ra.

Bách Xương Ý nhìn gò má đang hướng về phía cửa sổ của Đình Sương, nhớ đến lúc nãy ở trạm xe lửa, anh muốn Đình Sương mua cho mình một ly cà phê, chính là để lúc chịch xong có thể đưa cậu đồng 3 euro, để nhãi con khốn nạn này biết thế nào là đưa tiền sai thời điểm.

Một nửa là trêu đùa cậu bạn nhỏ, một nửa là dạy cho cậu bạn nhỏ một bài học.

Thế nhưng bây giờ anh không muốn làm như vậy nữa.

Đình Sương ừng ực ừng ực uống cạn nửa chai bia, nói: “Em thèm chân giò quá, chân giò heo nướng ăn kèm với bia ấy.”

“Bữa sáng ngày mai rồi ăn.” Bách Xương Ý lấy chai bia trên tay Đình Sương, nói: “Đi tắm rồi ngủ đi.”

Ngày hôm sau Đình Sương ngủ thẳng đến tận trưa mới tỉnh, thấy trong phòng không có ai, cậu bèn gọi điện thoại cho Bách Xương Ý: “Anh yêu ơi anh đang đâu đấy? Chẳng phải đã bảo đi ăn chân giò heo nướng à?”

Bách Xương Ý nói: “Xuống tầng 18 dùng cơm đi.”

Đình Sương hỏi: “Hai ta thôi hả?”

Bách Xương Ý nói: “Còn có người của phía đối tác bên Trung.”

Đình Sương: “Ồ, thế để em ăn mặc chỉnh tề một chút. Ngày mai em muốn đến xem anh phát biểu vì vậy có mang theo vest.”

Cậu đánh răng rửa mặt, thay đồ xong liền đi xuống tầng, báo tên với người phục vụ ở dưới nhà ăn, được chỉ dẫn đến chỗ ngồi của mấy người Bách Xương Ý.

Từ xa cậu đã trông thấy anh đang ngồi quay mặt về hướng này, không nhịn được mà nhếch khóe miệng, giơ tay lên vẫy vẫy về phía Bách Xương Ý.

Bách Xương Ý gật đầu với cậu một cái, sau đó nói vài câu với phía đối tác bên Trung.

Mấy người Trung Quốc nghe xong, xoay đầu nhìn lại.

Đình Sương đang muốn gật đầu cười chào hỏi, nhưng khi nhìn rõ mặt của mấy người kia, bước chân hơi ngừng lại, nụ cười trên mặt cũng cứng đờ.

Người đàn ông trung niên ngồi ở giữa, chính là Chúc Ngao —— ông bô của cậu và Chúc Văn Gia.

CHÚ THÍCH

[1] Gottfried Wilhelm Leibniz: một nhà bác học người Đức [2] Schweinshaxe: chân giò heo nướng [3] Khu vườn hoàng gia Herrenhausen

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất

Trước Sau