Chương 23
.:. 24: Bước đầu tiên để ôm cả thế giới.:.
Lý Trì Thư vẫn chưa thở đều, níu tay áo tôi bình tâm lại mới lên tiếng: “…Anh thấy bây giờ thích hợp chúc cái này không?”
“…”
Hình như là không thích hợp.
Tôi cầm ghế dẫn em lên lầu, kiểm ra điện áp đằng sau cửa nhà Lý Trì Thư, xác định nguyên nhân bị cúp điện là do ngắt cầu dao. Tôi kéo công tắc lên, trong nhà lập tức sáng đèn.
Lý Trì Thư đứng cạnh tôi lẩm bẩm: “Sao lúc em kiểm tra thì không phải ngắt cầu dao…”
“Nhìn lầm thôi. Ai mà không có lúc bị hoa mắt.” Tôi dẫn em về phòng khách, mở ti vi lên, “Ngồi đây, anh đi xuống dưới xách đồ lên.”
Tôi không dám nói với Lý Trì Thư tôi vứt Khoai Tây với túi xách ở dưới lầu ba, nếu không chắc em ấy phóng xuống còn nhanh hơn tôi.
Mới xuống đến lầu bốn đã nghe từ chỗ rẽ truyền đến tiếng chó sủa hăng say, Khoai Tây bị nhốt trong túi, liên tục cào móng ở lỗ thông hơi, nếu đến muộn hơn cái túi này coi như bỏ.
“Rồi rồi rồi,” tôi vội vàng mở túi ra, bế Khoai Tây lên, nhân tiện xách hai cái túi đi lên lầu, trở tay tóm lấy cái miệng đang liên tục cắn tay áo mình của Khoai Tây, “Đừng mắng đừng mắng nữa, tới đón mày đây còn gì.”
Quay về phòng, Lý Trì Thư thấy Khoai Tây rồi thì nào còn quan tâm tôi. Trong lúc nhàn rỗi, tôi đi vào phòng dọn túi xách, phân loại đồ đạc bên trong xong xuôi rồi dọn dẹp. Đến khi Lý Trì Thư chú ý hành động của tôi thì tôi đã trải một tấm thảm lông cừu lên giường em ấy, ngồi ở đầu giường xếp quần áo.
Em vịn khung cửa ló đầu vào: “Anh làm gì vậy?”
“Gấp quần áo cho em. Ngày mai phải mặc quần áo mới.” Tôi đứng dậy xách bánh ga-tô để trên tủ đầu giường, “Đi, đi ra ngoài ăn bánh ga-tô.”
Bây giờ Lý Trì Thư mới phát hiện hộp đóng gói ở trên đầu giường, em đứng lặng, nhìn thẳng vào tôi: “Bánh ga-tô?”
“Ừ, bánh ga-tô.” Tôi nói, “Bánh sinh nhật cho cục vàng nhà chúng ta.”
Tôi thấy em vẫn luống cuống thì dúi hộp bánh ga-tô vào trong tay em, nói em cầm để lên bàn: “Lý Trì Thư, về sau sinh nhật mỗi năm phải ăn bánh ga-tô.”
Nếu tôi không sống lại, kể từ sau năm 7 tuổi, chắc hẳn lần đầu Lý Trì Thư ăn bánh ga-tô là một năm sau.
Lên đại học, em cuối cùng cũng có thể dựa vào thân phận người trưởng thành không cần phải về nhà vào mỗi kỳ nghỉ đông. Trái lại, xung quanh trường học, những chuỗi cung ứng được hình thành nhờ sự tồn tại của trường học —— Nhà hàng lẩu, khách sạn, quán trà sữa, KTV,… đều là những nơi Lý Trì Thư kiếm tiền và sống nhờ ở đậu. Huống hồ vào kỳ nghỉ các chuỗi cửa hàng đều tăng lương gấp đôi cho nhân viên, có khi một ngày em chỉ ngủ bốn tiếng, có thể làm đến ba công việc bán thời gian.
Năm đó Lý Trì Thư nhớ lại quãng thời gian này vẻ mặt vẫn hào hứng, dường như thật sự biết ơn quãng thời gian ấy: “Mặc dù mệt lả, nhưng hai, ba tuần là có thể kiếm được học phí một năm. Không có kỳ nghỉ nào kiếm tiền tốt bằng kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán.”
Sinh nhật 19 tuổi, năm đầu tiên vừa vào đại học, Lý Trì Thư đã làm ở tiệm lẩu gia đình.
Giao thừa hôm ấy, khu vực em phụ trách nghênh tiếp một bàn lớn có vị khách sinh nhật ngay đêm 30, Lý Trì Thư tận tâm tận lực phục vụ, ánh mắt thường bay đến hơn nửa chiếc bánh sinh nhật còn lại bọn họ ăn xong để qua một bên. Cô gái bàn đó ở đến gần hửng sáng mới rời đi, không mang phần bánh ga-tô còn lại về. Sau khi khách về nhân viên vệ sinh tiệm lẩu trách móc vì sao một bữa ăn mà ăn lâu thế, hại anh ta phải dọn dẹp tàn cục từ cuối năm sang đầu năm mới.
Lý Trì Thư bước lên cầm lấy giẻ lau trong tay anh ta, nói anh ta ra sảnh trước nghỉ ngơi với các nhân viên khác, để mình quét dọn đống hỗn độn phụ anh ta. Đối phương rời đi, em ấy siêng năng dọn dẹp bàn ăn, lặng lẽ cầm một miếng bánh ga-tô nhỏ đi ra bếp phía sau.
Cuối cùng khi đón năm mới, giây khắc tất cả mọi người chúc nhau “Năm mới hạnh phúc” ở sảnh trước, Lý Trì Thư trốn ở sau bếp đào một nửa quả dâu vẫn còn sạch sẽ ở mặt trên bánh, quệt kem cho vào miệng, thầm chúc bản thân sinh nhật vui vẻ.
“Thật ra em băn khoăn rất lâu, cảm thấy lén ăn đồ dư của người ta không phải phép.” Em cười nói, “Nhưng bảo em lấy tiền lương của hai, ba tiếng đi mua bánh ga-tô thì em không nỡ.”
Tôi để Lý Trì Thư tự tay tháo dải ruy băng thắt trên nắp hộp bánh ga-tô, đứng dậy đi tắt đèn trong lúc Lý Trì Thư nhìn chiếc bánh không rời mắt, quay về chỗ lấy chiếc vương miện tiện đường mua đội lên đầu em ấy.
Em sờ nó, ngồi xổm xuống cạnh bàn vịn vương miệng ngẩng đầu hỏi: “Em cũng có thể đội cái này hả?”
Tôi ngồi xuống cạnh em, cắm nến: “Sao không thể đội?”
“Không phải nó dành cho công chúa đội sao?”
“Hoàng tử cũng cần đội mà.” Tôi cắm mười ngọn nến nhỏ xung quanh nến số “18”, xem như là thay thế cho những năm mình đến muộn sau 7 tuổi, đốt từng ngọn nến, “Hoàng tử bé Lý Trì Thư, ước nguyện rồi thổi nến đi.”
Khoai Tây chạy vòng vòng quanh chúng tôi, lúc thì bám chân trước lên đầu gối Lý Trì Thư, lúc lại với lên trên bàn, bị tôi trừng mắt thì chạy về bên chân Lý Trì Thư sủa inh ỏi.
Lý Trì Thư chắp tay lại, vừa định nhắm mắt thì bỗng quay qua hỏi tôi: “Cái này… có thể ước mấy điều ước?”
Cũng có lòng tham lắm, Lý Trì Thư.
Tôi trả lời: “Bao nhiêu điều cũng được.”
Em có vẻ không tin.
Tôi giả vờ suy tư: “Ừm… Ba điều. Bình thường có thể ước ba điều ước.”
“Ba cái á?” Mắt em sáng rực khiến tôi hối hận sao không cho em thêm hai điều ước nữa.
Ngờ đâu một giây sau Lý Trì Thư nói: “Em chia cho anh một cái.”
Tôi ngớ người: “Hả?”
“Em chia cho anh một điều ước.” Em nói, “Vậy là anh cũng có thể lấy đi… món quà độc nhất vô nhị từ chỗ em.”
Tôi cúi đầu im lặng hai giây mới ngẩng mặt lên, cười nói: “Được. Em nhanh ước hai điều ước của em đi.”
Lý Trì Thư quay đầu lại, đang sắp ước nguyện thì một lần nữa mở mắt ra, quay qua hỏi tôi: “Cần đọc thành tiếng hay là đọc thầm trong đầu?”
Tôi suy tư, trả lời: “Đọc thành tiếng.”
Em nửa tin nửa ngờ: “Nhưng em nghe nói đọc thành tiếng mất linh mà. Thần không thể nghe thấy…”
“Thần nghe thấy hay không không quan trọng,” tôi nâng mặt em, lần thứ hai quay đầu em về, “Thẩm Bão Sơn nghe được, ước muốn của em vĩnh viễn linh nghiệm.”
“… Ừ.”
Em cười, cuối cùng cũng ngoan ngoãn nhắm mắt ước nguyện: “Tôi hi vọng năm sau bà ngoại vẫn thật khỏe mạnh, tôi có thể đậu trường đại học tốt cùng với Thẩm Bão Sơn.”
Lý Trì Thư chuẩn bị thổi nến.
Tôi hỏi: “Còn gì nữa không?”
Em ngẩn ra: “Còn gì?”
“Mới có một điều ước.”
“Chẳng phải là hai điều rồi sao?”
“Em nói có một câu, sao tính là hai điều ước?” Tôi cãi bừa, “Mau ước cái nữa.”
Lý Trì Thư khá lưỡng lự: “Anh… chắc chứ?”
“Chắc.” Tôi cản gió trước ngọn nến sắp tắt, hối, “Mau lên.”
Lý Trì Thư chắp tay lại, trầm tư một lúc lâu mới nói: “Tôi hi vọng Khoai Tây có thể lớn lên khỏe mạnh, sống cực kỳ thọ.”
“…”
“Này, Lý Trì Thư.” Tôi lạnh lùng gọi em ấy.
“Sao vậy?”
“Chỉ có ba điều ước!” Tôi oán trách em ấy, “Em chia cho anh một cái, còn chia cho nó một cái!”
“…”
Khoai Tây lay tay của Lý Trì Thư, ngước cổ khịt mũi nhìn tôi, sắp vẫy đứt đuôi.
Lý Trì Thư ngại ngùng cười: “Em không biết ước cái gì…”
Em nhìn vẻ mặt của tôi, giật nhẹ tay áo tôi: “Thẩm Bão Sơn à, anh vẫn chưa ước.”
“Hừ.”
Tôi miễn cưỡng đan mười ngón tay nhân lúc ánh nến chưa tắt, nhắm mắt lại nói: “Tôi hi vọng Lý Trì Thư khỏe mạnh sống lâu, rực rỡ gấm hoa, có tình yêu thương dùng mãi không hết, có thể ôm trọn cả thế giới.”
Lý Trì Thư im lặng.
Tôi lén hé một mắt, nhìn em xuyên qua ánh nến tựa như nhìn qua bông bồ công anh: “Lý Trì Thư?”
“Ừ?”
“Biết bước đầu tiên để ôm cả thế giới là gì không?”
“… Là gì?”
“Ôm Thẩm Bão Sơn.”
–
Ngày 28 tháng 1, trời quang
Mười tám tuổi.
Cha mẹ, chúc mừng năm mới. Năm nay có người ăn sinh nhật cùng với con.
Thẩm Bão Sơn mang Khoai Tây theo, còn mang bánh sinh nhật cho con nữa.
Bánh rất ngon, lần đầu tiên trong nhà rộn rã như vậy.
Anh ấy bảo con ước ba điều ước sinh nhật, con chia cho anh một cái, chia cho Khoai Tây một cái, giữ lại một cái cho con.
Ban đầu con định ước được gặp lại cha mẹ một lần nữa, nhưng nghĩ ước vậy sẽ khó xử cho Thẩm Bão Sơn. Không phải chuyện gì Thần cũng làm được.
Ngày mai anh ấy muốn làm mì trường thọ cho con, lần đầu tiên hi vọng con người có thể không cần ngủ, thức thẳng đến khi trời hửng sáng.
Cũng hi vọng mỗi năm về sau sẽ luôn được gặp Thẩm Bão Sơn.
– – – – – – – – – – –
Lý Trì Thư vẫn chưa thở đều, níu tay áo tôi bình tâm lại mới lên tiếng: “…Anh thấy bây giờ thích hợp chúc cái này không?”
“…”
Hình như là không thích hợp.
Tôi cầm ghế dẫn em lên lầu, kiểm ra điện áp đằng sau cửa nhà Lý Trì Thư, xác định nguyên nhân bị cúp điện là do ngắt cầu dao. Tôi kéo công tắc lên, trong nhà lập tức sáng đèn.
Lý Trì Thư đứng cạnh tôi lẩm bẩm: “Sao lúc em kiểm tra thì không phải ngắt cầu dao…”
“Nhìn lầm thôi. Ai mà không có lúc bị hoa mắt.” Tôi dẫn em về phòng khách, mở ti vi lên, “Ngồi đây, anh đi xuống dưới xách đồ lên.”
Tôi không dám nói với Lý Trì Thư tôi vứt Khoai Tây với túi xách ở dưới lầu ba, nếu không chắc em ấy phóng xuống còn nhanh hơn tôi.
Mới xuống đến lầu bốn đã nghe từ chỗ rẽ truyền đến tiếng chó sủa hăng say, Khoai Tây bị nhốt trong túi, liên tục cào móng ở lỗ thông hơi, nếu đến muộn hơn cái túi này coi như bỏ.
“Rồi rồi rồi,” tôi vội vàng mở túi ra, bế Khoai Tây lên, nhân tiện xách hai cái túi đi lên lầu, trở tay tóm lấy cái miệng đang liên tục cắn tay áo mình của Khoai Tây, “Đừng mắng đừng mắng nữa, tới đón mày đây còn gì.”
Quay về phòng, Lý Trì Thư thấy Khoai Tây rồi thì nào còn quan tâm tôi. Trong lúc nhàn rỗi, tôi đi vào phòng dọn túi xách, phân loại đồ đạc bên trong xong xuôi rồi dọn dẹp. Đến khi Lý Trì Thư chú ý hành động của tôi thì tôi đã trải một tấm thảm lông cừu lên giường em ấy, ngồi ở đầu giường xếp quần áo.
Em vịn khung cửa ló đầu vào: “Anh làm gì vậy?”
“Gấp quần áo cho em. Ngày mai phải mặc quần áo mới.” Tôi đứng dậy xách bánh ga-tô để trên tủ đầu giường, “Đi, đi ra ngoài ăn bánh ga-tô.”
Bây giờ Lý Trì Thư mới phát hiện hộp đóng gói ở trên đầu giường, em đứng lặng, nhìn thẳng vào tôi: “Bánh ga-tô?”
“Ừ, bánh ga-tô.” Tôi nói, “Bánh sinh nhật cho cục vàng nhà chúng ta.”
Tôi thấy em vẫn luống cuống thì dúi hộp bánh ga-tô vào trong tay em, nói em cầm để lên bàn: “Lý Trì Thư, về sau sinh nhật mỗi năm phải ăn bánh ga-tô.”
Nếu tôi không sống lại, kể từ sau năm 7 tuổi, chắc hẳn lần đầu Lý Trì Thư ăn bánh ga-tô là một năm sau.
Lên đại học, em cuối cùng cũng có thể dựa vào thân phận người trưởng thành không cần phải về nhà vào mỗi kỳ nghỉ đông. Trái lại, xung quanh trường học, những chuỗi cung ứng được hình thành nhờ sự tồn tại của trường học —— Nhà hàng lẩu, khách sạn, quán trà sữa, KTV,… đều là những nơi Lý Trì Thư kiếm tiền và sống nhờ ở đậu. Huống hồ vào kỳ nghỉ các chuỗi cửa hàng đều tăng lương gấp đôi cho nhân viên, có khi một ngày em chỉ ngủ bốn tiếng, có thể làm đến ba công việc bán thời gian.
Năm đó Lý Trì Thư nhớ lại quãng thời gian này vẻ mặt vẫn hào hứng, dường như thật sự biết ơn quãng thời gian ấy: “Mặc dù mệt lả, nhưng hai, ba tuần là có thể kiếm được học phí một năm. Không có kỳ nghỉ nào kiếm tiền tốt bằng kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán.”
Sinh nhật 19 tuổi, năm đầu tiên vừa vào đại học, Lý Trì Thư đã làm ở tiệm lẩu gia đình.
Giao thừa hôm ấy, khu vực em phụ trách nghênh tiếp một bàn lớn có vị khách sinh nhật ngay đêm 30, Lý Trì Thư tận tâm tận lực phục vụ, ánh mắt thường bay đến hơn nửa chiếc bánh sinh nhật còn lại bọn họ ăn xong để qua một bên. Cô gái bàn đó ở đến gần hửng sáng mới rời đi, không mang phần bánh ga-tô còn lại về. Sau khi khách về nhân viên vệ sinh tiệm lẩu trách móc vì sao một bữa ăn mà ăn lâu thế, hại anh ta phải dọn dẹp tàn cục từ cuối năm sang đầu năm mới.
Lý Trì Thư bước lên cầm lấy giẻ lau trong tay anh ta, nói anh ta ra sảnh trước nghỉ ngơi với các nhân viên khác, để mình quét dọn đống hỗn độn phụ anh ta. Đối phương rời đi, em ấy siêng năng dọn dẹp bàn ăn, lặng lẽ cầm một miếng bánh ga-tô nhỏ đi ra bếp phía sau.
Cuối cùng khi đón năm mới, giây khắc tất cả mọi người chúc nhau “Năm mới hạnh phúc” ở sảnh trước, Lý Trì Thư trốn ở sau bếp đào một nửa quả dâu vẫn còn sạch sẽ ở mặt trên bánh, quệt kem cho vào miệng, thầm chúc bản thân sinh nhật vui vẻ.
“Thật ra em băn khoăn rất lâu, cảm thấy lén ăn đồ dư của người ta không phải phép.” Em cười nói, “Nhưng bảo em lấy tiền lương của hai, ba tiếng đi mua bánh ga-tô thì em không nỡ.”
Tôi để Lý Trì Thư tự tay tháo dải ruy băng thắt trên nắp hộp bánh ga-tô, đứng dậy đi tắt đèn trong lúc Lý Trì Thư nhìn chiếc bánh không rời mắt, quay về chỗ lấy chiếc vương miện tiện đường mua đội lên đầu em ấy.
Em sờ nó, ngồi xổm xuống cạnh bàn vịn vương miệng ngẩng đầu hỏi: “Em cũng có thể đội cái này hả?”
Tôi ngồi xuống cạnh em, cắm nến: “Sao không thể đội?”
“Không phải nó dành cho công chúa đội sao?”
“Hoàng tử cũng cần đội mà.” Tôi cắm mười ngọn nến nhỏ xung quanh nến số “18”, xem như là thay thế cho những năm mình đến muộn sau 7 tuổi, đốt từng ngọn nến, “Hoàng tử bé Lý Trì Thư, ước nguyện rồi thổi nến đi.”
Khoai Tây chạy vòng vòng quanh chúng tôi, lúc thì bám chân trước lên đầu gối Lý Trì Thư, lúc lại với lên trên bàn, bị tôi trừng mắt thì chạy về bên chân Lý Trì Thư sủa inh ỏi.
Lý Trì Thư chắp tay lại, vừa định nhắm mắt thì bỗng quay qua hỏi tôi: “Cái này… có thể ước mấy điều ước?”
Cũng có lòng tham lắm, Lý Trì Thư.
Tôi trả lời: “Bao nhiêu điều cũng được.”
Em có vẻ không tin.
Tôi giả vờ suy tư: “Ừm… Ba điều. Bình thường có thể ước ba điều ước.”
“Ba cái á?” Mắt em sáng rực khiến tôi hối hận sao không cho em thêm hai điều ước nữa.
Ngờ đâu một giây sau Lý Trì Thư nói: “Em chia cho anh một cái.”
Tôi ngớ người: “Hả?”
“Em chia cho anh một điều ước.” Em nói, “Vậy là anh cũng có thể lấy đi… món quà độc nhất vô nhị từ chỗ em.”
Tôi cúi đầu im lặng hai giây mới ngẩng mặt lên, cười nói: “Được. Em nhanh ước hai điều ước của em đi.”
Lý Trì Thư quay đầu lại, đang sắp ước nguyện thì một lần nữa mở mắt ra, quay qua hỏi tôi: “Cần đọc thành tiếng hay là đọc thầm trong đầu?”
Tôi suy tư, trả lời: “Đọc thành tiếng.”
Em nửa tin nửa ngờ: “Nhưng em nghe nói đọc thành tiếng mất linh mà. Thần không thể nghe thấy…”
“Thần nghe thấy hay không không quan trọng,” tôi nâng mặt em, lần thứ hai quay đầu em về, “Thẩm Bão Sơn nghe được, ước muốn của em vĩnh viễn linh nghiệm.”
“… Ừ.”
Em cười, cuối cùng cũng ngoan ngoãn nhắm mắt ước nguyện: “Tôi hi vọng năm sau bà ngoại vẫn thật khỏe mạnh, tôi có thể đậu trường đại học tốt cùng với Thẩm Bão Sơn.”
Lý Trì Thư chuẩn bị thổi nến.
Tôi hỏi: “Còn gì nữa không?”
Em ngẩn ra: “Còn gì?”
“Mới có một điều ước.”
“Chẳng phải là hai điều rồi sao?”
“Em nói có một câu, sao tính là hai điều ước?” Tôi cãi bừa, “Mau ước cái nữa.”
Lý Trì Thư khá lưỡng lự: “Anh… chắc chứ?”
“Chắc.” Tôi cản gió trước ngọn nến sắp tắt, hối, “Mau lên.”
Lý Trì Thư chắp tay lại, trầm tư một lúc lâu mới nói: “Tôi hi vọng Khoai Tây có thể lớn lên khỏe mạnh, sống cực kỳ thọ.”
“…”
“Này, Lý Trì Thư.” Tôi lạnh lùng gọi em ấy.
“Sao vậy?”
“Chỉ có ba điều ước!” Tôi oán trách em ấy, “Em chia cho anh một cái, còn chia cho nó một cái!”
“…”
Khoai Tây lay tay của Lý Trì Thư, ngước cổ khịt mũi nhìn tôi, sắp vẫy đứt đuôi.
Lý Trì Thư ngại ngùng cười: “Em không biết ước cái gì…”
Em nhìn vẻ mặt của tôi, giật nhẹ tay áo tôi: “Thẩm Bão Sơn à, anh vẫn chưa ước.”
“Hừ.”
Tôi miễn cưỡng đan mười ngón tay nhân lúc ánh nến chưa tắt, nhắm mắt lại nói: “Tôi hi vọng Lý Trì Thư khỏe mạnh sống lâu, rực rỡ gấm hoa, có tình yêu thương dùng mãi không hết, có thể ôm trọn cả thế giới.”
Lý Trì Thư im lặng.
Tôi lén hé một mắt, nhìn em xuyên qua ánh nến tựa như nhìn qua bông bồ công anh: “Lý Trì Thư?”
“Ừ?”
“Biết bước đầu tiên để ôm cả thế giới là gì không?”
“… Là gì?”
“Ôm Thẩm Bão Sơn.”
–
Ngày 28 tháng 1, trời quang
Mười tám tuổi.
Cha mẹ, chúc mừng năm mới. Năm nay có người ăn sinh nhật cùng với con.
Thẩm Bão Sơn mang Khoai Tây theo, còn mang bánh sinh nhật cho con nữa.
Bánh rất ngon, lần đầu tiên trong nhà rộn rã như vậy.
Anh ấy bảo con ước ba điều ước sinh nhật, con chia cho anh một cái, chia cho Khoai Tây một cái, giữ lại một cái cho con.
Ban đầu con định ước được gặp lại cha mẹ một lần nữa, nhưng nghĩ ước vậy sẽ khó xử cho Thẩm Bão Sơn. Không phải chuyện gì Thần cũng làm được.
Ngày mai anh ấy muốn làm mì trường thọ cho con, lần đầu tiên hi vọng con người có thể không cần ngủ, thức thẳng đến khi trời hửng sáng.
Cũng hi vọng mỗi năm về sau sẽ luôn được gặp Thẩm Bão Sơn.
– – – – – – – – – – –
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất