Chương 1: Ngôi nhà gạch đỏ và A Thanh
Quách Tĩnh Tĩnh là ăn cơm bách gia (*) mà lớn lên, bởi vì người nhặt cậu về, A Thanh, chính là một tên ăn xin.
A Thanh người có chút điên, y vốn không phải người thôn Mã Tỉnh, có một năm đột nhiên liền xuất hiện, sống trong một ngôi nhà gạch đỏ gần rừng thông. Hồi đó có nhà gạch đỏ là tốt lắm, đối với những người ở ngôi nhà chỉ được làm bằng đất mà nói thì là nhà thuộc dạng có tiền có thế, sở dĩ nhà không có người nào ở, bởi vì nơi đó tồn tại chuyện yêu ma quỷ quái.
Chuyện xưa kể lại, căn nhà đó là do một người đàn ông giàu có trong thành phố xây cho tình nhân của mình ở lại chờ tới ngày sinh nở. Đêm đó mưa gió đột ngột nổi lên, người vợ bé trở dạ, bà mụ cùng nàng mồ hôi tuôn ra như mưa, bà đỡ mạnh mẽ thúc giục: Dùng sức a cô nương, dùng sức!
Ngay lúc đó, người vợ cả của tên đàn ông kia lái chiếc xe ô tô màu đen tới, bà ta không chỉ đi một mình mà còn mang theo hai người cao lớn vạm vỡ, không nói hai lời lập tức đá văng cửa xông vào. Người trong thôn đã đi ngủ từ sớm nhưng bỗng dưng xuất hiện động tĩnh lớn như thế nên có rất nhiều người mở đèn đứng bên cửa sổ nhìn xem. Nhưng mà mưa to gió lớn như vậy, cũng chẳng có ai muốn đi ra ngoài để xem thử, lại nghe nói người vợ bé kia vì khó sinh mà chết, cùng với con mình đi tới suối vàng, sau đêm hôm ấy, căn nhà kia cũng không có ai tới cả.
Một năm, hai năm rồi lại ba năm qua đi, căn nhà gạch đỏ vẫn luôn không có người ở, có người trong thôn liền đánh chủ ý lên ngôi nhà, kêu đàn ông trong nhà tới cạy ổ khóa cửa, chuẩn bị cho con trai mình lấy làm phòng tân hôn, kết quả đêm tân hôn ấy, con dâu bị dọa sợ đến ngay cả quần áo cũng mặc cũng không chỉnh tề, chạy từ trong phòng ra nói trong đó có tiếng đàn bà khóc, hơn nữa còn khóc đặc biệt thảm thương, liên tục rên rỉ, "Con của ta...con của ta..."
Sau này đám thanh niên trẻ tuổi trong thôn không tin có chuyện quỷ quái lại có gan lớn, bốn người tụm lại dự định ở trong nhà đánh bài suốt đêm, kết quả vừa mới qua hai giờ sáng, bốn người sắc mặt trắng bệch đi ra, hỏi đã có chuyện gì xảy ra, bọn họ liền nói đã thấy trên khắp tường đều là máu, trên tường phản chiếu hình ảnh một người phụ nữ ôm một đứa bé, dỗ dành hát nhạc thiếu nhi...
"Bảo bảo ngoan, ngủ ngon, ngủ một giấc đến cầu Bà Ngoại..."
Kể từ đó về sau, không một ai dám tới căn nhà đó nữa, ban ngày đi ngang qua, đều có cảm giác lạnh lẽo âm u, khiến cả người đều không thoải mái.
Khi A Thanh tới, không một người nào biết y là ai. Tóc tai y rối bời, râu mọc kín cả khuôn mặt, làn da đen đúa cùng với một thân đầy bùn đất bẩn thỉu, bất quá quần áo y mặc rất đẹp, đi một đôi giày cao su màu xanh đậm hở mũi với đế giày làm bằng vải bố, đế cũng đã mòn, xem ra đã đi cả một đoạn đường xa tới đây. Y khoác trên người một cái áo khoác bông vải thời thượng, quần bằng ni lông bị nhiễm bẩn, ống quần ngay cả miếng vá cũng không có. Ngày thứ nhất y ở trong thôn, luôn miệng lải nhải: "Tôi không dám, sau này cũng sẽ không dám nữa...Đừng đánh tôi...Tôi sau này sẽ không gặp lại hắn..."
Bỗng nhiên một buổi sáng nọ, Trương lão đầu - người hay vào trong thành phố để bán trân châu - đi ngang qua căn nhà gạch đỏ, thấy A Thanh từ trong đó đi ra, khuôn mặt như vừa mới tỉnh ngủ. Con ngươi của Trương lão đầu trừng lớn, lão đi tới kéo A Thanh kêu lên: "A Thanh...Cậu...Cậu đêm qua ngủ ở nơi này?"
Cái tên "A Thanh" là do y tự nói, y rất cố chấp nói y gọi là A Thanh, còn không cho người ta gọi y là kẻ điên. Y nói rằng y không phải kẻ điên, chẳng qua so với người khác có ngốc hơn một chút. Y có tên, tên của y là A Thanh, y còn biết viết chữ "Thanh", chữ viết ngay ngắn dễ nhìn. Hồi đó số người biết chữ cũng không nhiều, ghét bỏ cái thôn sao lắm người ngu như vậy. Vừa nghe nói A Thanh biết viết chữ, người trong thôn cũng không còn bài xích y nữa. Lúc ấy trường học cách thôn khá xa, nhà nào cũng làm ruộng, những đứa trẻ tầm năm, sáu tuổi đều đi chăn trâu chăn dê, nếu có trường để đến học thì thật tốt biết mấy. Trước kia mấy đứa trẻ con thấy A Thanh liền cầm đá ném vào người y, bây giờ gặp liền quấn lấy kêu: "A Thanh, A Thanh, anh dạy bọn em viết chữ, bọn em cho anh bắp để ăn!"
Bây giờ Trương lão đầu hỏi A Thanh có phải đêm qua y đã ngủ ở ngôi nhà gạch đỏ hay không, y gật đầu, đáng thương đáp: "Không ai ở, tôi ở...."
Ý của y chính là nhà này không có ai ở thì y ở, cũng không thể trách được, y vừa mới tới đây một khoảng thời gian, ngày ngày không phải ngủ ở căn nhà chất bằng củi thì cũng là làm bằng rơm rạ, nếu là mùa hè thì còn tốt, ngày nóng nực mà y thì lại bẩn thỉu, đen đúa, muỗi sẽ không tìm thấy y. Lập tức tới mùa thu, thời tiết lạnh hơn, ngủ một đêm chết cóng cũng không phải không thể xảy ra.
Ngày ấy trong thôn nhà ai cũng nhiều con cái mà nhà lại nhỏ, ai có thể cho y ở cùng a, không chừng y là do lạnh không chịu nổi, tìm được chỗ này.
Trương lão đầu rướn đầu quan sát ngôi nhà kia, nước sơn chuyển sang màu đen, nhìn một cái liền rùng mình. Lão giương mắt nhìn A Thanh, hỏi: "Cậu...Cậu ở bên trong kia ngủ một đêm sao? Có nhìn thấy cái gì không? Có nghe thấy âm thanh nào không?"
A Thanh cúi đầu nhìn xuống tay mình, móng tay đen bẩn đầy đất, nói, "Không có ai cả, chỉ có mình tôi."
Bộ dáng kia hệt như sợ người ta cướp đi nhà của y vậy. Trương lão đầu thấy y ngu ngốc như vậy, phỏng đoán có hỏi cũng chẳng hỏi ra cái gì. Lão nghĩ, người ngu cũng có phúc của người ngu, có lẽ đây là vận mệnh của y rồi.
Từ đó về sau, căn nhà gạch đỏ trở thành nhà của A Thanh. Y ban ngày ra ngoài ăn xin, buổi tối trở về nhà ngủ. Mùa đông tới, người trong thôn cho y ít áo bông cũ, y vui cực kì, còn mời người ta vào trong nhà ngồi một chút, nhưng mà nhà ma ai mà dám vào a, đặt áo bông ở cửa rồi lập tức rời đi. Cho nên A Thanh mặc dù bây giờ có nhà có cửa nhưng cũng chỉ một mình ở trong đó.
Lại năm năm trôi qua, cho dù A Thanh là từ nơi nào tới, ngày nay người trong thôn Mã Tỉnh đều biết, người ở trong ngôi nhà gạch đỏ kia là một người tốt, chỉ là đầu óc không được bình thường, điên điên dở dở.
Mùa đông năm nay đặc biệt lạnh lẽo, thôn Mã Tỉnh phải hứng chịu cơn bão tuyết rất lớn, rừng thông trên đồi đều bị tuyết bao phủ, A Thanh đeo một đôi găng tay mười ngón thì hết chín ngón đều lộ ra bên ngoài, trên người khoác cái áo thủng mấy cái lỗ lớn, tất cả đều bị bong ra. Y không biết ai đã cho y cái đôi giày cao su này, đạp lên tuyết đi tới rừng thông. Cây thông bị đổ gãy, y muốn chặt cây thông gãy này đem về, sau này còn có thể lấy làm củi đốt. Gỗ cây thông là gỗ đặc, cành cây đặc biệt dễ bị đốt cháy, ném gỗ vào trong lửa bốc lên mùi hương của cây thông, thoang thoảng. A Thanh rất thích cây thông, nhà của y mùi rất khó ngửi, đem gỗ thông đốt lên, tạm thời làm không khí trong nhà dễ chịu hơn. Mọi người đều nói A Thanh ngu ngốc, nhưng đôi khi những thói quen của y lại mang theo sự nho nhã lịch sự mà những người ở miền núi không có. Có người suy đoán, cuộc sống của A Thanh trước kia khẳng định rất tốt, có lẽ y trước đây cũng không phải một kẻ ngu, không biết bị cái gì kích thích mới dẫn tới tình cảnh như ngày hôm nay.
Kết quả là, ngay khi vừa mới vào rừng, A Thanh liền nghe thấy tiếng trẻ sơ sinh yếu ớt khóc, thanh âm kia giống như tiếng mèo kêu vậy. Nếu không phải vì tuyết rơi nhiều, không gian yên tĩnh, y cũng sẽ không nghe thấy. A Thanh nhìn xung quanh một hồi, tìm kiếm nơi phát ra âm thanh, cuối cùng ở chỗ một cây thông tìm được một cái chậu gỗ, trong chậu có một đứa trẻ sơ sinh. Chắc hẳn đã được đặt ở đây một thời gian, chậu bị nước từ tuyết tan chảy làm ướt, đứa nhỏ bị bọc thật chặt trong cái túi hoa hồng có đáy màu xanh. Chắc hẳn kẻ đem vứt đứa nhỏ đi sợ không ai tìm thấy nó sẽ bị chết rét mới bọc kín như thế, xem ra vẫn còn một chút lương tâm.
A Thanh nháy mắt mấy cái, đi qua ôm đứa nhỏ lên, kéo phần túi che khuôn mặt nó ra, nhìn một chút, khuôn mặt nhỏ nhắn bị lạnh đến đỏ bừng, ngũ quan cũng không nảy nở, ở trong rừng cây khóc, trên người không có mấy lạng thịt, phỏng chừng mới sinh cũng không được bao lâu.
A Thanh nhìn đứa bé một lúc lâu, bốn phía xung quanh không có một bóng người, y đem đứa nhỏ đặt lại vào trong chậu gỗ, giống như kẻ gian đem cả người lẫn chậu trở về nhà.
Ngày hôm đó A Thanh phi thường vui vẻ, y nghĩ nghĩ, từ nay về sau không cần phải ở một mình nữa, y nhất định sẽ đối xử với đứa nhỏ thật tốt, chăm sóc nó. Y không dám nói chuyện này cho mọi người biết, y sợ người khác biết sẽ đem đứa nhỏ cướp đi khỏi tay mình. Y đem đứa nhỏ giấu ở trong nhà, ai cũng không cho nhìn, thời điểm ra ngoài ăn xin, y sẽ khóa cửa thật kĩ, có lúc không yên tâm liền trở lại mấy lần. Cũng may bởi vì nhà của y vốn bị cho có ma quỷ lộng hành không ai dám tới, buổi tối đứa nhỏ khóc rất lợi hại, người đi ngang qua cho là có quỷ, sợ bị ám quẻ.
Cũng bởi vì như vậy, mãi cho đến khi đứa trẻ lên năm, trong thôn vẫn không có người biết trong nhà của A Thanh có nuôi một đứa trẻ con.
(*) Bách gia: nhiều gia đình, bách tính.
A Thanh người có chút điên, y vốn không phải người thôn Mã Tỉnh, có một năm đột nhiên liền xuất hiện, sống trong một ngôi nhà gạch đỏ gần rừng thông. Hồi đó có nhà gạch đỏ là tốt lắm, đối với những người ở ngôi nhà chỉ được làm bằng đất mà nói thì là nhà thuộc dạng có tiền có thế, sở dĩ nhà không có người nào ở, bởi vì nơi đó tồn tại chuyện yêu ma quỷ quái.
Chuyện xưa kể lại, căn nhà đó là do một người đàn ông giàu có trong thành phố xây cho tình nhân của mình ở lại chờ tới ngày sinh nở. Đêm đó mưa gió đột ngột nổi lên, người vợ bé trở dạ, bà mụ cùng nàng mồ hôi tuôn ra như mưa, bà đỡ mạnh mẽ thúc giục: Dùng sức a cô nương, dùng sức!
Ngay lúc đó, người vợ cả của tên đàn ông kia lái chiếc xe ô tô màu đen tới, bà ta không chỉ đi một mình mà còn mang theo hai người cao lớn vạm vỡ, không nói hai lời lập tức đá văng cửa xông vào. Người trong thôn đã đi ngủ từ sớm nhưng bỗng dưng xuất hiện động tĩnh lớn như thế nên có rất nhiều người mở đèn đứng bên cửa sổ nhìn xem. Nhưng mà mưa to gió lớn như vậy, cũng chẳng có ai muốn đi ra ngoài để xem thử, lại nghe nói người vợ bé kia vì khó sinh mà chết, cùng với con mình đi tới suối vàng, sau đêm hôm ấy, căn nhà kia cũng không có ai tới cả.
Một năm, hai năm rồi lại ba năm qua đi, căn nhà gạch đỏ vẫn luôn không có người ở, có người trong thôn liền đánh chủ ý lên ngôi nhà, kêu đàn ông trong nhà tới cạy ổ khóa cửa, chuẩn bị cho con trai mình lấy làm phòng tân hôn, kết quả đêm tân hôn ấy, con dâu bị dọa sợ đến ngay cả quần áo cũng mặc cũng không chỉnh tề, chạy từ trong phòng ra nói trong đó có tiếng đàn bà khóc, hơn nữa còn khóc đặc biệt thảm thương, liên tục rên rỉ, "Con của ta...con của ta..."
Sau này đám thanh niên trẻ tuổi trong thôn không tin có chuyện quỷ quái lại có gan lớn, bốn người tụm lại dự định ở trong nhà đánh bài suốt đêm, kết quả vừa mới qua hai giờ sáng, bốn người sắc mặt trắng bệch đi ra, hỏi đã có chuyện gì xảy ra, bọn họ liền nói đã thấy trên khắp tường đều là máu, trên tường phản chiếu hình ảnh một người phụ nữ ôm một đứa bé, dỗ dành hát nhạc thiếu nhi...
"Bảo bảo ngoan, ngủ ngon, ngủ một giấc đến cầu Bà Ngoại..."
Kể từ đó về sau, không một ai dám tới căn nhà đó nữa, ban ngày đi ngang qua, đều có cảm giác lạnh lẽo âm u, khiến cả người đều không thoải mái.
Khi A Thanh tới, không một người nào biết y là ai. Tóc tai y rối bời, râu mọc kín cả khuôn mặt, làn da đen đúa cùng với một thân đầy bùn đất bẩn thỉu, bất quá quần áo y mặc rất đẹp, đi một đôi giày cao su màu xanh đậm hở mũi với đế giày làm bằng vải bố, đế cũng đã mòn, xem ra đã đi cả một đoạn đường xa tới đây. Y khoác trên người một cái áo khoác bông vải thời thượng, quần bằng ni lông bị nhiễm bẩn, ống quần ngay cả miếng vá cũng không có. Ngày thứ nhất y ở trong thôn, luôn miệng lải nhải: "Tôi không dám, sau này cũng sẽ không dám nữa...Đừng đánh tôi...Tôi sau này sẽ không gặp lại hắn..."
Bỗng nhiên một buổi sáng nọ, Trương lão đầu - người hay vào trong thành phố để bán trân châu - đi ngang qua căn nhà gạch đỏ, thấy A Thanh từ trong đó đi ra, khuôn mặt như vừa mới tỉnh ngủ. Con ngươi của Trương lão đầu trừng lớn, lão đi tới kéo A Thanh kêu lên: "A Thanh...Cậu...Cậu đêm qua ngủ ở nơi này?"
Cái tên "A Thanh" là do y tự nói, y rất cố chấp nói y gọi là A Thanh, còn không cho người ta gọi y là kẻ điên. Y nói rằng y không phải kẻ điên, chẳng qua so với người khác có ngốc hơn một chút. Y có tên, tên của y là A Thanh, y còn biết viết chữ "Thanh", chữ viết ngay ngắn dễ nhìn. Hồi đó số người biết chữ cũng không nhiều, ghét bỏ cái thôn sao lắm người ngu như vậy. Vừa nghe nói A Thanh biết viết chữ, người trong thôn cũng không còn bài xích y nữa. Lúc ấy trường học cách thôn khá xa, nhà nào cũng làm ruộng, những đứa trẻ tầm năm, sáu tuổi đều đi chăn trâu chăn dê, nếu có trường để đến học thì thật tốt biết mấy. Trước kia mấy đứa trẻ con thấy A Thanh liền cầm đá ném vào người y, bây giờ gặp liền quấn lấy kêu: "A Thanh, A Thanh, anh dạy bọn em viết chữ, bọn em cho anh bắp để ăn!"
Bây giờ Trương lão đầu hỏi A Thanh có phải đêm qua y đã ngủ ở ngôi nhà gạch đỏ hay không, y gật đầu, đáng thương đáp: "Không ai ở, tôi ở...."
Ý của y chính là nhà này không có ai ở thì y ở, cũng không thể trách được, y vừa mới tới đây một khoảng thời gian, ngày ngày không phải ngủ ở căn nhà chất bằng củi thì cũng là làm bằng rơm rạ, nếu là mùa hè thì còn tốt, ngày nóng nực mà y thì lại bẩn thỉu, đen đúa, muỗi sẽ không tìm thấy y. Lập tức tới mùa thu, thời tiết lạnh hơn, ngủ một đêm chết cóng cũng không phải không thể xảy ra.
Ngày ấy trong thôn nhà ai cũng nhiều con cái mà nhà lại nhỏ, ai có thể cho y ở cùng a, không chừng y là do lạnh không chịu nổi, tìm được chỗ này.
Trương lão đầu rướn đầu quan sát ngôi nhà kia, nước sơn chuyển sang màu đen, nhìn một cái liền rùng mình. Lão giương mắt nhìn A Thanh, hỏi: "Cậu...Cậu ở bên trong kia ngủ một đêm sao? Có nhìn thấy cái gì không? Có nghe thấy âm thanh nào không?"
A Thanh cúi đầu nhìn xuống tay mình, móng tay đen bẩn đầy đất, nói, "Không có ai cả, chỉ có mình tôi."
Bộ dáng kia hệt như sợ người ta cướp đi nhà của y vậy. Trương lão đầu thấy y ngu ngốc như vậy, phỏng đoán có hỏi cũng chẳng hỏi ra cái gì. Lão nghĩ, người ngu cũng có phúc của người ngu, có lẽ đây là vận mệnh của y rồi.
Từ đó về sau, căn nhà gạch đỏ trở thành nhà của A Thanh. Y ban ngày ra ngoài ăn xin, buổi tối trở về nhà ngủ. Mùa đông tới, người trong thôn cho y ít áo bông cũ, y vui cực kì, còn mời người ta vào trong nhà ngồi một chút, nhưng mà nhà ma ai mà dám vào a, đặt áo bông ở cửa rồi lập tức rời đi. Cho nên A Thanh mặc dù bây giờ có nhà có cửa nhưng cũng chỉ một mình ở trong đó.
Lại năm năm trôi qua, cho dù A Thanh là từ nơi nào tới, ngày nay người trong thôn Mã Tỉnh đều biết, người ở trong ngôi nhà gạch đỏ kia là một người tốt, chỉ là đầu óc không được bình thường, điên điên dở dở.
Mùa đông năm nay đặc biệt lạnh lẽo, thôn Mã Tỉnh phải hứng chịu cơn bão tuyết rất lớn, rừng thông trên đồi đều bị tuyết bao phủ, A Thanh đeo một đôi găng tay mười ngón thì hết chín ngón đều lộ ra bên ngoài, trên người khoác cái áo thủng mấy cái lỗ lớn, tất cả đều bị bong ra. Y không biết ai đã cho y cái đôi giày cao su này, đạp lên tuyết đi tới rừng thông. Cây thông bị đổ gãy, y muốn chặt cây thông gãy này đem về, sau này còn có thể lấy làm củi đốt. Gỗ cây thông là gỗ đặc, cành cây đặc biệt dễ bị đốt cháy, ném gỗ vào trong lửa bốc lên mùi hương của cây thông, thoang thoảng. A Thanh rất thích cây thông, nhà của y mùi rất khó ngửi, đem gỗ thông đốt lên, tạm thời làm không khí trong nhà dễ chịu hơn. Mọi người đều nói A Thanh ngu ngốc, nhưng đôi khi những thói quen của y lại mang theo sự nho nhã lịch sự mà những người ở miền núi không có. Có người suy đoán, cuộc sống của A Thanh trước kia khẳng định rất tốt, có lẽ y trước đây cũng không phải một kẻ ngu, không biết bị cái gì kích thích mới dẫn tới tình cảnh như ngày hôm nay.
Kết quả là, ngay khi vừa mới vào rừng, A Thanh liền nghe thấy tiếng trẻ sơ sinh yếu ớt khóc, thanh âm kia giống như tiếng mèo kêu vậy. Nếu không phải vì tuyết rơi nhiều, không gian yên tĩnh, y cũng sẽ không nghe thấy. A Thanh nhìn xung quanh một hồi, tìm kiếm nơi phát ra âm thanh, cuối cùng ở chỗ một cây thông tìm được một cái chậu gỗ, trong chậu có một đứa trẻ sơ sinh. Chắc hẳn đã được đặt ở đây một thời gian, chậu bị nước từ tuyết tan chảy làm ướt, đứa nhỏ bị bọc thật chặt trong cái túi hoa hồng có đáy màu xanh. Chắc hẳn kẻ đem vứt đứa nhỏ đi sợ không ai tìm thấy nó sẽ bị chết rét mới bọc kín như thế, xem ra vẫn còn một chút lương tâm.
A Thanh nháy mắt mấy cái, đi qua ôm đứa nhỏ lên, kéo phần túi che khuôn mặt nó ra, nhìn một chút, khuôn mặt nhỏ nhắn bị lạnh đến đỏ bừng, ngũ quan cũng không nảy nở, ở trong rừng cây khóc, trên người không có mấy lạng thịt, phỏng chừng mới sinh cũng không được bao lâu.
A Thanh nhìn đứa bé một lúc lâu, bốn phía xung quanh không có một bóng người, y đem đứa nhỏ đặt lại vào trong chậu gỗ, giống như kẻ gian đem cả người lẫn chậu trở về nhà.
Ngày hôm đó A Thanh phi thường vui vẻ, y nghĩ nghĩ, từ nay về sau không cần phải ở một mình nữa, y nhất định sẽ đối xử với đứa nhỏ thật tốt, chăm sóc nó. Y không dám nói chuyện này cho mọi người biết, y sợ người khác biết sẽ đem đứa nhỏ cướp đi khỏi tay mình. Y đem đứa nhỏ giấu ở trong nhà, ai cũng không cho nhìn, thời điểm ra ngoài ăn xin, y sẽ khóa cửa thật kĩ, có lúc không yên tâm liền trở lại mấy lần. Cũng may bởi vì nhà của y vốn bị cho có ma quỷ lộng hành không ai dám tới, buổi tối đứa nhỏ khóc rất lợi hại, người đi ngang qua cho là có quỷ, sợ bị ám quẻ.
Cũng bởi vì như vậy, mãi cho đến khi đứa trẻ lên năm, trong thôn vẫn không có người biết trong nhà của A Thanh có nuôi một đứa trẻ con.
(*) Bách gia: nhiều gia đình, bách tính.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất