Chương 64
Bữa sáng được phục vụ ngay tại biệt thự bởi các nhân viên trong khu nghỉ dưỡng, bọn nó không phải gắng dậy sớm để lên xe khách tới nhà hàng. 8 giờ sáng, hơn một nửa lớp đã tụ tập dưới tầng 1, người xem ti vi, người đánh bài, chơi game, tụ tập nói chuyện phiếm.
Thẩm Quyền mặc một chiếc áo thun đen, dưới là quần lửng, sải bước đi xuống lầu. Hắn theo thói quen mở tủ lạnh tìm bia, Tạ Hưng đứng trong phòng bếp bỗng ngăn lại.
"Hôm qua anh uống rồi, hôm nay không được uống nữa."
Thẩm Quyền rất nghe lời mà đóng cửa tủ lạnh lại.
"Anh uống cà phê không? Em pha cho anh."
"Có chứ."
Trọng điểm không phải là câu trước, trọng điểm là câu sau kìa. Chỉ cần là Tạ Hưng pha thì cho hắn uống nước mắm hắn cũng uống.
Trong lúc người kia pha cà phê, Thẩm Quyền đã tập hợp đám học sinh về hai bàn ăn đặt trong gian bếp xong xuôi. Ngăn cách giữa nhà ăn với gian bếp là một chiếc tủ đựng gia vị, Thẩm Quyền chống tay lên mặt tủ, nhìn Tạ Hưng đang lúi húi pha.
"Cảm giác đó nhiều con thích thật đấy, mặc dù ban đầu chăm hơi mệt chút."
"Anh nói gì cơ?"
"Em không thấy chúng ta giống một gia đình sao?"
Một nhà có tới 39 đứa con, không biết thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
Tạ Hưng ho nhẹ vài cái, đáp:
"Không giống."
Được rồi, cậu thừa nhận là có hơi giống một chút.
Ăn sáng xong, đoàn xe khởi hành tới chùa Thiên Hương. Ngôi chùa nằm tại thị xã An Nhơn, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chỉ khoảng gần 20 km về phía đông. Người ta truyền tai nhau rằng đây là nơi lưu giữ Ngọc Xá Lợi* của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, rằng nơi nào có Ngọc Xá Lợi, nơi đó sẽ được Phật Tổ độ trì ban phúc. Trụ trì chùa là một nhà sư còn khá trẻ, mang nhiều đóng góp cho Phật pháp và nổi tiếng am hiểu về phong thủy, đặc biệt trụ trì còn tích cực trong công tác từ thiện và hoằng pháp.
(Xá-lị hay xá-lợi là những hạt nhỏ có dạng viên tròn trông giống ngọc trai hay pha lê hình thành sau khi thi thể được hỏa táng hoặc thân cốt sau khi chết của các vị cao tăng Phật giáo. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn thì xá-lị của Đức Phật còn được gọi là Xá-lị được lưu giữ với mục đích để tỏa ra 'phước lành' hoặc 'ân sủng' )
Các gian nhà tại chùa được lợp mái cong cong theo kiểu cung đình xưa. Trung tâm của chìa là tòa chính diện được thiết kế tinh xảo, được xây dựng thành nhiều tầng với mái ngói hình đầu đao và hình rồng tạo nên sự uy nghiêm của ngôi chùa cổ kính. Điểm nổi bật và độc đáo nhất của Thiên Hưng là giữa khuôn viên chùa là một Tháp Chuông chọc trời cao 12 tầng chót vót. Các khuôn viên trang trí bằng hòn non bộ và tượng của các vị Chư Phật, đưa du khách trở về thời đại xa xôi.
Tiếp theo đó, đoàn người lại di chuyển tới tháp đôi.
Tháp Đôi là một trong tám cụm Tháp Chăm còn lại trên đất Bình Định ngày nay, một trong những di tích kiến trúc văn hóa Chăm mang màu sắc tôn giáo, xây dựng từ thế kỷ X đến XV. Tháp lớn cao khoảng 20 m, Tháp nhỏ cao 18 m nằm liền kề nhau như hai anh em ruột, lòng tháp đặt cối đá xay bột gạo ngày xưa mà sau này người Kinh cũng sử dụng loại cối này để xay bột gạo chế biến các loại bánh.
Tháp có cấu trúc thành gồm hai phần chính: Chân tháp là khối đá, gọi là tháp lớn và gạch, gọi là tháp nhỏ được xếp chồng một cách vững chãi, các góc tháp hiện được trang trí những nét riêng nhưng trong tổng thể vẫn về các tượng thần, những phù điêu diễn tả các nhân vật, các vũ công với điệu múa lấy từ truyền thuyết Ấn Độ, tượng chim thần Garuda* hai tay đưa lên cao, nâng đỡ mái tháp kỳ vĩ.
(Garuda hay Kim sí điểu hay Ca-lâu-la là một loài chim thần trong Ấn Độ giáo và ảnh hưởng sang Phật giáo. Trong Ấn Độ giáo, Garuda là một con vật cưỡi của thần Vishnu, nó được biểu hình bằng một con chim săn mồi có đầu người, với ba mắt và mỏ đại bàng.)
Thẩm Quyền sóng vai cùng cậu, vừa đi vừa nghe hướng dẫn viên giảng giải về các di tích cổ, còn tiện tay chụp ảnh.
Trước khi di chuyển tới khu du lịch Ghềnh Ráng Tiên Sa, lớp bọn họ phải tập trung trước tháp đôi và chụp ảnh trước. Thẩm Quyền không phải giáo viên chủ nhiệm, tất nhiên hắn sẽ lựa chọn đứng ngoài chụp giúp.
"Các em có 5 phút để đi chụp ảnh, tham quan tự do trong phạm vi cho phép, sau 5 phút chúng ta sẽ di chuyển lên xe khách."
Phan Minh Khuê nghe vậy, vừa định đi cùng đám Lưu Trường An thì Thẩm Quyền đã gọi với lại:
"Em biết dùng máy ảnh không?"
"Có ạ."
"Chụp giúp thầy với thầy Hưng một tấm."
Phan Minh Khuê không cảm thấy lời nhờ vả này có gì sai, gật gật đầu đi theo bọn họ tới trước Tháp Đôi.
Trong tấm ảnh, Thẩm Quyền choàng tay qua vai cậu, nở nụ cười tươi rói, Tạ Hưng đứng bên cạnh hắn có vẻ ngượng ngùng hơn, hiển nhiên là không quen chụp ảnh. Cậu mỉm cười ôn hoà, hai tay thả lỏng phía dưới.
Chẳng biết nó đã chụp được bao nhiêu tấm, Phan Minh Khuê nhìn máy ảnh, kiểm tra lại mấy tấm mình vừa chụp. Ngay khi chuyển tới tấm cuối cùng, nó thấy toàn ảnh thầy chủ nhiệm lớp mình, từ lúc thầy ngồi ăn lẫn ở biển, dưới mặt nước, khi ở chùa Thiên Hương và ngay cả trong lúc ngủ. Phan Minh Khuê sửng sốt.
Hình như nó vừa thấy cái không nên thấy...
"Em chụp được chưa?"
"Rồi ạ." Phan Minh Khuê trả máy ảnh cho hắn.
Không hiểu sao, lúc Thẩm Quyền xem mấy tấm ảnh nó vừa chụp, Phan Minh Khuê bỗng chột dạ, xoắn xuýt không thôi. May mắn thay, Thẩm Quyền xem xong chỉ nhìn nó hài lòng, cười ôn hoà mà khen một câu:
"Chụp đẹp lắm."
Thẩm Quyền luôn là vậy, vui buồn không bao giờ thể hiện trên mặt, chỉ khi hắn kích động thì người khác mới nhìn ra. Phan Mình Khuê thật sự không biết là hắn đang cười ôn hoà hay cười lạnh bèn giả ngu rồi chạy đi mất.
Phản ứng của Tạ Hưng khi nhìn mấy bức ảnh Phan Minh Khuê chụp lại là: "Ai chụp cũng đẹp hơn cậu chụp", cảm thấy sầu hết cả não.
5 phút sau, bọn họ rời tháp đôi tới khu du lịch Ghềnh Ráng Tiên Sa, viên ngọc bích giữa biển khơi, một trong những di tích quốc gia nổi tiếng.
Chuyện kể rằng có một người con gái nổi tiếng đẹp người đẹp nết, xinh xắn lại thùy mị nết na. Nàng đem lòng yêu một chàng trai trong làng, hai người yêu nhau thắm thiết cho đến một ngày viên quan huyện nhìn thấy và bị sắc đẹp của nàng mê hoặc, hắn cho người theo dõi và tìm mọi cách để chiếm đoạt nàng. Nhưng cô gái ấy lại không hề yêu hắn, để giữ trọn được lòng thủy chung với người mình yêu, nàng khóc lạy cha mẹ và từ giã chàng trai rồi chạy trốn khỏi làng đến Quy Nhơn. Tên quan huyện thấy thế sai quân lính đuổi theo. Khi đến Ghềnh Ráng – tên này do ngư dân đặt vì nơi này có nhiều ghềnh, khi tàu bè qua khu vực này thì thủy thủ phải làm sao cho giảm gió trong buồm đi để thuyền đi chậm lại nếu không dễ bị nước ngập vào tàu, trong nghề đi biển, thao tác ấy gọi là ráng, tên Ghềnh Ráng từ đó mà ra – trời bỗng nổi sấm chớp, dông bão rất lớn làm núi đá bị nứt một khe lớn rồi cô gái biến mất tăm. Khi trời dừng bão và quang đãng trở lại thì khe núi ấy lại biến thành một dòng suối uốn lượn bên sườn núi.
Hay tin người yêu mình mất tích, chàng trai đã chạy đi tìm kiếm khắp nơi. Khi tới Ghềnh Ráng vào đêm tối, chàng chỉ thấy hình ảnh của cô gái thoắt ẩn thoắt hiện, lúc thì mập mờ giữa làn sóng biển, lúc thì thướt tha trên rừng. Cũng kể từ đó, không biết chàng trai có theo cô gái không nhưng cứ khi nào chớp sáng lóe lên trên Ghềnh Ráng, người ta sẽ nghĩ cô gái trở về thăm người yêu năm xưa của mình. Từ đó gọi là Tiên Sa.
Trong khu du lịch có một nơi được gọi là bãi tắm Hoàng Hậu. Tương truyền rằng, bãi tắm Hoàng Hậu là nơi Nam Phương hoàng hậu - vị hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam chọn làm bãi tắm riêng. Ngay dưới chân những vách đá dựng đứng hiểm trở là bãi đá trứng tròn, nhẵn như những quả trứng chim khổng lồ xếp lên nhau tầng tầng lớp lớp, tạo ra vẻ đẹp hoang sơ mà kì ảo được thiên nhiên ưu ái.
Tiếng sóng biển rì rào, ôm lấy bờ đất đầy sỏi đá. Làm gió mang theo hơi thở mặn mà của biển khơi thổi vào đất liền, không khí tươi mát tràn trong khoang phổi. Lớp bọn họ chỉ dừng lại chụp ảnh khoảng 15 phút rồi di chuyển tới phần mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử. Vào những năm cuối đời, Hàn Mặc Tử đã phải trải qua nỗi đau đớn do căn bệnh hủi quái ác tại trại phong Quy Hòa, Bình Định. Sau khi qua đời, ngôi mộ để tưởng niệm ông được xây dựng giữa khung cảnh biển trời bát ngát, rộng lớn.
Nhắc tới thi sĩ lại nhớ tới điểm văn không thể nào thấp hơn của lớp mình, sắc mặt Tạ Hưng lại tối sầm xuống, đưa cho mỗi học sinh một cây hương rồi bảo bọn nó cầu nguyện cho điểm cuối kì cao lên một chút.
Thắp xong, Như Ý dẫn cả lớp tới nhà thờ Ghềnh Ráng, điểm du lịch cuối cùng trong khu nghỉ dưỡng. Nhà thờ Đá Ghềnh Ráng có tên đầy đủ là Trung tâm Thánh Thể và Thánh Mẫu Ghềnh Ráng, thuộc giáo phận Quy Nhơn, được xây dựng vào năm 1963, bốn bê là cây cỏ bao lấy.
Từ cổng vào nhà thờ có hàng cau, dây trầu, có những cụm đá ong, tạo nên một không gian thanh thuần, cổ kính. Men theo đường dốc, trên tường có phù điêu Chúa Giêsu và nhiều tượng Thánh khác, càng tô đậm thêm vẻ thành kính của nhà thờ. Tuy đơn sơ hơn các nhà thờ bọn nó thấy tại thủ đô nhưng bầu không khí yên tĩnh và cái cảnh núi non trùng điệp ấy thì không phải nơi nào cũng có.
Thăm quan hết một lượt, xe khách lại trở bọn họ tới một nhà ăn được bài trí theo phong cách đặc trưng của người phương Đông. Giữa sân có một cái hồ được trang trí bằng hòn non bộ, như ngọn giáo đâm thẳng lên bầu trời.
Thẩm Quyền mặc một chiếc áo thun đen, dưới là quần lửng, sải bước đi xuống lầu. Hắn theo thói quen mở tủ lạnh tìm bia, Tạ Hưng đứng trong phòng bếp bỗng ngăn lại.
"Hôm qua anh uống rồi, hôm nay không được uống nữa."
Thẩm Quyền rất nghe lời mà đóng cửa tủ lạnh lại.
"Anh uống cà phê không? Em pha cho anh."
"Có chứ."
Trọng điểm không phải là câu trước, trọng điểm là câu sau kìa. Chỉ cần là Tạ Hưng pha thì cho hắn uống nước mắm hắn cũng uống.
Trong lúc người kia pha cà phê, Thẩm Quyền đã tập hợp đám học sinh về hai bàn ăn đặt trong gian bếp xong xuôi. Ngăn cách giữa nhà ăn với gian bếp là một chiếc tủ đựng gia vị, Thẩm Quyền chống tay lên mặt tủ, nhìn Tạ Hưng đang lúi húi pha.
"Cảm giác đó nhiều con thích thật đấy, mặc dù ban đầu chăm hơi mệt chút."
"Anh nói gì cơ?"
"Em không thấy chúng ta giống một gia đình sao?"
Một nhà có tới 39 đứa con, không biết thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
Tạ Hưng ho nhẹ vài cái, đáp:
"Không giống."
Được rồi, cậu thừa nhận là có hơi giống một chút.
Ăn sáng xong, đoàn xe khởi hành tới chùa Thiên Hương. Ngôi chùa nằm tại thị xã An Nhơn, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chỉ khoảng gần 20 km về phía đông. Người ta truyền tai nhau rằng đây là nơi lưu giữ Ngọc Xá Lợi* của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, rằng nơi nào có Ngọc Xá Lợi, nơi đó sẽ được Phật Tổ độ trì ban phúc. Trụ trì chùa là một nhà sư còn khá trẻ, mang nhiều đóng góp cho Phật pháp và nổi tiếng am hiểu về phong thủy, đặc biệt trụ trì còn tích cực trong công tác từ thiện và hoằng pháp.
(Xá-lị hay xá-lợi là những hạt nhỏ có dạng viên tròn trông giống ngọc trai hay pha lê hình thành sau khi thi thể được hỏa táng hoặc thân cốt sau khi chết của các vị cao tăng Phật giáo. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn thì xá-lị của Đức Phật còn được gọi là Xá-lị được lưu giữ với mục đích để tỏa ra 'phước lành' hoặc 'ân sủng' )
Các gian nhà tại chùa được lợp mái cong cong theo kiểu cung đình xưa. Trung tâm của chìa là tòa chính diện được thiết kế tinh xảo, được xây dựng thành nhiều tầng với mái ngói hình đầu đao và hình rồng tạo nên sự uy nghiêm của ngôi chùa cổ kính. Điểm nổi bật và độc đáo nhất của Thiên Hưng là giữa khuôn viên chùa là một Tháp Chuông chọc trời cao 12 tầng chót vót. Các khuôn viên trang trí bằng hòn non bộ và tượng của các vị Chư Phật, đưa du khách trở về thời đại xa xôi.
Tiếp theo đó, đoàn người lại di chuyển tới tháp đôi.
Tháp Đôi là một trong tám cụm Tháp Chăm còn lại trên đất Bình Định ngày nay, một trong những di tích kiến trúc văn hóa Chăm mang màu sắc tôn giáo, xây dựng từ thế kỷ X đến XV. Tháp lớn cao khoảng 20 m, Tháp nhỏ cao 18 m nằm liền kề nhau như hai anh em ruột, lòng tháp đặt cối đá xay bột gạo ngày xưa mà sau này người Kinh cũng sử dụng loại cối này để xay bột gạo chế biến các loại bánh.
Tháp có cấu trúc thành gồm hai phần chính: Chân tháp là khối đá, gọi là tháp lớn và gạch, gọi là tháp nhỏ được xếp chồng một cách vững chãi, các góc tháp hiện được trang trí những nét riêng nhưng trong tổng thể vẫn về các tượng thần, những phù điêu diễn tả các nhân vật, các vũ công với điệu múa lấy từ truyền thuyết Ấn Độ, tượng chim thần Garuda* hai tay đưa lên cao, nâng đỡ mái tháp kỳ vĩ.
(Garuda hay Kim sí điểu hay Ca-lâu-la là một loài chim thần trong Ấn Độ giáo và ảnh hưởng sang Phật giáo. Trong Ấn Độ giáo, Garuda là một con vật cưỡi của thần Vishnu, nó được biểu hình bằng một con chim săn mồi có đầu người, với ba mắt và mỏ đại bàng.)
Thẩm Quyền sóng vai cùng cậu, vừa đi vừa nghe hướng dẫn viên giảng giải về các di tích cổ, còn tiện tay chụp ảnh.
Trước khi di chuyển tới khu du lịch Ghềnh Ráng Tiên Sa, lớp bọn họ phải tập trung trước tháp đôi và chụp ảnh trước. Thẩm Quyền không phải giáo viên chủ nhiệm, tất nhiên hắn sẽ lựa chọn đứng ngoài chụp giúp.
"Các em có 5 phút để đi chụp ảnh, tham quan tự do trong phạm vi cho phép, sau 5 phút chúng ta sẽ di chuyển lên xe khách."
Phan Minh Khuê nghe vậy, vừa định đi cùng đám Lưu Trường An thì Thẩm Quyền đã gọi với lại:
"Em biết dùng máy ảnh không?"
"Có ạ."
"Chụp giúp thầy với thầy Hưng một tấm."
Phan Minh Khuê không cảm thấy lời nhờ vả này có gì sai, gật gật đầu đi theo bọn họ tới trước Tháp Đôi.
Trong tấm ảnh, Thẩm Quyền choàng tay qua vai cậu, nở nụ cười tươi rói, Tạ Hưng đứng bên cạnh hắn có vẻ ngượng ngùng hơn, hiển nhiên là không quen chụp ảnh. Cậu mỉm cười ôn hoà, hai tay thả lỏng phía dưới.
Chẳng biết nó đã chụp được bao nhiêu tấm, Phan Minh Khuê nhìn máy ảnh, kiểm tra lại mấy tấm mình vừa chụp. Ngay khi chuyển tới tấm cuối cùng, nó thấy toàn ảnh thầy chủ nhiệm lớp mình, từ lúc thầy ngồi ăn lẫn ở biển, dưới mặt nước, khi ở chùa Thiên Hương và ngay cả trong lúc ngủ. Phan Minh Khuê sửng sốt.
Hình như nó vừa thấy cái không nên thấy...
"Em chụp được chưa?"
"Rồi ạ." Phan Minh Khuê trả máy ảnh cho hắn.
Không hiểu sao, lúc Thẩm Quyền xem mấy tấm ảnh nó vừa chụp, Phan Minh Khuê bỗng chột dạ, xoắn xuýt không thôi. May mắn thay, Thẩm Quyền xem xong chỉ nhìn nó hài lòng, cười ôn hoà mà khen một câu:
"Chụp đẹp lắm."
Thẩm Quyền luôn là vậy, vui buồn không bao giờ thể hiện trên mặt, chỉ khi hắn kích động thì người khác mới nhìn ra. Phan Mình Khuê thật sự không biết là hắn đang cười ôn hoà hay cười lạnh bèn giả ngu rồi chạy đi mất.
Phản ứng của Tạ Hưng khi nhìn mấy bức ảnh Phan Minh Khuê chụp lại là: "Ai chụp cũng đẹp hơn cậu chụp", cảm thấy sầu hết cả não.
5 phút sau, bọn họ rời tháp đôi tới khu du lịch Ghềnh Ráng Tiên Sa, viên ngọc bích giữa biển khơi, một trong những di tích quốc gia nổi tiếng.
Chuyện kể rằng có một người con gái nổi tiếng đẹp người đẹp nết, xinh xắn lại thùy mị nết na. Nàng đem lòng yêu một chàng trai trong làng, hai người yêu nhau thắm thiết cho đến một ngày viên quan huyện nhìn thấy và bị sắc đẹp của nàng mê hoặc, hắn cho người theo dõi và tìm mọi cách để chiếm đoạt nàng. Nhưng cô gái ấy lại không hề yêu hắn, để giữ trọn được lòng thủy chung với người mình yêu, nàng khóc lạy cha mẹ và từ giã chàng trai rồi chạy trốn khỏi làng đến Quy Nhơn. Tên quan huyện thấy thế sai quân lính đuổi theo. Khi đến Ghềnh Ráng – tên này do ngư dân đặt vì nơi này có nhiều ghềnh, khi tàu bè qua khu vực này thì thủy thủ phải làm sao cho giảm gió trong buồm đi để thuyền đi chậm lại nếu không dễ bị nước ngập vào tàu, trong nghề đi biển, thao tác ấy gọi là ráng, tên Ghềnh Ráng từ đó mà ra – trời bỗng nổi sấm chớp, dông bão rất lớn làm núi đá bị nứt một khe lớn rồi cô gái biến mất tăm. Khi trời dừng bão và quang đãng trở lại thì khe núi ấy lại biến thành một dòng suối uốn lượn bên sườn núi.
Hay tin người yêu mình mất tích, chàng trai đã chạy đi tìm kiếm khắp nơi. Khi tới Ghềnh Ráng vào đêm tối, chàng chỉ thấy hình ảnh của cô gái thoắt ẩn thoắt hiện, lúc thì mập mờ giữa làn sóng biển, lúc thì thướt tha trên rừng. Cũng kể từ đó, không biết chàng trai có theo cô gái không nhưng cứ khi nào chớp sáng lóe lên trên Ghềnh Ráng, người ta sẽ nghĩ cô gái trở về thăm người yêu năm xưa của mình. Từ đó gọi là Tiên Sa.
Trong khu du lịch có một nơi được gọi là bãi tắm Hoàng Hậu. Tương truyền rằng, bãi tắm Hoàng Hậu là nơi Nam Phương hoàng hậu - vị hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam chọn làm bãi tắm riêng. Ngay dưới chân những vách đá dựng đứng hiểm trở là bãi đá trứng tròn, nhẵn như những quả trứng chim khổng lồ xếp lên nhau tầng tầng lớp lớp, tạo ra vẻ đẹp hoang sơ mà kì ảo được thiên nhiên ưu ái.
Tiếng sóng biển rì rào, ôm lấy bờ đất đầy sỏi đá. Làm gió mang theo hơi thở mặn mà của biển khơi thổi vào đất liền, không khí tươi mát tràn trong khoang phổi. Lớp bọn họ chỉ dừng lại chụp ảnh khoảng 15 phút rồi di chuyển tới phần mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử. Vào những năm cuối đời, Hàn Mặc Tử đã phải trải qua nỗi đau đớn do căn bệnh hủi quái ác tại trại phong Quy Hòa, Bình Định. Sau khi qua đời, ngôi mộ để tưởng niệm ông được xây dựng giữa khung cảnh biển trời bát ngát, rộng lớn.
Nhắc tới thi sĩ lại nhớ tới điểm văn không thể nào thấp hơn của lớp mình, sắc mặt Tạ Hưng lại tối sầm xuống, đưa cho mỗi học sinh một cây hương rồi bảo bọn nó cầu nguyện cho điểm cuối kì cao lên một chút.
Thắp xong, Như Ý dẫn cả lớp tới nhà thờ Ghềnh Ráng, điểm du lịch cuối cùng trong khu nghỉ dưỡng. Nhà thờ Đá Ghềnh Ráng có tên đầy đủ là Trung tâm Thánh Thể và Thánh Mẫu Ghềnh Ráng, thuộc giáo phận Quy Nhơn, được xây dựng vào năm 1963, bốn bê là cây cỏ bao lấy.
Từ cổng vào nhà thờ có hàng cau, dây trầu, có những cụm đá ong, tạo nên một không gian thanh thuần, cổ kính. Men theo đường dốc, trên tường có phù điêu Chúa Giêsu và nhiều tượng Thánh khác, càng tô đậm thêm vẻ thành kính của nhà thờ. Tuy đơn sơ hơn các nhà thờ bọn nó thấy tại thủ đô nhưng bầu không khí yên tĩnh và cái cảnh núi non trùng điệp ấy thì không phải nơi nào cũng có.
Thăm quan hết một lượt, xe khách lại trở bọn họ tới một nhà ăn được bài trí theo phong cách đặc trưng của người phương Đông. Giữa sân có một cái hồ được trang trí bằng hòn non bộ, như ngọn giáo đâm thẳng lên bầu trời.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất