Chương 81
Hồi đó, Hồng Nhung chưa chú ý tới Thẩm Quyền đến vậy. Cho tới khi ba người nhà họ chuyển tới nhà bà ngoại sống một tuần, Hồng Nhung mới phát hiện thằng con trai mình có gì đó rất kì lạ.
Dịp Tết, đàn ông hoặc là đi chúc Tết, hoặc là ngồi tiếp khách ngoài phòng chính, phụ nữ vùi đầu trong gian bếp sặc khói. Khi Thẩm Quyền còn nhỏ, nhà bà ngoại nó chưa có bếp ga như bây giờ, cơm canh sắp cỗ đều cần đến bếp lửa, trên người mẹ nó không lúc nào không nhiễm mùi. Mỗi người một việc, chỉ có trẻ con là không phải làm gì.
Nhà bà ngoại nó có nuôi một con chó lông trắng muốt, chỉ bé bằng một con mèo. Có thể nói, con chó đó là con nổi bật nhất trong thôn. Hầu hết các hộ gia đình đều nuôi chó Phốc, da nâu, mắt lồi thì bà ngoại lại chọn một con chó trắng với bộ lông mỏng và khuôn mặt nhỏ nhắn. Bà ngoại thường để hắn chơi với con chó ấy.
Khói trắng bốc lên từ bếp lửa dưới góc sân, sưởi ấm cả ngôi nhà. Mùa xuân năm ấy lạnh lẽo và buốt giá như bao mùa xuân khác, cơn mưa phùn quét ngang qua khoảng sân gạch đỏ chót, nhanh nhẹn đi mất hút.
Mẹ nó là con một của bà ngoại, cũng là đứa con duy nhất. Gia đình nó tổng cộng chỉ có 4 người vậy nên cứ đến ngày Tết, các chị em của bà ngoại và những đứa cháu của họ sẽ đón Tết cùng gia đình nó. Thẩm Quyền là đứa nhỏ bé nhất trong cả gia đình, đám anh họ của nó đều không thích trẻ con. Chúng ngồi trong gian nhà bấm điện thoại, chẳng ai chịu để ý ai.
"Hồng Nhung, con ra cho chó ăn đi."
"Để lát nữa cũng được mà dì, đợi cả nhà ăn xong rồi lấy cho nó bát cơm thừa với xương gà là được."
"Con này kén ăn lắm, nó không chịu ăn đâu." Bà ngoại buồn bực: "Chả hiểu cái loại thú nuôi gì, chỉ ăn cơm nóng canh ngọt, cứ ăn cơm thừa là lăn ra ốm."
Tuy nói vậy nhưng bà ngoại vẫn rất nuông chiều nó, coi con chó trắng ấy như người bạn duy nhất của mình, có gì ngon cũng chia cho nó ăn. Các chị em của và ngoại thường đùa rằng con thú bà ngoại nuôi ăn uống còn sung sướng hơn lúc bọn họ còn nhỏ.
Hồng Nhung không để ý lắm, đổ cơm nóng rồi lại gắp mấy miếng gà vào chiếc tô đỏ cũ rích, mang ra vườn cho nó ăn. Bà gọi tên nó, nó không đáp lại. Phải mất một lúc sau, Hồng Nhung mới tìm thấy con chó trắng đang nép mình dưới cánh cửa ra vào. Bà cúi người, theo thói quen vươn tay xoa đầu nó.
Cái gì đây?
Hồng Nhung nhíu mày, vuốt vuốt lông con chó nhỏ. Trên bộ lông trắng muốt ấy bỗng xuất hiện vài đốm đen lỗ chỗ không theo trật tự nhất định, trông như vết bút dạ. Con chó nhỏ rên ư ử nhìn bà, ngước đôi mắt đen láy lên trông vô cùng tội nghiệp.
"Mày lại chạy ra vườn rồi, bà ngoại sẽ không vui đâu." Hồng Nhung than thở. Chỗ lông bị dính bùn bết lại, nhơ nhuốc đến khó coi. "Lông trắng thế này thì làm sao mà rửa sạch được?"
Con chó lại rên rỉ, nép mình vào góc nhà.
Hồng Nhung đặt bát tô trước mặt nó, không để ý xem nó có chịu ăn hay không mà chạy ngay vào bếp. Mùi thịt xiên nướng bốc lên nghi ngút, đánh thức cái dạ dày đang đói cồn cào. Thẩm Quyền cũng không phải ngoại lệ.
Lúc Hồng Nhung đi vào, bà thấy đứa nhóc trắng trẻo kia đang trèo lên bồn rửa tay.
"Con đói chưa?"
Thẩm Quyền trèo xuống, gật gật đầu. Lông mi nó rất dài, cong vút lên. Làn da trắng hồng như con gái, đôi má lúm đồng tiền phúng phính và mái tóc đen tuyền mượt mà, chỉ là mắt nó vô cảm, nhìn vào chẳng thấy hồn. Sau này cũng không khác là bao, nụ cười của hắn đã thay thế cho đôi mắt đờ đẫn ấy, khiến người khác cảm nhận được cái hồn của hắn. Nó không nằm trong đôi mắt, nó nằm trong nụ cười mất hơn hai chục năm để thay đổi.
Hồng Nhung rút một miếng thịt nạc thơm phức từ trên xiên ra cho nó ăn. Ăn thêm ba miếng nữa, Thẩm Quyền mới ôm cái bụng tròn lên lầu.
"Con gọi bố với các anh xuống ăn cơm nhé."
"Dạ."
Thẩm Quyền lật đật chạy lên, ít lâu sau, đám cháu ước chừng 13-14 tuổi lũ lượt kéo xuống. Đứa lớn nhất đã cao tới 1m75, tuy mới học lớp 7 nhưng dậy thì từ rất sớm, ria mép đã mọc đủ cả. Vậy mà chúng chỉ biết ngồi trên giường bấm điện thoại. Cơ thể như một người đàn ông với đầu óc của một đứa trẻ.
Thẩm Quyền phát triển khá muộn, tầm cuối năm cấp 2 mới bắt đầu cao lên nhanh chóng, lại trông mềm mại như con gái nên rất hay bị bắt nạt. Nó ngồi mà lọt thỏm trên ghế gỗ, phải kê thêm mấy miếng lót nữa mới ngồi chung mâm với mọi người được.
Gian nhà xây theo kiểu nhà truyền thống của vùng quê Bắc Bộ, trong nhà ăn không có quạt trần như sau này cũng chẳng có quạt điện, các bà các chị làm việc quần quật từ sáng sớm mang theo bộ quần áo thấm đẫm mồ hôi ngồi vào bàn ăn, không ai lên tiếng chê ai bao giờ. Làn da họ màu bánh mật, là điểm đặc chưng của những người nông thôn thời ấy. Đối với họ, Thẩm Quyền rất đặc biệt, đặc biệt đến lạc loài. Nó như một vị vương tử đến đi bộ cũng có người cõng, sạch sẽ không nhiễm bụi trần.
"Quyền, năm sau con lên lớp 1 rồi phải không?"
Thẩm Quyền lấy thìa chọc chọc miếng bánh chưng trước mặt, dường như không nghe thấy tiếng bà hỏi.
"Kìa, bà ngoại đang hỏi kìa."
"Dạ?"
"Năm sau con lên lớp 1 rồi phải không?"
"Dạ."
Thẩm Quyền đáp xong thì cúi đầu xuống, lại lấy thìa nghịch cái bánh chưng trước mắt. Thẩm Gia Huy bắt đầu cảm thấy nóng mắt, rất muốn lôi nó ra mắng cho một trận. Thẩm Quyền luôn tỏ ra lầm lì như vậy, cứ như một thằng nhóc đang tuổi tiền dậy thì, luôn tìm cách chống đối gia đình.
"Đẹp trai xán lạn thế này mà khó tính quá, chị có định cho nó đi khám không? Trông cứ như bị tự kỉ."
Hồng Nhung cười cười:
"Sao có thể như thế được? Chỉ là thằng bé hơi trầm tính một chút so với các bạn đồng trang lứa."
Những gia đình ở thị trấn đều rất vô tư, ngay cả người thành phố cũng vậy. Họ không bao giờ nghĩ con mình có gì không ổn, luôn cho rằng nó là đứa trẻ bình thường.
Trước đây chỉ có Thẩm Quyền là trầm tính, sau này còn có thằng nhóc nhà họ Quán. Cái chết đường đột của mẹ nó như đòn đánh chí mạng, nện thẳng lên tâm lý còn chưa vững của thằng bé. Nó đã khóc rất nhiều trong đám tang và cả trong lúc ngủ, ban ngày thì ủ đột nép mình trong nhà, chẳng còn đi theo đám trẻ con trong trấn phá phách.
Rồi nó sẽ trưởng thành, khiến người mẹ trên trời tự hào, trở thành một doanh nhân tài ba, có ngôi biệt thự sang trọng và hai đứa con hiếu thảo. Số mệnh đã sắp đặt cho thằng nhóc từ khi nó còn chưa sinh ra, từ thất bại tới thành công đều có trời tính.
Con người tạo nghiệp, từ những điều nhỏ nhất, tích tụ lại. Kiếp này không trả đủ, kiếp sau đầu thai thành kẻ nghèo. Nhân quả báo ứng, giàu có hay không còn dựa vào những việc nhỏ nhoi.
Bà ngoại nó là một người phụ nữ ước chừng 60-65 tuổi, đôi má chảy xuống và nếp nhăn xô lại như một quả nho khô. Có hai kiểu người khi về già, một người càng ngày càng teo lại, bé tí như trẻ con, một người thì phình ra, cơ thịt trên người chảy xuống chễm trệ, tưởng như béo lên nhưng thực chất là đang già đi. Bà ngoại nó là kiểu người thứ 2, chẳng ăn gì cũng to ra. Bà yên vị trên chiếc ghế gỗ mới, chỉ thỉnh thoảng mới động đũa gắp vài miếng rau, hầu hết thời gian của bà dành để nhìn con cháu ăn cơm.
Điều đó khiến những đứa con đứa cháu ấy không thoải mái, cứ bị nhìn như thể mình vừa làm gì tội lỗi lắm vậy.
Cô Đồng gắp cho bà ngoại một miếng thịt bóng nhẫy, mỉm cười.
"Dì ăn nhiều vào, từ nãy tới giờ con để ý dì mới xới có một bát."
"Tôi tự ăn được chị không phải gắp kẻo thừa ra đấy."
"Không gắp cho dì thì dì có chịu ăn đâu? Phải ăn mới có sức, sau này đi dự đám cưới thằng cháu."
Hồng Nhung bật cười, đặt bát cơm trên tay xuống.
"Nó mới có 5 tuổi."
"Thì có 20 năm thôi mà, dì con mới có 60 tuổi chứ nhiêu? 20 năm nữa không hề hấn gì."
Đừng nói là 20 năm, 25 năm nữa bà ngoại nó vẫn rất khỏe mạnh. Đó là điều Thẩm Quyền đã đọc được. Người phụ nữ này sống tương đối thọ thọ, khi nào nhìn thấy bạn đời của nó mới an tâm mà nhắm mắt xuôi tay.
Chẳng mấy chốc, chủ đề đã lái sang hướng khác. Đám trẻ con yên lặng ăn trưa còn người lớn thì nói chuyện rôm rả, chẳng còn ai để ý đến thái độ ban nãy của đứa nhóc.
Ăn xong, bà ngoại nó trở về phòng nghỉ ngơi trước, cánh phụ nữ trong nhà lại bắt đầu dọn dẹp bát đũa, sắn tay áo lên rửa. Chuyện này chỉ xảy ra khi gia đình họ về quê, cả quê nội lẫn quê ngoại. Như một điều hiển nhiên, con gái bao giờ cũng là người nấu và là người dọn, không một ai đòi hỏi đàn ông phải làm việc đó.
Thẩm Quyền cúi đầu nhìn đôi bàn tay bé xíu của mình, lẳng lặng đi lên lầu.
Nhà bà ngoại gồm 5 gian, gian chính kê giường ngủ của bà ngoại, 3 gian trong là phòng ngủ của các cháu và gian còn lại là nhà bếp. Nhà vệ sinh được xây riêng gần vườn rau, tách biệt với ngôi nhà.
Hồng Nhung lôi từ trong tủ quần áo ra một bộ chăn ga gối đệm trải lên giường.
"Chị không gọi thằng bé vào ngủ sao?"
"Nó mắc chứng khó ngủ từ nhỏ, chẳng bao giờ ngủ trưa đâu. Cứ để nó chơi ngoài kia cũng được."
Thẩm Quyền đã 5 tuổi rồi, ở vùng nông thôn, trẻ con đến tuổi này đã tự do bay nhảy, rong ruổi ngoài đồng tới 8-9 giờ tối mới về nhà. Dì Hạnh không để ý lắm, nhoài người nằm xuống bên cạnh mẹ nó. Thẩm Gia Huy và chồng dì đang nói chuyện trong phòng khách, thảo luận về việc tu sửa lại ngôi nhà của bà ngoại. Bầu không khí tĩnh mịch của buổi ban trưa bao phủ lên cảnh vật, tiếng gà gáy nhỏ dần, ngủ say giấc nồng.
Ước chừng 30 phút sau, bên ngoài phát ra tiếng chó sủa ầm ĩ. Hồng Nhung tưởng có người đi qua nên nó mới sủa, nghe chán chê một hồi vẫn không thấy nói dừng bèn cao giọng quát, vọng ra từ trong nhà:
"Bạch Tuyết, trật tự!"
Tiếng chó sủa bỗng nhỏ đi. Rồi con chó ấy bỗng rên rỉ như thét lên, gào rống đầy đau đớn. Có người vặt lông nó, có người muốn bẻ gãy tay chân nó.
Thẩm Gia Huy cũng nghe thấy. Ông hớt hải chạy ra. Ông không thấy tên trộm chó nào hết, cũng không thấy cái xe máy nào đỗ ngoài cổng. Hồng Nhung cũng bị đánh thức, nhìn thấy cảnh này, sắc mặt bà thoáng cái tái nhợt.
Hay bàn tay nhỏ nhắn của Thẩm Quyền đầy máu tươi, lông trắng dính trên cánh tay nó. Nó đưa lưng về phía gian nhà, kéo con chó nhỏ vào trong ngực mình. Khi Thẩm Quyền quay đầu lại, có người đã nói đôi mắt nó khi đó là đôi mắt của một con rắn độc.
Dịp Tết, đàn ông hoặc là đi chúc Tết, hoặc là ngồi tiếp khách ngoài phòng chính, phụ nữ vùi đầu trong gian bếp sặc khói. Khi Thẩm Quyền còn nhỏ, nhà bà ngoại nó chưa có bếp ga như bây giờ, cơm canh sắp cỗ đều cần đến bếp lửa, trên người mẹ nó không lúc nào không nhiễm mùi. Mỗi người một việc, chỉ có trẻ con là không phải làm gì.
Nhà bà ngoại nó có nuôi một con chó lông trắng muốt, chỉ bé bằng một con mèo. Có thể nói, con chó đó là con nổi bật nhất trong thôn. Hầu hết các hộ gia đình đều nuôi chó Phốc, da nâu, mắt lồi thì bà ngoại lại chọn một con chó trắng với bộ lông mỏng và khuôn mặt nhỏ nhắn. Bà ngoại thường để hắn chơi với con chó ấy.
Khói trắng bốc lên từ bếp lửa dưới góc sân, sưởi ấm cả ngôi nhà. Mùa xuân năm ấy lạnh lẽo và buốt giá như bao mùa xuân khác, cơn mưa phùn quét ngang qua khoảng sân gạch đỏ chót, nhanh nhẹn đi mất hút.
Mẹ nó là con một của bà ngoại, cũng là đứa con duy nhất. Gia đình nó tổng cộng chỉ có 4 người vậy nên cứ đến ngày Tết, các chị em của bà ngoại và những đứa cháu của họ sẽ đón Tết cùng gia đình nó. Thẩm Quyền là đứa nhỏ bé nhất trong cả gia đình, đám anh họ của nó đều không thích trẻ con. Chúng ngồi trong gian nhà bấm điện thoại, chẳng ai chịu để ý ai.
"Hồng Nhung, con ra cho chó ăn đi."
"Để lát nữa cũng được mà dì, đợi cả nhà ăn xong rồi lấy cho nó bát cơm thừa với xương gà là được."
"Con này kén ăn lắm, nó không chịu ăn đâu." Bà ngoại buồn bực: "Chả hiểu cái loại thú nuôi gì, chỉ ăn cơm nóng canh ngọt, cứ ăn cơm thừa là lăn ra ốm."
Tuy nói vậy nhưng bà ngoại vẫn rất nuông chiều nó, coi con chó trắng ấy như người bạn duy nhất của mình, có gì ngon cũng chia cho nó ăn. Các chị em của và ngoại thường đùa rằng con thú bà ngoại nuôi ăn uống còn sung sướng hơn lúc bọn họ còn nhỏ.
Hồng Nhung không để ý lắm, đổ cơm nóng rồi lại gắp mấy miếng gà vào chiếc tô đỏ cũ rích, mang ra vườn cho nó ăn. Bà gọi tên nó, nó không đáp lại. Phải mất một lúc sau, Hồng Nhung mới tìm thấy con chó trắng đang nép mình dưới cánh cửa ra vào. Bà cúi người, theo thói quen vươn tay xoa đầu nó.
Cái gì đây?
Hồng Nhung nhíu mày, vuốt vuốt lông con chó nhỏ. Trên bộ lông trắng muốt ấy bỗng xuất hiện vài đốm đen lỗ chỗ không theo trật tự nhất định, trông như vết bút dạ. Con chó nhỏ rên ư ử nhìn bà, ngước đôi mắt đen láy lên trông vô cùng tội nghiệp.
"Mày lại chạy ra vườn rồi, bà ngoại sẽ không vui đâu." Hồng Nhung than thở. Chỗ lông bị dính bùn bết lại, nhơ nhuốc đến khó coi. "Lông trắng thế này thì làm sao mà rửa sạch được?"
Con chó lại rên rỉ, nép mình vào góc nhà.
Hồng Nhung đặt bát tô trước mặt nó, không để ý xem nó có chịu ăn hay không mà chạy ngay vào bếp. Mùi thịt xiên nướng bốc lên nghi ngút, đánh thức cái dạ dày đang đói cồn cào. Thẩm Quyền cũng không phải ngoại lệ.
Lúc Hồng Nhung đi vào, bà thấy đứa nhóc trắng trẻo kia đang trèo lên bồn rửa tay.
"Con đói chưa?"
Thẩm Quyền trèo xuống, gật gật đầu. Lông mi nó rất dài, cong vút lên. Làn da trắng hồng như con gái, đôi má lúm đồng tiền phúng phính và mái tóc đen tuyền mượt mà, chỉ là mắt nó vô cảm, nhìn vào chẳng thấy hồn. Sau này cũng không khác là bao, nụ cười của hắn đã thay thế cho đôi mắt đờ đẫn ấy, khiến người khác cảm nhận được cái hồn của hắn. Nó không nằm trong đôi mắt, nó nằm trong nụ cười mất hơn hai chục năm để thay đổi.
Hồng Nhung rút một miếng thịt nạc thơm phức từ trên xiên ra cho nó ăn. Ăn thêm ba miếng nữa, Thẩm Quyền mới ôm cái bụng tròn lên lầu.
"Con gọi bố với các anh xuống ăn cơm nhé."
"Dạ."
Thẩm Quyền lật đật chạy lên, ít lâu sau, đám cháu ước chừng 13-14 tuổi lũ lượt kéo xuống. Đứa lớn nhất đã cao tới 1m75, tuy mới học lớp 7 nhưng dậy thì từ rất sớm, ria mép đã mọc đủ cả. Vậy mà chúng chỉ biết ngồi trên giường bấm điện thoại. Cơ thể như một người đàn ông với đầu óc của một đứa trẻ.
Thẩm Quyền phát triển khá muộn, tầm cuối năm cấp 2 mới bắt đầu cao lên nhanh chóng, lại trông mềm mại như con gái nên rất hay bị bắt nạt. Nó ngồi mà lọt thỏm trên ghế gỗ, phải kê thêm mấy miếng lót nữa mới ngồi chung mâm với mọi người được.
Gian nhà xây theo kiểu nhà truyền thống của vùng quê Bắc Bộ, trong nhà ăn không có quạt trần như sau này cũng chẳng có quạt điện, các bà các chị làm việc quần quật từ sáng sớm mang theo bộ quần áo thấm đẫm mồ hôi ngồi vào bàn ăn, không ai lên tiếng chê ai bao giờ. Làn da họ màu bánh mật, là điểm đặc chưng của những người nông thôn thời ấy. Đối với họ, Thẩm Quyền rất đặc biệt, đặc biệt đến lạc loài. Nó như một vị vương tử đến đi bộ cũng có người cõng, sạch sẽ không nhiễm bụi trần.
"Quyền, năm sau con lên lớp 1 rồi phải không?"
Thẩm Quyền lấy thìa chọc chọc miếng bánh chưng trước mặt, dường như không nghe thấy tiếng bà hỏi.
"Kìa, bà ngoại đang hỏi kìa."
"Dạ?"
"Năm sau con lên lớp 1 rồi phải không?"
"Dạ."
Thẩm Quyền đáp xong thì cúi đầu xuống, lại lấy thìa nghịch cái bánh chưng trước mắt. Thẩm Gia Huy bắt đầu cảm thấy nóng mắt, rất muốn lôi nó ra mắng cho một trận. Thẩm Quyền luôn tỏ ra lầm lì như vậy, cứ như một thằng nhóc đang tuổi tiền dậy thì, luôn tìm cách chống đối gia đình.
"Đẹp trai xán lạn thế này mà khó tính quá, chị có định cho nó đi khám không? Trông cứ như bị tự kỉ."
Hồng Nhung cười cười:
"Sao có thể như thế được? Chỉ là thằng bé hơi trầm tính một chút so với các bạn đồng trang lứa."
Những gia đình ở thị trấn đều rất vô tư, ngay cả người thành phố cũng vậy. Họ không bao giờ nghĩ con mình có gì không ổn, luôn cho rằng nó là đứa trẻ bình thường.
Trước đây chỉ có Thẩm Quyền là trầm tính, sau này còn có thằng nhóc nhà họ Quán. Cái chết đường đột của mẹ nó như đòn đánh chí mạng, nện thẳng lên tâm lý còn chưa vững của thằng bé. Nó đã khóc rất nhiều trong đám tang và cả trong lúc ngủ, ban ngày thì ủ đột nép mình trong nhà, chẳng còn đi theo đám trẻ con trong trấn phá phách.
Rồi nó sẽ trưởng thành, khiến người mẹ trên trời tự hào, trở thành một doanh nhân tài ba, có ngôi biệt thự sang trọng và hai đứa con hiếu thảo. Số mệnh đã sắp đặt cho thằng nhóc từ khi nó còn chưa sinh ra, từ thất bại tới thành công đều có trời tính.
Con người tạo nghiệp, từ những điều nhỏ nhất, tích tụ lại. Kiếp này không trả đủ, kiếp sau đầu thai thành kẻ nghèo. Nhân quả báo ứng, giàu có hay không còn dựa vào những việc nhỏ nhoi.
Bà ngoại nó là một người phụ nữ ước chừng 60-65 tuổi, đôi má chảy xuống và nếp nhăn xô lại như một quả nho khô. Có hai kiểu người khi về già, một người càng ngày càng teo lại, bé tí như trẻ con, một người thì phình ra, cơ thịt trên người chảy xuống chễm trệ, tưởng như béo lên nhưng thực chất là đang già đi. Bà ngoại nó là kiểu người thứ 2, chẳng ăn gì cũng to ra. Bà yên vị trên chiếc ghế gỗ mới, chỉ thỉnh thoảng mới động đũa gắp vài miếng rau, hầu hết thời gian của bà dành để nhìn con cháu ăn cơm.
Điều đó khiến những đứa con đứa cháu ấy không thoải mái, cứ bị nhìn như thể mình vừa làm gì tội lỗi lắm vậy.
Cô Đồng gắp cho bà ngoại một miếng thịt bóng nhẫy, mỉm cười.
"Dì ăn nhiều vào, từ nãy tới giờ con để ý dì mới xới có một bát."
"Tôi tự ăn được chị không phải gắp kẻo thừa ra đấy."
"Không gắp cho dì thì dì có chịu ăn đâu? Phải ăn mới có sức, sau này đi dự đám cưới thằng cháu."
Hồng Nhung bật cười, đặt bát cơm trên tay xuống.
"Nó mới có 5 tuổi."
"Thì có 20 năm thôi mà, dì con mới có 60 tuổi chứ nhiêu? 20 năm nữa không hề hấn gì."
Đừng nói là 20 năm, 25 năm nữa bà ngoại nó vẫn rất khỏe mạnh. Đó là điều Thẩm Quyền đã đọc được. Người phụ nữ này sống tương đối thọ thọ, khi nào nhìn thấy bạn đời của nó mới an tâm mà nhắm mắt xuôi tay.
Chẳng mấy chốc, chủ đề đã lái sang hướng khác. Đám trẻ con yên lặng ăn trưa còn người lớn thì nói chuyện rôm rả, chẳng còn ai để ý đến thái độ ban nãy của đứa nhóc.
Ăn xong, bà ngoại nó trở về phòng nghỉ ngơi trước, cánh phụ nữ trong nhà lại bắt đầu dọn dẹp bát đũa, sắn tay áo lên rửa. Chuyện này chỉ xảy ra khi gia đình họ về quê, cả quê nội lẫn quê ngoại. Như một điều hiển nhiên, con gái bao giờ cũng là người nấu và là người dọn, không một ai đòi hỏi đàn ông phải làm việc đó.
Thẩm Quyền cúi đầu nhìn đôi bàn tay bé xíu của mình, lẳng lặng đi lên lầu.
Nhà bà ngoại gồm 5 gian, gian chính kê giường ngủ của bà ngoại, 3 gian trong là phòng ngủ của các cháu và gian còn lại là nhà bếp. Nhà vệ sinh được xây riêng gần vườn rau, tách biệt với ngôi nhà.
Hồng Nhung lôi từ trong tủ quần áo ra một bộ chăn ga gối đệm trải lên giường.
"Chị không gọi thằng bé vào ngủ sao?"
"Nó mắc chứng khó ngủ từ nhỏ, chẳng bao giờ ngủ trưa đâu. Cứ để nó chơi ngoài kia cũng được."
Thẩm Quyền đã 5 tuổi rồi, ở vùng nông thôn, trẻ con đến tuổi này đã tự do bay nhảy, rong ruổi ngoài đồng tới 8-9 giờ tối mới về nhà. Dì Hạnh không để ý lắm, nhoài người nằm xuống bên cạnh mẹ nó. Thẩm Gia Huy và chồng dì đang nói chuyện trong phòng khách, thảo luận về việc tu sửa lại ngôi nhà của bà ngoại. Bầu không khí tĩnh mịch của buổi ban trưa bao phủ lên cảnh vật, tiếng gà gáy nhỏ dần, ngủ say giấc nồng.
Ước chừng 30 phút sau, bên ngoài phát ra tiếng chó sủa ầm ĩ. Hồng Nhung tưởng có người đi qua nên nó mới sủa, nghe chán chê một hồi vẫn không thấy nói dừng bèn cao giọng quát, vọng ra từ trong nhà:
"Bạch Tuyết, trật tự!"
Tiếng chó sủa bỗng nhỏ đi. Rồi con chó ấy bỗng rên rỉ như thét lên, gào rống đầy đau đớn. Có người vặt lông nó, có người muốn bẻ gãy tay chân nó.
Thẩm Gia Huy cũng nghe thấy. Ông hớt hải chạy ra. Ông không thấy tên trộm chó nào hết, cũng không thấy cái xe máy nào đỗ ngoài cổng. Hồng Nhung cũng bị đánh thức, nhìn thấy cảnh này, sắc mặt bà thoáng cái tái nhợt.
Hay bàn tay nhỏ nhắn của Thẩm Quyền đầy máu tươi, lông trắng dính trên cánh tay nó. Nó đưa lưng về phía gian nhà, kéo con chó nhỏ vào trong ngực mình. Khi Thẩm Quyền quay đầu lại, có người đã nói đôi mắt nó khi đó là đôi mắt của một con rắn độc.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất