Thành Phố Của Những Thiên Thần
Chương 5
Dịch: Khói
Ngày đầu tiên của tour du lịch, Ninh Vũ phát hiện mình… bị cảm ngay giữa mùa hè ở Thái Lan.
Nóng như thế mà cũng bị cảm được? Được chứ, đúng là bên ngoài rất nóng, nhưng ở Thái Lan, chỉ cần vào trong phòng thì điều hòa đều được mở tẹt ga như cho không. Ninh Vũ chẳng hề mang theo áo khoác, và có lẽ cũng do một phần nguyên nhân không hợp đất, nên cứ như vậy mà mắc bệnh. Triệu chứng đặc trưng gì cũng có, chảy nước mũi, đau họng, hoa mắt chóng mặt, cả người mệt mỏi…
Khi xe du lịch đưa họ đến Hoàng cung, Ninh Vũ trên xe đã ý thức mơ hồ. Sáu rưỡi đã dậy ăn sáng tập trung, cậu vừa mệt vừa khó chịu, chẳng có tâm trạng gì để nghe A Sùng cầm micro nói trên đầu hàng, đeo tai nghe vào rồi bắt đầu ngủ bù ngay.
Sau khi đến nơi và đỗ xe xong, tất cả mọi người đều đi xuống, A Sùng đếm thì phát hiện thiếu một người, đang định quay lại xe tìm, kết quả chợt bị ai đó vỗ vai.
Ninh Vũ đeo một chiếc khẩu trang màu đen, nhìn A Sùng đang cầm một lá cờ nhỏ trước mặt, cậu khàn khàn nói: “Tôi thấy không khỏe lắm nên không đi tham quan nữa, ở trên xe chờ các anh.”
A Sùng nhìn hai mắt cậu, mới bật cười: “Tôi không dẫn họ vào, tất cả các khu du lịch đều do chị A Phượng dẫn đoàn, tôi không phải là hướng dẫn viên bản địa mà.”
Ninh Vũ nhìn cô nàng hướng dẫn viên bản địa A Phượng đang thoa kem chống nắng cho một cô gái trong đoàn, thoáng thấp giọng hỏi: “Ồ, vậy tôi không đi cũng được chứ?”
“Không đi cũng được, cậu trả tiền rồi, không đi thì cậu thiệt thôi.” A Sùng nhún vai, “Cậu không đi thì cũng chỉ có thể ở trên xe chơi điện thoại thôi.”
Ninh Vũ ngẩng đầu lên nhìn anh: “Không phải anh cũng ở trên xe à?”
A Sùng cười trả lời cậu: “Tôi không ở trên xe, tôi định tới quán đối diện uống cà phê, chờ họ tham quan khu du lịch xong thì trở lại.”
Ninh Vũ cứ ngỡ A Sùng sẽ nói thêm một câu: Cậu có muốn đi uống cà phê chung không? Nhưng những lời ấy không xuất hiện, A Sùng quay người đi, nói chuyện cùng tài xế.
Mặt trời oi bức, Ninh Vũ chưa đứng được bao lâu đã nóng đến toát hết mồ hôi. Cậu liếc mắt nhìn A Sùng đang trò chuyện cùng tài xế bên cạnh, vừa nhìn vừa nghĩ thầm, tại sao anh ta có vẻ không hề toát mồ hôi?
A Sùng để ý thấy Ninh Vũ đang nhìn mình, bèn lại gần hỏi: “Sao vậy? Còn việc gì à?”
Ninh Vũ cởi chiếc mũ bóng chày trên đầu ra, hỏi anh: “Anh không nóng à? Không đội mũ sao?”
“Để đầu trần quen rồi, ra ngoài mà đội mũ tôi càng thấy nóng hơn ấy chứ.” A Sùng nói, “Nếu cậu khó chịu thì lên xe nghỉ ngơi đi.”
Ninh Vũ im lặng. Cậu cúi đầu đưa tay lau mồ hôi trên mũ, lại lau mồ hôi trên trán rồi mới hỏi một câu: “Cà phê ở gần dây uống có ngon không?”
A Sùng vẫn hết sức am hiểu: “Uống ngon lắm, cà phê bản xứ ở Thái Lan chúng tôi cũng rất ổn, giá cả cũng không đắt.”
“Chỗ uống cà phê cách đây có xa không?”
“Không xa đâu, ở ngay con phố đối diện thôi.”
“Anh có đi không?”
Chưa đợi được câu trả lời thì cô nàng hướng dẫn viên bản địa A Phượng đã đi đến, cầm lá cờ nhỏ từ chỗ A Sùng. Cuộc trò chuyện bị cắt ngang, Ninh Vũ chỉ có thể ở cạnh nghe A Sùng và A Phương nói chuyện xì xồ bằng tiếng Thái. Chẳng biết A Sùng nói gì mà A Phượng bị chọc cho cười mãi, vừa cười vừa vỗ vai A Sùng.
Ninh Vũ bỗng cảm thấy thật khó chịu. Đột nhiên cậu hi vọng rằng mình là một thiên tài tinh thông mười loại ngôn ngữ, là một chuyên gia tiếng Thái thì tốt biết mấy, tại sao cậu lại không hiểu họ nói gì chứ? Tại sao cậu lại không biết vì sao A Phượng cứ luôn cười?
A Phượng cầm lá cờ nhỏ dẫn đoàn rời đi. A Sùng tiễn đoàn một đoạn đường, nhưng chỉ đến ngoài bãi đỗ xe. Ninh Vũ ngồi trong bóng râm bên cạnh xe chơi điện thoại, lúc A Sùng quay lại trông thấy cậu, nhưng không gọi mà bước thẳng lên xe.
Ninh Vũ lảo đảo chơi điện thoại. Cậu nửa muốn lên xe, nửa lại không muốn lên. Cậu cũng chẳng biết mình ngồi ở đây làm gì.
Bỗng nhiên cậu sinh ra một cơn giận vô hình, cậu cứ cảm thấy cái anh chàng hướng dẫn viên tên A Sùng này dụ mình đăng ký tour xong thì chẳng còn sót lại mảy may nhiệt tình với mình nữa. Nhưng Ninh Vũ cũng không có lập trường gì để phán xét A Sùng có gì sai. Dù sao cũng là tự mình theo tới, người ta đâu có nghĩa vụ phải quan tâm mình nhiều hơn, mày tính toán cái gì chứ.
Chờ A Sùng cầm túi xuống xe, lúc đi ngang qua người Ninh Vũ đang ngồi bên đường, cuối cùng anh cũng nhớ ra phải lên tiếng gọi cậu: “Ơ kìa, cậu khó chịu thì nghỉ ngơi trên xe đi, lúc nào tập trung tôi sẽ nhắn tin vào nhóm chat cho mọi người.”
Ninh Vũ đứng lên.
Cậu cố cất giọng nghe tùy ý nhất có thể: “Anh định đi đâu uống cà phê?”
“Ngay đằng kia thôi.” A Sùng chỉ sang con phố đối diện, “Vậy tôi đi đây, tạm…”
Ninh Vũ vội gọi anh lại: “Tôi có thể đi cùng không?”
Bước chân A Sùng chỉ thoáng dừng một lát, anh bật cười: “Chẳng phải cậu thấy không khỏe sao?”
“…Một mình ngồi đợi trên xe chán lắm.”
“Trên xe còn có tài xế mà.”
“Tài xế đâu biết nói tiếng Trung.”
A Sùng ngoái đầu nhìn cậu: “Vậy xin hỏi, chúng ta đi uống cà phê, là tôi đi theo du khách trong đoàn, hay là đi cùng một người bạn Trung Quốc đây?”
Ninh Vũ bị nụ cười của anh làm cho ngơ ngác: “Đi cùng bạn… đi.”
A Sùng cao hơn cậu gần nửa đầu. Tầm mắt anh nhìn thẳng về Ninh Vũ, là một ánh mắt sáng và đĩnh đạc.
Ninh Vũ không bị ánh mắt thẳng thắn ấy làm cho bối rối.
Ánh mắt của người trong nước và những người đồng hương bên cạnh thường ẩn chứa vẻ cẩn trọng và giữ khoảng cách nhất định, là loại ánh nhìn an toàn mà lễ độ. Nhưng dường như ánh mắt A Sùng nhìn cậu lại khang khác. Khi A Sùng nhìn người khác, trong mắt luôn mang theo một sắc thái nào đó, dường như có rất nhiều cảm xúc biến động, giờ phút này đây là mang vẻ công kích, như một chú báo đang náu mình quan sát con mồi. Chớp mắt một cái rồi nhìn lại, ánh mắt ấy lại thay đổi. Khi ta nhìn anh, ta sẽ cảm thấy ánh mắt ấy vô hại biết mấy, cảm giác lấn át trước đó là giả thôi ư? Nhưng người đa nghi hễ đã nghi ngờ sẽ quan sát kỹ càng cẩn thận, lại cảm thấy không phải như thế. Anh chàng ấy càng giống như loài cáo, xảo quyệt che giấu cảm xúc phía sau một khuôn mặt tươi cười.
Ta nghiền ngẫm về anh, cuối cùng chẳng qua là tự làm khó chính mình.
“Vậy thì đi nào.” A Sùng nói, “Đội mũ của cậu lên đi, tôi thấy da cậu… cứ để trần sẽ cháy nắng đấy.”
Ninh Vũ nói, được.
Họ sóng vai nhau bước đi. Nắng chiếu trực tiếp lên da, để lâu sẽ hơi đau rát, chẳng mấy dễ chịu. A Sùng lại bước đi khá thoải mái, anh không che nắng, không đeo kính râm, thản nhiên rong ruổi dưới ánh nắng chói chang, tựa như chỉ đang tản bộ trong một khoảnh sân vắng.
Ninh Vũ cảm thấy bầu không khí thật ngột ngạt, đành phải mở lời gợi chuyện: “Bây giờ anh chỉ làm hướng dẫn viên du lịch thôi à?”
“Ừ, làm chơi thôi.”
Ninh Vũ cười: “Vậy anh làm thợ mát-xa cũng là làm chơi?”
“Ừ, làm chơi.” A Sùng nói, “Ây chà, có lẽ là ở Thái Lan, mọi người đều khá lười biếng, thích hưởng thụ cuộc sống, nhịp sống chậm hơn chút, không giống như Trung Quốc các cậu lắm. Tôi làm việc gì cũng đều là làm chơi, như đi du lịch thôi. Chỉ là mỗi ngày sẽ đưa những người khác nhau đi chơi, tôi khá là thích hòa nhập với mọi người, mỗi ngày được gặp những khuôn mặt khác nhau.”
“Nhưng làm nghề du lịch chắc mệt mỏi lắm nhỉ?” Ninh Vũ hơi không hiểu, “Chẳng hạn có thể gặp phải những du khách khá phiền phức… Hơn nữa lẽ nào các anh không có tiền thưởng hay KPI các kiểu?”
“Mệt thì cũng không hẳn, phải xem cậu dùng tâm trạng thế nào để làm việc, riêng tôi thì thấy cũng thoải mái lắm.” A Sùng đáp, “Tiền thưởng hả, tiền thưởng của tôi cũng coi như không tồi.”
Bên ngoài rào chắn của bãi đỗ xe có rất nhiều khuôn mặt mang nước da ngăm đen của Thái Lan, đang giơ bảng trắng gào lên với các du khách đi ngang qua: “Vé nội bộ, chỉ cần tám mươi tệ! Người đẹp đi tham quan Hoàng cung phải không?”
Họ đi ngang qua vài bảo vệ của khu du lịch. Có một người đàn ông hơi mập trông thấy A Sùng thì chạy đến, nói đôi câu tiếng Thái với anh, sau đó đưa điếu thuốc cho anh.
A Sùng nhận lấy nhưng không hút. Cô con gái của người bảo vệ nọ chạy tung tăng tới, lại đưa hai miếng dứa mát qua, lúc đưa cho Ninh Vũ còn hơi xấu hổ, chờ Ninh Vũ nói cảm ơn, cô bé mới nói: “Sawatdee ka*.”
(*Có nghĩa là xin chào.)
A Sùng dạy cô bé: “Anh.” Nói xong thì chỉ vào Ninh Vũ.
Cô bé kia học theo gọi: “Anh.”
Ninh Vũ được gọi tới vui vẻ, lấy từ trong túi ra 50 baht cho cô bé, bảo A Sùng nói với cô bé rằng: “Cho em ấy mua đồ ăn.”
Họ đi ra ngoài, sau đó sang đường.
Đường phố Thái Lan và các cửa hàng khiến Ninh Vũ có một cảm giác thật mâu thuẫn. Có cơ sở nghèo khó và lạc hậu, song lại có vẻ ngoài hiện đại hóa, có địa lý và khí hậu Đông Nam Á, song cũng có thể nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng của Tây phương. Trong sự cổ kính toát lên một sức sống thật từ tốn, dường như con đường nào cũng phù hợp để quay một thước phim truyền hình có nam và nữ chính đều mặc đồng phục, chụp một bức ảnh bên đường, phía trước là căn nhà tồi tàn xưa cũ, phía sau lại là một tòa cao ốc hiện đại khang trang…
Nơi đây có bầu không khí lãng đãng, dường như bất cứ khi nào cũng có thể xảy ra một câu chuyện thơ mộng. Có lẽ câu chuyện ấy sẽ không có mở đầu hay kết thúc, hoặc lạ lùng hay man trá, nhưng ở nơi đây, tâm trí bạn sẽ tiếp nhận tất cả những điều cho dù có phi lý đến đâu đi nữa.
Ninh Vũ cảm thấy con phố này phảng phất mùi vị của sự tự do.
“Trước đây ấn tượng của tôi về Thái Lan là rất quê mùa.” Ninh Vũ nói, “Lần này đến đây, lại cảm giác khác hẳn, còn thấy rất thú vị nữa.”
A Sùng ăn dứa, hỏi cậu: “Thú vị ở đâu?”
“Rất… tự do?” Ninh Vũ không tìm được từ phù hợp, “Tôi chỉ thấy là rất thoải mái, tuy rất nóng nhưng cực kỳ có sức sống. Có lẽ là bởi người Thái Lan các anh rất thích cười, chỉ đi trên phố thôi cũng cảm thấy mình được chào đón.”
A Sùng nhoẻn cười: “Cậu dễ thỏa mãn thật đấy. Nếu cậu bắt gặp những chỗ không vừa ý thì sao, đến lúc đó cậu sẽ thất vọng lắm nhỉ.”
“Đất nước nào mà chẳng có những chỗ chưa tốt. Tôi đi chơi, chắc chắn chỉ muốn nhớ những điều tốt đẹp, có những kỷ niệm tốt đẹp mà thôi.” Ninh Vũ nói, “Cảm giác cuộc sống ở đây hình như không áp lực lắm nhỉ, nhìn ai cũng có vẻ sống rất thoải mái.”
“Cũng gần như vậy, có lẽ đúng là đất nước của Phật giáo nhỉ?” A Sùng vẫn cười, thoạt nhìn hơi lơ đễnh, “Mọi người đều có tín ngưỡng, nên cũng nhún nhường và lễ độ với người khác hơn. Còn cuộc sống ấy à, ai cũng hưởng thụ cả thôi, chờ cậu đến Pattaya sẽ cảm nhận được rõ ràng hơn.”
A Sùng đẩy cánh cửa tiệm cà phê ra, Ninh Vũ bước vào theo anh. Trong tiệm bật điều hòa rất mát mẻ, vừa vào cửa đã ngửi thấy mùi cà phê thơm nức mũi cùng với mùi trái cây.
Họ đến quầy lễ tân gọi món.
—
Lời tác giả: Phần sau truyện sẽ có khá nhiều H, về cơ bản sẽ đăng trên Weibo.
Ngày đầu tiên của tour du lịch, Ninh Vũ phát hiện mình… bị cảm ngay giữa mùa hè ở Thái Lan.
Nóng như thế mà cũng bị cảm được? Được chứ, đúng là bên ngoài rất nóng, nhưng ở Thái Lan, chỉ cần vào trong phòng thì điều hòa đều được mở tẹt ga như cho không. Ninh Vũ chẳng hề mang theo áo khoác, và có lẽ cũng do một phần nguyên nhân không hợp đất, nên cứ như vậy mà mắc bệnh. Triệu chứng đặc trưng gì cũng có, chảy nước mũi, đau họng, hoa mắt chóng mặt, cả người mệt mỏi…
Khi xe du lịch đưa họ đến Hoàng cung, Ninh Vũ trên xe đã ý thức mơ hồ. Sáu rưỡi đã dậy ăn sáng tập trung, cậu vừa mệt vừa khó chịu, chẳng có tâm trạng gì để nghe A Sùng cầm micro nói trên đầu hàng, đeo tai nghe vào rồi bắt đầu ngủ bù ngay.
Sau khi đến nơi và đỗ xe xong, tất cả mọi người đều đi xuống, A Sùng đếm thì phát hiện thiếu một người, đang định quay lại xe tìm, kết quả chợt bị ai đó vỗ vai.
Ninh Vũ đeo một chiếc khẩu trang màu đen, nhìn A Sùng đang cầm một lá cờ nhỏ trước mặt, cậu khàn khàn nói: “Tôi thấy không khỏe lắm nên không đi tham quan nữa, ở trên xe chờ các anh.”
A Sùng nhìn hai mắt cậu, mới bật cười: “Tôi không dẫn họ vào, tất cả các khu du lịch đều do chị A Phượng dẫn đoàn, tôi không phải là hướng dẫn viên bản địa mà.”
Ninh Vũ nhìn cô nàng hướng dẫn viên bản địa A Phượng đang thoa kem chống nắng cho một cô gái trong đoàn, thoáng thấp giọng hỏi: “Ồ, vậy tôi không đi cũng được chứ?”
“Không đi cũng được, cậu trả tiền rồi, không đi thì cậu thiệt thôi.” A Sùng nhún vai, “Cậu không đi thì cũng chỉ có thể ở trên xe chơi điện thoại thôi.”
Ninh Vũ ngẩng đầu lên nhìn anh: “Không phải anh cũng ở trên xe à?”
A Sùng cười trả lời cậu: “Tôi không ở trên xe, tôi định tới quán đối diện uống cà phê, chờ họ tham quan khu du lịch xong thì trở lại.”
Ninh Vũ cứ ngỡ A Sùng sẽ nói thêm một câu: Cậu có muốn đi uống cà phê chung không? Nhưng những lời ấy không xuất hiện, A Sùng quay người đi, nói chuyện cùng tài xế.
Mặt trời oi bức, Ninh Vũ chưa đứng được bao lâu đã nóng đến toát hết mồ hôi. Cậu liếc mắt nhìn A Sùng đang trò chuyện cùng tài xế bên cạnh, vừa nhìn vừa nghĩ thầm, tại sao anh ta có vẻ không hề toát mồ hôi?
A Sùng để ý thấy Ninh Vũ đang nhìn mình, bèn lại gần hỏi: “Sao vậy? Còn việc gì à?”
Ninh Vũ cởi chiếc mũ bóng chày trên đầu ra, hỏi anh: “Anh không nóng à? Không đội mũ sao?”
“Để đầu trần quen rồi, ra ngoài mà đội mũ tôi càng thấy nóng hơn ấy chứ.” A Sùng nói, “Nếu cậu khó chịu thì lên xe nghỉ ngơi đi.”
Ninh Vũ im lặng. Cậu cúi đầu đưa tay lau mồ hôi trên mũ, lại lau mồ hôi trên trán rồi mới hỏi một câu: “Cà phê ở gần dây uống có ngon không?”
A Sùng vẫn hết sức am hiểu: “Uống ngon lắm, cà phê bản xứ ở Thái Lan chúng tôi cũng rất ổn, giá cả cũng không đắt.”
“Chỗ uống cà phê cách đây có xa không?”
“Không xa đâu, ở ngay con phố đối diện thôi.”
“Anh có đi không?”
Chưa đợi được câu trả lời thì cô nàng hướng dẫn viên bản địa A Phượng đã đi đến, cầm lá cờ nhỏ từ chỗ A Sùng. Cuộc trò chuyện bị cắt ngang, Ninh Vũ chỉ có thể ở cạnh nghe A Sùng và A Phương nói chuyện xì xồ bằng tiếng Thái. Chẳng biết A Sùng nói gì mà A Phượng bị chọc cho cười mãi, vừa cười vừa vỗ vai A Sùng.
Ninh Vũ bỗng cảm thấy thật khó chịu. Đột nhiên cậu hi vọng rằng mình là một thiên tài tinh thông mười loại ngôn ngữ, là một chuyên gia tiếng Thái thì tốt biết mấy, tại sao cậu lại không hiểu họ nói gì chứ? Tại sao cậu lại không biết vì sao A Phượng cứ luôn cười?
A Phượng cầm lá cờ nhỏ dẫn đoàn rời đi. A Sùng tiễn đoàn một đoạn đường, nhưng chỉ đến ngoài bãi đỗ xe. Ninh Vũ ngồi trong bóng râm bên cạnh xe chơi điện thoại, lúc A Sùng quay lại trông thấy cậu, nhưng không gọi mà bước thẳng lên xe.
Ninh Vũ lảo đảo chơi điện thoại. Cậu nửa muốn lên xe, nửa lại không muốn lên. Cậu cũng chẳng biết mình ngồi ở đây làm gì.
Bỗng nhiên cậu sinh ra một cơn giận vô hình, cậu cứ cảm thấy cái anh chàng hướng dẫn viên tên A Sùng này dụ mình đăng ký tour xong thì chẳng còn sót lại mảy may nhiệt tình với mình nữa. Nhưng Ninh Vũ cũng không có lập trường gì để phán xét A Sùng có gì sai. Dù sao cũng là tự mình theo tới, người ta đâu có nghĩa vụ phải quan tâm mình nhiều hơn, mày tính toán cái gì chứ.
Chờ A Sùng cầm túi xuống xe, lúc đi ngang qua người Ninh Vũ đang ngồi bên đường, cuối cùng anh cũng nhớ ra phải lên tiếng gọi cậu: “Ơ kìa, cậu khó chịu thì nghỉ ngơi trên xe đi, lúc nào tập trung tôi sẽ nhắn tin vào nhóm chat cho mọi người.”
Ninh Vũ đứng lên.
Cậu cố cất giọng nghe tùy ý nhất có thể: “Anh định đi đâu uống cà phê?”
“Ngay đằng kia thôi.” A Sùng chỉ sang con phố đối diện, “Vậy tôi đi đây, tạm…”
Ninh Vũ vội gọi anh lại: “Tôi có thể đi cùng không?”
Bước chân A Sùng chỉ thoáng dừng một lát, anh bật cười: “Chẳng phải cậu thấy không khỏe sao?”
“…Một mình ngồi đợi trên xe chán lắm.”
“Trên xe còn có tài xế mà.”
“Tài xế đâu biết nói tiếng Trung.”
A Sùng ngoái đầu nhìn cậu: “Vậy xin hỏi, chúng ta đi uống cà phê, là tôi đi theo du khách trong đoàn, hay là đi cùng một người bạn Trung Quốc đây?”
Ninh Vũ bị nụ cười của anh làm cho ngơ ngác: “Đi cùng bạn… đi.”
A Sùng cao hơn cậu gần nửa đầu. Tầm mắt anh nhìn thẳng về Ninh Vũ, là một ánh mắt sáng và đĩnh đạc.
Ninh Vũ không bị ánh mắt thẳng thắn ấy làm cho bối rối.
Ánh mắt của người trong nước và những người đồng hương bên cạnh thường ẩn chứa vẻ cẩn trọng và giữ khoảng cách nhất định, là loại ánh nhìn an toàn mà lễ độ. Nhưng dường như ánh mắt A Sùng nhìn cậu lại khang khác. Khi A Sùng nhìn người khác, trong mắt luôn mang theo một sắc thái nào đó, dường như có rất nhiều cảm xúc biến động, giờ phút này đây là mang vẻ công kích, như một chú báo đang náu mình quan sát con mồi. Chớp mắt một cái rồi nhìn lại, ánh mắt ấy lại thay đổi. Khi ta nhìn anh, ta sẽ cảm thấy ánh mắt ấy vô hại biết mấy, cảm giác lấn át trước đó là giả thôi ư? Nhưng người đa nghi hễ đã nghi ngờ sẽ quan sát kỹ càng cẩn thận, lại cảm thấy không phải như thế. Anh chàng ấy càng giống như loài cáo, xảo quyệt che giấu cảm xúc phía sau một khuôn mặt tươi cười.
Ta nghiền ngẫm về anh, cuối cùng chẳng qua là tự làm khó chính mình.
“Vậy thì đi nào.” A Sùng nói, “Đội mũ của cậu lên đi, tôi thấy da cậu… cứ để trần sẽ cháy nắng đấy.”
Ninh Vũ nói, được.
Họ sóng vai nhau bước đi. Nắng chiếu trực tiếp lên da, để lâu sẽ hơi đau rát, chẳng mấy dễ chịu. A Sùng lại bước đi khá thoải mái, anh không che nắng, không đeo kính râm, thản nhiên rong ruổi dưới ánh nắng chói chang, tựa như chỉ đang tản bộ trong một khoảnh sân vắng.
Ninh Vũ cảm thấy bầu không khí thật ngột ngạt, đành phải mở lời gợi chuyện: “Bây giờ anh chỉ làm hướng dẫn viên du lịch thôi à?”
“Ừ, làm chơi thôi.”
Ninh Vũ cười: “Vậy anh làm thợ mát-xa cũng là làm chơi?”
“Ừ, làm chơi.” A Sùng nói, “Ây chà, có lẽ là ở Thái Lan, mọi người đều khá lười biếng, thích hưởng thụ cuộc sống, nhịp sống chậm hơn chút, không giống như Trung Quốc các cậu lắm. Tôi làm việc gì cũng đều là làm chơi, như đi du lịch thôi. Chỉ là mỗi ngày sẽ đưa những người khác nhau đi chơi, tôi khá là thích hòa nhập với mọi người, mỗi ngày được gặp những khuôn mặt khác nhau.”
“Nhưng làm nghề du lịch chắc mệt mỏi lắm nhỉ?” Ninh Vũ hơi không hiểu, “Chẳng hạn có thể gặp phải những du khách khá phiền phức… Hơn nữa lẽ nào các anh không có tiền thưởng hay KPI các kiểu?”
“Mệt thì cũng không hẳn, phải xem cậu dùng tâm trạng thế nào để làm việc, riêng tôi thì thấy cũng thoải mái lắm.” A Sùng đáp, “Tiền thưởng hả, tiền thưởng của tôi cũng coi như không tồi.”
Bên ngoài rào chắn của bãi đỗ xe có rất nhiều khuôn mặt mang nước da ngăm đen của Thái Lan, đang giơ bảng trắng gào lên với các du khách đi ngang qua: “Vé nội bộ, chỉ cần tám mươi tệ! Người đẹp đi tham quan Hoàng cung phải không?”
Họ đi ngang qua vài bảo vệ của khu du lịch. Có một người đàn ông hơi mập trông thấy A Sùng thì chạy đến, nói đôi câu tiếng Thái với anh, sau đó đưa điếu thuốc cho anh.
A Sùng nhận lấy nhưng không hút. Cô con gái của người bảo vệ nọ chạy tung tăng tới, lại đưa hai miếng dứa mát qua, lúc đưa cho Ninh Vũ còn hơi xấu hổ, chờ Ninh Vũ nói cảm ơn, cô bé mới nói: “Sawatdee ka*.”
(*Có nghĩa là xin chào.)
A Sùng dạy cô bé: “Anh.” Nói xong thì chỉ vào Ninh Vũ.
Cô bé kia học theo gọi: “Anh.”
Ninh Vũ được gọi tới vui vẻ, lấy từ trong túi ra 50 baht cho cô bé, bảo A Sùng nói với cô bé rằng: “Cho em ấy mua đồ ăn.”
Họ đi ra ngoài, sau đó sang đường.
Đường phố Thái Lan và các cửa hàng khiến Ninh Vũ có một cảm giác thật mâu thuẫn. Có cơ sở nghèo khó và lạc hậu, song lại có vẻ ngoài hiện đại hóa, có địa lý và khí hậu Đông Nam Á, song cũng có thể nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng của Tây phương. Trong sự cổ kính toát lên một sức sống thật từ tốn, dường như con đường nào cũng phù hợp để quay một thước phim truyền hình có nam và nữ chính đều mặc đồng phục, chụp một bức ảnh bên đường, phía trước là căn nhà tồi tàn xưa cũ, phía sau lại là một tòa cao ốc hiện đại khang trang…
Nơi đây có bầu không khí lãng đãng, dường như bất cứ khi nào cũng có thể xảy ra một câu chuyện thơ mộng. Có lẽ câu chuyện ấy sẽ không có mở đầu hay kết thúc, hoặc lạ lùng hay man trá, nhưng ở nơi đây, tâm trí bạn sẽ tiếp nhận tất cả những điều cho dù có phi lý đến đâu đi nữa.
Ninh Vũ cảm thấy con phố này phảng phất mùi vị của sự tự do.
“Trước đây ấn tượng của tôi về Thái Lan là rất quê mùa.” Ninh Vũ nói, “Lần này đến đây, lại cảm giác khác hẳn, còn thấy rất thú vị nữa.”
A Sùng ăn dứa, hỏi cậu: “Thú vị ở đâu?”
“Rất… tự do?” Ninh Vũ không tìm được từ phù hợp, “Tôi chỉ thấy là rất thoải mái, tuy rất nóng nhưng cực kỳ có sức sống. Có lẽ là bởi người Thái Lan các anh rất thích cười, chỉ đi trên phố thôi cũng cảm thấy mình được chào đón.”
A Sùng nhoẻn cười: “Cậu dễ thỏa mãn thật đấy. Nếu cậu bắt gặp những chỗ không vừa ý thì sao, đến lúc đó cậu sẽ thất vọng lắm nhỉ.”
“Đất nước nào mà chẳng có những chỗ chưa tốt. Tôi đi chơi, chắc chắn chỉ muốn nhớ những điều tốt đẹp, có những kỷ niệm tốt đẹp mà thôi.” Ninh Vũ nói, “Cảm giác cuộc sống ở đây hình như không áp lực lắm nhỉ, nhìn ai cũng có vẻ sống rất thoải mái.”
“Cũng gần như vậy, có lẽ đúng là đất nước của Phật giáo nhỉ?” A Sùng vẫn cười, thoạt nhìn hơi lơ đễnh, “Mọi người đều có tín ngưỡng, nên cũng nhún nhường và lễ độ với người khác hơn. Còn cuộc sống ấy à, ai cũng hưởng thụ cả thôi, chờ cậu đến Pattaya sẽ cảm nhận được rõ ràng hơn.”
A Sùng đẩy cánh cửa tiệm cà phê ra, Ninh Vũ bước vào theo anh. Trong tiệm bật điều hòa rất mát mẻ, vừa vào cửa đã ngửi thấy mùi cà phê thơm nức mũi cùng với mùi trái cây.
Họ đến quầy lễ tân gọi món.
—
Lời tác giả: Phần sau truyện sẽ có khá nhiều H, về cơ bản sẽ đăng trên Weibo.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất