[Thập Niên 70] Quân Hôn Ngọt Mật, Được Kiêu Binh Sủng Tận Trời
Chương 17: Không Có Kỹ Xảo Gì Cả, Tất Cả Đều Là Tình Cảm 3
Lần nào đến cũng rất vội vàng nên cô đã luôn muốn được nhìn ngắm thị trấn của huyện.
Nhưng đối với Tô Nhuyễn Nhuyễn, người xuyên không đến đây thì thị trấn này không có gì đáng để xem.
Cái gọi là cửa hàng bách hóa thực ra chỉ là một tòa nhà nhỏ có hai tầng.
Do hầu hết các tòa nhà ở thị trấn vào thời điểm này đều là một tầng nên tòa nhà hai tầng này cũng khá nổi bật.
Đứng trước cửa hàng bách hóa, Tô Nhuyễn Nhuyễn chợt nhớ tới gì đó và hỏi Phó Văn Cảnh: “Sao chúng ta lại đến đây?”
"Mấy ngày nay quá vội vàng, mẹ của anh cũng gấp gáp nên có nhiều việc không kịp chuẩn bị, bây giờ là cơ hội tốt để bù đắp cho em."
Tô Nhuyễn Nhuyễn chớp mắt bối rối: “Chuẩn bị cái gì?"
Phó Văn Cảnh mỉm cười, trong mắt anh hiện lên một chút bất lực và nuông chiều: "Anh sẽ mua quần áo và giày dép cho em. Em xem thử xem có muốn mua gì nữa không? Máy khâu? Xe đạp? Đồng hồ? Hay radio?
Hoặc có lẽ chúng ta nên mua hết những thứ đó. Không phải khi lấy chồng thì nên có đủ “ba vòng một tiếng(*)” sao? Người khác có thứ gì thì vợ anh cũng sẽ có thứ đấy!”
(*) Ba vòng một tiếng: 三轉一響嗎: Vào những năm 1960 và 1970, các cặp vợ chồng mới cưới nên có đồng hồ, máy khâu, xe đạp,... những thứ này được gọi là "ba vòng một tiếng".
Lời nói của Phó Văn Cảnh rất thẳng thắn và tự tin. Nhìn cũng biết là anh thực sự có ý định mua chúng chứ không chỉ hứa suông.
Đúng như những gì Phó Văn Cảnh vừa nói, vào những năm 1970, việc có “ba vòng một tiếng” làm sính lễ thì đằng gái sẽ được coi là rất có giá. Người đàn ông phải có của cải đáng kể thì mới có thể cung cấp những thứ này và cuộc hôn nhân sẽ rất suôn sẻ.
Trước khi kết hôn, Phó Văn Cảnh không có thời gian để mua những thứ này. Tuy nhiên, anh cũng đã đưa cho nhà họ Tô 50 nhân dân tệ và 200kg ngũ cốc làm của hồi môn. Cả tiền và ngũ cốc đều được để lại cho nhà họ Tô, họ cun không cần phải chuẩn bị bất kỳ của hồi môn nào cho Tô Nhuyễn Nhuyễn.
Khi cô bước vào cửa nhà Phó thì chỉ mang theo một bọc chứa quần áo cũ của mình.
Nếu là gia đình khác, việc gạt đi của hồi môn và không chuẩn bị bất cứ của hồi môn nào cho đằng gái sẽ khiến cuộc sống của cô dâu ở nhà trai gặp nhiều khó khăn.
Nhưng Phó Văn Cảnh chưa bao giờ đề cập đến vấn đề này, và bây giờ anh còn đưa Tô Nhuyễn Nhuyễn đi mua quần áo và giày dép, thậm chí còn muốn đền bù cho cô “ba vòng một tiếng”. Điều này cũng phản ánh rõ nhân cách của anh.
Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Nhưng đối với Tô Nhuyễn Nhuyễn, người xuyên không đến đây thì thị trấn này không có gì đáng để xem.
Cái gọi là cửa hàng bách hóa thực ra chỉ là một tòa nhà nhỏ có hai tầng.
Do hầu hết các tòa nhà ở thị trấn vào thời điểm này đều là một tầng nên tòa nhà hai tầng này cũng khá nổi bật.
Đứng trước cửa hàng bách hóa, Tô Nhuyễn Nhuyễn chợt nhớ tới gì đó và hỏi Phó Văn Cảnh: “Sao chúng ta lại đến đây?”
"Mấy ngày nay quá vội vàng, mẹ của anh cũng gấp gáp nên có nhiều việc không kịp chuẩn bị, bây giờ là cơ hội tốt để bù đắp cho em."
Tô Nhuyễn Nhuyễn chớp mắt bối rối: “Chuẩn bị cái gì?"
Phó Văn Cảnh mỉm cười, trong mắt anh hiện lên một chút bất lực và nuông chiều: "Anh sẽ mua quần áo và giày dép cho em. Em xem thử xem có muốn mua gì nữa không? Máy khâu? Xe đạp? Đồng hồ? Hay radio?
Hoặc có lẽ chúng ta nên mua hết những thứ đó. Không phải khi lấy chồng thì nên có đủ “ba vòng một tiếng(*)” sao? Người khác có thứ gì thì vợ anh cũng sẽ có thứ đấy!”
(*) Ba vòng một tiếng: 三轉一響嗎: Vào những năm 1960 và 1970, các cặp vợ chồng mới cưới nên có đồng hồ, máy khâu, xe đạp,... những thứ này được gọi là "ba vòng một tiếng".
Lời nói của Phó Văn Cảnh rất thẳng thắn và tự tin. Nhìn cũng biết là anh thực sự có ý định mua chúng chứ không chỉ hứa suông.
Đúng như những gì Phó Văn Cảnh vừa nói, vào những năm 1970, việc có “ba vòng một tiếng” làm sính lễ thì đằng gái sẽ được coi là rất có giá. Người đàn ông phải có của cải đáng kể thì mới có thể cung cấp những thứ này và cuộc hôn nhân sẽ rất suôn sẻ.
Trước khi kết hôn, Phó Văn Cảnh không có thời gian để mua những thứ này. Tuy nhiên, anh cũng đã đưa cho nhà họ Tô 50 nhân dân tệ và 200kg ngũ cốc làm của hồi môn. Cả tiền và ngũ cốc đều được để lại cho nhà họ Tô, họ cun không cần phải chuẩn bị bất kỳ của hồi môn nào cho Tô Nhuyễn Nhuyễn.
Khi cô bước vào cửa nhà Phó thì chỉ mang theo một bọc chứa quần áo cũ của mình.
Nếu là gia đình khác, việc gạt đi của hồi môn và không chuẩn bị bất cứ của hồi môn nào cho đằng gái sẽ khiến cuộc sống của cô dâu ở nhà trai gặp nhiều khó khăn.
Nhưng Phó Văn Cảnh chưa bao giờ đề cập đến vấn đề này, và bây giờ anh còn đưa Tô Nhuyễn Nhuyễn đi mua quần áo và giày dép, thậm chí còn muốn đền bù cho cô “ba vòng một tiếng”. Điều này cũng phản ánh rõ nhân cách của anh.
Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất