Chương 4
Chuyển ngữ: Trần
Sau khi tới Bắc Kinh, Từ Cạnh Ba kiên quyết đòi móc hầu bao mở tiệc khoản đãi. Nhóm ba người, hai đứa tôi với anh họ nó, kêu đến đường Ngưu ăn bao tử trụng. Tôi còn chưa biết bao tử trụng là gì, càng không ngờ đường Ngưu mà lại chẳng có mống trâu nào. Đường Ngưu nằm ở quân Tây Thành, Bắc Kinh, chúng tôi đi không đúng dịp, gặp phải đợt cải tạo nhà xuống cấp lần hai. Khắp chốn bị dỡ bỏ ngổn ngang lộn xộn, có những căn trông chẳng giống nhà xuống cấp cũng lấp lửng lập lờ biến thành nhà xuống cấp, có tấm bảng hiệu Nhà ăn Hồi giáo bị quẳng ra giữa đường. Từ Cạnh Ba chỉ vào đó bảo, chính là tiệm này. Tôi ngồi xổm dưới bóng râm hút thuốc, vừa nóng vừa đói. Anh họ nó bước lên sút một phát, chửi, ăn con mẹ mày!
Có điều vẫn dạo một vòng qua Thánh đường Hồi giáo, tôi bảo Thánh đường Hồi giáo không phải của vùng khác sao? Sao tới Bắc Kinh cũng làm hao hao tứ hợp viện thế?
Từ Cạnh Ba bảo đấy là nhập gia tùy tục. Bên phố Vương Phủ Tỉnh còn có một giáo đường lớn, cứ đến chủ nhật là Từ Đông lại tới đó nhận cơm thánh. Không tin mày đi mà hỏi ổng, ngày thường có thấy ổng tin đếch đâu.
Từ Đông nói, ai bảo tao không tin, cứ vào đó là tao tin, mà hễ ra ngoài là quên. Mà nói tụi bây nghe chứ, hễ đặt chân vào giáo đường là cực kỳ muốn quỳ xuống luôn.
Sau đó chúng tôi trở về con hẻm thuê trọ. Có sạp rong bày ven đường, tôi đòi ăn mì, Từ Cạnh Ba bảo tới Bắc Kinh phải ăn phá lấu, bèn gọi một bát, tổ sư mặn chát mặn chúa. Chắc là vì bát đầu tiên mở hàng, chưa kịp chan thêm nước dùng, hầm sùng sục cả đêm, nguyên đống muối hạt ngấm hết cả vào. Ông cụ bảo, nồi canh này của tao được hơn trăm năm rồi đấy, thời kỳ khó khăn cũng chưa bao giờ ngừng bán. Nửa đêm ngấm mặn rát cả họng, tôi dậy uống nước, thấy Từ Cạnh Ba còn chưa ngủ, đang xẩm sờ gì đó dưới ánh đèn.
Nó bảo đang chuẩn bị đồ mai bán, tôi đang tính hỏi, ở đây có việc gì làm được. Nó bèn cất lời, mai cùng nó đi làm quen đường, Bắc Kinh lớn hơn làng mình nhiều lắm, chẳng may đi lạc thì phiền.
Từ Cạnh Ba khác hẳn thời đi học. Hồi trước hai đứa tôi chơi thân với nhau, đua xe trốn học đánh bi-a, hút thuốc ở bãi mộ sau trường. Nó nhanh nhảu lắm lời, tôi lúc nào cũng chỉ nghe.
Vào độ tháng năm tháng sáu, lương thực cũ đã ăn hết, mà lương thực mới hãy còn nằm trong đất, gần như nhà nào cũng được bữa nay thiếu bữa mai. Nhưng nhà tôi có họ hàng làm ở công ty thực phẩm, chú hai của Từ Cạnh Ba là dân thành phố, có tiền lương, đều có thể tìm được cách giải quyết. Nhưng nhà Trương Thanh thì đến bữa nay còn chẳng có, cậu ta ngại, thế nên lần nào mẹ cậu ta cũng tới nhà tôi ngồi. Trương Thanh cùng lắm chỉ gầy, chứ mẹ cậu ta thì quả thực là quanh năm bị nghèo đói bệnh tật đày đọa đến không ra người ngợm. Bình thường bà ấy không ra khỏi nhà, chúng tôi đều chẳng để ý, đùng đùng lòi ra thế này trông đến là phát hãi.
Bà ấy tới tìm mẹ tôi vay gạo, gắng vin vào quan hệ với nhà mợ. Nhưng mẹ tôi chẳng hề động lòng, bởi bà ấy ghét mợ tôi.
Mẹ Trương Thanh kêu: "Chị ơi, lương thực phân phát xuống là kết dư rồi."
Mẹ tôi thực chẳng thể nào đối mặt với một người đàn bà nhìn như bộ xương di động. Lương tâm cằn cỗi của bà ấy bỗng ồ ạt đong đầy trở lại, nhưng cũng chỉ vẻn vẹn một bát mà thôi. "Ai mà chẳng biết lương thực phát xuống là có kết dư. Nhà tôi bốn nhỏ một già đây, nhà cô chỉ một con ma bệnh với một thằng con trai mà còn không nuôi nổi miệng nữa à..."
Trương Thanh luôn đi sau mẹ, nhưng không bước vào, chỉ ngồi xổm trước cửa. Tình cờ thế nào, bọn Từ Cạnh Ba lúc nào cũng bắt gặp, ngồi thành hàng trên tường rào nhà tôi, nó nói: "Trương Thanh, quần mày thủng đũng rồi kìa."
Trương Thanh cúi đầu thấy không phải, nhưng cũng chỉ ôm chặt đầu gối. Từ Cạnh Ba lại nói: "Trương Thanh, tao nhầm đấy, đít quần mày rách lỗ kìa."
Trương Thanh chẳng nói chẳng rằng, vùi mặt đi. Bọn chúng ngồi trên gờ tường nắc háng, mô phỏng động tác ** ***, rồi cười hô hố: "Trương Thanh làm phát đi, cho mày bát hạt kê." Tôi ngồi chổm hổm trên tường rào, chỗ gần cổng nhất, cũng chính là chỗ ngay trên đầu Trương Thanh, nhìn cậu ta bị giẫm dưới chân. Tôi nghĩ, lúc này nhảy xuống, nhất định sẽ chuẩn xác đáp xuống đầu cậu ta.
Trương Thanh dìu mẹ cậu ta rời đi. Tôi thấy chỗ cậu ta vừa ngồi để lại hai dấu giày nhẹ bẫng, cùng với một vòng que củi cắm thẳng xuống mặt đất. May mà tôi trông thấy, chứ cứ thế nhắm mắt mà nhảy xuống khéo thủng cả bàn chân chứ chả chơi. Mẹ tôi ở trong sân hất mặt lên chửi: "Cút hết xuống đây xéo về nhà! Lý Nghiệp! Cái thằng ăn hại này, tao gọi ba mày ra đánh chết mày bây giờ!"
Giờ Từ Cạnh Ba kiệm lời đi nhiều rồi, hơn nữa còn chủ động hỏi về Trương Thanh. Tôi thuật lại tình hình, nó thở phào một tiếng có vẻ an lòng, bảo rằng hồi nhỏ tụi mình mất dạy quá, giờ nó tốt là mừng rồi. Nó bày ra vẻ hồn hậu của người trung niên như thế khiến người ta cảm thấy hết sức kỳ dị. Tôi còn định nói gì đó, không ai đáp lời, cũng bèn thôi.
Trước khi vào giấc, tôi nhớ bộ dạng Trương Thanh lúc rút tiền ra. Cậu ta lần lượt đếm, phải đếm đến sáu bảy lượt, đến độ nước bọt cũng sắp khô cạn, rồi sau đó chia công bằng thành hai nửa. Thực ra không phải vừa chẵn, tôi bảo phần lẻ cậu cứ cầm đi, tôi không cần. Cậu ta không bằng lòng, đội nắng gắt tới quầy đồ khô phá tiền ra, chia làm hai nửa với tôi. Sau đó chẳng buồn quay đầu, đeo ngược balo trước ngực, cũng không màng nói chuyện với tôi nữa.
Từ Cạnh Ba bảo tôi đi theo nó, băng qua những con hẻm. Nó vào tìm người, tôi đứng ngoài sân chờ nó, nói thực thì tôi cũng chẳng biết là đang làm gì. Bắc Kinh không giống trong tưởng tượng của tôi, có những chỗ rất mới nhưng rất nhiều chỗ vô cùng tồi tàn, đến độ khiến người ta khó lòng chịu đựng được. Trong sân không có cầu tiêu, mấy chục hộ gia đình xài chung một cái cầu tiêu của hẻm. Tôi thà rằng đi ỉa ngoài ruộng, cùng lắm cũng chỉ bị ngọn cỏ chọc vào đít, vẫn còn hơn là bị cứt chạm vào đít. Nơi chúng tôi tới hầu hết đều là những con hẻm như vậy, tồi tàn đến cùng cực, mục ruỗng đến cùng cực, gần như chẳng có chỗ nào thông thẳng mà toàn bị đủ loại ván gỗ, ngói a-mi-ăng chắn mất một nửa, bên trong chất đầy những bàn ghế đôn mục nát cùng chậu thủng lỗ.
Tôi hỏi Từ Cạnh Ba rốt cuộc kinh doanh cái gì, nó chỉ bảo tôi đừng hỏi, không biết thì hơn. Đến cuối tháng, nó đưa tôi một ngàn tệ. Sau đó, tôi bắt đầu chạy phần nó. Trong căn phòng dát gỗ mỏng, trai gái hỗn tạp, địa điểm khác nhau, nhưng lại khiến người ta cảm thấy đều hao hao. Gian phòng phụ nhét một tấm phản vào là đã chật kín, người bên trong đa phần xương gò má đều nhô ra, hốc mắt trũng sâu xuống.
Tôi đưa cho họ một cuộn băng cát-sét, họ đưa tôi số tiền có thể mua được cả trăm băng cát-sét.
Tôi gặp được Thiệu Hồng trong cảnh ấy. Tay phải cô ta xách chiếc bô tiểu đêm, miệng ngậm điếu thuốc, đủng đỉnh lết đến dưới vòi nước tắm tráng. Cô ta luôn trưng vẻ khó chịu, hỏi tôi, Tiểu Mã (tên giả Từ Cạnh Ba dùng) đâu? Thay người mà chả ừ hử gì, ai biết cậu là ai?
Tôi bảo về sau tôi phụ trách khu này, không lấy thì thôi.
Cô ta nhướn mày: "Ôi chao, nói mấy câu đã không bằng lòng rồi? Ông đây bỏ tiền, mày là cái thá gì, mẹ đồ dế trũi!"
Tôi quay đầu bỏ đi. Ngày hôm sau, cô ta gọi điện tới tiệm rượu thuốc lá Cửu Cửu, tìm người họ Mã. Ông chủ bảo ở đây không có họ Mã, cơ mà có họ Ngưu đấy. Đúng lúc anh họ Từ Cạnh Ba - Từ Đông đang đi mua thuốc, nghe bảo cô ta tìm họ Mã, vội vàng bắt máy, bảo là tôi đây. Thiệu Hồng ra sức trút nỗi khổ tâm, người mới tới chỗ các anh là cái giống gì thế, chưa gặp loại nào thế này, biết hai hôm nay tôi sống thế nào không, mau kêu cậu ta tới đây.
Từ Đông quay về nổi đóa lên với tôi, bảo tôi không biết làm việc, sớm muộn gì cũng gây vạ làm hỏng chuyện của bọn họ, thật không biết Từ Cạnh Ba tìm mày đến làm con *** gì. Từ Cạnh Ba không ở nhà, tôi bèn tránh không lên gân với gã.
Tôi cố ý cao su tới sáu bảy giờ chiều mới đi. Lần này Thiệu Hồng chẳng ra nổi cửa nữa, nằm trên giường hút thuốc, thấy tôi thì xém khóc òa, vứt thuốc đi, bảo tôi mau đưa hàng cho cô ta. Đợi tôi lấy hàng, cô ta bèn vội vàng móc một hộp sắt nhỏ ra từ dưới gầm giường, mở nắp bên trong là một loạt những thứ như ống kim tiêm. Cô ta cuống cuồng bẻ cuộn cát-sét, lấy ra một túi nhựa nhỏ đựng bột phấn, đổ vào một muỗng sắt con, dùng bật lửa nấu chảy, nâng niu tựa vật báu, tay phải lần mò với lấy kim tiêm...
Tôi hờ hững đứng một bên, cô ta cũng chẳng ý kiến gì. "Nhìn gì mà nhìn? Chưa thấy bao giờ à?"
Tôi chẳng nói chẳng rằng, nhặt điếu thuốc cô ta vừa vứt dưới đất lên, Chienmen, vẫn còn hơn nửa điếu, chưa tắt hẳn, bèn cứ thế rít tiếp.
Cô ta cười với tôi, lộ ra khuôn mặt nhỏ nhắn xinh tươi, sống mũi rất cao. "Làm tình không? Chỗ tôi có bao đấy."
Tôi bảo: "Trả tiền đây đã."
Cô ta nguýt mắt, thò tay quẳng ví tiền tới. Tôi móc tiền trong đó ra, rồi đặt trả ví lên bàn cho cô ta.
Cô ta biết tôi trọ cùng với Từ Cạnh Ba, hễ rảnh là lại chạy qua đây. Từ Đông bảo tôi gớm nhỉ, tán được gái Bắc Kinh cơ đấy, tuy rằng con hàng này nát. Gã rất chó đẻ, ngặt nỗi nể mặt Từ Cạnh Ba, tôi chẳng bao giờ nói gì. Sau này Thiệu Hồng bảo với tôi, trước đây gã toàn nhân lúc cô ả lên cơn nghiện để giở trò sàm sỡ. Tôi hỏi, thế sao cô không tìm người khác mà mua.
Cô ta bảo cô ta chuyển nhà rồi, muốn làm lại từ đầu, cắt đứt hết liên lạc với người bán hồi trước, không trụ được nữa mới tìm đến bọn Từ Đông. Cô ta là người Bắc Kinh, thuộc hết mấy chỗ ăn chơi, nhưng thường chỉ nhìn tôi ăn chơi nhảy múa, cô ta chẳng hề cảm thấy vui vẻ. "Hồi nhỏ thường xuyên lui tới, bao nhiêu năm rồi, đồ cũ hết cả vẫn chả thấy thay, có gì hay đâu chứ?"
"Hồi nhỏ ăn hoài, giờ vì chút tiền mà ăn bớt cắt xén đi, mùi vị chán hẳn ra."
Tôi bảo cô cứ nghĩ như thế thì sống còn có ý nghĩa gì nữa?
Cô ta thường hay ngẩn ra, rồi lặp đi lặp lại: "Đúng là chả có nghĩa lý gì cả. Nhưng rốt cuộc người ta sống thế nào mới được coi là có ý nghĩa đây... Lý Nghiệp, tên cúng cơm của cậu là Lý Nghiệp à?"
Tôi bảo, tên trên sổ hộ khẩu là Lý Nghiệp.
"Cũng chỉ có cậu mới dám báo tên thật ra ngoài thôi đấy, cứ như sợ người ta không dám báo cảnh sát gô cổ cậu lại không bằng."
Có những lúc cô ta nói chuyện thú vị ra trò, chúng tôi thường ra ngoài dạo quanh công viên hồ Nhân Định. Có kha khá sinh viên ra đó vẽ vời. Thiệu Hồng bảo cô ta cũng biết vẽ, còn biết đánh đàn, trường dạy thì thôi không tính, tan học còn phải tới Cung Thiếu nhi tiếp tục học. Về nhà ba cô ta cầm thắt lưng da, mẹ cầm chày cán bột, hai người một trái một phải như thần giữ cửa giám sát cô ta tập luyện. Phiền vãi, cậu không biết chứ bao bận tôi muốn đập vỡ đàn, bẻ đôi phím ra rồi lấy cối giã tỏi nghiền thành bột, đổ vào hũ tro cốt lừa người coi nghĩa địa, bảo vừa hạ táng xong, mau dọn miếng đất ra chôn.
Tôi bảo tôi chưa từng thấy đàn dương cầm, thấy trên phim có tính không?
Cô ta bật cười bảo, thế là tốt nhất. Tôi lừa cậu đấy, tôi có biết đàn đếch đâu...
Cô ta còn chưa dứt lời, tôi quay đầu lại liền trông thấy Trương Thanh.
Sau khi tới Bắc Kinh, Từ Cạnh Ba kiên quyết đòi móc hầu bao mở tiệc khoản đãi. Nhóm ba người, hai đứa tôi với anh họ nó, kêu đến đường Ngưu ăn bao tử trụng. Tôi còn chưa biết bao tử trụng là gì, càng không ngờ đường Ngưu mà lại chẳng có mống trâu nào. Đường Ngưu nằm ở quân Tây Thành, Bắc Kinh, chúng tôi đi không đúng dịp, gặp phải đợt cải tạo nhà xuống cấp lần hai. Khắp chốn bị dỡ bỏ ngổn ngang lộn xộn, có những căn trông chẳng giống nhà xuống cấp cũng lấp lửng lập lờ biến thành nhà xuống cấp, có tấm bảng hiệu Nhà ăn Hồi giáo bị quẳng ra giữa đường. Từ Cạnh Ba chỉ vào đó bảo, chính là tiệm này. Tôi ngồi xổm dưới bóng râm hút thuốc, vừa nóng vừa đói. Anh họ nó bước lên sút một phát, chửi, ăn con mẹ mày!
Có điều vẫn dạo một vòng qua Thánh đường Hồi giáo, tôi bảo Thánh đường Hồi giáo không phải của vùng khác sao? Sao tới Bắc Kinh cũng làm hao hao tứ hợp viện thế?
Từ Cạnh Ba bảo đấy là nhập gia tùy tục. Bên phố Vương Phủ Tỉnh còn có một giáo đường lớn, cứ đến chủ nhật là Từ Đông lại tới đó nhận cơm thánh. Không tin mày đi mà hỏi ổng, ngày thường có thấy ổng tin đếch đâu.
Từ Đông nói, ai bảo tao không tin, cứ vào đó là tao tin, mà hễ ra ngoài là quên. Mà nói tụi bây nghe chứ, hễ đặt chân vào giáo đường là cực kỳ muốn quỳ xuống luôn.
Sau đó chúng tôi trở về con hẻm thuê trọ. Có sạp rong bày ven đường, tôi đòi ăn mì, Từ Cạnh Ba bảo tới Bắc Kinh phải ăn phá lấu, bèn gọi một bát, tổ sư mặn chát mặn chúa. Chắc là vì bát đầu tiên mở hàng, chưa kịp chan thêm nước dùng, hầm sùng sục cả đêm, nguyên đống muối hạt ngấm hết cả vào. Ông cụ bảo, nồi canh này của tao được hơn trăm năm rồi đấy, thời kỳ khó khăn cũng chưa bao giờ ngừng bán. Nửa đêm ngấm mặn rát cả họng, tôi dậy uống nước, thấy Từ Cạnh Ba còn chưa ngủ, đang xẩm sờ gì đó dưới ánh đèn.
Nó bảo đang chuẩn bị đồ mai bán, tôi đang tính hỏi, ở đây có việc gì làm được. Nó bèn cất lời, mai cùng nó đi làm quen đường, Bắc Kinh lớn hơn làng mình nhiều lắm, chẳng may đi lạc thì phiền.
Từ Cạnh Ba khác hẳn thời đi học. Hồi trước hai đứa tôi chơi thân với nhau, đua xe trốn học đánh bi-a, hút thuốc ở bãi mộ sau trường. Nó nhanh nhảu lắm lời, tôi lúc nào cũng chỉ nghe.
Vào độ tháng năm tháng sáu, lương thực cũ đã ăn hết, mà lương thực mới hãy còn nằm trong đất, gần như nhà nào cũng được bữa nay thiếu bữa mai. Nhưng nhà tôi có họ hàng làm ở công ty thực phẩm, chú hai của Từ Cạnh Ba là dân thành phố, có tiền lương, đều có thể tìm được cách giải quyết. Nhưng nhà Trương Thanh thì đến bữa nay còn chẳng có, cậu ta ngại, thế nên lần nào mẹ cậu ta cũng tới nhà tôi ngồi. Trương Thanh cùng lắm chỉ gầy, chứ mẹ cậu ta thì quả thực là quanh năm bị nghèo đói bệnh tật đày đọa đến không ra người ngợm. Bình thường bà ấy không ra khỏi nhà, chúng tôi đều chẳng để ý, đùng đùng lòi ra thế này trông đến là phát hãi.
Bà ấy tới tìm mẹ tôi vay gạo, gắng vin vào quan hệ với nhà mợ. Nhưng mẹ tôi chẳng hề động lòng, bởi bà ấy ghét mợ tôi.
Mẹ Trương Thanh kêu: "Chị ơi, lương thực phân phát xuống là kết dư rồi."
Mẹ tôi thực chẳng thể nào đối mặt với một người đàn bà nhìn như bộ xương di động. Lương tâm cằn cỗi của bà ấy bỗng ồ ạt đong đầy trở lại, nhưng cũng chỉ vẻn vẹn một bát mà thôi. "Ai mà chẳng biết lương thực phát xuống là có kết dư. Nhà tôi bốn nhỏ một già đây, nhà cô chỉ một con ma bệnh với một thằng con trai mà còn không nuôi nổi miệng nữa à..."
Trương Thanh luôn đi sau mẹ, nhưng không bước vào, chỉ ngồi xổm trước cửa. Tình cờ thế nào, bọn Từ Cạnh Ba lúc nào cũng bắt gặp, ngồi thành hàng trên tường rào nhà tôi, nó nói: "Trương Thanh, quần mày thủng đũng rồi kìa."
Trương Thanh cúi đầu thấy không phải, nhưng cũng chỉ ôm chặt đầu gối. Từ Cạnh Ba lại nói: "Trương Thanh, tao nhầm đấy, đít quần mày rách lỗ kìa."
Trương Thanh chẳng nói chẳng rằng, vùi mặt đi. Bọn chúng ngồi trên gờ tường nắc háng, mô phỏng động tác ** ***, rồi cười hô hố: "Trương Thanh làm phát đi, cho mày bát hạt kê." Tôi ngồi chổm hổm trên tường rào, chỗ gần cổng nhất, cũng chính là chỗ ngay trên đầu Trương Thanh, nhìn cậu ta bị giẫm dưới chân. Tôi nghĩ, lúc này nhảy xuống, nhất định sẽ chuẩn xác đáp xuống đầu cậu ta.
Trương Thanh dìu mẹ cậu ta rời đi. Tôi thấy chỗ cậu ta vừa ngồi để lại hai dấu giày nhẹ bẫng, cùng với một vòng que củi cắm thẳng xuống mặt đất. May mà tôi trông thấy, chứ cứ thế nhắm mắt mà nhảy xuống khéo thủng cả bàn chân chứ chả chơi. Mẹ tôi ở trong sân hất mặt lên chửi: "Cút hết xuống đây xéo về nhà! Lý Nghiệp! Cái thằng ăn hại này, tao gọi ba mày ra đánh chết mày bây giờ!"
Giờ Từ Cạnh Ba kiệm lời đi nhiều rồi, hơn nữa còn chủ động hỏi về Trương Thanh. Tôi thuật lại tình hình, nó thở phào một tiếng có vẻ an lòng, bảo rằng hồi nhỏ tụi mình mất dạy quá, giờ nó tốt là mừng rồi. Nó bày ra vẻ hồn hậu của người trung niên như thế khiến người ta cảm thấy hết sức kỳ dị. Tôi còn định nói gì đó, không ai đáp lời, cũng bèn thôi.
Trước khi vào giấc, tôi nhớ bộ dạng Trương Thanh lúc rút tiền ra. Cậu ta lần lượt đếm, phải đếm đến sáu bảy lượt, đến độ nước bọt cũng sắp khô cạn, rồi sau đó chia công bằng thành hai nửa. Thực ra không phải vừa chẵn, tôi bảo phần lẻ cậu cứ cầm đi, tôi không cần. Cậu ta không bằng lòng, đội nắng gắt tới quầy đồ khô phá tiền ra, chia làm hai nửa với tôi. Sau đó chẳng buồn quay đầu, đeo ngược balo trước ngực, cũng không màng nói chuyện với tôi nữa.
Từ Cạnh Ba bảo tôi đi theo nó, băng qua những con hẻm. Nó vào tìm người, tôi đứng ngoài sân chờ nó, nói thực thì tôi cũng chẳng biết là đang làm gì. Bắc Kinh không giống trong tưởng tượng của tôi, có những chỗ rất mới nhưng rất nhiều chỗ vô cùng tồi tàn, đến độ khiến người ta khó lòng chịu đựng được. Trong sân không có cầu tiêu, mấy chục hộ gia đình xài chung một cái cầu tiêu của hẻm. Tôi thà rằng đi ỉa ngoài ruộng, cùng lắm cũng chỉ bị ngọn cỏ chọc vào đít, vẫn còn hơn là bị cứt chạm vào đít. Nơi chúng tôi tới hầu hết đều là những con hẻm như vậy, tồi tàn đến cùng cực, mục ruỗng đến cùng cực, gần như chẳng có chỗ nào thông thẳng mà toàn bị đủ loại ván gỗ, ngói a-mi-ăng chắn mất một nửa, bên trong chất đầy những bàn ghế đôn mục nát cùng chậu thủng lỗ.
Tôi hỏi Từ Cạnh Ba rốt cuộc kinh doanh cái gì, nó chỉ bảo tôi đừng hỏi, không biết thì hơn. Đến cuối tháng, nó đưa tôi một ngàn tệ. Sau đó, tôi bắt đầu chạy phần nó. Trong căn phòng dát gỗ mỏng, trai gái hỗn tạp, địa điểm khác nhau, nhưng lại khiến người ta cảm thấy đều hao hao. Gian phòng phụ nhét một tấm phản vào là đã chật kín, người bên trong đa phần xương gò má đều nhô ra, hốc mắt trũng sâu xuống.
Tôi đưa cho họ một cuộn băng cát-sét, họ đưa tôi số tiền có thể mua được cả trăm băng cát-sét.
Tôi gặp được Thiệu Hồng trong cảnh ấy. Tay phải cô ta xách chiếc bô tiểu đêm, miệng ngậm điếu thuốc, đủng đỉnh lết đến dưới vòi nước tắm tráng. Cô ta luôn trưng vẻ khó chịu, hỏi tôi, Tiểu Mã (tên giả Từ Cạnh Ba dùng) đâu? Thay người mà chả ừ hử gì, ai biết cậu là ai?
Tôi bảo về sau tôi phụ trách khu này, không lấy thì thôi.
Cô ta nhướn mày: "Ôi chao, nói mấy câu đã không bằng lòng rồi? Ông đây bỏ tiền, mày là cái thá gì, mẹ đồ dế trũi!"
Tôi quay đầu bỏ đi. Ngày hôm sau, cô ta gọi điện tới tiệm rượu thuốc lá Cửu Cửu, tìm người họ Mã. Ông chủ bảo ở đây không có họ Mã, cơ mà có họ Ngưu đấy. Đúng lúc anh họ Từ Cạnh Ba - Từ Đông đang đi mua thuốc, nghe bảo cô ta tìm họ Mã, vội vàng bắt máy, bảo là tôi đây. Thiệu Hồng ra sức trút nỗi khổ tâm, người mới tới chỗ các anh là cái giống gì thế, chưa gặp loại nào thế này, biết hai hôm nay tôi sống thế nào không, mau kêu cậu ta tới đây.
Từ Đông quay về nổi đóa lên với tôi, bảo tôi không biết làm việc, sớm muộn gì cũng gây vạ làm hỏng chuyện của bọn họ, thật không biết Từ Cạnh Ba tìm mày đến làm con *** gì. Từ Cạnh Ba không ở nhà, tôi bèn tránh không lên gân với gã.
Tôi cố ý cao su tới sáu bảy giờ chiều mới đi. Lần này Thiệu Hồng chẳng ra nổi cửa nữa, nằm trên giường hút thuốc, thấy tôi thì xém khóc òa, vứt thuốc đi, bảo tôi mau đưa hàng cho cô ta. Đợi tôi lấy hàng, cô ta bèn vội vàng móc một hộp sắt nhỏ ra từ dưới gầm giường, mở nắp bên trong là một loạt những thứ như ống kim tiêm. Cô ta cuống cuồng bẻ cuộn cát-sét, lấy ra một túi nhựa nhỏ đựng bột phấn, đổ vào một muỗng sắt con, dùng bật lửa nấu chảy, nâng niu tựa vật báu, tay phải lần mò với lấy kim tiêm...
Tôi hờ hững đứng một bên, cô ta cũng chẳng ý kiến gì. "Nhìn gì mà nhìn? Chưa thấy bao giờ à?"
Tôi chẳng nói chẳng rằng, nhặt điếu thuốc cô ta vừa vứt dưới đất lên, Chienmen, vẫn còn hơn nửa điếu, chưa tắt hẳn, bèn cứ thế rít tiếp.
Cô ta cười với tôi, lộ ra khuôn mặt nhỏ nhắn xinh tươi, sống mũi rất cao. "Làm tình không? Chỗ tôi có bao đấy."
Tôi bảo: "Trả tiền đây đã."
Cô ta nguýt mắt, thò tay quẳng ví tiền tới. Tôi móc tiền trong đó ra, rồi đặt trả ví lên bàn cho cô ta.
Cô ta biết tôi trọ cùng với Từ Cạnh Ba, hễ rảnh là lại chạy qua đây. Từ Đông bảo tôi gớm nhỉ, tán được gái Bắc Kinh cơ đấy, tuy rằng con hàng này nát. Gã rất chó đẻ, ngặt nỗi nể mặt Từ Cạnh Ba, tôi chẳng bao giờ nói gì. Sau này Thiệu Hồng bảo với tôi, trước đây gã toàn nhân lúc cô ả lên cơn nghiện để giở trò sàm sỡ. Tôi hỏi, thế sao cô không tìm người khác mà mua.
Cô ta bảo cô ta chuyển nhà rồi, muốn làm lại từ đầu, cắt đứt hết liên lạc với người bán hồi trước, không trụ được nữa mới tìm đến bọn Từ Đông. Cô ta là người Bắc Kinh, thuộc hết mấy chỗ ăn chơi, nhưng thường chỉ nhìn tôi ăn chơi nhảy múa, cô ta chẳng hề cảm thấy vui vẻ. "Hồi nhỏ thường xuyên lui tới, bao nhiêu năm rồi, đồ cũ hết cả vẫn chả thấy thay, có gì hay đâu chứ?"
"Hồi nhỏ ăn hoài, giờ vì chút tiền mà ăn bớt cắt xén đi, mùi vị chán hẳn ra."
Tôi bảo cô cứ nghĩ như thế thì sống còn có ý nghĩa gì nữa?
Cô ta thường hay ngẩn ra, rồi lặp đi lặp lại: "Đúng là chả có nghĩa lý gì cả. Nhưng rốt cuộc người ta sống thế nào mới được coi là có ý nghĩa đây... Lý Nghiệp, tên cúng cơm của cậu là Lý Nghiệp à?"
Tôi bảo, tên trên sổ hộ khẩu là Lý Nghiệp.
"Cũng chỉ có cậu mới dám báo tên thật ra ngoài thôi đấy, cứ như sợ người ta không dám báo cảnh sát gô cổ cậu lại không bằng."
Có những lúc cô ta nói chuyện thú vị ra trò, chúng tôi thường ra ngoài dạo quanh công viên hồ Nhân Định. Có kha khá sinh viên ra đó vẽ vời. Thiệu Hồng bảo cô ta cũng biết vẽ, còn biết đánh đàn, trường dạy thì thôi không tính, tan học còn phải tới Cung Thiếu nhi tiếp tục học. Về nhà ba cô ta cầm thắt lưng da, mẹ cầm chày cán bột, hai người một trái một phải như thần giữ cửa giám sát cô ta tập luyện. Phiền vãi, cậu không biết chứ bao bận tôi muốn đập vỡ đàn, bẻ đôi phím ra rồi lấy cối giã tỏi nghiền thành bột, đổ vào hũ tro cốt lừa người coi nghĩa địa, bảo vừa hạ táng xong, mau dọn miếng đất ra chôn.
Tôi bảo tôi chưa từng thấy đàn dương cầm, thấy trên phim có tính không?
Cô ta bật cười bảo, thế là tốt nhất. Tôi lừa cậu đấy, tôi có biết đàn đếch đâu...
Cô ta còn chưa dứt lời, tôi quay đầu lại liền trông thấy Trương Thanh.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất