Tiệm Trà Sữa Của Tôi Toàn Là Dân Nằm Vùng Hệ Liệt

Chương 157: Hồi Hai Mươi Sáu: Dư âm mùa Giáng Sinh* (a)

Trước Sau
Quán cà-phê và bánh ngọt "Giấc mơ mùa Đông" lại đăng tin tuyển nhân viên giao hàng. Không biết vì lý do gì mà Trần Trí An nghỉ việc đột ngột, báo hại ông chú phải chạy đôn chạy đáo tìm người.

Tên bài hát "Những ngày mưa gió" do cố ca sĩ Ngọc Lan trình bày thật phù hợp với cảnh tình của chú hiện nay.

- An ơi! An ơi! An đâu rồi! Tiền lương chưa lấy sao trốn tôi?

- Ông chủ chế lời bài hát "Tình đầu tình cuối" của ông Trần Thiện Thanh hay quá trời quá đất! Nguyên câu hổng có miếng vần xíu nào.

"Lanh canh..."

Nghe chuông gió cất tiếng hát là ông chủ tứ tuần biết ngay quán ế có khách ghé. Chú liền tất tả chạy ra đón khách. Vị khách mới tới ăn bận rất bảnh bao và sang quý, mặt mũi hết sức đẹp trai và có duyên. Thấy thế, chú dẹp vụ đốt long phong xả xui, bởi người đàn ông đẹp như tượng này đã giúp chú xua hết tà khí đang lẩn quẩn trong quán rồi.

Đám nhân viên thấy ông chủ thiếu điều đứng hát "Thần Tài đến, Thần Tài đến" thì đứa này thúc đứa kia mà che miệng cười ngặt nghẽo.

- Tôi xin phép.

Ian Khoa đọc lướt qua cuốn thực đơn bìa giả da, rồi trỏ vào một hàng chữ và nói:

- Cho tôi một bình trà hoa hồng.

- Anh muốn ăn gì không?

- Lấy cho tôi miếng bánh ngọt màu xanh nước biển đó đi.

Tủ bánh ngọt cách chỗ anh ta ngồi không quá xa, giấy ghi cũng khá dễ nhìn, vậy mà anh ta không đọc được chữ.

- À, bánh bông lan việt quất cuộn bơ trứng và kem tươi. Anh muốn ăn mấy miếng?

- Hai.

Ian Khoa không ngồi đợi trà bánh dọn lên, mà đi theo chủ quán đến quầy bánh. Không thấy anh ta nheo mắt hay có những dấu hiệu nào khác thể hiện bị mắc bệnh lý về mắt, chẳng hiểu sao anh ta lại không đọc được ở khoảng cách rất gần như ban nãy.

- Cái này dát vàng lá hả anh?

- Thưa phải. Mỗi ngày tiệm chúng tôi bán không quá mười hai cái.

- Chừa cho tôi hai cái nghen? Thôi, tôi trả tiền trước luôn... À, bài hát đang phát trong quán tên gì vậy?

Ông chú đáp rằng "Một ngày vui mùa Đông" do đôi uyên ương Lê Uyên - Phương sáng tác kiêm trình bày, rồi vui miệng kể luôn hoàn cảnh sáng tác của nó:

- Trong một dịp hẹn hò, chú Phương y theo lời nhắn mà ra nhà ga Đà Lạt đón cô Lê Uyên. Nhưng chú đợi mãi, đợi mãi mà vẫn không thấy bóng hình người thương đâu. Trong lúc tâm trạng đang rối bời, cô bỗng nhiên xuất hiện trước mặt chú trong màu áo mây chiều, như một thiên thần cứu rỗi linh hồn sắp lạc lối của chú. Bài hát "Một ngày vui mùa Đông" được chú viết ra sau ngày hội ngộ ấy...

Chú mời vị khách mời ghé quán lần đầu trở lại bàn. Rồi tự thân bưng trà bánh lên. Hương trà xanh Nhật Bản hòa lẫn với hoa hồng sấy khô tạo thành một cỗ hương thơm vô cùng nồng nàn và quyến rũ; chưa uống mà đã cảm thấy thơm miệng.

- Có nhiều bản nhạc trùng tên nhau nên đã gây ra một vài cuộc tranh luận nho nhỏ do hiểu lầm.

Ví dụ như "Yêu" của Trần Thiện Thanh và Văn Phụng, "Chiếc lá cuối cùng" của Tuấn Khanh và Đoàn Chuẩn - Từ Linh, "Tuyết rơi" của Phạm Duy và Hùng Lân, "Mùa Xuân đầu tiên" của Tuấn Khanh và Văn Cao", "Chuyện tình - Love story" của Phạm Duy và Lâm Nhật Tiến - Lâm Thúy Vân,...

Giọng hát của ca-nhạc sĩ Nhật Trường - Trần Thiện Thanh trong tình khúc thời chiến "Dấu đạn thù trên bức tường vôi trắng" như trao cho mỗi người một nhành hồng khô tẩm máu.

Ông chú thở dài một tiếng, rồi kéo ghế ngồi xuống bắt chuyện với vị khách có làn da trắng sứ:

- Nội dung trong bài hát "Dấu đạn thù trên bức tường vôi trắng" hoàn toàn có thật. Người lính trẻ hay tin người yêu đã chết trong trận Tết Mậu Thân, anh bàng hoàng rảo bước về xóm cũ, và thấy trên bức tường vôi trắng hãy còn in sâu dấu đạn, loang máu hồn trinh và máu còn vương trên những luống hoa hồng nàng dày công chăm sóc. Cảnh cũ còn đây mà hai người đã Âm - Dương cách biệt mãi mãi... Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh là người đã chứng kiến và khắc họa lại hình ảnh ấy bằng lời ca của mình.

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã vô số lần chứng kiến những chuyện tình ly biệt của bạn bè mình, cả trong quân ngũ lẫn dân thường, nên nhờ cảm xúc chân thật ấy mà sáng tác nào của ông cũng dễ làm người nghe rơi lệ và thương xót.

Ian Khoa chống cằm ngồi nghe ông chủ hiếu khách tâm tình.

- Chiến tranh... có cái gì hay mà phải hoan ca, mà phải ăn mừng... Lão Tử có một câu nói rất hay: "Khi chúng ta bắt đầu chiến tranh, là đôi bên đều đã thua cuộc rồi, bởi vì hết cách nên mới phải lựa chọn phương pháp cuối cùng là dùng bạo lực với nhau. Cho nên, khi kết thúc cuộc chiến, đừng tổ chức ăn mừng, mà hãy rũ cờ, im lặng quay về nhằm để tang cho những người đã nằm xuống ở hai phía."

Ông chú lại thở dài. Rồi ghé mắt nhìn nơi cánh tay trái, bài Kinh Lăng Nghiêm nằm im đấy mà nhắc chú nhớ về một dĩ vãng đã xa...

Ian Khoa xắn một muỗng bánh, nhưng không ăn liền, mà lại thẫn thờ nhìn ra con lộ mưa giăng.

"... Dấu đạn thù còn in sâu trên vách hoa đầy

Dấu che kín yêu thương từ đây..."

- Thời nay, tôi thấy "beat sĩ" thì nhiều chứ nhạc sĩ thì ít.

- "Beat sĩ" là sao anh?

- Tức là họ rất giỏi trong việc tạo ra giai điệu bắt tai và thời thượng, nhưng lời nhạc thì sáo rỗng và nội dung không thể hiện được ý đồ của người viết. Tỷ dụ như bài hát trên, chưa đầy mười phút, nhưng ông Thanh đã viết ra đầy đủ bố cục của câu chuyện, nghe một lần là hiểu được nội dung mà ông muốn trình bày.

- Quán đang tuyển người hả chú?

- Ờ... Tự nhiên có đứa nghỉ ngang, báo hại tôi mất một "chân" giao hàng.

- Chú, chú soạn lời có vần rồi đó chú.

Quay qua nạt cho thằng cháu một trận, ông chú mới trở lại nói chuyện với khách:

- Tôi muốn nghe một bài hát nào đó mà giai điệu thật êm đềm, du dương và tạo được cảm tưởng thanh bình.

- Nếu vậy, cụ Duy Trác và cụ Sĩ Phú đáp ứng được yêu cầu của anh.

Nói đoạn, ông chú bật bài hát "Tôi sẽ đưa em về" do danh ca Duy Trác trình bày, một sáng tác của nhạc sĩ Y Vân.

- Tôi có đứa em trai đang thất nghiệp...

- Được chứ. Được chứ.

- Tôi chưa nói hết. Nó vụng về dữ lắm. Chú "thầu" nổi không?

- Không. Nhưng mà... Thôi, rước qua làm thử vài tiếng coi sao.

- Tôi trả tiền cho chú trước.

- Bộ nó "phá" lắm sao mà cậu đền tiền trước vậy?

- Ờ...

Bài hát "Khúc mưa" do nam ca sĩ điển trai Lương Tùng Quang trình bày càng khiến khung cảnh buồn bã, ảm đạm.

- Anh với chủ quán cà-phê "Sóng Nhạc" có liên hệ gì với nhau không?

Ông chú nhún vai và lắc đầu.

- Thấy cách nói chuyện của hai người giống nhau quá.

- Vậy hả?

"Lanh canh..."

Quán ế của ông chú lại tiếp thêm một vị khách đẹp trai. Nhưng cách hành xử và ăn mặc đối lập với người đàn ông vào trước. Trông có vẻ xuề xòa, bình dân và thuộc diện thư sinh nghèo.

- Chú, chú, chỗ chú có nhận làm bánh kem hai tầng hôn chú?

Tiếng nói đặc sệt chất miệt vườn miền Tây hai mùa mưa nắng. Có lẽ là người ở quê mới lên.

- Thưa có, cậu.

- Dạ, chú làm ơn làm giùm con kiểu bánh này. Ngày mốt con tới lấy.

Lê Đức Hoàng lần giở từng lớp khăn rằn để lấy ra món tiền mình đã dành dụm suốt năm, rồi đưa nó cho ông chủ quán.

Hai bên lập hóa đơn, ký tên và ghi số điện thoại của nhau xong, kế đó chú mới cất giọng hỏi hắn muốn uống gì không thì chú làm cho một ly, coi như là quà tặng nhân dịp cuối năm. Hắn thật thà đáp rằng muốn uống soda chanh leo.

Người khách miền Tây ấy ngắm nghía cây thông Noel được trang hoàng rực rỡ một đỗi, chợt quay lại hỏi chú:

- Câu chuyện trong tình khúc "Hai mùa Noel" chắc chỉ là dựa trên sự tưởng tượng của nhạc sĩ Đài Phương Trang hả chú?

Chú lắc đầu thật nhẹ, rồi cười đáp:

- Hai nhân vật chính trong bài "Hai mùa Noel" đã kết hôn với nhau. Hóa ra đêm đó, nàng Duyên không đến vì hiểu lầm chàng Thanh, nhờ bài hát này mà hai người đã làm lành với nhau; xin nói thêm, sau hai tuần phát hành tình khúc, cụ đã tới gặp người tự xưng là nhân vật nam chính trong bài, và xác nhận rằng người này đúng là chàng trai cụ gặp đêm hôm đó. Có lẽ vì vậy mà "Hai mùa Noel 2" đã ra đời, như một lời chúc phúc dù đã muộn màng mà cụ muốn trao tới hai vợ chồng và những đôi lứa yêu nhau trên thế gian đầy ngang trái này. Và cũng là một thông điệp mà cụ muốn loan báo để tìm kiếm đôi uyên ương năm xưa, nghe đâu sau năm 75 họ đã rời Sài Gòn về Cần Thơ sinh sống, rồi sau đó cùng nhau vượt biển thành công và hiện đang định cư tại Mỹ...

- Cụ Trang lớn tuổi mà còn hát hay hơn con nữa chú...

- Vậy hả? Muốn nghe bài gì không? Tôi tặng cho cậu một bài.

- "Bốn màu áo" do ca sĩ kiêm vũ sư Nguyễn Hưng trình diễn đi chú.

"Lanh canh..."

- Ủa, Cha xứ nước nào đây?

Vị Linh mục ghé quán chú đụt mưa nói tiếng Anh theo giọng Anh pha trộn với một nước nào đó thuộc vùng Địa Trung Hải, khiến chú chẳng hiểu mô tê chi sất.

- Anh ta muốn uống Cafe Corretto.

- Linh mục uống đỡ thứ khác nghen?

Người đàn ông mặc âu phục thuật lại bằng tiếng Anh với Linh mục người Ý.

- Cappuccino.

Ông chú vừa pha cà-phê, vừa ngó hai vị khách có vẻ ngoài rất sang trọng. Hai người đàn ông đẹp trai như tạc đối đáp với nhau bằng tiếng Anh, thỉnh thoảng lại xen vào một vài chữ lạ tai. Tiếng Anh của chú không được giỏi mấy nên không biết mấy chữ lạ tai ấy là tiếng lóng hay tiếng nước khác.

Bất thình lình, vị Linh mục có mái tóc vàng hoe đứng bật dậy, rồi gõ cuốn Kinh Thánh lên đầu người đàn ông mặc âu phục. Tuy gõ không mạnh, nhưng độ dày của cuốn sách cũng đủ khiến chàng ta ê đầu.

- Đang trừ tà hay cái gì mà Father gõ... - Nói xong rồi, chú thấy hối hận khôn tả. Gương mặt chú sượng ngắt, trông hệt như củ khoai mì bị sượng.

- Chú, làm ơn cho tôi một bình trà y như hồi nãy...

Ian Khoa thôi bỡn cợt với William. Anh biết tên mafia Ý Đại Lợi này đang cố gắng khống chế cơn giận,

- Bình tĩnh lại nào, Father.

- Yvonne đang ở đâu?

- Charlie.

William hơi nghiêng đầu sang trái, nếu là trước đây khi còn ở trong băng đảng, cử chỉ này báo hiệu anh ta sắp đập cho đối phương một trận, còn bây giờ nó chỉ đơn giản biểu hiện một thái độ hoài nghi.

- Tôi cần địa chỉ của Charlie.

- Tôi không có.

William lấy tách trà của Ian Khoa làm đồ dằn tờ tiền, rồi rời khỏi quán. Tiếng chuông gió lại vang lên lanh canh.

Lê Đức Hoàng sợ gặp rắc rối nên từ biệt ông chú rồi nhanh chóng lên xe về nhà.

"Cạch."

- Thiệt, không đâu an toàn và ấm áp bằng cái ổ chuột của tụi mình.

Thằng Công, thằng Quân nghe thế chỉ biết bĩu môi cười khẩy, rồi cắm cúi nấu nướng tiếp. Trưa nay cả nhà ăn cá trê chiên xù, canh chua bông so đũa, mắm chưng hột vịt và đậu đũa xào lòng gà; đứa nào cũng ngán ăn thịt nên không mua về chế biến.

- Hoàng A Mã đi tắm nghen mấy con. Đứa nào "lợi dụng các quyền tự do bao tử" mà ăn hết nồi cơm là tao vạt mỏ đó nghe.

Thường Khán Bình trề môi thật dài:

- Tướng thì như con còng mà bày đặt tham ăn.

Mới vừa yên tĩnh được mười phút, cả đám chợt nghe tiếng kêu thảng thốt của Lê Đức Hoàng:

- Đứa nào, đứa nào đã giết "con" của ta.

Lê Đức Hoàng lao ra khỏi phòng và ôm lấy chân Tống Ngạn mà gào khóc inh ỏi:

- Bệ hạ, người phải làm chủ cho thần thiếp.

- Mày ngưng diễn tuồng "Quý phi sẩy thai" là tao sẽ làm chủ cho mày.

- Thằng nào trong mấy đứa bây mượn Laptop của tao rồi không sạc. Báo hại cái bài viết tao đang đánh dở...

- "Thôi rồi còn chi đâu anh ơi... Chỉ còn lại chăng dư âm thôi. Trong cơn thương đau men đắng môi..."

Lê Đức Hoàng trỏ mặt thằng bạn nhại giọng Chế Linh trong bài "Tình lỡ" của nhạc sĩ Thanh Bình mà mắng:

- Mày, mày là "hung thủ". Trời ơi, biết vậy sáng tao hổng có cho mày mượn máy đâu... Mày gõ lại cho tao...

Nguyễn Chí Công cũng không vừa:

- Mày chửi tao nữa đi, lát cái miệng mày tét ra như con cá sấu. Sửa hàm mà nói suốt không kịp thở hà.

- Mày tính đóng giả Santa hả thằng Satan?

Thường Khán Bình vẫn ôm gối sô-pha cười rũ rượi. Cười đến nỗi đầu đập vào tường một cái "Bốp" mà miệng vẫn ngoác ra cười.

Sau một hồi dàn xếp, Nguyễn Chí Công đồng ý đánh máy giùm thằng bạn. Có vài ngàn chữ, cũng chẳng tới đâu. Nghe nó than khóc oải lắm.

Ăn cơm xong, mỗi đứa túa ra một góc ngồi, thoạt trông không khác chi bầy khỉ ở Thủy Liêm động, nếu có thêm việc ngồi bắt chí cho nhau là y như khuôn đúc.

- Đang tập bài gì dạ? Cho tao hát chung được không? - Lê Đức Hoàng mon men lại gần thằng bạn đẹp trai.

- Không. "Tuổi mười ba", thơ Nguyên Sa, nhạc Ngô Thụy Miên.

- Vẫn luyện theo giọng của ông Sĩ Phú hả?

- "Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc/ Áo em xanh anh mến lá sân trường."

Tống Ngạn ngồi trên bệ cửa sổ, tay ôm đàn guitar mà khẩy những nốt trầm bổng du dương, miệng gã khe khẽ hát những lời tình thơm hương hoa học trò.

Hát chán, Tống Ngạn mở danh sách nhạc trong điện thoại lên nghe. Gã thích nghe bác Tuấn Ngọc ca bài "Yêu" của nhạc sĩ Văn Phụng.

"Yêu là lòng bâng khuâng

Nhớ hay thương một chiều Thu vương

Gió êm đưa xạc xào tre thưa

Lá rơi rơi, rơi tả tơi..."

oOo

Juan nhấm nháp hương rượu Don Julio và xem đám vũ nữ nhảy theo điệu nhạc "Booty" do hai ca sĩ nóng bỏng Jennifer Lopez - Iggy Azalea trình bày trong lúc chờ Cấp Trên đến.

- A, cha của Judas... Judas Amadeus Monteclaro.

Juan vào cuộc ngay lập tức:

- Dẫu sao nó cũng là giọt máu của tôi, tôi không muốn nó vì đức tin mà bán mạng mình.

Nhưng Cấp Trên vẫn thích "à ơi ví dầu":

- Chỗ này chế biến thịt cừu ngon lắm. Đặc vụ Juan có muốn ăn thử không?

Juan cười khan một tiếng, rồi vừa rót rượu vào ly của Cấp Trên vừa nhếch miệng nói:

- Con trai của anh tôi vẫn tinh tường như cũ.

- Tôi đủ giàu, đủ đẹp để khai thác mọi tin tức mà tôi muốn biết.

Juan ngoắc bồi bàn, kêu đem cuốn thực đơn lại cho ông và gã trai tóc bạch kim. Sau một hồi đọc qua, ông ta đồng ý ăn sườn cừu nướng bơ tỏi cùng Cấp Trên, và gọi riêng cho mình một dĩa măng tây hấp, cocktail hàu và súp khoai mì; tráng miệng hai người sẽ gọi sau.

- Con trai của ông làm tôi liên tưởng tới bài hát "Rock me Amadeus" của nghệ sĩ Falco.

- Nhìn khuôn mặt Falco giống diễn viên đóng vai "Bố già" lúc trẻ quá.

Cấp Trên nhúng cây đũa bạc vào trong ly rượu, đợi một hồi chắc chắn mới đưa lên miệng và nhấp môi một ngụm.

- Chỉ vì muốn điều tra nhà Monteclaro mà ông đã gây ra cái thai oan nghiệt ấy. Làm đặc vụ như vậy là chết rồi. Sa lưới tình quá dễ dàng.

- Tôi có lỗi với nó. Có lỗi luôn với cô ấy... - Juan nở nụ cười nhếch miệng để lộ mấy chiếc răng trên. - Anh nghĩ tôi sẽ nói như vậy đúng không? Rất tiếc, ngu thì ráng chịu. Đừng đổ hết tội lỗi lên đầu tôi.

- Monteclaro cố tình giữ Judas để biến anh ta thành con tin... - Cấp Trên búng tay vài cái. Lập tức hai thuộc hạ của gã ta tiến lên sân khấu, phát tiền "boa" cho những ả vũ nữ trên sàn nhảy. Những tiếng hú hét gợi tình ấy bỗng khiến cả hai con người điếm đàng cảm thấy lợm giọng. Không ai mời ai, mỗi người tự uống chút rượu để xua tan cơn buồn nôn đó.

oOo

- Đây không là phải là người mà tôi muốn gặp...

- Chính là anh ta đó... Anh ta có khả năng "dịch dung" như trong phim chưởng...

Trần Cảnh Chiêu kéo ghế ngồi xuống. Cũng tại nơi này, anh và người yêu cũ ngăn cách nhau bằng tấm kính cường lực trong suốt.

"Cô muốn nghe bài gì?"

""Nàng, Bóng tối và Nước mắt" do cô Kiều Nga trình bày. Đây là một trong những phiên bản Việt hóa của bản tình ca Pháp "Magic Boulevard", tôi không rõ ai là người đặt lời bài hát này."

- Anh pháp y dễ thương, sao không hỏi cung tôi vậy? Đang nhớ tới ai đó?

Trần Cảnh Chiêu hoàn hồn. Anh chống cằm nhìn người đàn ông có khuôn mặt thon dài và mái tóc bồng tự nhiên một đỗi, rồi cười mơn nói:

- Tôi đâu phải là điều tra viên, nên không muốn hỏi phạm nhân, chỉ thích nghe phạm nhân tâm sự chuyện đời mà thôi.

Hắn ôm mặt cười rũ, cười đến nỗi chảy nước mắt, rơi nước dãi. Thái độ điên loạn của hắn khiến viên pháp y cảm thấy khó chịu.

- Tôi đã từng muốn đi chuyển giới chung đợt với Cảnh Hòa. Nhưng do nhỏ em bị lên cơn hen suyễn nên phải đình lại.

- Cô đã cải trang thành gia đình Hàn Triệt và Cảnh Hòa để che đậy nhân diện thật à?

- Phải.

Rồi hắn huyên thuyên kể về những tội ác của mình và đồng bọn. Ánh mắt hắn hoang dại như loài lang, sói. Nụ cười luôn giữ trên cánh môi mỏng như giấy quyến. Và giọng nói lên xuống thất thường bộc lộ hết sự sảng khoái và khát máu trong nội tâm hắn.

Cuộc thẩm vấn kết thúc vào lúc mười một giờ. Hắn đã bị dẫn đi mất dạng, mà Trần Cảnh Chiêu vẫn còn đứng đó, tay anh đặt lên tấm kính, như năm nào đã làm thế với người thương.

- Cô ta sẽ lãnh ít nhất bảy án tử hình, sáu tội danh và hàng loạt...

- Tôi biết.

Tạm biệt vị sĩ quan cảnh sát có cái đồng điếu trên gò má trái, Trần Cảnh Chiêu lái chiếc xe Air Blake xanh dương rong ruổi khắp đô thành phồn hoa náo nhiệt.

Ánh mắt người thương gợi anh nhớ đến giọng hát của danh ca Duy Trác trong bài "Mắt buồn"; bài hát này được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc từ bài thơ của thi sĩ Lưu Trọng Lư, nội dung của tình khúc là tâm tình mà cụ Lư muốn gửi đến bà Phùng Thị Cúc:

"Đôi mắt em lặng buồn

Nhìn tôi mà chẳng nói

Tình đôi ta vời vợi

Có nói cũng khôn cùng

Có nói cũng khôn cùng..."

- Chạy gì kỳ vậy cha?

"Chị" nào chạy ngược chiều nạt anh một tiếng khiến anh điếng hồn, chút xíu nữa là lủi luôn xuống cống.

Khỏi cần quay đầu nhìn lại, anh cũng biết đó là chị, chớ không phải anh. Rối rít xin lỗi vài câu xong, anh quẹo trái để vào xóm lạ thăm thú. "Chị" kia thì quẹo phải, vừa lái xe vừa lầm bầm nói gì đó không rõ; mà, có thể người ta xài tai nghe không dây thì sao?

Anh không biết gửi xe ở đâu nên đi loanh quanh tìm quán hàng dễ tính để nhờ trông xe giùm; đương nhiên, anh sẽ gởi chút đỉnh tiền công cho họ.

- Thôi, dựng xe trong nhà tui cho chắc ăn. Nhớ giữ cà-vẹt nha.

Nói đoạn, "Chị" dắt cái xe cà tàng của anh vào "nhà giữ xe". Rồi trở ra bào đá để làm si-rô ly bán cho mấy đứa nhỏ; còn khoảng nửa tiếng nữa là tụi nó tan học.

- Chị.

- Gì nữa?

- Bán cho tôi một ly si-rô đá bào.

"Chị" nhướng đôi lông mày lá liễu lên cao một khúc, rồi nở nụ cười đượm buồn:

- Tưởng đâu đằng đó chê gớm không uống chớ.

- Đồng tính luyến ái có gì đâu mà gớm.

- Mấy đứa ghét tui tối ngày đưa mấy bài báo đăng tin về tội phạm để chụp mũ cả cộng đồng đều là thành phần cặn bã. Giải thích muốn gãy cái lưỡi mà tụi nó hổng chịu hiểu người đồng tính luyến ái và người thích quan hệ đồng tính luyến ái khác nhau thế nào.

"Chị" bặm môi, như thể cố nuốt nước mắt vào trong, rồi cất tiếng nói ái nam ái nữ đặc trưng của mình mà tỉ tể cho Trần Cảnh Chiêu nghe:

- Người thích quan hệ đồng tính luyến ái phần đông không thuộc LBGT, nhưng lại thích làm tình với người đồng giới để tìm cảm giác mới lạ, và điều này đã dẫn đến rất nhiều hệ lụy, điển hình như: lây lan các bệnh tình dục, lỡ tay hoặc cố ý giết người, tống tiền, ngoại tình, bạo hành,... Người ngoài nhìn vào cứ hễ thấy hai người đồng giới làm tình với nhau là quy chụp họ thuộc LBGT, nhưng trên thực tế đâu có phải lúc nào cũng đúng đâu.

Trần Cảnh Chiêu ăn hết ly đá bào bảy sắc cầu vồng, ngồi coi "Chị" tỉa chân mày và ngâm nga theo giọng ca của một nghệ sĩ cải lương mà anh không biết rõ, rồi tản bộ quanh xóm Đạo.

Đôi chân anh lạc bước đến một giáo đường nằm soi mình bên một nhánh sông nhỏ của sông Sài Gòn. Đức Mẹ Maria đang ngẩng mặt nhìn lên vòm trời Đông âm u, buồn tênh, đôi tay Bà chắp lại, dáng hình hiền hòa và tràn đầy từ bi vô hạn.

Ven chân hàng rào bao lấy nhà thờ trồng rặt giống hoa trà. Chấn song sắt hàng rào sơn màu xanh lơ. Trên mái vòm cổng vào hoa giấy nở hồng rực. Sân trước lót gạch thẳng thớm trông thật sạch sẽ và đẹp mắt. Những cây me tây đại thụ tỏa bóng mát xuống khoảnh sân rộng lớn; vây quanh lấy mỗi cây là bồn bông viền gạch men sáng bóng, bên trong hoa dừa cạn và sao nháy dè dặt nở.

Tự nhiên trong đầu anh nhớ đến một đoạn nhạc trong bài "Nửa đêm quê ngoại" do đôi nhạc sĩ Tấn An - Hoài Linh đồng sáng tác.

- Con là ai?

- Một con chiên sắp sa ngã thưa Cha.

Người Linh mục già nua ấy nghe thế, vội dìu cậu thanh niên không thuộc Giáo xứ của mình vào nhà thờ, ân cần đỡ cậu ta ngồi xuống ghế và dịu dàng hỏi chuyện. Cung Thánh chiều thứ Hai vắng lặng như tờ.

Trần Cảnh Chiêu gục đầu trên vai vị Cha xứ mà vừa khóc nức nở vừa kể lại chuyện của mình. Cung Thánh im lìm nằm nghe tâm sự của viên pháp y xứ Bạc Liêu, nắng Đông ru bóng trên những băng ghế gỗ xoan mộc mạc.

...

Anh Ba Đức và anh Tư Hiếu đang dạy cho mấy chiên nhỏ bài "Chú bé đánh trống"; Manuel Ngô đã từng nghe ca khúc này qua giọng hát của cô Ngọc Lan. Bản gốc mang tên "Little drummer boy" của bộ ba nhạc sĩ Harry Simen - Katherin K. Davis - Herry Onorati, người đặt lời Việt là nhạc sĩ Viết Chung.

"Người ơi đến nhé

Để cùng coi Chúa giáng thế

Quà tặng đâu xin mang theo

Quỳ lại bên chân Ngôi Cao

Quà dâng tới Đức Chúa

Ơi người, ơi người

Hài nhi Jesus

Lạy Ngài, con - Bé đánh trống

Nghèo nàn nên đôi tay không

Vì lòng yêu thương Jesus

Để con đánh tiếng trống

Con dâng Người..."

Anh Ba Đức hát hay quá, làm mấy em nhỏ ngừng hát mà lắng tai nghe tiếng anh.

- Sao mấy đứa không hát? - Anh Năm Tường nhịp nhịp cây đũa lên trang nhạc.

Bầy chiên nhỏ thấy cái nhướng mày của anh Năm Tường, lập tức cất cao giọng hát theo anh Ba Đức.

- Cười cái gì vậy Mục sư Anh?

- Anh nói tiếng Huế, tụi nhỏ nỏ hiểu mô.

Anh Năm Tường khoát tay, ra hiệu mời đi.

Manuel Ngô bị đuổi, bèn xuống bếp kiếm việc để làm. Sau lần "tạm trú" trong nhà thương, nhà bếp đã bị các anh em của y và chị dâu phá banh chành, giờ nhớ lại vẫn còn ớn óc. Y đã quen với sự nề nếp và ưa sạch sẽ, nên dù trong người còn đang rất mệt, vẫn xắn tay áo lên dọn dẹp, lau chùi tuốt.

Đang vắt cây lau nhà, tiếng vĩ cầm từ đâu vẳng tới tai Manuel Ngô. Y dựng cây lau nhà vào góc tường, rồi men theo điệu nhạc để tìm đến người chơi vĩ cầm.

Trong nghĩa trang ngập sắc Thánh Giá, dưới tán cây rẻ quạt, anh Hai Nghĩa đang chơi vĩ cầm. Đôi mắt anh nhắm nghiền, hai hàng lông mày châu lại và khuôn miệng mím lại. Đó là một bản nhạc khó, tiết tấu dồn dập và réo rắt, đòi hỏi người biểu diễn phải chú tâm hết sức mới có thể "giữ vững" được "đường đi" của các nốt nhạc.

"Két..."

Tiếng kêu chói tai ấy báo hiệu màn biểu diễn thất bại.

Anh Hai Nghĩa quay mặt đi. Có lẽ anh ấy đang rất thất vọng. Làm anh em đồng đạo với nhau hơn mười ba năm ròng đã giúp Manuel Ngô nhận ra động tác đó mang hàm nghĩa gì, nhưng y vẫn không dám khẳng định.

- Anh chơi vĩ cầm tuyệt lắm. Thứ Năm này anh biểu diễn cho mọi người xem nghen.

- Hư rồi. - Micae Nghĩa cười buồn.

Sau khi bị chính quyền thực dân Pháp ép phải nhận giải nhì trong cuộc thi biểu diễn vĩ cầm, Đức Cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh đã ngừng chơi vĩ cầm. Cho tới một hôm, một đứa bé, lớn lên cũng trở thành Linh mục như Cha, đã hỏi Cha về vụ việc trên, ban đầu Cha lảng tránh, sau một hồi suy nghĩ bèn lấy đàn ra tấu vài khúc rồi hỏi cảm nhận của cậu bé. Do hãy còn quá nhỏ, mà cũng không rành về nhạc lý, đứa bé đó không thốt lên được câu trả lời mạch lạc và đúng trọng tâm mà Cha muốn nghe. Rồi kể từ ngày hôm đó, Cha Vinh không còn biểu diễn vĩ cầm nữa.

- Anh ơi.

- Chi cậu?

- Mình dạy các em hát bản "Chúa trong lòng con" của Linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh được không?

- Vị Linh mục sáng tác bài Thánh Ca bất hủ "Cao cung lên" cũng từng bị bắt đi "học tập cải tạo" như Cha Vinh. Tự nhiên chuyện này làm tôi nhớ tới hai câu trong ca khúc "Mùa sao sáng" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông quá.

Anh Hai Nghĩa và chị Tâm đang hục hặc, không ai nhường ai, nên chị Tâm dẫn theo bé Biển về nhà ngoại.

- Bài hát hôm trước mà anh nghe ở nhà có điều gì thú vị không?

- "Inch' Allah" có nghĩa là "Nếu Chúa muốn". Bài hát ấy đã bị cấm ở một số quốc gia vì nội dung bênh vực dân Do Thái.

Nói đoạn, Micae Nghĩa ra hiệu cho em Mười theo mình đi dạo một vòng. Nghĩa trang không được bóng mát của nhà thờ bao phủ, khuôn viên nằm gọn trong vòng tay của bầu trời đầy nắng, phần nào giúp không khí nơi đây vơi bớt sự u buồn và lạnh lẽo.

Hai anh em ngồi nghỉ chân dưới gốc cây sa-kê xanh mát, không ai tựa lưng vào thân cây, mỗi người duỗi thẳng chân để tránh bị tê mỏi.

- Anh biết chơi tây ban cầm không?

- "Tây ban cầm" là gì?

- Là guitar á anh.

- Năm Tường rành hơn anh.

- Nếu hợp lại chắc thành một ban nhạc hả anh?

Micae Nghĩa không "Ừ hử" chi sất.

- Em nghe Thầy kể, ngày xưa các anh đi biểu diễn Thánh ca gây quỹ xây dựng nhà thờ này... Anh Ba Đức vừa chơi dương cầm vừa đảm nhận hát chính, anh Tư Hiếu thổi kèn saxophone, anh Năm Tường khảy tây ban cầm, và anh Sáu Nghệ thì đánh trống. Riêng anh, anh chơi vĩ cầm và harmonica. Hình như còn anh Bảy nữa, ảnh chơi đàn hạc và đàn organ.

- Lúc đó em vẫn chưa ra đời...

Đương nhiên Micae Nghĩa vẫn còn nhớ như in, Ba Đức là người nhận được nhiều hoa nhứt đêm đó. Ai cũng cảm mến cậu thiếu niên vừa đẹp trai vừa có giọng nói ngọt như mật, lại hành xử ra dáng như con nhà quyền quý. Bất giác anh miết ngón tay lên mặt mình, không còn cái vẻ búng ra sữa và khờ khạo, giờ chỉ còn sự hoài cảm và đa nghi.



Anh Tư Hiếu chạy ra gọi anh Hai Nghĩa vào nghe điện thoại bàn. Mồ hôi mồ kê nhễu nhại trên gương mặt già dặn và đầy tri thức của anh ta.

Manuel Ngô ghé hàng nước mua cho mỗi chiên nhỏ một ly Milo dầm đá bào làm quà cổ vũ tinh thần. Riêng về phần các anh, tùy vào sở thích mà y sẽ mua cà-phê hoặc trà cho họ.

Y vừa ngồi đợi vừa khe khẽ hát theo bác Duy Khánh trong ca khúc "Ngày trở về", một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy:

"... Ngày trở về có anh nông phu chống nạng cày bừa

Vì thương yêu anh nên ngày trở về

Có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ

Lúa ngô thi nhau hát đùa trước ngõ

Gió mát trăng thanh, ôi ngày trở về

Có anh thương binh sống đời hòa bình..."

Người thương-phế binh đã cụt hai chân ngồi trên xe lăn giúp vợ con bào đá. Bác gái chốc chốc lại kêu chồng vô nhà nằm nghỉ, nhưng bác trai cười xòa không chịu. Lúc ấy, bác gái lại tới xỉ vào trán chồng mà mắng yêu một tiếng, "Lì thiệt là lì." Chắc hồi trẻ, hai bác đẹp đôi lắm.

"... Ngày trở về, có anh thương binh lấy vợ hiền lành

Người đẹp bên anh, ta cùng học hành

Những khi tan công, hết việc, xếp gánh..."

Cái máy cát-xét cũ kỹ phát tiếp bài "Vợ chồng quê" do bác Nhật Trường song ca với cô Thanh Lan, cũng là nhạc phẩm của cụ Phạm Duy:

"Chàng là thanh niên mạch sống khơi trên luống cày

Nói năng hiền lành, như thóc với khoai

Nàng là con gái nết na trong xóm

Nước da đen giòn với nụ cười son..."

- Anh uống ngọt hôn anh?

- Thưa cô, xin bỏ vừa thôi, tôi không thích uống ngọt quá.

- Dạ.

- Hể? Mục sư?

Người ngồi sau xe Cấp Trên có dáng vẻ trạc tứ tuần, có thể tuổi thật của anh ta không tới khoảng đó nhưng bề ngoài của anh ta đã khiến Manuel Ngô suy đoán như vậy.

- Oa, chỗ này có bán nước sơ-ri nấu khóm.

- Gì mà vui như con trẻ nhận lì xì vậy cưng?

- Thím, thím bán cho con một bịch thật lớn đi thím.

- Bộ ở bển về hay sao mà mừng dữ vậy cậu?

- Dạ không. Bây giờ hiếm ai còn bán loại đồ uống này.

Bác gái múc cho Vệ Thanh một ly cối ít đá nhiều nước và cái, rồi quay qua hỏi Cấp Trên uống gì.

Tuy không thấy món chi vừa miệng, nhưng Cấp Trên vẫn mua ủng hộ một ly sơ-ri nấu khóm. Gã để ý thấy con gái của chủ tiệm không dám nhìn thẳng mặt mình, cô bé chỉ dám len lén đưa mắt ngó, cử chỉ e thẹn và khép nép đó làm gã bật cười. Tuổi học trò luôn là cái tuổi mơ mộng và đầy ắp hoài bão nhất trong đời người. Và cái tuổi trưởng thành, lại là độ tuổi vỡ mộng và "sáng mắt" nhất trong đời người.

Phân phát đồ uống xong, Manuel Ngô ra nghĩa trang thu gom hoa viếng đã héo tàn. Những ngôi mộ đã lâu không có người ghé thăm, y sẽ mua tặng họ một cành hồng nhung thật đẹp. Có một vài nhiếp ảnh gia từng tới đây xin chụp hình nghĩa trang vì những cành hồng của y. Nhớ tới chuyện cũ, y bỗng nghĩ đến nhạc phẩm "Triệu đóa hoa hồng" do Don Hồ ca, miệng ngâm nga nho nhỏ:

"... Dưới ánh nắng sương long lanh triệu cành hồng khoe sắc thắm

Mỗi sáng sớm bên song thưa em bên hoa cười trong nắng..."

Trên vệ đường rợp bóng mát me tây, sắc vàng cam của tấm áo cà-sa nhà Phật lập tức thu hút được sự chú ý của người Mục sư trẻ tuổi. Y niềm nở hỏi thăm:

- Sa-môn Trì Thương?

Trì Thương có đôi mắt nâu rất đẹp, hai cái lúm đồng tiền hằn sâu trên má càng làm gương mặt chú thêm điển trai.

- Sadhu...

Manuel Ngô mời Trì Thương ngồi nghỉ trên băng ghế gần đó, nhưng chú lắc đầu từ chối.

- Không biết giờ này pháp y Chiêu làm gì há chú?

- Đang phủ phục dưới chân Chúa để tìm thấy chìa khóa Lý trí và Lương tri.

Manuel Ngô thấy Trì Thương che bên mắt trái, tưởng đâu chú bị cảm nắng nên hớt hải bước tới xem.

Hình như biết Manuel Ngô đang nghĩ gì, nên Trì Thương bỏ tay xuống và cất giọng nói tiếp:

- Nếu không nghe lời của huynh trưởng, ắt hẳn cậu ta sẽ phải lãnh chịu hậu quả nặng nề. Không phải tự nhiên mà huynh trưởng lại xuống đây...

- Chú khỏe chưa?

Trì Thương gật đầu đặng trấn an vị Mục sư trẻ tuổi. Chú sửa sang vai áo và túi quải đeo trên vai trái, rồi mỉm miệng cười nhận xét:

- Thí chủ thật giống với hình tượng Thiên Thần trong Kinh Thánh.

- Oa, chú từng đọc Kinh Thánh sao?

- Không, là hiền đệ Thủy Diệu thuật lại cho tôi hay. - Trì Thương nghiêng đầu sang phải, như thể đang nói chuyện với ai đó đứng sau lưng Manuel Ngô. - Nếu như tôi không lầm, Thiên Thần thuộc dạng trung tính, không phân biệt rõ nam - nữ.

- Đang nói chuyện với ai vậy Kỳ Anh?

Manuel Ngô chợt cảm thấy lạnh sống lưng, bởi vì y đã nhận ra một điều khó có thể tin được, là Trì Thương đã biết có người sẽ đến đây nói chuyện với họ nên đã nghiêng đầu nhìn qua vai y từ trước đó mấy phút.

- Anh Ba.

- Ba mươi mốt năm không gặp rồi thí chủ nhỉ?

Trương Vĩnh Đức sửng sốt nhìn Trì Thương, rồi đưa mắt nhìn sang bắp tay trái để tìm kiếm hình xăm bài Kinh Lăng Nghiêm.

- Sư ni ở mô rứa?

- Tôi ở núi Phượng Hoàng.

- Vô đây uống trà chơi nghen?

Trì Thương lắc đầu khước từ. Rồi như đọc được thắc mắc của anh Năm Tường, chú hơi nhếch miệng cười và nói:

- Đó là giới luật của Như Lai đặt ra, mỗi ngày chúng tôi chỉ được ăn một bữa.

Không biết là ngẫu nhiên hay có sự sắp đặt, Marshall Tường chưa kịp mở miệng mời Trì Thương, chiếc xe khách rước vị Tăng sĩ về An Giang bỗng nhiên xuất hiện.

Trước khi lên xe, Trì Thương trả lại Trương Vĩnh Đức ba đồng xu. Chúng hãy còn khá mới dù đã trải qua ba mươi mấy năm ròng.

"Xịch."

Xe chạy được một đoạn, bác tài xế tắp vào lề đường để đón thêm khách.

Trần Cảnh Chiêu thấy Trì Thương, bèn sà tới ngồi kế bên chú. Nếu biết trước sẽ gặp được chú, anh chắc chắn sẽ mua chút gì đó làm quà tặng.

- Thí chủ khóc nhiều rồi, ăn miếng xôi lót bụng nghen?

- À... Cảm... cảm ơn chú.

Không biết là do tình cờ hay có ai đó cố ý sắp đặt để nhắc nhở anh điều gì đó, mà tay lơ xe phát hai bản "Boulevard" lời Việt: Một mang tên "Con đường tình" do ca sĩ Ngọc Lan hát, và một mang tên "Con tim buồn" do ca sĩ Tuấn Ngọc ca; nhạc phẩm đầu do chính ca sĩ Ngọc Lan viết lời, còn nhạc phẩm sau do nữ nhạc sĩ Khúc Lan viết lời, bản gốc thuộc về nhạc sĩ Dan Byrd.

- Hỷ, Nộ, Ái, Ố, rồi Sinh, Tử, Biệt, Ly, lại Thành, Trụ, Hoại, Diệt...

Trì Thương mời Trần Cảnh Chiêu uống nước vải thiều nấu với nha đam; nữ thí chủ cúng dường hỏi chú muốn lấy mấy chai, chú đáp là hai.

- Ngon thiệt đó chú.

- Sadhu.

Có lẽ bụng vững nên tinh thần của viên pháp y đen tình đỏ vận trở nên tốt hơn. Anh kể cho Tỳ-Kheo Trì Thương nghe chuyện mình đã đến nhà thờ Cha xứ tư vấn và đã ngộ ra được rất nhiều điều tuyệt diệu. Trì Thương không nhận xét chi sất, chỉ thỉnh thoảng mỗi khi anh ngừng nói để uống nước, chú mới "Sadhu" một tiếng, như ngầm khuyến khích anh nói tiếp.

Chiếc xe đò cứ chạy được một đỗi rồi ngừng để đón thêm khách, mỗi lúc như thế ông tài xế và thằng cháu lơ xe lại lên tiếng xin lỗi bà con. Ai nấy đều thông cảm, vì họ biết thời điểm cuối năm và trước Tết khó khăn ra sao.

Trần Cảnh Chiêu ngồi nghe nhạc phẩm "Loan Mắt Nhung" do Elvis Phương trình bày. Bài này Bảo Tuấn, Trần Thái Hòa, Thái Châu,... hát cũng hay và hợp giọng.

Bỗng có một người đàn ông ăn mặc bảnh tỏn bước tới chắp tay bạch Phật:

- Bạch thầy, thầy cứu con vợ của con được không thầy?

- Được, xin thí chủ hãy mời vợ mình đến đây gặp tôi.

Cô vợ đon đả chắp tay đảnh lễ với Trì Thương, rồi ngồi cách chú một cái ghế để tránh phạm giới.

Trì Thương ôn tồn giảng giải:

- Thời Đấng Thế Tôn hãy còn tại thế, có một anh thanh niên nghèo rớt mồng tơi và rất thành tâm theo Phật. Cứ hễ tới phiên mình cúng dường, là anh ta sẽ thức dậy thật sớm để sửa soạn vật thực và lên đường cho mau kẻo trễ giờ. Một lần nọ, trên đường tới tịnh xá dâng cơm cho Phật, anh ta bắt gặp một con chó ghẻ đương nằm thoi thóp bên vệ cỏ vì quá đói. Anh ta đi qua nó một đoạn, lương tâm cắn rứt, bèn quay đầu lại xem coi nó ra sao. Anh ta thấy nó đang nghểnh cổ lên nhìn mình, có lẽ mùi thức ăn thơm ngon đã giúp nó đủ sức gượng dậy. Tự nhiên anh ta thấy thương cảm nó khôn cùng, đôi chân bất giác chạy đến chỗ nó đương nằm và đặt mâm cơm cùng bình sữa xuống mời nó ăn. Nó ăn ngấu nghiến tới đâu, nước mắt anh ta chảy xuống đến đó vì nghĩ mình đã phạm tội bất kính Chư Phật. Con chó ăn uống no nê xong, nó ngước cặp mắt mang đầy vẻ biết ơn ân nhân đã cứu mạng mình, rồi thong thả rời đi. Người thanh niên ôm đề hồ và liễn cơm thất thểu tới tịnh xá bạch Phật. Như Lai vốn đã quán sát mọi việc, nên sau khi nghe anh ta khóc lóc trách cứ bản thân và xin Phật tha tội, Ngài nở nụ cười đầy hòa ái, từ giữa hai đầu lông mày phóng ra một tia hào quang chiếu sáng muôn phương - Hiện tượng này chỉ xảy ra mỗi khi Ngài giảng pháp - rồi khen rằng đây là bữa cơm ngon nhất và đầy đủ pháp vị nhất mà Ngài từng thấy trong mùa Hạ này... Tích truyện trên là bảo chứng cho câu nói: Phụng sự chúng sanh là cúng dường Chư Phật.

Trì Thương kể xong câu chuyện thứ nhất, chú bèn ngừng lại uống một hớp nước trước khi kể tiếp câu chuyện thứ hai:

- Cấp Cô Độc là một Phật Tử thuần thành, không chỉ cúng dường và phụng sự Tăng đoàn, ông còn hăng hái hành thiện tích đức, hiếu đễ mẹ cha, dạy dỗ và hướng thiện cho con cái, tạo công ăn việc làm cho người cùng khổ,... Vì vậy mà không bao lâu sau, gia sản ông bị khánh kiệt, nhưng ông vẫn không hề nảy sanh tâm nghi ngờ Tam Bảo hay ngừng làm việc thiện, hễ ai cần ông giúp, ông sẽ ráng hết sức làm tới cùng. Đức hạnh của ông đã làm cảm động Vua Trời Đế Thích, Ngài mới sai một Thiên Nữ xuống làm bạn với ông, nhưng ông từ chối do lo sợ nếu nàng Tiên ấy ở đây thì Tăng đoàn ông không dám ghé nhà ông thọ thực. Rồi chẳng mấy chốc tiếng lành đồn xa, các thương gia thấy ông đức hạnh nên... chỗ này tôi sử dụng chữ hiện đại nghen? Họ mới hợp tác kinh doanh và cho ông thiếu tiền, chừng nào có thì trả lại cho họ. Nhờ thế mà ông đã vực lại được sản nghiệp và có dư để hành thiện tích đức và phụng sự - cúng dường Tăng đoàn. Khi qua đời, ông ấy đã đầu thai lên một cõi Trời và làm Chư Thiên ở đó.

Rất nhiều người chỉ làm được một vế như ông Thiện Nam - Cấp Cô Độc, tức là chỉ lo cúng dường và phụng sự Tăng đoàn, mà bỏ bê những người xung quanh mình. Đó không phải là một hành động đúng đắn.

Người đàn bà ấy mắc cỡ gục đầu xuống, bụng nghĩ ai đã nói cho sư thầy này biết việc nhà mình vậy cà?

- Thí chủ, xin mạn phép hỏi, đã bao lâu rồi thí chủ chưa phụng dưỡng mẹ cha hai bên và cúi xuống bố thí cho chúng sanh vậy? Cả, cái tật đánh bài nữa, thí chủ không bỏ thì làm sao gia đình dư ăn dư mặc được; có cúng dường nhiều cách mấy mà không bỏ tâm bài bạc thì cũng vô dụng.

Trì Thương che mắt trái một đỗi, rồi hạ tay xuống và nói:

- Thí chủ, tại sao lại đến những nơi ăn chơi trác táng mà không lo dạy con cái và quan tâm vợ mình?

- Tôi... Đâu... đâu có đâu thầy...

- Trong năm giới cấm nhà Phật, "Nói láo" là một trong năm tội đó.

Trần Cảnh Chiêu thấy đôi mắt nâu hiền như nai của Trì Thương vẫn không hề thay đổi, ấy vậy mà sức ảnh hưởng của chúng tới hai vợ chồng thật khủng khiếp, chẳng ai dám cự cãi lại một câu.

- Hai thí chủ, một người muốn giàu nhưng không muốn làm ăn chân chánh mà lại bỏ phí thời giờ và sức lực vào những trò đỏ đen, còn một người muốn vợ đảm, con ngoan, gia đạo thuận hòa mà lại không không chịu bỏ thời giờ và sức lực vào vun đắp, dung dưỡng. Ai cũng có tội hết, không người nào nhẹ hơn người nào đâu.

- Trời, thầy hổng quen hai người này mà nói đúng như sấm. Thầy coi giùm con một quẻ được không thầy?

Đáng ra bà thím đó phải xưng "Tôi" mới phải lẽ, nhưng vì lòng thành kính nên đã xưng hô như trên.

- "Tướng tùy tâm sinh, tướng tùy tâm chuyển." Thí chủ hãy tự soi gương rồi đoán ra hậu vận của mình.

- Sao tôi thấy độ rày da mình nhăn nheo hơn trước...

- Vì cơ mặt phải vận động mạnh nên mới thành ra nông nỗi này... Nếu thí chủ "Từ - Bi - Hỷ - Xả" với con dâu, ắt hẳn sẽ không còn tình trạng như vậy nữa.

Bà thím bẽn lẽn về lại chỗ ngồi.

Đến lượt một ông bác:

- Tôi thích nghe kinh "Phật Đảnh Tôn Thắng Đà-Ra-Ni", tức Usnisa Vijaya Dharani, do cô Tinna Tình cùng các bạn hữu đọc... Như vậy có được không thầy?

Trì Thương chắp tay và nói "Lành thay".

Trần Cảnh Chiêu hỏi Trì Thương nghĩ như thế nào về hành động tự sát. Chú đáp gần giống với huynh trưởng Châu Lợi:

- Những vị đã chứng đắc quả vị A-La-Hán có quyền nhập diệt Niết Bàn sớm hay muộn, bằng cách dùng lửa Tam Muội tự thiêu hay bằng một phương thức nào đó.

Nếu chết do xả thân hy sinh vì đại nghĩa sẽ không bị đọa lạc, nhưng mỗi lần hành động như vậy, không bao giờ các Ngài khiến người xung quanh bị liên lụy hay mắc tội "cố sát" hay "ngộ sát".

Trần Cảnh Chiêu lại hỏi tiếp về chuyện cải đạo. Trì Thương cười đáp.

- Rất tiếc, có một số người khi quỳ dưới chân Phật không thấy Phật, mà chỉ thấy hai chữ "Lợi - Danh". Để rồi cầu cạnh, xin xỏ không được, họ chán Phật, họ cải đạo, rồi bĩu môi chê đạo gì không linh.

- Chú nghĩ người Công Giáo yêu Chúa là như thế nào?

- Tôi đã từng thấy một người Công Giáo yêu Chúa thực sự trong một lần viếng thăm nước Mỹ. Hôm ấy Trung tâm Công Giáo Việt Nam đóng cửa, người đàn ông Việt Nam thấy vậy mới dựng chiếc xe đạp, rồi quỳ xuống vỉa hè và nắm chặt lấy song sắt của tường rào mà hướng mắt nhìn vào bên trong. Tôi không rõ người đàn ông ấy có cầu nguyện hay đọc Kinh hay không, tôi chỉ rõ đó là một người yêu Chúa thực sự, không nề hà nhà thờ sang đẹp mới đi hay người ta tiếp đón niềm nở mới vào...

Chuyến đi đó nằm trong kỳ An Cư Kiết Hạ. Chúng tôi nương trú trong một nơi nửa nhà nửa am, cư sĩ ấy cũng thuộc Theravada như chúng tôi.

- Tại sao có người cho rằng tu như chú và các Tỳ-kheo kia là tu ích kỷ?

- Nói một cách đơn giản dễ hiểu: Thí chủ và anh A là bạn đồng nghiệp, anh A bị tật nói lắp nên giảng bài rất khó hiểu và tốn thời giờ, trái ngược với thí chủ - Một con người hoạt ngôn và biết cách giảng bài sinh động nên sinh viên nắm vững kiến thức rất nhanh; vậy theo thí chủ, ai trong hai người sẽ thích hợp đứng trên bục giảng dạy.

- Đương nhiên là tôi rồi. Dù anh A có thông minh hơn tôi đi chăng nữa...

- Trái ngược với sự thân thiện, hòa nhã và căn tính không chấp của tôn giả Ananda, tôn giả Ma Ha Ca-Diếp là một con người nghiêm cẩn trong từng cử chỉ cho tới lời nói và ý nghĩ, do đó mà ông tự nhận thấy mình không phù hợp với công việc hoằng pháp, nên đã trao y bát của Như Lai cho hiền đệ rồi đi vào rừng sâu ẩn tu tiếp, có sách nói là núi Kê Túc. Không biết người nào vì hành động của tôn giả Ma Ha Ca-Diếp mà nhận xét rằng tu như ông là tu ích kỷ, chỉ lo thân mình, và tự nhiên Phật Giáo Nguyên Thủy - Theravada bị mang tiếng là "ích kỷ", "vô cảm",...

Xin nói thêm, tôn giả Ma Ha Ca-Diếp vốn hướng nội, thích ẩn tu nơi rừng sâu núi thẳm, tính tình thẳng thắn và nghiêm nghị, rất bảo thủ trong việc trì giới. Chuyện ông ẩn tu không chỉ xảy ra ở thời Đấng Thế Tôn hãy còn tại thế, mà đã từ rất nhiều kiếp rồi, nên việc kiếp này ông thích ẩn tu cũng chẳng có gì lạ.

Hồi Phật còn tại thế có chia năm xẻ bảy đâu mà ai cũng chứng đắc quả vị. Còn bây giờ...

- Con vẫn không hiểu tại sao Phật Giáo lại không có giáo chủ?

- Đề Bà Đạt Đa là anh của Ananda, thay vì tinh tấn tu tập như mọi người, suốt ngày ông ta tìm đủ mưu kế để soán ngôi giáo chủ của Như Lai, thậm chí là nghĩ cách giết Ngài chỉ để thỏa mãn tham vọng trở thành người đứng đầu đức tin. Có lẽ là vì vậy mà Đấng Thế Tôn đã để lại di ngôn rằng bãi bỏ chức giáo chủ và không để ai đứng đầu đức tin như Ngài đã từng tại vị; mục đích chính nhằm tránh tranh quyền đoạt lợi, hãm hại lẫn nhau, biến Phật môn thành nơi uế tạp do lòng sân hận và tham chấp của những kẻ mượn màu áo cà-sa hòng trục lợi cho mình. Tuy Ma Ha Ca-Diếp trao lại y bát của Như Lai cho Ananda, nhưng đó chỉ là biểu tượng trên danh nghĩa, thực ra Tăng đoàn vẫn được các Trưởng lão cùng nhau quán xuyến và bồi đắp, chẳng ai hơn ai, cũng chẳng ai quỳ lụy hay chịu thiệt hơn ai. Do Ananda có trí nhớ siêu quần nên các Trưởng lão mới để cho tôn giả giảng đạo chính, vì bao nhiêu kinh điển và pháp thoại của Phật Tổ ông đều nhớ tuốt, không ai bì kịp ông ở khoản này.

Trần Cảnh Chiêu bỗng cụp mắt, ngó mông lung vào hai lòng bàn tay.

- Tôi biết cậu đang buồn vì chuyện gì... Hãy tin vào Chúa Ba Ngôi, tin vào các Thánh Thần. Các Ngài sẽ dẫn đường chỉ lối cho cậu...

Trần Cảnh Chiêu gật đầu thật khẽ.

Trì Thương chợt che mắt trái, rồi chỉ vào con hẻm bên kia đường.

Lúc này đây trên môi chàng pháp y mới xuất hiện nụ cười tươi thắm:

- Cảm ơn chú.

- Sadhu.

Trên xe đang phát bản "Yêu em bằng trái tim anh" do Tuyết Nhung trình bày, Trần Cảnh Chiêu mới nghe lần đầu. Manh mối của vụ án tạm thời đã có tiến triển mới, tiếc rằng anh phải tự lần tìm.

- Thí chủ có biết không? Có một dị bản viết rằng tôn giả Ananda không phải chết vì tự thiêu mà là chết già trên giường. Tôi đã khóc khi đọc tới đó, vì lòng mừng vui khi hay tin một người đức hạnh như Thánh Tăng được hưởng một cái chết êm đềm. Suốt cuộc đời ông đã phụng sự Tăng đoàn và chăm lo Đấng Thế Tôn đầy mẫu mực và hết lòng, nếu cuối đời ông lại phải chết vì chúng sanh nữa thì đau đớn quá.

Chiếc xe đò đậu lại trước cổng chợ đêm theo lời ngỏ của Trì Thương. Ban đầu ông tài xế không hài lòng, nhưng nghe chú biểu lát nữa sẽ có đoàn khách hai mươi người lên xe nên mới đánh bạo làm theo. Dè đâu, trúng phốc.

- Trời, ông thầy hồi nãy chắc hổng phải là người rồi. Nhìn đâu đoán đó ngay chóc luôn.

Trần Cảnh Chiêu nghe bà con sôi nổi luận bàn, anh hơi nhếch miệng cười, rồi tra bản đồ điện tử xem con hẻm ban nãy ở đâu.

oOo

Micae Nghĩa đón bạn mình tại hải cảng Vũng Tàu. Nhóm của anh nhờ quân trường mà quen biết nhau, tuy mỗi đứa hơn kém nhau mấy tuổi nhưng vẫn coi nhau như đồng trang cùng lứa.

- Cứ hễ về tới đất liền là họ lại đi kiếm gái. Muốn tìm thấy họ thì cứ ghé vào nhà nghỉ.

Tăng Trường Sa nói đoạn, lần tay vào túi quần tìm hộp quẹt zippo để mồi thuốc.

- Anh Phong sao rồi?

- Buồn tình đi loanh quanh ngắm phố phường rồi... Thằng Biển đâu?

- Về nhà ngoại với má nó rồi.

Hỏi han thêm vài câu nữa, hai người bạn mới đường ai nấy đi. Tăng Trường Sa chở thằng em về nhà, trước khi gã về nhà với vợ hiền. Còn Micae Nghĩa đi thăm Hội Thánh địa phương, sẵn tiện tìm người bạn đã lâu không gặp.

Tăng Trường Sa bật bản "Thư cho vợ hiền" do Nhật Trường ca lên nghe. Hai vợ chồng gã lấy nhau đã lâu nhưng vẫn chưa có con, nhưng gã không lo hay giục giã, bởi thằng Hoàng đã có con trai rồi.

- Trong chiến tranh, có nơi đã cho quân lính uống hoặc trộn thuốc diệt dục tạm thời vào trong lương thực, nhằm làm tăng khả năng chiến đấu của binh sĩ. Nhưng cũng vì thế mà đời sau của những người cầm súng ấy bị dị tật, trở thành quái thai và kẻ đần độn. Còn về phần bọn họ, cơ thể cũng nảy sinh ra những căn bệnh quái lạ hay tâm thần bất ổn, do loại thuốc đó hàm chứa những thành phần gây độc âm thầm cho lục phủ ngũ tạng và hệ thần kinh.

- Thằng nào mà cho quân lính nước nó uống cái giống đó là thằng chó đẻ. Thảm sát đồng bào chớ chẳng chơi.

Người lính đeo lon thấp hơn Tăng Trường Sa biết mình lỡ lời, bèn cất giọng xin lỗi gã.

- Không, trên chiến trường và quân trường tôi là cấp trên của anh. Ở đây, chúng ta là bạn. Giải trí đi anh bạn...

Người lính có khuôn mặt phong sương bật bản "Phép nhiệm mầu" do ca-nhạc sĩ Nhật Trường - Trần Thiện Thanh sáng tác và trình bày như món quà xin lỗi cấp trên:

"... Lạy Phật vô biên

Lạy Chúa Ngôi trên

Con nguyện cầu thái bình..."

...

Vũ trường về đêm huyên náo khôn tả. Người đẹp lụa là ra vào chật như nêm, nhưng Giả Nam Phong chẳng ưng một ai.

Trên sàn nhảy đương phát "Liên khúc Chachacha" do ban nhạc "The Magic" trình diễn với hai nữ ca sĩ xinh đẹp Như Mai và Lynda Trang Đài. Trong số các bài hát, bản nhạc mà gã trai bốn biển thích nghe nhất là "Nào biết nào hay" do song ca Như Mai - Lynda Trang Đài trình bày. Bài hát này do nhạc sĩ Minh Thảo đặt lời Việt từ tình khúc Cuba "Quizas, quizas, quizas", hay còn có tên gọi khác là "Lời gian dối". Ngoài bản Việt trên, còn có nhạc phẩm "Sầu dĩ vãng" do nhạc sĩ Minh Trang viết lời, đôi danh ca Thái Thanh - Quỳnh Giao đã lột tả được hết chất thơ và nét đẹp trong khúc tình buồn này.

"... Rồi tiếng nói đó đã xa dần, đã phai tàn, đã không còn

Hình bóng thiếu nữ dễ thương nào đã chết vào mối duyên đầu

Từng đêm em nghe nơi vũ trường

Rằng những lời hứa là qua đường

Rằng chút tình tứ là quá thường

Mà thước nào đo tình thương

Mà thước nào đo tình thương

Nào biết, nào hay tình ơi!"

Giả Nam Phong hơi nhếch miệng cười. Rồi ngoắc bồi bàn lại và kêu một ly cocktail Blood' n Sand.

Người bưng ly cocktail ra cho anh không phải người bồi bàn hồi nãy, mà là một cô gái hết sức nóng bỏng và tươi trẻ. Anh đưa mắt nhìn ly cocktail, rồi từ chối không uống. Anh không muốn mình nằm trong mớ tài liệu đe dọa của ai đó đâu.

Cô vũ nữ thản nhiên ngồi xuống cạnh anh, anh từ tốn đứng dậy rồi đổi qua ngồi xuống cái ghế đơn; nếu cô nàng ngồi trên tay ghế, anh sẽ rời khỏi đây ngay lập tức.

- Cô tên chi?

- Em tên chi hả? Đương nhiên làm vũ nữ thì phải lấy tên đẹp rồi. Mộng Chi, tên em.

Giả Nam Phong nghe xong câu trả lời, bỗng đứng dậy và đi lại quầy bar kêu một ly cocktail khác. Lần này anh đứng đợi luôn, chứ không quay về chỗ ngồi đợi. Mộng Chi đang uống ly cocktail của anh, cô ta có nét cười buồn bẩm sinh, thật khác với khuôn mặt sẽ rạng rỡ khi cười của Tương Như.

- Em lên hát tặng anh một bài được không?

- Tùy cô.

- "Giết em bằng tiếng hát anh", lời Việt của nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng, bài gốc mang tên "Killing me softly" của nhạc sĩ Charles Fox. Em thường hay nghe qua phần trình bày của ban nhạc "Ba Trái Táo".

Hình như Mộng Chi không phải là "verdette", nên "khán giả" không hào hứng mấy khi thấy cô lên biểu diễn.

"... Hôm nay tiếng hát tôi được nghe

Tiếng ca với muôn sắc hình

Để rồi chân bước và chợt thấy để thoáng nghe bao lời ca

Ánh mắt chợt nhìn người trai ấy

Rồi lạ lùng người nhìn tôi..."

Tiếng hát đó rất quen tai Giả Nam Phong, nghe giống hệt giọng của con gái chú bán kẹo kéo sống cùng xóm với anh.

Nhưng Mộng Chi không trở lại bàn của anh để giải đáp thắc mắc cho anh, cô vũ nữ ấy lầm lũi bước xuống cánh gà, rồi không trở ra nữa...

- Lâu rồi không gặp cậu, anh lính thủy bốn biển hỷ?

Giả Nam Phong suýt nữa đã bị sặc. Anh lúng búng kêu lên:

- Chị.

- Ảnh xuống tóc đi tu thiệt hả?

- Dạ.

Bà chủ hộp đêm nhấp chút cocktail B52 cho thông giọng, rồi lắc lư theo điệu nhạc sôi động.

- Chị... ở vậy tới giờ sao?

- Tôi tưởng đâu ảnh đã yên bề gia thất...

Nói đoạn, bà mở điện thoại lên, rồi lẩm nhẩm hát theo giai điệu của tình khúc "Có đôi lần" do ca sĩ Thanh Hà trình bày:

"... Và rồi anh đi mất

Và rồi em thương nhớ

Để giờ đây em biết rằng mình trót yêu

Nhưng em quá ngây thơ

Nên em cứ mong chờ

Trong đêm tối bơ vơ lặng lẽ ngồi khóc..."

Bà chủ hộp đêm cứ thế che mặt khóc ngon ơ. Giấc mộng hai mươi mấy năm bà nuôi nấng phút chốc đã tan thành mây khói. Những vàng son huyễn hoặc kia đã biến mất cùng tuổi xuân của bà. Tiếng nấc nghẹn tức tưởi ấy rơi vào đáy tim bà như những mảnh gai nhọn tách ra từ đóa hồng mà mối tình đầu thường tặng mỗi dịp hò hẹn.

- Cậu biết không? Có khoảng thời gian tôi đã chọn bản "Đêm nghe tiếng mưa" do Minh Tuyết ca làm nhạc chuông...

Có lẽ là bị tâm trạng xấu của người chị giang hồ ảnh hưởng, Giả Nam Phong không muốn ở lại vũ trường thêm một phút nào nữa. Nói đôi lời tốt lành, rồi viên phó đề đốc ấy quay gót rời đi.

Viên tướng Hải Quân đến chùa Khánh Hỷ một mình bằng chiếc xe Jeep nhà binh năm chỗ. Màn sao trên đầu giăng như mắc cửi. Gió Đông lạnh buốt như những hồi còi triệu hồn anh về miền miên viễn ngàn đời bình yên...

Năm xưa Quý Tâm hào hoa, phong nhã bao nhiêu, nay lại trầm tĩnh và ít nói bấy nhiêu. Sắc áo nâu nồng càng tôn thêm vẻ xa cách và thoát tục nơi ông.

- Anh Tâm.

- Thí chủ muốn hỏi chi?

Tự nhiên không khí giữa hai người trở nên ngượng ngập. Cách nói chuyện giữ kẻ đó đã khiến viên chuẩn tướng cảm thấy nghèn nghẹn nơi cổ.

- Em... Anh xuống tóc đi tu đột ngột quá làm nhóm mình ai cũng bàng hoàng hết.

- Duyên tới thì quy y thôi.

- Nhiều lúc em không hiểu nổi, gái vũ trường lại si tình và chung thủy hơn cả gái nhà lành.

- Thời Đấng Thế Tôn hãy còn tại thế, có một vị tôn giả mang tên Ma-Ha Ca-Diếp, hay còn gọi là Đại Ca-Diếp. Vì không muốn cưới vợ sinh con nên ông đã thảo ra một bức chân dung mỹ nữ tuyệt sắc, rồi tuyên bố rằng con chỉ lấy người này. Ai nhìn vô cũng nói họa may lên trời mới kiếm được người con gái giống vầy. Nhưng cha mẹ ông không lấy làm nản chí hay phiền muộn, bởi họ nghĩ chỉ có người con gái như thế mới xứng đáng kết duyên với đứa con trai của mình. Rồi bẵng đi ít năm, người con gái đó xuất hiện, gia đình cũng thuộc dòng dõi quý tộc như ông. Trong một sự tình cờ đầy lạ lùng, một người giúp việc nhà ông ra sông gánh nước về xài đã trông thấy một thiếu nữ diễm lệ y hệt như tranh cậu chủ vẽ, người đó liền tất tả chạy đến, rồi hỏi thăm quê quán tính danh để về thưa với ông bà chủ. Ai ngờ đâu cô gái đó cũng không muốn lấy chồng sinh con, nên hai người gặp nhau như cá với nước; trên danh nghĩa là vợ chồng ở chung nhà, nhưng tối đến ai về buồng nấy ngủ, không thân cận về bất cứ mặt chi. Cho tới một hôm, một sự hiểu lầm không đáng có đã xảy ra: Số là hôm đó tôn giả đi ngang qua phòng "vợ mình", qua khe hở trên cửa ông thấy một con rắn độc đang cuộn mình nằm dưới gầm giường. Sợ nó cắn cô gái, ông mới len lén đẩy cửa vào rồi cúi xuống đuổi con rắn. Động tác ấy đã làm bà giật mình tỉnh lại và mắng nhiếc ông không tiếc lời vì nghĩ ông tính giở trò với mình. Chỉ khi con rắn độc bò ra, bà mới hoảng hốt biết mình lầm... Hai người lặng nhìn nhau, càng thấy thế gian chỉ là cõi tạm, lòng quyết tâm tu hành ngày một cao. Ông bèn lên đường tìm thầy tu học, riêng bà phận gái không thể đi xa được nên đành nhắn ông chừng nào kiếm được hãy gởi thơ về báo tin cho bà hay để bà thu xếp đặng tới nơi tu học chung. Nhờ có tôn giả Ananda nài xin Phật Tổ cho nữ giới theo tu tập mà tôn giả Đại Ca-Diếp đã hoàn thành lời hứa với "vợ", về sau bà cũng chứng đắc quả vị A-La-Hán như ông.

Giả Nam Phong trầm ngâm suy tư. Anh hiểu chữ Duyên nhưng không thể chấp nhận được nó trong lúc này. Bên tai anh vẳng tới giọng ca của Duy Trác trong bài "Tiếng hát đêm Noel", lại một mùa Giáng Sinh anh xa vắng người yêu.

"Vầng sao chìm vào xanh mắt người yêu

Một đêm tơ vàng vương gió đìu hiu

Đường trần đêm Noel chói lòa ánh đèn

Lời kinh đẹp vầng sao thánh thót ngân trong Giáo đường..."

Quý Tâm mời anh bạn năm nào ăn thử bánh đậu xanh mình làm. Những viên bánh nặn hình trái cây đủ dạng, màu sắc vô cùng bắt mắt, hương vị thơm ngon mà không gây ngán ngấy, đã làm chàng lính biển hết sức ngạc nhiên. Từ một người đàn ông vụng thối vụng nát chỉ biết mổ xẻ tử thi, nay anh ấy rất thạo chuyện bếp núc và khéo tay trong các bộ môn "Nữ công gia chánh".

"Két."

- Hy vọng Quý Tâm không quên câu chuyện tôn giả Ananda và Ma-Đăng-Già.

Giả Nam Phong nhìn người đàn ông cao lớn như Hộ Pháp đứng nghiêm nghị nơi ngạch cửa sau mà trong lòng bỗng cảm thấy thảng thốt. Linh tính của một viên tướng bốn biển khuyên anh không nên manh động hay mở miệng trước.

- Thưa hiền huynh, tôi chỉ cảm thấy có lỗi và phạm giới, chứ trong tâm không nảy sinh tham ái với vị thí chủ đó.

- Tôi biết. Hy vọng phó đề đốc hiểu chuyện.

Giả Nam Phong quay mặt đi chỗ khác.

- Cô Như trả đã xong nợ cho thí chủ, duyên phận hai người đã hết, có cưỡng cầu mấy cũng vô dụng.

Giả Nam Phong quay qua nhìn anh Tâm, nhưng anh Tâm lắc đầu, thay cho lời xác nhận rằng mình không hề tiết lộ chuyện riêng của em cho ông Hộ Pháp này hay.

- Vốn tính không quay lại đây nữa, ai ngờ tôi thấy Quý Tâm sắp lãnh một kiếp nạn nên phải tức tốc lên đây ngăn cản.

Trong lúc Giả Nam Phong vẫn còn đương bàng hoàng, ông Hộ Pháp ấy lại nói:

- Trở về núi Phượng Hoàng với tôi, ở ẩn một tháng, dẫn theo hai mẹ con thím Bảy và Tố Nguyệt.

- Thưa huynh trưởng, tôi còn mắc lời hứa với người ta nữa...

- Chưa tận số đâu.

Quý Tâm mừng rỡ chắp tay đảnh lễ hiền huynh:

- Tôi hiểu rồi, cảm ơn huynh trưởng đã tiết lộ...

Giả Nam Phong khẩn khoản xin địa chỉ của tịnh thất mà Châu Lợi đương ở để tiện bề viếng thăm. Đáp lại với thịnh tình của anh, vị Tỳ-Kheo lục tuần đọc địa chỉ cho anh ghi, nhưng tuyệt nhiên không nói rõ nơi tọa lạc của tịnh thất. "Có duyên, sẽ thấy", đó là lời nhắn nhủ của ông.

Nội trong khuya hôm đó, Tố Nguyệt cùng hai mẹ con thím Bảy vội thu xếp hành lý để theo Châu Lợi và Quý Tâm về núi Phượng Hoàng. Bác tài xế mừng húm rước họ lên tận xe, lúc đi không ngừng hối thằng cháu lơ xe làm đủ thứ việc.

Trước khi lên xe, hai mẹ con thím Bảy đi mua mấy ổ bánh mì chay và đồ uống.

oOo

Anh Ba Hói vừa đọc thư điện tử của gã văn sĩ điên, vừa thưởng thức cà-phê trứng béo ngậy. Với những chỗ nào không được và "phạm húy", chú sẽ lấy cây viết cảm ứng gạch dưới chân đánh dấu. Những đoạn mà chú nghĩ "nguy hiểm" càng lúc càng nhiều, chú thở hắt ra, rồi đi kiếm thằng viết bài để phân giải cho nó biết lý do tại sao phải sửa bài.

Tòa soạn có hai cái giếng trời khá lớn, một cái trồng khế, còn cái kia trang trí một hòn non bộ cao gần hai mét - Nghe nói để trấn phong thủy hòng chiêu tài chiêu lộc. Phòng của sếp nằm trên lầu Một, cửa sổ trổ ra phía giếng trời thứ nhất; mỗi độ vào mùa, những tán cây khế chìa cành cây trĩu quả sát cửa sổ, ông sếp già hay mộng mơ lại thò tay ra hái, vừa ngắt vừa lải nhải "Tuổi thơ dữ dội" của mình cho đứa nào đứng trong phòng lúc bấy giờ nghe. Căn-tin nằm đối diện chân cầu thang, nơi đây được bố trí như một gian bếp nhỏ của một hộ gia đình ít người; thường mỗi bận ghé qua tòa soạn, thằng nghĩa đệ của chú sẽ vô đây pha cà-phê uống cho tỉnh trí, hoặc ra hút thuốc ở cái giếng trời thứ hai, nhiều lúc thấy nó giống như thằng khùng vậy, nghĩ trong đầu được câu gì liền ghi âm hoặc chép lại vào sổ.

Vừa bước đến chiếu nghỉ cầu thang, hương cà-phê đã quanh quẩn bên mũi anh Ba Hói, kèm theo tiếng nhạc trữ tình buồn bã - Nhạc phẩm ấy mang tên "Khi người yêu tôi khóc" do danh ca Sĩ Phú trình bày, một sáng tác của ca-nhạc sĩ Nhật Trường - Trần Thiện Thanh.

- Tháo mắt kiếng xuống coi.

Anh Ba Hói lấy ngón tay đặt giữa mắt và lông mày gã văn sĩ điên, rồi chặc lưỡi như thạch sùng:

- Đã trán dô, tai ép sát vào đầu, lại còn "quất" thêm khoảng cách giữa lông mày và mắt quá lớn, hỏi sao không lì tổ mẹ cho được.

- Anh Ba... Có ba câu trong Kinh Phật do một người có tên Hoang Phong dịch thuật mà em hết sức tâm đắc.

- Câu gì?

- "Hiến dâng Sự Thật là sự hiến dâng vượt lên trên tất cả các hiến dâng."



"Không thể giấu giếm Sự Thật lâu dài được."

"Hãy nghi ngờ tất cả, nhất là những gì mà tôi sắp nói ra." Câu này nằm trong Kinh Hoa Nghiêm.

- "Nhà văn chân thật" làm ơn làm phước sửa bài lại giùm con, con xin hứa sẽ hát bản "Không bao giờ quên anh" của nhạc sĩ Hoàng Trang.

- Đó là Sự Thật, không thể sửa được.

- Nhưng mà mày hiến dâng Sự Thật mà đa số có tin đâu, toàn chụp mũ mày "Phản động", "Tự nhục", "Không thích thì cút qua nước ngoài sống", "Ở nước ngoài cũng tệ nạn đầy ra mà không nói", "Thứ bới lông tìm vết",...

- Em có nuôi họ ngày nào đâu mà bắt họ phải tin lời em hay thích người em thương và làm theo lời em nói. Em đề cao sự tự do dân chủ, ngôn luận, tín ngưỡng và tư tưởng chính trị.

Anh Ba Hói nắm đầu thằng khùng nhỏ hơn mình bảy năm mà lôi nó ra ngoài bãi đậu xe, chú sợ nó sẽ gặp rắc rối nếu ông sếp nghe lọt được cuộc đối thoại giữa hai anh em.

- Em còn nhớ bài thơ "Phương xa" của ông Vũ Hoàng Chương...

- Đây là một trong những bình luận mà tao muốn mày thấy...

Đặng Xương Tuyết ghé mắt đọc lướt qua, rồi nở nụ cười nhạt:

- Em khủng bố bằng cách nào hả anh? Gia tài em có cái Laptop cà tàng, một lô một lốc viết đủ loại, cả tá giấy trắng mực đen để hý hoáy mấy câu văn vẻ tự nghĩ, còn có mấy món đồ dùng văn phòng phẩm như gọt bút chì, cục gôm, thước kẻ, kéo cắt giấy, dao rọc giấy, con dấu ghi chú,... thì anh nghĩ coi em bạo động ra răng?

- Có những kẻ sinh ra sợ mực mày à, sợ luôn cả tiếng gõ bàn phím nữa...

Đặng Xương Tuyết châm một điếu thuốc lá, rồi cặp nó giữa môi mình. Anh ngắm nhìn làn khói trắng bay vòng vèo một đỗi, mới hút thuốc lá.

- Nếu họ nói chuyện với em bằng ngôn ngữ do mấy tay anh-chị giang hồ mạng "sáng tạo" ra, em sẽ chấm dứt cuộc vấn đáp, và coi như họ là người vô hình.

Bất thình lình, một giọng cải lương nhão nhoẹt vang lên đằng sau lưng hai người:

- Anh Ba ơi... Anh Ba làm ơn trả tiền nhuận bút cho thằng nhỏ mồ côi mồ cút...

- Trời ơi mày ca cải lương...

Càm ràm thêm vài tiếng, Ba Hói mới miễn cưỡng trả trước tiền nhuận bút cho cậu cộng tác viên.

Sợ mất lòng thằng em ba lơn, Ba Hói quay qua cười cầu hòa với nó:

- Thôi, xem như anh đãi mày một tô hủ tíu gõ để đỡ cắn rứt lương tâm.

Cậu cộng tác viên vừa đếm tiền vừa hỏi:

- Ủa ổng còn lương tâm để cắn rứt hả?

Đáp lại câu nói móc họng ấy là một cái vỗ vào đầu đau điếng.

Xe hủ tíu gõ có hai mống khách, nên thím Tư thấy họ vô ăn thì mừng rơn, miệng cười mơn rước vào và hỏi ngọt, "Ăn gì dạ hai cưng?"

- Nguyễn Văn Tý không có tư cách phán xét Lam Phương và Phạm Duy trong lĩnh vực nhạc thuật, bởi vì trong suốt cuộc đời ông ta, ngoài trừ bản "Dư âm" ra, ông ta chỉ dám sáng tác những bài hát mà không bị cấm đoán hay viết theo đơn đặt hàng của cái lý tưởng đó đề ra. Trong khi hai cụ Lam Phương và Phạm Duy, dám sống dám chết với con đường tự do tư tưởng trong nghệ thuật; điển hình như "Chiều Tây Đô" của Lam Phương và "Bài ca Dân Chủ - Món quà Tự Do" của Phạm Duy.

Đặng Xương Tuyết ngỏ ý đổi nhạc, thím Tư liền đổi sang bài khác. Thím bèn bật bản nhạc "Mừng nắng Xuân về" do cô ca sĩ hải ngoại Cát Lynh trình bày; nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc từ thơ của thi sĩ Thanh Sơn:

"Nắng Xuân về trên muôn hoa

Nắng Xuân về tươi thắm mọi nhà

Người người vui đón Xuân đã về

Một mùa Xuân mới chan chứa tình..."

Đặng Xương Tuyết rủ anh Ba Hói ngồi dưới gốc cây bằng lăng cho đỡ nắng. Xe hủ tíu gõ nằm giữa hai cây bằng lăng đại thụ, gốc phải thím để xe hủ tíu và quầy hàng, còn gốc trái dọn bàn ghế cho khách ngồi ăn. Mỗi cây bằng lăng đều có bồn bông viền quanh nên nhiều người thích ngồi ở đó mà kê bàn ăn uống, thím cũng chiều lòng hết, miễn sao nhớ trả tiền là được rồi.

Quán bán với ba mức giá: Hủ tíu gõ, hủ tíu bình dân và hủ tíu nhà hàng; tùy từng mức giá mà tô hủ tíu nhiều hay ít, số tiền trả cao hay thấp. Thường thì Ba Hói và thằng em ba lơn ăn hủ tíu bình dân, vừa hợp túi tiền và vừa đủ no bụng.

Bỏ nhúm giá vô tô hủ tíu xong, Ba Hói cất giọng khuyên lơn:

- Viết "nhẹ nhẹ" thôi. Tôi mới dễ kiếm "mối" cho cậu.

Đặng Xương Tuyết chỉ cười cười mà không đáp.

- Tôi sợ cái tòa soạn này có ngày vì cậu mà vô tù bóc lịch hết.

- Thì đừng thuê em nữa.

- Rồi mày làm gì sống?

- Hái trái cây, bốc vác, giao hàng,... Em có tay có chân, chứ có đui què sứt mẻ gì đâu mà sợ đói.

- Trời ơi, học cho đã rồi ra làm công việc tay chân.

- Chứ thân cô thế cô mà còn bày đặt học tàng tàng thì đòi hỏi gì hả anh?

- Bữa hổm mày quậy ở Hội Nhà Văn một chập giờ mấy ổng ghim mày lắm rồi.

- Nếu ghim không được thì em tặng cho mỗi cha một cây đinh cho nó lẹ.

- Đáng ra mày phải học trường Luật.

Đặng Xương Tuyết chợt đưa cho anh Ba Hói cuộn báo ai đó để quên ở bàn bên, rồi nói:

- Bây giờ người Việt mình dùng sai nhiều chữ lắm anh, mà nói ra thì họ biện minh đủ điều.

Anh Ba Hói gật đầu lia lịa.

- Thí dụ như, chữ "Sự cố" chẳng hạn". Thay vì nói một cách đơn giản, dễ hiểu: Anh A bị đụng xe, họ lại nói và viết: Anh A bị sự cố. Có thể nhiều người sẽ hỏi, "Ủa, người ta hổng biết anh A bị gì nên dùng chữ "Sự cố" thôi mà." Trong trường hợp đó, tại sao chúng ta lại không dùng chữ "Tai nạn"? Anh A gặp/mắc/bị tai nạn, hoặc văn vẻ hơn, Anh A không may gặp/mắc/bị tai nạn. Cái gì cũng "Sự cố", "Sự cố", tự thân chúng ta làm nghèo nàn đi vốn liếng tiếng Việt của mình.

Mắc cười nhứt, chiếc xe cũng "Sự cố". Viết rành mạch như: Chiếc xe bị bể bánh, xịt lốp, cong niềng, đứt thắng,... thì hổng chịu. Cứ nhứt nhứt phải "Sự cố".

Anh Ba Hói nhìn tô hủ tíu đã "chuyển từ dạng vật chất này sang dạng vật chất khác" mà ngán giùm thằng em. Nhưng những ai đã sống chết với cái nghiệp sáng tác nói chung và viết lách nói riêng, đều hiểu rõ chuyện bỏ ngang bữa ăn vì một ý tưởng hay một chủ đề thú vị là hết sức bình thường.

Ăn đâu được ba đũa hủ tíu, Đặng Xương Tuyết lại trình bày:

- Tiếp theo là "Tầm cỡ". "Tầm cỡ" là một danh từ nhằm biểu hiện mức độ trong phẩm vị, danh hiệu, chức tước,... của một người nào đó. Thí dụ như, "Cô B đạt danh hiệu hoa hậu tầm cỡ quốc tế". Chứ nó không phải là một đơn vị đo lường thời gian, khoảng cách,... mà lại đi nói, "Tầm cỡ bốn giờ" hay "Tầm cỡ bốn mét".

Còn một chữ nữa, là "Tranh thủ". Rất nhiều người dùng thừa chữ này. Thí dụ như, "Trên đường đi đón con trai của anh, em ghé vào sạp nhãn mua ít ký về ăn", là đủ rồi, mọi người đều hiểu em muốn nói gì. Không cần phải nói thừa thãi như vầy, "Trên đường đi đón con trai của anh, em tranh thủ ghé vào sạp nhãn mua ít ký về ăn".

"Tranh thủ lúc địch không đề phòng, chúng tôi tấn công kho quân lương của chúng", và "Nhân lúc địch không đề phòng, chúng tôi tấn công kho quân lương của chúng". Theo anh, câu nào hay và đỡ luộm thuộm hơn?

- Câu sau gọn hơn, khỏi cần dùng "Tranh thủ", người đọc cũng biết ông tướng này muốn tận dùng thời cơ.

- Chưa hết đâu anh. Còn cái nạn xài "Hiện tại bây giờ" nữa anh. Đã "Hiện tại" mà còn "Bây giờ"!

- Vậy mày xét xem bản thân có dùng thừa chữ không?

- Có chứ. Đã "Song ca" mà còn đệm thêm chữ "Cặp" hoặc "Đôi". Em bỏ dư hoài.

- Nhưng, tao đâu có thấy mày bỏ dư đâu.

- Em viết cho con nhỏ em mới bị bỏ dư...

Anh Ba Hói "À" một tiếng thật dài, rồi nhún vai mà nói:

- Con người có hai con mắt, hai cái tay, một cái miệng. Mày vừa viết cho tao, vừa viết cho nhỏ em, nên thành ra nông nỗi này.

- Mà, tao tưởng mày sẽ giấu dốt chớ?

- Ngu thì mình thừa nhận mình ngu. Sai thì mình đứng ra nhận sai. Có chi đâu mà phải che đậy hả anh?

- Hay! Anh đãi mày tô xí quách...

- Em mà tài ba, đức độ, cái gì cũng đúng, cũng biết thì giờ này đã ở trên Trời làm Chư Thiên rồi. Chớ hổng có phải ngồi đây ăn hủ tíu gõ đâu anh.

Đặng Xương Tuyết ngước mắt nhìn vòm hoa bằng lăng, đoạn kêu thêm một tô hủ tíu nữa. Thức trắng đêm viết bài đã khiến anh đói bụng cồn cào.

- Riết, em thích hoài cổ. Đọc sách, nghe nhạc, tham khảo tài liệu, nghe Sử,... của mấy cụ ngày xưa. Không phải lúc nào các cụ cũng đúng đâu, có lúc viết sai chính tả, đôi khi giải nghĩa và áp dụng trật lất các điển tích Trung Hoa, nhưng dù vậy em vẫn thấy được sự tận tụy trong từng câu từng chữ. Bởi vì thời của các cụ không có công cụ tìm kiếm nên việc lầm lẫn là chuyện thường tình, còn ngày nay thì thật là đáng trách.

- Đây, hủ tíu của con đây... Thím để thêm tép mỡ cho con đó.

- Dạ, con cảm ơn thím.

Ba Hói ngó tô hủ tíu không còn một miếng nước, rồi lại đưa mắt ngó sang thằng em cao gầy. Giờ thì anh mới phát hiện ra nó đeo mắt kiếng mới, nhưng mà tiền đâu nó mua vậy cà?

- Hê, mắt kiếng mới nghen?

- Có người tặng em, chứ tiền đâu dư ra mà mua.

- Đẹp đó.

Ba Hói và thằng em trai ngồi uống trà đá nghỉ mệt một lát trước khi trở vào tòa soạn. Không hiểu nghĩ gì mà thằng em anh lại nói:

- Thà em bị nói là lậm Hán - Việt, lậm QT vì xài cách dùng chữ của mấy cụ ngày xưa, còn hơn là "hòa đồng" với mọi người mà phải dùng mấy cái chữ "đời mới" như "toang", "giả trân", "vãi", "bung", "phượt",...

- Tôi khuyên cậu thiệt nghen?

- Sao anh?

- Nếu muốn theo cái nghiệp này, phải biết "luồn lách" và "uyển chuyển" câu chữ.

- Em biết chứ anh. "Ba phải".

- Là sao?

- "Ba phải" là như vầy: Ông A đọc xong một bài đăng, nhưng không biết phản biện hay bênh vực chủ thuê ra sao, nên gõ bình luận là "Bài này chưa đạt." Mục đích chính là gây hoang mang cho những người xem sau, nhằm hiểu lầm rằng người viết bài đăng chắc thuộc phe cánh của nhóm nào đó nên mới tốn công biên bài.

- Tao bị "đì" riết mà cái đầu hói luôn.

- Có lẽ em sẽ không cộng tác với tòa soạn của anh nữa...

- Gì? Cậu giận anh hả?

- Không, em không muốn thấy anh mặc "pijama". Và em lại càng không muốn xã hội này mất thêm một người biết trân trọng cái chữ của đám quèn mê viết lách. Anh sẽ còn gặp rắc rối nếu giao du với em.

- Bất quá thì ở tù chung. Ở tù với tri kỷ, còn hơn sống với đám giả nhân giả nghĩa.

Đặng Xương Tuyết tháo mắt kính xuống, rồi lấy giấy lau vết ố:

- Anh biết trên đời này em ghét nhất hai hạng người nào không? Chơi thua rồi đổ thừa và Sai mà không chịu thừa nhận.

Anh Ba Hói trề môi thiệt dài:

- Cậu chưa sụm được đâu... Đây là thơ mời tham gia buổi tọa đàm của tổng thống Khánh. Trời ơi, ông nào chống lưng cho cậu dữ thần vậy?

- Chắc là cây cột đình ở nhà em.

- Tôi hỏi thiệt đó nghen. Quen với khứa nào mà lớn dữ thần vậy?

Đặng Xương Tuyết vẫn lắc đầu.

- Á à... - Anh Ba Hói vỗ đùi cái đét. - Chắc mấy ổng muốn mày bị hiểu lầm đây mà, nên mới lập kế ly gián. Cho mọi người tưởng mày nhận tiền để viết bài theo ý đồ của phe nào đó, rồi kế đó tụi nó sẽ thuê người biên bài "Vạch trần bộ mặt thật của ký giả Sương Tuyết" hoặc "Hóa ra cũng là phường bút nô như nhau mà bày đặt giở giọng dạy đời"...

- Khỏi cần thuê đâu anh, những người ghét em đã tự làm không công rồi. Gì chớ biên bài nói xấu đứa mình ghét thì dễ ụi, viết quanh năm suốt tháng chẳng mỏi tay, đau mắt. Nào là nhận tiền viết bài, nào là nhận tiền ngoại bang chống phá Đất Nước, nào là phe cánh của ông A, ông B,...

- Nhiều đứa còn thách mày thề nữa đó...

- Em cần chi phải thề hả anh? Có hồn thiêng sông núi Nước Nam và Trời Đất này minh định rõ con người em, há còn cần thế gian này biết hay sao? Vả chăng, họ không hề xứng đáng để em phải gánh một lời thề trên đầu đâu.

Anh Ba Hói ham cà kê dê ngỗng nên quên béng thằng con đương đứng chờ dưới mái trường Tiểu Học. Tới chừng nhớ ra thì má nó đã rước về rồi.

- Tuyết ơi, mày "đốt nhà" tao rồi...

Buông xuống một lời oán thán nhỏ như muỗi kêu xong, Ba Hói quành xe chạy ra chợ mua ít mớ rau, con cá để nấu canh chua làm quà xin lỗi vợ con.

Cái chợ cóc ấy nằm gần một nhánh sông Sài Gòn, quầy hàng đếm đâu được mấy mươi gian, ở đây chỉ bán thức ăn tươi sống hoặc đã qua chế biến, trái cây và đồ uống giải khát.

Chợ trưa thấy khách thì mừng như bắt được vàng, ai nấy thi nhau rao hàng, tiếng rao sao nghe lẫn mùi mồ hôi mặn chát. Tính ghé mua cá và đồ bổi rồi về, Ba Hói thấy cụ già bán chuối tội quá, nên ghé mua giùm cụ mấy nải cho nhẹ quang gánh. Cụ già rối rít cảm ơn, miệng không ngớt "Dạ", "Thưa", như thể món tiền của chú là một xấp tờ vé số độc đắc vậy.

Nhà có ba cái miệng, mua sáu nải chuối ăn biết chừng nào mà hết. Ba Hói đành phiền má làm kem chuối, mứt chuối, bánh chuối và... sinh tố chuối cho đỡ phí phạm, cuối tuần chú đưa cả nhà qua ăn uống. Bụng nghĩ thế, nên thay vì về thẳng nhà, chú lại quẹo phải để lên hương lộ đặng chạy ra ngoại ô. Ba má anh không ưng nếp sống xô bồ của chốn đô thành nên dắt díu nhau về đây lánh đời, an dưỡng.

Con đường tráng nhựa dẫn đến nhà ba má Ba Hói vẫn không phân làn và lắp đặt biển báo giao thông. Đã thế lại còn hẹp té, xe bên này nhường xe bên kia; rủi gặp xe lớn hơn thì xe nhỏ chỉ biết ngừng chạy rồi đứng nép sát vào lề đợi "ông lớn" đi qua mới dám chạy tiếp. Nhưng được cái, hai bên đường trồng rất nhiều hoa cỏ và cây cối, mang lại vẻ đẹp dân dã và bóng mát quý giá giữa thời đại bê-tông cốt thép này.

Ba Hói vừa lái xe vừa nghêu ngao hát bài "Bài ngợi ca Quê Hương" theo giọng cô Sơn Ca và chú Thái Châu. Chú không mong cầu làm nhân vật Lịch Sử, chú chỉ muốn làm hòn đá nhỏ ven đường.

Đang hát ngon trớn, Ba Hói chợt ngó thấy bên tay trái có một người đàn ông đang lui cui đào đất, như thể đang chôn vật gì. Nhưng chú không để ý lâu, vì nỗi nôn nóng gặp lại cha mẹ nên một đường chạy tiếp.

...

- Huệ.

Anh Huế quay đầu lại ngó anh Nam đăm đăm.

- Sáng ni có người vô thăm vui hôn?

Anh Huế không "Ừ hử" chi sất. Anh nằm dài trên giường như xác chết, mắt ngó trân trân lên trần nhà không đóng la-phông xám xịt.

Một lúc lâu sau, anh Huế mới lên tiếng:

- Tau nghĩ trong phòng ni có ít nhất một thằng là "cớm".

Anh Nam cười cười hỏi ai.

Nhưng anh Huế không đáp, anh ta rướn người kéo sợi dây của cây quạt đặng tăng số cho mát, rồi quay mặt qua trái chờ cơn ngủ tới.

Bên tai anh ta, người bạn tù Nam Kỳ đang khe khẽ hát "Xuân trong rừng thẳm" theo giọng của ban "Tam ca Sao Băng". Một sáng tác của Trần Anh Mai, tức bút hiệu của nhạc sĩ kiêm ảo thuật gia Bảo Thu.

oOo

- Sao tự nhiên thanh tra lại "viếng thăm" tập đoàn nhà mình? - Vệ Thanh nói đoạn, kê ly hứng đá viên từ tủ lạnh, rồi mở tủ lạnh lấy ra một bình trà yến mạch và rót đầy ly.

- Có lẽ là do vụ lùm xùm gian lận thuế năm rồi.

Vệ Minh vừa trở bánh quẩy, vừa ngó nồi cháo đương sôi ùng ục trên bếp. Đoạn cất tiếng kêu con trai:

- Boo mỡ.

- Dạ?

- Lại tập rửa chén nè.

Vệ Khương bắc ghế đứng lên rửa chén. Trước khi bắt tay vào "công việc", bé con không quên mang bao tay để tránh bị "nước ăn".

- Ba.

- Gì con?

- Sao con làm hoài mà hổng ốm vậy ba?

- Chú ăn bù vô quá trời quá đất, hỏi sao không ú nu cho được.

oOo

Vị y sĩ tên Sinh rót cho hai người điều tra viên Đại Hàn mỗi người một ly nước thuốc. Rồi niềm nở giới thiệu:

- Cây Bán Chỉ Liên và Bạch Hoa Xà Thiết Thảo có thể hỗ trợ chữa trị ung thư, giải độc gan, giảm đau, tiêu sưng, ngừa phong, chữa kiết lị, trị các chứng ung bướu tân sinh, nhuận tràng, bệnh đường ruột,... thậm chí còn trị bị rắn độc cắn nữa.

Nước thuốc có mùi hăng hắc, vị đắng, hậu ngọt, hơi khó nuốt một chút.

- Đàn ông dùng liên tục có thể khó có con, vì tinh dịch bị giảm số lượng. Ngoài ra, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ tuyệt đối không được uống.

Nghe bài thuốc quý nên hai người Đại Hàn ráng bịt mũi uống cho bằng hết, họ vẫn chưa muốn có con, nên coi như uống thuốc "ngừa thai" luôn.

- Nhờ uống thứ này mà tôi đã hết viêm xoang và không còn bị đàm nữa. Cổ họng và khoang mũi thông thoáng, rất, rất dễ chịu.

Nói đoạn, y sĩ Sinh mở cửa sổ để hứng gió mát. Hương mai nở sớm thoang thoảng trong làn gió cuối Đông. Không biết cao hứng sao đó, chú khe khẽ hát một đoạn trong bài "Gió mùa Xuân tới" của nhạc sĩ Hoàng Trọng:

"Gió mùa Xuân tới

Cánh hồng tươi thắm trong nắng vàng..."

- Phòng bịnh thì dùng Đông Y, nhưng trị bịnh nên dùng Tây Y. Ngồi đợi siêu thuốc nấu xong chắc nạn nhân đi bán muối quá! Mỗi bận nghe người ta bày trừ Đông Y hay Tây Y tôi chỉ biết cười khì, cực đoan sao mà cực đoan quá trời quá đất.

Tào Việt Bân hỏi:

- Cây Bán Chi Liên và Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo có khó trồng hôn anh?

- Hông. Từ Nam ra Bắc đều có mặt hết. Chỉ tiếc phần đông người dân xứ tôi không biết công dụng của nó để trồng và làm thuốc. Cần chi sử dụng ba cái mật gấu, vi cá hay "thực phẩm chức năng", lấy hai loại này đem về nấu nước uống thay trà hay nước lọc còn tốt hơn.

Y sĩ Sinh tốt bụng dặn dò:

- Nhưng, lưu ý nghen, thời gian đầu uống nước này có thể bị tiêu chảy hoặc đại tiện ra phân đen hay bị lẫn mủ, máu; hai triệu chứng trên không có gì nguy hiểm hết, đó là kết quả của sự đào thải độc tố và triệt tiêu mầm độc trong cơ thể.

So Yeong Gwa nhìn đáy ly lắng đầy những cặn li ti do lá thuốc tạo thành, lòng cố gắng ghi nhớ tên của hai cây thuốc này để về phổ biến cho bà con quê nhà.

- Và, đừng nên lạm dụng. Mỗi tuần dành ra một hoặc hai ngày để uống thôi.

- Tôi biết. Tôi cũng không muốn bị hiếm muộn đâu.

Y sĩ Sinh thấy anh bạn Đại Hàn đã khỏe, toan dạm bước đến phòng khác để thăm khám bệnh nhân thì chợt nghe Tào Việt Bân đề nghị:

- Chúng ta ra ngoài ăn được không? Mùi bệnh viện làm bao tử tôi cồn cào hoài, ăn không thấy ngon gì hết.

- Cậu đi một mình nghen? Tôi có việc phải giải quyết gấp.

- Ừ, bảo trọng.

Hàng bánh canh gánh nằm trước cổng nhà thương Quân Y, của một cụ bà ngoài tám mươi, có hai đứa cháu theo phụ việc và nhân tiện học luôn nghề. Khách ăn ra vào nườm nượp, nhìn thấy mà mê.

Buổi chiều mát mẻ mà nghe Duy Quang hát bản "Chỉ có em" của nhạc sĩ Lam Phương thì thật là hợp tình hợp cảnh.

Viên Thùy vừa lấy giấy ăn lau bàn vừa chuyện gẫu:

- Nhạc sĩ Lam Phương viết bài "Tình chết theo mùa Đông", rốt cuộc ra đi ngay chóc mùa Đông. Nhạc sĩ Y Vân viết bài "Sáu mươi năm cuộc đời", ai ngờ lại tạ thế vào đúng tuổi sáu mươi.

- Điềm báo chăng? - Mạnh Cường đưa đôi đũa đã chà chanh và lau khô cho cậu bạn Đại Hàn.

- Không, theo thiển ý của tôi thì đó là sự trùng hợp mà thôi.

Viên Thùy biết anh bạn Đại Hàn vô thần, nên không tranh luận chi sất.

- Tôi thích ăn bánh canh, vì sợi bánh canh rất giống như cọng mỳ Udon quê tôi.

- Nhưng hương vị khác hẳn nhỉ?

- Ừm, hơi khang khác chút.

Cái máy AKai cũ kỹ đương phát bản "Quê Hương chờ anh về" và "Những mùa Xuân chinh chiến" qua phần trình bày của Anh Khoa; đây là hai trong những bản nhạc Vàng ít người biết đến.

- Bác Anh Khoa trung lập, không theo bên nào hết. Thà như vậy đi còn đỡ hơn trẻ theo phe này mà già ngả theo phe khác.

Nghe Mạnh Cường bình phẩm như thế, Viên Thùy và Tào Việt Bân chỉ biết cười trừ. "Mấy ai lấy thước mà đo lòng người", câu nói ấy muôn đời không bao giờ sai.

oOo

Hác Đăng Khánh mời hai vợ chồng Vân Lãng và các cộng sự tới phủ tổng thống ăn tối. Bữa nay chú đãi khách món mỳ Quảng, thức uống là nước mía pha trái cây và nước Cola của nhãn hàng RedBull, và tráng miệng với chè Thái.

- Tôi biết nguyên tắc của giới điều tra, nhưng có thể cho tôi xem sơ qua nội dung của bản án được không?

"Xem sơ", "xem kỹ", "xem lướt" hay "xem gì", Phạm Đình Vân cũng không đồng ý hết.

Cực chẳng đã, Hác Đăng Khánh đành phải trình bày phần tóm tắt của mình:

- Kẻ chủ mưu đã lấy Thường Khán Cảnh làm "bàn đạp" để thử nghiệm kế hoạch của mình phải không? Nếu thất bại, hắn sẽ "dừng cuộc chơi". Còn nếu thành công, hắn sẽ tiếp tục và "nhân rộng mô hình trên toàn quốc".

- ... Đúng là như vậy đó tổng thống. - Bạch Lãng bẻ khớp tay răng rắc.

Tướng Vân nhìn vợ chằm chằm, rồi lấy đũa cuộn mỳ ăn tiếp, không bình phẩm một câu.

Mạnh Cường và Tào Việt Bân đưa mắt nhìn nhau, rồi cắm cúi ăn mỳ tiếp.

- Thanh Tùng đã bị què giò. - Phạm Đình Vân chợt cung cấp tin tức.

- Thanh Tùng là ai?

- Hắn ta là tay sai của một băng đảng...

- Thôi, tôi không muốn nghe tin này. - Hác Đăng Khánh khước từ. Trên môi chú nở một nụ cười giả tạo. - Tôi không muốn khiến các vị khó xử hay gặp phiền phức vì mình.

Tào Việt Bân hãy còn đau bụng nên ăn rất ít. Tuy mùi hương rất hấp dẫn nhưng cậu không cảm thấy được sự ngon miệng. Anh Cường sợ cậu bỏ mứa nên đã sớt bớt qua tô của mình, tổng thống Đại Việt thấy thế nên đã sai đầu bếp nấu súp lỏng khoản đãi cậu.

- Cậu Bân ráng đợi xíu nghen?

- Thưa ngài, tôi vẫn chưa đói, nên chờ bao lâu cũng được.

- Đáng ra tôi nên nấu nhiều món hơn mới phải.

Nhờ cuộc trò chuyện với giới điều tra mà Hác Đăng Khánh đã thu thập được tin tức muốn biết. Đầu tiên là về sức khỏe của Phạm Thành Nhân, kế đó là Thường Khán Cảnh và sau rốt là những nhân vật xoay quanh vụ thảm án.

Chú ngả lưng trên chiếc ghế dài dựng sát cửa sổ, tai lắng nghe những bản nhạc yêu thích, mắt ngắm nhìn khu vườn xanh mát đầy tiếng chim líu lo. Trên mạng đầy rẫy những bình luận và bản tin của đám ba phải, "cuốn theo chiều gió" và hai mang, nên chú tạm thời không truy cập mạng xã hội cho tâm thần bớt rộn vì những kẻ không đâu.

Cuộc đời chú hệt như nội dung bài hát "Fly" do bộ đôi Rihanna và Nicky Minaj "song tấu". Không một phút bình yên, không một giây dám lơ là, phải dò la ý tứ đến tận xương tủy.

- Thầy.

- Cái cậu sinh viên đó...

- Không, con không muốn biến cậu ấy thành thần tượng rỗng tuếch.

Lạc Tương Giang đóng cửa thư phòng, rồi ngồi xuống cái ghế đơn đặt gần chân trường kỷ mà học trò đương nằm.

- "Không thành công thì cũng thành nhân." Vồ vập, tung hô, ca tụng,... sẽ khiến cậu ta lầm đường lạc lối. Ngoài ra, con cũng không muốn cậu ấy bị rêu rao là "thuộc hạ" của tổng thống. Hãy để cho con đại bàng được sống kiếp đại bàng, xoải cánh mà bay lượn trên thinh không kia. Đừng nhốt nó vào cái lồng, rồi gắn bảng tên mỹ miều cho nó, nó sẽ hóa thành loài gia cầm tầm thường ngay.

- Sau này, cậu muốn đi bán hủ tíu bò viên thiệt hả?

- Thưa thầy, là thiệt.

Lạc Tương Giang nhìn đứa học trò tên Khánh một cách chằm chằm. Cụ là thầy của nó mà cụ không thể nào đoán được nó đang tính toán những gì trong đầu. Nó thực sự là một bậc ái quốc thương dân hay là một thằng độc tài xảo ngôn chuyên quyền?

- Con năm nay đã vô ngũ tuần. Còn dôi ra vài chục năm để đi nghỉ dưỡng.

- Mateo Nhã giỏi về lĩnh vực Kinh Tế, nó lên thì dân mình đỡ lắm.

- Dạ, con chỉ giỏi bên Luật, đỡ đần Nước Nhà được mỗi mảng Luật thôi.

Hác Đăng Khánh bật bản nhạc "Tình sau cơn bão" do Ngọc Lan trình bày lên nghe, nhạc phẩm này được nhạc sĩ Nhật Ngân đặt lời Việt từ tình khúc "Après l'orage":

"Bão tố rồi cũng qua mau

Tình yêu vẫn dâng đầy trong nhau..."

- Thầy, thầy có biết tuyết ở Vương quốc Anh lạnh như thế nào không? Vào mùa Đông, mỗi sáng con phải thức dậy từ khuya để xúc tuyết, mới có thể lái xe đến trường và sở làm. Con thèm được ăn ổ bánh mì thịt nguội hay tô cháo lòng do mấy cô, mấy bác mở bán gần chỗ cô nhi viện. Con thèm được nghe ai đó là thân nhân gọi sang thăm hỏi, nếu lúc ấy con có người yêu thì đỡ quá, nhưng đời con chỉ yêu một người, tình đầu cũng là tình cuối, không ai thay thế được chị ấy.

- Tình cảm của cậu và con bé đó, theo tôi thấy, đó là tình mẫu tử, tình chị em ruột thịt, chớ không phải là tình yêu trai gái.

- Con đã từng nghĩ như thầy... Rất tiếc, không phải. Còn thầy, thì sao?

Lạc Tương Giang ậm ừ vài tiếng, rồi ngưng bặt.

- Con đã từng mặc âu phục đi bộ dưới màn mưa tuyết. Cái khăn quàng cổ bằng len không đủ giữ ấm cổ họng con. Cứ thế, cứ thế, con đi lang thang vô định, chẳng màng đến sự giá rét hay không gian xung quanh. Một số viên cảnh sát tưởng lầm con là người vô gia cư, nhập cư lậu hay du khách bị lạc đường, nên đã tới hỏi giấy tờ của con, có người còn tỏ ý chở con về tận nơi, nhưng con từ chối hết... "Từng bước, từng bước thầm. Hoa vòng rừng tuyết trắng..."

Hác Đăng Khánh nhắm nghiền mắt mà hát một đoạn trong bài "Những bước chân âm thầm" do nhạc sĩ Y Vân phổ nhạc từ thơ của thi sĩ Kim Tuấn. Rồi bỗng ngừng hát mà quay qua nói với ông thầy Thần Kinh:

- Đi so thành phố chỉ có hai mươi năm xây dựng với một thành phố có gần năm mươi năm xây dựng, rồi vỗ ngực tự khen thành phố có gần năm mươi năm xây dựng phát triển hơn thành phố có hai mươi năm xây dựng. Chẳng khác nào đi so chiều cao của một người trưởng thành và một đứa bé nhi đồng mười tuổi.

- Cái đứa ngu đó thì nói làm gì cho mệt hơi, thứ dòng tiêu chuẩn kép và bênh chủ chằm chặp thì tốt nhứt đừng có phí thời giờ với nó.

oOo

Hôm nay là Chúa Nhật, Jacqueline đi Lễ cùng cô em kết nghĩa. Chú Khánh đã đồng ý cho chị được nghỉ phép vào mỗi dịp Thánh Lễ bên Đạo.

Tan Lễ, hai chị em rủ nhau ra vỉa hè uống cà-phê vợt. Ông chủ quán bật chi bài hát "Đồi thông" do Duy Trác ca để lòng khách bồi hồi nhớ đến "Thành phố buồn" Đà Lạt?

- Ăn bánh mì thịt không chị Jack?

- Ừ, lấy cho chị một ổ thiệt cay và rắc chà bông thiệt nhiều.

- Chị khoái ăn chà bông ghê. Mốt em làm cho một hũ bự chà bá, ăn với bánh mì thịt cho nó đã.

Jacqueline lườm cô em kết nghĩa muốn rớt con mắt. Hai chị em là bà con lối xóm, cùng sinh ra tại một nhà bảo sanh có vườn hoa bình dân tuyệt đẹp. Tính tình hiếu động như con trai nên chơi rất hợp rơ, gia đình đôi bên thấy thế càng yên tâm hơn.

- Có nhiều bà vô duyên mà cứ vỗ ngực "Nữ quyền", thấy chồng nói sai thì về nhà hai bên góp ý to nhỏ với nhau, đằng này giữa nơi công cộng mà oang oang những lời lẽ dè bỉu, mỉa mai, hỏi sao chồng không buồn, không chán mà kiếm người khác; dù rằng con nhỏ đó có thể "họ Đào".

Jacqueline nghe em gái nói thế, cũng vui miệng góp lời bình luận:

- "Nữ quyền" khác với vô duyên và chảnh chọe. Ăn nói xấc bấc xang bang, bận đồ "trống trước hở sau", đi đứng cà nghinh cà bật, suốt ngày bày trò thử lòng người xung quanh để thể hiện "Trí khôn và lòng tốt của ta đây",... các dấu hiệu mà tôi nêu trên là biểu hiện của một người tâm thần bất ổn chứ "Nữ quyền" cái con khỉ gì.

- Người góp phần xây dựng ngành Pháp Y - Pháp Chứng, tìm ra chất phóng xạ, chế tạo bom, đóng hàng không mẫu hạm, phát minh công cụ khám phá vũ trụ,... đều là phụ nữ. Họ khẳng định nữ quyền bằng trí tuệ và sự cố gắng của mình, chứ không phải là đòi hỏi những điều Trời ơi Đất hỡi như một số đám đang làm bây giờ đâu...

Không hiểu nghĩ gì, trước khi lái xe, Jacqueline lại bật bản "Bad girls" của M.I.A lên nghe. Kế đó là bài "Survivor" và "Independent Woman" của Destiny's Child.

- "... Anh cho rằng chia tay anh tôi sẽ rơi vào hoàn cảnh túng quẫn ư?

Tôi ngày càng giàu lên đấy..."

- Tôi không biết ai là người đã sáng tác bài "Survivor" nữa... Bao nhiêu sự căm tức người yêu cũ chắc đổ trút vào bài này hết.

Hai chị em rảo một vòng đô thành hóng mát, mua mấy món ăn hàng và đồ uống; vừa rong ruổi ngắm phố xá vừa tám chuyện với nhau.

- Chị Jack. Chị mà là đàn ông em cưới chị liền á. Người đâu vừa giỏi vừa đảm đang.

- Chú Khánh là mẫu người giống y hệt ước muốn của em. Chỉ có điều...

- Thôi nhiêu đó đủ rồi chị. Ai cũng có khuyết điểm hết, nên em chấp nhận được.

- Sợ tôi bị bắt vì nói xấu ổng hả?

- Dạ...

- Ổng là tổng thống nhưng cung cách bình dân và dễ gần lắm, chứ chẳng có chuyên quyền, độc đoán như lời đồn đâu.

Điểm nghỉ chân của hai chị em là một ngọn đồi nhân tạo trên Thủ Đức. Hàng cây bã đậu quanh năm tươi tốt, tạo nét đặc sắc cho ngọn đồi.

oOo

Chú thích:

1/ Tên tựa chương này được đặt theo tên của nhạc phẩm "Dư âm mùa Giáng Sinh" do nhạc sĩ Ngân Giang sáng tác.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất

Trước Sau