Chương 58
Đây là lần thứ ba anh lôi thời gian ra làm cái cớ trì hoãn.
Nhưng lần này anh chỉ cần năm phút, dù Giang Nhược cương quyết đến đâu chăng nữa thì cũng không có lý do từ chối.
Chỉ không ngờ Tịch Dữ Phong cần năm phút để kể chuyện.
Có điều anh không buồn lấp li3m bằng "tôi có một người bạn" mà đi thẳng vào vấn đề: "Tôi từng nói với em sự ra đời của tôi là một trò cười... Tôi không nói điêu, là thật đấy."
Tịch Dữ Phong ngừng giây lát rồi cất giọng còn trầm hơn cả màn đêm: "Năm xưa mẹ tôi là con gái của một thương nhân giàu có, lấy Tịch Thành Lễ xuất thân nghèo hèn, đúng nghĩa cú đậu cành mai."
Ấy là mở đầu tiêu chuẩn cho một câu chuyện tình yêu.
Thuở đó Kiều Gia Nguyệt vui mừng khấp khởi, tưởng rằng đã tìm được người đáng để gửi gắm, dù phải hỗ trợ chồng kéo vốn khắp nơi hay phải dùng quan hệ của mình giúp chồng tiến vào tầng lớp thượng lưu cũng hoàn toàn không so đo tính toán.
Nhờ sự giúp đỡ của bà mà nhà họ Tịch sa sút vực dậy lần nữa. Tịch Thành Lễ lên như diều gặp gió, công việc cũng lu bù hơn, thay đổi dễ thấy nhất là số lần về nhà càng ngày càng ít.
Nhưng dần dà Kiều Gia Nguyệt phát hiện Tịch Thành Lễ không chỉ bận rộn vì công việc.
Đặc biệt là từ khi sinh Tịch Dữ Phong, có một dạo chứng trầm cảm sau sinh khiến Kiều Gia Nguyệt vô cùng nhạy cảm, thậm chí gọi điện thoại quá ba cuộc mà Tịch Thành Lễ không bắt máy bà cũng sẽ nghĩ ngợi lung tung.
Biết bao đêm nghi này nghi nọ, cuối cùng vào ba năm sau, cũng là năm Tịch Dữ Phong ba tuổi, Kiều Gia Nguyệt thuê thám tử tư điều tra ra được địa chỉ Tịch Thành Lễ thường xuyên lui tới, bắt gian chồng và Tiêu Nhân - người bà từng coi là bạn thân - ngay tại giường.
Sau này Kiều Gia Nguyệt mới biết hai kẻ này đã dây dưa trước cả khi bà và Tịch Thành Lễ ở bên nhau.
Liếc một cái là hiểu ngay vì sao Tịch Thành Lễ lại lấy bà.
Lúc ấy Tiêu Nhân đã có thai.
Đáng lẽ Kiều Gia Ngyệt có thể chọn lựa ly hôn dẫn con về nhà mẹ đẻ sống tiếp, bà còn chưa tới ba mươi, hoàn toàn có thể tìm kiếm một tình yêu đích thực khác. Nhưng bà không chịu thua, nói sao cũng quyết không từ bỏ.
Cuộc "chiến" dài lê thê bắt đầu từ đây.
Vốn dĩ là bên có lý, dù ra tòa ly hôn thì Kiều Gia Nguyệt cũng nắm chắc phần thắng nhưng bà cứ một mực ngạo mạn tự cho mình là nhất, thua Tiêu Nhân đã làm chùn nhuệ khí của bà, bà khinh thường ba cái trò mèo khóc lóc ỉ ôi đòi thắt cổ nhưng không nghĩ ra cách nào khác, chỉ có thể phí sức vào những việc vô nghĩa.
Chẳng hạn như bảo dì Phương làm món ăn Tịch Thành Lễ thích rồi gọi ông về.
Chẳng hạn như lợi dụng quan hệ ngày trước để bố trí tai mắt, nhờ người ta bắt gặp Tịch Thành Lễ ở đâu thì báo cho bà, bà sẽ phi sang chặn ông lại.
Và chẳng hạn như nghiêm khắc với Tịch Dữ Phong hơn, bắt anh phải đứng hạng nhất, không được thua kém bạn bè đồng trang lứa ở mọi mặt, sau đó lấy anh ra làm cái cớ kêu Tịch Thành Lễ về nhà khen thưởng.
Mà làm một người cha, một người chồng suốt ngày bị vợ đè đầu cưỡi cổ, bị người ngoài chế giễu chẳng thể ngẩng mặt nhìn ai, Tịch Thành Lễ khen thưởng Tịch Dữ Phong thế nào?
Ông nhân lúc Kiều Gia Nguyệt ngủ mê mệt do thuốc trị trầm cảm để đưa Tịch Dữ Phong vào phòng chứa đồ vắng tanh, kéo rèm tắt điện, khoá kín các cửa cho Tịch Dữ Phong ở trong một mình.
Tịch Thành Lễ trút toàn bộ những phẫn uất, áp bức và lăng nhục phải chịu đựng lên đứa con chưa đầy mười tuổi.
Ông còn ra lệnh cấm người giúp việc trong nhà không được thả Tịch Dữ Phong ra.
Vì thế thường là Kiều Gia Nguyệt ngủ bao lâu, Tịch Dữ Phong bị nhốt bấy lâu. Có đôi khi Kiều Gia Nguyệt ngủ li bì mười mấy tiếng, Tịch Dữ Phong bị nhốt từ ban ngày tới tận lúc tối mịt, thậm chí sang cả ngày mới.
Trong ấn tượng của Tịch Dữ Phong, mẹ luôn ngủ mê man.
Thỉnh thoảng bà tỉnh táo cũng chẳng ngó ngàng đến anh. Chỉ trong một vài thời điểm nhất định, bà sẽ dẫn anh đi tìm Tịch Thành Lễ.
Có lúc đến công ty, có lúc lại sang chỗ ở của Tiêu Nhân.
Đến nơi rồi thì Kiều Gia Nguyệt toàn thốt những câu từ không xuôi tai, anh chỉ có thể đứng cạnh lắng nghe và không được phép bỏ đi.
Hiển nhiên mẹ con anh không được chào đón, bất kể đặt chân đến đâu.
Có lần Kiều Gia Nguyệt để Tịch Dữ Phong ở đại sảnh tầng một, anh khát nước muốn uống nước, lại gần phòng nước thì nghe thấy các nhân viên đang túm năm tụm ba nói nói cười cười, bảo anh mới là con riêng, anh sinh ra là một trò khôi hài cực lớn.
Đó là lần đầu tiên Tịch Dữ Phong học cách che giấu cảm xúc của mình, Kiều Gia Nguyệt quay lại thấy mắt anh đỏ hoe thì hỏi anh làm sao, anh lắc đầu không hé răng lấy nửa chữ.
Sau này qua quá trình không ngừng tôi luyện "thực chiến", Tịch Dữ Phong đã đúc kết ra được một bộ quy tắc sinh tồn cho riêng mình.
Anh bắt đầu ít ở nhà hơn, tan học xong không lang thang sân bóng thì cũng rúc trong thư viện.
Từ lúc chơi với Mạnh Triều, Tịch Dữ Phong lại có thêm một nơi để đi, đó là nhà họ Mạnh.
Nhà họ Mạnh có cơ man là sách, dù mỗi tuần đọc một quyển thì cả đời anh cũng không đọc hết nổi.
Anh dần trưởng thành, Kiều Gia Nguyệt không kiểm soát anh nữa, Tịch Thành Lễ cũng không nhốt anh mà bắt đầu sợ hãi đứa con trai luôn nhìn mình bằng dáng vẻ thờ ơ, lâu lâu gặp mặt còn vui vẻ hòa nhã hỏi han bài vở của Tịch Dữ Phong.
Bởi Tịch Dữ Phong đã cao hơn ông cả cái đầu, cũng bởi đứa con riêng không giống con riêng chỉ là thằng bất tài, ông sợ sự nghiệp vất vả gầy dựng không có người kế thừa, sợ trăm năm sau chẳng còn mặt mũi gặp liệt tổ liệt tông.
Nhưng trong vô vàn đêm đen dài đằng đẵng chiếm cứ những năm tháng đầu đời, Tịch Dữ Phong đã quen với bóng tối, cũng khó phân biệt sự thay đổi giữa ngày và đêm hay thời gian xoay vòng.
Anh không cảm nhận được lúc nào nên ngủ lúc nào nên thức. Dù nằm trên giường thì đại não và cơ thể anh vẫn không sao thả lỏng, để rồi chỉ đành nhắm mắt giả vờ ngủ vậy thôi.
Tới nỗi anh còn tập được kỹ năng điều chỉnh hô hấp không khác nào đang ngủ.
Nhiều năm qua đi kỹ năng ấy được anh rèn luyện cực kỳ tinh vi. Anh từng lừa đám bạn cùng phòng hồi cấp ba, từng lừa thằng bạn Mạnh Triều, sau khi ra nước ngoài du học, cuối tuần ký túc xá mở tiệc, có người lo ồn ào ảnh hưởng đến anh ở trong phòng thì bạn học thuê chung nhà nói: "Nó ngủ say lắm, sét đánh cũng không tỉnh dậy đâu."
Thậm chí anh còn từng lừa chính bản thân mình, tưởng rằng từ lâu mình đã quen với bóng tối và chẳng cần ánh sáng.
Kể đến đây, Giang Nhược thở ra một hơi rất khẽ.
Sở dĩ khẽ là bởi cậu không muốn bỏ lỡ mỗi một chữ mà Tịch Dữ Phong nói, cũng như mỗi một khoảnh khắc anh đã từng trải qua.
Giọng anh nghe xa xôi hơn vì tín hiệu điện thoại.
Cậu cầm lòng chẳng đặng chuyển chế độ loa ngoài sang loa trong, để điện thoại ở nơi gần tai nhất.
Tịch Dữ Phong nói: "Em là người đầu tiên nhận ra tôi giả vờ ngủ."
Giang Nhược nghe vậy thì vô cớ nhớ đến cái ngày Tịch Dữ Phong tặng cậu căn phòng tập và bảo cậu rằng: "Trong mắt em có ánh sáng."
Hóa ra không để ý không có nghĩa là không ước ao.
Những chuyện xảy ra sau này, Giang Nhược đều đã từng nghe hoặc tận mắt chứng kiến.
Tịch Dữ Phong chỉ kể những điều cậu không biết.
"Mẹ tôi mất năm tôi mười chín tuổi." Tịch Dữ Phong nói: "Lúc tôi về nước thì mẹ đang hấp hối rồi. Hôm cuối mẹ tỉnh táo, lập di chúc chuyển cổ phần cho tôi, bảo tôi đừng nhớ mẹ."
"Tôi không bảo vệ được mẹ, tôi buộc phải lớn mạnh hơn."
Giang Nhược rất rõ những gì mình đang được nghe không phải lời mà một người đàn ông luôn lớn mạnh trong mắt mọi người có thể dễ dàng thốt ra.
Tịch Dữ Phong đã hoàn toàn gỡ bỏ lớp phòng bị, thậm chí nói năng còn hơi lộn xộn.
"Tôi không muốn em xảy ra chuyện."
"Từ khi em đi, nhiều lần tôi ngủ đều mơ cùng một giấc mơ. Tôi mơ thấy bóng lưng em, vươn tay ra với nhưng làm thế nào cũng không bắt được."
Vậy nên vào cái ngày nghỉ tạm ở chỗ Giang Nhược, mở mắt ra thấy cậu là anh giữ lấy cậu ngay.
"Em nói đúng, tôi vừa ngạo mạn vừa tự phụ, quen thói đánh chắc từng bước, lúc nào cũng cho rằng mọi thứ đều nằm trong lòng bàn tay. Thế nhưng đứng trước em tôi luôn mất kiểm soát, để rồi làm ra những việc khiến bản thân hối hận."
"Mỗi lần nhớ lại ngày hôm đó tôi đều cảm thấy khi ấy mình thật quá ghê tởm."
Giang Nhược biết anh nói đến hôm nào.
Vì thế mà cậu nín cả thở, chỉ lo bỏ lỡ câu giải thích sau đây.
"Xin lỗi em." Tịch Dữ nói chậm rãi nhưng giọng điệu chân thành mà kiên định: "Dù bây giờ đã muộn nhưng tôi vẫn muốn nói với em, tôi làm vậy là vì muốn níu kéo em."
"Huỷ hôn là vì em, đòi lại chai rượu cũng vì em. Đổi ảnh đại diện thành ảnh poster của em là vì em thích đóng điện ảnh, em từng nói phải để tất cả mọi người đều xem phim em đóng."
"Nếu chỉ muốn em quay về thì tôi có hàng nghìn cách ép em đi vào khuôn khổ, để em không thể không trở về bên tôi."
"Nhưng tôi không muốn làm em buồn, càng không muốn em hận tôi."
Lúc này mặt trời đã lên cao nhưng dường như Giang Nhược vẫn đằm mình trong hồ nước lạnh dưới vầng trăng toả bóng, mỗi một nhịp thở đều có thể ngửi thấy thứ mùi ẩm ướt chua chát.
Thì ra anh cũng sẽ để lộ nhược điểm, thì ra anh không phải là người không gì không làm được.
Cậu yếu lòng đến nỗi không nỡ cắt ngang sự thinh lặng hiện giờ, kiên nhẫn chờ cho tới khi Tịch Dữ Phong tìm lại mạch suy nghĩ và nói tiếp.
"Em không phải đồ chơi, tôi cũng không phải đấng cứu thế. Tình yêu không phải sự cho đi mà mình tự cho là đúng, càng không phải một phía đơn phương bỏ ra."
Tịch Dữ Phong nhắc đến chữ ấy rồi ngừng giây lát, đoạn hỏi: "Em nói em thích tỏ tình kín đáo, chai rượu gửi cho em em đã xem chưa?"
Giang Nhược vô thức lắc đầu, một chốc sau ngỡ ra anh không nhìn thấy thì không kìm được bật cười.
Và rồi lại trộm gật lên gật xuống ở nơi Tịch Dữ Phong chẳng hay biết.
Làm sao cậu lại không muốn xem cơ chứ?
Hôm nhận được chai rượu Giang Nhược đã mất ngủ đến nửa đêm, không thể không bò dậy cầm chai rượu ra soi dưới ánh đèn, phân biệt câu thơ khắc dưới đáy chai.
May thay Giang Nhược cũng từng đọc bài thơ tiếng Tây Ban Nha ấy nên cảm thấy quen, lên mạng tìm kiếm theo ấn tượng thì đúng là bài đó thật...
Te voy a dar mi soledad,
mi oscuridad, mi corazón está con hambre;
Tôi trao em nỗi cô đơn của tôi, bóng tối của tôi và khao khát nơi con tim tôi;
He intentado utilizar la confusión, el peligro, no le sorprenderá
Tôi cố gắng mua chuộc em bằng trù trừ, nguy hiểm và thất bại.
Tuy nhiên Tịch Dữ Phong ở đầu bên kia không nhìn thấy thật, vậy nên mặc nhiên cho rằng Giang Nhược vẫn chưa chịu sờ vào chai rượu.
Anh thẳng thắn bộc bạch: "Từ lâu trước kia tôi đã biết tất cả những thứ khiến người ta mất kiểm soát đều là yếu tố nguy hiểm, theo tư duy quán tính của dân kinh doanh, việc đầu tiên phải làm là loại bỏ yếu tố nguy hiểm. Nhưng tôi không muốn, nếu em là yếu tố nguy hiểm của tôi thì tôi bằng lòng vì em mà mất kiểm soát."
"Nếu sự mất kiểm soát của tôi từng tổn thương em, thì đó không phải ý muốn ban đầu của tôi."
"Giang Nhược... Đừng hận tôi."
Thời gian đảo ngược trở lại thời điểm này một năm về trước, thời điểm mà khởi đầu cho sự rạn nứt.
Chừng như từ khoảnh khắc ấy, sau khi Giang Nhược khiến anh gọi tên cậu nhiều hơn, thì hầu như mở đầu mỗi câu Tịch Dữ Phong đều sẽ kèm theo tên cậu.
Chẳng dễ gì gọi điện thoại được cậu nghe máy, chỉ gọi một lần làm sao thoả?
Vì thế ngay sau đó, Tịch Dữ Phong thổ lộ: "Giang Nhược, tôi yêu em."
"Tôi yêu em, vậy nên sẽ vì em mà mất kiểm soát hết lần này đến lần khác... Ít nhất điều này có thể chứng minh rằng ở trước em, tôi cũng không có bí mật."
"Giang Nhược..."
"Anh yêu em."
***
Nhưng lần này anh chỉ cần năm phút, dù Giang Nhược cương quyết đến đâu chăng nữa thì cũng không có lý do từ chối.
Chỉ không ngờ Tịch Dữ Phong cần năm phút để kể chuyện.
Có điều anh không buồn lấp li3m bằng "tôi có một người bạn" mà đi thẳng vào vấn đề: "Tôi từng nói với em sự ra đời của tôi là một trò cười... Tôi không nói điêu, là thật đấy."
Tịch Dữ Phong ngừng giây lát rồi cất giọng còn trầm hơn cả màn đêm: "Năm xưa mẹ tôi là con gái của một thương nhân giàu có, lấy Tịch Thành Lễ xuất thân nghèo hèn, đúng nghĩa cú đậu cành mai."
Ấy là mở đầu tiêu chuẩn cho một câu chuyện tình yêu.
Thuở đó Kiều Gia Nguyệt vui mừng khấp khởi, tưởng rằng đã tìm được người đáng để gửi gắm, dù phải hỗ trợ chồng kéo vốn khắp nơi hay phải dùng quan hệ của mình giúp chồng tiến vào tầng lớp thượng lưu cũng hoàn toàn không so đo tính toán.
Nhờ sự giúp đỡ của bà mà nhà họ Tịch sa sút vực dậy lần nữa. Tịch Thành Lễ lên như diều gặp gió, công việc cũng lu bù hơn, thay đổi dễ thấy nhất là số lần về nhà càng ngày càng ít.
Nhưng dần dà Kiều Gia Nguyệt phát hiện Tịch Thành Lễ không chỉ bận rộn vì công việc.
Đặc biệt là từ khi sinh Tịch Dữ Phong, có một dạo chứng trầm cảm sau sinh khiến Kiều Gia Nguyệt vô cùng nhạy cảm, thậm chí gọi điện thoại quá ba cuộc mà Tịch Thành Lễ không bắt máy bà cũng sẽ nghĩ ngợi lung tung.
Biết bao đêm nghi này nghi nọ, cuối cùng vào ba năm sau, cũng là năm Tịch Dữ Phong ba tuổi, Kiều Gia Nguyệt thuê thám tử tư điều tra ra được địa chỉ Tịch Thành Lễ thường xuyên lui tới, bắt gian chồng và Tiêu Nhân - người bà từng coi là bạn thân - ngay tại giường.
Sau này Kiều Gia Nguyệt mới biết hai kẻ này đã dây dưa trước cả khi bà và Tịch Thành Lễ ở bên nhau.
Liếc một cái là hiểu ngay vì sao Tịch Thành Lễ lại lấy bà.
Lúc ấy Tiêu Nhân đã có thai.
Đáng lẽ Kiều Gia Ngyệt có thể chọn lựa ly hôn dẫn con về nhà mẹ đẻ sống tiếp, bà còn chưa tới ba mươi, hoàn toàn có thể tìm kiếm một tình yêu đích thực khác. Nhưng bà không chịu thua, nói sao cũng quyết không từ bỏ.
Cuộc "chiến" dài lê thê bắt đầu từ đây.
Vốn dĩ là bên có lý, dù ra tòa ly hôn thì Kiều Gia Nguyệt cũng nắm chắc phần thắng nhưng bà cứ một mực ngạo mạn tự cho mình là nhất, thua Tiêu Nhân đã làm chùn nhuệ khí của bà, bà khinh thường ba cái trò mèo khóc lóc ỉ ôi đòi thắt cổ nhưng không nghĩ ra cách nào khác, chỉ có thể phí sức vào những việc vô nghĩa.
Chẳng hạn như bảo dì Phương làm món ăn Tịch Thành Lễ thích rồi gọi ông về.
Chẳng hạn như lợi dụng quan hệ ngày trước để bố trí tai mắt, nhờ người ta bắt gặp Tịch Thành Lễ ở đâu thì báo cho bà, bà sẽ phi sang chặn ông lại.
Và chẳng hạn như nghiêm khắc với Tịch Dữ Phong hơn, bắt anh phải đứng hạng nhất, không được thua kém bạn bè đồng trang lứa ở mọi mặt, sau đó lấy anh ra làm cái cớ kêu Tịch Thành Lễ về nhà khen thưởng.
Mà làm một người cha, một người chồng suốt ngày bị vợ đè đầu cưỡi cổ, bị người ngoài chế giễu chẳng thể ngẩng mặt nhìn ai, Tịch Thành Lễ khen thưởng Tịch Dữ Phong thế nào?
Ông nhân lúc Kiều Gia Nguyệt ngủ mê mệt do thuốc trị trầm cảm để đưa Tịch Dữ Phong vào phòng chứa đồ vắng tanh, kéo rèm tắt điện, khoá kín các cửa cho Tịch Dữ Phong ở trong một mình.
Tịch Thành Lễ trút toàn bộ những phẫn uất, áp bức và lăng nhục phải chịu đựng lên đứa con chưa đầy mười tuổi.
Ông còn ra lệnh cấm người giúp việc trong nhà không được thả Tịch Dữ Phong ra.
Vì thế thường là Kiều Gia Nguyệt ngủ bao lâu, Tịch Dữ Phong bị nhốt bấy lâu. Có đôi khi Kiều Gia Nguyệt ngủ li bì mười mấy tiếng, Tịch Dữ Phong bị nhốt từ ban ngày tới tận lúc tối mịt, thậm chí sang cả ngày mới.
Trong ấn tượng của Tịch Dữ Phong, mẹ luôn ngủ mê man.
Thỉnh thoảng bà tỉnh táo cũng chẳng ngó ngàng đến anh. Chỉ trong một vài thời điểm nhất định, bà sẽ dẫn anh đi tìm Tịch Thành Lễ.
Có lúc đến công ty, có lúc lại sang chỗ ở của Tiêu Nhân.
Đến nơi rồi thì Kiều Gia Nguyệt toàn thốt những câu từ không xuôi tai, anh chỉ có thể đứng cạnh lắng nghe và không được phép bỏ đi.
Hiển nhiên mẹ con anh không được chào đón, bất kể đặt chân đến đâu.
Có lần Kiều Gia Nguyệt để Tịch Dữ Phong ở đại sảnh tầng một, anh khát nước muốn uống nước, lại gần phòng nước thì nghe thấy các nhân viên đang túm năm tụm ba nói nói cười cười, bảo anh mới là con riêng, anh sinh ra là một trò khôi hài cực lớn.
Đó là lần đầu tiên Tịch Dữ Phong học cách che giấu cảm xúc của mình, Kiều Gia Nguyệt quay lại thấy mắt anh đỏ hoe thì hỏi anh làm sao, anh lắc đầu không hé răng lấy nửa chữ.
Sau này qua quá trình không ngừng tôi luyện "thực chiến", Tịch Dữ Phong đã đúc kết ra được một bộ quy tắc sinh tồn cho riêng mình.
Anh bắt đầu ít ở nhà hơn, tan học xong không lang thang sân bóng thì cũng rúc trong thư viện.
Từ lúc chơi với Mạnh Triều, Tịch Dữ Phong lại có thêm một nơi để đi, đó là nhà họ Mạnh.
Nhà họ Mạnh có cơ man là sách, dù mỗi tuần đọc một quyển thì cả đời anh cũng không đọc hết nổi.
Anh dần trưởng thành, Kiều Gia Nguyệt không kiểm soát anh nữa, Tịch Thành Lễ cũng không nhốt anh mà bắt đầu sợ hãi đứa con trai luôn nhìn mình bằng dáng vẻ thờ ơ, lâu lâu gặp mặt còn vui vẻ hòa nhã hỏi han bài vở của Tịch Dữ Phong.
Bởi Tịch Dữ Phong đã cao hơn ông cả cái đầu, cũng bởi đứa con riêng không giống con riêng chỉ là thằng bất tài, ông sợ sự nghiệp vất vả gầy dựng không có người kế thừa, sợ trăm năm sau chẳng còn mặt mũi gặp liệt tổ liệt tông.
Nhưng trong vô vàn đêm đen dài đằng đẵng chiếm cứ những năm tháng đầu đời, Tịch Dữ Phong đã quen với bóng tối, cũng khó phân biệt sự thay đổi giữa ngày và đêm hay thời gian xoay vòng.
Anh không cảm nhận được lúc nào nên ngủ lúc nào nên thức. Dù nằm trên giường thì đại não và cơ thể anh vẫn không sao thả lỏng, để rồi chỉ đành nhắm mắt giả vờ ngủ vậy thôi.
Tới nỗi anh còn tập được kỹ năng điều chỉnh hô hấp không khác nào đang ngủ.
Nhiều năm qua đi kỹ năng ấy được anh rèn luyện cực kỳ tinh vi. Anh từng lừa đám bạn cùng phòng hồi cấp ba, từng lừa thằng bạn Mạnh Triều, sau khi ra nước ngoài du học, cuối tuần ký túc xá mở tiệc, có người lo ồn ào ảnh hưởng đến anh ở trong phòng thì bạn học thuê chung nhà nói: "Nó ngủ say lắm, sét đánh cũng không tỉnh dậy đâu."
Thậm chí anh còn từng lừa chính bản thân mình, tưởng rằng từ lâu mình đã quen với bóng tối và chẳng cần ánh sáng.
Kể đến đây, Giang Nhược thở ra một hơi rất khẽ.
Sở dĩ khẽ là bởi cậu không muốn bỏ lỡ mỗi một chữ mà Tịch Dữ Phong nói, cũng như mỗi một khoảnh khắc anh đã từng trải qua.
Giọng anh nghe xa xôi hơn vì tín hiệu điện thoại.
Cậu cầm lòng chẳng đặng chuyển chế độ loa ngoài sang loa trong, để điện thoại ở nơi gần tai nhất.
Tịch Dữ Phong nói: "Em là người đầu tiên nhận ra tôi giả vờ ngủ."
Giang Nhược nghe vậy thì vô cớ nhớ đến cái ngày Tịch Dữ Phong tặng cậu căn phòng tập và bảo cậu rằng: "Trong mắt em có ánh sáng."
Hóa ra không để ý không có nghĩa là không ước ao.
Những chuyện xảy ra sau này, Giang Nhược đều đã từng nghe hoặc tận mắt chứng kiến.
Tịch Dữ Phong chỉ kể những điều cậu không biết.
"Mẹ tôi mất năm tôi mười chín tuổi." Tịch Dữ Phong nói: "Lúc tôi về nước thì mẹ đang hấp hối rồi. Hôm cuối mẹ tỉnh táo, lập di chúc chuyển cổ phần cho tôi, bảo tôi đừng nhớ mẹ."
"Tôi không bảo vệ được mẹ, tôi buộc phải lớn mạnh hơn."
Giang Nhược rất rõ những gì mình đang được nghe không phải lời mà một người đàn ông luôn lớn mạnh trong mắt mọi người có thể dễ dàng thốt ra.
Tịch Dữ Phong đã hoàn toàn gỡ bỏ lớp phòng bị, thậm chí nói năng còn hơi lộn xộn.
"Tôi không muốn em xảy ra chuyện."
"Từ khi em đi, nhiều lần tôi ngủ đều mơ cùng một giấc mơ. Tôi mơ thấy bóng lưng em, vươn tay ra với nhưng làm thế nào cũng không bắt được."
Vậy nên vào cái ngày nghỉ tạm ở chỗ Giang Nhược, mở mắt ra thấy cậu là anh giữ lấy cậu ngay.
"Em nói đúng, tôi vừa ngạo mạn vừa tự phụ, quen thói đánh chắc từng bước, lúc nào cũng cho rằng mọi thứ đều nằm trong lòng bàn tay. Thế nhưng đứng trước em tôi luôn mất kiểm soát, để rồi làm ra những việc khiến bản thân hối hận."
"Mỗi lần nhớ lại ngày hôm đó tôi đều cảm thấy khi ấy mình thật quá ghê tởm."
Giang Nhược biết anh nói đến hôm nào.
Vì thế mà cậu nín cả thở, chỉ lo bỏ lỡ câu giải thích sau đây.
"Xin lỗi em." Tịch Dữ nói chậm rãi nhưng giọng điệu chân thành mà kiên định: "Dù bây giờ đã muộn nhưng tôi vẫn muốn nói với em, tôi làm vậy là vì muốn níu kéo em."
"Huỷ hôn là vì em, đòi lại chai rượu cũng vì em. Đổi ảnh đại diện thành ảnh poster của em là vì em thích đóng điện ảnh, em từng nói phải để tất cả mọi người đều xem phim em đóng."
"Nếu chỉ muốn em quay về thì tôi có hàng nghìn cách ép em đi vào khuôn khổ, để em không thể không trở về bên tôi."
"Nhưng tôi không muốn làm em buồn, càng không muốn em hận tôi."
Lúc này mặt trời đã lên cao nhưng dường như Giang Nhược vẫn đằm mình trong hồ nước lạnh dưới vầng trăng toả bóng, mỗi một nhịp thở đều có thể ngửi thấy thứ mùi ẩm ướt chua chát.
Thì ra anh cũng sẽ để lộ nhược điểm, thì ra anh không phải là người không gì không làm được.
Cậu yếu lòng đến nỗi không nỡ cắt ngang sự thinh lặng hiện giờ, kiên nhẫn chờ cho tới khi Tịch Dữ Phong tìm lại mạch suy nghĩ và nói tiếp.
"Em không phải đồ chơi, tôi cũng không phải đấng cứu thế. Tình yêu không phải sự cho đi mà mình tự cho là đúng, càng không phải một phía đơn phương bỏ ra."
Tịch Dữ Phong nhắc đến chữ ấy rồi ngừng giây lát, đoạn hỏi: "Em nói em thích tỏ tình kín đáo, chai rượu gửi cho em em đã xem chưa?"
Giang Nhược vô thức lắc đầu, một chốc sau ngỡ ra anh không nhìn thấy thì không kìm được bật cười.
Và rồi lại trộm gật lên gật xuống ở nơi Tịch Dữ Phong chẳng hay biết.
Làm sao cậu lại không muốn xem cơ chứ?
Hôm nhận được chai rượu Giang Nhược đã mất ngủ đến nửa đêm, không thể không bò dậy cầm chai rượu ra soi dưới ánh đèn, phân biệt câu thơ khắc dưới đáy chai.
May thay Giang Nhược cũng từng đọc bài thơ tiếng Tây Ban Nha ấy nên cảm thấy quen, lên mạng tìm kiếm theo ấn tượng thì đúng là bài đó thật...
Te voy a dar mi soledad,
mi oscuridad, mi corazón está con hambre;
Tôi trao em nỗi cô đơn của tôi, bóng tối của tôi và khao khát nơi con tim tôi;
He intentado utilizar la confusión, el peligro, no le sorprenderá
Tôi cố gắng mua chuộc em bằng trù trừ, nguy hiểm và thất bại.
Tuy nhiên Tịch Dữ Phong ở đầu bên kia không nhìn thấy thật, vậy nên mặc nhiên cho rằng Giang Nhược vẫn chưa chịu sờ vào chai rượu.
Anh thẳng thắn bộc bạch: "Từ lâu trước kia tôi đã biết tất cả những thứ khiến người ta mất kiểm soát đều là yếu tố nguy hiểm, theo tư duy quán tính của dân kinh doanh, việc đầu tiên phải làm là loại bỏ yếu tố nguy hiểm. Nhưng tôi không muốn, nếu em là yếu tố nguy hiểm của tôi thì tôi bằng lòng vì em mà mất kiểm soát."
"Nếu sự mất kiểm soát của tôi từng tổn thương em, thì đó không phải ý muốn ban đầu của tôi."
"Giang Nhược... Đừng hận tôi."
Thời gian đảo ngược trở lại thời điểm này một năm về trước, thời điểm mà khởi đầu cho sự rạn nứt.
Chừng như từ khoảnh khắc ấy, sau khi Giang Nhược khiến anh gọi tên cậu nhiều hơn, thì hầu như mở đầu mỗi câu Tịch Dữ Phong đều sẽ kèm theo tên cậu.
Chẳng dễ gì gọi điện thoại được cậu nghe máy, chỉ gọi một lần làm sao thoả?
Vì thế ngay sau đó, Tịch Dữ Phong thổ lộ: "Giang Nhược, tôi yêu em."
"Tôi yêu em, vậy nên sẽ vì em mà mất kiểm soát hết lần này đến lần khác... Ít nhất điều này có thể chứng minh rằng ở trước em, tôi cũng không có bí mật."
"Giang Nhược..."
"Anh yêu em."
***
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất