Chương 4
Đường Tự quen biết Đường Thác hồi đại học anh tới vùng núi dạy học tình nguyện, Đường Tự cũng đưa Đường Thác đi từ đó.
Ông nội Đường Tự là cựu cán bộ có không ít quân công[1], tình yêu tổ quốc của ông còn lớn hơn cả số quân công đó, cả cuộc đời đều trách trời thương dân. Từ nhỏ điều kiện sống của Đường Tự đã rất tốt, mặc dù cũng bị ông nội ảnh hưởng ít nhiều nhưng để anh kế thừa lòng trách trời thương dân đó của ông thì còn lâu mới tới. Lúc ông bắt anh đi dạy tình nguyện anh còn oán trách ông với bạn bè một lúc lâu. Thế nhưng không còn cách nào khác, trong nhà anh thì ông nội lớn nhất, Đường Tự năm đó hai mươi tuổi không thể không mang theo hành lý tới một xóm núi xa xăm đến tình nguyện viên dạy học bình thường cũng chẳng muốn tới.
[1] Quân công: công trạng lập được trong quân đội.
Đi cùng anh còn có một cô gái tên là Hàn Trí Vị. Không giống với Đường Tự, Hàn Trí Vị đã từng dạy học tình nguyện rất nhiều, cô hoàn toàn xuất phát từ lòng tốt và tinh thần trách nhiệm mới xa xôi vạn dặm cùng Đường Tự tới đây.
Thôn đó ở tận sâu trong núi, đến một con đường hoàn chỉnh cũng không có. Hai người họ ngồi một chiếc xe ba bánh vào trong thôn, cả quãng đường không khác gì lắc than[2], tròng trành đến mức Đường Tự muốn chửi thề. Đợi sau khi khó khăn lắm mới tới nơi, lục phủ ngũ tạng hai người đã nghiêng ngả như thể vừa cưỡi tám trăm cái cân đẩu vân[3].
[2] Lắc than: một trong những bước để tạo ra than, mọi người cứ hiểu là người ta để than lên sàng rồi lắc mạnh thành những viên tròn.
[3] Cân đẩu vân: phép thần thông “đi mây về gió” của Tôn Ngộ Không (cái đám mây đó mọi người)
Đường Tự cứ nghĩ rằng đoạn đường không buồn nhớ lại kia đã đủ làm người ta chấn kinh lắm rồi, ai dè sau khi xuống xe, không chỉ Đường Tự, đến cả Hàn Trí Vị đã từng tới không ít những vùng núi nghèo khó cũng phải sững sỡ. Bọn họ thực sự không thể tưởng tượng được, trong thời đại mà cả xã hội thực hiện chủ trương cùng giàu mạnh lại có một nơi như thế này.
Cả thôn chỉ có một ngôi nhà gạch là nơi tốt nhất, ngoài ra thì đều là nhà đất, còn có những nơi không biết được xây bằng vật liệu gì, cũng chẳng thể gọi là nhà được. Nếu không phải bên đường vẫn có mấy bụi cỏ dại ương ngạnh mọc lên thì thực sự có thể dùng “một ngọn cỏ cũng không có” để hình dung nơi này. Đến thu xếp cho hai người họ là bí thư của thôn, tên Ngụy An, một sinh viên tốt nghiệp đại học tới làm thôn quan[4].
[4] Sinh viên đại học thôn quan: một chiến lược quan trọng được đề ra trong Đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ 17, mục đích chủ yếu là đào tạo nhân tài cho công cuộc xây dựng nông thôn mới, đảm nhận những chức vụ như trợ lí bí thi chi bộ trong thôn, làng.
Kí túc xá của mấy người Đường Tự ở trong ngôi nhà gạch đó, thực ra nó chỉ có một gian phòng, ở giữa dùng một tấm mành dày ngăn cách thành hai gian, Hàn Trí Vị ở một bên, Ngụy An và Đường Tự ở một bên.
Bước vào phòng, ba người đưa mắt nhìn nhau một hồi rồi Hàn Trí Vị mới lên tiếng: “Ở đây khó khăn hơn tôi tưởng tượng nhiều.”
Ngụy An đóng cửa lại, thở dài một hơi: “Giờ còn đỡ hơn chút chứ hồi tôi mới tới còn chẳng có con đường nào có thể đi được xe ba bánh.” Anh ta nhấc bình nước từ dưới đất lên, hỏi hai người họ: “Hai người có tự đem cốc của mình không, nếu đem thì không cần dùng cốc ở đây nữa.”
Đường Tự và Hàn Trí Vị gật đầu, tự lấy cốc của mình rót nước. Đường Tự uống một hớp nhưng không nuốt, anh ngậm ở bên trong súc miệng rồi nhổ xuống chiếc chậu bẩn dưới đất, lúc này mới coi như rửa sạch đất trong miệng.
Ngụy An nói chuyện với hai người họ một lúc, đại khái nói về tình hình trong thôn, tuổi ba người cũng xêm xêm nhau, nói vài câu là có thể tùy ý thoải mái. Ngụy An bảo Hàn Trí Vị: “Đường Tự còn đỡ, chúng tôi đều là đàn ông con trai, chắc cô cũng có nhiều chỗ không tiện, mà tôi cũng chưa có bạn gái bao giờ nên không hiểu con gái các cô lắm, nếu cô cần gì hoặc có khó khăn chỗ nào thì cứ nói với tôi, đừng ngại.”
Hàn Trí Vị là một cô gái có tính cách hào sảng, dù sao dũng khí đến nơi này dạy tình nguyện không phải ai cũng có thể có. Cô ấy cười nói: “Được.”
Sắp xếp xong xuôi thì Ngụy An dẫn bọn họ tới phòng học, trên đường vừa đi vừa nói: “Bình thường tôi cũng dạy các bạn ấy một vài điều, nhưng ở đây lạc hậu quá, mà chỉ có mình tôi là thôn quan, rất nhiều việc phải làm, tôi thực sự bận bù đầu. Giờ thì tốt quá, hai người tới đây tôi coi như tìm được nơi giao phó mấy đứa trẻ đó rồi.”
Nói là phòng học nhưng thực ra chỉ là một căn nhà tranh lọt gió. Ngụy An đứng trước cửa có hơi ngại nói: “Vốn dĩ tôi có bảo dùng căn nhà gạch kia làm phòng học, nhưng lão cán bộ trong thôn sống chết không chịu, lũ trẻ có đến học một lần cũng nói gì đó nên không dám đến nữa. Bọn họ bảo người thành phố đều “da mỏng thịt mềm”, không ở được phòng dột nát, hơn nữa không thể bạc đãi sinh viên đại học, nếu không sau này càng không ai bằng lòng tới đây nữa.”
Ngụy An nói xong thì đẩy cánh cửa tàn ra.
Ngày hôm đó Đường Tự thực sự mới biết thế nào gọi là chấn động, cũng may anh là một người khá xoàng xĩnh, trước ánh mắt dè dặt cẩn thận từng li từng tí của đám trẻ, Đường Tự không khỏi cảm thấy trái tim như bị bóp lại.
Có không ít trẻ con ngồi bên trong, lớn lớn nhỏ nhỏ khoảng mười mấy đứa, hình như đứa nào cũng ngồi trên một cái ghế đẩu nhà mình tự làm, chẳng ai giống ai nhưng đều sơ sài như nhau. Trên người đám trẻ không được gọn gàng sạch sẽ, thoạt nhìn đều lem luốc hết cả. Rất kì lạ, Đường Tự thoáng nhìn một cái là thấy Đường Thác đang co rúc ở một góc. Dù cực kì thô sơ nhưng ít nhất tất cả lũ trẻ đều được ngồi trên ghế, chỉ có Đường Thác cậu là ngồi trên một tảng đá lớn.
So với những đứa trẻ khác thì Đường Thác nhỏ gầy hơn, trên mặt càng lấm lem hơn đôi chút, thế nhưng làn da cậu có vài chỗ nho nhỏ miễn cưỡng coi như sạch sẽ, cũng trắng hơn mấy đứa trẻ khác. Ngoài ra, cậu còn có một đôi mắt to, nhìn chằm chằm vào Đường Tự, trong mắt tràn ngập sự tò mò.
Trông mặt mà bắt hình dong vốn dĩ là bản tính của con người, chỉ có điều những người tu dưỡng tốt, qua học tập tri thức, văn hóa, tiếp nhận tư tưởng tiến bộ mới có thể xóa bỏ bản tính ấy, hiểu được linh hồn dưới tấm da mới càng thêm trân quý. Song Đường Tự lúc đó hoàn toàn chưa đạt tới cảnh giới ấy, anh không thể tránh được việc trông mặt đặt tên, những ngày sau đó anh lưu ý đám trẻ ấy thêm mấy phần. Không chỉ có anh, cả Hàn Trí Vị cũng thế.
Anh và Hàn Trí Vị thương lượng một hồi, quyết định trước tiên sẽ dạy đám trẻ ngữ văn và tính toán cơ bản, sau đó xen kẽ thêm chút kiến thức đơn giản về địa lí và lịch sử. Trừ mấy đứa phá phách nghịch ngợm, đa số bọn trẻ đều học rất nghiêm túc. Mỗi lần Đường Tự đưa ra vấn đề, tụi nhỏ đều líu ra líu ríu giơ tay hô “thầy ơi em biết”, nhưng với Đường Thác thì không, cậu vẫn luôn rúc ở một góc, không buồn chớp mắt mà nhìn anh, không nháo không ồn, rất chăm chỉ rất chuyên chú, chỉ là không bao giờ giơ tay trả lời câu hỏi.
Một hôm khi dạy xong trở về kí túc xá, Hàn Trí Vị nói với anh: “Đứa trẻ tên Đường Thác ấy hình như rất không thích nói chuyện, còn hơi không hòa đồng. Bình thường lúc tôi dẫn tụi nhỏ chơi trò chơi, em ấy đều ngồi ở một góc không tham gia, tôi nói chuyện với em ấy em ấy cũng không trả lời.”
Đường Tự nghĩ ngợi, hình như là thế thật.
Hàn Trí Vị lại nói: “Ngày mai cậu nói chuyện với em ấy xem, con trai chắc sẽ dễ nói hơn.”
Đường Tự gật đầu. Ngày hôm sau, lúc Hàn Trí Vị đưa tụi nhỏ ra ngoài, Đường Tự bước tới bên cạnh Đường Thác. Đường Thác đang ngồi xổm dùng cành cây viết những chữ hôm nay mới học lên mặt đất, nét chữ xâu xấu.
Đường Tự cũng ngồi xổm xuống theo cậu, tay Đường Thác chỉ dừng lại giây lát rồi lại nguệch ngoạc viết trên đất, đầu cũng không buồn ngẩng.
Đường Tự không nói chuyện, anh chỉ yên lặng nhìn cậu viết. Thực ra lúc đó Đường Tự là một người không hề có lòng nhẫn nại, tính tình anh cũng chẳng tốt, thậm chí anh hoàn toàn có thể quy vào kiểu người “một lời không hợp là tẩn nhau”. Song sau khi tới nơi này, mỗi ngày đều ở cùng với đám trẻ đã khiến cái tính khó ở của người trẻ tuổi như anh bay biến hết cả. Vậy nên đối mặt với Đường Thác, anh không hề gấp gáp chút nào.
Đợi đến khi Đường Thác viết đến chữ “tương lai”, Đường Tự đột nhiên nắm chặt lấy tay cậu, dạy cậu viết nét ngang phía dưới của chữ “vị” dài ra một chút, anh nói: “Nét ngang phía dưới phải viết dài ra mới đúng chữ “vị”, nếu viết ngắn sẽ thành chữ “mạt”. Ý nghĩa của chữ “vị” là chưa kết thúc, còn chữ “mạt” có nghĩa là đã kết thúc rồi[5].”
[5] Tương lai (未来), chữ “vị” (未), chữ “mạt” (末)
Lúc này Đường Thác mới ngẩng đầu lên nhìn anh.
Vì để kéo gần khoảng cách với đứa nhóc này, Đường Tự giơ tay định xoa đầu cậu, ai ngờ Đường Thác lại rụt cổ trốn anh. Đường Tự không để bụng, vẫn áp tay lên đầu cậu, áp xuống rồi trong lòng Đường Tự không khỏi thở dài một hơi, đã mấy ngày Đường Thác không gội đầu rồi.
Đường Tự hỏi cậu: “Những chữ vừa nãy dạy em đều biết rồi sao?”
Đường Thác lại vùi đầu xuống đầu gối, rất lâu sau cậu mới nhỏ giọng nói: “Biết rồi.”
Đường Tự vốn nghĩ rằng anh sẽ không đợi được đáp án nên câu trả lời đột nhiên này của Đường Thác khiến anh giật mình. Ngay sau đó, trong lòng anh bỗng dâng lên cảm giác thành tựu.
Đường Tự thừa thắng xông lên tiếp tục hỏi: “Nếu đã biết hết rồi thì tại sao em không ra ngoài chơi?”
Kết quả anh vừa hỏi, Đường Thác lại im lặng.
Lần này cậu còn im lặng lâu hơn lần trước, qua nửa ngày, Đường Thác mới nói một câu mà Đường Tự gần như không nghe thấy được: “Em đau.”
Đường Tự sững sờ, sau khi phản ứng lại anh còn tưởng Đường Thác bị ốm nên cả người không thoải mái, vội vàng hỏi: “Đau chỗ nào?”
Lần này thì Đường Thác hoàn toàn im bặt ngồi một chỗ, cành cây trong tay loạt xoạt loạt xoạt di chuyển, viết đi viết lại một chữ “vị”.
Đường Tự cúi thấp người nghiêng đầu hỏi dò cậu, anh cố gắng nói thật nhỏ nhẹ: “Nghe lời, em không thoải mái chỗ nào thì nói với thầy, thầy sẽ đưa em đi khám bệnh, khám xong rồi là không đau nữa.”
Nghe vậy, Đường Thác dừng lại, ngẩng đầu lên nhìn anh. Cậu hơi động khóe miệng, chần chờ hỏi: “Thật sao ạ?”
Đường Tự gật đầu, lúc đó anh vốn chẳng hề để ý rằng ở nơi tồi tàn này không có lấy một ai giống bác sĩ cả.
Một loạt tiếng ma sát vang lên, Đường Thác nghiêm nghiêm chỉnh chỉnh đặt cành cây sang một bên, cậu cuộn ống quần dài rộng quá đỗi của mình lên, nhìn Đường Tự nói: “Trên người đau, chỗ này đau nhất.”
Phần mắt cá chân lộ ra đó của Đường Thác khiến Đường Tự giật bắn mình tới mức anh phải thốt một câu chửi thề. Mắt cá chân của Đường Thác sưng to một mảng lớn, bên trên còn có vết thương rách da tróc thịt, thoạt nhìn có vẻ như đã mưng mủ. Cẳng chân quá mức gầy gò do thiếu dinh dưỡng lại thêm vết thương như vậy thực sự rất dọa người. Đường Tự nhìn miệng vết thương rồi hít sâu một hơi, phản ứng đầu tiên của anh là ôm Đường Thác vẫn đang ngồi xổm ở đó lên đùi mình.
Giọng anh có hơi gấp gáp, gần như là trách mắng: “Mắt cá chân bị thương như vậy sao em còn ngồi đó.”
Đường Thác như đang không hiểu anh nói gì, cậu ngây ngốc ở trong lòng anh nhìn anh.
Đường Tự bất chấp ôm cậu lên rồi rời đi, ra đến bên ngoài thì nói với Hàn Trí Vị một câu: “Đứa trẻ này bị thương rồi, tôi đưa em ấy tới chỗ chúng ta xử lí.”
Trên đường trở về Đường Tự luôn nghĩ rằng đứa nhóc anh đang ôm bị ngã ở đâu đó nên mới bị thương. Thẳng đến khi anh ôm Đường Thác về kí túc xá, cởi quần áo muốn kiểm tra xem cậu còn bị thương chỗ nào không anh mới phát hiện bản thân mình đã quá ngây thơ. Trên người Đường Thác hầu như chẳng có miếng thịt nào là lành lặn cả, những vết thương chảy máu hay không chảy máu, xanh xanh tím tím, to to nhỏ nhỏ trải khắp người cậu.
Chỉ nhìn một cái thôi Đường Tự đã giận muốn nứt đầu.
Có lẽ do ánh mắt anh dọa người quá, Đường Thác đang ngồi bên giường như bị hoảng đột nhiên nức nở một tiếng, cậu bò vào phía trong giường rồi rúc vào một góc, ánh mắt nhìn chằm chằm Đường Tự tràn ngập sợ hãi.
Đường Tự hít sâu mấy lần mới nhịn được cơn thịnh nộ, anh nhẹ giọng nói: “Đừng sợ, không phải tôi đang giận em đâu.”
Đường Thác không động đậy, cậu cứ rúc ở đó, song lại chớp mắt một cái.
Đường Tự hơi nghiêng người về phía trước, anh vươn tay ra với Đường Thác: “Qua đây, để tôi xem vết thương của em.”
Ông nội Đường Tự là cựu cán bộ có không ít quân công[1], tình yêu tổ quốc của ông còn lớn hơn cả số quân công đó, cả cuộc đời đều trách trời thương dân. Từ nhỏ điều kiện sống của Đường Tự đã rất tốt, mặc dù cũng bị ông nội ảnh hưởng ít nhiều nhưng để anh kế thừa lòng trách trời thương dân đó của ông thì còn lâu mới tới. Lúc ông bắt anh đi dạy tình nguyện anh còn oán trách ông với bạn bè một lúc lâu. Thế nhưng không còn cách nào khác, trong nhà anh thì ông nội lớn nhất, Đường Tự năm đó hai mươi tuổi không thể không mang theo hành lý tới một xóm núi xa xăm đến tình nguyện viên dạy học bình thường cũng chẳng muốn tới.
[1] Quân công: công trạng lập được trong quân đội.
Đi cùng anh còn có một cô gái tên là Hàn Trí Vị. Không giống với Đường Tự, Hàn Trí Vị đã từng dạy học tình nguyện rất nhiều, cô hoàn toàn xuất phát từ lòng tốt và tinh thần trách nhiệm mới xa xôi vạn dặm cùng Đường Tự tới đây.
Thôn đó ở tận sâu trong núi, đến một con đường hoàn chỉnh cũng không có. Hai người họ ngồi một chiếc xe ba bánh vào trong thôn, cả quãng đường không khác gì lắc than[2], tròng trành đến mức Đường Tự muốn chửi thề. Đợi sau khi khó khăn lắm mới tới nơi, lục phủ ngũ tạng hai người đã nghiêng ngả như thể vừa cưỡi tám trăm cái cân đẩu vân[3].
[2] Lắc than: một trong những bước để tạo ra than, mọi người cứ hiểu là người ta để than lên sàng rồi lắc mạnh thành những viên tròn.
[3] Cân đẩu vân: phép thần thông “đi mây về gió” của Tôn Ngộ Không (cái đám mây đó mọi người)
Đường Tự cứ nghĩ rằng đoạn đường không buồn nhớ lại kia đã đủ làm người ta chấn kinh lắm rồi, ai dè sau khi xuống xe, không chỉ Đường Tự, đến cả Hàn Trí Vị đã từng tới không ít những vùng núi nghèo khó cũng phải sững sỡ. Bọn họ thực sự không thể tưởng tượng được, trong thời đại mà cả xã hội thực hiện chủ trương cùng giàu mạnh lại có một nơi như thế này.
Cả thôn chỉ có một ngôi nhà gạch là nơi tốt nhất, ngoài ra thì đều là nhà đất, còn có những nơi không biết được xây bằng vật liệu gì, cũng chẳng thể gọi là nhà được. Nếu không phải bên đường vẫn có mấy bụi cỏ dại ương ngạnh mọc lên thì thực sự có thể dùng “một ngọn cỏ cũng không có” để hình dung nơi này. Đến thu xếp cho hai người họ là bí thư của thôn, tên Ngụy An, một sinh viên tốt nghiệp đại học tới làm thôn quan[4].
[4] Sinh viên đại học thôn quan: một chiến lược quan trọng được đề ra trong Đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ 17, mục đích chủ yếu là đào tạo nhân tài cho công cuộc xây dựng nông thôn mới, đảm nhận những chức vụ như trợ lí bí thi chi bộ trong thôn, làng.
Kí túc xá của mấy người Đường Tự ở trong ngôi nhà gạch đó, thực ra nó chỉ có một gian phòng, ở giữa dùng một tấm mành dày ngăn cách thành hai gian, Hàn Trí Vị ở một bên, Ngụy An và Đường Tự ở một bên.
Bước vào phòng, ba người đưa mắt nhìn nhau một hồi rồi Hàn Trí Vị mới lên tiếng: “Ở đây khó khăn hơn tôi tưởng tượng nhiều.”
Ngụy An đóng cửa lại, thở dài một hơi: “Giờ còn đỡ hơn chút chứ hồi tôi mới tới còn chẳng có con đường nào có thể đi được xe ba bánh.” Anh ta nhấc bình nước từ dưới đất lên, hỏi hai người họ: “Hai người có tự đem cốc của mình không, nếu đem thì không cần dùng cốc ở đây nữa.”
Đường Tự và Hàn Trí Vị gật đầu, tự lấy cốc của mình rót nước. Đường Tự uống một hớp nhưng không nuốt, anh ngậm ở bên trong súc miệng rồi nhổ xuống chiếc chậu bẩn dưới đất, lúc này mới coi như rửa sạch đất trong miệng.
Ngụy An nói chuyện với hai người họ một lúc, đại khái nói về tình hình trong thôn, tuổi ba người cũng xêm xêm nhau, nói vài câu là có thể tùy ý thoải mái. Ngụy An bảo Hàn Trí Vị: “Đường Tự còn đỡ, chúng tôi đều là đàn ông con trai, chắc cô cũng có nhiều chỗ không tiện, mà tôi cũng chưa có bạn gái bao giờ nên không hiểu con gái các cô lắm, nếu cô cần gì hoặc có khó khăn chỗ nào thì cứ nói với tôi, đừng ngại.”
Hàn Trí Vị là một cô gái có tính cách hào sảng, dù sao dũng khí đến nơi này dạy tình nguyện không phải ai cũng có thể có. Cô ấy cười nói: “Được.”
Sắp xếp xong xuôi thì Ngụy An dẫn bọn họ tới phòng học, trên đường vừa đi vừa nói: “Bình thường tôi cũng dạy các bạn ấy một vài điều, nhưng ở đây lạc hậu quá, mà chỉ có mình tôi là thôn quan, rất nhiều việc phải làm, tôi thực sự bận bù đầu. Giờ thì tốt quá, hai người tới đây tôi coi như tìm được nơi giao phó mấy đứa trẻ đó rồi.”
Nói là phòng học nhưng thực ra chỉ là một căn nhà tranh lọt gió. Ngụy An đứng trước cửa có hơi ngại nói: “Vốn dĩ tôi có bảo dùng căn nhà gạch kia làm phòng học, nhưng lão cán bộ trong thôn sống chết không chịu, lũ trẻ có đến học một lần cũng nói gì đó nên không dám đến nữa. Bọn họ bảo người thành phố đều “da mỏng thịt mềm”, không ở được phòng dột nát, hơn nữa không thể bạc đãi sinh viên đại học, nếu không sau này càng không ai bằng lòng tới đây nữa.”
Ngụy An nói xong thì đẩy cánh cửa tàn ra.
Ngày hôm đó Đường Tự thực sự mới biết thế nào gọi là chấn động, cũng may anh là một người khá xoàng xĩnh, trước ánh mắt dè dặt cẩn thận từng li từng tí của đám trẻ, Đường Tự không khỏi cảm thấy trái tim như bị bóp lại.
Có không ít trẻ con ngồi bên trong, lớn lớn nhỏ nhỏ khoảng mười mấy đứa, hình như đứa nào cũng ngồi trên một cái ghế đẩu nhà mình tự làm, chẳng ai giống ai nhưng đều sơ sài như nhau. Trên người đám trẻ không được gọn gàng sạch sẽ, thoạt nhìn đều lem luốc hết cả. Rất kì lạ, Đường Tự thoáng nhìn một cái là thấy Đường Thác đang co rúc ở một góc. Dù cực kì thô sơ nhưng ít nhất tất cả lũ trẻ đều được ngồi trên ghế, chỉ có Đường Thác cậu là ngồi trên một tảng đá lớn.
So với những đứa trẻ khác thì Đường Thác nhỏ gầy hơn, trên mặt càng lấm lem hơn đôi chút, thế nhưng làn da cậu có vài chỗ nho nhỏ miễn cưỡng coi như sạch sẽ, cũng trắng hơn mấy đứa trẻ khác. Ngoài ra, cậu còn có một đôi mắt to, nhìn chằm chằm vào Đường Tự, trong mắt tràn ngập sự tò mò.
Trông mặt mà bắt hình dong vốn dĩ là bản tính của con người, chỉ có điều những người tu dưỡng tốt, qua học tập tri thức, văn hóa, tiếp nhận tư tưởng tiến bộ mới có thể xóa bỏ bản tính ấy, hiểu được linh hồn dưới tấm da mới càng thêm trân quý. Song Đường Tự lúc đó hoàn toàn chưa đạt tới cảnh giới ấy, anh không thể tránh được việc trông mặt đặt tên, những ngày sau đó anh lưu ý đám trẻ ấy thêm mấy phần. Không chỉ có anh, cả Hàn Trí Vị cũng thế.
Anh và Hàn Trí Vị thương lượng một hồi, quyết định trước tiên sẽ dạy đám trẻ ngữ văn và tính toán cơ bản, sau đó xen kẽ thêm chút kiến thức đơn giản về địa lí và lịch sử. Trừ mấy đứa phá phách nghịch ngợm, đa số bọn trẻ đều học rất nghiêm túc. Mỗi lần Đường Tự đưa ra vấn đề, tụi nhỏ đều líu ra líu ríu giơ tay hô “thầy ơi em biết”, nhưng với Đường Thác thì không, cậu vẫn luôn rúc ở một góc, không buồn chớp mắt mà nhìn anh, không nháo không ồn, rất chăm chỉ rất chuyên chú, chỉ là không bao giờ giơ tay trả lời câu hỏi.
Một hôm khi dạy xong trở về kí túc xá, Hàn Trí Vị nói với anh: “Đứa trẻ tên Đường Thác ấy hình như rất không thích nói chuyện, còn hơi không hòa đồng. Bình thường lúc tôi dẫn tụi nhỏ chơi trò chơi, em ấy đều ngồi ở một góc không tham gia, tôi nói chuyện với em ấy em ấy cũng không trả lời.”
Đường Tự nghĩ ngợi, hình như là thế thật.
Hàn Trí Vị lại nói: “Ngày mai cậu nói chuyện với em ấy xem, con trai chắc sẽ dễ nói hơn.”
Đường Tự gật đầu. Ngày hôm sau, lúc Hàn Trí Vị đưa tụi nhỏ ra ngoài, Đường Tự bước tới bên cạnh Đường Thác. Đường Thác đang ngồi xổm dùng cành cây viết những chữ hôm nay mới học lên mặt đất, nét chữ xâu xấu.
Đường Tự cũng ngồi xổm xuống theo cậu, tay Đường Thác chỉ dừng lại giây lát rồi lại nguệch ngoạc viết trên đất, đầu cũng không buồn ngẩng.
Đường Tự không nói chuyện, anh chỉ yên lặng nhìn cậu viết. Thực ra lúc đó Đường Tự là một người không hề có lòng nhẫn nại, tính tình anh cũng chẳng tốt, thậm chí anh hoàn toàn có thể quy vào kiểu người “một lời không hợp là tẩn nhau”. Song sau khi tới nơi này, mỗi ngày đều ở cùng với đám trẻ đã khiến cái tính khó ở của người trẻ tuổi như anh bay biến hết cả. Vậy nên đối mặt với Đường Thác, anh không hề gấp gáp chút nào.
Đợi đến khi Đường Thác viết đến chữ “tương lai”, Đường Tự đột nhiên nắm chặt lấy tay cậu, dạy cậu viết nét ngang phía dưới của chữ “vị” dài ra một chút, anh nói: “Nét ngang phía dưới phải viết dài ra mới đúng chữ “vị”, nếu viết ngắn sẽ thành chữ “mạt”. Ý nghĩa của chữ “vị” là chưa kết thúc, còn chữ “mạt” có nghĩa là đã kết thúc rồi[5].”
[5] Tương lai (未来), chữ “vị” (未), chữ “mạt” (末)
Lúc này Đường Thác mới ngẩng đầu lên nhìn anh.
Vì để kéo gần khoảng cách với đứa nhóc này, Đường Tự giơ tay định xoa đầu cậu, ai ngờ Đường Thác lại rụt cổ trốn anh. Đường Tự không để bụng, vẫn áp tay lên đầu cậu, áp xuống rồi trong lòng Đường Tự không khỏi thở dài một hơi, đã mấy ngày Đường Thác không gội đầu rồi.
Đường Tự hỏi cậu: “Những chữ vừa nãy dạy em đều biết rồi sao?”
Đường Thác lại vùi đầu xuống đầu gối, rất lâu sau cậu mới nhỏ giọng nói: “Biết rồi.”
Đường Tự vốn nghĩ rằng anh sẽ không đợi được đáp án nên câu trả lời đột nhiên này của Đường Thác khiến anh giật mình. Ngay sau đó, trong lòng anh bỗng dâng lên cảm giác thành tựu.
Đường Tự thừa thắng xông lên tiếp tục hỏi: “Nếu đã biết hết rồi thì tại sao em không ra ngoài chơi?”
Kết quả anh vừa hỏi, Đường Thác lại im lặng.
Lần này cậu còn im lặng lâu hơn lần trước, qua nửa ngày, Đường Thác mới nói một câu mà Đường Tự gần như không nghe thấy được: “Em đau.”
Đường Tự sững sờ, sau khi phản ứng lại anh còn tưởng Đường Thác bị ốm nên cả người không thoải mái, vội vàng hỏi: “Đau chỗ nào?”
Lần này thì Đường Thác hoàn toàn im bặt ngồi một chỗ, cành cây trong tay loạt xoạt loạt xoạt di chuyển, viết đi viết lại một chữ “vị”.
Đường Tự cúi thấp người nghiêng đầu hỏi dò cậu, anh cố gắng nói thật nhỏ nhẹ: “Nghe lời, em không thoải mái chỗ nào thì nói với thầy, thầy sẽ đưa em đi khám bệnh, khám xong rồi là không đau nữa.”
Nghe vậy, Đường Thác dừng lại, ngẩng đầu lên nhìn anh. Cậu hơi động khóe miệng, chần chờ hỏi: “Thật sao ạ?”
Đường Tự gật đầu, lúc đó anh vốn chẳng hề để ý rằng ở nơi tồi tàn này không có lấy một ai giống bác sĩ cả.
Một loạt tiếng ma sát vang lên, Đường Thác nghiêm nghiêm chỉnh chỉnh đặt cành cây sang một bên, cậu cuộn ống quần dài rộng quá đỗi của mình lên, nhìn Đường Tự nói: “Trên người đau, chỗ này đau nhất.”
Phần mắt cá chân lộ ra đó của Đường Thác khiến Đường Tự giật bắn mình tới mức anh phải thốt một câu chửi thề. Mắt cá chân của Đường Thác sưng to một mảng lớn, bên trên còn có vết thương rách da tróc thịt, thoạt nhìn có vẻ như đã mưng mủ. Cẳng chân quá mức gầy gò do thiếu dinh dưỡng lại thêm vết thương như vậy thực sự rất dọa người. Đường Tự nhìn miệng vết thương rồi hít sâu một hơi, phản ứng đầu tiên của anh là ôm Đường Thác vẫn đang ngồi xổm ở đó lên đùi mình.
Giọng anh có hơi gấp gáp, gần như là trách mắng: “Mắt cá chân bị thương như vậy sao em còn ngồi đó.”
Đường Thác như đang không hiểu anh nói gì, cậu ngây ngốc ở trong lòng anh nhìn anh.
Đường Tự bất chấp ôm cậu lên rồi rời đi, ra đến bên ngoài thì nói với Hàn Trí Vị một câu: “Đứa trẻ này bị thương rồi, tôi đưa em ấy tới chỗ chúng ta xử lí.”
Trên đường trở về Đường Tự luôn nghĩ rằng đứa nhóc anh đang ôm bị ngã ở đâu đó nên mới bị thương. Thẳng đến khi anh ôm Đường Thác về kí túc xá, cởi quần áo muốn kiểm tra xem cậu còn bị thương chỗ nào không anh mới phát hiện bản thân mình đã quá ngây thơ. Trên người Đường Thác hầu như chẳng có miếng thịt nào là lành lặn cả, những vết thương chảy máu hay không chảy máu, xanh xanh tím tím, to to nhỏ nhỏ trải khắp người cậu.
Chỉ nhìn một cái thôi Đường Tự đã giận muốn nứt đầu.
Có lẽ do ánh mắt anh dọa người quá, Đường Thác đang ngồi bên giường như bị hoảng đột nhiên nức nở một tiếng, cậu bò vào phía trong giường rồi rúc vào một góc, ánh mắt nhìn chằm chằm Đường Tự tràn ngập sợ hãi.
Đường Tự hít sâu mấy lần mới nhịn được cơn thịnh nộ, anh nhẹ giọng nói: “Đừng sợ, không phải tôi đang giận em đâu.”
Đường Thác không động đậy, cậu cứ rúc ở đó, song lại chớp mắt một cái.
Đường Tự hơi nghiêng người về phía trước, anh vươn tay ra với Đường Thác: “Qua đây, để tôi xem vết thương của em.”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất