Xoay Người Sống Tốt Trong Văn Niên Đại
Chương 32: 29.
Cô nhớ hôm qua lúc về nhà, cô có mang theo một cai túi xách về có một chiếc túi, Nghiêm Lỗi cuộn nó trong tay rồi mang về giúp cô. Cô lục thử trong túi xách, quả nhiên đã tìm được ví tiền của mình.
Kiều Vi mở ra xem, bên trong có hai đồng bảy mao tiền và một ít tiền xu nữa.
Mặc dù biết ở thời đại này, số lượng và giá trị của tiền không hề giống với đời sau, nhưng ra cửa mà chỉ mang có hai, ba đồng như vậy, vẫn khiến Kiều Vi cảm thấy rất không quen.
Kiểm tra một chút thông tin trong đầu, cô bước đến phòng làm việc ở bên ngoài phòng ngủ rồi mở ngăn kéo ra.
Trên trong ngăn kéo rất bừa bộn, một đám thư từ đã mở ra những chỉ gấp lại qua loa rồi ném vào lại vào bên trong.
Kiều Vi dừng lại một chút, đồ ăn trong nhà ăn được phục vụ theo giờ giấc cố định, trước mắt cô không cần phải lo đến chuyện này. Gạt đi đống thư từ lộn xộn bên trên, cô mới từ trong ngăn kéo lấy ra một hộp bánh quy bằng thiếc, khi mở ra, quả nhiên là tiền và tem phiếu của nhà bọn họ đều được để bên trong.
Nghiêm Lỗi hàng tháng đều sẽ đưa sinh hoạt phí cho trong nhà sử dụng, anh vẫn luôn đặt hết vào trong cái hộp này, để khi cần thì cứ lấy dùng cho tiện.
Có đủ loại mệnh giá tiền ở trong đó, Kiều Vi lấy một tờ mười đồng, hai tờ năm đồng, lại cầm thêm vài tờ một đồng và một ít tiền xu, gấp lại rồi bỏ vào trong ví.
Chỉ có tiền thôi thì chưa đủ, đây là thời đại kinh tế bao cấp cơ mà.
Kiều Vi nhìn số tem phiếu trong hộp, lại nhớ tới lời nhắc nhở của Nghiêm Lỗi, trước tiên phải sử dụng những tem phiếu có hạn dùng gần nhất cái đã. Cô lại nhét đủ loại tem phiếu vào trong ví mình rồi nói: "Đi thôi."
Nghiêm Tương mặc một cái áo sơ mi và quần short. Thay vì nói là quần áo trẻ em thì có thể xem nó như là phiên bản thu nhỏ của quần áo người lớn. Trông cậu nhóc chẳng khác gì một cán bộ kỳ cựu, vô cùng đáng yêu.
Kiều Vi xách một chiếc làn đan bằng nhựa, nắm bàn tay nhỏ của Nghiêm Tương, hai mẹ con vui vẻ ra ngoài.
“Mẹ ơi, mẹ ơi, con muốn ăn hoành thánh.” Trong mắt Nghiêm Tương tràn đầy mong đợi.
Không giống như cậu bé ít nói được nhắc đến trong nguyên tác, cậu nhóc này nắm lấy tay mẹ mình, cái gì cũng dám nói, còn biết đưa ra yêu cầu hay là làm nũng nữa chứ.
"Được, chúng ta đi ăn hoành thánh nào." Kiều Vi đồng ý luôn.
Nghe thấy mẹ cứ thế mà đồng ý luôn, trong mắt cậu nhóc tràn ngập niềm vui.
"Đi thôi mẹ! Đi ăn hoành thánh!"
*
Dọc đường đi, quan sát mọi người xung quanh, Kiều Vi mới hiểu rõ tại sao khi cô nói về chuyện quần áo, Nghiêm Lỗi lại có thái độ cổ quái với cô như vậy.
Chất liệu vải rũ không chỉ hiếm mà còn là một mặt hàng xa xỉ. Hơn nữa, khi cô ở tỉnh thành thì không thấy quá rõ, nhưng sau khi trở về thị trấn, còn có rất nhiều người thậm chí vẫn đang mặc quần áo từ vải dệt thủ công. Thậm chí trên quần áo của họ còn có cả mấy miếng vá nữa.
Kiều Vi cũng nhìn thấy rất nhiều phụ nữ trung tuổi, lớn tuổi vẫn mặc những chiếc áo khâm vạt xéo kiểu cổ xưa.
Chẳng trách nguyên chủ không thích nơi này, sự khác biệt giữa thị trấn và vùng thôn quê thật sự không quá lớn, mà điều nguyên chủ ao ước lại là những thành phố rộng lớn có nhiều người nước ngoài sinh sống mà bà ngoại cô ấy – một vị tiểu thư gặp nạn, đã từng miêu tả cho cô ấy nghe.
Dưới góc nhìn của một người hiện đại như Kiều Vi, điều này cũng không sai.
Nhưng nó thực sự không phù hợp với thời đại này, khiến cuộc sống và hôn nhân của nguyên chủ trở nên khốn khổ bế tắc.
Hy vọng kiếp sau, cô ấy có thể được sinh ra trong thời đại phù hợp với mình.
Nhà ăn ở khu tập thể có người, nhưng cũng không quá đông đúc, có lẽ do hôm nay Kiều Vi thức dậy khá muộn, hầu hết mọi người đều đã ăn sáng cả rồi.
Kiều Vi đi tới quầy thanh toán, gọi hai chén hoành thánh và hai cái bánh quẩy. Hoành thánh một mao một chén, còn bánh quẩy có giá 3 xu cái. Nhưng phải đưa thêm phiếu gạo và phiếu thịt nữa.
Bàn tay đang mở ví của Kiều Vi hơi khựng lại, như vậy tính ra, hai ba mươi đồng trong ví tiền này của cô tương đương với hơn ngàn tệ ở tương lai nhỉ. Lúc này, cuối cùng cô mới bắt đầu nhận thức được về giá trị của đồng tiền ở nơi này, mới có cảm giác chân thực.
Điểm khác biệt so với tương lai chính là còn phải dùng thêm tem phiếu nữa. Kiều Vi cũng không biết nên đưa nhiều ít bao nhiêu, cô thử đặt lên quầy hai, ba tờ. Cô gái thu tiền nhìn cô bằng ánh mắt kỳ lạ rồi từ trong đó lấy đi hai tờ.
Kiều Vi mở ra xem, bên trong có hai đồng bảy mao tiền và một ít tiền xu nữa.
Mặc dù biết ở thời đại này, số lượng và giá trị của tiền không hề giống với đời sau, nhưng ra cửa mà chỉ mang có hai, ba đồng như vậy, vẫn khiến Kiều Vi cảm thấy rất không quen.
Kiểm tra một chút thông tin trong đầu, cô bước đến phòng làm việc ở bên ngoài phòng ngủ rồi mở ngăn kéo ra.
Trên trong ngăn kéo rất bừa bộn, một đám thư từ đã mở ra những chỉ gấp lại qua loa rồi ném vào lại vào bên trong.
Kiều Vi dừng lại một chút, đồ ăn trong nhà ăn được phục vụ theo giờ giấc cố định, trước mắt cô không cần phải lo đến chuyện này. Gạt đi đống thư từ lộn xộn bên trên, cô mới từ trong ngăn kéo lấy ra một hộp bánh quy bằng thiếc, khi mở ra, quả nhiên là tiền và tem phiếu của nhà bọn họ đều được để bên trong.
Nghiêm Lỗi hàng tháng đều sẽ đưa sinh hoạt phí cho trong nhà sử dụng, anh vẫn luôn đặt hết vào trong cái hộp này, để khi cần thì cứ lấy dùng cho tiện.
Có đủ loại mệnh giá tiền ở trong đó, Kiều Vi lấy một tờ mười đồng, hai tờ năm đồng, lại cầm thêm vài tờ một đồng và một ít tiền xu, gấp lại rồi bỏ vào trong ví.
Chỉ có tiền thôi thì chưa đủ, đây là thời đại kinh tế bao cấp cơ mà.
Kiều Vi nhìn số tem phiếu trong hộp, lại nhớ tới lời nhắc nhở của Nghiêm Lỗi, trước tiên phải sử dụng những tem phiếu có hạn dùng gần nhất cái đã. Cô lại nhét đủ loại tem phiếu vào trong ví mình rồi nói: "Đi thôi."
Nghiêm Tương mặc một cái áo sơ mi và quần short. Thay vì nói là quần áo trẻ em thì có thể xem nó như là phiên bản thu nhỏ của quần áo người lớn. Trông cậu nhóc chẳng khác gì một cán bộ kỳ cựu, vô cùng đáng yêu.
Kiều Vi xách một chiếc làn đan bằng nhựa, nắm bàn tay nhỏ của Nghiêm Tương, hai mẹ con vui vẻ ra ngoài.
“Mẹ ơi, mẹ ơi, con muốn ăn hoành thánh.” Trong mắt Nghiêm Tương tràn đầy mong đợi.
Không giống như cậu bé ít nói được nhắc đến trong nguyên tác, cậu nhóc này nắm lấy tay mẹ mình, cái gì cũng dám nói, còn biết đưa ra yêu cầu hay là làm nũng nữa chứ.
"Được, chúng ta đi ăn hoành thánh nào." Kiều Vi đồng ý luôn.
Nghe thấy mẹ cứ thế mà đồng ý luôn, trong mắt cậu nhóc tràn ngập niềm vui.
"Đi thôi mẹ! Đi ăn hoành thánh!"
*
Dọc đường đi, quan sát mọi người xung quanh, Kiều Vi mới hiểu rõ tại sao khi cô nói về chuyện quần áo, Nghiêm Lỗi lại có thái độ cổ quái với cô như vậy.
Chất liệu vải rũ không chỉ hiếm mà còn là một mặt hàng xa xỉ. Hơn nữa, khi cô ở tỉnh thành thì không thấy quá rõ, nhưng sau khi trở về thị trấn, còn có rất nhiều người thậm chí vẫn đang mặc quần áo từ vải dệt thủ công. Thậm chí trên quần áo của họ còn có cả mấy miếng vá nữa.
Kiều Vi cũng nhìn thấy rất nhiều phụ nữ trung tuổi, lớn tuổi vẫn mặc những chiếc áo khâm vạt xéo kiểu cổ xưa.
Chẳng trách nguyên chủ không thích nơi này, sự khác biệt giữa thị trấn và vùng thôn quê thật sự không quá lớn, mà điều nguyên chủ ao ước lại là những thành phố rộng lớn có nhiều người nước ngoài sinh sống mà bà ngoại cô ấy – một vị tiểu thư gặp nạn, đã từng miêu tả cho cô ấy nghe.
Dưới góc nhìn của một người hiện đại như Kiều Vi, điều này cũng không sai.
Nhưng nó thực sự không phù hợp với thời đại này, khiến cuộc sống và hôn nhân của nguyên chủ trở nên khốn khổ bế tắc.
Hy vọng kiếp sau, cô ấy có thể được sinh ra trong thời đại phù hợp với mình.
Nhà ăn ở khu tập thể có người, nhưng cũng không quá đông đúc, có lẽ do hôm nay Kiều Vi thức dậy khá muộn, hầu hết mọi người đều đã ăn sáng cả rồi.
Kiều Vi đi tới quầy thanh toán, gọi hai chén hoành thánh và hai cái bánh quẩy. Hoành thánh một mao một chén, còn bánh quẩy có giá 3 xu cái. Nhưng phải đưa thêm phiếu gạo và phiếu thịt nữa.
Bàn tay đang mở ví của Kiều Vi hơi khựng lại, như vậy tính ra, hai ba mươi đồng trong ví tiền này của cô tương đương với hơn ngàn tệ ở tương lai nhỉ. Lúc này, cuối cùng cô mới bắt đầu nhận thức được về giá trị của đồng tiền ở nơi này, mới có cảm giác chân thực.
Điểm khác biệt so với tương lai chính là còn phải dùng thêm tem phiếu nữa. Kiều Vi cũng không biết nên đưa nhiều ít bao nhiêu, cô thử đặt lên quầy hai, ba tờ. Cô gái thu tiền nhìn cô bằng ánh mắt kỳ lạ rồi từ trong đó lấy đi hai tờ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen – Đọc truyện chữ Online đầy đủ nhất